26 tháng 11, 2013

Lược-sử Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức


Ex-Col. Hà-Mai-Việt biên-soạn
alt
Lời nói đầu
Trong hoàn-cảnh hiện-tại, phải thành-thật mà nói, ít ai có đủ tài-liệu tham-khảo để có thể hoàn-thành một bài viết về lịch-sử của một quân-trường hay một đơn-vị trong Quân-lực VNCH một cách đầy-đủ và chính-xác.
Bởi vậy cho nên ngoài việc phỏng-vấn các cựu sinh-viên Sĩ-quan Trừ-bị (SQTB) mà tôi có dịp gặp để đối-chiếu và sưu-tầm tin-tức, tôi đã góp-nhặt được một số tài-liệu tương-đối có căn-bản, liên-quan tới những nét chính của Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc đào-tạo cán-bộ chỉ-huy mà điển-hình là việc đào-tạo sinh-viên Sĩ-quan trừ-bị, từ khóa 1 đến khóa 5, là khóa chót của giai-đoạn này.

Ngoài ra để người đọc có thể biết qua về hoàn-cảnh và sinh-hoạt của quân-trường sau khi quân-đội viễn-chinh Pháp bàn-giao lại cho quân-đội quốc-gia VN, tôi cũng ghi chép vài nét đại-cương về những khóa kế tiếp, từ khóa 6 đến khóa 3/1974, để các cựu SVSQTB có dịp bổ-khuyết hay viết-thêm cho đầy đủ hơn, hầu góp phần vào pho quân-sử QLVNCH.

Hình ảnh Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức
Huy hiệu của Trường Bộ Binh Thủ Đức
alt
Quân Phục Đại Lễ cho Khóa 1 đến Khóa 23
alt
Quân Phục Đại Lễ cho Khóa 24 đến Khóa năm 1975
alt
Rước Quốc-Quân kỳ
alt
Quỳ xuống các Sinh Viên Sĩ Quan !
alt
Biến-cố sau Đệ Nhị Thế-chiến
Vào lúc 21 giờ đêm ngày 9-3-1945, tại Việt-Nam, đặc-sứ Nhật-Bản Matsumoto, đã thực-hiện cuộc đảo-chính loại quân Pháp khỏi Việt-Nam. Quân Pháp tuy có kháng-cự nhưng cuối cùng cũng phải đầu-hàng. Ông Decoux, Toàn-quyền Pháp tại Đông-Dương, bị bắt. Sáng hôm sau, ngày 10-3-1945, đại-sứ Yokohama đã đến điện Kiến-Trung yết-kiến vua Bảo-Đại và tuyên-bố trao-trả độc-lập cho Việt-Nam. Nhưng biến-cố này trên thực-tế chỉ là một cuộc “đổi chủ” giữa thực-dân Pháp và phát-xít Nhật mà thôi.
Hai ngày sau khi Nhật đầu-hàng (17-8-1945), tướng de Gaule đề-cử thủy-sư đô-đốc Thierry d’Argenlieu làm Cao-ủy Đông-Dương và tướng Leclerc giữ chức Tổng-tư-lệnh Quân-đội Viễn-chinh Pháp. Nhiệm-vụ của hai ông là tái-lập chủ-quyền của Pháp trên toàn lãnh-thổ Đông-Dương gồm Việt, Miên và Lào.
Với sự giúp đỡ của quân-đội Anh, ngày 11-9-1945, 300 quân-nhân Pháp được đổ-bộ xuống phi-trường Tân-Sơn-Nhứt lập đầu cầu. Sáu tháng sau, Pháp đã kiểm-soát tổng-quát được phần đất ở Nam vĩ-tuyến thứ 16. Đầu tháng 3-1946, tướng Leclerc cho quân đổ-bộ lên Hải-Phòng và chuyển quân về Hà-Nội sau khi ông Sainteny ký hiệp-định sơ-bộ với hai ông Hồ-Chí-Minh và Vũ-Hồng-Khanh.
Trong vòng 9 tháng, kể từ tháng 10-1945 đến tháng 6-1946, đoàn-quân viễn-chinh Pháp đã lấy lại ưu-thế tại Đông-Dương. Vấn-đề an-ninh và chủ-quyền của Pháp đã được tái-lập trên những vùng của dân-tộc thiểu-số. Pháp đã kiểm-soát được những địa-điểm trọng-yếu như Đà-Nẵng, Huế, Hải-Phòng, Hà-Nội, Hải-Dương, Nam-Định, Phủ Lạng-Thương, Hòn-Gay, Cẩm-Phả, Lạng-Sơn, Cảng Vallut và đảo Cô-Tô tại vịnh Hạ-Long. Nhưng tất cả các đồn-binh tại những nơi này hầu như bị cầm tù, không thể ra ngoài được.
Mối giao-hảo Việt-Pháp ngày càng rạn nứt bởi các phong-trào chống thực-dân Pháp, vụ quân Việt-Minh tấn-công đoàn xe của Pháp chạy ngang qua Bắc-Ninh để tới Phủ Lạng-Thương, nhất là sau vụ nổ súng giữa các đơn-vị Pháp và Việt tại hải-cảng Hải-Phòng vào ngày 20-10-1946, khiến Pháp đã chiếm trọn Hải-Phòng. Do đó, tình-hình trên toàn cõi Bắc-Việt mỗi ngày một trở nên căng-thẳng và cuộc chiến-tranh toàn-quốc giữa Việt-Minh và quân-đội viễn-chinh Pháp bùng nổ vào
ngày 19-12-1946.
alt
Sau khi các cuộc điều-đình với Việt-Minh tại hội-nghị Dalat vào ngày 17-4-1946 và hội-nghị Fontainebleau vào ngày 6-7-1946 bị bế-tắc, Pháp bèn quay sang giải-pháp tiếp-súc với cựu-hoàng Bảo-Đại tại Hồng-Kông. Kết-quả là Cựu-hoàng chấp-nhận thương-thuyết với Pháp. Do đó, hiệp-định Hạ-Long đã được ký vào ngày 5-6-1948 giữa Bollaert và cựu Hoàng trên tàu Duguay Trouin. Trong bản hiệp-định này, Pháp công-nhận Việt-Nam là một nước độc-lập và Pháp để Việt-Nam tự-do thực-hiện lấy sự thống-nhất của mình, nhưng ngược lại, Việt-Nam tuyên-bố gia-nhập Liên-hiệp Pháp.
Tuy-nhiên, hiệp-định Hạ-Long chỉ là bước đầu để tiến tới một thỏa-hiệp chính-thức với chính-phủ Pháp. Và mãi đến ngày 8-3-1949, hiệp-định Elysée mới được ký-kết giữa tổng-thống Pháp Vincent Auriol và cựu-hoàng Bảo-Đại. Nhờ có hiệp-định này, “Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam” mới được chính-thức bắt đầu thành-lập.
Mặc dầu thỏa-ước Elysée ký-kết vào ngày 8-3-1949, nhưng mãi tới ngày 1-5-1950, quốc-hội Pháp mới chấp-thuận cho Việt-Nam được thành-lập quân-đội theo đề-nghị của thủ-tướng Pháp. Cũng trong ngày này, tại Việt-Nam, thủ-tướng Trần-Văn-Hữu tuyên bố thành-lập Quân-đội Quốc-gia chống Cộng gồm 60,000 người, một nửa là chính-quy và một nửa là phụ-lực quân.
Diễn-tiến đào-tạo Sĩ-quan Cán-bộ
Do sáng-kiến của Tổng-Trấn Trung-phần Phan-Văn-Giáo, hàm trung-tướng, trường Sĩ-quan Hiện-dịch đầu tiên được chính-thức thành-lập tại Huế vào ngày 1-12-1948 để rèn-luyện các cấp chỉ-huy cho quân-đội của ông. Nhưng người Pháp không đồng-ý như vậy, họ muốn trường này cũng đào-tạo sĩ-quan trung-đội-trưởng và huấn-luyện-viên cho cả quân-đội Quốc-gia Việt-Nam, cũng nhờ vậy mà sau này Quân-đội Quốc-gia có trên 100 sĩ-quan xuất-thân từ trường Sĩ-quan Huế, trong đó có trung-tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, tổng-thống đệ-nhị Cộng-hòa và trung-tướng Đặng-Văn-Quang, cố-vấn của tổng-thống Thiệu.
Gần hai năm sau, ngày 15-9-1950, các trường Võ-bị địa-phương Nam-Định (Bắc-Việt), Huế (Trung-Việt) và Trung-Chánh (Nam-Việt) được thành-lập để đào-tạo cán-bộ cho các đơn-vị bộ-binh thuộc mỗi miền.
Khi trường Hạ-sĩ-quan ra đời tại Huế, quốc-trưởng Bảo-Đại có ý-kiến chuyển trường Sĩ-quan Huế về Đà-Lạt và cải danh trường này thành trường Võ-bị Liên-quân Đà-Lạt. Ngày 1-10-1950, trường tiếp-tục huấn-luyện khóa 3 Sĩ-quan hiện-dịch tại Đà-Lạt nhằm đào-tạo sĩ-quan trung-đội trưởng. Đây là khóa sĩ-quan tình-nguyện đầu tiên được huấn-luyện tại Đà-Lạt, thời-gian thụ-huấn là 6 tháng.
alt
Song-song với trường Võ-bị Liên-quân Đà-Lạt, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức cũng bắt đầu hình-thành vào ngày 1-10-1950. Nhưng vì dự-án xây-cất trường ốc trên đồi Tăng-Nhơn-Phú chưa hoàn-tất nên khóa 1 Sĩ-quan trừ-bị đã được khai-giảng vào ngày 1-10-1951 tại hai địa-điểm ở Bắc và Nam-Việt, đó là Nam-Định và Thủ-Đức.
Mãi đến ngày 5-5-1951, bộ Quốc-phòng mới thật-sự được thành-lập bằng những cơ-cấu tiên-khởi đã được phác-họa và tạm sắp-xếp từ thời chính-phủ Trung-ương Lâm-thời Nguyễn-Văn-Xuân.
Vào tháng 7-1951, guồng máy chiến-tranh chuyển-động mạnh và lan-rộng khắp mọi nơi. Để đối-phó với tình-trạng khẩn-trương này, quốc-trưởng Bảo-Đại ký dụ số 12 ngày 15-7-1951 ban-hành lệnh động-viên (Service militaire obligatoire).
Việc động-viên thành-phần sĩ-quan nhắm vào tư-nhân, công tư-chức, học-sinh, sinh-viên có bằng-cấp văn-hóa từ trung-học đệ nhất-cấp hoặïc tương-đương trở lên. Trong đợt động-viên đầu tiên, vào năm 1951, có nhiều sinh-viên sĩ-quan đã đậu bằng tú-tài hay cử-nhân, đặc-biệt tại trường Sĩ-quan Nam-Định có 197 SVSQ (55.33%) trong số 356 SVSQ có bằng tú-tài trở lên, riêng SVSQ Nguyễn-Phú-Đức đã có bằng tiến-sĩ luật-khoa.
Khóa Sĩ-quan Trừ-bị đầu tiên đã được tổ-chức tại Thủ-Đức và Nam-Định vào tháng 10-1951. Chương-trình huấn-luyện Sĩ-quan trừ-bị cũng tương-tự như chương-trình đào-tạo các sĩ-quan hiện-dịch. Thời-gian huấn-luyện dài khoảng 6 tháng, không kể thời-gian thực-tập.
Vấn-đề động-viên sĩ-quan lúc đầu cũng gặp một vài trở-ngại như tại Nam-Định có một số khóa-sinh, sau khi hết phép vào dịp Tết Nguyên-đán, đã trở về đơn-vị trễ hay bỏ học, không trở lại trường. Vì vậy cho nên có một số SVSQ trong trường-hợp nói trên đã bị bắt giữ, nhưng sau lại được thả ra và đưa vào Thủ-Đức tiếp-tục học khóa 1 hay được phép thi vào trường Võ-bị Đà-Lạt. Tại Thủ-Đức, trong thời-gian khai-giảng khóa 2, có một số SVSQ tuyệt-thực nhưng đã được ban giám-đốc giải-quyết êm đẹp.
Để có đủ quân-số khẩn thành lập các đơn-vị khinh-quân thay-thế quân Pháp rút khỏi các đồn-bót, lệnh tổng-động-viên đã được ban-hành vào ngày 1-4-1953. Theo kế-hoạch dự-trù thì việc động-viên được chia làm 4 đợt, mỗi đợt 10,000 người trong tháng, kể từ tháng 7-1953. Các thành-phần trước đây đã phục-vụ trong quân-ngũ, nay cũng bị tái-ngũ. Ngoài ra, 60,000 thanh-niên Việt-Nam cũng được lệnh nhập-ngũ để thụ-huấn hai tháng về căn-bản quân-sự, sau khi mãn-khóa, họ được trở về với gia-đình để chờ lệnh. Sự thực thì vấn-đề động-viên binh-sĩ lúc bấy giờ chỉ là một nhu-cầu chính-trị. Tính đến cuối năm 1953, quân-đội quốc-gia gồm có 198,000 người, trong đó 151,000 (76.27%) là chính-quy và 47,000 (23.73%) là phụ-lực-quân.
alt
Nhằm tăng-cường cho biện-pháp động-viên, ngày 12-4-1954, thủ-tướng Bửu-Lộc đã quyết-định động-viên tập-thể mọi thanh-niên sinh từ 1-1-1929 đến 31-12-1933. Hầu hết số người trong hạng tuổi này, khoảng 1,250 người đủ điều-kiện học-vấn, đã trình-diện các bộ tư-lệnh quân-khu để theo học khóa 5 Sĩ-quan Trừ-bị khai-giảng vào ngày 15-6-1954 tại Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức. Vì trường Thủ-Đức không đủ chỗ nên số sinh-viên thặng-dư, khoảng 250 người, được gửi lên học tại Đà-Lạt, nhưng vẫn giữ nguyên tình-trạng trừ-bị. Đến ngày mãn-khóa, các sĩ-quan tốt-nghiệp ở Đà-Lạt lại trở về Thủ-Đức để dự lễ tuyên-thệ cùng với các bạn đồng-khóa tại Sài-Gòn.
Ngày 12-8-1954, dụ số 12 ký ngày 15-7-1951 và các nghị-định liên-quan đến dụ trên đều tạm đình-chỉ cho đến khi có lệnh mới. Lệnh động-viên được tạm ngưng nhưng các quân-nhân trừ-bị vẫn được lưu-giữ.
Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức

Theo kế-hoạch huấn-luyện của bộ Quốc-phòng thì trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức (Ecole d’Officiers de Reserve) được thành-lập để đào-tạo sĩ-quan trừ-bị (SQTB) hầu kịp thời cung-ứng cấp chỉ-huy cho quân-đội Quốc-gia trong thời-gian có chiến-tranh. Sinh-viên Sĩ-quan là những người đến hạn tuổi luật-định, hội đủ điều-kiện sức-khỏe và có học-vấn, từ bằng trung-học trở lên, được động-viên tập-thể. Sau khi tốt-nghiệp, tân sĩ-quan có đủ khả-năng để chỉ-huy một trung-đội bộ-binh hay một đơn-vị tương-đương thuộc binh-chủng hay binh-sở chuyên-môn mà họ đã được chọn lựa.
Trong khoảng thời-gian từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 1 năm 1955, dưới sự bảo-trợ của Quân-đội Viễn-chinh Pháp tại Đông-Dương, sau hơn 3 năm, quân-đội Quốc-gia Việt-Nam đã đào-tạo được 6 khoá Sĩ-quan Trừ-bị: 5 khóa chính và 1 khóa phụ. Khi ra trường các tân sĩ-quan được mang cấp-bậc thiếu-úy trừ-bị (TB).
Tổng-số sĩ-quan tốt-nghiệp, trong giai-đoạn nói trên, khoảng hơn 5,000 người. Các tân thiếu-úy ngay sau khi ra trường phần lớn được lần-lượt bổ-nhiệm về các đơn-vị tác chiến để thay-thế sĩ-quan người Pháp đang chỉ-huy những đơn-vị được thành-lập sau khi Pháp trở lại Việt-Nam hay bổ-xung cho các đơn-vị tân-lập của quân-đội Quốc-gia Việt-Nam. Những sĩ-quan này là cán-bộ nòng-cốt của Quân-đội Quốc-gia VN thời bấy giờ, cũng như của quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa sau này. Điển-hình là một số lớn sĩ-quan cấp-tướng đảm-nhiệm vai-trò lãnh-đạo hay chỉ-huy các đại đơn-vị trong thời đệ nhất và đệ-nhị Cộng-Hòa đều xuất-thân từ các khóa Sĩ-quan trừ-bị trong đợt đầu. Theo Niên-giám Sĩ-quan Chủ-lực-quân VNCH, tính đến ngày 31-1-1971, tổng-số tướng-lãnh của quân-lực là 63 người, trong đó có: 14 vị xuất-thân trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức và Nam-Định, thuộc các khóa 1, 2, 3 và 4, đạt tỷ-lệ 22%. 18 vị xuất-thân trường Võ-bị Quốc-gia, đạt tỷ-lệ 28%. Số 50% còn lại xuất-thân từ các quân-trường khác như trường Sĩ-quan Huế (10), Sĩ-quan Tông (3), Sĩ-quan Nước Ngọt (2), Võ-bị Vũng Tàu (2), Võ-bị Địa-phương Phú-Bài (1), Sĩ-quan Hải-quân (3), vv . . .
alt
Thời-gian huấn-luyện SQTB
Thời-gian huấn-luyện tại quân trrường cho mỗi khóa-học trung-bình từø 6 đến 9 tháng tùy theo tình-hình chiến-sự. Chương-trình huấn-luyện được chia làm hai giai-đoạn như sau:
Giai-đoạn 1: huấn-luyện phần căn-bản quân-sự, bộ-binh thuần-túy, từ cá-nhân đến cấp tiểu-đội. Thời-gian là 8 tuần-lễ dành cho các khóa dài 6 tháng, và 9 hay 10 tuần cho các khóa dài 9 tháng.
Giai-đoạn 2: huấn-luyện về Bộ-binh đến cấp trung-đội dành cho sinh-viên sĩ-quan học về Bộ-binh hay các ngành chuyên-môn dành cho SVSQ được tuyển-chọn vào các binh-chủng khác như Thiết-giáp, Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin vv. . .
Trước năm 1955, sau khi tốt-nghiệp tại Thủ-Đức, tân sĩ-quan được gửi đi học bổ-túc tại các quân-trường chuyên-môn của Liên-hiệp Pháp. Riêng các tân sĩ-quan thuần-túy bộ-binh sau khi tốt-nghiệp được phân-phối thẳng về những đơn-vị đang thiếu hụt quân-số.
Dưới thời đệ-nhị Cộng-Hòa, trước hay sau ngày mãn-khoá, các tân sĩ-quan còn được thực-tập trong vòng một hoặc hai tháng tại vùng lân-cận thủ-đô Sài-Gòn hay các vùng sôi đậu. Điển-hình là Khoá 23 SQTB Thủ-Đức thực-tập bình-định với khoá Biệt-Chính, cũng như khoá 1/72 Sĩ-quan Nha-Trang, trước ngày mãn-khóa, cũng công-tác tại Qui-Nhơn gần 2 tháng.
Sau cuộc tổng công-kích của Cộng-Sản Bắc-Việt vào dịp Tết Mậu-Thân, năm 1968, sắc-lệnh tổng-động-viên ra đời, thanh-niên tuổi từ 18 đến 43, có bằng tú-tài 1 trở lên đều phải nhập-ngũ. Để có đủ cán-bộ chỉ-huy các đơn-vị tân-lập theo kế-hoạch bành-trướng quân-lực và nhất là để đáp-ứng nhu-cầu đòi hỏi của chiến-trường, kể từ khóa 1/68, chương-trình huấn luyện, địa-điểm và thời-gian học tập cũng được sửa đổi cho phù-hợp với tình-hình.
alt
Theo thông-lệ, trường Bộ-binh Thủ-Đức hàng năm đào tạo trung-bình từ 2 đến 4 khóa sĩ-quan trừ-bị tùy theo nhu-cầu. Nhưng vào đầu năm 1968, sau biến-cố Tết Mậu-Thân, vì nhu cầu quốc-phòng vượt quá khả-năng huấn-luyện của trường Bộï-binh Thủ-Đức nên trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế, Nha-Trang đã phải gánh vác thêm việc huấn-luyện Sĩ-quan trừ-bị. Mở đầu cho giai-đoạn này trường Đồng-Đế tiếp-nhận khóa 1/68 và 2/68. Đây là hai khóa sĩ-quan trừ-bị đầu tiên được huấn-luyện tại Nha-Trang. Thời-gian huấn-luyện được rút xuống còn 6 tháng thay vì 9 tháng.
Kể từ tháng 1-1968 đến tháng 12 năm 1972, tất cả sĩ-quan trừ-bị được huấn-luyện tại trường Bộ-binh Thủ-Đức hay trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế, Nha-Trang. Sau khi trình-diện trung-tâm tuyển-mộ và nhập-ngũ địa-phương, các SVSQ TB được đưa thẳng đến trung-tâm huấn-luyện Quang-Trung để theo học khóa Dự-bị Sĩ-quan, thời-gian thụ-huấn là 9 tuần-lễ. Khóa-sinh tốt-nghiệp được phân-phối về một trong hai trường Thủ-Đức hay Nha-Trang để tiếp-tục học giai-đoạn 2 trong vòng 3 tháng rưỡi.
Các Khóa SQTB do quân-đội Pháp đảm-trách
Khóa 1 Lê-Văn-Duyệt (Thủ-Đức) và Lê-Lợi (Nam-Định):
Để đáp-ứng nhu-cầu cán-bộ chỉ-huy các đơn-vị tân-lập cho kế-hoạch bình-định lãnh-thổ và để thay thế các sĩ-quan Pháp hiện đang chỉ-huy đơn-vị Việt-Nam, trường Sĩ-quan Trừ-bị (SQTB) được thành-lập vào khoảng đầu năm 1951 và khởi-sự huấn-luyện từ tháng 10-1951.
Trong giai-đoạn đầu, vì lý-do cơ-sở chưa sẵn-sàng nên khóa 1 SQTB được tổ-chức huấn-luyện tại hai địa-điểm khác nhau. Trường SQTB Thủ-Đức huấn-luyện SVSQ trình-diện nhập-ngũ thuộc các tỉnh từ Huế trở vào Nam. Trường SQTB Nam-Định huấn-luyện SVSQ thuộc các tỉnh từ Quảng-Trị ra Bắc. Tại Thủ-Đức, trường tạm dựng những dẫy nhà mái lá, vách phên tre làm chỗ cho sinh-viên sĩ-quan tạm-trú. Tại Nam-Định, trường Sĩ-quan Trừ-bị xử-dụng một số phòng-ốc trong Camp Carreau làm nơi huấn-luyện. Camp Carreau là một căn-cứ quân-sự của bộ chỉ-huy Quân-đội Viễn-chinh Pháp tại miền Nam, nằm trong khuôn-viên nhà máy sợi Nam-Định. Nơi này sau được bàn-giao lại cho trường Võ-bị Nam-Định vào khoảng cuối năm 1952.
alt
Khóa 1 SQTB khai-giảng vào ngày 16-10-1951. Tại Nam-Định, sĩ-số là 356 SVSQ, mãn-khóa vào ngày 1-6-1952, được đặt tên là Khóa Lê-Lợi. Tại Thủ-Đức, sĩ-số khoảng 250 SVSQ, mãn-khóa vào ngày 31-5-1952, được đặt tên là khóa Lê-Văn-Duyệt.
Vào tháng 1-1952, khi khóa học bước sang giai-đoạn 2, trường SQTB Thủ-Đức hình-thành một đại-đội SVSQ Kỹ-thuật gồm các trung-đội Công-binh, Truyền-tin và Pháo-binh. Các SVSQ thuộc đại-đội này là những người trong số hơn 600 SVSQ Nam-Định và Thủ-Đức được tuyển chọn trên căn-bản học-lực.
Tổng-cộng cả hai khóa Lê-Lợi và Lê-Văn-Duyệt có 580 tân sĩ-quan gồm 495 thiếu-úy và 85 chuẩn-úy. Thủ-khoa khóa Lê-Lợi là thiếu-úy Nguyễn-Duy-Hinh và thủ-khoa khóa Lê-Văn-Duyệt là thiếu-úy Phạm-Kim-Quy. Cấp-hiệu thiếu-úy, dập theo cấp-bậc của quân-đội Pháp, là một gạch vàng hay trắng bằng kim tuyến, nằm trên hai cầu vai. “Lon” mầu trắng dành cho các sĩ-quan thuộc binh-chủng Thiết-giáp, Quân-cụ và Thông-vận-binh. Cấp-hiệu mầu vàng dành cho bộ-binh và các binh chủng khác.
Tính đến đầu năm 1971, các sĩ-quan tốt-nghiệp Khóa 1 đã nắm giữ những chức-vụ quan-trọng gồm có các tướng Lê-Nguyên-Khang, Nguyễn-Bảo-Trị, Nguyễn-Cao-Kỳ, Nguyễn-Chấn, Nguyễn-Duy-Hinh tốt-nghiệp tại Nam-Định và các tướng Nguyễn-Đức-Thắng, Đồng-Văn-Khuyên, Nguyễn-Ngọc-Loan, Trần-Văn-Minh, Võ-Xuân-Lành, Phan-Đình-Soạn, tốt-nghiệp tại Thủ-Đức. Đến cuối năm 1972 và sau này, quân-lực lại có thêm các chuẩn-tướng Phạm-hữu-Nhơn, Đặng-Đình-Linh, Đặng-Cao-Thăng, Nguyễn-Văn-Lượng, Nguyễn-Hữu-Tần, Nguyễn-Đức-Khánh và Vũ-Đức-Nhuận từ trường Nam-Định và các chuẩn-tướng Nguyễn-Khắc-Bình, Phạm-Ngọc-Sang, Phan-Phụng-Tiên và Huỳnh-Bá-Tính từ trường Thủ-Đức.
Trong suốt cuộc chiến, quân-lực VNCH có 23 tướng-lãnh xuất-thân từ khóa 1 Thủ-Đức và Nam-Định, nhưng đặc-biệt nhất là thiếu-tướng Nguyễn-Cao-Kỳ, người đã giữ những chức-vụ quan-trọng như Tư-lệnh Không-quân VN, Chủ-tịch ủy-ban Hành-pháp Trung-ương và Phó Tổng-thống VNCH.
Khóa 2 Phụng-Sự khai-giảng vào ngày 1-10-1952 và mãn-khóa vào ngày 1-4-1953. Thời-gian huấn-luyện là 6 tháng. Khóa này có khoảng 300 sinh-viên sĩ-quan, tổ-chức thành 14 trung-đội thuộc 5 đại-đội. Lễ mãn-khóa được tổ-chức tại Sài-gòn, thủ-khoa khóa 2 Phụng-sự là thiếu-úy Nguyễn-Thành-Huê.
Kể từ khóa 1 SQTB, tại Thủ-Đức ngoài việc đào-tạo các sĩ-quan Bộ-binh, còn có các lớp giảng dạy về ngành chuyên-môn như Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin. Kể từ khóa 2 trở về sau lại có thêm các lớp Thiết-giáp, Sĩ-quan Tình-báo và Quân-cụ.
Đặc-biệt chuẩn-tướng Nguyễn-Văn-Thiện, tư-lệnh Biệt-khu Quảng-Đà, nguyên chỉ-huy-trưởng Thiết-giáp-binh thời đệ-nhất cộng-hòa, là vị tướng độc-nhất của khóa 2 Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được vinh-thăng lên hàng tướng-lãnh, nhưng ông được ghi nhận mất-tích trong chuyến bay quân-sự từ Đà-Nẵng vào Sài-Gòn để tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu đích-thân gắn lon chuẩn-tướng cho ông tại dinh Độc-Lập.
Khóa 3 Đống-Đa khai-giảng vào tháng 5 và mãn-khóa vào tháng 12-1953. Tổng số sinh-viên sĩ-quan thụ-huấn là 700 người. Khóa 3 SQTB có hai sĩ-quan được vinh thăng lên hàng tướng-lãnh, đó là các tướng Nguyễn-Khoa Nam và Huỳnh-Văn-Lạc. Trong chức-vụ tư-lệnh Quân-đoàn 4 / Quân-khu IV, vào sáng ngày 1-5-1975, thiếu-tướng Nguyễn-Khoa-Nam đã tuẫn-tiết, không chịu đầu hàng, sau khi nhận thấy tình-thế đi đến chỗ tuyệt-vọng.
alt
Khóa 4 Cương-Quyết gồm 1,400 sinh-viên sĩ-quan, khai-giảng tại Thủ-Đức vào tháng 11-1953 và mãn khóa vào ngày 2-6-1954. Thời-gian huấn-luyện là 6 tháng. Đặc-biệt trong khóa này, sang giai-đoạn 2, ngoài việc huấn-luyện các ngành chuyên-môn như Quân-Cụ, Truyền-Tin, Pháo-Binh, Thiết-giáp, Công-Binh, Thông-Vận-Binh, nhà trường còn huấn-luyện thêm một trung-đội Nhảy Dù. Khóa 4 là khóa đã đào-tạo nhiều tướng trẻ nổi-danh trong đầu thập-niên 70 như các tướng Ngô-Quang-Trưởng, Bùi-Thế-Lân, Lê-Quang-Lưỡng, Nguyễn-Văn-Điềm và Hồ-Trung-Hậu.
Tới cuối năm 1953, việc đào-tạo sĩ-quan cán-bộ cho Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam có phần cấp-bách nên trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức đang với khả-năng thâu-nhâïn trung-bình là 500 khóa-sinh cho mỗi khóa, đã phải tăng lên đến 1,000 người. Mặc dầu sĩ-số thụ-huấn đã tăng lên gấp đôi nhưng trên thực-tế vẫn chưa thỏa-mãn được nhu-cầu động-viên tập-thể. Để tránh tình-trạng ứ-đọng, gây trở-ngại cho kế-hoạch động-viên, kể từ khóa 4 SQTB, bộ Tổng-tham-mưu quyết-định gửi thặng-số thanh-niên đến tuổi động-viên lên trường Võ-bị Đà-Lạt thụ-huấn nhưng được áp-dụng chương-trình huấn-luyện dành cho sĩ-quan trừ-bị. Sau khi tốt-nghiệp các tân sĩ-quan vẫn theo quy-chế của sĩ-quan trừ-bị. Sau này, sĩ-quan trừ-bị muốn sang hiện-dịch, các đương-sự phải nạp đơn xin, chuyển theo hệ-thống quân-giai, để bộ Tổng-tham-mưu quyết-định.
Khóa 4 phụ Cương-quyết có 850 SVSQ, chia làm hai toán, khai-giảng vào ngày 25-3-1954. Trường Thủ-Đức phụ-trách huấn-luyện 500 sinh-viên, số 350 sinh-viên còn lại được chuyển lên Đà-Lạt thụ-huấn nhưng đến ngày mãn-khóa, 1-10-1954, người ta ghi nhận chỉ còn lại 160 thiếu-úy và 99 chuẩn-úy tốt-nghiệp, gần 100 sinh-viên khác không hội đủ điều-kiện nên đã bị loại sau kỳ khảo-hạch giai-đoạn 1. Thủ-khoa khóa 4 phụ tại Đà-Lạt là thiếu-úy Ngô-Văn-Lợi. Thời-gian huấn-luyện dành cho khóa 4 phụ là 6 tháng nhưng khóa 4 phụ tại Thủ-Đức mãn-khóa sau khóa 4 phụ Đà-Lạt đúng một tuần.
Vào những năm cuối cùng của cuộc-chiến, 1974-1975, vì nhu-cầu chỉ-huy đại đơn-vị, khóa 4 phụ có hai đại-tá được thăng lên cấp chuẩn-tướng đó là các tướng Trần-Quốc-Lịch, gốc Nhảy dù và Phạm-Duy-Tất, gốc Lực Lượng Đặc Biệt, nguyên chỉ-huy-trưởng Biệt-động-quân Vùng 2 Chiến-thuật.
Khóa 5 Vì Dân: Trước khi Điện-Biên-Phủ thất-thủ, hơn một ngàn thanh-niên trên toàn quốc được động-viên theo học khóa 5 SQTB. Khóa này khai-giảng ngày 15-6-1954 và mãn khóa vào ngày 30-1-1955. Vì lý-do khả-năng tiếp-nhạân hạn-hẹp nên trường Thủ-Đức chỉ giữ lại 1,000 người trình-diện theo hạn định, lập thành 8 đại-đội gồm: đại-đội 1 và 2 Bộ-binh, đại-đội 3 Vũ-khí nặng, đại-đội 4 Công-binh, đại-đội 5 Pháo-binh, đại-đội 6 Thông-vận-binh, đại-đội 7 Thiết-giáp (3 trung-đội) và Quân-cụ (1 trung-đội), đại-đội 8 Quân-nhu. Thặng-số còn lại khoảng 265 người, lập thành 2 Đại-đội BB, được chuyển lên trường Võ-bị Đà-Lạt để thụ-huấn. Các tân sĩ-quan thụ-huấn tại Đà-Lạt, cũng tương-tự như trường hợp của khóa 4, sau khi tốt-nghiệp, vẫn giữ quy-chế của sĩ-quan trừ-bị. Lễ mãn-khóa được tổ-chức tại đường Trần-Hưng-Đạo, Sài-Gòn vào đầu tháng 2 năm 1955 cho các tân sĩ-quan thụ-huấn tại Thủ-Đức và Đà-Lạt. Thủ-tướng Ngô-Đình-Diệm chủ-tọa và long-trọng đặt tên cho khóa này là khóa Vì Dân.
alt
Cũng như khóa 2 Phụng-Sự, khóa 5 Vì-Dân chỉ có một trong số không quá mười đại-tá thuộc khóa 5 Vì Dân được vinh-thăng lên hàng tướng-lãnh tính đến tháng 3-1972, đó là chuẩn-tướng Lê-Văn-Hưng, tư-lệnh sư-đoàn 5 Bộ-binh, chức-vụ sau cùng của ông là tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4 / Quân-khu IV. Sau khi đại-tướng Dương-Văn-Minh ra lệnh đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, tướng Hưng là vị tướng đầu tiên tại Vùng 4 tuẫn-tiết vào buổi tối cùng ngày, chứ không chịu để địch-quân bắt sống.
Tính đến ngày 30-4-1975, sau 21 năm chiến-đấu chống Cộng-Sản Bắc-Việt, SVSQ Lê-Văn-Hưng là người độc-nhất, trong số 1,265 sinh-viên sĩ-quan trừ-bị nhập-ngũ từ tháng 5-1954, được thăng cấp chuẩn-tướng. Từ khóa 5 trở về sau, người ta chưa thấy một sĩ-quan trừ-bị nào trong Quân-lực VNCH được thăng lên hàng tướng-lãnh. Do đó người ta có nhận-định rằng việc thăng lên cấp tướng thường không căn-cứ vào khả-năng quân-sự, nhu-cầu chỉ-huy, hay qui-chế sĩ-quan cao-cấp như thường được áp-dụng trong quân-đội các nước tân-tiến mà chính là bởi quyết-định của cá-nhân vị lãnh-đạo quốc-gia và bởi ảnh-hưởng chính-trị. Do đó quân-đội VNCH đã được đặt dưới quyền chỉ-huy của nhiều tướng-lãnh hèn-nhát và thiếu tài-đức.
alt
Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức
Sau khi hoàn-tất việc huấn-luyện khoá 5 SQTB, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức tạm ngưng đào-tạo Sĩ-quan Trừ-bị trong một thời-gian khoảng 2 năm. Vào cuối năm 1955, các lớp huấn-luyện chuyên-môn như Quân-Cụ, Quân-Chánh, Thông-vận-binh, Thiết-giáp-binh, Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin . . . lần-lượt trở thành các trường chuyên-môn, phụ-trách huấn-luyện cán-bộ các cấp, từ hàng binh-sĩ cho đến sĩ-quan, thuộc binh-sở hay binh-chủng. Nhưng các trường hay lớp huấn-luyện chuyên-môn này vẫn được đặt dưới quyền kiểm-soát của bộ chỉ-huy trường Sĩ-quan Trừ-bị. Do đó, vào đầu năm 1957 trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được cải-danh thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức gồm các quân-trường nói trên. Riêng hai trường Pháo-binh và Công-binh tuy thống-thuộc Liên-trường nhưng trú-đóng tại Bình-Dương.
Kể từ tháng 2 năm 1957, các quân-trường thuộc Liên-trường VKTĐ bắt đầu hoạt-động theo phương-thức huấn-luyện của Hoa-Kỳ. Các cơ-sở và thao-trường cũng được tân-trang hay xây cất thêm cho qui-mô và rộng-rãi hơn.
Các Khóa SQTB do Quân-đội Quốc-gia đảm-trách
Khoá 6: Mãi đến tháng 2–1957, Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức mới tiếp-tục đào-tạo SQTB, đây là khóa sĩ-quan trừ-bị đầu tiên kể từ ngày nước Việt-Nam bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc tại vĩ-tuyến thứ 17 bởi hiệp-định Genève, do Pháp và Việt-Minh cùng thỏa-thuận ký-kết vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Đại-úy Nguyễn-Viết-Thanh, sau này là thiếu-tướng tư-lệnh Quân-đoàn IV, được chỉ-định làm giám-đốc “Trường Sĩ-quan Trừ-bị” này. Tổng-số sinh-viên sĩ-quan khóa 6 gồm khoảng 600 người kể cả 200 khóa-sinh thuộc Bảo-An-đoàn. Đặc biệt khóa này được huấn-luyện trong thời-gian 11 tháng để các tân sĩ-quan có đủ khả-năng chỉ-huy một đơn-vị cao hơn cấp trung-đội khi cần. Kể từ khóa 6 SQTB, sinh-viên sĩ-quan sau khi tốt-nghiệp được mang cấp bậc chuẩn-úy thay vì thiếu-úy như 5 khóa trước áp-dụng quy-chế của quân-đội Pháp. Chuẩn-úy Phạm-Văn-Vĩnh đậu thủ-khoa khóa 6.
Sau khi khóa 6 ra trường, Khóa 7 được tiếp-tục khai-giảng vào tháng 3-1958. Mỗi năm trường Bộ-binh đào-tạo trung-bình từ 2 đến 4 khóa, đánh số theo thứ-tự từ khóa 7 cho đến Khóa 27. Sau đó, kể từ đầu năm 1968, các khóa kế tiếp được thay đổi danh-xưng bằng cách dùng số thứ-tự kèm theo niên-hiệu. Ví dụ khóa 1/68 thay vì khóa thứ 28.
Kể từ khóa 7 đến khóa 3/74, là khóa cuối cùng, chúng tôi chưa sưu-tầm được đầy-đủ tài-liệu nói về danh-xưng, sĩ-số, thời-gian và địa-điểm huấn-luyện, ngày khai-giảng và mãn-khóa, tên họ thủ-khoa. Vậy nên chúng tôi xin để các hội hay tổng-hội cựu SVSQTB sưu-tầm, bổ-khuyết, đúc-kết và phổ-biến sau. Trường-hợp quý-vị muốn chúng tôi điền-khuyết trong bài, xin gửi tài-liệu bổ-túc về: HMV/SVSQTB, 10210 Kent Towne Ln, SugarLand, TX 77478.
Khoá 7:Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 8: 1960, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, thủ-khoa Bùi-Đức-Lạc?
Khoá 9:Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 10: Từ khóa 10, các khóa-sinh có bằng THDNC phải qua một kỳ thi-tuyển. Sĩ-số khoảng trên 400 người kể cả 1 đại-đội BA trên 100 người. Hùynh-Văn-Bé, thủ-khoa khóa Thành-Tín. Thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa không rõ?
Khoá 11: Sĩ-số là 800 người kể cả 200 Bảo-An, đa-số khóa-sinh BA là Hạ-sĩ-quan thâm-niên. Khai-giảng ngày 3-1-1961, mãn-khóa ngày 22-12-1961. Thời-gian huấn-luyện là 11 tháng. Tên khóa: Đồng-tiến, thủ-khoa: Trần-Văn-An. Hầu hết BA gia-nhập lực-lượng đặc-biệt.
Khoá 12: Sĩ-số là 2,000 người, kể cả hơn 300 Bảo-An (8 đại-đội x 4 trung-đội) 50% phải qua một kỳ-thi tuyển. Khai-giảng vào tháng 9-1961, mãn-khóa ngày 1-8-1962. Thời-gian huấn-luyện là 11 tháng. Thủ-khoa là giáo-sư Nguyễn-Ngọc-Linh. Đại-tá Võ-Ân, trung-đoàn-trưởng trung-đoàn 53 BB, trấn-giữ phi-trường Phụng-Dực, tháng 3-1975, là cựu SV khóa 12 Thủ-Đức.
alt
Trường Bộ-binh Thủ-Đức.
Vào tháng 10 năm 1961, tất cả các quân trường chuyên-môn như Quân-Cụ, Quân-Chính, Truyền-Tin, Quân-Vận, Công-Binh, Pháo-Binh vv. . . được tách rời khỏi Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức và trực-thuộc các binh-sở và binh-chủng liên-hệ. Vì vậy mà Liên-trường Võ-khoa không còn hiện-diện, đồng-thời “Trường Sĩ-quan Trừ-bị” cũng được cải-danh thành trường Bộ-Binh. Đến năm1962, tại căn-cứ huấn-luyện Thủ-Đức chỉ còn lại trường Bộ-Binh, trường Thiết-giáp và trường Vũõ-thuật và Thể-dục Quân-sự. Đặc-biệt trường Bộ-binh ngoài việc đảm-nhiệm các khóa Sĩ-quan Trừ-bị trường còn phụ-trách huấn-luyện các lớp Đại-đội-trưởng.
Tóm lại, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức trên đồi Tăng-Nhơn-Phú hình-thành từ năm 1950, đến năm 1957 trường này được biến cải và bành trướng thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức. Cuối năm 1961 trường lại thâu gọn thành trường Bộ-binh Thủ-Đức.
Khoá 13: Khai-giảng vào tháng 1-1962, mãn-khóa vào tháng 11-1962. Phải có bằng tú-tài 1 trở lên. Các khóa-sinh BA kể từ khóa này cũng phải qua nột kỳ thi tuyển. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 14: Khai-giảng vào tháng 4-1962, mãn-khóa vào tháng 1-1963. BA có một quy-chế riêng. Chuẩn-úy Trần-Sách-Đắc đậu thủ-khoa khóa 14. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, chưa rõ ?
Khoá 15: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 16: 1963. Sau cách-mạng 1-11-1963, BA đổi thành Địa-phương-quân. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 17: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 18: Khai-giảng vào tháng 6-1964. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 19: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 20: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 20 Phụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên thủ-khoa?
Khoá 21: Khai-giảng tháng 10-1965, mãn-khóa tháng 10-1966. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 22: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 23: khai-giảng vào tháng 9-1966, mãn khoá vào tháng 6-1967. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 24: khai-giảng vào đầu năm 1967, mãn-khóa vào tháng 9-1967. Thời-gian huấn-luyện là 9 tháng. SVSQ đa số là giáo-chức, chuyên-viên kỹ-thuật. Tên khóa, sĩ-số, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 25: Sĩ-số khoảng 2,000 người, 10 đại-đội gồm 5 trung đội 40 SV, cũng như các khóa 24 và 26, đa-số là giáo-chức bị động-viên, khai-giảng ngày 12-4-1967, thời-gian thụ-huấn khoảng 9 tháng rưỡi. TT Thiệu chủ-tọa lễ mãn-khóa ngày 5-1-1968, trước Tết Mậu-Thân. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 26 khai-giảng vào tháng 6? 9-1967, mãn khoá vào ngày 8-6-1968. Sĩ-số trên 2,000 người. Tên khóa, thời-gian, địa-điểm, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 27 khai-giảng vào ngày 26-12-1967 và mãn-khoá vào ngày 1-8-1968. Thời-gian 7 tháng. Sĩ-số khoảng hơn 1,000 người. Khóa 27 trưởng-thành trong khói lửa, sau khi trải qua biến-cố Tết Mậu-Thân. Khóa 27 là khóa cuối cùng gọi tên khóa bằng số. Tên khóa, địa-điểm, tên họ thủ-khoa Châu Minh Ba 
Các Khóa SQTB lấy tên theo niên-hiệu
Kể từ năm 1968, danh hiệu của các khóa Sĩ-quan Trừ-bị được đánh số thứ-tự kèm niên-hiệu.
Năm 1968 có 8 khóa, sinh-viên khóa 1 và 2/68 dựng trên đỉnh núi một tượng bằng ciment cao khoảng 30 feet, đứng nhìn xuống thao-trường, họ đặt tên cho tượng này là anh Cù-Lần.
Khoá 1/68 tại Nha-Trang, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/68 tại Nha-Trang, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 4/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 5/68 tại Thủ-Đức có 8 đai-đội, sĩ-số khoảng 1,500 người Mãn-khóa tại Quang-Trung ngày 28-7-1968, giai-đoạn 2 tại Thủ-Đức từ 8-10-1968 đến 25-1-1969. Thủ-khoa là chuẩn-úy Nguyễn-Đình-Mô. Tên khóa ?
Khóa 6/68 Địa-điểm, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 7/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 8/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 9/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Năm 1969 có 6 khoá:
Khóa 1/69 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/69 tại Nha-Trang, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ
thủ-khoa?
Khóa 3/69 tại Thủ-Đức gồm 5 đại-đội, mỗi đại-đội có 200 người, sĩ-số là 1,000 SVSQ. Khóa này khai-giảng vào tháng 3 và mãn-khóa vào khoảng tháng 10-1969. tên khóa, thời-gian, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 4/69 tại Thủ-Đức, mãn-khóa tháng 7-1970. tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 5/69 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 6/69 tại Thủ-Đức, khai-giảng tháng 7-1970. tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, tên họ thủ-khoa không rõ?
Năm 1970 có 6 khóa:
Khoá 1/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 4/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 5/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 6/70, Tên khóa, 1650 SVSQ, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
alt
Năm 1971 có 5 khóa:
Khoá 1/71, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/71, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/71, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 4/71 tại Thủ-Đức, khai-giảng ngày 22-8-1971 đến ngày 2-5-1972, tổng-cộng hơn 8 tháng. Có tên là Khóa Bình-Long Anh-Dũng, sĩ-số, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 5/71, Tổng-số khoảng 500 SVSQ, mà 1/5 thuộc thành-phần giáo-chức nhưng trước ngày mãn-khóa có một số được trả về nhiệm-sở cũ. thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, thủ-khoa được bổ-xung về ngành HCTC. Khóa này có tên là Kontum kiêu-hùng.
alt
Năm 1972 có 15 khoá, tất cả đều tham-dự chiến-dịch, chia làm nhiều toán khoảng 4, 5 người đi với Địa-phương-quân và nghĩa-quân để tác-động tinh-thần và phổ-biến hiệp-định Paris. Thời-gian học quân-sự và chiến-dịch khoảng một năm.
Khoá 1/72 tại Nha-Trang, do đại-tá Bùi-Trạch-Dần, Liên-đoàn-trưởng, phụ-trách. Khai-giảng. . . . Lẽ ra mãn-khóa ngày 8-12-1972, nhưng vì Hiệp-định Paris nên mãi đến tháng 3-1973 mới mãn-khóa. Sĩ-số khoảng 700 SVSQ, hầu hết là sinh-viên kiến-trúc nhập-ngũ theo lệnh tổng-động-viên. Tên khóa, ngày khai-giảng, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 4/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 5A/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 5B/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 6/72 Nha-Trang (thiếu-tướng Võ-Văn-Cảnh chỉ-huy-trưởng trường Đồng-Đế. ), sĩ-số, thời-gian, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 7/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 8/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 9A/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 9B/72, Nha-Trang, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 9C/72, Thủ-Đức, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 10/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 11/72 tại Nha-Trang, sĩ-số 922 người. khai-giảng 16-10-1972, mãn-khóa 2-6-1973. thời-gian, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 12/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
alt
Năm 1973 có 7 khoá:
Khoá 1/73 tại Thủ-Đức, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/73 tại Thủ-Đức, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 3/73 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 4/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 5/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 6/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 7/73 Rất đông sinh-viên SQ có bằng cử-nhân và cao-học, một số lớn xin gia-nhập ngành Quân-Cảnh và Địa-phương-quân. Khóa học trên 11 tháng kể cả thời-gian đi chiến dịch lấn đất, giành dân. Tên khóa, sĩ-số, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
alt
Năm 1974 có 3 khoá:
Khoá 1/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 3/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Vì nhu-cầu bổ-sung cán-bộ, các sĩ-quan trừ-bị đã có nhiều cơ-hội nắm giữ những chức-vụ quan-trọng tại hầu hết các bộ tham-mưu và ngành chuyên-môn trong quân-đội. Bởi lẽ khối-lượng sĩ-quan trừ-bị đông đảo hơn sĩ-quan hiện-dịch (gấp 17 lần trong năm 1973), hơn nữa vì cuộc chiến kéo dài triền-miên nên những sĩ-quan thuộc các khóa đầu đã phục-vụ trong quân-đội hầu như vĩnh-viễn. Một số lớn sĩ-quan trừ-bị thâm-niên đã xin chuyển sang hiện-dịch để được hưởng quy-chế dành cho sĩ-quan hiện-dịch, nhất là có nhiều quyền-lợi sau khi được giải-ngũ. Những sĩ-quan này, nhờ có nhiều kinh-nghiệm và khả-năng cao nên đã nắm giữ những chức-vụ quan-trọng trong quân-đội và chính-quyền.
Danh-sách Chỉ-huy-trưởng trường võ-bị Thủ-Đức
Các sĩ-quan cao-cấp sau đây lần-lượt chỉ-huy trường Thủ-Đức trong 25 năm dấu ? = không chắc lắm)
Thiếu-tá Bouillét, 1951-1953.
Đại-tá Phạm-Văn-Cảm,1953-1957
Thiếu-tướng Lê-Văn-Nghiêm, 1957-1961
Thiếu-tướng Hồ-Văn-Tố, 1961-1962
Đại-tá Nguyễn-Văn-Chuân, 1962?
Đại-tá Phan-Đình-Thứ tự Lam-Sơn, 1962-1963
Thiếu-tướng Trần-Ngọc-Tám, 1963 ?
Thiếu-tướng Bùi-Hữu-Nhơn 1964?
Thiếu-tướng Trần-Văn-Trung, 1965-1967?
Chuẩn-tướng Lâm-Quang-Thơ, 1967-1969
Thiếu-tướng Phạm-Quốc-Thuần, 1969-1973
Trung-tướng-Nguyễn-Vĩnh-Nghi, 1973-1975
Đại-tá Trần-Đức-Minh, Q. CHT, 3-1975
Thành-quả của trường Sĩ-quan Trừ-bị
Nhân ngày Quân-Lực 19-6-1973, nói về thành-tích quân-trường, người ta ghi nhận như sau: Kể từ ngày thành-lập trường Sĩ-quan Trừ-bị để cung-ứng nhu-cầu chỉ-huy và lãnh-đạo cho quân-đội Quốc-gia, trong thời-gian chiến-tranh giữa hai miền Nam Bắc, thì từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1973, gần một phần tư thế-kỷ, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức đã hoàn tất được 69 khóa huấn-luyện, đào-tạo 75% sĩ-quan cán-bộ nòng-cốt cho Quân-lực VNCH. Tổng-số sĩ-quan trừ-bị tốt-nghiệp là 80,000 người so với 4,600 sĩ-quan hiện-dịch xuất-thân từ trường Võ-bị Quốc-gia Đà-Lạt.
Đặc-biệt trong năm 1972 có 15 khóa SQTB thụ-huấn tại Nha-Trang và Thủ-Đức. Kể từ tháng 1-1968 đến tháng 12-1973, trong việc tiếp sức trường Bộ-binh Thủ-Đức, riêng trường Hạ Sĩ-quan Đồng-Đế Nha-Trang đã đào-tạo được 12,000 sĩ-quan trừ-bị. Như vậy tổng-số sĩ-quan trừ-bị được huấn-luyện tại Thủ-Đức, Nam-Định, Đà-Lạt và Nha-Trang đã lên đến trên dưới 100,000 người.
Các Sĩ-quan Trừ-bị, mặc dầu trong hoàn-cảnh động-viên, đã phục-vụ quốc-gia rất đắc-lực, không những trên phương-diện quân-sự mà ngay cả trong địa-hạt hành-chánh và lãnh-đạo. Điển-hình là có rất nhiều Sĩ-quan gốc trừ-bị đã từng giữ những chức-vụ lãnh-đạo quan-trọng trong guồng máy quốc-gia như Phó Tổng-thống, Thủ-tướng, Tổng-trưởng, Bộ-trưởng, Thứ-trưởng, Tổng Giám-đốc, Giám-đốc, Tỉnh-trưởng, Thị-trưởng, Quận-trưởng, vv . . .
Về Quân-sự, có nhiều Sĩ-quan Trừ-bị đã được bổ-nhiệm vào những chức-vụ chỉ-huy và tham-mưu cao-cấp như Phụ-tá Tổng Tham-mưu-trưởng, Tham-mưu-trưởng Liên-quân, Tham-mưu-trưởng Quân-đoàn, Sư-đoàn, Quân, Binh-chủng, Tư-lệnh Quân-chủng, Tư-lệnh Binh-chủng, Tư-lệnh Quân-đoàn, Tư-lệnh Sư-đoàn, Tư-lệnh Lữ-đoàn, Trung-đoàn-trưởng, Thiết-đoàn-trưởng, . . .Tổng-cục-trưởng, Cục-trưởng, Trưởng Phòng Bộ Tổng Tham-mưu, Trưởng-Phòng Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn, Sư-đoàn, Quân, Binh-chủng, vv . . .
Nói tóm lại, Sĩ-quan Trừ-bị là một nguồn nhân-lực chỉ-huy và lãnh-đạo trọng-yếu, giữ một vị-thế quan-trọng trong công-cuộc chiến-đấu chống Cộng-Sản, bảo-vệ chính-nghĩa Quốc-gia và kiến-thiết xứ-sở.
Trên thực-tế, không ai phủ-nhận rằng trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức là nơi quy-tụ hầu-hết các thanh-niên có học-thức yêu nước, là những cán-bộ ưu-tú của Việt-Nam Cộng-Hòa, nhưng ít ai tin rằng:
- Trong suốt cuộc-chiến, trên chiến-trường, đã có hàng chục ngàn Sĩ-quan trừ-bị anh-dũng gục-ngã dưới lá quân-kỳ để bảo-vệ tự-do và thanh-bình cho quê-hương, dân-tộc.
- Sau cuộc chiến, đã có hàng chục ngàn Sĩ-quan trừ-bị chịu cảnh đọa-đầy trong các trại cải-tạo ác-nghiệt của Cộng-Sản Bắc-Việt cho đến khi họ kiệt-sức hay phải bỏ mình nơi rừng thiêng, nước độc.
- Từ ngày hiệp-định Genève 1954 ra đời cho đến ngày 30-4-1975, đã có hàng ngàn Sĩ-quan trừ-bị tàn-phế sống lay-lắt, điêu-đứng trong cảnh màn trời, chiếu đất, tối-tăm, tủi nhục.
Ngày cuối cùng của Trường Thủ-Đức trên đồi Tăng-Nhơn-Phú
Vào cuối năm 1973, trường Bộ-binh di-chuyển về Long-Thành, nhưng đến ngày 27-4-1975 trường lại được lệnh di-tản chiến-thuật về Thủ-Đức để nghênh-cản địch-quân.
Một trong những nhân-chứng có mặt tại đồi Tăng-Nhơn-Phú vào giờ chót của ngày cuối cùng, ông Minh-Tân Lê-Quảng-Trị, đã tường-thuật đại để như sau: Vào lúc 08 giờ 15’ sáng 30-4-1975, từ xa-lộ Biên-Hòa, 4 chiến-xa T-54 của CS Bắc-Việt lồng-lộn tiến nhanh về phía quân-trường Thủ-Đức, nhưng ba trong bốn chiến-xa nói trên đã bị bắn cháy ngay tại bờ rào kẽm gai bởi pháo-binh 105 ly bố-phòng trực-xạ. Chiếc chiến-xa T-54 còn lại vượt-thoát chạy thẳng vào trung-tâm trường Thủ-Đức, dùng đại-liên 50 trên pháo-tháp bắn sối-xả vào lực-lượng phòng-thủ khiến trung-tá Ông-Văn-Tuyên, trung-sĩ I Nhân và 5 Sinh-viên sĩ-quan tử-thương, thiếu-tá Vương-Bá-Thuần và 9 người khác bị thương. Sau đó chiếc chiến-xa này chạy thẳng ra cổng số 1, tìm đường tẩu-thoát nhưng đã bị các tổ Sinh-viên Sĩ-quan xử-dụng súng phóng hỏa-tiễn M72 bắn đứt xích. Khi chiến-xa lết ra tới Niện-Phật-đường Quảng-Đức, chợ Nhỏ, chúng quay pháo-tháp vào trường, tiếp-tục bắn phá.
alt
Đứng trước tình-trạng nan-giải này, hai tân khóa-sinh, mỗi người tình-nguyện mang 4 trái lựu-đạn lân-tinh, bò ra ngoài để tiêu-diệt chiến-xa địch. Trong lúc chiếc T-54 đang nhả đạn vào trường, hai khóa-sinh nói trên đã leo lên chiến-xa, thả lựu-đạn lân-tinh vào trong pháo-tháp khiến chiến-xa địch phát hỏa, đạn trong pháo-tháp phát nổ tung trời. Chiến-tích dũng-cảm của hai tân khóa-sinh không những đã làm mọi người phải ngưỡng-phục mà còn nói lên cái khả-năng chiến-đấu siêu-việt cũng như ý-chí bất-khuất và quyết-thắng của
Sinh-viên Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức.
Nhưng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, đại-tướng Dương-Văn-Minh, tổng-thống vài ngày cuối cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa, đã ra lệnh cho Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa buông súng đầu-hàng. Tất cả cán-bộ cũng như sinh-viên, khóa-sinh, không ai bảo ai, đã lần-lượt giã-từ vũ-khí, về với gia-đình.
Sugarland, ngày 25-12-2002
Hà-Mai-Việt 
SVSQ TB, Khóa 5 Thủ-Đức
Cước-chú:
Tính đến ngày 25-12-2002, tôi bỏ trống và đánh dấu hỏi (?) vào những mục chưa sưu-tầm được tài-liệu. Ví-dụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa? Vậy tôi xin phổ-biến tổng-quát tài-liệu này để các bạn đồng-môn bổ-khuyết, sửa sai và gửi về 10210 Kent towne Ln., Sugar Land, TX 77478. Xin đa tạ.
alt
Tài-liệu tham-chiếu và ghi-chú:
Phạm-Văn-Sơn và Lê-Văn-Bân, Quân-Sử III, 1972, Bộ Tổng Tham-Mưu QLVNCH, PP.441-444. 
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, 1971, Bộ Tổng Tham-Mưu QLVNCH, PP.16-21. 
Như trên, PP. 96, 186. 
Tham-chiếu Niên-giám Sĩ-quan Chủ-lực-quân, tính đến tháng 1-1971, có 10 sĩ-quan cấp-tướng tốt-nghiệp khóa 1 và 2 Sĩ-quan Huế là: Trần-Thanh-Phong, Nguyễn-Thanh-Hoàng nhập-ngũ tháng 12-1946; Nguyễn-Văn-Mạnh, Trần-Văn-Trung, Hoàng-Văn-Lạc nhập-ngũ từ tháng 2 đến 12-1947; Đặng-Văn-Quang, Nguyễn-Văn-Thiệu, Bùi-Đình-Đạm, Ngô-Du nhập-ngũ từ tháng 10 đến 12-1948; Lê-Ngọc-Triển nhập-ngũ tháng 9-1949. Ngoài ra còn có 40 đại-tá và 45 trung-tá thuộc các khóa nói trên. 
Sĩ-số tại Nam-Định là 356 SVSQ, 55% có bằng tú-tài I trở lên. Sĩ-số tại Thủ-Đức khoảng 250 SVSQ. 
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, PP.194, 379. 
Như trên, P. 196. 
Phòng Tổng-quản-trị, bộ Tổng-tham-mưu, bộ Quốc-phòng, niên-giám sĩ-quan Chủ-lực-quân,1970-1971, PP. 15-16. Mười bốn Tướng-lãnh xuất-thân từ trường Sĩ-quan Trừ-bị, được viết bằng chữ nghiêng. 
Điều-kiện văn-bằng cho khóa sĩ-quan trừ-bị thay đổi như sau: từ khóa 6 (1957) đến khóa 9 (1959), cũng như các khóa trước năm 1954, sinh-viên sĩ-quan tối-thiểu phải có bằng trung-học. Khóa 10 (1960), ngoài bằng trung-học, sinh-viên còn phải qua 1 kỳ thi tuyển. Từ khóa 11 (1961) trở về sau, sinh-viên phải có bằng tú-tài 1 trở lên. 
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, PP.374, 376. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1 TĐ, đại-tá Phạm-Kỳ-Loan, tại Houston, Texas, ngày 25-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 2 TĐ, ông Nguyễn-Văn-Nho, tại Houston, Texas, ngày 25-8-2001. 
Ngày khai-giảng, ngày mãn-khóa, sĩ-số và số sĩ-quan tốt-nghiệp tham-chiếu kỷ-yếu khóa I TĐ/NĐ. 
Lon là cấp-bậc trong quân-đội, bắt nguồn từ chữ Galon của quân-đội Pháp. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1 NĐ, chuẩn-tướng Đặng-Đình-Linh, tại Dallas, Texas, ngày 28-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4 TĐ, thiếu-tá Nguyễn-Đức-Oánh, tại Houston, Texas, ngày 15-9-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4 Phụ, đại-tá Ngô-Văn-Lợi, tại Oklahoma City, OK, ngày 30-9-2001. 
Ý nói chuẩn-tướng Hưng còn đang tại chức, với tư-cách tư-lệnh-phó Quân-đoàn IV. 
Bảo-An là một tổ-chức được hợp-nhất bởi ba tổ-chức bán quân-sự hình-thành trước năm 1954, đó là các tổ-chức Bảo-Chính-Đoàn tại Bắc-Việt, Việt-Binh-Đoàn tại Trung-Việt và Vệ-Binh Nam-Việt. Kể từ năm 1955, tổ-chức Bảo-An được đặt dưới quyền chỉ-huy của Tổng-Giám-Đốc Bảo-An. Đến năm 1964, tổ-chức Bảo-An được biến-cải thành Địa-Phương-Quân, một lực-lượng thiết-yếu trong hàng-ngũ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 6 TĐ, đại-úy Trần-Quang-Pháp, tại Austin, Texas, ngày 9-9-2001. 
Năm 1973 trường Bộ-binh dọn về Long-Thành nên sau này còn gọi là trường Bộ-binh Long-Thành 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 13 TĐ, giáo-sư Lê-Hữu-Thăng, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 21 TĐ, đại-úy Nguyễn-Thế-Thành, tại Denver, CO, ngày 10-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 23 TĐ, đại-úy KQ Dương-Khang, tại Denver, CO, ngày 10-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 25 TĐ, đại-úy Lê-Hoàng-Ân, tại Austin, Texas, ngày 7-9-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 26 TĐ, đại-úy Ngô-Công-Đô, tại Houston, Texas, ngày 21-9-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 27 TĐ, đại-úy Nguyễn-Ngọc-Bát, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1/72 NT, kỹ-sư Nguyễn-Hoàng-Phố, tại Austin, TX, ngày 5-9-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 5/68 TĐ, đại-úy Bùi-Khắc-Danh, tại Austin, Texas, ngày 5-9-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 3/69 TĐ, trung-úy KQ Nguyễn-Văn-Bích, tại Houston, TX, ngày 1-9-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4/71TĐ, trung-úy Lương-Tuấn-Phong, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001. 
Tài-liệu do cựu SVSQ khóa 4/71 TĐ, trung-úy Nguyễn-Kim-Bình, tại Houston, TX, gửi ngày 15-1-2003.A 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4/71TĐ, trung-úy Lương-Tuấn-Phong, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001. 
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 11/72 TĐ, thiếu-úy Nguyễn-Văn-Minh, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001. 
Đặng-Văn-Thạnh, Đặc-san KBC số 24, Garden Grove, California, 1999, P. 131. Trương Huyền, Đặc-san Đồng-Đế Nha-Trang, số 1, Đặc-biệt, Westminster, Calif., 9-2000, P. 13. 
Tân khóa-sinh là sinh-viên SQ mới nhập học, đang được huấn-nhục, chưa được gắn cấp-hiệu Alpha. 
Minh-Tân Lê-Quảng-Trị, Đặc-san Chiến-sĩ Cộng-Hòa số 2 tại B.C. Canada, 1999, PP.107-109.
Đến ngày 25-12-2002, tôi đã bỏ trống và đánh dấu hỏi (?) vào những mục chưa sưu-tầm được tài-liệu. Ví-dụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa? Vậy tôi xin phổ-biến tổng-quát để các bạn đồng-môn bổ-khuyết, sửa sai và gửi về 10210 Kent towne Ln., Sugar Land, TX 77478.
Xin đa tạ.

24 tháng 11, 2013

Tìm Long Phu Nhân, Bí mật của Việt Nam, Bà Nhu-Finding The Dragon Lady, The Mystery of Vietnam’s, Madame Nhu

Tôi viết bài này căn cứ trên những trang sách “Finding The Dragon Lady của nữ tác giả Monique Brinson Demery. Sách phát hành Tháng 9  năm 2013. Đây là những hàng chữ trên bìa sách và trang 1 của sách :

Finding The Dragon Lady, The Mystery of Vietnam’s, Madame Nhu
Tìm Long Phu Nhân, Bí mật của Việt Nam, Bà Nhu.

Tôi thấy cái tít “Tìm Bà Rồng “nôm na, sống sượng, “Tìm Long Phu Nhân “cũng không khá hơn, tôi tạm để tên bài viết này là Hoàng Long Phu Nhân. Cái tít có vẻ như tên phim võ hiệp Tài Oăn, nhưng tôi không tìm được cái tên nào hay hơn. Bốn tấm ảnh đi theo bài này lấy trong sách “Finding The Dragon Lady” của bà Monique Brinson Demery.

Finding The Dragon Lady 260 trang. Trong bài viết này tôi chỉ trích những sự kiện về đời công, đời tư bà Trần Lệ Xuân mà tôi chưa từng đọc, chưa từng biết. Tôi muốn tìm trongFinding The Dragon Lady những chứng cứ bà Trần Lệ Xuân có “ngoại tình” hay không, bà có “yêu” ai không.

nhu1


David Halberstam, ký giả nổi tiếng của Mỹ, tác  giả sách The Best and The Brightest, từng sống, làm việc ở Sài Gòn những năm 1960, 1962, viết về bà Trần Lệ Xuân : “The beautiful but diabolic sex dictatress.” . Tạm dịch: “Bà độc tài đẹp nhưng dzâm quái quỉ.”

Ký giả Mỹ Malcolm Brownw, hành nghiệp ở Sài Gòn những năm 1960, viết về bà Trần Lệ Xuân: “The most dangerous enemy a man can have.” . Tạm dịch: “Kẻ thù nguy hiểm nhất mà đàn ông có thể có.” .

Bà Demery kể bà ra đời năm 1976. Như có duyên nghiệp với Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà và với riêng bà Trần Lệ Xuân, ngay từ năm 10 tuổi, bà đã chú ý đến Việt Nam và bà Trần Lệ Xuân. Bà kể năm bà 10 tuổi, bà lén mở quyển sách ảnh Vietnam’s War của thân phụ bà. Trong sách bà thấy ảnh “Ông sĩ quan kề súng vào mang tai anh Việt Cộng, ông Sư tẩm xăng tự thiêu, em gái nhỏ bị bom napalm trần truồng chạy trên đường..vv..” Khi mới lên đại học, bà đã biểu lộ ý muốn nghiên cứu về Việt Nam. Bà kể ông bố của bà nói:
“Bố phải mất 20 năm tuổi trẻ của bố để  tránh không đến Việt Nam, Nay con gái của bố lại muốn đến Việt Nam.”

Năm 1997 lần thứ nhất bà Demery đến Việt Nam. Bà được học bổng đến học ba tháng ở nơi bà gọi là Vietnamese Advanced Institute ở Hà Nội. Bà kể khóa học này toàn chuyện vớ vẩn, không giúp cho bà biết gì thêm về nước Việt Nam và người Việt Nam, Năm 2003 bà Demery, sống ở Chicago, tìm cách phỏng vấn bà Trần Lệ Xuân. Bà Demery kể:Finding The Dragon Lady. Trang 1.

Paris 2005.
Khi tôi bắt đầu tìm hiểu bà Ngô Đình Nhu – lời bà Demery – bà Nhu đã sống lưu vong hơn bốn mươi năm. Năm 1963 ở đỉnh cao của quyền lực, báo New York Times gọi bà Đệ Nhất Phu Nhân 39 tuổi của Nam Việt Nam – The thirty-nine -year old First Lady of South Viet nam – là “người đàn bà quyền lực nhất Á châu,” bài báo viết bà Nhu  giống như Lucrezia Borgia.”

CTHĐ : Lucrece Borgia là người đàn bà đẹp nổi tiếng dâm đãng trong triều đình La Mã ngày xưa. Chuyện đời của nhân vật Lucrece Borgia được điện ảnh Âu châu làm thành phim xi-nê nhiều lần.

January 2005 bà Demery đến Paris. Chỉ biết mơ hồ là bà Trần Lệ Xuân sống trong một toà nhà lầu có cửa sổ nhìn ra thấy Tháp Eiffel, bà Demery đến nơi đó. Ở đó bà thấy có 3 toà nhà lầu có cửa sổ mở ra Tháp Eiffel. Bà Demery vào một toà nhà. Thần Ký Giả giúp bà: bà vào đúng ngay tòa nhà trong có căn phòng của người bà đến tìm. Bà viết sẵn một thư gửi bà Ngô Đình Nhu, thư ngỏ ý muốn được gặp để phỏng vấn, bà tự kể sơ về bà, bà ghi số điện thoại của bà ở Paris, và số điện thoại nhà bà ở Mỹ, bà đưa phong thư cho bà quản gia toà nhà, nhờ đưa giúp cho bà Ngô Đình Nhu. Bà quản gia nhận thư để đưa dùm. Như vậy bà Demery biết bà Nhu ở trong tòa nhà đó. Bà ghi trong sách: Nhà No 24 Avenue de Suffren, Paris.

Trở về Mỹ, bà Demery gửi ba thư đến địa chỉ bà Lệ Xuân, thư viết rõ hơn về ý muốn được gặp và phỏng vấn. Vẫn khóng có thư trả lời. Bà Demery lấy chồng. Một buổi sáng Thứ Bẩy June 2005, khi ông chồng bà Demery còn ngủ nướng, bà Demery nghe tiếng chuông điện thoại reo. Bà Demery kể:
                     Cô dâu Trần Lệ Xuân. Ảnh năm 1943 ở Hà Nội.
Cô dâu Trần Lệ Xuân. 
Ảnh năm 1943 ở Hà Nội.

Finding The Dragon Lady, Trang 41, 42, 43, 44, 44.

“Bonjour, “giọng nói trầm vang lên trong ống nghe. “Madame Demery?”

Tôi chỉ có thể thốt ra được tiếng “Oui.” Tôi nghẹn thở, tim tôi đập mạnh. Người gọi tôi có phải là..? Còn là ai nữa! Tôi như đang mơ:

“Thưa bà, có phải bà là bà Nhu? “

Long phu nhân gọi tôi. Một tràng câu hỏi của bà làm tôi choáng váng:

“Bả có phải là viên chức nhà nước không?”

Không, không. Tôi trả lời.

“Ông chồng bà? Hay ông thân của bà? Một người nào trong gia đình bà?”

Tôi trả lời là không có người nào trong gia đình tôi làm nhân viên chính phủ.

“Bà có phải là người được Police mướn, hay bà được New York Times nhờ?”

Những câu hỏi sẽ làm tôi bất bình nếu là người nào đó hỏi, nhưng người hỏi tôi là bà Nhu. Tôi thận trọng trả lời bà từng câu. Bà Nhu tỏ ra hài lòng:

Bon,” she said definitely, “that is behind us. Good.”

Bon,” bà nói quyết định,” cho qua. Tốt.”

Bà Nhu đặt ra những điều lệ căn bản. Bà sẽ gọi phone cho tôi. Bà không cho tôi số phone của bà. Bà sẽ không nói với bất cứ ai ngoài tôi, nếu bà phone đến mà người khác bắt máy, bà cúp ngay. Bà sẽ không để message lại trên answering machine của tôi. Tôi nhất nhất tuân phục bà.
Bà nói lời cuối:
“Tôi sẽ phone ba ngày nữa.”

CTHĐ: Nhiều đoạn tôi trích nguyên Anh văn, để quí vị biết Anh văn dễ hiểu hơn. Nhiều tiếng Anh trong sách của  bà Demery tôi không chuyển được đúng sang tiếng Việt.

Bà Demery kể:

“Từ đó bà Nhu và tôi nói chuyện với nhau qua điện thoại. Tôi biết bà gọi khi caller ID điện thoại của tôi hiện hàng chữ “Unavailable.” Chicago đi sau Paris 7 giờ đồng hồ nên khi bà Nhu gọi tôi vào buổi sáng Chicago là buổi tối ở Paris, và ngược lại, Những lần gọi đầu bà nói với tôi về lịch sử Việt Nam, về Bà Trưng, Bà Triệu đánh giặc Tầu. Tôi biết bà nói thế để thử tôi, bà muốn biết về con người tôi. Xen vào chuyện bà kể là những câu bà hỏi về gia đình tôi, về tôn giáo của tôi, về chuyện tôi biết gì, tôi nghĩ gì về Kinh Thánh. Có vẻ như bà không hài lòng lắm về những câu trả lời của tôi.

Tôi thấy tôi nên để bà Nhu nói. Cứ để bà nói, bà sẽ nói nhiều, bà sẽ nói những chuyện riêng năm xưa của bà mà tôi không cần hỏi. Nếu tôi hỏi bà một câu gì mà bà không ưa, bà cắt đứt ngay cuộc nói chuyện. Như khi tôi hỏi bà người ta đồn vòi nước bồn rửa mặt và bồn tắm của bà bằng vàng, có thật thế không? Bà gọi tôi là “nhỏ ngu.” – a silly child – Khi tôi hỏi bà về chuyện người ta nói bà giam những ông sư và sinh viên trong những chuồng cọp, bà thản nhiên nói đó là những chuyện bọn Cộng bịa đặt.

Tôi kể với bà Nhu chuyện riêng của tôi: vợ chồng tôi muốn có con. Buổi sáng hôm tôi thử và biết tôi có thai chỉ vài phút trước cú điện thoại thứ nhất bà gọi tôi. Bà chào đón nồng nhiệt tin tôi có thai: “Mais c’est merveilleux! Maaaarvelous..” Tôi nói: “Merci.” Bà nói:

“Chị là thiên thần được gửi đến giúp tôi hoàn thành Hồi Ký của tôi. Tất cả mọi chuyện về tôi sẽ có trong Hồi Ký.”

Bà không hứa bà sẽ cho tôi đọc Hồi Ký của bà. Tôi bị bà mê hoặc, bà dẫn dắt tôi, tôi đi theo bà.

Finding The Dragon Lady. Trang 68, 69, 70.

“Chúng ta gặp nhau.” Bà Nhu nói ít ngày sau khi tôi sinh cháu trai Tommy. Đây là lần thứ nhất bà nói đến chuyện cho tôi gặp bà. Bà bảo tôi mang Tommy đến Paris. “Được không?” Bà hỏi.
“Thưa được,”

September. Mùa thu Paris. Tôi định đến September tôi sẽ bồng Tommy sang Paris để bà dì tôi ở Paris và các bạn tôi thấy cháu. Đúng lúc bà Nhu bảo tôi sang Paris gặp bà, bà còn dặn tôi đem con tôi theo. Bà cho tôi biết nơi gặp và giờ gặp: 10 giờ sáng ở trước Nhà Thờ  Saint Leon, một nhà thờ cách toà nhà của bà không xa, trong Quận 15. Tôi sẽ đứng với con tôi trong xe nôi dưới Tựợng Thánh Joseph.

Bà nói:

“Chúng ta sẽ đi vào công viên, vừa đi vừa nói chuyện. Sẽ rất kín đáo.”

Tôi chờ bà đến 11 giờ. Bà không đến. Khi tôi về nhà bà dì tôi, có tin bà nhắn tôi trong máy điện thoại. Bà phá lệ không nhắn tin của bà. Bà nói bà không đến gặp tôi được vì bà đau. Bà sẽ phone cho tôi sau.

Hôm sau bà phone cho tôi. Bà xin lỗi đã sai hẹn. Lần này bà bảo tôi đến gặp bà ở nhà bà. Tôi đến trước giờ bà hẹn cho tôi gặp, tôi và Tommy chờ bà hơn một giờ đồng hồ ở phòng khách dưới nhà. Bà không cho tôi lên phòng bà. Lần thứ hai bà sai hẹn. Lần thứ hai tôi không giận bà.

CTHĐ: Bà Demery trở về Chicago. Bà và bà Trần Lệ Xuân lại tiếp tục nói chuyện với nhau qua điện thoại. Bà Lệ Xuân nói khi đi khỏi Sài Gòn sang Mỹ giải độc chính quyền và dân Mỹ bà không mang theo tấm ảnh nào của gia đình bà. Bà nhớ căn phòng ngủ của bà. Bà Demery liên lạc với nhân viên Thư Viện Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Bà xin được tấm ảnh bà Phó Tổng Thống Johnson – năm 1961 theo Phó Tổng Thống Johnson đến Sài Gòn – được bà Lệ Xuân tiếp và mời xem những tấm da hổ. Bà Demery gửi tấm ảnh ấy tặng bà Lệ Xuân. Bà Lệ Xuân cảm động vì tấm ảnh.

Ảnh ghi hình bà Lệ Xuân, bà Johnson, bà Smith em gái TT. Kennedy, bà vợ ông Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Bốn bà đứng xem bốn hay năm tấm da hổ đật trên sàn phòng. Nhìn kỹ  thấy ở tấm màn che cuối phòng  có cái đầu anh cà chớn thò ra.  Phòng ngủ của bà Lệ Xuân, bà chủ đang tiếp quốc khách, làm sao có anh cà chớn thập thò sau tấm màn? Ảnh có cái giường ngủ. Không lẽ bà Lệ Xuân bầy thường trực bốn, năm tấm da hổ ngay bên giường ngủ. Không biết có phải những tấm da hổ ấy là da những con hổ do ông Ngô Đình Nhu bắn được hay mua làm collection.  Những năm 1960 ông Nhu thường vào rừng săn cọp.

Khi bà Dân biểu Trần Lệ Xuân đưa ra Luật Bảo Vệ Gia Đình : Cấm Ly Dị, Cấm có Vợ Bé, dư luận cho rằng bà làm luật ấy để ngăn không cho ông Nguyễn Hữu Châu ly dị bà chị ruột của bà là bà Trần Lệ Chi. Bà Demeri kể bà Lệ Chi có chồng là Luật sư Nguyễn Hữu Châu, con nhà giầu miền Nam, từng làm luật sư phụ tá trong văn phòng của Luật sưTrần Văn Chương ở Hà Nội. Chuyện trước năm 1945.

Bà Lệ Chi sau khi có chồng lại yêu một người Pháp tên là Etienne Oggeri, một chuyên viên săn bắn voi lấy ngà voi nổi tiếng. Bà Lệ Chi muốn ly dị chồng để kết hôn với người tình Oggeri. Bà Lệ Xuân làm Luật Cấm Ly Dị để ngăn bà chị ly dị chồng. Bà Lệ Chi cắt mạch máu cổ tay để tự tử nhưng được cứu sống. Bà Lệ Xuân không lý gì đến sự sống chết của bà chị. Luật sư Nguyễn Hữu Châu là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng chính phủ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Sau khi ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống, ông NH Châu từ chức, sang Pháp và qua đời ở Pháp.  Bà Demeri kể về sau bà Lệ Chi kết hôn với ông Oggeri, hai người sang sống ở Hoa Kỳ.

                               Bà Trần Lệ Chi
Bà Trần Lệ Chi

Finding The Dragon Lady. Chương 16. Trang 213 đến trang 225.

Bà Nhu và cô con lần lữa ở lại California sau ngày xẩy ra cuộc đảo chính. Ba người con của bà đã được đưa từ Sài Gòn đến Roma nhưng bà Nhu vẫn chưa thể sang đó với các con bà. Bà không sao chấp nhận cái tin Tổng Thống  NĐ Diệm và ông chồng bà đã chết, và chuyện nay mấy ông quân nhân đã nắm chính quyền Nam Việt Nam. Bà Nhu hy vọng chuyện Tổng Thống và ông chồng bà bị giết là do ông NĐ Nhu đặt ra để lừa đám đảo chính. Khi thấy ảnh TT NĐ Diệm và ông NĐ Nhu bị bắn chết bà Nhu vẫn không tin đó là ảnh thật.
Ngày 5 Tháng 11, 4 ngày sau cuộc đảo chính, bà NĐ Nhu mở cuộc họp báo trong một căn phòng khách sạn Beverly Wilshire. Bà mang kính đen, một chuỗi ngọc trai ở cổ, mặc áo dài Việt Nam đen. Bà nghẹn ngào khi bà đọc bản tuyên bố bà đã viết sẵn. trong bản tuyên bố này có câu :

Whoever has the Americans as allies does not need any enemies.”
- Bất cứ ai có người Mỹ là đồng minh sẽ không cần có kẻ thù.

Bà cáo buộc Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính. Bàn tay nắm chặt tờ giấy lau nước mắt, bà lấy đủ nghị lực để nói lên lời tiên đoán:

“I can predict to you all that the story in Vietnam is only at its beginning.”
Tôi có thể nói trước với các vị chuyện về Việt Nam chỉ mới bắt đầu.
(.. .. .. )

Bà Nhu bị bối rối về chuyện tiền bạc. Tiền căn phòng của bà ở  khách sạn là 98 đô-la một ngày. Nhật báo New York Times loan tin bà Nhu đến Hoa Kỳ với số tiền mặt 5.000 đôla, để chi dùng cho 3 tuần lễ bà dự định sẽ ở Hoa Kỳ. Dư luận đã thổi phồng quá đáng số của cải của ông bà NĐ Nhu. Ông bà Nhu không có tiền, không có nhà ở ngoại quốc. Ông Allen Chase, một nhà tài chính, có nhà ở Los Angeles, mời bà Nhu đến ở. Bà Nhu và Lệ Thủy đến. Ông bà Chase nhường phòng ngủ chính cho mẹ con bà khách, ông bà sang ngủ ở phòng ngủ dành cho khách.

Tạp chí National Review loan tin trong thời gian này có một số người Mỹ đến gặp bà Nhu để tính chuyện bà viết Hồi Ký, chuyện làm phim cuộc đời bà. Nhưng mọi việc đều quá sớm. Bà Nhu phải rời Hoa Kỳ để sang Roma. Số tiền bà không trả Khách sạn Beverly Wilshire là 1.000 đô-la.

Ở phi trường Los Angeles, trước khi cùng Lệ Thủy lên phi cơ, bà Nhu đọc một bản tuyên bố dài. Trong bản văn này có câu:

“Judas bán Chúa Cứu Thế lấy ba mươi đồng tiền bạc, anh em Ngô Tổng Thống bị bán với giá vài đô-la.”
Lời tiên đoán “Chuyện về Việt Nam mới chỉ bắt đầu..” - 

Bà Nhu nói trước khi rời Hoa Kỳ cũng đúng. Chỉ ba tuần lễ sau ngày TT. Ngô Đình Diệm bị giết, TT. John F. Kennedy bị bắn chết.

Ngày 24 tháng 11, 1963, từ Roma, bà Nhu gửi một điện tín chia buồn đến bà Jacqueline Kennedy. Trong điện văn, bà Nhu bầy tỏ cảm tình với bà Kennedy và các con của bà. Nhưng bà Nhu cũng không thể không gửi vào điện văn một lời cay đắng: Bà đã phải chịu nỗi đau mất chồng trước bà Kennedy.

“I sympathize the more for I understand that that ordeal might seem to you more unbearable because of your habitually well-shelterd life.” In other words, now you see how it feels.”


Bà Trần Lệ Xuân cho bà Johnson, bà em TT. Kennedy và bà Phu nhân Đại Sứ Mỹ xem những tấm da hổ.