18 tháng 8, 2015

Trùm phátxít Hitler và vợ đã trốn sang Argentina chứ không tự vẫn?

Ngày 16/8, nhiều tờ báo phát hành bằng tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ đưa tin trùm phátxít Adolf Hitler và vợ đã không hề tự vẫn vào ngày 30/4/1945 như thông tin đã đưa trước đây mà đã trốn chạy sang Argentina.

Hình được cho là của Hitler trước khi chết ở Argentina. (Nguồn: cazadebunkers.wordpress.com)



Theo tài liệu mật mới được giải mã của FBI, chính phủ Mỹ đã biết rằng nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler và Eva Braun vẫn sinh sống bình thường tại làng La Angostura, thành phố Bariloche, cách thủ đô Buenos Aires hơn 800km về phía Nam, gần biên giới với Chile và nằm ngay dưới chân dãy núi Andes hùng vĩ.

Trước đó, theo quân đội Liên Xô, Hitler và Eva đã tự sát và thi thể của hai người này đã được nhận dạng. Tuy nhiên, tài liệu mật của FBI đã lật ngược tất cả những thông tin trên. Có vẻ như kẻ bị căm thù nhất trong lịch sử nhân loại đã trốn thoát khỏi Đức và sống một cuộc sống thôn quê yên bình tại một trong những làng nhỏ, ở một thung lũng đẹp nhất của vùng Andes.

Theo FBI, chẳng những thông tin về cái chết của Hitler và Eva Braun đã bị dàn dựng mà ông ta còn được Giám đốc của Cơ quan dịch vụ chiến lược OSS của Mỹ tại Thụy Sĩ, Allen Dulles, giúp trốn thoát.

Tài liệu mật được giải mã của FBI. (Nguồn: cazadebunkers.wordpress.com)

Theo tài liệu giải mật này của FBI, OSS đã bí mật dùng một tàu ngầm đưa một vài sỹ quan cấp cao của Đức Quốc xã tới Argentina. Vào tháng 8/1945, một người bí ẩn đã gửi tới tòa soạn Thời báo Los Angeles thông tin này để xin được tị nạn chính trị. Thời báo Los Angeles đã thông báo vụ việc với FBI.

Nhân vật bí ẩn đã xác nhận thông tin không chỉ Hitler đã bỏ trốn sang Argentina mà người này là một trong bốn người đã đi trên một tàu ngầm và đã chạm trán tên trùm phátxít hơn hai tuần sau khi Berlin thất trận. Có vẻ như hai tàu ngầm đã cùng cập cảng Argentina và Hitler cùng Eva Braun đã đi bằng chiếc tàu thứ hai.

Chính phủ Argentina thời đó không chỉ đón tiếp tên trùm phátxít Đức này mà còn giúp tên này chạy trốn. Nhân vật bí ẩn nói trên không chỉ thông tin về địa chỉ chính xác nơi Hitler ẩn náu mà còn miêu tả rõ từng đặc điểm chi tiết để nhận dạng. Tuy nhiên, trong tài liệu của FBI tên của người này đã không được nêu và lẽ đương nhiên các nhân viên tình báo Mỹ hoàn toàn tin vào lời khai của người này.

FBI đã cố gắng bưng bít thông tin về việc Hitler còn sống cũng như nơi ẩn náu của y. Với địa chỉ cụ thể, thông tin nhận dạng rõ ràng, các nhân viên tình báo Mỹ không cho tiến hành điều tra.

Năm 1945, chính tùy viên quân sự Mỹ tại Buenos Aires cũng thông báo với Washington rằng có rất nhiều khả năng Hitler và Eva Braun đã cập cảng Argentina. Người ta còn điều tra ra chiếc tàu ngầm U-530 của Đức đã xuất hiện tại bờ biển Argentina. Còn có nhiều nhân chứng và bằng chứng nữa củng cố khả năng này.

Báo chí thời đó cũng đưa tin về việc căn biệt thự mang tên Mansíon Inalco do kiến trúc sư Alejandro Bustillo xây dựng năm 1943 theo phong cách Phổ, ở làng La Angostura, đã được cơi nới để dành cho những người Đức trốn chạy.

Nhà của Hitler ở La Angostura. (Nguồn: cazadebunkers.wordpress.com)

Theo ông Bustillo, tiền để tu sửa lại căn nhà là do những người Đức nhập cư rất giàu có chi trả. Tuy nhiên thời đó, việc đi tới La Angostura rất xa xôi và khó khăn bởi nó được bao quanh bởi những ngọn núi cao và những cánh rừng bạt ngàn.

Có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất về việc Hitler đã sống sót sau khi Berlin thua trận sẽ có ở Nga. Với việc Hồng quân Liên Xô chiếm Berlin, thi thể của Hitler chắc chắn sẽ được đưa ngay về Liên Xô.

Năm 2009, nhà khảo cổ học bang Connecticut, Nicholas Bellatoni, được phép tiến hành xét nghiệm ADN một trong những mẫu xương sọ được cho là của Hitler. Kết quả đã gây kinh ngạc cho giới tình báo và các nhà khoa học.

Mẫu ADN đó không hề khớp với ADN của Hitler cũng như những mẫu ADN được cho là của Eva Braun cũng không khớp với ADN của người thân trong gia đình bà này. Và câu hỏi được đặt ra là: người ta đã tìm thấy gì ở hầm ngầm của Hitler và Hitler thực sự đã ở đâu?

Với tất cả những bằng chứng mới được giải mã, có nhiều khả năng Hitler đã chạy thoát khỏi Đức và không những thế còn được Cộng đồng tình báo quốc tế giúp đỡ để bỏ trốn. Bản thân FBI cũng đã biết về việc này và đã giúp Hitler lẩn trốn mà không bị lộ.

Ngày nay, làng La Angostura vẫn là một làng nhỏ chuyên phục vụ du lịch. Tại đây các ngôi nhà hoàn toàn mang phong cách châu Âu cổ điển và chỉ toàn người giàu có sinh sống.

Họ đều có các cửa hàng kinh doanh nhưng theo hướng dẫn viên du lịch địa phương, các gia đình ở đây chỉ kinh doanh cho vui chứ không phải để làm giàu vì họ có quá nhiều tiền./.

Khám phá tòa thành cổ kỳ vĩ nhất Việt Nam

Thành nhà Hồ là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới, là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu.

alt
alt
Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ - từ năm 1400 - 1407. Ảnh: Cửa Nam thành nhà Hồ.
alt


Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới. Ảnh: Cửa Bắc thành nhà Hồ.
alt

Theo sử sách, thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng. Các cấu trúc khác bên trong tòa thành như các cung điện, la thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Ảnh: Cửa Đông thành nhà Hồ.
alt

Người quyết định chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực thực tế của triều đình lúc đó. Ông cho xây thành làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đó trong mục tiêu phế bỏ vương triều Trần. Ảnh: Cửa Tây thành nhà Hồ.
alt

Năm 1400, vương triều Hồ thành lập, và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới. Thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là thành nhà Hồ. Ảnh: Bên trong thành nhà Hồ.
alt

Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Ảnh: Một đoạn tường thành nội.
alt

Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Ảnh: Cận cảnh một đoạn tượng thành nội còn nguyên vẹn.
alt

Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Ảnh: Một đoạn tường đã sụp đổ.
alt

Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn). Ảnh: Cửa Nam của thành nhà Hồ.
alt

Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ảnh: Mặt trên của tường thành nội.
alt

Trải qua nhiều thế kỷ, các cung điện, dinh thự trong khu vực nội thành đã bị phá huỷ. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
alt

Thành nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành và cổng thành vẫn đứng vững. Ảnh: Phía trên một vòm cổng của thành nhà Hồ.
alt

Đây cũng là một khu khảo cổ quan trọng, nơi rất nhiều hiện vật quý giá của nhà Hồ đã được tìm thấy, như những viên đạn bằng đá, đồ gốm sứ, tượng điêu khắc... có giá trị thẩm mỹ cao.
alt

Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
alt
Tháng 6/2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản văn hóa thế giới thứ 5 của Việt Nam sau phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Thăng Long.

Theo KIẾN THỨC