Trọng Đạt
Sơ lược tình hình
Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19- 8-1945 .
Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội.
Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội.
Thực dân Pháp trở lại Đông Dương, họ theo chân quân Anh tới giải giới quân Nhật, 300 người lính đầu tiên tới Tân Sơn Nhất ngày 11-9, sau họ đưa thêm nhiều quân sang chiếm các tỉnh dưới vĩ tuyến 16. Từ giữa tháng 10-1945 tới đầu tháng 2-1946 quân Pháp đã bình định được miền nam VN, chiếm lại được Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Ninh, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Long Xuyên, Châu Đốc, Cà Mâu….
Trong thời gian này họ đã đưa vào 50,000 quân tham chiến, 7,425 xe cộ đủ loại , 21,000 tấn quân nhu, tổng kết Pháp có 630 người chết và mất tích, 1,037 người bị thương. (1)
Đầu năm 1946, Pháp bắt đầu thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh để được ra miền bắc VN thay thế quân Tầu giải giới Nhật. Sau đó thương thuyết với Việt Minh.
Đầu tháng 3-1946, Tướng Leclerc cho đổ bộ lên Hải Phòng. Việt Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV. Họ mượn tay Pháp để đuổi Tầu về nước và củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS. Theo tờ tường trình của Tướng Leclerc gửi chính phủ Pháp ngày 27-3-1946 thì tính tới cuối năm, VM đã thủ tiêu, giết hại tổng cộng khoảng 50,000 người.
Trước đây Việt minh được Mỹ giúp súng đạn chống Nhật, khi Nhật đầu hàng họ giao lại nhiều vũ khi và huấn luyện cho VM, ngoài ra VM cũng mua súng lậu của Tầu.
Ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, toàn quốc kháng chiến bùng nổ mở đầu cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ ba mươi năm núi xương sông máu.
Việt Minh yếu thế rút vào hậu phương. Quân Pháp tại phía trên vĩ tuyến 16 có hơn một sư đoàn không đủ để bình định hết miền Bắc mà chỉ đủ giữ các thành phố. Từ 1947-1949 Pháp mở những cuộc hành quân tiêu diệt chủ lực quân VM nhưng họ lẩn tránh để bảo toàn lực lượng, tổng cộng khoảng 40,000 người. (2)
Người lãnh đạo quân sự của cuộc kháng chiến là Võ Nguyên Giáp, ông ta không học qua trường võ bị nào, tháng 1-1948 được Hồ Chí Minh phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội. Tài liệu phía CSVN (3) nói ông đã tham gia, chỉ huy trực tiếp, gián tiếp hầu như tất cả các mặt trận, chiến dịch trong cả ba cuộc chiến tranh VN: Từ trận Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ, cho tới Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc chiến 1975, cuộc chiến biên giới Việt Hoa 1979-1980. Võ Nguyên Giáp mất ngày 4-10-2013, thọ 102 tuổi.
Sau khi chiếm trọn vẹn nước Tầu, Trung Cộng tiến tới biên giới Bắc Việt tháng 11-1949 là lúc chấm dứt chương một của cuộc chiến tranh Đông Dương và nó đã quyết định số phận của người Pháp, không hy vọng gì chiến thắng.
Chẳng bao lâu, Việt Minh được Trung Cộng huấn luyện tại biên giới, họ thành lập nhiều trung đoàn chính qui võ trang đầy đủ, thành lập trung đoàn pháo. Sau gần một năm được huấn luyện, Võ Nguyên Giáp cho rằng họ đủ sức sẵn sàng chiến đấu với Pháp. Đầu tháng 10-1950 Giáp tấn công các đồn biên giới, Pháp mặc dù có tới 10,000 người nhưng cách trung ương (Hà Nội) 300 dặm.
Từ giữa và cuối 1949, Trung Cộng thắng thế tại Hoa lục, tình hình biến chuyển, chính phủ Pháp cử Tướng Revers sang Đông dương nghiên cứu tình hình, ông đề nghị rút bỏ Cao bằng. Nếu thực hiện cuối 1949 thì thuận lợi nhưng vì để tới gần cuối 1950 mới cho rút nên đã bị thảm bại. Tại đây Võ Nguyên Giáp đã đánh thắng Pháp một trận lớn mà họ gọi là chiến thắng Cao Bắc lạng.
Trận đánh kéo dài từ từ 29-9 tới 7-10-1950, toàn bộ quân Pháp triệt thoái gồm 7,000 người. Đại tá Charton chỉ huy đạo quân rút khỏi Cao Bằng về Đông Khê nhưng lại bị VM chiếm. Đại tá Le Page chỉ huy một lực lượng khoảng 5 tiểu đoàn để tái chiếm Đông Khê. Cả hai cánh quân bị một lực lượng lớn của VM khoảng 30 tiểu đoàn chận đánh tan nát.
Tổng cộng Pháp mất hai liên đoàn phải bỏ Lạng Sơn. Trận đánh rung động cả nước Pháp, người ta không ngờ Việt Minh mạnh như thế. Về nhân mạng thiệt hại trên 7,000 người vừa bị giết vừa mất tích, mất 13 khẩu đại bác 105 ly, 125 súng cối, gần 480 xe cộ, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1,200 trung liên và trên 8,000 súng trường. Số vũ khí này VM có thể trang bị cho 5 trung đoàn bộ binh hoặc cả một sư đoàn. (4)
Tháng 1-1951 Pháp không kiểm soát được toàn miền Bắc cho tới bắc sông Hồng, nay chỉ giữ được châu thổ sông Hồng. Võ Nguyên Giáp lấn tới, các đơn vị du kích trong thời gian 1946-1949 nay thành tiểu đoàn, trung đoàn và cuối cùng thành các sư đoàn. Năm 1950 năm sư đoàn đầu tiên được thành lập: 304, 318, 312, 316, 320, sau đó sư đoàn 351 vũ khí nặng theo lối sư đoàn pháo của Nga gồm hai trung đoàn pháo và một trung đoàn công binh chiến đấu, Việt Minh sẵn sàng tống khứ pháp xuống biển.
Năm 1950 Võ Nguyên Giáp nghiên cứu đưa ra kế hoạch ba giai đoạn:
Thứ nhất rút về chiến khu để huấn luyện, thứ hai tấn công các đồn bót Pháp, thứ ba giai đoạn cuối, tổng tấn công, ông ta nói:
“Địch sẽ dần dần chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Cuộc tấn công chớp nhoáng (của Pháp) sẽ thành cuộc chiến kéo dài. Địch sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, chúng sẽ kéo dài chiến tranh để thắng, ngoài ra chúng không có điều kiện tâm lý chính trị để chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài” (5)
Võ Nguyên Giáp biết rõ tinh thần người dân tại Pháp và cũng biết Mỹ do dự, ông nghĩ cần thanh toán Pháp sớm trước khi Mỹ viện trợ ồ ạt. Giáp nhận định:
“Chiến lược giai đoạn ba là tổng tấn công, tấn công liên tục cho tới khi quét sạch quân thù ra khỏi Đông Dương, trong giai đoạn một và hai là đánh tiêu hao địch nay phải đánh tiêu diệt địch, mọi chiến địch quân sự giai đoạn ba nhằm mục đích tiêu diệt quân Pháp….
….trong giai đoạn này vận động chiến là chính, du kích chiên hay trận địa chiến là phụ”. (6)
….trong giai đoạn này vận động chiến là chính, du kích chiên hay trận địa chiến là phụ”. (6)
Các trận đánh lớn năm 1951
Say men chiến thắng Cao Bắc Lạng, tháng giêng năm 1951, Giáp cho rằng Việt Minh đã đủ sức tấn công Pháp ban ngày tại đồng bằng trong các trận Vĩnh Yên, Mạo Khê, Bờ sông Đáy. Lần này ông đụng trận với một dũng tướng mới được chính phủ Pháp cử sang.
Trận Vĩnh Yên
Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, ngày 7-12-1950 chính phủ Pháp hốt hoảng cử Tướng De Lattre De Tassigny sang Đông Dương, vào lúc này người Pháp đang mất tinh thần. Ông vừa làm Cao ủy (xưa gọi là toàn quyền) vừa giữ chức Tư lệnh quân viễn chinh, lần đầu tiên một Tướng lãnh chỉ huy cả dân sự và quân sự. De Lattre tới Đông Dương ngày 17-12-1950 để cứu vãn tình thế và cũng để rửa hận cho trận thảm bại nhục nhã Cao -Bắc- Lạng cách đây hai tháng.(7)
Tân Tư lệnh dám quyết định những việc mà các Tư lệnh trước không ai dám làm như tập trung xử dụng những người dân sự Pháp để đảm nhiệm canh phòng thay thế cho người lính để ra trận.
Sau trận đại thắng Cao Bằng mới đây, Việt Minh thừa thắng sông lên đem binh về “lấy nốt Thăng Long”. Ngày 10-1-1951 Võ Nguyên Giáp đưa hai sư đoàn 308, 312 chuẩn bị một cuộc tấn công lớn tại Vĩnh Yên gần Hà Nội và Châu thổ Bắc Việt. Việt Minh giải truyền đơn “Bác Hồ về Hà Nội ăn Tết”, tình báo Pháp đã biết VM tập trung quân ở đâu và mục tiêu chọn vào ngày nào.
Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Pháp được đánh một trận diện địa chuẩn bị trước. Võ Nguyên Giáp được cố vấn Tầu dậy cho lối đánh biển người, đẩy thanh niên vào tử địa. Trận đánh diễn ra tại một vùng đồi trọc chiều ngang 12 km, dọc 10 km, phía Bắc tỉnh lỵ Vĩnh Yên. VM tập trung quân tại vùng núi Tam Đảo, lực lượng gồm 2 sư đoàn 308, 312; Pháp có hai liên đoàn: liên đoàn bắc phi của Đại tá Edon, liên đoàn 3 của Đại tá Vanuxem đóng tại các đồn phía Tây để ngăn chận VM.
Ngày 13-1 Giáp cho tấn công chia cắt hai liên đoàn Pháp, Võ Nguyên Giáp gần hoàn thành lời hứa, Hà Nội mất tinh thần, báo chí Paris đăng tin Hà Nội sắp mất.
De Lattre bèn đích thân chỉ huy trận đánh. Ngày 14-1-1951 ông bay tới Vĩnh Yên, cho trưng dụng tất cả máy bay chở quân trừ bị từ miền nam VN ra Bắc, và cho tiếp tế từ Hà Nội và từ miền Bắc. De Lattre lệnh cho cho hai lữ đoàn chiếm các ngọn đồi phía bắc Vĩnh Yên. Ngày 16-1 lúc 15 giờ Pháp chiếm lại đồi 101, 210, lúc 17 giờ sư đoàn 308 tập trung tấn công mạnh, lần đầu tiên quân Pháp đối diện với trận đánh biển người.
VM xung phong biển người hết lớp này đến lớp khác cùng với yểm trợ của súng cối, hai bên đã trộn trấu. De Lattre quyết định thật táo bạo, ông huy động hàng trăm máy bay oanh tạc cơ và vận tải ném bom napalm. Đây là trận oanh tạc lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương, lửa cháy ngút trời giết hại đối phương và hy sinh cả binh sĩ của Pháp.
Với lối đánh táo bạo, dũng mãnh, De Lattre đánh cho Võ Nguyên Giáp và các cố vấn Tầu tả tơi, VM bị thiệt hại nặng, 6,000 bị giết, bị thương 8,000, 500 bị bắt làm tù binh, Pháp tổn thất một nửa.
VM đánh trộn trấu tưởng là Pháp sẽ không dám pháo hay oanh tạc nhưng không ngờ De Lattre táo bạo, thí quân cả hai bên. De Lattre tung vào trận địa các đơn vị trừ bị trưa 17-1 và cho ném bom napalm đã đẩy lui những đợt tấn công cuối cùng của VM.
De Lattre đã cứu được Vĩnh Yên và Hà Nội, ông cho tổ chức duyệt binh tại Hà Nội để trấn an dân chúng. (8)
Võ Nguyện Giáp thất bại nặng ở Vĩnh Yên, ngày 23-1 ông ta nhận sai lầm, cũng lên án các chiến binh thiếu can đảm, hèn nhát và ca ngợi dân công đã mang tới mặt trận 5,000 tấn thực phẩm, súng đạn. (9)
Trận Mạo Khê
Mặc dù mới thua một trận lớn, tháng 3-1951 Võ Nguyện Giáp lại mở trận tấn công định chiếm vùng núi Đông Triều ở Tây Bắc Hải Phòng, trận đánh đe dọa Hải Phòng. Phía Pháp có ba căn cứ bảo vệ khu quân sự Mạo Khê: Một đồn trên đồi mỏ Mạo Khê, một đơn vị chiên xa đóng tại khu phố Mạo Khê, một đại đội đóng tại nhà thờ Mạo Khê, tổng cộng 400 người.
Mặc dù mới thua một trận lớn, tháng 3-1951 Võ Nguyện Giáp lại mở trận tấn công định chiếm vùng núi Đông Triều ở Tây Bắc Hải Phòng, trận đánh đe dọa Hải Phòng. Phía Pháp có ba căn cứ bảo vệ khu quân sự Mạo Khê: Một đồn trên đồi mỏ Mạo Khê, một đơn vị chiên xa đóng tại khu phố Mạo Khê, một đại đội đóng tại nhà thờ Mạo Khê, tổng cộng 400 người.
Phía VM gồm sư đoàn 308, 312, 316, đêm 23-3 họ tấn công hạ 7 đồn dọc theo tỉnh lộ 18, đêm 26-3 De Lattre tiên đoán VM sẽ tấn công đồn Mạo Khê ông cho huy động gửi 3 tiểu đoàn tới, cho hải đoàn xung phong vào sông Bạch đằng yểm trợ hải pháo. Một giờ khuya 27-3 VM pháo kích, tấn công đồn mỏ Mạo Khê, sau nhiều đợt tấn công nhưng binh sĩ trong đồn chống cự và đẩy lui các đợt xung phong.
Mười giờ sáng VM tấn công đồn và cả khu nhà thờ Mạo khê, quân Pháp có máy bay và hải quân yểm trợ nhưng VM rất đông, một máy bay Hellcat bị bắn hạ. Tối 27-3, VM mở cuộc tấn công chót vào đồn và khu phố Mạo khê, phá hủy ba chiến xa Pháp. Sáu giờ sáng VM rút lui và không chiếm được mục tiêu.
Phía VM có 500 người bị giết, Pháp khoảng 200, đây là trận thứ hai của VM đánh vào đồng bằng nhưng thất bại, De Lattre coi đây là chiến thắng quan trọng, ông tânTư lệnh sang Đông dương từ đầu năm 1951 tới nay được gần nửa năm đã phải đương đầu với hai trận lớn của VM. Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, quân Pháp mất tinh thần nhưng De Lattre với chiến thuật táo bạo, dũng mãnh đã chuyển bại thành thắng nâng cao tinh thần chiến đấu quân sĩ. De Lattre cho lập phòng tuyến bảo vệ châu thổ BV, chuyển bớt các đơn vị đóng đồn không cần thiết thành những đơn vị lưu động. (10)
Trận Bờ sông Đáy
Đây là trận qui mô được Võ Nguyện Giáp chuẩn bị chu đáo, phía VM đưa vào ba sư đoàn 304, 308 và 320, Pháp cũng huy động lực lượng lớn gồm: 3 liên đoàn lưu động, một liên đoàn thiết giáp, hai tiểu đoàn nhẩy dù, 3 hải đoàn, 4 tiểu đoàn pháo, 30 chiến đấu cơ. Một trận đánh kéo dài 26 ngày trên một chiến tuyến dài 80km gồm nhiều giai doạn. Sư đoàn 308 đánh Ninh Bình, sư đoàn 304 đánh Phủ lý, sư đoàn 320 đánh vào giáo khu Phát Diệm phía nam Ninh Bình.
Gồm có 4 trận:
1- Ninh Bình (29-5 tới 30-5)
2- Yên cư Hạ (4-6 tới 18-6)
3- Phát Diệm (8-6 tới 9-6)
4- Đông bắc Phủ lý (20-6 tới 23-6)
Tại trận Ninh bình VM để lại 350 xác chết , 153 súng trường, 40 tiểu liên, 12 trung liên, 2 đại liên, 9 súng cối. Phía người Pháp chết và bị thương 1,000 người, nhiều đại bác bị phá hủy, các tầu chiến bị hư hại, con trai De Lattre tử trận tại đây.
Trận Yên Cư Hạ từ 4-6 tới 18-6-1951, đây là một đồn kiên cố, xây bằng bê tông, có hàng rào kẽm gai. Tại trận này VM chết 200 người, hai đại đội Pháp giữ đồn chỉ còn vài chục người sống sót.
Trận Phát Diệm từ 8-6 tới 9-6. Sư đoàn 320 vào giáo khu Phát Diệm, uy hiếp tinh thần, phô trương lực lượng.
Trận Đông Bắc Phủ lý từ 20-6 tới 23-6. Trận phản công qui mô của Pháp vào vùng Phủ lý, Ninh bình, VM bị thiệt hại rất nhiều
Qua các trận đánh thấy VM chưa thể thắng ở đồng bằng nhưng địch đã mạnh hơn trước. Hai bên tổn thất nặng. Pháp huy động nhanh các lực lượng tiếp viện hải, không quân.
Trận Hòa Bình
Tháng 9-1951, De Lattre chuẩn bị đánh Thanh Hóa nhưng đoàn tầu chở quân gặp bão nên phải quay về. De Lattre đổi ý cho đánh chiếm Hòa Bình, ông huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiếu đoàn nhẩy dù, 2 liên đoàn thiết giáp , 7 tiểu đoàn pháo binh , 2 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn xung phong . Cuộc hành quân Hòa Bình ngày 9-11-1951 gồm 3 lực lượng và chiếm tỉnh dễ dàng. VM huy động các sư đoàn 304, 308, 312 tới mặt trận.
Đầu tháng 12 VM gây áp lực quanh Hòa Bình qua trận Tu Vũ, Xóm Phèo, họ chiếm được đồn nhưng bị thiệt hại nặng , VM phục kích đoàn tầu trên sông và bộ binh Pháp trên đường số 6, tại trận Xóm Phèo VM thiệt hại nhiều.
Tháng 9-1951, De Lattre chuẩn bị đánh Thanh Hóa nhưng đoàn tầu chở quân gặp bão nên phải quay về. De Lattre đổi ý cho đánh chiếm Hòa Bình, ông huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiếu đoàn nhẩy dù, 2 liên đoàn thiết giáp , 7 tiểu đoàn pháo binh , 2 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn xung phong . Cuộc hành quân Hòa Bình ngày 9-11-1951 gồm 3 lực lượng và chiếm tỉnh dễ dàng. VM huy động các sư đoàn 304, 308, 312 tới mặt trận.
Đầu tháng 12 VM gây áp lực quanh Hòa Bình qua trận Tu Vũ, Xóm Phèo, họ chiếm được đồn nhưng bị thiệt hại nặng , VM phục kích đoàn tầu trên sông và bộ binh Pháp trên đường số 6, tại trận Xóm Phèo VM thiệt hại nhiều.
Salan thay thế De Lattre tháng 1-1952 cho rút khỏi Hòa Bình, chiếm Hòa Bình bất lợi vì địch có cao xạ bắn chính xác những máy bay hạ cánh, phục kích đoàn tầu. Binh lính hay bị sốt rét, chiến trường rừng núi không thích hợp với Pháp. Ngày 22-2-1952 bắt đầu rút, giữ Hòa Bình bất lợi, bị tiêu hao lực lượng rút để lo bảo vệ đồng bằng, tới 24-2 cuộc triệt thoái coi như chấm dứt. (11)
Kết luận
De Lattre bị bệnh nặng phải đưa về Pháp, ông mất tháng 1-1952 thọ 63 tuổi, đúng một năm sau khi sang phục vụ tại Đông Dương, lễ quốc táng được cử hành trọng thể tại Ba Lê được coi là lớn nhất kể từ năm 1929. Ông đã đưa tinh thần quân Pháp lên cao, đã đánh bại Võ Nguyện Giáp và các cố vấn Tầu nhiều trận, gây thiệt hại nặng nề cho VM, nếu de Lattre còn sống cuộc chiến Đông Dương có triển vọng nhiều thay đổi.
De Lattre lập phòng tuyến quanh vùng châu thổ Bắc Việt để ngăn cách đồng bằng với rừng núi miền Bắc sau trận Vĩnh Yên, bắt đầu cho xây cất từ tháng 2-1951 gọi là phòng tuyến de Lattre (ligne de Lattre) gồm hàng nghìn pháo đài kiên cố bằng bê tông. Tướng Navarre năm 1956 đã nhận xét phòng tuyến quá tốn kém nhưng không có lợi ích gì, nó không thể đẩy lui được các cuộc tấn công lớn của VM, không ngăn cản được địch ra vào. (12)
De Lattre bành trướng quân lực, nâng Quân đoàn viễn chinh từ 143,000 lên 189,000 trong đó 121,000 là người Pháp, Bắc Phi, Lê Dương còn lại 68,000 là VN. Ông đã thuyết phục được người Mỹ viện trợ cho Pháp tại Đông Dương, đã xin được tăng viện binh từ Ba Lê và trích bớt các đơn vị đóng đồn để thành lập quân lưu động.
De Lattre thành công vận động Ba Lê cho tăng quân, đánh bại các cuộc tấn công lớn của VM, nhờ quyết tâm theo đuổi chiến tranh ông giành được cảm tình của Mỹ để được viện trợ. (13)
Navarre cũng đánh giá cao thành công của de Lattre: Ông đã xin được chính phủ Pháp tăng viện, thành lập được bốn liên đoàn lưu động mới, chỉ trong vài tuần de Lattre đã tạo cho lực lượng tại Bắc Kỳ có khả năng chiến đấu ngang hàng với Quân đoàn chiến đấu Việt Minh (5 sư đoàn). Hai trận tấn công lớn, một hướng về Hà Nội (trận Vĩnh Yên) và một vào Hải Phòng (trận Mạo Khê) đều đã bị đẩy lui (14). Ông kết luận sự ra đi của Thống chế de Lattre đã mở ra một giai đoạn chiến tranh ngày càng trở nên tồi tệ trong tất cả mọi lãnh vực.
Vừa đặt chân tới Bắc Kỳ de Lattre đã phải đối đầu với nhiều trận đánh biển người, ông đã chuyển bại thành thắng, khiến Pháp lấy lại tinh thần. Một dũng tướng đầy thao lược nhưng mới chỉ huy được gần một năm thì mất, đó là điều thật đáng tiếc.
Salan, Navarre, hai Tướng Tư lệnh kế vị khả năng không bằng de Lattre. Cùng với sự chán nản mệt mỏi của người dân và chính phủ Pháp cuộc chiến đã kết thúc bi thảm ngay trong 1954.
Trọng Đạt
Chú thích:
(1) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM
VNCH trang 95, 96.
(2) Bernard Fall, Street Without Joy trang 28
(3) Wikipedia VN, Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
(4) Quân sử 4 trang 124, Street Without Joy trang 33
(5) Street Without Joy trang 34
(6) Sách kể trên trang 35
(7) Sách trên, trang 36
(8) Quân sử 125, Street Without Joy trang 37-40
(9) Street Without Joy trang 40
(10) Quân Sử trang 131-133
(11) Sách kể trên trang 133-139
(12) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 22
(13) Quân sử trang 54
(14) Agonie de l’Indochine trang 21
(1) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM
VNCH trang 95, 96.
(2) Bernard Fall, Street Without Joy trang 28
(3) Wikipedia VN, Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
(4) Quân sử 4 trang 124, Street Without Joy trang 33
(5) Street Without Joy trang 34
(6) Sách kể trên trang 35
(7) Sách trên, trang 36
(8) Quân sử 125, Street Without Joy trang 37-40
(9) Street Without Joy trang 40
(10) Quân Sử trang 131-133
(11) Sách kể trên trang 133-139
(12) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 22
(13) Quân sử trang 54
(14) Agonie de l’Indochine trang 21