19 tháng 2, 2017

Gốm Chu Đậu

Cổ vật Gốm Chu Đậu trên con tàu đắm tại Cù Lao Chàm - Quảng Nam
Cổ vật Gốm Chu Đậu trên con tàu đắm tại Cù Lao Chàm - Quảng Nam

Kỹ Thuật Đồ Gốm Việt

Nhiều nhà  khảo cổ  cho rằng Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm trải qua những  thời kỳ văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long, rồi trải qua thời kỳ đồ đá Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu và  giai đoạn Gò Mun. Nhưng không thấy họ  đưa ra được những hiện vật  khai quật làm bằng chứng  ở những thời văn hóa này. Khoa khảo cổ  chỉ cho bằng chứng  các hiện vật  của những thời kỳ sau đây:
Thời kỳ văn hóa  Đông Sơn   (Thanh Hóa) ,
Nhiều nhà  khảo cổ  khai quật được những hiện vật   như:   các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu, các thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng  với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp.
Gốm thời hùng vương 2000 năm trước công nguyên
Thời kỳ văn hóa  Sa Huỳnh
Nhiều nhà  khảo cổ  khai quật được hàng trăm chum vò gốm    ở Bình Định, Quảng   Ngãi,  Quảng Nam, Huế, Đà  nẵng, Đồng Nai   như:
(Bình gốm Sa Huỳnh. Hiện vật Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh Nguyễn Anh Tuấn)
Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm.Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân đế, có thân gãy ở vai hay đáy, chiếm tỷ lệ lớn. Mẫu gốm thường gặp thì vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng,hoa văn chữ S có đệm tam giác, những đường chấm hay đường in dấu răng vỏ sò.        
Thời kỳ  văn hóa  Óc Eo
Nhiều nhà  khảo cổ  khai quật được những hiện vật gốm là đồ gia dụng ,vật liệu xây dựng và đồ trang trí kiến trúc.
a/ Đồ gia dụng
Đồ gia dụng gồm: bình, hũ, nồi, nắp, bát, cốc, chai… và cả bếp lò.
Bình gốm thì có nhiều loại, loại nào cũng có vòi..
Bếp lò được người Khmer hiện nay ở đồng bằng sông Cưủ Long gọi là  “cà ràng” Đây là vật dụng quen thuộc và rất cần thiết cuả cư dân sống ở vùng ven biển và sông rạch, trên nhà sàn hay trên ghe xuồng. Bếp lò gốm đã xuất hiện trong các di tích cư trú và cả trong mộ táng (với chức năng là đồ tuỳ táng) từ thời tiền sử ở lưu vực sông Vàm Cỏ- Đồng Nai và trở thành di vật đặc trưng cuả văn hóa Óc Eo. Hiện nay bếp lò gốm phổ biến ở nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á.
b/  Vật liệu xây dựng và đồtrang trí kiến trúc
Gạch là vật liệu xây dựng. Các viên gạch: được trang trí bằng các hình sư tử, rắn mang bành, động vật một sừng và các động vật khác.   Còn  phù điêu là vật liệu trang trí kiến trúc.     Cả gạch và phù điêu được làm bằng đất nung.  Gạch và phù điêu là những di vật chủ yếu trong các di tích kiến trúc đền tháp của văn hóa Óc Eo
(Bình gốm Óc Eo có vòi)

Thời kỳ Lý - Trần  (thế kỷ XI - XIV )
Những nhà  khảo cổ  cho rằng thời  này đồ gốm sứ cực thịnh   Những trung tâm sứ gốm xuất hiện từ thời Lý - Trần mà đến nay vẫn còn hưng thịnh đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa).
Theo  họ , thì  Đồ gốm thời Lý - Trần phát triển mạnh, nhiều ở số lượng và quý ở chất lượng. Thịnh hành hai loại gốm chính, là:
(1) Gốm trang trí kiến trúc, thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc ngói bò có gắn đầu phượng, đầu rồng. Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn đầu để gắn trên nóc hoặc riềm nhà…
(2) Gốm gia dụng, đủ thể loại: bát vò… đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum

(Chậu gốm men trắng thời Lý. Cao 24,3cm; ĐKM 25,2cm men trắng và men ngọc tinh xảo)                                   
Giờ đây xin mời độc giả  đi tìm hiểu nghề gốm   Việt
I- Kỹ Thuật Cơ Bản
1-Lò gốm
Thực ra, nguyên lý của lò gốm xưa và nay không khác nhau nhiều lắm. Nó vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản, cấu tạo gồm 3 phần: bầu lò, thân lò, hệ thống ống khói.
- Lò ếch xa xưa
Theo tài liệu của Viện Khảo cổ về việc khai quật khu lò nung gốm sứ ở Bút Tháp (Thuận Thành) thì: Khu lò nung gốm sứ gồm 4 lò với cấu trúc kiểu lò tương tự giống nhau. Toàn bộ lò nhìn bên ngoài có hình quả dưa, giữa phình rộng, hai đầu cụt.. Đó là loại  Lò ếch là kiểu lò gốm cổ nhất được sử dụng một cách phổ biến ở khắp mọi nơi. Lò ếch dài khoảng 7 mét, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3-4 mét, cửa lò rộng khoảng 1,2 mét, cao 1 mét. Đáy lò phẳng nằm ngang, vòm lò cao khoảng từ 2 mét đến 2,7 mét. Bên hông lò có một cửa ngách rộng 1 mét, cao 1,2 mét phục vụ cho việc chồng lò và dỡ sản phẩm. Lò có 3 ống khói thẳng đứng cao 3-3,5 mét. Bầu lò chia thành 5 khu vực xếp sản phẩm là: hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt.
Trong quá trình lâu dài sử dụng lò ếch, để khắc phục nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lò, người ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép lại. Cấu trúc lò ếch rất đơn giản và sáng tạo: thợ đắp lò thời xưa chỉ dùng đất sét mà đắp.
Theo tài liệu khảo cổ học của Sở Văn hóa Bắc Ninh năm 1975,  thì lò nung gốm ở Đông Yên
(Bắc Ninh) thời Lê Mạt  c ũng tương tự như lò Ếch
- Lò đàn
Lò đàn xuất hiện vào giữa thế kỉ 19. Lò đàn có bầu lò dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 mét được chia thành 10 bích bằng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai nống (cột). Cửa lò rộng 0,9 mét, cao l mét. Bích thứ 10 gọi là bích đậu thông với buồng thu khói qua 3 cửa hẹp. Để giữ nhiệt, bích lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như bằng phẳng còn mặt trên hình vòng khum. Hai bên cật lò từ bích thứ 2 đến bích thứ 9 người ta dấu mở hai cửa nhỏ hình tròn, đường kính 0,2 mét gọi là các lỗ giòi để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu người ta mở lỗ đậu (lỗ giòi rộng hơn nửa mét). Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được 1250–1300°C.
- Lò bầu, hay lò rồng
Lò bầu, hay lò rồng, xuất hiện vào đầu thế kỉ 20. Lò bầu chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu (cũng có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ sò úp nối với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa đề xây dựng vòm cuốn của lò. Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng 12-15⁰. Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300°C.
-Lò hộp hay lò đứng
Lò hộp hay lò đứng: khoảng năm 1975 trở lại đây người Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò thường cao 5 mét rộng 0,9 mét, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều, tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt độ lò có thể đạt 1250°C.
- Lò con thoi ,lò tuynen (Lò gốm hiện đại)
Lò con thoi (hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục): Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu. Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà thực chất là quá trình tăng giảm nhiên liệu được thực hiện bán tự động hoặc tự động, công việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều.
- Bao nung
Trước đây, các lò gốm dùng một loại gạch vuông ghép lại làm bao nung. Loại gạch này sau hai ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành).Gần đây bao nung thường được làm bằng đất sét chịu lửa có màu xám sẫm trộn đều với bột gạch hoặc bao nung hỏng nghiền nhỏ (gọi là sa mốt) với tỉ lệ 25–35% đất sét và 65–75% sa mốt. Người ta dùng một lượng nước vừa đủ để trộn đều và đánh nhuyễn chất hỗn hợp này rồi đem in (dập) thành bao nung hay đóng thành gạch ghép ruột lò. Bao nung thường hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp xúc đều với sản phẩm.. Một bao nung có thể dùng từ 15 đến 20 lần.
Nếu sản phẩm được đốt trong lò con thoi hoặc lò tuynen, thường không cần dùng bao nung.
 2- Nhiên liệu
Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa, các loại “củi phác” và “củi bửa” để đốt lò. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, lò bầu  thì  tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò.
Đối với loại lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được ngay.                           
3-   Đất làm Gốm
Nghề gốm thời n ào cũng vậy đều phát triển dọc sát các triền sông,   bởi lẽ triền sông tiện đường chuyên chở, và  sẵn đất sét là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm. N ên điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Trong đất sét thường có lẫn tạp chất, nên  người thợ gốm  áp dụng phương pháp truyền thống là ngâm đất trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã “chín”   (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng.
Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là “bể lắng” hay “bể lọc”. Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là “bể phơi”, người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày.
Sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là “bể ủ”. Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt.
Trong quá trình xử lí, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.

(Pha chế đất)
4-  Các loại men
Thợ gốm Việt quen chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các “dị” lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, “.
Các dòng men thợ gốm Việt chế tạo ra
1/-  Men tro
2/- Men ngọc là loại men dày màu xanh mát, trong bóng như thuỷ tinh,
  Gốmmen ngọc có từ thời Lý - Trần : Người ta thường sánh gốm men ngọc của ta với đồ gốm Long Tuyền thời Tống của Trung Quốc.
3/   Men trắng chàm
  Nền men trắng, hoa văn màu xanh biếc
4/   Men màu nâu
Thành phần  Men màu nâu bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt ôxít mangan . .Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate), men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần
Gốm hoa nâu có từ thời Lý - Trần.   Đó là loại gốm đàn, kiểu dáng to, chắc chắn, cốt gốm dầy và thô. Bên ngoài có phủ lớp men trắng ngà hoặc vàng nhạt.
Hình thức trang trí hoa văn trên gốm hoa nâu thường là hoa dây chạy viền quanh miệng đồ gốm. Đặc biệt, hầu hết các sườn gốm hoa nâu có đắp nổi hình hoa thảo, chim cò, thú bốn chân, hoặc tôm cá… rất sinh động. Các hình rồng trang  trí ở gốm hoa nâu thời Trần có khác thời Lý. Đó là mình rồng khỏe mập, uốn khúc thoải mái, khác hẳn con rồng thời Lý thân hình thanh mảnh và uốn khúc gò bó.
Thời thế kỉ 14 đầu thế kỉ 15, men nâu kết hợp với men nền màu trắng ngà được dùng tô lên các đồ đồ gốm như chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa..
Thời thế kỉ 1617, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, men nâu tô lên phần chân đế lư hương chữ nhật
Thời thế kỉ 18, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa dạng.
Thế kỉ 19, men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỉ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay
5-   Men trắng ngà
hình trang trí. Vì men trắng mỏng, xương gốm được lọc luyện kĩ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dày vẫn có vết rạn men.
Thế kỉ 18, men trắng ngà sử dụng trên những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt,
Vào thế kỉ 19, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn.. Trên các loại bình, lư hương quai tùng, lư hương chữ Thọ; cặp tượng đầu khỉ thân rắn, tượng rồng trang trí kiến trúc, tượng ba đầu, tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen đều thấy sử dụng men ngà, xám
từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19.dùng để phủ trên các rìa, ước và đường viền lư hương, rất ít khi phủ lên
6/-   Men xanh rêu
Men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai trên chân đèn
Men xanh rêu còn dùng vẽ mây, tô lên các cột dọc của long đình; men rêu sắc sẫm ở các cột vuông mô hình nhà 2 tầng hay một số mảng đường diềm lư hương chữ nhật. Men xanh rêu, sắc nhạt, trên chân đèn, đế nghê. Men xanh rêu sắc sẫm còn thấy tô trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn và trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.
7 -  Men lam
  Gốm hoa lam   có từ thời Lý - Trần . Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men lam phát màu ở nhiệt độ 1250°C. Đây Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm Men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm;.  Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, ngoài ra men lam dùng vẽ vào các hình trang trí nổi rồng, hoa dây và cánh sen của chân đèn và lư hương. Thế kỉ 19, men lam được vẽ trang trí trên lư, choé, bình, lọ, bát hương. Men lam  dùng với kĩ thuật bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Nét biểu hiện đặc trưng của men lam gốm  là sắc màu và lối vẽ, nhìn chung có sắc trầm
8- Men rạn
        đươc chế tạo bằng cách dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh có màu hồng nhạt. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác .   Men rạn xuất hiện từ cuối thế kỉ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–19.
Men rạn có màu trắng xám. hoăc men rạn có màu vàng ngà… được sù dụng trên các loại hình: chân nến trúc hoá long; ấm có nắp, đài thờ các nắp, cặp tượng nghê. Men rạn kết hợp với trang trí vẽ lam trên các đồ gốm, đắp nổi, khắc chìm hoặc không trang trí.
(Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỉ 19)

II- Kỹ Thuật sản xuất đồ gốm
1-Tạo dáng cho sản phẩm
Phương pháp tạo dángcổ truyền:
   Làm bằng tay trên bàn xoay:, người thợ gốm ”vuốt tay, be chạch“ trên bàn xoay"đắp nặn” với trình độ kĩ thuật mĩ thuật cao.Thợ ngồi trên một cái ghế cao dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (“bắt nẩy”) để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn
Phương pháp tạodáng hiện nay
  Khuôn   được dùng để sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện.
Nghệ nhân có thể  dùng khuôn gỗ .   Đặt khuôn gỗ giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm
Nghệ nhân có thể  dùng khuôn bằng thạch cao để  đúc" hiện vật..
Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ “hồ thừa” hay “hồ đầy” để tạo dáng sản phẩm
(Khuôn làm gốm Bát Tràng)
(Tạo dáng sản phẩm)
2- Sản phẩm đem phơi rồi sửa cho hoàn chỉnh
Phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người thợ gốm vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Biện pháp hiện đại:   sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Sản phẩm   khi đã  khô   thì   được  đặt trên bàn xoay.  Nghệ nhân vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân “vóc” cho đất ở chân “vóc” chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là “lùa”). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách…), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là “làm hàng bộ”, phải dùng bàn xoay thì gọi là “làm hàng bàn”.    Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm
3-Trang trí hoa văn và phủ men
Vẽ họa
Thợ gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc áo gốm các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm  thì mới nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật,. Thợ gốm dùng rất nhiều hình thức trang trí như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu
Phủ men  (Tráng men)   lên xương gốm.  
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm đem tráng men. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm… Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là “kìm men”, “quay men” và “đúc men”.
Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp
4-Áo gốm
Áo gốm là một dung dịch tổng hợp giữa đất và chay, với công thức 4 đất 1 chay. Đất giã nhỏ, sàng lọc cẩn thận. Còn chay là một thứ đá có lẫn gỉ sắt ở ngay địa phương. Chay cũng phải giã nhỏ, sàng lọc kỹ càng. Đất và chay trộn lẫn, pha nước, hòa tan thành một dung dịch. Tất cả các đồ gốm trước khi đem nung được nhúng vào dung dịch này, tạo ra một lớp áo gốm. Nếu cứ thế đem nung lên, là có gốm đẹp rồi.
5-Chồng lò
. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của bao nung trên nguyên tắc Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò. Đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Đối với loại lò bầu (lò rồng) Sản phẩm được xếp trong lò giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp (lò đứng), tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường lò và chỗ khoảng trống giữa các bao nung đều được chèn các viên than
6-Đốt lò
Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự nhau .  Khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ để sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta tăng dần lửa cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở các bầu được dừng lại,  nhưng tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. khi biết sản phẩm ở từng bích bắt đầu chín thì ngừng ném củi bửa . Càng về cuối sản phẩm chín càng nhanh.
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.
Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều vì khi hoàn tất khâu chồng lò cũng có nghĩa là đã kết thúc việc nạp nhiên liệu. Thế nhưng do đặc điểm của lò, người thợ đốt lò dù có dày dạn kinh nghiệm cũng rất khó có thể làm chủ được ngọn lửa, đây thực sự là vấn ra khó khăn nhất trong khâu kĩ thuật ở làng Bát Tràng. Người ta dùng gạch chịu lửa bịt cửa lò lại rồi nhóm lò bằng củi. Lửa cháy bén vào than và bốc từ dưới lên. Than trong lò cháy hết cũng là lúc kết thúc công việc đốt lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết tật (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.
III- Gốm Việt biểu trưng  cho văn hóa Việt :
                            Gốm Bát Tràng và Gồm Chu Đậu
 1- Gốm Bát Tràng
Ba vị  Hứa Vĩnh Kiều, người làng Bồ Bát (Thanh Hóa), Đào Trí Tiến, người làng Thổ Hà (Hà Bắc), và  Lưu Phong Tú , người làng Kẻ Sặt (Hải Dương)  là những  bậc tổ  của Gốm Bát Tràng. Theo tư liệu đánh máy của Viện Mỹ thuật (năm 1964) thì vào khoảng thời Lý - Trần,  sau khi đỗ Thái học sinh, ba ông   được cử đi sứ nhà Tống (Trung Quốc). Cả ba ông này, khi đi sứ đã học được nghề sứ gốm, về nước thìtruyền nghề cho dân .
Loại hình
Sản phẩm của gốm Bát Tràng rất phong phú, đa dạng như bát, đĩa, chén, lục bình, lư hương…
  • Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
  • Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.
  • Đồ trang trí: các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng
Trang trí    
Chất liệu men của sản phẩm có độ óng, sâu mịn và đều
Thế kỉ 14 15 thờiTrần : khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu chạm nổi và vẽ men lam.  
Thế kỉ 16  xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ…
Rồng vẽ trên gốm lam (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Thế kỉ 17, kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi càng tinh tế, cầu kì, xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc… Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)… Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-mai.   Còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người…
Thế kỉ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo Các kỹ thuật, chạm khắc nổi đúc nổi dán ghép, thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật… Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước..
Minh văn
Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng
2 -  Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá
Các nhà khảo cổ đã khẳng định ông Đặng Huyền Thông Bùi Thị Hý là tổ nghề gốm Chu Đậu..
Sản xuất tại vùng thuộc làng Chu Đậu xãThái Tânlàng Mỹ Xá xãMinh Tânhuyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Gốm Chu Đậu đã hội tụ không những tinh hoa của nghệ thuật gốm, mà còn thể hiện nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống dân tộc. Hình ảnh thuần túy Việt Nam: tàu lá chuối, nhánh rong, chim sẻ, chim chích chòe, tôm, cá bống, cóc, rùa, cọng rau muống, bông hoa cúc, hoa sen.   Hoạ tiết, hoa văn luôn mang đậm dấu ấn tâm linh, giá trị truyền thống về đạo giáo dân tộc, tình cảm gia đình, phong cảnh thiên nhiên, và thể hiện 4 mùa xuân, hạ, thu, đông…
Gốm Chu Đậu thời hưng thịnh được xuất đi 32 quốc gia trên khắp thế giới, và là biểu trưng của văn hóa VIệt Nam trong nhiều bảo tàng lớn trên thế giới
Gốm Chu Đậu nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt
Men gốm &Hoa văn
Men gốm rất phong phú: men ngọc (celadon), men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trongvới hoa văn màu xanh (men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục(men tam thái).
Men trắng chàm (nền men trắng, hoa văn màu xanh biếc) chiếm số lượng cao nhất.   Rất nhiều hồ rượu hoa văn trắng chàm và hoa văn tam thái.   Khi nói về đồ gốm Chu Ðậu, người ta chỉ thường biết về loại này mà ít để ý đến các loại men khác Loại đồ gốm Men trắng chàm Chu Ðậu hạng này nhiều món đẹp tuyệt vời, bứt xa đồ nhà Minh, và đẹp không kém gì đồ gốm men lam của nhà Thanh bên Tàu. Loại đồ gốm phẩm chất cao, tuyệt đẹp đã nằm trong tay các nhà sưu tập chuyên nghiệp ở Âu Châu, Úc Châu, Singapore, Hong Kong, ở các viện bảo tàng Âu Châu và Ả Rập… Từ giữa thập niên 1980 cho đến giữa thập niên 1990, họ đã vào Việt Nam vào mua hết tất cả,.
Hoa văn phản ảnh đời sống nông thôn Việt Nam,được vẽ bằng men màu.
Đáy của đồ gốm Chu Ðậu thường được quét một lớp son nâu, màu đậm, thường khi vẫn còn nguyên dấu bút. Lớp son nâu này không phải là men, mà chỉ là một lớp son pha màu nâu rất mỏng để bảo vệ đáy chén đĩa.
Đồ gốm Chu Ðậu thật phong phú đủ cả, từ các món đồ dùng trong nhà người dân, trong đình chùa, trong nhà giới trưởng giả, cho đến đồ xuất cảng:
Bát chân cao, bát chân thấp, tô, đĩa, chén, tước, bình, ấm, âu, chậu, lu, hũ, chậu, bát hương, bát trầm, chân đèn, hộp, lọ, bình vôi, nghiên mực, nghiên mực hình con trâu, con cua, đồ chơi của trẻ em như các hình tượng con gà, con cóc, con lợn, người cưỡi ngựa… các hồ rượu hình chim vẹt hình con gà, các chén uống trà có quai cầm là chim vẹt.
Một số  nét đặc biệt  của đồ gốm Chu Đậu
Tước (hay bôi)
là ly uống rượu chân cao. Ngoài những tước men ngọc, màu xanh trong, còn có những sáng kiến kỳ diệu như tước thần kim quy. Ẩn trong chân tước này là một quả nổi để lộ hình rùa thần kim quy ngồi dưới đáy, khi rượu được rót vào, thì hình thần kim quy từ từ nổi lên theo mực
Lư hương và chân đèn
. Có những chân đèn cao 70, 80cm, lư hương cao 35, 40cm. Một số lớn có ký tên người làm và đề rõ năm tháng, như vợ chồng Ðặng Huyền Thông – Nguyễn Thị Ðỉnh, vợ chồng Ðỗ Xuân Vi – Lê Thị Ngọc, vợ chồng Bùi Duệ – Lê Thị Cận, Ðặng Hữu, Ðặng Tính Không…
Bình tỳ bà
nổi tiếng quốc tế ưa chuộng.   Bình tỳ bà có hình dáng giống cây đàn tỳ bà để dựng đứng. Mình thuôn tròn, cổ nhỏ, miệng loe, thân tròn phình to, thường có bốn tầng hoa văn, trong lòng miệng bình cũng có hình vẽ hoa lá. Tầng thứ nhất ở chung quanh cổ bình hoặc vẽ những tàu lá chuối hay hình cây lúa; tầng thứ hai khi hình hoa cúc, hoa mẫu đơn, khi thì những chuỗi hình xoắn ốc đứng; tầng thứ ba lớn nhất là hình chim chích choè, chim sẻ hay là những ô vẽ đợt sóng biển, bên cạnh những ô vẽ hình hoa lá; tầng dưới cùng là các ô với những vòng tròn hình bầu dục chồng lên nhau. Bình tỳ bà to nhỏ khác nhau, nhưng đa số thường có đường kính đáy độ 9cm, chỗ to nhất ở thân bình phình ra vào khoảng 14cm, đường kính ở cổ bình là 4cm, và ở vành miệng loe là 8cm, bình cao khoảng 30, 32cm.
Ðĩa nổi tiếng quốc tế ưa chuộng.  Men trắng trong với hoa văn màu chàm. Có những đĩa tam thái rất lớn, đường kính đến khoảng 50cm, nhưng thường thường thì vào khoảng hơn 25cm đường kính. Hoa văn trong lòng đĩa thường gồm hai phần. Vành đĩa rộng 5cm, vẽ cành rau, nhánh lá, tâm đĩa vẽ nhiều hình rất đẹp: Hình con công, con vạc, con nghê, cá chép vượt vũ môn, hươu chạy trên đồng cỏ, bên khóm trúc, bờ lúa, đôi chích chòe, đàn vịt bơi trên hồ sen, trận thủy chiến, cành mai, đóa cúc, đóa mẫu đơn… đường kính độ 15cm. Vành ngoài thành đĩa cũng vẽ những hình hoa lá rất chi tiết, hoa văn màu xanh chàm, đĩa lớn thường là men ba màu (Tam Thái).
Bát Chu Ðậu nổi tiếng quốc tế ưa chuộng. Thường là men trắng chàm, đường kính ở miệng bát từ 14 đến 16cm, cao từ 8 đến 10cm. Nhiều loại hoa văn khác nhau. Khi thì chim sẻ đậu trên cành mai, khi thì đóa cúc, đóa mẫu đơn, khi thì lại là khóm phong lan… trong lòng bát. Vành trong của bát cũng vẽ những vòng tròn hoa lá. Hoa văn ở mặt ngoài bát thường gồm hai tầng, phía trên là một vành hoa mai, hoa cúc cao khoảng hơn 3cm, tầng dưới, khoảng 4cm, là những ô có hình các vòng xoắn ốc tiêu biểu của gốm Chu Ðậu. Trên vành ngoài miệng bát cũng có những vòng đồng tâm.
Gốm Chu Đậu  ngày nay được coi là phục dựng từ năm 2001

Tài liệu được sưu tầm theo tác giả: Phạm X. Khuyến

Ánh mặt trời biển Đông’ & Bà tổ gốm Chu Đậu

Giữa kho tàng gốm lừng danh của châu Á, bảo vật được xem là quan trọng nhất lại là một “Chiếc bình An nam” bằng gốm hoa lam do một nữ nghệ nhân Việt Nam chế tác vào giữa thế kỷ 15 và được liệt vào vật quốc bảo của Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 1933, chiếc bình này trở nên nổi tiếng thế giới, từ đó lôi cuốn nhiều sự quan tâm nghiên cứu và bàn cãi của thế giới nghệ thuật.

Ngộ nhận về chiếc bình gốm Chu Đậu
Bảo tàng Hoàng cung Topaki Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là cung điện nguy nga và từng là nơi cư ngụ bao đời của các quốc vương Sultan thuộc đế quốc Ottoman. Chính tại đây có kho tàng gốm sứ lừng danh và đồ sộ của châu Á mà hoàng gia qua các đời ưa chuộng, gồm hơn 10.700 hiện vật, chủ yếu là gốm sứ Trung Quốc cao cấp từ thời Tống - Nguyên - Minh đến Thanh, và đồ sứ Nhật Bản từ thế kỷ 17-19, sánh ngang với kho tàng của Viện Bảo tàng Cố cung, Đài Loan.
Chiếc bình với minh văn gồm 13 chữ Nho được học giả người Anh là R.L.Hobson phát hiện từ Bảo tàng Topaki. Tuy nhiên, vào thời điểm đó (năm 1933), Hobson cho rằng chiếc bình do nghệ nhân Trung Quốc ở Việt Nam chế tác, đồng thời ông đã dịch minh văn như sau: “Năm Đại Hòa thứ 8, do nghệ nhân ở châu Nam Sách tên là Trương vẽ chơi”  (“Painted For Pleasure By Chuang A Workman Of Nan Ts’ê-chou In The 8th Year Of Ta Ho”), nhưng lại không in kèm 13 chữ Nho. Thông tin này được in trong các ấn phẩm triển lãm nghệ thuật Trung Quốc, kéo theo sự ngộ nhận lâu dài trong giới nghiên cứu và chuyên gia về lịch sử gốm sứ.
Sự giống nhau một cách lạ lùng của hình trên viên gạch đậy trên mộ bà Bùi Thị Hí và tượng “Nữ quý tộc” trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm

Và sự sai lạc trong phiên dịch này tiếp diễn tới năm 1977 khi sử gia nghệ thuật uy tín nhất về gốm sứ Đông Nam Á là Roxanna M.Brown (bà từng là ký giả ở miền Nam Việt Nam trước 1975) đã thẩm định lại dòng lạc khoản, nhận dạng chữ thứ 10 裴 là “Bùi” - họ của nghệ nhân gốm (chứ không phải “Trương”), và chữ thứ 11氏 là “thị” (vốn gây nhiều tranh cãi nhất) chỉ giới tính nữ của người Việt Nam, và 戲 “Hí” là tên nghệ nhân (chứ không phải là “chơi”). Như vậy, Roxanna Brown là người đầu tiên đọc đầy đủ, đúng tên và giới tính của chủ nhân chiếc bình là Bùi Thị Hí cùng địa danh chế tác là châu Nam Sách, mà sau này xác định là vùng trung tâm của gốm Chu Đậu.
Tuy vậy, thật đáng tiếc vì mãi cho tới 1980, giới nghiên cứu Việt Nam mới thực sự ý thức tới sự tồn tại của “chiếc bình An Nam” và nhất là biết tới 13 chữ Nho đó. Bắt đầu từ một bức thư của nhà ngoại giao văn hóa là ông Makoto Anabuki (Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội) gửi cho Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương để hỏi thông tin về lai lịch nghệ nhân và nơi chế tạo. Trong thư cho biết ông là người để tâm nghiên cứu văn hóa Việt Nam và gốm cổ Việt Nam, rằng nhân dịp đi công tác ở Thổ Nhĩ Kỳ mới biết Viện Bảo tàng Hoàng gia Topaki vẫn bảo tồn một cái bình hoa lam của Việt Nam chế tác vào thế kỷ 15, đặc biệt trên bình mang 13 chữ Hán: “Đại Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi Thị Hí bút”. 13 chữ Hán nói trên có nghĩa là: “Năm 1450, một người thợ tên là (bà) Bùi Thị Hí ở Nam Sách châu vẽ hoa văn trên bình”. Trong lá thư, ông nhấn mạnh rằng việc tìm ra lai lịch nghệ nhân Bùi Thị Hí và địa danh châu Nam Sách là “Điều rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp và vai trò của phụ nữ nói riêng”.
Thực vậy, dòng lạc khoản trên chiếc bình này cung cấp thật ngắn gọn, đầy đủ và chính xác về thời gian, địa điểm và người tạo tác sản phẩm, và cũng là chiếc chìa cho nhà khảo cổ học Tăng Bá Hoành vốn cũng đồng tình với cách hiểu minh văn của Anabuki, và từ năm 1983 ông đã chủ trì xúc tiến những cuộc nghiên cứu điền dã và khai quật. Sau 10 năm khoác lấy sứ mệnh, ông đã tìm ra nhiều di chỉ của nhiều trung tâm sản xuất đồ gốm cổ trên địa bàn Hải Hưng (cũ). Tuy vậy, cuộc đi tìm nhân thân của nghệ nhân Bùi Thị Hí mất khoảng thời gian đằng đẵng 30 năm.
Trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (gần Hội An, Quảng Nam, được phát hiện và trục vớt từ 1997-2000) có niên đại vào những năm 1470, nhiều khả năng là một trong những con tàu chở hàng xuất khẩu của trung tâm gốm Chu Đậu xuất phát từ Hải Dương, nơi được xem là “Ánh Mặt trời biển Đông”, dưới sự trông coi của Bùi Thị Hí. Một trong những chứng cứ kỳ diệu: trong số hàng trăm ngàn sản phẩm gốm Chu Đậu cao cấp tìm thấy được từ chiếc tàu đắm ấy, có một bức tượng đặt tên là “Nữ quý tộc” hiện lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Bức tượng ấy được nhận dạng giống hoàn toàn với chân dung bức tượng trước đây thờ Bùi Thị Hí ở chùa Viên Quang (xã Quang Ánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), vốn là ngôi chùa do bà xây khi về ẩn ở tuổi 73.
“Chiếc bình An” Nam tại Bảo tàng Hoàng cung Topaki ở Thổ Nhĩ Kỳ
Đi tìm bà tổ gốm Chu Đậu
Bảy trang gia phả quý giá của hậu duệ tộc Bùi còn lưu giữ nhiều đời qua các hình thức, khiến ta biết được thân thế và gia tộc của chủ nhân “Chiếc bình An Nam”.
Theo đó, Bùi Thị Hí, hiệu là Vọng Nguyệt, sinh năm Canh Thân (1420) ở làng Quang Tiền (xã Đồng Quang), huyện Gia Lộc, là con gái trưởng của quan Mã vũ Bùi Đình Nghĩa, người đã hy sinh trong trận vây đánh thành Đông Quan, cháu ba đời lão tướng Bùi Quốc Hưng là khai quốc công thần đời Lê, một trong 18 người ở Hội thề Lũng Nhai, tham gia chống quân Minh cùng với Lê Lợi.
Trong số những di vật phát hiện mang thủ bút Bùi Thị Hí do hậu duệ của tộc Bùi tìm được ở lò gốm cũ ở làng Chu Đậu, có một cái đĩa men khắc chìm vào năm 1454 và một con nghê vào năm 1460, vốn là hai phế phẩm bị loại bỏ dưới chân lò với bút tích giống hệt trên chiếc bình ở Bảo tàng Topaki, một con rồng đất nung lớn mà bà dùng yểm tại ngã ba sông Định Đào để việc giao thương được hanh thông, và vô cùng quan trọng là chiếc la bàn đi biển bằng cẩm thạch của bà Bùi Thị Hí, trên có chữ “Châm bàn chu hải khứ, Bùi Thị Hí” (Bàn kim chỉ đường đi cho thuyền biển của Bùi Thị Hí).
Như vậy, phải mất 50 năm, nếu tính từ 1933 khi học giả R.L.Hobson phát hiện 13 chữ Nho của người thợ gốm Bùi Thị Hí viết trên vai “Chiếc bình An Nam” cho tới khi tìm ra nơi phát tích dòng gốm hoa lam qua 8 lần khai quật, hàng vạn hiện vật xuất lộ khỏi lòng đất, gồm dấu vết lò nung, nhiều sản phẩm gốm sứ để khẳng định trung tâm gốm sứ Chu Đậu từ thế kỷ 15-16 nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Đặc biệt con tàu đắm ở Hội An chở theo một kho hàng trên 250.000 sản phẩm gốm hoa lam là bằng chứng thuyết phục nhất về sự phổ biến của gốm hoa lam, thực sự trả lại thanh danh cho dòng gốm cao quý này vào trang sử nghệ thuật thế giới. Nhưng phải mất thêm 30 năm nữa để tìm ra đầy đủ nhân thân của nghệ nhân “chiếc bình An Nam” là tài nữ Bùi Thị Hí, và cuối cùng là tìm thấy bia mộ chí.
Chân dung một nghệ sĩ độc lập đầy uy danh
Hòn gạch đậy trên mộ có ghi: “Tẫn cốt tổ cô Bùi Thị Hí nội bình đồng Vọng Nguyệt bảo kiếm” (Tro xương tổ cô Bùi Thị Hí trong bình cùng thanh kiếm của bà). Trong số các hiện vật liên quan đặc biệt có một viên gạch nung, trên mặt có khắc chìm chân dung một người phụ nữ, bên cạnh có khắc những hàng chữ Nho, với nghĩa: “Hình tượng cổ của tổ cô, hiệu là Vọng Nguyệt, nguyên là chủ trên 10 trang phường gốm. Do đại loạn tượng phải hóa (hủy), vẽ lại để truyền cho đời sau”.
Hình tượng chân dung “tổ cô” được vẽ lại trên viên gạch vào năm 1502, tức chỉ ba năm sau khi bà mất (1499), nguyên mẫu chắc hẳn từ pho tượng đặt tên là “Nữ quý tộc” được tìm thấy từ con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (bị chìm trong khoảng 1450-1470). Vì được gọi là “cổ tượng hình tổ cô”, như vậy chắc hẳn nó phải được tạo rất sớm trong thời bà còn sống: một quý phụ phục sức trang nghiêm quý phái trong tư thế đứng, với hai tay che trong ống tay áo khoành lại tạo dáng hoa văn như đang nâng một đóa sen trong đôi tay (nhưng qua hình, nếu nhìn kỹ dường như lại đang nâng một vật như cái đĩa mặt bằng, chắc hẳn trên đó đặt một vật gì đó không còn nữa), và kiểu tóc búi cao có cài trang sức, đeo hai bông tai ngọc trai, và trên yếm ngực có họa tiết cánh chim hải âu hoặc có thể là tiên hạc, và trên y phục mang những họa tiết quen thuộc của gốm Chu Đậu như hoa sen, hoa cúc, mây…
Trông vẻ mặt chân dung độ từ 30 tới 40 tuổi, có lẽ vào khi phong cách nghệ thuật và sự nghiệp của bà đang ở thời tuyệt đỉnh, tức cũng vào khoảng năm 1450 khi bà tự tay đề tên mình lên “chiếc bình An Nam” để xuất khẩu cho hoàng gia của đế quốc Ottoman thời ký đó. 1450 cũng là năm Bùi Thị Hí đã 30 tuổi cùng chồng chỉ huy thương thuyền, làm chủ đoàn buôn vượt trùng dương sóng gió đi giao thương với các nước trong khu vực và phương Tây.
Như vậy, thật khó tưởng tượng cho chúng ta ngày nay về một người phụ nữ Việt Nam vào thời ấy với tư cách nghệ nhân, đã tự tay “ký tên” vào sản phẩm như một nghệ sĩ độc lập đầy uy danh như thời hiện đại, hơn thế nữa, còn làm chân dung tượng chính mình lúc bình sinh. Tuy ta chưa thể biết rõ mục đích tạo ra bức tượng nữ quý tộc, nhưng có thể tạm suy đoán: nó được tạo ra như một sản phẩm mỹ thuật cho một đề tài để xuất khẩu; và do bởi bức tượng được tìm thấy từ chiếc tàu đắm Cù Lao Chàm vào thời điểm tài nữ này còn sống, và trong số 250.000 sản phẩm gốm hoa lam của Chu Đậu mà có lẽ pho tượng là món duy nhất, vậy rất có thể nó là một tín vật đại diện cho chủ nhân của dòng gốm này mà những thương thuyền phát xuất từ Hải Dương mang theo để bảo chứng uy tín hàng hóa tới với khách hàng. Nhất định tên tuổi và dấu ấn của bà trên sản phẩm vào thời điểm này đã rất được quý trọng và có thể là yêu cầu của khách hàng, và dấu ấn này gần như đồng nhất với phẩm chất gốm hoa lam đang cực thịnh trên thị trường quốc tế.
“Gốm Chu Đậu được cho là ra đời vào đầu thế kỷ 15, tức vào thời nhà Minh xâm lăng và thống trị (1400-1427) và kết thúc cuối thế kỷ 16 với niên đại cuối ghi năm 1592.
Nguồn gốc việc sử dụng màu xanh cobalt trên gốm sứ đã bắt đầu ở Việt Nam vào thế kỷ 14 đồng thời với của Trung Quốc; chất liệu màu xanh cobalt nguyên thủy được du nhập từ Ai Cập và Ba Tư. Nhìn chung, đồ sứ đặc trưng của miền Nam Trung Quốc gọi là “thanh hoa” (blue and white porcelain) với màu xanh cobalt được vẽ trên nền men trắng, trong khi đồ gốm với họa tiết màu xanh cobalt nằm dưới lớp men trắng là đặc trưng của gốm Chu Đậu, gọi là “hoa lam” (underglazed blue- and-white) bắt đầu thịnh hành và nở rộ vào đầu thế kỷ 15. “An Nam” cũng trở thành thuật ngữ tương đương với “hoa lam” trong thế giới gốm sứ, mà tên gọi “Chiếc bình An Nam” ở Bảo tàng Topaki là một ví dụ.”
Nguồn: Hà Vũ Trọng - Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

18 tháng 2, 2017

Mạc Triều Ngàn Năm Công Tội - Kiến Hào

 an_nan_lai_wei_tu_ce
Một họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách: Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người chắp tay chào là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung; địa điểm này là trấn Nam Quan, năm 1540 (wikipedia)
Kiến Hào
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Trấn Hải Dương vốn là đất phát tích của nhà Mạc. Còn Thanh Hoa là đất thang mộc của Lê triều. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh ( 1533 – 1592 ), từ Ninh Bình trở ra thuộc họ Mạc, từ Thanh Hóa trở vào thuộc Lê – Trịnh. Cuộc nội chiến kéo dài đã tiêu hao biết bao sinh mạng, của cải khiến nền kinh tế kiệt quệ, vườn ruộng tiêu điều, đời sống nhân dân hai miền hết sức cơ cực. 
Dù triều Mạc đã lui vào dĩ vãng, chôn vùi dưới bao lớp sóng phế hưng, nhưng có lẽ nỗi niềm của con cháu vẫn còn vương vấn bao thế hệ. Hai cuộc hội thảo về nhà Mạc tại Hải Phòng năm 1994 và tại Hà Nội nhân dịp kỷ  niệm ngàn năm Thăng Long 2010 có nhiều ý kiến mới mẻ , khác hẳn quan điểm của sử gia thời Lê, Nguyễn hay ngay cả giới sử học hai miền Nam Bắc hậu bán thế kỷ 20. Thường thường nếu muốn tìm sự đồng thuận để thay đổi một quan điểm chung đã định hình là hết sức khó ; trừ khi những lý lẽ phản biện phải rất thuyết phục, khách quan, khoa học và hợp lý; còn nếu chỉ lượm lặt, cóp nhặt từ trong sử cũ những sự kiện riêng lẽ không điển hình, gán ghép một cách khiêm cưỡng theo ý kiến chủ quan thì khó mà nhận được sự đồng tình của mọi người. Huống chi việc viết lại giáo trình lịch sử hay sách giáo khoa cho hàng triệu học sinh các thế hệ con cháu đời sau học hỏi là một việc hết sức hệ trọng ; không nên vì phục vụ cho quan điểm chính trị ngoại giao đương thời hoặc cục bộ địa phương mà uốn cong ngòi bút, làm vẫn đục cả bức tranh lịch sử dân tộc.
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ĐỂ CHẤM DỨT TRANH CÃI ?
Năm 2014, Hà Nội đã từng đề xuất đặt tên đường phố Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông nhưng đại biểu Quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc đã gửi thư tới lãnh đạo Hà Nội phản đối đề xuất này. Theo ông Dương Trung Quốc, việc đặt tên đường phố Hà Nội mang tên hai nhân vật này là “chưa thích hợp”. Sau đó, Ủy Ban nhân dân TP Hà Nội đã rút tờ trình để củng cố tư liệu. Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông lần hai. Lần này, nhà sử học Dương Trung Quốc chỉ đồng tình đặt tên đường Mạc Thái Tông. Quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc cũng là quan điểm của nhiều học giả, nhà khoa học. Theo đó, việc chỉ đặt tên đường Mạc Thái Tông là dấu mốc ghi nhận tính chính thống và những đóng góp của vương triều Mạc với đất nước. Còn với đề xuất đặt tên đường Mạc Thái Tổ, do tư liệu về ông vẫn còn nhiều “khoảng mờ” lịch sử cùng với bối cảnh chính trị, xã hội hiện tại chưa thích hợp nên tạm gác việc đặt tên phố Mạc Thải Tổ lại.
Ngày 6.7.2015, HĐND Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết về việc đặt tên 19 tuyến đường phố mới, trong đó có hai tuyến đường mang tên hai vị vua đầu triều Mạc. Theo lời một vị lãnh đạo, “trước khi trình phương án đặt tên đường, phố lần này, hội đồng tư vấn “đặt tên, đổi tên đường phố” đã họp nhiều lần. Sau khi thống nhất, hội đồng tư vấn cũng đã lấy ý kiến của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch”. Báo chí trong nước cũng lên tiếng ủng hộ bằng việc phỏng vấn, dẫn lời các nhà nghiên cứu Sử trong các Hội, Viện. Tuy nhiên, ngoài những ý kiến đa số là đồng tình, không phải không có những ý kiến ngược lại, thí dụ bài viết của tác giả Trần Thị Băng Thanh trên báo Tiền Phong, số ra ngày 14.6.2015. Lối lập luận khúc chiết, dẫn chứng hợp lý của tác giả bài viết khiến người đọc sáng ra nhiều mối nghi ngờ trước đó. Căn cứ vào lối hành văn, có thể đoán người viết là một nhà nghiên cứu Sử có kiến thức sâu rộng về đề tài này, có thể đã ẩn  danh vì nhiều lý do.
THẦN PHỤC GIẢ VỜ, ĐỘC LẬP THẬT SỰ ?
Một số các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam (mà hầu hết là ở Hà Nội) hiện nay như Ngô Đăng Lợi, Lê Văn Lan, Nguyễn Danh Phiệt, Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Phan Văn Các, Hoàng Lê, Phan Đăng Nhật …đều thống nhất quan điểm: Nhà Mạc thực sự không đầu hàng, Mạc Đăng Dung không hề mắc tội phản quốc. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng thậm chí còn nói rõ hơn : ““Hành động “đầu hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự phóng đại để khoe khoang. Hành động của vua Mạc chẳng qua là một hành động “tượng trưng”, một sự “nhún mình” của một nước nhỏ đối với nước lớn trong điều kiện tương quan chính trị ngày xưa. Việc ông già Mạc Đăng Dung đã gánh nhục cho con, cho cháu và cho cả nước mà bị mang tiếng mãi e chừng không ổn. Tất cả ứng xử của Mạc với Minh cũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoại giao thường xuyên của nước Việt nhỏ nước Hoa lớn: “thuần phục giả vờ, độc lập thực sự”. Cùng quan điểm với cố GS Trần Quốc Vượng, nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Tường cũng nhận xét: “Với hành động chịu nhẫn nhục của mình, Mạc Đăng Dung không chỉ tạo cho các tướng Cừu Loan, Mao Bá Ôn (tướng nhà Minh) cái cớ để rút quân mà còn làm nguội đi cái đầu bốc lửa của vị hoàng đế Trung Hoa lúc nào cũng sẵn sàng cử binh sát phạt các nước chư hầu”.
            Có thật Mạc Đăng Dung chỉ “hàng phục giả vờ”, “tượng trưng”, “nhún mình”; thực sự là không đầu hàng phương Bắc hay không ? Phải chăng Minh sử đã phóng đại để khoe khoang ? 
            Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục  ghi chép về việc này như sau : “ … đến kỳ đã định, Đăng Dung cùng cháu là Văn Minh và bè đảng là bọn Vũ Như Quế hơn 40 người do đường Nam Quan đi sang; ai nấy buộc dây vào cổ, đi chân không, gieo mình vào mạc phủ tướng Minh, khúm núm, phủ phục, khấu đầu lạy, dâng tờ biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai và nhân dân do mình cai quản. (Việt sử thông giám cương mục, Chính biên XXVII, Bản dịch của Viện Sử học in năm 1959, tr. 1337). “Đăng Dung lại xin hàng, dâng đất các động Ti Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù, An Lương thuộc châu Vĩnh An ở An Quảng để lệ thuộc vào Khâm Châu. Lại xin nhà Minh ban cho chính sóc và ấn chương đã làm từ trước để Đăng Dung coi giữ việc nước trong khi chờ đợi mệnh lệnh có thay đổi hoặc quyết định ra sao” (Sách đã dẫn tr. 1338). “Năm Mạc Minh Đức thứ 2 (1528), Sử cũ chép Mạc Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn tính chuyện cắt đất đem dâng hai châu Quy, Thuận, vua Minh thu nhận. Từ đó Nam Bắc lại đi lại thông hiếu”.(Sách đã dẫn tr. 1338).  “Nhà Minh đổi nước An Nam làm An Nam đô thống sứ ty, trao cho Đăng Dung chức Đô thống sứ, đổi đặt toàn quốc làm mười ba tuyên phủ ty, cho lệ thuộc vào đất nhà Minh” (Sách đã dẫn tr. 1340). “Nhà Minh bèn đổi nước An Nam làm Đô thống sứ ti, cho Đăng Dung làm Đô thống sứ, phẩm trật vào bậc tòng nhị (còn kém chánh nhị phẩm), ban cho ấn chương khác và cho đời đời được cha truyền con nối. Còn các nghi thức mà Đăng Dung tiếm dùng đều bắt tước bỏ hoặc cải chính lại. Trong mười ba lộ như Hải Dương, Sơn Nam vân vân đều đặt tuyên phủ ty, mỗi ty đặt một tuyên phủ đồng tri, một tuyên phủ phó sự và một tuyên phủ thiêm sự, dưới quyền cai quản của đô thống sứ. Tất cả các ty trên đây đều cho lệ thuộc vào Quảng Tây phiên ty (Sách đã dẫn tr. 1341).Cũng theo Cương mục thì Mao Bá Ôn (nhà Minh) còn đem gấp tờ tấu lên vua Minh đề xuất việc hàng năm bắt nhà Mạc “phải lên Nam Quan lĩnh lịch được ban”, lễ cống năm trước còn thiếu, kiểm tra theo lệ ngạch, “bắt năm sau phải nộp bổ sung cho đầy đủ” (Sách đã dẫn tr. 1340).
             Đại Việt Sử ký Toàn thư , tờ 3a,3b quyển XVI chép : “ …Mùa Đông, tháng 11 (1540), Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Chế Khanh, Đặng Văn Tri, Lê Thuyên, Nguyễn Tổng, Tô văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vĩnh, qua Trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc nước và chờ lệnh thay đổi hay quyết định khác. Lại sai bọn Văn Minh, Nguyễn văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh”.
            Xem như trên, sử Việt (chứ không phải Minh sử) thời Lê, Nguyễn đã ghi chép khá rõ : Đại Việt bị xóa tên, trở thành một đô thống sứ ty lệ thuộc Quảng Tây phiên ty, Mạc Đăng Dung được phong Đô thống sứ, hàng năm nộp cống, nhận lịch … Một đất nước trãi hàng ngàn năm tồn tại do công đóng góp bao xương máu của tiền nhân, nay phút chốc bị xóa bỏ. Kẻ đứng đầu đất nước không còn là vua nữa mà chỉ là một viên quan cấp địa phương của nhà Minh. Cương giới Đại Việt bị chia nhỏ ra làm mười ba tuyên phủ ty, lệ thuộc vào Quảng tây phiên ty. Đất nước bị kẻ thù chia để trị như vậy mà còn ngụy biện là đầu hàng giả vờ (!) thì không biết thế nào mới là đầu hàng thực sự . Nếu Mạc triều là bên thắng trong cuộc chiến Lê-Mạc sau đó thì không biết tương lai của “An Nam đô thống sứ ty” sẽ còn lừng lẫy tới đâu. “ Dân ta phải biết sử ta”, lẽ nào các vị là cây đa , cây đề trong giới sử học Việt Nam lại không biết mà phải dựa vào Minh sử ?
            Mạc phủ, nơi bọn tướng nhà Minh tiếp nhận sự đầu hàng của Mạc Đăng Dung và hơn 40 thuộc hạ, về sau được gọi là “Thành Thụ hàng”. Hơn hai trăm năm sau, Ngô Thì Nhậm đi sứ qua đây, nhìn cảnh cũ cảm khái làm bài thơ "Thụ hàng thành" như sau :
 Thụ Hàng thành 
(thơ của Ngô Thì Nhậm)
Lộ kinh Mạc phủ nhập Bằng Tường,
Cố Thụ Hàng thành thị cố cương.
Sơn tự Lạng Sơn, khê giảo thiểu,
Thạch xưng Hạ Thạch lý thiên trường.
Thủy xa chuyển trục lôi huyên ngạn,
Hỏa hiệu tiêu đài tuyết mãn đường.
Đô thống Hàng Thành thành thậm sự,
Linh nhân thiên tải mạ Nghi Dương.
(Đường đi qua phủ mạc vào Bằng Tường, Thành Thụ Hàng xưa là cương giới cũ của nước ta. Núi non giống như ở Lạng Sơn nhưng suối khe ít hơn. Đá thì gọi là Hạ thạch, riêng đường càng dài. Trục guồng nước chuyển, tiếng nước đổ như sấm huyên náo bên bờ, Trên đài pháo hiệu tàn bay như tuyết khắp nhà. Đô thống, Thành Hàng là cái trò gì vậy, khiến người ta nghìn năm còn chửi mắng kẻ Nghi Dương (Mạc Đăng Dung người Nghi Dương).
Nguyễn Sĩ Lâm dịch thành thơ như sau:
Lối qua Mạc phủ tới Bằng Tường,
Thành Thụ Hàng xưa, dấu cố cương.
Núi tựa Lạng Sơn, dòng suối ít,
Mốc nêu Hạ Thạch, dặm đường trường.
Tuyết bay tàn pháo đồn canh khắp,
Sấm chuyển guồng xe, bến nước vang.
Đô thống xin hàng, trò khốn nạn,
Nghìn năm bán nước tiếng Nghi Dương
(Ngô Thì Nhậm toàn tập (Tập 3), Nxb Khoa học xã hội, 2005.
MẠC ĐĂNG DUNG CÓ DÂNG ĐẤT CHO NHÀ MINH KHÔNG ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Tường dẫn lại lời của cố giáo sư Trần Quốc Vượng : “Còn về việc “dâng đất” nhà Minh, chính sử nhà Minh có viết: “Họ Mạc nộp toàn đất khống (có địa danh mà không có thực) hoặc là đất nhà Minh từ trước rồi, mà tương kế tựu kế đem nộp. Các quan nhà Minh không hay cứ yên trí đem dâng đất về kinh sư. Khi đi kiểm tra để thu hồi mới hay sự thật là họ Mạc nộp vờ”. Có thực là Mạc Đăng Dung chỉ nộp đất “khống” để lừa vua quan nhà Minh không ?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thời Lê thì Đăng Dung cắt dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An, trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Nhưng theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (chính biên, quyền 27) thì có thể sách trên chép nhầm vì theo Khâm Châu chí của nhà Minh và Quảng Yên sách của ta thì An Lương vẫn thuộc châu Vạn Ninh nước ta. Theo Việt Nam sử lược, năm động bị dâng là : Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sung, Liễu Cát và La Phù, có lẽ chép thep Cương mục. (Cương mụcdẫn Quảng Yên sách cho rằng động An Lương là phố An Lương thuộc châu Vạn Ninh nước ta, sau đổi thành phủ Hải Ninh).
Theo Đại Việt Thông sử thì trong tờ hàng biểu, Mạc Đăng Dung tâu rõ :“ …hai đô Như Tích, Chiêm Lãng và bốn động Tư Phiêu, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát là đất cũ của Khâm Châu tỉnh Quảng Đông. Nếu quả như vậy thì những đất ấy do triều trước họ Lê mạo nhận. Nay hạ thần xin tình nguyện dâng các xứ ấy lệ thuộc vào Khâm Châu…”.
Trong bản tổng kết Hội thảo khoa học về vương triều Mạc tại Kiến Thụy- Hải Phòng ( 18.7.1994), Phan Huy Lê đã nêu ra một ý mới: “ Đánh giá xung quanh vấn đề này có những ý kiến khác nhau, nhất là chính sách đối ngoại của nhà Mạc đối với nhà Minh. Nhưng cuối cùng đã đi đến thống nhất : phải đặt nhà Mạc trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhà Mạc phải đối phó với nhiều thế lực phong kiến. Đòi hỏi phải có nhiều sách lược mềm mỏng. Sách lược đó là tránh chiến tranh bảo vệ chủ quyền của mình. Việc dâng đất nhà Minh: Nhà Mạc cắt bốn động thuộc hai châu cho nhà Minh điều đó là có thật. Vì đất đó thực chất là của nhà Minh. Về phương diện nào đó nhà Minh đòi hỏi, nhà Mạc phải trả lại. Và cũng về mặt nào đó, nhà Mạc phải trả lại cho nhà Minh. Tuy nhiên việc làm này không thể chấp nhận được. Vì đó là nguyên tắc trong mối quan hệ bang giao. Nên dù sao trong chính sách đối với nhà Minh, nhà Mạc còn một số hạn chế ”.
Lối nói đẩy đưa nước đôi của Phan Huy Lê khiến người đọc có thể hiểu nhầm việc cắt đất dâng nhà Minh của Mạc Đăng Dung không phải là phản quốc, vì đất đó là của nhà Minh nay Đăng Dung trả lại cho nhà Minh. Sự thực ra sao ? Vùng đất biên viễn ấy , nguyên khi xưa thời Lê sơ, động trưởng các động tự nguyện xin phụ thuộc vào nước ta . Nhà Lê nhập các đất ấy vào châu Vạn Ninh. Như vậy, đất ấy đã nội thuộc nước ta đến thời Mạc gần 100 năm rồi, nhất là bằng con đường hòa nhập chứ không phải bằng bạo lực xâm lược, không hiểu Phan Huy Lê dựa vào đâu để gọi là của nhà Minh ? Nếu đất ấy là của nhà Minh thì việc vua Quang Trung đòi nhà Thanh trả lại đất Lưỡng Quảng là sai sao ? Và miền Nam đúng là đất của Campuchia như hoàng thân Sihanouk đòi chăng ? Việc Đăng Dung đem dâng trả đất đã nội thuộc vào nước ta cho nhà Minh chính là đã chính thức công nhận chủ quyền của họ. Trong ngoại giao đó là một việc thất thố, tổn hại đến lợi ích quốc gia.
              Cũng có tác giả như Phạm Văn Sơn trong Việt sử tân biên so sánh việc nộp đất của Đăng Dung với việc cắt nhượng tô giới cho các nước phương Tây của nhà Thanh mà cho rằng đó là hành động khôn khéo để bãi một cuộc binh đao tai hại, “gây chết chóc muôn vàn sinh mạng”. Ở đây có một sự lầm lẫn, hoặc tác giảViệt Sử tân biên cố tình đánh đồng hai khái niệm khác nhau, bởi “nộp đất” nghĩa là trao trọn chủ quyền đất đai vĩnh viễn cho giặc, còn “cắt nhượng tô giới” là một thỏa hiệp có hạn chế về không gian và thời gian, chủ yếu khai thác về mặt kinh tế, thương mại; về một mặt nào đó bên cắt nhượng vẫn còn chủ quyền trên đất đó. 
Sự kiện Đăng Dung cắt đất dâng cho giặc là một việc làm có thật, không phải nộp “vờ”, dựa vào Minh sử để biện minh cho hành động bán nước của nhà Mạc là đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Hơn nữa, không dễ gì gạt được những kẻ mà lòng “tham đất” đã ăn sâu vào huyết quản, truyền từ đời này sang đời kia. Lê Thánh Tôn, một vị vua anh minh của Đại Việt (1460-1497) đã từng có câu mệnh lệnh nổi tiếng : “ Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ ?…kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”.
            Sự thật, gọi việc dâng đất cho giặc của Mạc Đăng Dung là “tránh chiến tranh bảo vệ chủ quyền” là một lối nói xảo ngôn, ngụy ngữ, là lập luận hết sức nguy hiểm của những kẻ có tinh thần chủ bại, chưa đánh đã hàng , khiếp hãi nước lớn, cam tâm làm nô lệ cho giặc, tay sai cho ngoại bang ; đi ngược lại truyền thống bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước của ông cha. Sách lược ấy, tư tưởng ấy chỉ khuyến khích lớp hậu sinh trở nên hèn yếu , nhu nhược; chấp nhận cho kẻ thù lấn cướp mà không dám lên án và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đó chính là lời ngụy biện của Trần Ích Tắc, kẻ đã đầu hàng và nhận tước An nam quốc vương của giặc Nguyên: “ để tránh cảnh can qua, núi xương sông máu cho dân tộc ”. Đó cũng là chủ trương của Lê Chiêu Thống khi rước voi về dày mả tổ. Nếu tư tưởng chủ bại, hèn nhát này quán xuyến suốt chiều dài lịch sử thì làm sao dân Việt ta có được những vị anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ hay gương trung trinh lẫm liệt của Nguyễn Biểu, Trần Bình Trọng…
SỰ THẬT ĐẰNG SAU VIỆC LẬT LẠI LỊCH SỬ :
Hành động đầu hàng nhục nhã của Mạc Đăng Dung là một vết nhơ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử xếp Mạc Đăng Dung vào hàng nghịch thần, hoặc Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí xem nhà Mạc như một dị biệt. Phan Bội Châu trong Việt Nam Quốc sử khảo cũng lên án Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lấy đất đai, nhân dân dâng lên nhà Minh là tội đáng chém. Quyển “ Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng liệt nhà Mạc vào hạng triều đại tiếm nghịch, thí vua tiếm ngôi, không được kể là chính thống , nên gọi là ngụy triều, chức quan gọi là ngụy quan hoặc ngụy chức.
Nặng lời phê phán nhất là sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử lược : “ …Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ. Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người là không có nhân phẩm; một người như thế ai mà kính phục ? Cho nên dẫu có lấy được giang sơn nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh vực mặc lòng, một cái cơ nghiệp dựng lên bởi sự gian ác hèn hạ như thế, thì không bao giờ bền chặt được. Cũng vì cớ ấy cho nên con cháu họ Lê mới trung hưng lên được”.
Sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Ủy ban Khoa học-Xã hội Hà Nội xuất bản năm 1971, tái bản năm 1976 đã ghi như sau : “…Họ Mạc còn dựa vào thế lực của ngoại bang, đầu hàng , thỏa hiệp với nhà Minh để hòng đổi lấy sự “ ủng hộ” của nước ngoài. Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và thanh danh của đất nước, đó là những điều thiêng liêng đối với người Việt Nam từ ngàn xưa, nay bị xúc phạm vì sự bất lực và hèn nhát của tập đoàn thống trị họ Mạc.”
Như vậy, cho tới hậu bán thế kỷ 20, giới Sử gia hai miền Nam Bắc dù khác quan điểm chính trị nhưng vẫn cùng chung một nhận xét đánh giá về Mạc Đăng Dung, xác định đó là nhân vật lịch sử đã nộp nước đầu hàng vì khiếp sợ thế lực phương Bắc, kẻ đã đem dâng đất đai cho giặc để củng cố ngai vàng, kẻ đã cố chịu nhục để giữ cho được ngai vàng họ Mạc bằng bất cứ giá nào chứ không phải hy sinh chịu nhục vì nước vì dân gì cả. Sách giáo khoa lịch sử hai miền Nam Bắc đều thống nhất Mạc Đăng Dung là kẻ giết vua cướp ngôi gây ra họa nội chiến nồi da xáo thịt làm suy yếu sức mạnh Đại Việt, tội nặng nhất là cắt đất dâng giặc đến nay vẫn chưa đòi lại được (trong lúc ấy các chúa Nguyễn đã mở cõi đến Phú Yên). Nếu gọi sử là tấm gương sáng soi rọi hành vi tiền nhân, người viết sử phải giữ lòng trung trinh khách quan để hậu thế nhìn vào đó mà noi theo hoặc xa lánh thì những ghi chép về trường hợp Mạc Đăng Dung nói riêng và dòng họ Mạc nói chung, toàn bộ các nhà viết sử Đại Việt -Việt Nam hơn 500 năm qua đều không có dị biệt. 
Tuy nhiên đến những năm cuối của thế kỷ 20, bắt đầu xuất hiện những nổ lực nhằm “minh oan” cho Mạc Đăng Dung và chế độ nhà Mạc của các sử gia Việt Nam và Hội Sử học Hải Phòng , qua việc liên kết tổ chức các cuộc “hội thảo khoa học về vương triều Mạc ”. Nếu việc “trăn trở” của các thế hệ con cháu nhà Mạc còn có thể hiểu được (cùng với việc trùng tu những di tích nhà Mạc thời gian gần đây) thì quan điểm của các quan Thái sử thời nay là hết sức nguy hiểm vì nó cổ võ cho  tư tưởng thần phục nước lớn, chấp nhận những nhượng bộ thiệt hại về đất đai, chủ quyền dưới chiêu bài “ giữ vững ổn định, tránh chiến tranh”
LỜI TẠM KẾT !! (*)
Ngày nay, công cuộc bảo vệ chủ quyền quê hương biển đảo Việt Nam đang bị uy hiếp trầm trọng vì tham vọng bá quyền của Trung Quốc, muốn nuốt trọn Biển Đông trong đường lưỡi bò 9 khúc, hàng ngày trên báo chí đầy dẫy những tin “tức” về những vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, ngư cụ bị trấn lột, thiết bị bị đập phá;  đồng thời Trung Quốc quân sự hóa các đảo chìm trong quần đảo Trường Sa chuẩn bị hướng tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng trời Biển Đông. Khác với phản ứng quyết liệt của Philippine , Việt Nam giữ thái độ hòa hoãn, thậm chí “hợp tác” với nước đàn anh XHCN trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải song phương và đa phương. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đều bị cấm đoán nghiêm ngặt.

KIẾN HÀO
------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ -----------
Ghi chú:
(*) LỜI TẠM KẾT là chữ mà chúng tôi thêm vào cuối bài viết của tác giả Kiến Hào, vì xuyên thấy rằng trong một tương lai không còn bao xa, vấn đề "NGÀN NĂM CÔNG TỘI" của Hồ Chí Minh và đảng csVN rồi cũng sẽ được không những bởi những nhà trí thức, học giả, sử gia mà là của mọi người Việt yêu nước thẳng thắn bạch hóa mà thôi cho niềm khát khao đất nước và giống nòi Việt vẫn thiên thu trường cửu. Kính bạch, Lê-Thụy-Chi.