28 tháng 1, 2015

Chuyện Hoàng Đế Bokassa

Hà Bắc
Trường hợp ‘’công chúa lọ lem’’ người Việt thì là do tình nguyện. Cô tên Martine.Cô này sau bị phát hiện là ‘’công chúa’’ giả do bọn buôn người lèo lái gán thế vào phút chót. Báo chí ở Pháp làm rùm beng chuyện này và lợi dụng dịp ấy gán cho Bokassa một biệt danh mai mỉa là ‘’tên yêu tinh của Trung Phi’’. Để đáp lại, Bokassa đã không đuổi công chúa giả về nước mà chấp nhận làm con nuôi để chứng tỏ lòng quảng đại và chính sách nhân đạo của mình. Nghe đâu cô này ban ngày làm con, ban đêm lại đóng vai trò khác hẳn!?

Hoàng Đế  Jean-Bedel Bokassa. Photo courtesy: en.wikipedia.org

- Cái tên ‘’Bokassa’’ chỉ dính líu đến chiến tranh Việt Nam qua sự kiện ‘’Công chúa lọ lem’’ hồi cuối thập niên 1960 mặc dù bản thân Bokassa đã thực sự chiến đãu trong hàng ngũ quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương hồi cuối thập niên 1940 như một anh lính Lê Dương (Legion) vô danh tiểu tốt. Nhưng Bokassa là ai?
Tên họ ông ta là Jean-Bedel Bokassa, con một  xã trưởng thời Pháp thuộc. Cha ông bị người Pháp giết ngay trước đồn cảnh sát M’Baiki vì chống Pháp. Mẹ ông tự tử chết không lâu sau đó vì tuyệt vọng. Lúc đó ông ta mớI 6 tuổi. . Ông ta được rửa tội năm 1950 tại Fréjus là nơi đóng quân của đơn vị viễn chinh. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lại rửa tội cho ông ta một lần nữa ngày 30/7/1970 mà ông ta tự xưng là môn đệ thứ 13. Ông ta cầm quyền từ 1966 đến 1976 với tư cách là Tổng Thống; xưng ‘’vương’’ ngày 4/12/1976 và bị lật đổ ngày 20/9/1979 bởi người Pháp sau những biến động do sinh viên học sinh gây ra. Ông chết ngày 3/11/1996 tại Berengo không đồng xu dính túi.
Vài năm trước khi chết, ông vẫn còn mặc bộ quân phục ‘’Thống Chế Cộng Hòa’’ với bảy hàng huy chương, huy hiệu thời Nã Phá Luân. Trong tay luôn cầm cây gậy lệnh mà ông gọi là ‘’canne de justice’’ đầu bọc ngà. Trong phòng luôn có cây thánh giá đặt trên phiến đá lấy từ rặng núi Alpine và một quyển Kinh Thánh cũng do ĐGH Phaolô VI tặng ngày 30/7/1970 trong một chuyến công du đến La Mã. Ông ta có tất cả 13 quyển Kinh Thánh. Thời gian ở tù sau khi bị lật đổ, ông ta được đem quyển sách này theo, tài sản duy nhất của một ‘’hoàng đế’’ thất sủng và bộ đồ tù màu trắng mà ông ta cho là xuất phát từ Jerusalem. Trên cổ ông cũng có một dây chuyền với thánh giá nhỏ.
Trong thời gian cầm quyền, ông ta có nhiều kim cương vàng bạc quí, đặc biệt là hai hột xoàn chưa tinh luyện rất lớn. Bokassa dùng hột xoàn để mua chuộc hầu hết các chính trị gia mà ông ta cần, trong đó có Tổng Thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing mà ông tố cáo đã đứng sau cuộc đảo chính lật đổ ông và ‘’cuỗm’’ mất hoàng hậu Cathérine của ông! Bokassa đặt tên cho mọi nơi ở thủ đô Bengui nước Cộng Hòa Trung Phi này với tên mình như Palais des Sports Jean-Bedel Bokassa ở Bokassa Avenue tọa lạc cạnh Jean-Bedel Bokassa Université ..vv.. Ông ta làm chủ nhiều ‘’dinh Tổng Thống’’ (tựa Saddam Hussein) như Villa Kolongo, Berengo ... nhưng khác là trong đó có cả nhà hàng ăn công cộng và hãng dệt vải xuất cảng. Đề cập về chuyện này, ông ta tự cho mình là ‘’đệ nhất nông dân và đệ nhất thương gia của nước Cộng Hòa’’! 
Ngoài các dinh này còn có các trang trại nuôi gia súc, nhà riêng, nhà nghỉ mát với nhiều bàn ghế tủ nhái theo kiểu đồ cổ thời Louis XIV và Victoria dành để tiếp khách. Ngoài ra, Bokassa còn làm chủ nhiều bất động sản ở Pháp như Château de Villemorant ở Saint Louis Chavanon, Château Handicourt de La Cottencière ở ngoại ô thủ đô Paris, một lâu đài ở Mezy sur Seine, một lâu đài ở thành Nice và một nhà hàng khách sạn Le Montagne ở Romorantin. 
Và dĩ nhiên, bên cạnh các bất động sản là các ‘’động sản’’ như đá quý và nhiều ‘’vợ bé’’ (nguyên văn lời của Bokassa gọi họ) như vũ nữ Martine N’Douta ngườI Lỗ-ma-ni tóc vàng, kẻ vẫn thường ganh tỵ với các vợ bé người Gabon và Việt, ngườI Tunisie, Pháp, Bỉ, Lybie, Cameroon, Đức, Thụy Điển, Zaire, Tàu. Các vợ bé này phần lớn đều bị các nhà độc tài sở tại cưỡng bức bán hoặc tặng cho Bokassa sau mỗi chuyến công du của y. Chẳng hạn cô người Tàu là ‘’quà tặng’’ của Tưởng Giới Thạch. Cô Joelle người Gabon gặp ở phi trường Libreville, một khách trong phái đoàn của nhà nước sở tại ra nghênh đón y. Bokassa gặp cô Joelle và dặn chờ ông ta đừng dời đi đâu rồi đến tìm TT. Omar Bongo của xứ này để ‘’xin’’ về. Sau 15 phút chờ đợi, sĩ quan cận vệ của Omar nghe Bokassa nói ‘’lúc nãy tôi đến với tư cách quốc khách, bây giờ tôi trở lại phi trường với tư cách riêng để cưới một trong các công dân của anh làm vợ’’! Bokassa gặp vũ nữ tóc vàng Gabriela Brimba ở một vũ trường của thủ đô Bucharest và hỏi ‘’cưới’’ nhưng bị từ khước. Mãy tuần sau cô ta đã bị chở đến Bangui vì tên độc tài Nicholae Ceausescu đã ‘’tặng’’ cô cho đồng minh Bokassa. Sau khi các chế độ Cộng sản ở Đông Âu sụp đổ và tên độc tài thành Bucharest bị xử bắn cùng vợ hắn, Brimba đã trở về cố quốc, bỏ lại đứa con gái Anne de Berengo có với Bokassa ở lại Bungui có lẽ để quên quá khứ!?
Trường hợp ‘’công chúa lọ lem’’ người Việt thì là do tình nguyện. Cô tên Martine (có lẽ Bokassa thích đặt tên này. Người con trai được ông ta ưa thích nhất có cái tên hiệu dài kiểu cung đình Âu châu là hoàng tử Saint Jean de Bokassa de Berengo de Boubangui de Centrafrique) Nguyễn. Cô này sau bị phát hiện là ‘’công chúa’’ giả do bọn buôn người lèo lái gán thế vào phút chót. Báo chí ở Pháp làm rùm beng chuyện này và lợi dụng dịp ấy gán cho Bokassa một biệt danh mai mỉa là ‘’tên yêu tinh của Trung Phi’’. Để đáp lại, Bokassa đã không đuổi công chúa giả về nước mà chấp nhận làm con nuôi để chứng tỏ lòng quảng đại và chính sách nhân đạo của mình. Nghe đâu cô này ban ngày làm con, ban đêm lại đóng vai trò khác hẳn!? Chẳng bao lâu sau, người Pháp với sự trợ giúp của chính phủ VNCH qua nhật báo Trắng Đen đã tìm ra ‘công chúa lọ lem’’ thật đang làm công nhân tại một hãng sản xuất xi măng ở quận IV Sài Gòn. Cả hai cô đó cư ngụ tại Sài Gòn vào thời điểm ấy. Sau đó cô Martine Nguyễn ‘’thật’’ cùng mẹ là người đã ‘’làm vợ’’ tên lính LêDương Bokassa năm 1953 lên đường ‘’về dinh’’! Ở Bengui, số phận đen tối đang chờ đợi họ, cả ba người! Sau khi đã ‘’làm láng’’ cả mẹ lẫn con, Bokassa rao tìm ‘’hoàng tử’’ cho hai cô Martines. Một đám cưới linh đình xa hoa được tổ chức có lễ hôn phối cử hành tại thánh đường chính tòa cho cô Martine thật cưới một bác sĩ với sự có mặt của vài nguyên thủ quốc gia trong đó có TT. Omar Bongo. Anh con rể này sau bị bắn chết bởi quân đảo chính, còn Martine Nguyễn thật sau phải tỵ nạn ở Pháp. Cô hiện làm chủ một nhà hàng thức ăn Việt ở Paris. Còn Martine Nguyễn giả thì cưới một sĩ quan quân đội của Bokassa. Anh chồng sĩ quan này bị cận vệ của Bokassa bắn chết trong một cuộc đảo chính chống chính phủ bất thành; rồi chính cô cũng bị giết một năm sau đó! Ôi số phận kẻ không muốn ‘’làm quỷ nước Nam’’ mà muốn làm ‘’công chúa’’ một tên độc tài Phi châu chẳng có liên hệ huyết thống gì với mình!
Theo dân chúng xứ Trung Phi này kể lại, nhà độc tài Bokassa cai trị dân với bàn tay sắt, chẳng khác gì bọn Hồi giáo Taliban. Ông ta vừa là Tổng Thống suốt đời, kiêm bộ trưởng tư pháp, kiêm bộ trưởng quốc phòng, bộ nội vụ và các bộ khác. Chẳng hạn luật số 29-058 ngày 29/7/1972 qui định: can phạm tội trộm cắp lần đầu bị phạt chặt một tai; lần thứ hai chặt cả hai tai; lần thứ ba chặt một bàn tay. Án sẽ được thi hành trong vòng 24 giờ sau khi tuyên án. Phạm nhân bị thi hành án ngay giữa chợ ở cây số 5. Tổng Thư ký LHQ thời đó là Kurt Waldheim đã phải lên tiếng phản đói việc xử án này. Hậu quả là ông TTK.LHQ bị Bokassa gọi là ‘’côn đồ, thực dân, đế quốc’’. May mà hồi ấy lý lịch Đức Quốc Xã của ông TTK chưa bị phanh phui!
Sau một thập niên cai trị thấy vững vàng, Bokassa tự xưng ‘’Hoàng đế Bokassa đệ Nhất’’. Lễ phong vương được chuẩn bị trong nhiều tháng với chi phí khổng lồ. Tuy nhiên đa số các quốc gia lân cận đồng minh đều nghèo nên chẳng nước nào gởi tiền ủng hộ. Chỉ có nước Pháp tặng 22 triệu đô để mua các thứ sau: sắc phục cho hàng ngàn quan khách, một ngai vàng cao 3,5 mét rộng 5 mét kiểu Nã Phá Luân có viền nạm vàng, 8 con bạch mã Bỉ, một triều thiên nạm vàng và kim cương do nhà kim hoàn nổi tiếng Arthus Bertrand của Pháp thực hiện với hột xoàn lớn có cái đến 8 carat! Ngoài ra còn có 2 bức chân dung Bokassa đệ I vẽ bởi họa sĩ Đức Hans Linus và một dàn nhạc cử hành các bản valse và march triều đình do một nhà soạn nhạc Pháp điều khiển. Có trên 24,000 chai rượu Moet et Chandon và 4,000 chai rượu Château Mouton-Rothschild và Château Lafite-Rothschild, 60 chiếc xe Mercedes được chở từ Tây Đức, dàn quân kỵ mã mặc lễ phục thời TK19 hộ tống long xa. Long hiệu của tân triều đại là ‘’Dignité-Unité-Travail’’ (phẩm giá,nhất thống, lao động)
Tuy nhiên, Bokassa rất buồn bực trong lòng về số lượng các ‘’đồng minh’’ tham dự! Khác với lễ đăng quang vua Haile Selassie của xứ láng giềng Ethiopia hồi năm 1930 với hầu như toàn bộ các quốc trưởng, vua chúa và thân nhân các nước thân hữu đều hiện diện. Đáng kể có anh em trai của vua Edward VIII và George VI của nước Anh, hoàng tử Eugenio di Savoia nước Ý.  Còn lễ đăng quang này của ‘’Bokassa đệ I’’ thiếu vắng hầu hết các đồng minh: Tướng Franco nước Tây Ban Nha, hoàng đế Hirohito của Nhật, vua Shah Reza Pahlavi của Iran, Idi Amin của Uganda (ông này sợ bị tình báo Do Thái bắt cóc như đã xảy ra cho Eichmann), Mobutu Sese Seko xứ Zaire. Ngay cả bạn thân Omar Bongo, người từng tặng gái đẹp cho Bokassa cũng vắng mặt! Trong số 500 quan khách có mặt, đáng kể chỉ có một thân nhân của hoàng tử xứ Liechtenstein là bá tước Emmanuel, Thủ Tướng Seewoosagur Ramgoolam xứ Mauritius mà thôi! Bokassa cho rằng hai bạn thân Mobutu và Amin không đến dự vì ghen tuông! Có thể lắm chứ vì họ chỉ được làm Tổng Thống?!
Về thành tích quân sự, Bokassa khoe đã từng chiến đấu ở Đông Dương và ở Pháp chống Đức Quốc Xã tổng cộng 22 năm trời cho nước Pháp với một huy chương Croix de Guerre, hai Croix de la Résistance, một Légion d’Honneur và tiền hưu bổng. Bokassa định dùng hột xoàn để mua thêm một Croix de Guerre (tương đương Bảo Quốc Huân Chương) nữa nhưng bất thành! Trong các hình chụp chân dung với quân phục Thống Chế, Bokassa thường cầm hai bàn tay hai viên hột hoàn lớn không hiểu để làm gì? Bên cạnh cái gàn dở này còn có màn tự phong mình ‘’Grand Maitre’’ của Hiệp Hội Quốc Tế Sưu Tầm Tem Thư !! Tệ nhất là màn mặc quân phục nhảy dù khóc lóc bù lu bù loa hôm đám tang De Gaule, miệng mếu máo ‘’mon père, mon papa’’ vì Bokassa cho rằng y mồ côi cha nên xem De Gaule như cha để ra vẻ giàu nhân nghĩa. 
Nhưng Bokassa có ngờ đâu chính De Gaule đã từng mỉa mai gọi Bokasa là lính quèn võ biền (le soudard) và tương tự đã hỏi Henry Kissinger ‘’qui est ce Ky?’’ hàm ý ‘’qui est ce qui?’’ để nói về một Nguyễn Cao Kỳ vô danh trong một dạ tiệc ở Pháp (sau vụ này Kỳ về nước tức giận ra lệnh đóng cửa các trường Pháp, bắt đổi tên trường như Jean Jacques Rousseau, Marie Curie sang tên Việt để trả đủa) hoặc tương tự vụ Tướng Von Rundstedt thường gọi móc Hitler là ‘’hạ sĩ’’ quèn! Không giận cá chém thớt như Kỳ, Bokassa đã lợi dụng vụ sinh viên biểu tình chống chính phủ để trả đủa De Gaule bằng cách lên đài phát thanh Radio Bangui tự đề cao mình là ‘’anh hùng năm 1940, anh hùng năm 1958, người giải phóng nước Pháp, người giải phóng Trung Phi không thể bị đe dọa mà phải nắm chính quyền’’ sau khi đã chê De Gaule lén ra khỏi Paris để tránh các cuộc biểu tình chống đối tương tự!
TT Vatican quả có nhờ Bokassa làm trung gian hòa giải một số tranh chấp chính trị chẳng hạn giữa Libya và Ai Cập nhưng cũng đã từ chối cho ‘’Bokassa đệ I’’ làm lễ đăng quang tại nhà thờ chính tòa Bangui. Buồn không thua gì nỗi buồn Omar, Mobutu và Amin! Cứ sau mỗi thất bại trên chính trường, Bokassa đều để tội cho thế giới da trắng đã kỳ thị ông ta; không hiểu Bokassa nghĩ sao khi chính hàng xóm cũng khinh thường mình?
Sau đảo chính 1979, cả chính phủ mới do Thủ Tướng của Bokassa là Ange Felix Patasse cầm đàu lẫn gia đình của Bokassa đều đòi chủ quyền các bất động sản ở Pháp. Bokassa bị chính phủ Thụy Sĩ và tân chính phủ sở tại tịch thu tài sản. Hoàng hậu Catherine sống ở Genève dưới sự bảo vệ của TT Pháp. Bạn thân Gaddafi xứ Libye từ chối cho Bokassa tỵ nạn vì đang phải nuôi báo cô Idi Amin vừa trốn thoát khỏi Uganda sau đảo chính. Chỉ có TT Felix Houphouet Boigny xứ Ivory Coast đành phải chứa chấp Bokassa do áp lực của Pháp. Thật là họa vô đơn chí khi Bokassa bị một tình báo Pháp xí gạt: Bernard Tapie, cựu ca sĩ nhạc Pop, đương kim thương buôn quốc tế, người chưa gặp Bokassa bao giờ đột nhiên đến nơi Bokassa trú ngụ bằng cách đút lót lính gác villa Cocody, đại lộ số 5 ở Abidjan để gặp cựu hoàng Bokassa. Hắn nói dối đã được điện Élysée và Houphouet Boigny chấp thuận để đến gạ Bokassa bán các bất động sản với giá 12,5 triệu quan (không bằng nửa giá trị hiện hữu). Bokassa lúc đầu lưỡng lự, sau đồng ý ký hồi 7 giờ tối hôm ấy để bán gỡ gạc. Vụ mua bán này sau bị tòa án phán quyết bất hợp pháp.
Sau cuộc hành quân ‘’Operation Barracuda’’ đảo chánh lật Bokassa hôm 20/9/1979, các tội ác của Bokassa được phanh phui. Tại Villa Kolongo nơi vợ bé người Lỗ-ma-ni ở, ngoài đống hột xoàn và đồng hồ vàng xa xỉ còn có một viện bảo tàng riêng của Bokassa. Trong một tủ lạnh đông đá lớn ở nhà bếp có vài tá xác người, phần lớn của các lãnh tụ sinh viên tranh đấu chống Bokassa! Dân địa phương khi tìm thấy xương dưới đáy hồ nước trong một dinh của cựu hoàng thì tin rằng ông ta đã ăn thịt ngườI nhưng có kỷ giả chứng kiến cho đó chỉ là xương cừu. Bokassa còn cho một công ty buôn ngà của Tây-ban-nha tên La Couronne thầu với 1/3 tiền lời dành cho gia đình Bokassa. Công ty này đã giết đến hơn 5,000 con voi để lấy ngà. Còn các công ty của LiBăng và Saudi thì đốn gỗ quý trong rừng. Thậm chí Bokassa còn làm chủ 2 hãng hàng không dân sự.
Sau chuyến công du Tàu để học chính sách đàn áp từ phong trào Vệ Binh Đỏ của Mao, Bokassa buộc quân sự hóa học đường. Nam nữ sinh phải mặc đồng phục áo xanh dương lạt, quần xanh dương đậm do Bokassa vẽ kiểu và phải mua ở các cửa hàng bán sản phẩm của công ty C.I.O.T. (Compagnie Industrielle Oubanguienne des Textiles) do Bokassa làm chủ! Dân nghèo tiền đâu cho con mua đồng phục? Thế là bất mãn nổi dậy sau 4 tháng với nhiều học sinh bị đuổi học vì không mua nổi đồng phục. Trên 3,000 học sinh xuống đường hôm 15/1/1979 hô to khẩu hiệu ‘’Sau Shah là Bokassa!’’ (vua Shah xứ Iran vừa bị bọn giáo chủ Hồi giáo lật). Lúc này, Idi Aman cũng sắp đi trốn. Sau 6 giờ chiều, vệ binh phủ Tổng Thống ra tay đàn áp. Trên 150 học sinh bị giết trong vòng 24 giờ sau bằng súng máy. Tổ chức Nhân quyền quốc tế phản đói mạnh nên Bokassa phải bãi bỏ lệnh mặc đồng phục. Hàng trăm bị bắt và bị tra tấn ở nhà tù Ngaragba.
Bokassa bị ra tòa về nhiều tội. Ngoài tội biển thủ công quỹ, giấu xác học trò con nít và 10 tội khác còn có tội ăn thịt người sau được miễn vì thiếu bằng chứng! Hồi 1977, Bokassa đã dùng gậy đánh ký giả Michael Goldsmith người Anh phun máu buộc anh ta phải ký giấy nhận tội gián điệp cho Nam Phi.
Về cuối đời, Bokassa thường viết hồi ký và sống bằng dĩ vãng ‘’ôi thời oanh liệt nay còn đâu’’. Hồi ký ‘’Ma Verité’’ (Chân lý đời tôi) chưa kịp xuất bản đã bị chính phủ Pháp thu hồi. Tết năm 1985, Bokassa mừng kỷ niệm 20 cầm quyền tại Château Handricourt phía tây Paris dưới chân dung hoàng hậu Catherine, hoàng đế Napoléon và bức ảnh trận Điện Biên Phủ với hàng chữ bên dưới ảnh ‘’Họ đã xả thân vì Tự Do’’. Vì không tiền trả bill nên sưởi bị cắt, 15 đứa con sống chung (Bokassa có hàng trăm con rơi con rớt khắp năm châu) không đủ ăn khiến Bokassa than trời như bọng! Có lúc bí quá, Bokassa phải moi trí nhớ để xin tiền bồi thường thời gian 6 tháng nằm viện trong một nhà thương quân đội ở Saigon hồi thập niên 1950. May thay, 6 tháng sau ngày ấy, Bokassa được tòa án trả lại chiếc Corvette và một máy bay nhỏ trị giá 6 triệu quan. Ông ta bán đi để có tiền .. đi trốn! Trước khi trốn, Bokassa viết thư cho TT Francois Mitterand nói nay ông ta là một công dân tự do về nước và sẵn sàng trở lại phục vụ đất nước nếu có lời mời (?!) Bokassa lén về Bangui với vợ Augustine bằng máy bay dân dụng. Khi đến nơi, đang định đọc diễn văn thì y bị an ninh Pháp phát hiện và bắt giữ đưa ra tòa. Tám tháng sau tòa xử tử hình. Tại phiên tòa, để biện hộ cho tội ác giết nhiều người, Bokassa bảo ông ta bị buộc tội chỉ vì là người châu Phi. Tại sao không buộc tội Ariel Sharon cũng giết người như y?
Ngày Bokassa chết 3/11/1996, đài phát thanh nước Cộng Hòa Trung Phi đổi giọng; gọi ông ta là kẻ ‘’sáng giá’’, khác với 10 năm về trước, cũng đài này gọi y là ‘’con yêu tinh thành Berengo’’. Mặc ai gọi gì thì gọi, Bokassa vẫn cứ là một ‘’Hoàng đế Bokassa đệ I’’ như ông ta vẫn tự khẳng định sau ngày bị lật đổ. Và hùng hồn hơn nữa, ông ta đã từng là một ông vua có ngai của hàng trăm cung tần mỹ nữ mà ông ta ca tụng là đẹp nhất thế giới. Cái máu dê của Bokassa đã khiến cả thù lẫn bạn khinh dể nhưng cũng chính cái máu ấy đã là động lực chính khiến Bokassa phải trở thành ‘’hoàng đế’’để chiếm đoạt và hành sự!
Hà BẮC
(viết theo tài liệu của Ricardo Orizio, Le Figaro)

19 tháng 1, 2015

"Trận hải chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng" của Hải quân Đại tá Phạm Mạnh Khuê.






BMHWashington, D.C 

Truyền hình Đồng Nai CSVN trình chiếu Phim " Tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa" của VNCH 1974.
Đài Đồng Nai CSVN trình chiếu Phim tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa của VNCH 1974
Trận hải chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng



 
 
 
Với trận Hải Chiến Hoàng Sa, hải Quân Việt Nam đã noi gương Đức Trần Hưng Đạo để đánh đuổi quân “Nguyên mới” ra khỏi lãnh hải. Tuy không thành công, nhưng Hải Quân Việt Nam đã nói lên ý chí quật cường và bất khuất của quân dân Việt Nam Cộng Hoà. Trong năm 1974 cũng như hiện nay, Trung Cộng vẫn là một quốc gia có vũ khí nguyên tử và Hải Quân Trung Cộng vẫn là một trong những Hải Quân hùng mạnh nhất thế giới.Trong lịch sử Hải Quân hiện đại, chưa có một hải quân nào trên thế giới dám ngang nhiên tấn công trước chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng, ngoại trừ Hải Quân Việt Nam Việt Nam Cộng Hoà. Trận Hải Chiến Hoàng Sa là một trận Hải Chiến thật sự đầu tiên và cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.

 

HQ Đại Tá  Phạm Mạnh Khuê -
Trích Hải Sử Tuyển Tập, Hải quân VNCH.

Cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 47.
Trận hải chiến giữa hải quân VNCH và hải quân Trung Cộng tại đảo Hoàng Sa

* GHI LẠI TỪNG GIỜ TRƯỚC VÀ SAU CUỘC HẢI CHIẾN TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974.

* TUY “CHÂU CHẤU ĐÁ VOI” NHƯNG HẢI QUÂN TRUNG CỘNG BỊ THIỆT HẠI HAI CHIẾN HẠM, HAI BỊ THIỆT HẠI NẶNG, BỊ CHẾT: 1 ĐỀ ĐỐC, 4 HẠM TRƯỞNG... (THIỆT HẠI GẤP BA LẦN PHÍA VNCH)

* TRẬN CHIẾN HOÀNG SA LÀ MỘT TRẬN HẢI CHIẾN MANG MỘT SẮC THÁI ĐẶC BIỆT TRONG ĐÓ HẢI QUÂN VIỆT NAM ĐÃ ANH DŨNG MỘT MÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI HẢI QUÂN TRUNG CỘNG. VỚI TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA, VIỆT NAM ĐÃ, MỘT LẦN XÁC NHẬN RÕ RÀNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN QUẦN ĐẢO NÀY TRƯỚC THẾ GIỚI.
 

Lời tác giảTrong những năm gần đây, đã có nhiều bài rất công phu và giá trị viết về Trận Hải Chiến Hoàng Sa của các tác giả Hải Quân. Nhưng có lẽ chưa một tài liệu nào trình bày chi tiết những diễn biến và hoạt động Hải Quân trong những ngày trước khi cuộc chiến cũng như ghi nhận một cách “tương đối” chính xác thời điểm của những biến cố quan trọng đã xảy ra ở Hoàng Sa. Trong thời gian này tôi đang phụ trách Bộ Chỉ Huy / Hành Quân Biển tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân nên đã theo dõi được từ đầu đến cuối cuộc Hành Quân Trần Hưng Đạo 47 tại Quần Đảo Hoàng Sa.Do đó tôi đã đồng ý với một vài thành viên của Ủy Ban Hải Sử là nên cố gắng viết thêm một bài về Hoàng Sa để một nữa nói lên tầm quan trọng và tính cách lịch sử của trận Hải Chiến Hoàng Sa.

Trước khi vào phần chính, tôi xin trình bày sơ lược về tổ chức hành quân tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Hệ thống hành quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân gồm 2 thành phần:

Hành Quân Trên Biển và Hành Quân Trong Sông Ngòi

- Bộ Chỉ Huy Hải Quân / Hành Quân / Lưu Động Biển (gọi tắt là Bộ Chi Huy / Hành Quân Biển) chỉ huy và giám sát các cuộc hành quân trên biển.
- Bộ Bộ Chỉ Huy Hải Quân / Hành Quân / Lưu Động Sông chỉ huy và giám sát các cuộc hành quân trong sông.
- Bộ Chỉ Huy /Hành Quân Biển chỉ huy hành quân các Lực Lượng Đặc Nhiệm tại 5 Vùng Duyên Hải. (Lực Lương Đặc Nhiệm 231 - 232 - 233 - 234 - 235).
- Bộ Chỉ Huy / Hành Quân Sông chỉ huy các Lực Lượng Đặc Nhiệm tại 2 Vùng Sông Ngòi (Vùng III, và Vùng IV Sông Ngòi).
Tư Lệnh Hải Quân kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh / Hành Quân Biển và Hành Quân Sông.
Tại mỗi Bộ Chỉ Huy Hành Quân có một Vị Phó Đề Đốc phụ trách với chức vụ Phụ Tá Tư Lệnh.

Hành Quân Biển - Phụ Tá Tư Lệnh/Hành Quân Sông

Kể từ 10/1973 cho đến 4/1975 riêng tại Bộ Chỉ Huy/Hành Quân Biển chỉ có một Đại Tá phụ trách chức vụ Tham Mưu Trưởng / Hành Quân Biển.

Phần trình bày diễn tiến được dựa vào những tài liệu chính thức của Bộ Chỉ Huy / Hành Quân Biển và nhất là phúc trình của Tiểu Ban Nghiên Cứu Chiến Thuật trong Ủy Ban Nghiên Cứu Hoàng Sa. Tiểu Ban này do tôi làm Trưởng Ban và Hải Quân Trung Tá Lê Thành Uyển (Tham Mưu Phó / Hành Quân Biển) làm Phụ Tá. Phúc trình Hải Chiến Hoàng Sa được căn cứ vào Nhật Ký Hành Quân của Trung Tâm Hành Quân Biển va Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải, các Nhật Ký Hải Hành của các Chiếm Hạm tham dự, các báo cáo của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC), các cuộc phỏng vấn “sau chiến trận” của các Hạm Trưởng, Sĩ Quan và Nhân Viên tham dự.

Bài viết về Hải Chiến Hoàng Sa này được trình bày để tưởng niệm các Chiến Sĩ Hải Quân anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc tại Hoàng Sa đồng thới cũng để ghi công các chiến sĩ anh dũng của Hải Quân Việt Nam đã tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa. Tôi cũng riêng tặng cho một người bạn thân “rất trầm lặng” là HQ. Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm HQ5, một trong những Sĩ Quan anh dũng nhất của Hải Quân Việt Nam.

*
*      *

Sáng sớm ngày 19 tháng 1 năm 1974, tôi đang đọc lại công điện nhân được trong đêm từ Hoàng Sa và Đà Nẵng gửi về Trung Tâm Hành Quân Biển, để sửa soạn báo cáo các hoạt động Hải Quân tại Hoàng Sa lên Trung Tâm Hành Quân / Tổng Tham Mưu, thì Đại Tá Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Hải Quân thông báo phái đoàn Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã khởi hành ra Đà Nẵng. Phái đoàn này gồm có Tư Lệnh Hải Quân và các Sĩ Quan thuộc Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Hải Quân. Tư Lệnh Hải Quân sẽ đích thân chỉ huy Hành Quân Trần Hưng Đạo 47 từ Vùng I Duyên Hải. Tư Lệnh Hải Quân chỉ thị Bộ Chỉ Huy / Hành Quân Biển phát động ngay hệ thống truyền tin “Hành Quân Đặc Biệt” để liên lạc thường xuyên với Tư Lệnh Hải Quân và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương.

 
Trong những ngày 17 và 18 tháng 1 năm 1974, tình hình tại Hoàng Sa rất căng thẳng và sôi động. Các chiến hạm ta và địch (Trung Cộng) ở vị trí rất gần nhau trong cùng một vùng hoạt động. Chiến hạm địch đã nhiều lần khiêu khích ta bằng cách vận chuyển chặn đầu hay sát gần chiến hạm ta. Trong đêm 18 rạng ngày 19 và nhất là buổi sáng ngày 19 / 1 tình hình lại càng nghiêm trọng và sôi động hơn. Các báo cáo từ Hoàng Sa tới tấp giữ về Trung Tâm Hành Quân Biển.

05.00 H - HQ 5 báo cáo có thêm 2 chiến hạm địch đến vùng. Hiện có 7 tầu Trung Cộng.
06.50 H - HQ 5 Độ bộ toán Hải Kích lên Tây Nam đảo Duncan.
07.00 H - HQ 4 báo cáo 3 tầu địch đã đổi hướng và đang quay lại.
- HQ 16 báo cáo tầu địch bắn chỉ thiên bằng súng nhỏ
07:30 H - HQ 5 báo cáo đã hoàn tất đổ bộ toán Biệt Hải lên đảo. Hiện đang bị áp lực địch càng ngày càng mạnh. Biệt Hải bị bao vây.
07:37 H - HQ 4 báo cáo tầu chuyển vận Trung Cộng bắt đầu đổ bộ lên Duncan. Trên đảo có cờ Trung Cộng.
08:10 H - HQ 16 báo cáo tầu Trung Cộng số 396 có ý đâm thẳng vào hữu hạm HQ.16 trong 2 lần liên tiếp.
- Tàu 389 chặn cách mũi tàu 3 thước - HQ.16 vận chuyển tránh né.
08:40 H - HQ 5 báo cáo toán Biệt Hải đổ bộ lên đảo bị Trung Cộng tấn công.
08:45 H - HQ 5 báo cáo ta tử thương 2 - 3 bị thương - ta nằm phía ngoài biển - Trung Cộng phía trong có hệ thống phòng thủ.
09:25 H - Vùng I Duyên Hải chỉ thị Hải Đội Trưởng cho chiến hạm yểm trợ Biệt Hải và Hải Kích. Tiếp tục giữ đầu cầu.
09:45 H - Hải Đội Trưởng (OTC) ra lệnh các chiến hạm (HQ 5 - HQ 4 - HQ 16 - HQ 10) vận chuyển vào đội hình tác chiến.
10:00 H - Vùng 1 Duyên Hải chỉ thị Hải pháo tối đa vào đảo. Nếu chiến hạm địch tấn công, tận dụng mọi khả để chống trả.
10:06 H - HQ,5 báo cáo đã rút hết quân về chiến hạm. Vì áp lực quá mạnh nên OTC đã ra lệnh rút tất cả Biệt Hải và Hải kích.
10:17 H - Hải Đội Trưởng báo cáo Hải Đội đã sẵn sàng tác chiến.
10:20 H - HQ 5 báo cáo tầu Trung Cộng vừa mới gửi quang hiẹu cho HQ.4: “If you shell to me, we give strong action against your serious military provocation” Hạm Trưởng HQ 5 liên lạc với Trung Tâm Hành Quân/ Biển báo cáo sắp sửa khai pháo - Bộ Chỉ Huy / Hành Quân Biển thông báo tin tức mới nhất về phản lực cơ MIG của Trung Cộng và cũng cho biết không có “không trợ”.
10:24 H - HQ 5 báo cáo bắt đầu khai hỏa. Chiến hạm 274 của Trung Cộng bị trúng đạn, phát hỏa và bỏ chạy.
- Một giây sau, tất cả các chiến hạm đồng loạt khai hoả.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa bắt đầu......
 
*
*      *

Theo Thông Tấn Xã AFP: Ngày 11/1/74 Ngoại Trưởng Trung Cộng tuyên bố nhóm đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng và tố cáoViệt Nam Cộng Hòa chiếm cứ bất hợp pháp.
 
Ngày 14/1/74 Bộ Chỉ Huy / Hành Quân Biển chỉ thị Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải cho một chiến hạm đến đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ quan sát tình hình đồng thời đồng thời đón ông Trưởng Ty Khí Tượng bị trọng bệnh về Đà Nẵng. Tháp tùng theo chuyến đi có ba Sĩ Quan và nhân viên thuộc Bộ Tư Lệnh /Quân Đoàn I/ Quân Khu I và một nhân viên Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng là ông Gerald E.Kosh.

HQ 16 đến Hoàng Sa vào sáng ngày 15/1/74, chiến hạm phát hiện nhiều ngư thuyền võ trang Trung Cộng hiện diện trong nhóm “Nguyệt Thiềm”. Ngoại trừ đảo Pattle (Hoàng Sa), các đảo còn lại đều có cờ Trung Cộng. Trung Cộng đã chiếm đóng đảo. Bộ Tư Lệnh / Hải Quân Vùng I Duyên Hải đã tường trình sự kiện trên lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa về Bộ Tư Lệnh / Hải Quân và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I. Tư Lệnh Hải Quân chỉ thị Khối Hành Quân và Bộ Chỉ Huy/ Hành Quân Biển báo cáo tình hình lên Bộ Tổng Tham Mưu, đồng thời cũng chỉ thị Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải trình bày trực tiếp sự kiện trên lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nhân dịp Tổng Thống đến Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải ngày 16 /1/1974.

Tổng Thống đã chỉ thị Hải Quân nghiên cứu ngay kế hoạch tái chiếm các đảo đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Tổng Thống chỉ thị Thủ Tướng Chánh Phủ triệu tập Hội Đồng Nội Các để thảo luận về vấn đề Trung Cộng xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa. Vào chiều ngày 16/1/74 Tư Lệnh Hải Quân tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Nội Các. Sau khi Tham Mưu Phó Hành Quân thuyết trình về tình hình Hoàng Sa, Thủ Tướng chỉ thị Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh / Hải Quân thiết lập kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa.

Ngày 17/1/74 Bộ Tư Lệnh / Hải Quân ban hành Lệnh Hành Quân số 042 / HQ / HhQ / LĐ / B cho Bộ Tư Lệnh / Hải Quân / Vùng I Duyên Hải thi hành. Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải phối hợp với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I - Quân Khu I và Sư Đoàn I Không Quân để xin lực lượng tăng phái và xin không yểm, không thám.

Kế hoạch hành quân được chia làm 2 giai đoạn:

Giai Đoạn 1: Tổ chức hành quân tái chiếm các đảo thuộc nhóm “Nguyệt Thiềm” đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm và cắm cờ. Các đảo này theo thứ tự từ trái sang phải gồm: Money (Vĩnh Lạc), Robert (Cam Tuyền), Ducan (Quang Hòa) và Drummond (Duy Mộng). Giai đoạn này khởi sự ngay khi nhận được Lệnh Hành Quân.

Giai Đoạn 2: Khởi tiếp ngay khi giai đoạn 1 chấm dứt: tiếp tục tuần tiễu và rải quân bảo vệ các đảo còn lại.
 

Lực lượng tham dự gồm có 2 thành phần:

Thành phần tham chiến gồm:

- 01 Khu Trục Hạm HQ 4
- 02 Tuần Dương Hạm HQ 5 và HQ 16.
- 01 Hộ Tống Hạm HQ 10.
- 02 Toán Biệt Hải gồm 31 nhân viên do Sở Phòng Vệ Duyên Hải tăng phái.
- 04 Toán Hải Kích gồm 60 nhân viên của Liên Đội Người Nhái.

Thành phần Yểm Trợ và Trừ Bị gồm:

- 01 Đại Đội Địa Phương Qưân và 4 Trực Thăng do Bộ Tự Lênh Quân Đoàn I tăng phái.
- 02 Dương Vận Hạm và 3 Tuần Duyên Đĩnh HQ 709 - 711 - 723.

Tư Lệnh Hải Quân chỉ huy tổng quát HÀNH QUÂN TRẦN HƯNG ĐẠO 47 và Tư Lệnh Hải Quân / Vùng 1 Duyên Hải chỉ huy trực tiếp.

Cuộc hành quân tái chiếm Hoàng Sa được thực hiện qua 3 giai đoạn: Điều Động và Đổ Bộ - Hải Chiến - Di Tản và Tiếp Cứu.

Giai đoạn điều động và đổ bộ

Giai đoạn Điều Động và Đổ Bộ: từ ngày 14/1 đến sáng ngày 19/1/74.

Ngày 14/1/74

HQ 16 rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa hồi 18:00 H.

Ngày 15/1/74

Hồi 10:00 H, HQ 16 neo tại Đông Nam đảo Pattle (Hoàng Sa) sau đó nhổ neo tuần tiễu và đã phát giác trên đảo Robert có cắm cờ Trung Cộng và gần đó có một tàu đánh cá Trung Cộng. Tàu này mầu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402. Vỏ bằng sắt, mũi hình chữ “V”, trọng tải 130 tấn, trang bị đại bác 25 ly. Theo tin tức Đài Khí Tượng ở Pattle thì tàu đến ngày 10/1/74 và trước đây khoảng một tháng cũng thấy một tàu tương tự.

Chiến hạm dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng rời khỏi đảo Pattle nhưng tàu này không trả lời. Sau đó chiến hạm thả xuồng lại gần nhưng bị tàu Trung Cộng ra hiệu tránh xa. Vào hồi 17:05H tàu Trung Cộng rời khỏi đảo - HQ 16 trở về neo tại 1 hải lý Đông Nam, đảo Pattle (Hoàng Sa).

Ngày 16/1/74

HQ 16 rời đảo Pattle hồi 01:00 H, đi quan sát các hảo đảo và ghi nhận:

- Đảo Duncan đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ Trung Cộng. Một chiếc tàu võ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Duncan đi về hướng Tây Bắc hồi 08.00 H.

- Đảo Drummond không có người, nhưng có 2 tàu nhỏ ở gần trong sát bờ.

HQ 16 rời Duncan và Drummond hồi 07.40 H đến đảo Money hồi 11.00H. Chiến hạm đổ bộ 16 nhân viên lên đao để thám sát. Toán thám sát phát hiện trên đảo có 6 nấm mồ, 4 cũ và 2 mộ còn mới, trước nỗi nấm mồ có gắn bia đá đề chữ Hán. Nhân viên còn tìm thấy 01 vỏ lưu đạn Trung Cộng, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn và một chai rượu Suntory (!) còn ít rượu. Nhân viên đã cắm 2 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trước khi rời đảo về tàu.
 
 
HQ 16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Robert. Hồi 15.35 H, Chiến hạm ghi nhận tại Tây Nam đảo Robert 1,5 hải lý có 2 tàu đánh cá võ trang neo cách khoảng 20 thước mang số 402 và 407. Chiếc 407 đang dùng xuồng di chuyển khoảng 1 Trung Đội sang 402.

Hồi 16:16 H, Tư Lệnh Hải Quân chỉ thị Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải tăng cường ra vùng Hoàng Sa HQ 4 (chở theo 1 Trung Đội Biệt Hải) đồng thời chỉ thị HQ 16 cho 1 Tiểu Đội chiếm đảo Money. Hồi 19:15H, HQ 16 đến đảo Money nhưng vì trời tối nên chỉ tuần tiểu bên ngoài. Hối 21:30 H, HQ 4 rời Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa chở theo 27 Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải và Nhiếp Ảnh viên.

Ngày 17/1/74

Hồi 07:45 H, HQ 16 đổ bộ một lần nữa lên đảo Money. Toán đổ bộ gồm 15 nhân viên do 1 Trung Úy làm Trưởng Toán mang theo vũ khí, đạn dược, vật dụng phòng tai và bè cao su. Toàn này có nhiệm vụ triệt hạ các tấm mộ bia và tổ chức phòng thủ trên đảo.

Sau khi lấy mấy tấm bia đá của Trung Cộng về tầu, HQ.16 rời đảo Money đến đảo Robert hồi 11.00 H. HQ.16 án ngữ tại phía Đông Nam đảo để hỗ trợ HQ 4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên phía Tây đảo Robert. Trong khi đó 2 tầu đánh cá võ trang Trung Cộng 407 và 402 đang ở phía Nam Robert, cách bờ 1000 yard. Khi thấy HQ 4 hạ xuồng đổ bộ (hồi 15.00 H) thì 2 tầu này cũng hạ xuồng đổ bộ, nhưng được nửa chừng lại kéo lên. Trên mỗi tầu có khoảng 35 thủy thủ mặc đồng phục xanh. Tầu trang bị súng 25 ly phòng không, 1 khẩu đã lắp sẵn 1 thùng đạn, còn các khẩu khác được bao kín nên không rõ số lượng.

Toán Biệt Hải đổ bộ lên đảo Robert tìm thấy:

- 01 lá cờ Trung Cộng đã và mục.

- 01 tấm bảng bằng gỗ thông sơn đỏ còn mới và ghi 17 chữ Hán: “Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Thần Thánh Lãnh Thổ, Tuyệt bất dung thử xâm phạm” tạm dịch “Đây Là Lãnh Thổ Thần Thánh Của Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuyệt Đối Không Tha Thứ việc xâm phạm đất ấy”. Cờ và bảng gỗ đã được HQ 4 tịch thu.

Ngoài ra còn ghi nhận những vết tích của Việt Nam có từ trước:

- 01 miếu nhỏ có khắc ngày tháng “24/11/1963”.
- 01 tấm bia theo kiểu đài chiến sĩ mỗi bề 3 thước cao hơn mặt đất 40 phân có ghi hàng chữ: Đệ Nhất Trung Đoàn Đổ Bộ LD/TQLC và có hình Ngôi Sao Trắng lồng trong một vòng tròn màu đen, dưới ngôi sao có ghi: LĐ 42.
- 02 bể nước bằng xi măng ghi “Nước Nóng” và một hàng chữ đã mờ ghi “Ngô Tổng Thống”.
- 01 tấm bia ghi TĐ 3/TQLC ngày 5/12/1963.

Sau đó Toán Biệt Hải dựng cờ Việt Nam Cộng Hòa trên đảo.

Vào hồi 16:00 H, hai tầu Trung Cộng 402 và 407 nhổ neo ra xa cách đảo Robert 6 hải lý rồi di chuyển vòng quanh đảo - nhận thấy có tầu buồm ở gần 2 tầu này.
 
 
- Hồi 18:02H, chiến hạm phát hiện 2 tầu lạ loại Hộ Tống Hạm (Kronstadt) mang số 271 và 274 trang bị đại bác 100 ly và 37 ly từ Duncan tiến về Robert. HQ 4 tiến cận các tàu này, thả xuồng cao su chở nhân viên biết tiếng Trung Hoa qua tiếp xúc, nhưng các tàu này không cho cặp vào. Chiến hạm gửi quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Cộng rời khỏi vùng này nhưng không có kết quả. Tầu Trung Cộng cũng dùng quang hiệu trả lời là các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu các chiến hạm ta tránh xa. Sau đó các tầu Trung Cộng chạy quanh HQ,4 và vận chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp qui luật hàng hải quốc tế. Nội dung các bản văn của tàu Trung Cộng chuyển cho HQ,4 bằng hiệu như sau:

- Hồi 17:17 H “This is People Republic Of China territorial water, you should leave out”.

- Hồi 17:18 H “Since ancient time Suisha Island has been China territorial. This is a fact no one can deny. You leave at once”.

- Hồi 17:19 H “From the Navy Of The People Republic Of China. You should off territorial water”.

HQ 16 được lệnh rời khỏi đảo Robert hồi 17:00 H để đến tiếp tế cho toán đổ bộ trên đảo Money - Công tác hoàn tất lúc 19:30 H.

Trong ngày, 43 nhân viên Hải Kích thuộc Liên Đoàn Người Nhái / Hải Quân đến Vùng I Duyên Hải trên HQ 800.

Cũng trong ngày 17/1/74 Tư Lệnh Hải Quân chỉ thị Đại Tá Tham Mưu Trưởng / Hành Quân Biển chuyển khẩu lệnh đến Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải:

- Dùng phương pháp phô trương lực lượng để làm áp lực ôn hòa buộc Trung Cộng rời khỏi đảo và ra khỏi Hải Phận Việt Nam Cộng Hòa, tuyệt đối tránh hành động khiêu khích và chỉ khai hỏa khi bị địch tấn công trước.

- Bằng mọi giá, lực lượng Hải Quân phải chiếm lại Quần Đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo và dựng cờ Việt Nam Cộng Hòa trên các đảo. Nếu họ sử dụng vũ lực Hải Quân toàn quyền hành động.

- Hồi 23.00 H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải chỉ thị HQ.4 rút 14 Biệt Hải trên đảo Robert để đổ bộ lên đảo Drummond trong đêm trước khi trời sáng; dùng áp lực ôn hòa buộc toán Trung Cộng rời khỏi đảo, tránh mọi hành động khiêu khích chỉ sử dụng vũ khí khi bị địch tấn công. Hạm Trưởng HQ.4 báo cáo việc thi hành gặp trở ngại vì hiện ở Drummond có tàu địch, nếu ta đổ bộ, thì sẽ có đụng chạm và số nhân viên của ta không đủ.

- Hồi 23.06 H, Bộ Chỉ Huy/ Hành Quân Biển chỉ thị Vùng I Duyên Hải:

- Tăng cường ngay 2 chiến hạm chở theo Người Nhái đến Hoàng Sa.

- Liên lạc Bộ Tư Lệnh / Quân Đoàn I để xin Địa Phương Quân.

- Sáng 18/1/74 chiếm Drummond theo như kế hoạch. Sử dụng Biệt Hải được rút từ Robert - Lấy một Tiểu Đội Địa Phương Quân ở Pattle sang giữ Robert.

Ngày 18/1/74

Lúc 00:20H, Tuần Dương Hạm HQ 5 chở theo 43 nhân viên Hải Kích, cùng với HộTống Hạm HQ 10 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa. Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Đội Trưởng / Hải Đội 3 được Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải chỉ định làm Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC). Trước đó Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải đã dự trù chở một Đại Đội Địa Phương Quân trên HQ 5 và HQ 10 để tăng cường cho lực lượng đổ bộ. Nhưng vì Đại Đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tầu mặc dù đã có lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu từ lúc 15.30 H ngày 16 / 1 / 74.

Hồi 03:05 H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải ra lệnh cho HQ 4 rút ngay nửa toán Biệt Hải trên đảo Robert xuống chiến hạm và chờ lệnh.
 
*
*       *

Trận hải chiến giữa VNCH và Trung Cộng (II)
 

Hoạt động của HQ 4 và HQ 16

Hồi 03:27H, HQ 16 rời khỏi đảo Money di chuyển đến phía Bắc Drummond, thấy một tàu Trung Cộng đang đi vòng quanh đảo Duncan. Tàu này có lẽ đang chuẩn bị đổ bộ. Hồi 08:45 H, HQ 16 phát hiện thêm 1 tàu chuyển vận Trung Cộng dài khoảng 100 thước, trọng tải chừng 200 tấn, di chuyển đến sát phía Đông Nam đảo Drummond. Tàu thuộc loại tiếp tế, có 3 cần trục, nghi ngờ đổ bộ và chuyển hàng lên đảo. Trên đảo địch đã dựng lá cờ Trung Cộng mới, có thể từ đêm qua hay sáng sớm nay. Ngoài ra còn thấy 1 tầu 2 cột buồm đang di chuyển ở hướng Tây Nam, xuống đảo Robert.

HQ 16 trở về đảo Robert hồi 09:20H và thả trôi tại Đông Nam đảo để yểm trợ cho HQ 4 thay quân. Tại chiến hạm thấy tầu đánh cá có võ trang 407 neo cách đảo Robert 2,5 hải lý về phía Đông Nam.

Hồi 04:30 H, một trong bốn tầu địch rời Duncan tiến về HQ 4. Khi tầu địch còn cách 4 hải lý, HQ 4 dùng quang hiệu chuyển tới tầu địch: “This Is Our Territorial Water”. Tầu địch cũng trả lời bằng quang hiệu y như câu trên. Nhưng sau đó khi HQ 4 tiến gần tới tầu địch thì tàu này rút lui về phía Duncan.

Trong buổi sáng ngày 18/1/74, trong khi HQ 4 thay thế toán Biệt Hải trên đảo Robert bằng nhân viên cơ hữu của chiến hạm thì Tàu Trung Cộng số 407 nhổ neo tiến về phía HQ 16, sau đó thả trôi cho tàu tiến gần vào đảo Robert. Vì vùng gần bờ rất cạn nên HQ 16 phải cố gắng vận chuyển rất cẩn thận và chính xác để ngăn cản tầu địch tiến gần đảo.

Đến 10:27H, HQ 4 hoàn tất công tác thay quân: 27 Biệt Hải lên chiến hạm, 15 nhân viên chiến hạm đổ bộ lên đảo Robert.
 

Hoạt động của HQ 5 và HQ 10

HQ 5 đến Hoàng Sa hồi 15:00H. Bộ Chỉ Huy Hành Quân Biển chỉ thị Vùng I Duyên Hải cho Chiến Hạm này di chuyển thẳng đến Duncan và Drummond để quan sát và thăm dò phản ứng của địch.

Khi HQ 5 di chuyển đến 5 hải lý Đông Nam đảo Robert, hai Kronstadt số 271 và 274 từ Duncan tiến tới nghênh cản. Chiến hạm quay trở lại và thả trôi gần HQ 16 vào hồi 16:15 H. Chiến hạm Trung Cộng sau đó cũng quay về hướng Duncan và tất cả 5 tầu Trung Cộng hiện diện đều thả trôi giữa Duncan và Drummond.


Sau đó, HQ 5 thả xuồng đưa 1 toán Hải Kích qua HQ 16 và 3 Sĩ Quan và 1 Hạ Sĩ Quan Công Binh thuộc Quân Đoàn I cùng một nhân viên Hoa Kỳ để đưa lên đảo Pattle vào buổi tối.

HQ.10 đền phía Đông đảo Robert và thả trôi tại đây vào hồi 18 23:00H/1/74
 
*
*       *

Hồi 15:50 H, Bộ Chỉ huy / Hành Quân Biển chỉ thị Vùng I Duyên Hải: Tái chiếm thật nhanh hai đảo Duncan và Drummond bằng mọi giá, dùng biện pháp ôn hòa trước, nếu địch kháng cự, dùng vũ khi tiêu diệt; chú ý 2 Kronstadt, đặc mục tiêu trong tâm trực xạ, nếu để lâu địch sẽ tăng cường thêm, sẽ khó khăn cho việc tái chiếm.

Hồi 17:00 H, Tư Lệnh Hải Quân đích thân chỉ thị Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải thi hành gấp kế hoạch hành quân tái chiếm đảo Duncan bằng mọi giá. Mỗi chiến hạm ta có nhiệm vụ ngăn chặn một chiến hạm Trung Cộng để yểm trợ Hải Kích đổ bộ. Các chiến hạm ta phải luôn luôn ghìm súng vào nhược điểm của chiến hạm địch. Nếu địch sử dụng vũ lực thì phải khai hỏa đồng lọat để tự vệ và tiêu diệt chiến hạm địch ngay phát súng đầu tiên.

Hồi 19:15H, HQ 5 phát hiện thêm 2 chiến hạm Trung Cộng loại T43 cải biến mang số 389 và 396.

Hồi 19:20H, HQ 5 xác nhận đã nhận được Lệnh Hành Quân số 004 / HQ / V1DH /P3 để cấp tốc tái chiếm Duncan vào lúc 19 06:00H/1/ 74.

Hồi 20:00H, HQ 16 đến đảo Money để tiếp tế lương thực và đạn dược cho toán đổ bộ.

Hồi 21:00H, HQ 11 và 3 WPB (HQ709 - 711 - 723) khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa chở theo 91 Địa Phương Quân, 15 Hải Kích, 1 Y Sĩ, 2 Y Tá và Chỉ Huy Phó/ Sở Phòng Vệ Duyên Hải.
 
Trong đêm 18 rạng 19/1/74, các tàu Trung Cộng nhiều lần vận chuyển chặn đầu khiêu khích các chiến hạm ta, cố tình hành động gây hấn. Các chiến hạm Trung Cộng vận chuyển bao quanh đảo Duncan như có ý định bảo vệ đảo này. Các chiến hạm ta cũng vận chuyển bám sát theo.

Hiện tại lực lượng địch có tới 6 chiến hạm tại vùng Quần Đảo Hoàng Sa: (Kronstadt số 271 - 274, 2 T.43 biến cải 389 và 396 - 2 tàu đánh cá võ trang 402 - 407). Trung Cộng đã đổ bộ tăng viện và cố thủ kỹ càng trên các đảo Duncan và Drummond.

Hành Quân Tái Chiếm đảo Duncan sẽ được thực hiện như sau:

HQ 4 và HQ 5 đổ bộ toán Biệt Hải và Hải Kích vào phía Tây Nam và Nam đảo Duncan, trong khi HQ 10 và HQ 16 giữ nhiệm vụ yểm trợ để sẵn sàng tiêu diệt các tàu địch. Mỗi chiến hạm ta ghìm súng vào nhược điểm của 1 chiến hạm địch, khai hỏa nếu bị địch tấn công và tiêu diệt địch ngay đợt khai hỏa đầu tiên.

Hành Quân Tái Chiếm đảo Duncan sẽ được “dự trù” vào lúc 19 - 06.00 H / 1 / 1974.

Trong ngày 18 / 1 / 74, Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải đã phối hợp vời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I trong vấn đề không trợ. Tuy nhiên Quần Đảo Hoàng Sa nằm cách Đà Nẵng 170 hải lý, ngoài tầm hướng dẫn của đài kiểm báo Paloma (Tiên Sha), nên phản lực cơ F 5 của Không Quân không thể hoạt động được. Do đó Hải Quân phải đơn phương chiến đấu.
 

Tương quan lực lượng trên biển giữa ta và địch trước giờ đổ bộ như sau:

* Ta:
- 01 Khu Trục Hạm: HQ 4 trang bị 2 đại bác 76,2 ly tự động, 3 đại bác 20 ly, vận tốc 15 gút.
- 02 Tuần Dương Hạm: HQ 5 và HQ 16 trang bị 1 đại bác 127 ly, 1 đại bác 40 ly đôi, 2 đại bác 40 ly đơn, vận tốc 16 gút.
- 01 Hộ Tống Hạm: HQ 10 trang bị 1 đại bác 76,2 ly, 2 đại bác 40 ly đơn, vận tốc 12 gút.

* Địch:
- 02 chiến hạm Kronstadt (271 và 274) trang bị đại bác 100 ly, 2 đại bác 37 ly, vận tốc 24 gút.
- 02 chiến hạm loại T43 (389 - 396) cải biến trang bị 1 đại bác 100 ly, 4 đại bác 37 ly. Vận tốc 17 gút –
- 02 tàu đánh cá võ trang đại bác 25 ly.
- 01 tàu chuyển vận loại trung.

Ngày 19/1/1974

Sáng sớm ngày 19/1/74, Tư lệnh Hải Quân và Bộ Chỉ Huy / Tiền Phương khởi hành từ Sàigòn ra Đà Nẵng để Tư Lệnh đích thân chỉ huy cuộc hành quân tái chiếm Hoàng Sa.

Hồi 03:45H, Phân Đoàn 2 gồm HQ 4 và HQ 5 vận chuyển vòng ra ngoài ngoài đảo Robert và đảo Money để tiến về phía Tây Nam đảo Duncan.

Hồi 04:00H, Phân Đoàn 1 gồm HQ 10 và HQ 16 tiến thẳng về đảo Ducan, án ngữ về phía Tây Bắc. Hải Đội Trưởng (Đại Tá Ngạc) ra lệnh cho tất cả các chiến hạm kiểm soát tình trạng khiển dụng toàn diện để sẵn sàng tác chiến.

Hồi 05:00H, Vùng I Duyên Hải chỉ thị HQ 5 thi hành kế hoạch đã phổ biến đêm qua.

Hồi 06:30H, 4 chiến hạm Trung Cộng chia ra làm 2 nhóm:

- Nhóm 1 gồm 2 chiến hạm Kronstadt (271 và 274) chạy vòng về phía Nam đảo Duncan.
- Nhóm 2 gồm chiến hạm loại T43 (389 và 396) cải biến di chuyển án ngữ phía Tây Bắc đảo Duncan để nghênh cản chiến hạm ta. Hai tàu võ trang 402 và 407 ở sát bờ phía Bắc Duncan, tàu chuyên chở ở phía Đông Nam Drummond.

Từ 06:00H đến 06:30H, HQ 4 ghi nhận có 3 phi cơ lạ bay từ phía Bắc xuống phía Nam.

Hồi 07:00H, HQ 4 đổ bộ Trung Đội Biệt Hải gồm 27 người lên bờ Nam đảo Duncan trong khi HQ 5 đổ bộ Trung đội Hải Kích gồm 22 người lên bờ Tây Nam đảo Duncan. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Cộng 402 và 407, đổ bộ tăng cường hơn 2 Đại Đội lên bờ phía Đông Bắc đảo Duncan (quân số này đã được lấy từ tàu chuyển vận neo tại Đông Nam đảo Drummond). Một Đại Đội Trung Cộng tiến về phía Biệt Hải, Đại Đội còn lại tiến về phía Hải Kích.

Trung Đội Biệt Hải tiếp tục tiến sâu vào bờ khoảng 250 thước và dựng Quốc Kỳ Việt Nam ngay trước mặt lính Trung Cộng đang dàn hàng ngang cách đó 3 thước. Đôi bên đứng ghìm súng có gắn lưỡi lê và nói chuyện với nhau, nhưng không ai hiểu gì vì ngôn ngữ bất đồng. Lúc này địch điều động quân có ý định bao vây để bắt sống ta. Nhận thấy địch có nhiều ưu thế, với quân số đông hơn, ở vị trí trên cao và được yểm trợ của toán quân trú phòng trong công sự phòng thủ, trong khi ta,với quân số ít hơn, ở vị trí bất lợi dưới thấp, rất trống trải, nên Trung Đội Biệt Hải phải rút xuống bìa san hô hồi 07:45 H.

Trên mặt biển phía Tây Bắc đảo Duncan, tàu địch số 396 vận chuyển cố tình đụng vào hữu hạm HQ 16. Chiến hạm phải vận chuyển tránh né và chỉ bị xây xát nhẹ. Tuy tàu địch bị hư hại nhiều hơn nhưng vẫn tìm cách đụng lại HQ 16 một lần nữa.

Hồi 07:26H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải ra lệnh cho HQ 5:

- Tránh khiêu khích, giữ đầu cầu và thiết lập ngay hệ thống phòng thủ, không cho địch lại gần và phải thật bình tĩnh.

- Cố giữ thế cài răng lược trên đất liền và trên mặt biển để loại yếu tố Không Quân của địch.
Hồi 08:35H, bên bờ phía Tây Nam đảo Duncan, Trung Cộng bắt đầu nổ súng tấn công Trung Đội Hải Kích. Ngay phút đầu tiên, ta bị 3 chết và 3 bị thương. Hải kích phải phải rút về bìa san hô vì địch quá mạnh.

Hồi 08:50H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải chỉ thị cho các chiến hạm bắn trọng pháo tối đa vào đảo; đồng thời, nếu cần, triệt hạ luôn chiến hạm địch. Hải Đội Trưởng toàn quyền sử dụng võ lực tại vùng hành quân để thi hành nhiệm vụ.

Ngay sau đó Hải Đội Trưởng ra lệnh rút quân. Các toán đổ bộ đã rút hết về chiến hạm lúc 10:06H, mang theo nhân viên chết và bị thương.

Trong thời gian rút quân, tầu Trung Cộng gửi lời hăm doạ tới HQ4 bằng quang hiệu: “If you shell to me, we give strong action against your serious military provocation” (nguyên văn)

Hồi 09:30H, Hải Đội Trưởng báo cáo đang phối trí và phân công như sau:

- HQ 4 sẽ đổ quân lại và HQ 5 yểm trợ hải pháo.

- HQ 16 và HQ 10 dàn hàng ngang tại mặt Bắc chuẩn bị tác xạ vào đảo, sau đó tác xạ hai chiến hạm địch. Riêng HQ 10 tác xạ vào đảo 10 viên 76.2 ly rồi rút nhanh ra để đối phó với chiến hạm địch.

HQ 5 và HQ 4 dàn hàng ngang phía Nam vừa tác xạ vào bờ và tàu địch. Chỉ định Hạm Trưởng HQ4 chỉ huy phân đoàn 2 (gồm HQ 4 và HQ 5) để Hải Đội Trưởng có thì giờ chỉ huy tổng quát. Hồi 10:00H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải chỉ thị HQ 5:

Khai hoả tối đa vào đảo:

- Chuẩn bị đổ bộ để tái chiếm đầu cầu.
- Nếu chiến hạm địch tấn công, tận dụng mọi khả năng để chống trả.

Nhận thấy chỉ thị này có lẽ sẽ gây bất lợi cho ta vì chiến hạm địch có thể dùng toàn lực tấn công trước chiến hạm ta trong lúc hoả lực ta bị phân tán (vừa bắn tàu địch vừa bắn trên đảo) nên BCH/Hành Quân Biển đề nghị Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải cho triệt hạ chiến hạm địch trước theo như chỉ thị của Tư Lệnh Hải Quân. Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải đồng ý và chỉ thị Hải Đội Trưởng thi hành.

Giai đoạn hải chiến từ 19 10009H đến 19 1100H/ 1/1974

Hồi 10:09H HQ5 báo cáo sẵn sàng tác chiến, chuẩn bị khai hoả.

Hồi 10:17H Hải Đội Trưởng (trên HQ5) báo cáo tất cả các chiến hạm sẵn sàng tác chiến.

Hồi 10:20H Hạm Trưởng HQ 5 liên lạc với TTHQ/Biển báo cáo sắp khai hoả. BCH/Hành Quân Biển thông báo tin tức mới nhất về phản lực cơ Mig Trung Cộng và cho biết không có “ không trợ ”.

Trước giờ khai hoả chiến hạm ta và địch được phối trí như sau:

Lực Lượng Địch:
- 02 tầu đánh cá võ trang 402, 407ù tại Đông Bắc đảo Duncan.
- 01 tầu chuyển vận tại Đông Nam đảo Drumond.
- 02 Kronstadt số 274 và 271 tại Tây Nam đảo Duncan
- 02 T43 số 396 và 389 tại Tây bắc đảo Duncan.
Các chiến hạm địch bao một vòng cung từ Tây Nam lên Tây Bắc.

Lực Lượng ta:
- 04 chiến hạm ta cũng bao một vòng cung phia ngoài chiến hạm địch từ Tân nam lên Tây Bắc đảo Duncan theo thứ tự HQ5, HQ4,HQ10 và HQ16.

Mỗi chiến hạm ta bám sát và ghìm súng sẵn sàng trực sạ vào chiến hạm địch

Hồi 10:24H, HQ5 bắt đầu khai hoả. Các chiến hạm khác của ta ngay sau đó cũng khai hoả đồng loạt.

Ngay đợt súng đầu tiên, tầu địch số 274 bị trúng đạn của HQ5, chiến hạm địch phát hoả dữ dội, bỏ chạy ủi vào bờ san hô và chìm tại Tây nam đảo Duncan - 274 bị loại ra khỏi vòng chiến..

Năm phút sau HQ4 bị trúng đạn tại đài chỉ huy. Vì ổ súng 76.2 ly trước mũi bất khiển dụng nên chiến hạm phải vận chuyển về hướng Đông Nam để có thể sử dụng khẩu 76.2 ly sau lái.

HQ4 tiếp tục tác xạ vào tầu địch số 271. Tầu này bị hư hại và vận chuyển về hướng Bắc. Trong lúc đó HQ5 cũng bám sát 271 và trao đổi hoả lực với tàu này. Đến 10:40H, HQ5 bị trúng đạn 37 ly, phòng vô tuyến bị cháy nên liên lạc bị gián đoạn.

Tại mặt Bắc, chiến hạm ta gồm HQ10 và HQ16 đã tác xạ thẳng vào hai chiến hạm địch 396 và 389. Ngay loạt súng đầu tiên, HQ10 bắn trúng phòng lái 396, tầu này bị cháy và tay lái tạm thời bất khiển dụng. Tầu 396 quay vòng tròn và đụng vào HQ10 lúc 10:54H. HQ10 cũng bị trúng đạn rất nhiều ở đài chỉ huy và hầm máy khiến chiến hạm bốc cháy. HQ10 bị thiệt hại nặng nề: Hạm Trưởng Hải Quân Thiếu Tá Nguỵ văn Thà tử thương, Hạm Phó Hải Quân Đại Uý Nguyễn thành Trí bị thương nặng và phần lớn nhân viên bị thương vong. Tuy chiến hạm đang cháy nhưng vẫn tiến từ từ, sau đó ngừng lại khi đụng vào lái tầu địch 396. Nhân viên còn lại đã cố gắng cứu hoả, cứu thuỷ đến phút chót và bắt buộc phải bỏ tầu vào lúc 11:10H. Chiến hạm đã mất liên lạc ngay từ lúc đài chỉ huy bị trúng đạn.

Bị loại ra khỏi vòng chiến, tầu địch chạy về phía Đông Bắc và ủi vào bờ san hô phía Tây Bắc đảo Drummond. Khi 396 bỏ chạy thì tầu 389 đã bị hư hại đáng kể do hoả lực của HQ 16. Tầu 389 vừa cầm cự, vừa thả khói, di chuyển về hướng Nam. Lúc đó Kronstadt 271 đang ở phía Nam chạy lên hợp với 389 để chống trả HQ 5.

Tuần Dương hạm HQ 5 khi đến 3 hải lý phía Tây nam Duncan, đã phải dồn hoả lực tối đa tác xạ vào hai chiến hạm địch 389 và 271. Vùng chiến lúc đó mịt mù khói súng và khói do tầu địch thả.

Hồi 10:49H, vì tình trạng khẩu 127 ly chỉ sử dụng được bằng tay nên bắn rất chậm chạp. Các khẩu súng trước mũi hầu hết bất khiển dụng nên HQ 5 phải vận chuyển hướng Đông Nam để có thể sử dụng các ổ súng sau lái một cách hữu hiệu.

Hồi 10:54H, vì bị thiệt hại nhiều và không chịu nổi hoả lực của HQ 5 nên hai chiến hạm địch 271 và 389 đã bỏ chạy về hướng Đông Bắc.

Riêng HQ 16 bị trúng đạn tại hầm máy B1 hồi 10:49H. Chiến hạm mất điện, phải lái bằng tay, nước vào làm tầu nghiêng 13 độ. Chiến hạm vẫn tiếp tục tác chiến, vừa cố gắng giữ an toàn cho chiến hạm vừa vận chuyển ra khỏi vùng.

Hồi 11:00H, HQ 5 phát hiện 3 tầu lạ và 2 phi cơ cách 5 hải lý về hướng Đông Bắc. Tầu lạ có hình dáng giống như Phi Tiễn Đĩnh Komar của Hải Quân Ttrung Cộng và phi cơ giống như phản lực cơ Mig. Do đó, để chỉnh đốn tình trạng khiển dụng đồng thời vận chuyển để đề phòng phi cơ và hoả tiễn của địch, HQ 4 và HQ 5 di chuyển về phía Tây Nam với vận tốc tối đa, trong khi HQ 16, vừa cứu thuỷ vừa di chuyển về phía Tây Bắc.

Tổng kết sơ khởi

Ta thiệt hại một chiến hạm (HQ 10), ba chiến hạm bị hư hại nhưng vẫn tự vận chuyển được, 18 nhân viên tử thương và 40 bị thương. Địch thiệt hại 1 chiến hạm (Kronstadt 274) và 1 chiến hạm khác số 386 bị hư hại rất nặng, có thể bị chìm và không sửa chữa được. Số nhân viên tử thương và bị thương không rõ, nhưng ước đoán nhiều hơn ta.

 
Trận hải chiến Hoàng Sa kết thúc. Giai đoạn di tản và tiếp cứu bắt đầu.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa là một trận Hải Chiến mang một sắc thái đặc biệt trong đó Hải Quân Việt Nam đã anh dũng một mình chiến đấu với Hải Quân Trung Cộng. Với Hải Chiến Hoàng Sa, Việt Nam đã, một lần nữa xác nhận rõ ràng chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà trên quần đảo này trước thế giới.

Trên phương diện chiến thuật, Hải Quân Việt Nam đã phải chiến đấu trong một tình thế rất bất lợi, thiếu thời gian chuẩn bị, thiếu lực lượng đổ bộ thích hợp, rất xa căn cứ và không có không trợ. Trong khi đó Hải Quân Trung Cộng có đủ thời gian chuẩn bị, đày đủ lực lượng đổ bộ và trú phòng, gần căn cứ là đảo Phú Lâm và có không trợ từ đảo Hải Nam. Mặc dầu vậy, nhờ ở sự lựa chọn thời gian và không gian thích hợp và nhất là nhờ vào yếu tố “chủ động khai hoả” nên Hải Quân Việt Nam đã tạo được thành tích vẻ vang.

Sau trận Hải Chiến, Hải Quân Việt Nam đã không đủ khả năng để tái chiếm Hoàng Sa vì vào những ngày kế tiếp, Trung Cộng đã sử dụng một lực lượng Hải, Lục Không Quân hùng hậu để cưỡng chiếm tất cả các đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa.

Với trận Hải Chiến Hoàng Sa, hải Quân Việt Nam đã noi gương Đức Trần Hưng Đạo để đánh đuổi quân “Nguyên mới” ra khỏi lãnh hải. Tuy không thành công, nhưng Hải Quân Việt Nam đã nói lên ý chí quật cường và bất khuất của quân dân Việt Nam Cộng Hoà. Trong năm 1974 cũng như hiện nay, Trung Cộng vẫn là một quốc gia có vũ khí nguyên tử và Hải Quân Trung Cộng vẫn là một trong những Hải Quân hùng mạnh nhất thế giới. Trong lịch sử Hải Quân hiện đại, chưa có một hải quân nào trên thế giới dám ngang nhiên tấn công trước chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng, ngoại trừ Hải Quân Việt Nam Việt Nam Cộng Hoà. Trận Hải Chiến Hoàng Sa là một trận Hải Chiến thật sự đầu tiên và cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
 


- Đính kèm 1:

1-Phóng đồ vận chuyển của các chiến hạm tham chiến
2-Tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam và Hải Quân Trung Cộng.
3-Danh sách cấp chỉ huy Hành Quân tại vùng ciến Hoàng Sa.
4-Tổ chức tham mưu Lực Lượng Hành Quân tham gia hành quân Trần Hưng Đạo 47 tại Trung Ương và Vùng I/ Duyên Hải
5-Một vài hình ảnh.

Đính kèm 2:

I. Tương quan lực lượng Hải Quân Việt Nam và Hải Quân Trung Cộng

Năm 1974, Hải Quân Việt Nam: 02 Khu Trục Hạm ; 7 Tuần Dương Hạm; 8 Hộ Tống Hạm; 4 Trợ Chiến Hạm; 3 Giang Pháo Hạm; 20 Tuần Duyên Hạm Duyen; 08 Dương Vận Hạm ; 24 Yểm Trợ và Tiếp Tế Hạm ;188 chiến thuyền và; 128 Chiến Đĩnh thuộc Duyên Lực; 1100 Giang Đỉnh thuộc Giang Lực; 39;426 Sĩ Quan và Đoàn Viên.

Năm 1972, Hải Quân Trung Cộng: 41 Tiềm Thủy Đĩnh (máy Diesel); 08 Khu Trục Hạm; 09 Khu Trục Hộ Tống Hạm;11 Hộ Tống Hạm; 37 Phi Tiễn Đĩnh; 31 Săn Tiềm Thuỷ Đĩnh; 160 Pháo Tốc Đĩnh; 200 Phóng Ngư Lôi Đĩnh; 22 Duyên Phòng Hạm; 54 Tầu Đổ Bộ; 33 Yểm Trợ và Tiếp Tấ Hạm; 375 Chiến Đĩnh linh tinh; 150.000 Sĩ Quan và nhân viên kể cả 16.000 Hải Quân Không Chiến, 20.000 Thuỷ Quân Lục Chiến.

II. Tương quan lực lượng Ta và Địch ngày 19/1/74

Ta:
1- Trên Biển: 02 Tuần Dương Hạm (Whec); 01 Khu Trục Hạm; 1 Hộ Tống Hạm
2- Trên Bộ: 31 nhân viên Biệt Hải; 43 nhân viên Hải Kích; 15 nhân viên Hải Quân trên đảo Money; 14 nhân viên Hải Quân trên đảo Robert

Địch:
1- Trên Biển: 02 Hộ Tống Hạm (Kronstradt); 02 Khu Trục Hạm (T43); 2 Tầu vũ trang; 1 tầu buồm vũ trang; 1 tầu chuyển vận; 2 Phi Tiễn Đĩnh (?) (xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng của trận chiến)
2- Trên Bộ: Khoảng 1 Tiểu Đoàn trên đảo Duncan; Lực lượng tại đảo Woody ước lượng 1 Trung Đoàn

Đính kèm 3

Danh sách cấp chỉ huy hành quân tại vùng chiến Hoàng Sa:

1- Chỉ Huy Trưởng Hành Quân kiêm Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật: Hải Quân Đại Tá Hà văn Ngạc (Chỉ Huy Trưởng Hải Đội 3)
2- Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4: Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San
3- Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ 5: Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh
4- Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16: Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự
5-Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm
6-Trưởng toán Hải Kích: HQ Đại Uý Nguyễn minh Cảnh
7-Trưởng toán Biệt Hải: ?

Đính kèm 4

Tổ chức tham mưu của Lực Lượng Hải Quân y tham gia Hành Quân THĐ 47 (Trung Ương và Vùng I Duyên Hải)

1-Tại trung ương Bộ Tham Mưu gồm: Thành phần của Bộ Chỉ Huy/ Hành Quân Lưu Động Biển hoạt động kể từ 7 ngày 16/1/74 với: Tư Lệnh Chiến Dịch/ THĐ/ Biển: Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh HQVN
- Tham Mưu Trưởng/ Hành Quân Biển: HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê
- Tham Mưu Phó/ Hành Quân Biển kiên Trưởng Phòng 3 BCH/Hành Quân Biển: HQ Trung Tá Lê Thành Uyển
- Trưởng Phòng 4 BCH/HhQ Biển: HQ Đại Uý CK Trần Vĩnh Tuấn
- Trưởng Phòng 6 BCH/HhQ Biển: HQ Thiếu Tá Phạm Duy Anh
- Giám Đốc Trung Tâm Hành Quân/ Biển: Phạm Ngọc Lộ

2- Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Tư Lệnh Hải Quân tại Vùng I Duyên Hải:
- Tư Lệnh HQVN: Đề Đốc Trần Văn Chơn
- Tư Lệnh Phó HQVN: Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh
- HQ Nguyễn Ngọc Quỳnh thuộc BTL/HQ/ Khối Hành Quân
- HQ Đại Tá Nguyễn Văn Thiện BTL/ Hạm Đội
- HQ Đại Tá Trần Văn Triết BTL/HQ/Khối Chiến Tranh Chính Trị
- HQ Trung Tá Võ Sum BTL/HQ/P6
- HQ Thiếu Tá Nữ Cán Sự Xã Hội Lê Kim Sa BTL/HQ/Phòng Xã Hội

3- Tại Vùng I Duyên Hải kể từ 18 1000H/1/74
Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải kiêm Tư Lệnh Lưc Lượng Đặc Nhiệm 231: Phó Đề Đốc Hồ văn Kỳ Thoại
- Tham Mưu Trưởng Hành Quân LLĐN 231: HQ Trung Tá Lê thành Uyển (do BCH/ Hành Quân Biển tăng phái cho Vùng I Duyên Hải)
- Phụ tá Tham Mưu Trưởng/ Hành Quân: HQ Trung Tá Nguyễn mạnh Trí
- Phụ tá Tham Mưu Trưởng/ Tiếp Vận: HQ Thiếu Tá Lê văn Ngàn.

HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê