25 tháng 8, 2017

Công Cuộc Xây Dựng Kinh Thành Huế - Nghiencuulichsu.com


ln_100
Triệu Phong
Vua Gia Long sau khi đánh bật nhà Tây Sơn ra khỏi Phú Xuân, thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế, việc đầu tiên là tái lập cơ đồ, vinh thăng triều đại, xây dựng quốc gia và gây uy tín đối với các lân bang. Vị vua nhà Nguyễn đầu tiên đã thực hiện ngay việc xây dựng kinh thành Phú Xuân và các vị vua kế nghiệp sẽ tiếp tục tu bổ, tô bồi cho bộ mặt của quốc gia ngày càng tráng lệ uy nghi.
Trước khi xưng đế, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng Hoàng Thành (tức Đại Nội) từ tháng 4 năm Nhâm Tuất (1802). Đúng hai năm sau, song song với công tác kiến trúc Hoàng Thành, vua hạ lệnh cho xây Cung Thành (tức Tử Cấm Thành). Lại đúng một năm sau (1804), vua bắt đầu cho xây Kinh Thành (còn gọi là Phòng Thành hay Hộ Thành).
Không kể đến những gì được xây dựng bên trong phạm vi của mỗi thành, nếu đem ba thành ấy (Cung Thành, Hoàng Thành và Kinh Thành) để so sánh với nhau, ai cũng thấy ngay cái thành thứ ba là đáng để ý hơn cả.
Thật vậy, công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vua Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung, chính là Kinh Thành Huế. Có thể nói đây là cổ tích lớn hơn hết của Việt Nam hiện đại.
***
Kinh Thành kiến trúc kiểu Vauban. Nếu kể cả thành phụ mang tên Trấn Bình Đài (sau này gọi là thành Mang Cá), Kinh Thành Huế có chu vi đáng kể đến gần 11 cây số. Thành cao 6.60m, dày trung bình 21m. Chính nhờ cái đồ sộ và vững chắc của nó mà Thành Huế vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Tính chất vĩ đại và kiên cố của công trình này đòi hỏi nhiều tài nguyên quốc gia đương thời, công cũng như của. Chính vua Gia Long cũng đã thú nhận trong câu mở đầu của tờ dụ ban vào tháng 3 năm Kỷ Mão (1819): “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều.”
Phần lớn nhân lực và khả năng kiến trúc của nước ta thời bấy giờ đều được vận dụng vào việc xây đắp này.
Trước khi vua Gia Long cho xây thành mới, ở Phú Xuân đã có thành cũ của các chúa Nguyễn trước kia để lại, rồi thành của Tây Sơn dựng lên. Nhưng thấy các thành cũ kia quá nhỏ hẹp, nên vua nghiên cứu địa bàn để mở rộng phạm vi cho kiến trúc mới.
Dựa theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Võ Liêm viết trong “Kinh Đô Thuận Hóa” in năm 1916, vua thân hành đi xem xét các địa điểm từ các làng Kim Long đến Thanh Hà (Bao Vinh ngày nay), đích thân đưa ra tiêu chuẩn và kích thước cần thiết để xây dựng thành lũy.
Vua Gia Long cho ngăn chận hoặc lấp một số đoạn của hai nhánh sông Kim Long và Bạch Yến, và vua cũng lợi dụng một số đoạn của hai nhánh sông này để làm hai con sông đào, một ở trong và một ở ngoài thành. Cả hai con sông ấy đều được đào vào năm khởi công xây Kinh Thành (1805); nhưng qua đến đời Minh Mạng, vua này mới đặt cho chúng hai cái tên đẹp và chính xác: Ngự Hà và Hộ Thành Hà.
Khởi đắp năm 1805, Kinh Thành choán hết địa phận của 8 làng: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại và An Bửu. Làng Phú Xuân bị mất nhiều đất hơn cả, nên được vua ban số bạc bồi thường, cộng thêm ruộng đất ở chung quanh Huế và đến cả Quảng Trị và Quảng Bình. Tháng 3, 1804, vua xem xét địa thế từ làng Kim Long đến Thanh Hà, thân chế kiểu thành, rồi mới giao cho lính ở kinh và dân các tỉnh mộ về làm. Ngoài những vật hạng lấy tại chỗ và các nơi phụ cận, lại còn phải chở thêm rất nhiều đá ở Thanh Hóa vào.
Huế trước năm 1805, sông Hương có hai sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long, mảnh đất giữa sông Kim Long với sông Hương gọi là Vương Đảo nơi các chúa Nguyễn đặt kinh đô, cũng là nơi mà thành Huế sau này được dựng lên, nhưng có thể lệch đi chút ít. (Hình bổ túc thêm nhiều chi tiết của Triệu Phong)
Huế trước năm 1805, sông Hương có hai sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long, mảnh đất giữa sông Kim Long với sông Hương gọi là Vương Đảo nơi các chúa Nguyễn đặt kinh đô, cũng là nơi mà thành Huế sau này được dựng lên, nhưng có thể lệch đi chút ít. (Hình bổ túc thêm nhiều chi tiết của Triệu Phong)
Trung Tá Ardant du Picq, qua bài viết “Les Fortifications de la Citadelle de Hué,” đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH) số XI, năm 1924, đặt nghi vấn ai là người thiết kế sơ đồ? Phải chăng là Đại Tá Olivier de Puymanel, một trong những cộng sự người Âu của vua Gia Long. Tuy nhiên, vị sĩ quan này đã chết vào năm 1799, trong khi công trình xây dựng kinh thành Huế chỉ bắt đầu vào năm 1805. Như vậy công trình xây dựng có thể được tiến hành theo các sơ đồ vẽ trước của Olivier, và vua Gia Long đã lược bớt để xây cho hợp với địa hình.
Sau 1805, sông Kim Long hầu như mất hẳn, còn chăng là đoạn biến thành Ngự Hà ở trong Thành Nội, còn sông Bạch Yến thì bị đứt đoạn khi tiếp xúc với Hộ Thành Hà, là đoạn sông đào chạy giáp quanh ba mặt Kinh Thành, ăn thông với sông Hương và Ngự Hà. (Hình: Triệu Phong)
Sau 1805, sông Kim Long hầu như mất hẳn, còn chăng là đoạn biến thành Ngự Hà ở trong Thành Nội, còn sông Bạch Yến thì bị đứt đoạn khi tiếp xúc với Hộ Thành Hà, là đoạn sông đào chạy giáp quanh ba mặt Kinh Thành, ăn thông với sông Hương và Ngự Hà. (Hình: Triệu Phong)
H. Cosserat trong bài “La Citadelle de Hue: Cartographie,” đăng ở BAVH số XX, năm 1933 có đoạn viết: “… chính sự xây dựng Kinh Thành Huế, cũng như nhiều thành khác trong nước sau đó, không còn mảy may nghi ngờ nào là chúng đều được hoàn toàn do người An-Nam chuẩn bị và nói chung, được thực hiện dưới quyền kiểm soát, đốc công và chỉ dẫn của riêng họ.”
***
Vua Gia Long không chọn xây kinh thành xa Phú Xuân, nơi các chúa Nguyễn đã đặt phủ chúa từ năm 1687. Vị trí này thực ra đáp ứng hoàn toàn điều kiện an ninh đòi hỏi cho một kinh đô vì gần núi để có chỗ ẩn khi gặp biến cố hiểm nguy, cũng khá xa bờ biển để khỏi bị cướp biển quấy phá, cùng sự hoạt động của các tàu chiến nước ngoài. Mặt khác, thuyền đi biển có thể lên gần đến Phú Xuân; như vậy về mặt thương mãi, Phú Xuân có tất cả thuận lợi của một cảng sông mà không bị trở ngại quân sự hay chính trị.
Mộc bản phác họa kinh thành Huế nhìn từ mặt sau. Thành Huế chu vi gần 11 cây số có hào nước bao bọc chung quanh, bảo vệ bên ngoài còn thêm hệ thống sông đào gọi là Hộ Thành Hà. Kỳ đài Phu Văn Lâu ở phía trước, nhìn ra sông Hương và núi Ngự Bình xa hơn bên phía hữu ngạn, đóng vai trò của một bức bình phong, che chắn kinh thành khỏi những ác khí. (Hình: Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1933)
Mộc bản phác họa kinh thành Huế nhìn từ mặt sau. Thành Huế chu vi gần 11 cây số có hào nước bao bọc chung quanh, bảo vệ bên ngoài còn thêm hệ thống sông đào gọi là Hộ Thành Hà. Kỳ đài Phu Văn Lâu ở phía trước, nhìn ra sông Hương và núi Ngự Bình xa hơn bên phía hữu ngạn, đóng vai trò của một bức bình phong, che chắn kinh thành khỏi những ác khí. (Hình: Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1933)
Mặt chính của kinh thành phải quay về phía Nam, đó là hướng truyền thống và trục của cung vua phải nằm trong hướng thuận lợi của địa bàn địa lý. Trục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, là hướng thuận lợi nhất, vì nó là hướng có núi Ngự Bình, cao 104m, cách sông Hương 3 cây số về phía Nam, tạo cho cửa chính được bảo vệ như một bức bình phong, chống lại tất cả những ảnh hưởng tác hại và những quyền lực vô hình. Kế đó, hai hòn đảo nhỏ của sông Hương ở phía thượng và hạ nguồn, Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm “tả thanh long hữu bạch hổ” chầu trước mặt Kinh Thành, vua ngồi trên ngai nhìn về hướng Nam, làm cho vị trí ấy rất thuận lợi.
Mộc bản triều Nguyễn phác thảo Kinh Thành Huế ở mặt trước. (Hình: BAVH)
Mộc bản triều Nguyễn phác thảo Kinh Thành Huế ở mặt trước. (Hình: BAVH)
Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Kinh Thành Huế được khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 5, 1805. Các sử quan thuộc Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết: “Ất Sửu, năm thứ tư, mùa hạ, tháng Tư… Ngày Quí Mùi, xây đắp kinh thành… Lấy biền binh ở Kinh, Thanh Nghệ, Bắc Thành, quân và dân Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định sung làm việc.”
Theo nội dung các tờ truyền ở Mục Lục Châu Bản triều Nguyễn, con số dân và lính triều đình đòi về kinh đô làm việc được ghi chép rõ ràng. Các dinh như Quảng Đức (Thừa Thiên): 4,421 quân dân; Quảng Trị: 4,151; Quảng Bình: 2,388; Quảng Nam: 7,495; Bình Định: 2,225; và Trấn Qui Nhơn: 2,436. Tổng cộng: 23,116 người. Ngoài ra còn có bảy tờ truyền khác gửi đi để đòi “viên quân” các dinh đồn, vệ, đội, quân dinh “hạn đến ngày 20 tháng 4 có mặt tại Kinh, điểm danh khởi công,” con số này có thể từ năm đến bảy ngàn người. Như vậy số dân công phải trên ba mươi ngàn, đó là chưa kể đến các thợ chuyên môn như mộc, hồ, đúc, chạm v.v…, bấy giờ đang làm việc trong Đại Nội, một công trình vốn đã được khởi công từ ba năm trước (1802) và trong Tử Cấm Thành (1804).
Tuy nhiên, số dân công có thể thay đổi tùy theo giai đoạn. Như vào năm 1818, thương gia Pháp Anguste Borel có dịp ghé Huế và ghi lại cho chúng ta biết trong “A Modern History of Vietnam,” số dân công làm việc bấy giờ lên đến 8 vạn, ông viết: “When we arrived at Hue, 80,000 men were busy to construct a huge wall in brick”.
Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, dân và lính được huy động để ngăn sông, đào hào và đắp lên một cái thành sơ khởi bằng đất.
***
Trong quãng thời gian xây dựng Kinh Thành, Hoàng Thành, Cung Thành, đền đài, miếu điện, công thự, kiều lộ, lăng tẩm, v.v… , sức lực của dân chúng và lính tráng bỏ ra được trả công ra sao? Có hai nguồn tài liệu nói đến vấn đề này, một từ sử ký triều Nguyễn và một từ những người Tây Phương có dịp ghé đến nước ta thời bấy giờ.
Theo Đại Nam Thực Lục chính Biên, sử thần triều đình ghi rằng dân công được triều đình trả một cách rộng rãi. Trong lần khởi công xây đắp Kinh Thành, sau khi quân dân từ các dinh trấn tề tựu về kinh rồi, vua “ưu cấp tiền gạo” cho mỗi người. Thế rồi, “vua thấy công việc nặng nhọc, nghĩ để cho dân đỡ mệt, hạ lệnh mỗi buổi sáng làm đến giờ ngọ thì phải nghỉ, buổi chiều đến giờ dậu thì thôi, ai đau ốm được cấp thuốc thang điều trị.”
Mới đầu, thành chỉ đắp bằng đất nên từ tháng 4 đến tháng 8, đã hoàn tất. Sang năm 1807 lại tiếp tục công việc cho đến mãi cuối triều Gia Long. Sau 4 tháng đầu, vua Gia Long “cho binh đinh làm việc về quê nghỉ ngơi, cấp cho lương đi đường hằng ngày…”
Nhìn chung, chúng ta thấy triều đình Gia Long đã có để ý đến đời sống của dân công, từ giờ giấc làm việc đến tiền gạo ăn uống. Tuy nhiên nếu nhìn sự kiện bằng một chiều hướng khác, từ những người ngoại quốc, thì vấn đề xem ra có phần trái ngược.
Chợ Đông Ba trước cửa thành đặt cùng tên, nằm bên bờ sông Gia Hội (Hộ Thành Hà). Chợ nhóm họp suốt ngày đêm, nên mới có câu đối mà chưa ai họa lại được: “Chợ Đông Ba, đông ba buổi.” Chợ này về sau dọn ra vị trí hiện nay và dân gian có câu: “Chợ Đông Ba dọn ra ngoài dại” do hồi trước nơi đây là bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, quanh năm dại nắng dại mưa. (Hình: BAVH)
Chợ Đông Ba trước cửa thành đặt cùng tên, nằm bên bờ sông Gia Hội (Hộ Thành Hà). Chợ nhóm họp suốt ngày đêm, nên mới có câu đối mà chưa ai họa lại được: “Chợ Đông Ba, đông ba buổi.” Chợ này về sau dọn ra vị trí hiện nay và dân gian có câu: “Chợ Đông Ba dọn ra ngoài dại” do hồi trước nơi đây là bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, quanh năm dại nắng dại mưa. (Hình: BAVH)
Năm 1818, Auguste Borel, thuyền trưởng thương thuyền La Paix, sau 4 tháng cư ngụ tại Huế và có dịp mục kích mọi sinh hoạt ở đây, nhất là việc xây gạch mặt ngoài Kinh Thành, cho biết:
“Nghề nông bị lãng quên, một phần vì khí hậu oi bức làm dân chúng lười biếng, nhưng phần chính là vì nhà vua trưng dụng hầu hết mọi người để kiến trúc thành lũy cùng những công tác khác (dĩ nhiên là không trả lương). Khi chúng tôi đến Huế thì có 80,000 người đang bận rộn xây dựng một bức thành đồ sộ bằng gạch.
“Nhiều công nhân đang nấu kim loại để đúc dã pháo. Vua nghĩ rằng sự khốn khổ sẽ giữ được dân chúng, thích hợp cho chế độ chuyên chế. Chính nhờ sự chuyên chế đó mà vua mới ngồi yên được trên ngai vàng. Như vậy nhà vua đã rút tỉa hết tất cả mọi tài nguyên đáng lẽ được dùng để làm cho quốc gia thịnh vượng; và ngăn chận mọi sự tiến bộ có thể thực hiện được nhờ vào nông nghiệp. Khi Chaigneau và Vannier khuyên Gia Long nên phát triển ngành thương mãi để đem lại sự giàu mạnh cho nước nhà, thì vua trả lời: ‘Nếu dân chúng được giàu có thì chúng sẽ trở nên khó bảo.’”
Paul Rheinart, một chính khách từng ở lâu năm tại nước ta, trong bức thư viết gởi cho thống đốc Pháp tại Nam Kỳ, có những nhận xét về dân tình trong xã hội Việt Nam vào thế kỷ 19:
“Dân Việt Nam đối với triều đình, chẳng khác gì một bầy thú mà triều đình là chủ; triều đình muốn sử dụng thế nào tùy ý. Triều đình không cần xét xem bầy thú của mình có no ấm thịnh vượng hay không, mà chỉ cần biết nó ngoan ngoãn là đủ… Đối với dân, triều đình chỉ có quyền lợi chứ không có bổn phận nào, trái lại dân chỉ có bổn phận mà thôi.”
Một chứng nhân khác, Giám Mục Eyot, đã không khỏi xúc động khi chứng kiến tại chỗ, cảnh bóc lột sức lao động quá mức của triều đình nhà Nguyễn, lúc họ bắt dân chúng phải chịu quá nhiều gian khổ để xây cất Hoàng Thành vào năm 1804, trong bức thư viết vào tháng Bảy cùng năm, Giám Mục Eyot viết:
“Thuế rất cao. Nhà vua ưa kiến thiết nhiều cho đô thị mới nên dân chúng phải khổ cực vì sưu dịch nặng… Hiện đang xây đắp Hoàng Thành… Vì số dân công rất đông và không ai được rời xa nhiệm sở nên mùi xú uế bốc lên thật khó chịu. Ngoài ra nhiều người phải dầm mình dưới nước và bùn ngập. Không ai có thể chịu đựng được lâu, cần có người khác thay phiên. Dân công còn bị quất bằng roi mây nên có khi phải thuê người làm thay. Dân chúng kêu ca nhưng nhà cầm quyền chẳng buồn nghe.”
Trong khi lương hằng tháng mỗi dân công là 1 quan 5 tiền, có người lại dám bỏ ra 1 quan để thuê kẻ khác làm thay cho mình trong một ngày. Mới xây Hoàng Thành mà đã như vậy, huống chi khi xây Kinh Thành, một công trình lớn lao, đòi hỏi nhân lực gấp trăm lần.
***
Năm 1818, thành mới bắt đầu được xây gạch ở hai mặt Nam và Tây, rồi đến mặt Bắc, công việc giao cho Hoàng Công Lý, Trương Phúc Đảng và Nguyễn Đức Sỹ, đến năm sau thì xong. Năm 1820, mưa lớn làm đổ mất 1,200m phải sửa chữa lại. Năm 1821, tiếp tục công việc và xây gạch mặt phía Đông.
Năm 1822 lại mưa lớn, làm hỏng 8,228m, phải giao cho Trần Văn Nang, Nguyễn Văn Vân sửa. Qua năm 1824, còn tu bổ một lần nữa công việc mới thật hoàn thành.
***
Kinh Thành được xây trong suốt 27 năm (1805-1832), dưới hai đời Gia Long và Minh Mạng. Thành có chu vi 9,949m, cao hơn 6m, dày 20m, ở giữa là đất, hai mặt trong và ngoài xây bằng gạch. Chung quanh bên ngoài có hào rộng 22.8m và sâu 4m. Giữa dãy hào và tường thành có chừa một con đường ven hào rộng 10m. Từ dãy hào này ra xa chừng 250m có thêm hệ thống sông đào gọi tên là Hộ Thành Hà, ăn thông với sông Hương, chạy bọc ba mặt Tây, Bắc và Đông, dài 7km và rộng 35m, làm vòng đai bảo vệ mặt ngoài cùng của Kinh Thành.
Nhô ra ngoài về góc Đông Bắc của Kinh Thành có xây một thành phụ gọi là Thái Bình Đài. Đến năm 1836 đổi tên thành Trấn Bình Đài, sau lại được gọi là Thành Mang Cá. Chu vi thành là 986m, hào phía ngoài ăn thông với hào của Kinh Thành. Trấn Bình Đài được xây để giữ an ninh cho Bao Vinh, thời bấy giờ là nơi thị tứ quan trọng, thuyền sông tàu biển lui tới mua bán tấp nập, đồng thời giữ phòng thủ hai nhánh Sông Hương ở hạ nguồn.
Kinh Thành Huế có 10 cửa chính, mỗi cửa 3 tầng, cao chừng 16m. Tất cả xây năm 1809. Mười cửa gồm: Cửa Chánh Bắc hay Cửa Hậu, Tây gọi là Mirador I; Cửa Tây Bắc hay Cửa An Hòa, tức Mirador II; Cửa Chánh Tây; Cửa Tây Nam tức Cửa Hữu; Cửa Chánh Nam hay Cửa Nhà Đồ; Cửa Quảng Đức (Hồi kinh đô thất thủ lúc 7 giờ 30 sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, vua Hàm Nghi cùng lưỡng cung đình thần chạy ra cửa này, theo bờ sông đi lên chùa Linh Mụ, rồi ra La Chữ, Quãng Trị). Dân Huế còn gọi cửa này là Cửa Sập vì bị đổ nát do lụt lội nhưng hiện nay đã được xây lại; Cửa Thể Nhơn tức Cửa Ngăn (vua thường dùng con đường từ Hoàng Thành ra đến sông Hương đi qua cửa này, hai bên có xây thành cao ngăn lại); Cửa Đông Nam còn gọi là cửa Thượng Tứ; Cửa Chánh Đông hay Cửa Đông Ba, đặt theo tên một xóm ở phía trước; Cửa Đông Bắc hay còn gọi là Cửa Kẻ Trài và cũng là Cửa Mirador X, theo người Tây.
Thành Huế nhìn từ cao. 10 cửa của Kinh Thành thông với ngoại thành, trên có vọng lâu, cao tổng cộng 16 m, bên ngoài có hào nước rộng khoảng 22m, sâu 4m. Ngoài ra, giữa hào với thành có chứa thêm lối đi rộng 10m. (Hình: BAVH)
Thành Huế nhìn từ cao. 10 cửa của Kinh Thành thông với ngoại thành, trên có vọng lâu, cao tổng cộng 16 m, bên ngoài có hào nước rộng khoảng 22m, sâu 4m. Ngoài ra, giữa hào với thành có chứa thêm lối đi rộng 10m. (Hình: BAVH)
Năm 1824, vọng lâu được xây thêm trên hai cửa Chánh Đông và Đông Bắc, rồi đến các cửa Chánh Tây, Tây Nam, Chánh Nam, Quảng Đức và Đông Nam vào năm 1829. Năm 1831 ở hai cửa còn lại Chánh Bắc và Tây Bắc.
Ngoài 10 cửa thông với ngoại thành, còn một cửa thông với Trấn Bình Đài gọi là Trấn Bình Môn, cửa này không có vọng lâu và chỉ cao chừng 5m. Phía Nam của Trấn Bình Đài có một cửa thông ra bên ngoài, gọi là Cửa Trường Định, còn có tên là Cửa Trít, không có vọng lâu và không cao quá thành.
Tại chính giữa và ở về mặt Nam của Kinh Thành, có Kỳ Đài mà dân chúng gọi nôm na là Cột Cờ, xây bằng gạch từ năm 1809. Đài có 3 tầng, tầng dưới cao 5.6m, tầng giữa cao 5.8m và tầng trên cao 6m. Ở tầng trên và chính giữa có dựng cột cờ cao 29.52m, chia làm 2 tầng. Sau nhiều lần cột bị gãy do bão và chiến tranh, năm 1947 cột được xây lại bằng bê tông cốt sắt gồm ba tầng và cao 37m. Trên đài có 8 nhà để súng và 2 điếm canh. Lúc trước mỗi khi có tuần hành, tại đây đều treo cờ hiệu riêng. Thường ngày có quan chức coi việc leo lên, dùng ống thiên lý để quan sát ngoài mặt biển.
Kỳ đài Phu Văn Lâu ngày nay. (Hình: Lưu Ly/Wikipedia)
Kỳ đài Phu Văn Lâu ngày nay. (Hình: Lưu Ly/Wikipedia)
Trên bốn mặt Kinh Thành có xây tất cả 24 pháo đài, nơi đặt súng đại bác để phòng thủ, xây từ năm 1818 và do chính Vua Gia Long đặt tên, mà chữ đầu lấy tên theo phương hướng. Mặt Nam có các đài Nam Minh, Nam Hùng, Nam Thắng, Nam Chính, Nam Xương và Nam Hanh. Mặt Đông có Đông Thái, Đông Trường, Đông Gia, Đông Phụ, Đông Vĩnh và Đông Bình. Tây có Tây Thành, Tây Tuy, Tây Tĩnh, Tây Dực, Tây An và Tây Trinh. Bắc có Bắc Định, Bắc Hòa, Bắc Thanh, Bắc Trung, Bắc Thuận và Bắc Điện.
Tại mỗi đài có 1 kho thuốc súng, xây ở phần lồi của lũy thành và được bảo vệ bằng đất. Ngoại trừ hai đài ở phía Bắc của Cửa Chính Đông và Tây Thành Thủy Quan, mỗi nơi có hai kho. Bọc lũy thành có nhiều lỗ châu mai để đặt đại bác. Ba cái cho một sườn và năm cái cho mỗi mặt của mỗi pháo đài hay mỗi đài quan sát. Dọc mé thành có các vệ quân đóng giữ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 lính.
Ngoài ra, một số bộ phận quan hệ mật thiết và gắn liền với Kinh Thành cũng tuần tự được xây dựng ở bên trong lẫn ngoài thành, như: Phu Văn Lâu (1819), Quốc Tử Giám (1821, 1908), Quốc Sử Quán (1821), Lầu Tàng Thơ (1825), Lục Bộ (1827), Tôn Nhơn Phủ (1832), Quan Tượng Đài (1836), Cơ Mật Viện tức Tam tòa (1832), Nghênh Lương Đình và Thương Bạc Viện (1875), Viện Bảo Tàng (1923)…
***
Vào thời Minh Mạng ở nội thành vẫn chưa có cư dân, ngay cả bên ngoài, giữa Kinh Thành và Hộ Thành Hà cũng vậy. Sang đến đời Tự Đức, nhà cửa mới dần dần mọc lên, lúc đầu là nhà của các quan trong triều, rồi đến bà con của họ, người quen, người cùng làng… Thế rồi thành xóm, thành chợ, nhưng vẫn chưa nằm trong hệ thống làng xã của thế kỷ 19.
` Nội thành được Trung Tá Ardant du Picq miêu tả như sau: “Đại Nội nằm trong Kinh Thành, bao quanh bằng hào và tường cao. Chung quanh là một thành phố bản xứ chính hiệu với lục bộ, dinh thự của quan lại triều đình, nhà ở của người buôn bán hay cửa hàng tiểu công nghệ bản xứ, trường học, vườn tược, miếu chùa… “
Xa giá của vua tiến vào Đại Nội qua cửa Ngọ Môn, trở về sau lễ tế Nam Giao. (Hình: Triệu Phong sưu tầm)
Xa giá của vua tiến vào Đại Nội qua cửa Ngọ Môn, trở về sau lễ tế Nam Giao. (Hình: Triệu Phong sưu tầm)
John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, miêu tả: “Khoảng diện tích trong thành có nhiều con đường đều đặn và rộng rãi, chạy cắt nhau ở những góc vuông… Những điều đầu tiên bên trong nội thành gây sự tò mò của chúng tôi là những kho lúa của triều đình. Chúng tạo thành những dãy khổng lồ của nhiều căn được sắp đặt theo một thứ tự đều đặn, chứa đầy lúa gạo, mà chúng tôi nghe nói có thể nuôi cả kinh thành trong nhiều năm. Sự tích trữ lương thực này có tác dụng giữ vững chính sách độc đoán của triều đình… Những kiến trúc binh xá ở đây thật tối ưu. Kể về phương diện có hàng lối ngăn nắp và sạch sẽ thì các binh xá này tỏ ra không thua kém so với các đạo quân được tổ chức tốt nhất ở Âu Châu. Chúng dàn trải và bao bọc toàn bộ phần ngoài Kinh Thành. Nghe nói thường có từ 12,000 đến 13,000 người trong đạo quân thường trực ở các binh xá tại kinh đô.”
Phê bình kiến trúc Kinh Thành Huế, Le Rey, thuyền trưởng tàu Henri, người từng đến Huế năm 1819 phê bình: “Kinh Thành Huế nhất định là thành lũy đẹp và đều đặn nhất ở Indo-China, kể cả hai thành do người Anh làm là William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras.”
John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, lúc về nước viết sách ca ngợi công trình của nó và kết luận: “Không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm gì hạ nổi. Nhược điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó rộng mênh mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất một đạo quân 50,000 người mới đủ cho sự phòng thủ.”
Oái oăm thay, thành lũy này lại it nhất hai lần thất thủ và chỉ trong thời gian nhanh chóng nhất. Lần thứ nhất vào ngày 5 tháng Bảy năm 1887, cái ngày mà mọi người dân Huế đều gọi là ngày Kinh Đô Thất Thủ, nhiều trăm người dân vô tội bị chết vạ oan, hiện nay hằng năm, người dân Huế làm lễ cầu hồn rất trang nghiêm tại ngã tư Âm Hồn, bên trong cửa Đông Ba. Lần thứ hai vào dịp Tết Mậu Thân, 1968, thành mất chỉ trong một buổi sáng. Đó là một dấu hỏi lớn về mặt chiến thuật và chiến lược của nó.
John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, miêu tả: “Khoảng diện tích trong thành có nhiều con đường đều đặn và rộng rãi, chạy cắt nhau ở những góc vuông… Những điều đầu tiên bên trong nội thành gây sự tò mò của chúng tôi là những kho lúa của triều đình. Chúng tạo thành những dãy khổng lồ của nhiều căn được sắp đặt theo một thứ tự đều đặn, chứa đầy lúa gạo, mà chúng tôi nghe nói có thể nuôi cả kinh thành trong nhiều năm. Sự tích trữ lương thực này có tác dụng giữ vững chính sách độc đoán của triều đình… Những kiến trúc binh xá ở đây thật tối ưu. Kể về phương diện có hàng lối ngăn nắp và sạch sẽ thì các binh xá này tỏ ra không thua kém so với các đạo quân được tổ chức tốt nhất ở Âu Châu. Chúng dàn trải và bao bọc toàn bộ phần ngoài Kinh Thành. Nghe nói thường có từ 12,000 đến 13,000 người trong đạo quân thường trực ở các binh xá tại kinh đô.” Phê bình kiến trúc Kinh Thành Huế, Le Rey, thuyền trưởng tàu Henri, người từng đến Huế năm 1819 phê bình: “Kinh Thành Huế nhất định là thành lũy đẹp và đều đặn nhất ở Indo-China, kể cả hai thành do người Anh làm là William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras.” John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, lúc về nước viết sách ca ngợi công trình của nó và kết luận: “Không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm gì hạ nổi. Nhược điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó rộng mênh mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất một đạo quân 50,000 người mới đủ cho sự phòng thủ.” Oái oăm thay, thành lũy này lại it nhất hai lần thất thủ và chỉ trong thời gian nhanh chóng nhất. Lần thứ nhất vào ngày 5 tháng Bảy năm 1887, cái ngày mà mọi người dân Huế đều gọi là ngày Kinh Đô Thất Thủ, nhiều trăm người dân vô tội bị chết vạ oan, hiện nay hằng năm, người dân Huế làm lễ cầu hồn rất trang nghiêm tại ngã tư Âm Hồn, bên trong cửa Đông Ba. Lần thứ hai vào dịp Tết Mậu Thân, 1968, thành mất chỉ trong một buổi sáng. Đó là một dấu hỏi lớn về mặt chiến thuật và chiến lược của nó.
Toán lính giữ thành thời nhà Nguyễn qua nét ký họa của Brossard de Corbigny, trích trong cuốn “Vòng Quanh Thế Giới,” in năm 1878. (Hình: BAVH)
Sau khi Kinh Thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1805, bộ mặt của Huế đã có nhiều thay đổi. Một số làng mạc bị xóa mất, chỉ còn chăng là cái tên trong sử sách. Một số dòng sông chảy qua Huế xưa cũng vậy, nay còn lại rất ít di tích. Ngày nay nhìn lại, không ai có thể hình dung được Huế đã có một sự thay đổi lớn lao như vậy, ít ai nghĩ đến chuyện lấp sông đào hào, lấp hồ đào kênh, mà cứ tưởng rằng Kinh Thành to lớn ấy được xây trên vùng đất đã có sẵn như vậy.
Chỉ riêng Kinh Thành Huế cũng đủ để cho mọi người thán phục tài năng và công lao xây đắp của tiền nhân. Công lao xây dựng ấy không chỉ riêng của một vị vua, một dòng họ hay một triều đại, mà là của chung cả hàng vạn dân chúng Việt Nam đương thời. Mồ hôi nước mắt của mọi giai tầng trong xã hội của một thời đã đổ ra, đôi khi với những hy sinh xương máu, để kiến tạo nên một kỳ công, hay đúng hơn một kỳ quan cho đất nước.
Tài liệu tham khảo:
– Bộ sách Bulletin des Amis du Vieux Hue, bản tiếng Pháp lẫn bản Việt ngữ của nhà xuất bản Thuận Hóa.
– Cố Đô Huế của Thái Văn Kiểm.
– Niên san Nghiên Cứu Việt Nam, 1973.
– Đời Sống Văn Hóa Cung Đình – Lê Nguyễn Lưu.
– Huế Đẹp và Thơ – Thi Long.
– Kiến Trúc Cố Đô Huế – Phan Thuận An.

THÀNH HUẾ XÂY KIỂU VAUBAN

Từ thuở Tam Quốc, người châu Á đã biết xây đồn lũy hình bốn cạnh, xung quanh có tường bằng đất hay đất nhồi rơm, mỗi cạnh có trổ cửa nhỏ, mỗi góc có chòi gác hai tầng với lỗ châu mai tứ phía. Trước đồn có thể thêm vài tiền đồn nhỏ gồm có phên giậu, cọc tre che kín,...Trong rất lâu, hệ thống nầy đủ để bảo vệ ngày nào khí giới tấn công chỉ là cung tên giản tiện. Khi thuốc súng được khám ra, nếu người Trung Quốc chỉ dùng làm pháo bông hay pháo lửa, người Ả Rập rồi người châu Âu phát huy sáng kiến quan niệm phóng đạn, mở ra kỷ nguyên pháo binh. Nhưng những súng ống người Âu mang sang lúc ban đầu là những khẩu thần công nhỏ chỉ có khả năng phóng ra những viên đạn 20-200kg thì những tường đất, xem như là những thành nuốt đạn, dễ dàng chống đở. Dần dần súng ống Tây phương phát triển, đặc biệt những súng thần công, súng cối, súng tàu biển đặt trên giá,...bắn những viên đạn vừa lớn vừa có tầm súng xa thì công sự buộc phải thay đổi. Đã từng tranh đấu cạnh những sĩ quan người Pháp, đã từng thấy thành tích xây dựng đồn lũy của họ ở miền nam, vua Gia Long không ngần ngại yêu cầu những kỹ sư trình bày một kiến trúc phòng thủ hằng hiệu nghiệm ở châu Âu. Từ cuối thế kỷ 17, qua nhiều thử thách, công sự kiểu Vauban (*) đã được thông dụng ở Pháp cũng như ở châu Âu. Dựa lên những nguyên tắc tấn công mà chính ông đã đề xướng, ông lập nền tảng cho việc xây cất công sự. Công sự phải là nơi chỉ huy trận địa xung quanh, nơi dễ quan sát chiến thuật quân địch, nhưng không nên ở ngay giữa đô thị. Theo ông, tuy cần nhưng không nhất thiết phải ở vị trí cao hơn địch quân, vì vậy công sự nên thấp xuống và có nhiều cạnh thay vì hình tròn để sự dụng tối cao súng pháo. Ông lại nhận xét đập đất chịu đựng đạn đại bác tốt hơn thành đá. Nguyên tắc cần yếu là mọi bộ phận trong công sự phải được bảo vệ ngang hàng nhau. Muốn vậy, mỗi bộ phận phải có những điểm mạnh ngay trước mặt những phần cần bảo vệ. Sau người Pháp là người YÙ sử dụng có kết quả tốt, người Hòa Lan thêm vào những mặt nước và những sườn dốc đất bảo vệ, hoàn hảo hệ thống Vauban. Dù sao, hình thức công sự phụ thuộc rất nhiều địa thế vì đồng bằng và đồi núi cống hiến những địa hình khác nhau, tất nhiên kiến trúc công trình mỗi nơi phải một khác. Vua Gia Long đã nghĩ đến việc xây cất kinh đô từ khi lên ngôi năm 1802. Nhưng phải đợi ba năm sau Kinh thành mới được bắt đầu xây dựng bằng đất, đến 1818 chuyển qua gạch, và trong suốt mấy chục năm cả Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành luôn được sửa sang, cải tạo, đặc biệt những năm 1838, 1842, 1848, 1884 để hoàn thành một hệ thống thành quách oai vệ, một tổng thể kiến trúc đặc sắc mà ta thấy ngày nay mặc dầu đã trải biết bao tang thương hỏa hoạn. Vào năm 1803-1804 chính vua và những quan Nguyễn Văn Yến, Đỗ Phuc Thạnh, Nguyễn Học, Nguyễn Thông, Trương Việt Súy,...đã tự đi khảo sát địa thế, thiết kế mặt bằng giữa Kim Long và Thanh Hà để chọn địa điểm và đưa ra kích thước, tầm vóc ngôi thành. Ai là người đã vẽ bình đồ ? Tên đưa ra là ông Trí Victor Olivier de Puymanel, một cận thần không rời vua từ mấy năm trước và đã tỏ ra có tài xây dựng pháo đài chiến lũy trong miền nam suốt mấy năm nhà vua đang còn là chúa. Nhưng Puymanel mất năm 1799, sáu năm truớc khi khởi công thì ông không thể tự mình đốc suất được công cuộc xây dựng. Đáng tin là những người có phận sự sau nầy đã dựa lên những khái niệm về thuật bảo vệ bằng công sự của ông để thiết lập bình đồ ngôi thành mới. Những chúa Nguyễn đã đóng đô quanh Phú Xuân từ 1687, một nơi rất thuận tiện để phòng thủ, gần núi để tiện bề rút lui thủ thế, xa biển để dễ tránh sự đột nhập của quân cướp cũng như sự tấn công của những tàu chiến nước ngoài, thì vua Gia Long không mất công tìm kiếm đâu xa. Đằng khác, những thuyền bè dễ dàng đi lại giữa cửa biển và Phú Xuân thì kinh đô có mọi lợi thế của một hải cảng mà không phải chịu đựng những bất tiện quân sự và chính trị. Hơn nữa, xê dịch ra xa cồn chùa Thiên Mụ - người Pháp gọi lầm Tháp Khổng Tử - và gò núi Ngự Bình, Kinh thành tránh được tầm súng đại bác mà địch quân có thể mang lên trên ấy. Vua còn có khả năng xích thành ra gần khuỷu sông phía đông Bao Vinh để sông bảo vệ hai mặt thành đồng thời dễ bề án ngữ cảng nầy, nhưng vì địa thế bắt buộc nếu xây ở đấy thành sẽ không cân đối nên giữ ý xây ở chỗ đã định. Để vẫn bảo vệ được Bao Vinh đồng thời kiểm tra toàn thể sông Đông Ba, năm 1836 những kỹ sư xây dựng sáng kiến ra một công trình nằm ngoài thành về mặt đông bắc, chu vi 1km, mang tên Thái Bình Đài, sau đổi thành Trấn Bình Đài, tục gọi Mang Cá vì trong đồn có hai cái hồ gần nhau hình chữ V giống hai mang con cá. Công trình đặc sắc có một không hai nầy chắc chắn không nằm trong hồ sơ ông Puymanel. Tuy có một số bất tiện trong việc sử dụng súng ống, đồn nầy đã được tính toán rất kỹ lưỡng về mặt sắp đặt lẫn mặt kích thước, phòng ngừa ngay cả phương cách phản kích lúc đồn bị quân địch chiếm đóng.
Trước khi xây dựng Kinh thành, một công tác cần thiết là cuộc bố trí sông ngòi, bắt đầu với vua Gia Long, được tiếp tục dưới thời vua Minh Mạng. Khoảng ba vạn dân và lính tráng các tỉnh miền trung đã được mộ về Huế. Từ Bao Vinh, hai chi lưu tách rời sông Hương để rồi đổ vào lại, cánh Tiễu Giang phía bắc đổ cạnh chùa Thiên Mụ, cánh Kim Long giữa Tiễu Giang và Hương Giang băng qua Thế Lại và Vạn Xuân rồi đổ vào gần Kim Long. Hai cánh sông nầy được đào bới, uốn nắn ra khỏi dòng nước thiên nhiên. Cánh Kim Long, sau nầy mang tên Ngự Hà, được cho chảy dọc theo Hoàng thành, cạnh những vựa lúa và kho hàng, chỗ đổ vào sông được đào thành liên tháp để thuyền đò có thể đi lại chuyên chở lúa gạo, hàng hóa. Cánh Tiễu Giang được uốn chảy ngoài Kinh thành, quanh đồn Mang Cá, dưới thời Minh Mạng mang tên Hộ Thành Hà, tục gọi nhiều tên : sông Kỷ Vạn mặt tây, sông An Hòa mặt bắc, sông Đông Ba mặt đông tùy tên làng xóm ven sông. Bắc qua sông có nhiều cầu, phần lớn lúc đầu xây bằng gỗ sau mới xây lại bằng sắt hay xi măng : Lợi Tế (tức Bạch Hổ), Cửu Lợi (nguyên Bạch Yến rồi Kim Long, nay mất tích), Trường Lợi (nguyên Huyền Yến), Tịnh Tế (nguyên Huyền Hạc, nay mất tích), Bao Vinh (xây ngay bằng xi măng), Đông Hội (nguyên Thanh Tước, nay đã phá), Thế Lại (tục gọi Kẻ Trài, nay mất tích), Đông Ba (hay Đông Gia), Gia Hội (nguyên An Hội, đầu cầu có chợ Được). Ngoài thành, còn có những cầu Hoằng Tế, Hàm Yên (hay Thăng Long) và cầu Trường Tiền xây năm 1887, gần xuởng đúc tiền, sửa lại năm 1906, mở rộng năm 1938. Ban đầu, thành sơ khởi bằng đất cao hơn 6m, rộng dưới 2m50, trên 2m, khi hai bên đất có ốp ngoài bằng gạch những năm 1818, 1822 thì bề rộng lên đến 21m. Lần nầy cũng khoảng tám vạn dân và lính được huy động xây cất dưới quyền đốc suất của các quan Hoàng Công Lý, Truơng Phúc Đặng, Nguyễn Đức Sĩ. Kinh thành có mười cửa chính, phần lớn xây năm 1809, mỗi cửa ba tầng cao khoảng 16m, vọng lâu năm 1829, trông như ngôi miếu, mái lợp ngói âm dương, góc hình con phụng, trong khoét hai chữ thọ lớn. Mỗi cửa có tên riêng : cửa Chính bắc, tục gọi cửa Hậu vì nằm ở phía sau ; cửa Tây bắc, tục gọi cửa An Hòa vì thông ra làng An Hòa ; cửa Chính tây ; cửa Tây nam, tục gọi cửa Hữu vì nằm ở bên mặt ; cửa Chính nam , tục gọi cửa Nhà Đồ vì có nhà để đồ binh khí ; cửa Quảng Đức, tục gọi cửà Sập, từ đây vua Hàm Nghi chạy trốn hồi thất thủ Kinh đô năm Ất dậu 1885 ; cửa Thể Nguyên đổi thành Thể Nhơn, tục gọi cửa Ngăn, cửa vua từ Hoàng thành đi ra sông Hương, hai bên có xây thành cao chia ngăn ; cửa Đông nam, tục gọi cửa Thượng tứ vì phía trong có viện Thượng kỵ và tàu ngựa Mã khái ; cửa Chính đông, tục gọi cửa Đông Ba vì thông ra xóm Đông Ba (chợ Đông Ba năm 1900 được dời ra ngoài giại trên bờ sông Hương nhưng vẫn giữ tên cũ) ; và cửa Đông bắc, tục gọi cửa Kẻ Trài vì thông ra xóm bán hàng trài là các thứ đồ đồng, đồ sơn, hàng lụa,...từ ngoài bắc đem vào. Từ Trấn Bình Đài thông ra ngoài có hai cửa không có vọng lâu, cao không quá thành : Trấn Bình Môn, sau đổi thành Thái Bình Môn và cửa Trường Định, tục gọi cửa Trít. Giữa mặt nam Kinh thành, thẳng đứng một Kỳ đài là cột cờ cao 30m, cũng bắt đầu xây năm 1809. Về sau, khi được xây bằng đá, Kỳ đài nầy, một phong cách kiến trúc độc đáo Việt lai Pháp, gốc lớn lên ba tầng 18m là nơi phất phới lá cờ đất nước, lại là một đài quan sát thuận lợi
Dựa lên nguyên tắc âm dương ngũ hành của Dịch học, những nhà kiến trúc đã cho hướng Kinh thành về phía nam vì theo Kinh dịch "vua quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ", tuy theo địa bàn phong thủy thành nghiên qua một chút trên trục tây bắc - đông nam. Thành dùng núi Ngự Bình ở phía nam để làm tiền án thần bí chống mọi ảnh hưởng tai hại , sử dụng Cồn Dã Viên và Cồn Hến ở thượng lưu và hạ lưu sông Huơng như hai thế "tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ", để ngăn chận mọi quyền lực vô hình. Trong thuyết chuyển động xoay chiều hô hấp toàn năng, luồng khí của những xung động động mạch được đắp hình trên mặt đất qua những đồi núi, dòng lưu thông thể hiện thành sông ngòi hay hệ thống những suối ngầm. Rồng xanh biểu thị hơi lành, cọp trắng hơi độc, nơi nào có rồng là nơi ấy có cọp và phải một cuộc trùng phùng phong thủy đặc sắc mới gây ra được vị trí rồng xanh bên trái, cọp trắng bên mặt. Trong phong thái ấy, Kinh thành Huế tọa lạc trên bờ bắc sông Hương, choáng địa phận của tám làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại và An Bửu, với một chu vi khoảng 10km, là một diện tích khá lớn và có thể xem như một công trình gia cố, bảo vệ hoàng triều. Kinh thành là một hình bốn cạnh rộng hơn 500ha, mỗi cạnh dài hơn 2200m là bốn chiến hào thẳng, cạnh thứ tư ngang cột cờ vòng về phía trước ở giữa. Trên mặt thành có đủ giác bảo, pháo nhãn, 24 khuôn cửa tương đương với 24 pháo đài trang bị mỗi khuôn từ từ hai đến chín khẩu ca nông. Dưới chân thành, một thảm đất thành giai rộng 70-90m nối liền với hào thành. Sau tường gốc, một lan can đất chiếm một khoảng gần 20m bên trên, 21m bên dưới. Đằng sau pháo đài, lan can thấp xuống dần đến tận đất, mỗi bên có đường mòn để dễ leo lên. Bên trong mỗi pháo đài là một kho súng đạn dấu dưới lan can đất. Tổ chức thành lũy xem như là đầy đủ, hoàn hảo.
Để bảo vệ kinh thành, ngoài thành lũy vừa thấy, còn có hai chướng ngại nữa là hào trong và sông ngoài. Hào thành với đá xây đắp thành tường, rộng từ 40m trước các pháo đài đến 60m trước các thành liên tháp, sâu 4m với 1m50 nước. Mặt cắt trước pháo đài trình bày khoảng 160 m2 trong lúc mặt cắt lan can chỉ có 120 m2. Đất đào để làm hào đã được đem lên đắp thành lan can trên thành. Các pháo đài thường được tổ chức để sử dụng đại bác, tuy nhiên một số đất đã được đem đến đắp vào hai bên và ở góc làm thành một ụ nấp cho những lính quỳ bắn. Sông ngoài mang tên Hộ Thành Hà từ 1821 dưới thời vua Minh Mạng, đến 1837 mới được đắp đá hai bên bờ. Sông bao bọc ba phía thành quách, liên lạc với các pháo đài đông-bắc, đông-nam và tây-nam, sông Hương chảy dọc theo thành nam phía thứ tư. Vào thời ấy, bốn cầu bắc ngang qua : cầu xe lửa ở góc tây-bắc, cầu lên chùa Thiên Mụ ở góc tây-nam, cầu Gia Hội ở góc đông-nam và cầu nhỏ Đông Ba trước cửa Chính đông. Sông Đông Ba là khúc sông sâu và rộng, thường được thuyền lớn sử dụng để tránh khuỷu sông ở Bao Vinh, nhưng rất khó vận dụng vào lúc thủy triều lên nên là một chướng ngại đáng kể. Tuy nhiên chuyên gia thấy ngay từ đấy rất dễ bắn vào thành lũy. Cũng may là những quân địch của vua Gia Long hồi ấy không có súng ống đủ mạnh để đánh sụp những thành đất có ốp ngoài bằng gạch. Kinh nghiệm nầy vua đã rút với những thành đã xây ở miền nam, cạnh biên thùy như Hà Tiên, Long Xuyên, Tây Ninh, hay trên những trục giao thông chính như Vĩnh Long, Mỹ Tho, Biên Hòa, nhất là với thành Gia Định được Puymanel xây năm 1790, công sự đầu tiên theo kiểu Vauban trước khi nhà vua lên ngôi. Thành nầy bị vua Minh Mạng san phẳng năm 1836 sau vụ Nguyễn Văn Khôi nổi loạn chiếm giữ từ 1833 đến 1835.
Thừa biết một công sự kiểm soát đất đai phụ cận, hay hơn nữa cả vùng xung quanh, sau nầy vua Gia Long rồi vua Minh Mạng cho xây công sự ở mỗi tỉnh lỵ miền trung và miền bắc, địa điểm không nhất thiết chọn lựa tùy theo địa thể mà còn quan trọng hơn là dựa lên những dữ kiện phong thủy. Công sự một tỉnh Bắc Ninh trên điểm gặp nhau những đường Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn, những thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, xây năm 1805, đáng lý ra phải cất trên các đồi Thị Cầu là nơi đã có một đồn cũ, lại được kiến thiết giữa đồng ruộng vùng nước ngập sông Cầu. Có thể giải thích là vì ở đồng bằng dễ vẽ ra một hình nhiều cạnh hoàn hảo, rộng lớn, nằm ngang đúng theo bình đồ Vauban, đằng khác những đồi núi được xem như những bình phong bảo vệ chống những thế lực vô hình tai hại. Đồng thời với Huế, thành Hà Nội được xây năm 1805, hình vuông, mỗi cạnh có ba liên tháp và hai tháp đài lồi, mỗi tháp mở ra một cánh cửa gỗ và một cái cầu để vượt qua hào rộng 20-40m quanh thành. Thành Hà Nội được phá vỡ những năm 1896-97 vào lúc thành phố cần được mở rộng. Năm 1805, vua Gia Long bắt đầu cho cất thành Bắc Ninh bằng đất, năm 1824 cho xây lại bằng đá ong, đặc biệt sáu cạnh, thành dài 2300m, có bốn cửa mở ra bốn cái cầu vượt qua hào. Trong lúc đó, công sự Sơn Tây được xây năm 1822, hình vuông, thành có bốn cửa, ngoài có hào và thành giai bảo vệ. Đến lượt công sự Nam Định năm 1833, cũng hình vuông nhưng không có cửa, ra vào phải qua một liên tháp là một công trình phòng thủ chìa ra trước. Rồi một lượt các công sự khác, tương đối giản tiện hơn, trong mấy năm liền được xây thêm : Vinh (1831) theo mẫu Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Tĩnh (1833), Thái Nguyên, Đồng Hới và Quảng Trị (1837),...theo mẫu Nam Định. Tất cả các công sự đều là những đồn lính trang bị vũ khí, vừa là cơ quan hành chánh, biểu tượng chính quyền, vừa là trung tâm thương mãi, trao đổi hàng hóa của cả một vùng.
Trong số các công sự hai vua Gia Long và Minh Mạng không ngớt cho xây khắp các tỉnh trong nước, những công trình dựa lên phong thủy, bên ngoài Kinh thành địa thế, bảo vệ theo kiểu châu Âu, bên trong Hoàng thành, Tử cấm Thành kiến thiết, tổ chức theo lối Á Châu, để củng cố uy thế quyền lực đế vương, một chính quyền kéo dài từ 1802 đến 1945, thành Huế nay là kiệt tác độc nhất của nhà Nguyễn còn đứng vững và còn huy hoàng hơn nếu không có hỏa hoạn và chiến tranh tàn phá. Đặc biệt thành lũy Kinh thành, đặc biệt với đồn Mang Cá bên ngoài, phía nam có núi Ngự Bình làm bình phong án ngữ những thế lực nguy hại, hai bên Cồn Dã Viên và Cồn Hến ngăn chận mọi uy quyền vô hình, phía nam có sông Hương uốn lượn bảo vệ toàn một cạnh thành, là một thành công trong cuộc hỗn hợp kiến trúc Pháp và trí óc Việt tuy không có dịp phô bày hiệu lực trước một thử thách.
Xô thành tiết thu phân 2009
Huế Xưa và Nay 97 2010
(*) Chú thích Dù không trực tiếp chị huy cuộc xây đắp Kinh thành Huế, tên tuổi Vauban đã được gắn liền với thành lũy đế vương độc nhất còn đứng vững trên đất Việt nam. Sinh năm 1631 ở thành phố Saint-Léger tỉnh Yonne, đến 18 tuổi ông được tuyển vào quân đội Condé vào lúc đang chống lại vua Louis XIV và Mazarin. Rất mau ông được xem là một người can đảm và nhất là có tài xây dựng pháo đài. Bị bắt, ông được Mazarin đón nhận và thuyết phục ông nhập vào quân đội nhà vua. Từ đây bắt đầu năm mươi năm trung thành và tận tụy với Louis XIV. Đậu kỹ sư năm 1655, ông lần lượt thong thả được phong trung úy, đại úy, nhưng nhờ tỏ ra có tài năng trong thời gian thành phố Lille và một đồ án xuất sắc, ông được phong thống đốc thành phố Lille và từ 1668 chịu trách nhiệm mọi pháo đài của Pháp. Từ đây ông đi lại kiểm soát mọi nơi, dự mọi trận đánh, để lại câu truyền : Vauban đánh thành nào chiếm thành ấy, Vauban canh thành nào giữ thành ấy ! Vua rất bằng lòng, thưởng ông Croix de Saint-Louis, nhiều tiền để mua lâu đài Bazoches và thăng quan mọi trật trong quân đội đến thống chế năm 1703 vào lúc 70 tuổi. Vauban là một nhà binh rất sáng suốt, luôn coi trọng đời sống của quân mình. Đằng khác, ông hơn người ở chỗ nhận ra rất lanh địa thế và biết lợi dụng ngay điểm yếu của địch quân, khi tấn công cũng như khi thủ thế. Đồng thời với thái độ thường xuyên quấy rối địch quân, Vauban luôn coi trọng cuộc xây dựng một pháo đài và, dựa lên những công trình lý thuyết của bá tước Pagan, cuốn Chuyên luận về sự phòng thủmột cứ điểm của ông là cuốn sách đầu giường chiến lược của biết bao chuyên gia châu Âu thời ấy. Là một người hào hiệp, ông luôn lo cho người nghèo. Ông cũng là người tò mò, luôn đi lại để biết đây biết đó. Ngoài những thiên về đồn lũy, ông để lại những cuốn Chuyên luận về trồng rừng, Đi lại trên sông, YÙ niệm một quý tộc ưu tú,... và nhất là cuốn Nhàn rỗi kỳ lạ cho một người làm việc nhiều như ông, trong ấy ông bàn luận đủ mọi vấn đề, từ quân sự, canh nông qua kinh tế, chính trị,...Ngay sau cuốn Quyền thu tô phần mười của nhà vua viết năm 1707 đề nghị những biện pháp để nhà vua đạt lại tình yêu của dân chúng, đồng thời giải quyết vần đề tài chính, không được xuất bản lại bị cấm hai lần, nhà vua cũng mấy theo, ông buồn rầu từ trần năm 74 tuổi. Dù sao, ông có thể tự hào đã để lại tên tuổi cho hậu thế, ngay cả ở xứ Việt Nam xa xăm.
Tham khảo
- Lt-Colonel Ardant du Picq, Les fortifications de la Citadelle de Hué, Bulletin des Amis duVieux Hué (1924) 221-245
- H. Cosserat, La Citadelle de Hué : cartographie, Bulletin des Amis duVieux Hué (1933) 1-65
- Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, Nha Văn hóa Bộ Quôc gia Giáo dục, Sài Gòn (1960)
- Robert Bornecque, La France de Vauban, Arthaud (1984)
- Phan Thuận An, Kiến trúc Cố đô Huế, Thuận Hóa(1997)
-Nicolas Micallef, Les citadelles dans le Viet-nam du XIXe siècle, www.net4war.com (1999)

Những cỗ máy cổ đại đã từng là nỗi khiếp sợ của rất nhiều vị tướng tài.

Trong thời đại mà thuốc súng chưa được phát minh ra, thì chiến tranh phụ thuộc nhiều vào sức người và chiến thuật. Trong những năm tháng đó, những đội quân nào sở hữu những cỗ máy bên dưới đều có một lợi thế không nhỏ trong những trận chiến lớn.

1.Máy bắn tên Ballista

Lịch sử những chiếc Ballista

Với những ai đã từng chơi AOE hay một số game chiến thuật đề tài trung cổ thì có lẽ cỗ máy này không có gì quá xa lạ nữa.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 1
 
Ballista thực chất là loại vũ khí có ở mọi nền văn minh cổ ( trong đó có Việt Nam ). Nó được phát triển từ loại nỏ sơ khai của người Hy Lạp. Phiên bản đầu tiên của Ballista không chỉ bắn được những mũi tên nặng mà còn bắn được những viên đá hình cầu nhỏ. Tuy nhiên việc bắn những viên đá nhỏ không mang hiệu quả nên những cải tiến sau này của Ballista tập trung vào việc nâng cấp tầm bắn và sức mạnh của những mũi tên lớn thay vì ôm đồm cả việc bắn đá.
 
Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 2
 
Ballista được làm chủ yếu từ gỗ bọc sắt. Ưu điểm của Ballista là tính cơ động cao, độ chính xác và sức xuyên thấu mạnh hơn so với cỗ máy bắn đá Trebuchet.

Xuất hiện ngày một nhiều hơn trên khắp các chiến trường Ballista được nhiều đế chế sử dụng và cải tiến.

Người Hy Lạp coi nó như một thứ vũ khí vây hãm. Họ còn bố trí nó bên trong những tháp xung trận di động lớn và biến nó thành một chiếc “ xe tăng” đúng nghĩa. Dưới thời vua Philip II và con trai của ông Alexander, Ballista được cải tiến mạnh mẽ và thể hiện được sức mạnh to lớn của mình.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 3

Với người La Mã, họ coi Ballista như là một loại chiến lợi phẩm khi tiêu diệt các thành bang Hy Lạp. Tuy nhiên họ mau chóng phát hiện ra sức mạnh lớn lao của cỗ máy chiến tranh này.

Vào thời kỳ của Julius Caesar, Ballista được biên chế vĩnh viễn trong quân đội La Mã và chứng tỏ giá trị của mình dù vây hãm hay phòng thủ, dù trên bộ hay dưới nước. Nó còn dùng để đàn áp các cuộc nổi loạn. Các kĩ sư của Caesar đã thay thế phần gỗ bằng máy móc kim loại khiến nó nhỏ và nhẹ hơn nhưng sức mạnh lại tăng lên đáng kể.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 4

Người Trung Hoa cũng tạo ra được loại Ballista của riêng mình có tên là Liên Châu Nỗ. Sử sách Trung Hoa có ghi lại Mã Viện bình Man lấy về một loại nỏ Liên Châu có thể bắn liên tục được những mũi tên lớn với khoảng cách phát xạ xa gấp nhiều lần cung nỏ bình thường. Sau này cũng được Khổng Minh sử dụng trong một số trận đánh.

Liên Châu Nỗ có 3 cánh cung đặt trên cùng một giá ( Tam Cung Sàng Nỗ ) . Cơ chế ròng rọc hai hướng làm tăng sức mạnh và tốc độ của tên đồng thời có thể bắn nhiều loại tên đạn khối lượng kích thước khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã phục chế lại Liên Châu Nỗ theo mô tả ngày xưa nói : khi bắn thử mũi tên xa đến 500 mét. Nếu đó là sự thật thì chiếc Liên Châu Nỗ này là một lợi thế cực kì to lớn của quân đội Trung Quốc cổ đại.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 5

Ở Việt Nam xưa, những chiếc Ballista cũng đã từng được sử dụng tuy không rộng rãi ( không nhầm với nỏ thần thời Âu Lạc ) . Theo An Nam Chí Lược thì thời Trần mỗi chiếc thuyền chiến Mông Đồng đều được trang bị 2 chiếc nỏ lớn  (Ballista) , bắn những mũi tên khổng lồ với đầu bọc nghạnh sắt để xuyên phá thuyền địch. Cũng có khi mũi tên kèm theo những chất dễ cháy để đốt thuyền địch.

Theo Hổ Trướng Khu Cơ, một trong 2 bộ binh thư nổi tiếng của Việt Nam có viết : máy bắn nỏ thường được bố trí ở những phòng tuyến phía sau trong khoảng cách 200 bộ ( bộ là đơn vị đo chiều dài cổ của Châu Á, 1 bộ = 1,5m ) . Mũi tên được bắn ra xuyên qua cả người lẫn ngựa làm chấn nhiếp tinh thần quân địch.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 6

Sự thực Ballista dùng để làm gì ???

Không thấy có tài liệu nào nêu rõ công dụng của Ballista, nếu có thì cũng rất chung chung như dùng để vây hãm, dùng để phòng thủ hay trợ chiến mà không nói rõ vai trò thực sự của Ballista trên chiến trường là gì. Vậy trong mỗi trận đánh, Ballista có tác dụng thế nào ?

Thứ nhất Ballista không có tác dụng rõ rệt trong việc công thành bởi những mũi tên của Ballista chỉ có tác dụng xuyên phá chứ không thể làm hư hại công trình thành lũy. Tiếp theo, nếu để Ballista trong việc triệt hạ quân lính thì quá uổng phí vì mỗi mũi tên và cỗ máy được chế tạo rất công phu, tốn kém. Việc điều khiển và di chuyển cũng tốn nhiều trình độ và công sức nên chắc chắn cỗ máy này cũng không dùng để triệt hạ quân lính thông thường.

Công dụng thực sự của Ballista là gì ? Theo tôi có lẽ chiếc Ballista trên chiến trường sẽ có những nhiệm vụ sau đây :

- Dùng để xuyên phá đội hình, thế trận quân địch. Những đội hình kinh điển như phalanx của Macedonia với khiên lớn và giáo dài luôn là nỗi khiếp sợ của kẻ địch trên mọi chiến trường nhưng gặp Ballista sẽ phải bó tay bởi 1 mũi tên khổng lồ đáng sợ này sẽ xuyên thủng mọi tấm khiên, thậm chí xuyên qua luôn 2 3 quân lính và làm tan vỡ đội hình mau chóng.
- Dùng để bắn tỉa những vị trí hiểm yếu như chòi canh, vọng gác, lô cốt hay các công trình nhỏ có giá trị.
- Dùng trong thủy chiến để phá thuyền địch.
- Dùng để triệt hạ các thiết bị cơ giới khác.
- Dùng để triệt hạ voi, ngựa và các mục tiêu có kích thước khổng lồ.

2.Máy bắn đá (Trebuchet, Catapult )

Máy bắn đá đối trọng Trebuchet.

Trebuchet là một trong những thứ vũ khí vây hãm đáng sợ được đưa vào sử dụng trong thời ký trung cổ. Khi Trebuchet xuất hiện thì chắc chắn một điều là sẽ có những đoạn tường thành sụp đổ trước sức mạnh của nó. Ngoài ra Trebuchet cũng kiêm luôn nhiệm vụ ném những xác chết nhiễm bệnh hay cầu lửa vào trong thành nhằm phá hoại từ bên trong ( Năm 1422, hoàng tử Sigismund Korybut trong trận tấn công Karlstejn (cộng hòa Séc ngày nay) đã bắn xác người và phân vào trong thành của kẻ thù, nhăm làm lan truyền bệnh tật giữa những người phòng thủ )

Máy bắn đá Trebuchet có thể ném những tảng đá nặng tới 140 kg đi xa khoảng 300m và phá hoại tất cả những gì trên đường bay của chúng. Không hiếm những Trebuchet khổng lồ được sử dụng để ném những tảng đá nặng đến 1500kg điển hình là trận đánh năm 1412 của vua Charles II (Pháp) hay trận bao vây Lisbon (1147)

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 7
Trebuchet Warwick lớn nhất còn sót lại 

Máy bắn đá Trebuchet hoạt động bằng nguyên lý cơ học về lực đòn bẩy. Cấu tạo của máy bắn đá gồm các thành phần sau: sợi dây treo, cánh tay đòn và đối trọng nặng. Khi sợi treo và cánh tay đòn vung lên thành tư thế thẳng đứng, đoạn cuối sợi dây treo tung ra đẩy viên đạn về phía mục tiêu với sức mạnh khủng khiếp.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 8

Một phiên bản khác của Trebuchet là Catapult ( chính là cỗ máy ném đá đặc trưng trong game AOE ). Tuy không ném được những tảng đá siêu lớn như Trebuchet nhưng Catapult lại có tính cơ động và nhỏ gọn hơn nhiều. Hơn nữa Catapult tập trung tấn công vào tầm thấp để phá tường thậm chí là trợ chiến tiêu diệt lính chứ không ném những tảng đá lên cao tấn công vượt tường vào trong thành.

Khác với Trebuchet. Máy bắn đá Catapult có bánh xe để di chuyển dễ dàng và sử dụng lực đàn hồi của những cánh cung hay dây xoắn để bắn đạn

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 9

Máy bắn đá và những trận đánh.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 10

Khoảng những năm 1268 quân đội Mông Cổ vây hãm Phàn Thành và Tương Dương nhưng không thể chiếm được thành mặc dù đã vây hãm lực lượng phòng thủ nhà Tống nhiều năm trời. Dai dẳng mãi không thể chiến thắng quân Mông Cổ đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của 2 học giả người Ba Tư lắp ráp những cỗ Trebuchet dùng lực đối trọng để đánh thành. Ngay sau đó những chiếc Trebuchet và  đại quân Mông Cổ đã sớm biến những thành trì này thành đống gạch vụn, buộc lực lượng đồn trú trong đó phải đầu hàng. Những kỹ sư này được lịch sử Trung Quốc gọi là Huihui Pao (huihui nghĩa là Hồi giáo) hay Xiangyang Pao.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 11

Trong cuộc bao vậy Acre năm 1191 vua Richard của Anh đã lắp ráp 2 cỗ máy bắn đá Trebuchet được đặt tên là “God's Own Catapult” và “Bad Neighbour” lập tức chấm dứt ngay cuộc vây hãm Acre dai dẳng hàng năm trời.

Còn trong suốt cuộc vây hãm tại lâu đài Stirling năm 1304, Edward Longshanks đã ra lệnh cho các kỹ sư của mình chế tạo một cỗ Trebuchet không lồ cho quân đội Anh, tên là “Warwolf”.Cỗ máy hủy diệt này chuyên dụng để bắn những tảng đá nặng 1 tấn rưỡi và san thành bình địa tất cả những gì là mục tiêu của nó

Ngay cả người Trung Quốc cũng đã khéo léo áp dụng máy bắn đá của mình cho cả lục chiến và thủy chiến. Tuy nhiên cỗ máy này chỉ được sử dụng ở vài thời đại và không được người Trung Quốc cổ đại nhận ra giá trị thực sự ( Tào Tháo trong trận Quan Độ đã được Lưu Hoa bày cho cách chế tạo Phát Thạch Xạ chính là một dạng Trebuchet).

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 12
Thủy quân Tống với Trebuchet năm 1044

 Catapult hay Trebuchet vẫn được sử dụng lần cuối cùng trong suốt cuộc chiến tranh chiến hào của Thế chiến thứ nhất. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, catapult được sử dụng để ném lựu đạn qua vùng đất trống vào trong chiến hào kẻ địch. Cuối cùng chúng được thay thế bởi súng cối loại nhỏ.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 13

<!--[endif]-->

7 tháng 8, 2017

Công bố tài liệu mật về Hiệp định Paris 1973

140 bức ảnh, 23 hiện vật, 3 bộ tài liệu đồ sộ… giới thiệu trong triển lãm Hiệp định Paris đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người. 

Với quy mô của triển lãm được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay, công chúng sẽ có dịp được tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa lích sử của Hiệp định Paris về Việt Nam, về ý chí và khát vọng của nhân dân Việt Nam trong việc giành độc lập, tự do, qua đó cho thấy nghệ thuật ngoại giao tài tình của những con người đã từng tham gia vào phái đoàn ngoại giao ngày đó.

Toàn cảnh buổi khai mạc Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kléber, Paris.
Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu tại sân bay Bourgert khi đến Paris đàm phán với Mỹ (9/5/1968)
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973)
Đại diện 4 bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ; Cộng hòa Việt Nam) ký hiệp định Paris (27/1/1973).
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973)
Đại diện 12 nước ký Định ước tại Hội nghị quốc tế về Việt Nam; Tổng thư ký Liên hợp quốc Kurt Waldheim chứng kiến Lễ ký với tư cách là quan sát viên tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber, Paris, ngày 2/3/1973.
Hai chiếc bút được dùng để ký kết Hiệp định Paris năm 1973
Trên thân bút khắc rõ thông tin liên quan đến ngày ký kết Hiệp định Paris.
Văn bản gốc cuốn Hiệp đình Paris lần đầu tiên được mang ra trưng bày trước công chúng.
Những cuốn hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao được phái đoàn của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày đó sử dụng.
Con dấu của Đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một cuốn sách cực lớn là tập hợp chữ ký của nhân dân Cu Ba ủng hộ nhân dân Việt Nam là một hiện vật quý và rất có giá trị.
Những cuốn sách viết về nghệ thuật ngoại giao cũng như qua trình đám phán đấu tranh để giành độc lập dân tộc cũng được trưng bày tại triển lãm.
Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris.
Có rất nhiều người dân quan tâm đã chủ động đến và tham quan triển lãm để tìm hiểu và nhớ lại những kỉ niệm về một thời kì lịch sử của đất nước.
Bức ảnh được cho là gây ấn tượng nhất tại triển lãm là bức hình cô gái Mỹ cắm hoa vào họng súng của lính cảnh vệ Quốc gia như một biểu tượng mong muốn hòa bình ở Việt Nam.
Giá vàng