29 tháng 4, 2019

Hình ảnh khủng khiếp về trận An Lộc 1972 của Bruno Barbey (theo thienhasu2018)

Trận An Lộc 1972 (13/4 – 20/7/1972) là một trong những trận đánh có quy mô lớn nhất và ác liệt nhất thời chiến tranh Việt Nam. 

Trong trận đánh này, Mỹ đã ném 30.000 tấn bom và đưa hàng nghìn quân cứu viện để giải nguy cho binh lính Sài Gòn-QLVNCH đang bị bao vây trong thị xã An Lộc.

Loạt ảnh do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của hãng tin ảnh Magnum thực hiện. 
Những cột khói được tạo ra từ bom Mỹ sau các cuộc oanh tạc ở trận An Lộc 1972.
Khói lửa trong trận An Lộc.
Xe tăng T-54 của lực lượng Giải phóng bị phá hủy sau khi dính bom B-52 của Mỹ ở An Lộc.
Xác xe tăng T-54 trên đường Ngô Quyền, thị xã An Lộc sau một đợt giao tranh.
Lính VNCH trên đường phố đổ nát do bom Mỹ ở An Lộc.
Lính VNCH trở về căn cứ sau các cuộc oanh tạc ở An Lộc.
Lính VNCH cáng đồng đội bị thương trong trận An Lộc, 1972.
Lính VNCH bị thương trong trận An Lộc được đưa về tuyến sau.
Lính VNCH trên đống đổ nát của quảng trường trung tâm thị xã An Lộc.
Xác binh sĩ Sài Gòn được đưa từ An Lộc về căn cứ Lai Khê.
Lính Sài Gòn cáng đồng đội ngang qua xác một chiếc T-54 được “trang trí” bằng sọ người ở An Lộc.
Một chiếc T-54 bị vùi lấp trong hố bom ở An Lộc.
Một nhóm lính VNCH, trong đó có cả lính trẻ em ở An Lộc.
Một lính Sài Gòn thu nhặt các loại đồ quân dụng trong đống đổ nát ở An Lộc.
Một lính Sài Gòn cõng đồng đội bị thương ra trực thăng quân y ở An Lộc.
Một ngôi nhà được từng được sử dụng làm vị trí chiến đấu trong trận An Lộc.
Chiếc trực thăng di tản thương binh Mỹ và VNCH về tuyến sau.
Binh sĩ Mỹ và VNCH trên một chuyến trực thăng di tản thương binh khỏi An Lộc.
Lính Sài Gòn nghỉ ngơi bên đồng đội bị thương khị các cuộc không kích của Mỹ đang diễn ra gần đó.
Xác xe tăng T-54 ở An Lộc.
Xác xe tăng T-54 ở An Lộc.
Hố bom lớn bên một ngôi nhà ở An Lộc.
Đống đổ nát ở An Lộc sau các cuộc oanh tạc của Mỹ.
Đống đổ nát ở An Lộc sau các cuộc oanh tạc của Mỹ.
Đống đổ nát ở An Lộc sau các cuộc oanh tạc của Mỹ.
Đống đổ nát ở An Lộc sau các cuộc oanh tạc của Mỹ.
Đống đổ nát ở An Lộc sau các cuộc oanh tạc của Mỹ.
Thi thể một chiến sĩ Giải phóng nằm trong đống đổ nát của thị xã An Lộc.
Một hài cốt ven đường.
Người dân An Lộc quay về kiểm tra nhà cửa sau khi giao tranh kết thúc.
Một đám tang ở An Lộc sau cuộc chiến.
Các phóng viên, nhà báo đáp máy bay đến An Lộc ghi nhận tình hình.
Theo KIẾN THỨC

26 tháng 4, 2019

Trận hải chiến lớn nhất thời cổ đại (Punic War I)

Với khoảng 300.000 binh sĩ và 680 tàu, trận đánh giữa La Mã và Carthage tại mũi Ecnomus là trận đọ sức trên biển quy mô nhất thời cổ đại.
Lực lượng La Mã sau chiến thắng trong trận Ecnomus. Ảnh: War History.
Lực lượng La Mã sau chiến thắng trong trận Ecnomus. Ảnh: War History.
Chiến tranh Punic lần thứ nhất kéo dài từ năm 264 đến năm 241 TCN là một trong ba cuộc chiến giữa hai cường quốc mạnh nhất vùng tây Địa Trung Hải là La Mã và đế chế Carthage. Hai bên đã tham gia nhiều trận hải chiến lớn và đẫm máu nhất lịch sử cổ đại trong cuộc chiến này.
Vào thời kỳ này, La Mã là thế lực đứng đầu ở bán đảo Italy và bắt đầu mở rộng lãnh thổ. Trong khi đó, Carthage là đế chế giàu có với công nghệ tiên tiến, sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực. Dù giao tranh ác liệt với nhiều cường quốc như Hy Lạp, quan hệ giữa Carthage và La Mã vẫn khá thân thiện với một số hiệp định thương mại được ký kết.
Năm 264 TCN, Rome quyết định điều lực lượng bảo vệ bang thành Messina trước cuộc tấn công của bang thành Syracuse do Carthage hậu thuẫn ở phía tây đảo Sicily. Sự kiện này dẫn đến cuộc chiến giữa hai cường quốc nhằm giành quyền kiểm soát Sicily.
Trước cuộc chiến, La Mã gần như không có hải quân, lực lượng trên biển của họ chỉ có hai biên đội với 10 tàu chiến. Khi cần thêm lực lượng, La Mã phải nhờ đồng minh cung cấp tàu. Một trong những lần hiếm hoi hải quân La Mã tham chiến là trận thảm bại trước hải quân Hy Lạp năm 282 TCN. Ngược lại, Carthage sở hữu hải quân lớn và thiện chiến nhất tây Địa Trung Hải, với nòng cốt là đội quân đánh thuê tinh nhuệ.
Khi chiến tranh giữa hai cường quốc nổ ra, năng lực hải quân yếu kém khiến La Mã khó lòng tiếp tế cho bộ binh trên đảo Sicily. Tuy nhiên, quân La Mã vẫn quyết định giao chiến trên biển với hy vọng đập tan niềm tự hào và sức mạnh quân sự của Carthage.
Sau khi thu được một tàu quinquereme, loại tàu chiến nhiều tầng chèo vốn là biểu tượng tự hào của Carthage, bị mắc cạn tại thành phố Messina, La Mã bắt đầu nghiên cứu thiết kế và cho đóng loạt 120 tàu chiến vào năm 261 TCN, trong đó gồm 100 tàu quinquereme và 20 tàu trireme có ba tầng chèo. Đế chế này cũng đẩy nhanh tốc độ huấn luyện thủy thủ bởi trước đó họ chỉ quen chiến đấu trên bộ.
Vị trí của La Mã và Carthage năm 264 trước Công nguyên. Đồ họa: Wikipedia.
Vị trí của La Mã và Carthage năm 264 TCN. Đồ họa: Wikipedia.
Người La Mã cũng phát minh thiết bị đổ bộ mang tên thang corvus lắp ở mũi tàu. Corvus là thang gỗ dài 11 m, rộng 1,2 m, được hạ xuống bởi hệ thống ròng rọc, được lắp một cọc thép nhọn ở đầu thang. Khi thang corvus được hạ xuống đột ngột, cọc thép của nó sẽ đâm thủng sàn gỗ trên boong tàu đối phương, kết nối chắc chắn hai tàu với nhau để quân La Mã tràn lên tàu địch. Nhờ đó, trận hải chiến có thể nhanh chóng biến thành trận đánh của bộ binh.
Năm 260 TCN, hải quân hai bên lần đầu giao tranh tại vùng biển ngoài khơi thị trấn Mylae trên đảo Sicily. La Mã huy động khoảng 103 tàu, trong khi Carthage có 130 chiếc.
Trận Mylae kết thúc với phần thắng nghiêng về quân La Mã, khi thang corvus phát huy hiệu quả và giúp họ bắt sống 30 tàu địch, trong đó có cả soái hạm của quân Carthage. Phía Carthage mất 44 tàu và khoảng 10.000 binh sĩ, chỉ huy cũng bị hành quyết vì bại trận.
Sau thắng lợi ở trận Mylae, hải quân La Mã nhanh chóng mở rộng quy mô. Năm 256 TCN, La Mã quyết định điều đội tàu chiến đến châu Phi để tấn công Carthage. Tuy nhiên, phía Carthage nắm được kế hoạch và huy động toàn bộ hải quân để chặn đánh ngay tại mũi Ecnomus, đảo Sicily.
Quân La Mã triển khai 330 tàu chiến với 140.000 quân, trong đó mỗi tàu có 300 tay chèo và 120 binh sĩ. Carthage mang tới 350 tàu chiến với khoảng 150.000 quân. Đây là trận hải chiến lớn nhất lịch sử cổ đại, quy mô của nó còn lớn hơn cả trận hải chiến Jutland giữa Anh và Đức trong Thế chiến I.
Quân La Mã chia làm 4 biên đội theo hình chiếc nêm để bảo vệ các tàu vận tải ở giữa. Carthage cũng lập 4 nhóm tàu với mục đích là ngăn đối phương tiếp cận đất liền, đồng thời tìm cách phá vỡ đội hình đối phương.
Biên đội tàu La Mã ở phía trước bắt đầu tấn công. Quân Carthage giả vờ rút lui, khiến đối phương phân tán đội hình và hình thành ba khu vực giao tranh riêng biệt. Chiến thuật đâm va của Carthage không phát huy hiệu quả, khiến trận chiến trở thành màn "giáp lá cà" của bộ binh trên biển, vốn là sở trường của La Mã. Thang corvus nhanh chóng giúp quân La Mã chiếm lợi thế khi các đơn vị bộ binh của họ dễ dàng tràn lên tàu đối phương và quét sạch mọi thứ.
Đội hình Carthage (xanh) và La Mã trong trận Ecnomus. Đồ họa: War History.
Đội hình tàu chiến Carthage (xanh) và La Mã trong trận Ecnomus. Đồ họa: War History.
Kết thúc trận đánh, quân Carthage có 30 tàu bị chìm và 64 tàu bị bắt, trong khi La Mã mất 24 chiếc và 10.000 quân. Đây là thất bại nặng nề với quân Carthage với 30.000-40.000 binh sĩ bị chết hoặc bắt làm tù binh, khiến đế chế này đánh mất vị thế thống trị trên biển.
Một năm sau, hải quân Carthage tiếp tục thảm bại ở trận đánh tại mũi Hermaea khi mất tới 114 trong 200 tàu triển khai. Hơn 100.000 binh sĩ và 384 tàu chiến La Mã cũng bị bão nhấn chìm dưới lòng biển. Tuy nhiên, họ vẫn giành được chiến thắng mang tính quyết định để kết thúc Chiến tranh Punic lần thứ nhất.
Duy Sơn (Theo War History)