18 tháng 10, 2020

Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974


Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ Dân vận và Chiêu Hồi, chính phủ Việt Nam Cộng hòa xuất bản tháng 3/1974, do tác giả Đinh Thanh Nguyện đăng trên mạng đúng 2 năm trước. Hiện bài đăng ở trên trang Phay Van đã mất, xin được đăng lại nơi đây.
 
Trang 33 của tài liệu này, có đoạn: “Trong một bài bình luận, đài phát thanh BBC đã nhận định rằng: ‘Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở vào một cái thế khó xử, đúng ra Cộng sản Bắc Việt phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, nhân danh những người Việt Nam, nhưng nếu Cộng sản Bắc Việt làm như vậy sẽ khiến cho Trung Cộng phẩn nộ. Và cũng bởi sợ Trung Cộng sẽ thôi không cung cấp các nguồn tài trợ dành cho chiến tranh. Vì vậy, các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội đành phải ngậm miệng, để nhận lãnh những mũi dùi mà những người Việt Nam dành cho họ‘.
 
Các đại diện Cộng sản xuất hiện ở đâu cũng bị các ký giả và các nhà ngoại giao Tây phương chất vấn về việc tại sao họ không dám dứt khoát lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa thì họ tìm cách lãng tránh và nói mơ hồ rằng những tranh chấp biên giới phải được các phe đàm phán với nhau một cách bình tĩnh.
Còn Mặt trận Giải phóng Miền Nam, trong cuộc họp báo sáng ngày 26-1-1974 tại Camp Davis, Tân Sơn Nhất, Phó Trưởng phái đoàn Mặt trận Giải phóng trong Ban Liên hợp Quân sự 2 bên đã nhận định rằng việc Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa chỉ là sự tranh chấp lịch sử còn để lại từ các thời trước và xác định Mặt trận Giải phóng Miền Nam đứng ngoài vụ tranh chấp ấy”.
 
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1



6 tháng 10, 2020

CHAMPA SUY TÀN GIỮA CÁC CUỘC NỘI CHIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT

1. Nam - Bắc phân tranh giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh
Sau ngày sụp đổ thành Ðồ Bàn vào năm 1471, lãnh thổ Champa bị thu hẹp lại ở tiểu vương quốc Panduranga, chạy dài từ Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên) đến biên giới Biên Hòa. Một mặt đối phó với đất đai eo hẹp và sự suy yếu về mặt quân sự vì dân số quá ít ỏi, Champa phải đương đầu với tình thế chính trị hoàn toàn mới lạ, đó là sự ra đời của triều đại nhà Nguyễn ở Thuận Hóa (từ Quảng Bình đến Bình Ðịnh) và sự bùng nổ cuộc nội chiến giữa chúa Nguyễn ở miền nam và chúa Trịnh ở phương bắc.

Vì không đủ tiềm năng để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn chỉ còn cách phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ Champa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình. Kể từ đó, Nam Tiến đã trở thành một công cụ của nhà Nguyễn nhằm phục vụ cho chiến tranh chống nhà Trịnh bằng cách vơ quét tài nguyên ở Champa để nuôi quân lính của mình, để giải quyết vấn đề kinh tế của dân tộc Việt quá nghèo đói, vì đất đai của đồng bằng Thuận Hóa quá chật hẹp.

Và Nam Tiến này càng tăng thêm tốc độ nhanh chóng hơn một khi chúa Nguyễn không thể phát huy phong trào Tây Tiến được, một khu vực mà dân tộc Champa sống ở Cao Nguyên không bao giờ chấp nhận bất cứ giá nào sự hiện diện của người Kinh trong lãnh thổ của họ cho đến năm 1955.

Nói tóm lại, sự hình thành một quốc gia có chủ quyền ở Thuận Hóa do nhà Nguyễn sáng lập vào thế kỷ thứ 17 đã đưa chính sách Nam Tiến sang một chiều hướng mới hoàn toàn khác hẳn với chính sách Nam Tiến của Ðại Việt trước ngày sụp đổ thành Ðồ Bàn vào năm 1471. Kể từ đó, Nam Tiến của triều Nguyễn đã trở thành một chủ thuyết đế quốc với mục tiêu duy nhất là nuốt trọn vương quốc Champa để làm bàn đạp tiến quân sang Cao Miên. Năm 1611 đánh dấu ngày xuất quân Nam Tiến đầu tiên của chúa Nguyễn. Hơn 40 vạn quân chính qui từ Thuận Hóa đưa sang với sự yểm trợ của đoàn quân dự bị cộng thêm các cư dân Việt sống gần biên giới, vượt đèo Cù Mông ở phía nam Bình Ðịnh để tấn công Aia Ru (Harek Kah Harek Dhei) của Champa sau đó biến khu vực vừa mới chiếm đóng thành phủ Phú Yên.

Bốn mươi hai năm sau, chúa Nguyễn lợi dụng thời điểm hòa bình với chúa Trịnh trong vòng 7 năm, xuất quân xâm chiếm Nha Trang vào năm 1653 và dời biên giới miền nam của mình đến Cam Ranh. Kể từ đó, Nha Trang trở thành hai đơn vị hành chánh của người Việt, đó là Thái Khang và Diên Khánh.

Ba năm sau, tức là năm 1653, chúa Nguyễn xua quân xâm chiếm lãnh thổ Cao Miên ở Biên Hòa. Thế là kể từ năm 1653, Champa trở thành một lãnh thổ hoàn toàn bị bao vây, ở phía bắc giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Cam Ranh và phía nam giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Biên Hòa. Sự cô lập Champa trong đất đai của nhà Nguyễn kể từ năm 1653 đã giải thích phần nào sự bại vong của Champa trong những năm kế đến.
 
2. Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Hết đương đầu với chiến tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, Champa bị lôi kéo vào một cuộc nội chiến khác giữa dân tộc Việt, đó là sự bùng nổ chiến tranh vào năm 1771 giữa phong trào Tây Sơn ở miền bắc và Nguyễn Ánh trấn thủ ở Sài Gòn. Cuộc nội chiến này đã biến lãnh thổ Champa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) thành bãi chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm giữa hai thế lực thù địch của dân tộc Việt, một bên trung thành với Nguyễn Ánh còn bên khác thì ủng hộ phong trào Tây Sơn.

Năm 1773, Tây Sơn xua quân chiếm đóng Panduranga, trong khi đó Nguyễn Ánh rời bỏ ngai vàng vào năm 1775 chạy về miền nam lập mật khu ở Gia Ðịnh. Suốt 30 năm nội chiến, Tây Sơn biến Nha Trang thành khu vực địa đầu quân sự của mình, trong khi đó Nguyễn Ánh trấn thủ ở Gia Ðịnh. Hoàn cảnh địa dư này đã biến Champa thành một khu vực nằm giữa hai gộng kìm biên giới quân sự của Tây Sơn ở phía bắc và Nguyễn Ánh ở phía nam. Thế là vương quốc Champa phải đón nhận hàng năm sự hiện diện quân đội viễn chinh của Tây Sơn và Nguyễn Ánh trên lãnh thổ của mình. Lý do rất là giản dị, muốn tấn công Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh, Tây Sơn phải làm chủ quân sự ở Champa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) trước. Về phía Nguyễn Ánh, muốn tấn công Tây Sơn ở Bình Ðịnh, Nguyễn Ánh phải xua quân chiếm đóng Champa trước tiên, sau đó mới có thể tiến quân đến Nha Trang được.

Năm 1776, với mục tiêu là tiến quân tấn công Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh, Tây Sơn phải chiếm đóng Panduranga trước tiên để làm căn cứ hành quân. Năm 1779, Nguyễn Ánh chiếm lại Panduranga trước khi xua quân tấn công Tây Sơn ở Nha Trang. Năm 1791, Tây Sơn trở lại chiếm đóng Panduranga và năm 1793 Panduranga lại rơi vào tay của Nguyễn Ánh. Một năm sau (1794), Tây Sơn xâm chiếm lại Panduranga cho đến năm 1798.

Trong suốt cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, biên giới của vương quốc Champa hoàn toàn bị xóa bỏ trên bản đồ vì thiếu quân lực để phòng thủ. Thêm vào đó, mọi cơ cấu tổ chức chính trị và xã hội Champa hoàn toàn bị sụp đổ. Dân tộc Champa phải chấp nhận cúi lạy cả hai phe vừa Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh để bảo tồn tánh mạng. Các tầng lớp lãnh đạo Champa chia thành hai phe nhóm do hai thế lực thù địch người Việt tạo dựng ra. Vì rằng, một khi đã xâm chiếm Champa để làm cứ điểm quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này tập trung những thành phần lãnh đạo thân cận với mình. Một khi tiến quân vào Champa, Tây Sơn lại ra lệnh thanh trừng gắt gao những phần tử người Champa theo Nguyễn Ánh để rồi thành lập một chính quyền khác mà cấp lãnh đạo chỉ là thành viên của Tây Sơn.

Sự thay đổi liên tục chính quyền trong thời điểm đó đã đưa mọi cơ cấu tổ chức quốc gia Champa đứng bên lề vực thẳm. Lợi dụng cơ hội này, hai phe thù địch Tây Sơn và Nguyễn Ánh tung hoành cướp phá tài nguyên Champa để phục vụ cho chiến tranh của mình và điều động thanh niên Champa xung phong vào chiến trường đẫm máu mà mục tiêu của chiến tranh này không liên hệ gì đối với họ. Trong khi đó, Champa lại đặt dưới quyền cai trị của một tầng lớp lãnh đạo mang tính cách bù nhìn, vì vương chức của họ hoàn toàn do Tây Sơn hoặc Nguyễn Ánh tấn phong. Sự kiện này đã chứng tỏ rằng, mọi cơ cấu tổ chức chính quyền ở Champa hoàn toàn bị sụp đổ. Lãnh thổ Champa chỉ là nơi đón nhận hàng ngàn quân lính của dân tộc Việt, luôn luôn tự cho mình là kẻ chiến thắng, thẳng tay bốc lột nhân dân Champa mà họ xem đó chỉ là những kẻ “man rợ” không cùng nòi giống với mình.

Nói tóm lại, Champa không còn tồn tại nữa với danh nghĩa là một quốc gia độc lập và tự chủ trong suốt cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh kể từ 1771 đến 1802. Thế là định mệnh của sự sống còn Champa không còn nằm trong tay của nhân dân Champa nữa, mà là tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
 
3. Mâu thuẫn giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lên ngôi với tôn hiệu là Gia Long. Ðể tri ân những chiến sĩ đã từng đấu tranh bên cạnh mình, Gia Long tái lập lại vương hiệu Champa, sau đó phong cho Po Saong Nhung Ceng (tổ tiên của gia đình hoàng gia Bà Thềm ở Phan Rí), một tướng lãnh gốc người Chăm rất thân cận với Gia Long lên làm quốc vương Panduranga-Champa. Thế là từ năm 1802, Champa không còn là một quốc gia độc lập nữa mà là một lãnh thổ tự trị đặt duới quyền bảo hộ của triều đình Việt Nam và hưởng quyền che chở rất là đặc biệt của hoàng đế Gia Long và tổng trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt được xem như là một ông phó vương ở miền nam thời đó.

Sau ngày từ trần của Gia Long vào năm 1820, hoàng đế Minh Mạng đưa ra chính sách cai trị hoàn toàn ngược lại với chủ trương của Gia Long tức là phụ vương của ông ta. Minh Mạng là một hoàng đế có tư tưởng chính trị rất là độc đáo dựa vào ý thức hệ trung ương tập quyền, luôn luôn chủ trương Quốc Gia Việt Nam là “một” và nhân dân Việt Nam phải là dân tộc có cùng với nền văn hóa và văn minh của người Việt.

Một khi lên ngôi, Minh Mạng xóa bỏ hoàn toàn chính sách ưu đãi dành riêng cho vương quốc Champa do phụ vương của ông ta để lại và tìm cách ngăn chặn mọi ảnh hưởng của Lê Văn Duyệt ở vương quốc này.

Nhân danh một nhà tướng có công trạng lớn lao trong chiến tranh chống Tây Sơn và cũng là bạn thân của Gia Long, Lê Văn Duyệt vùng dậy phản đối chính sách Minh Mệnh và nhất quyết đứng ra bảo vệ vương quốc Champa cho tới cùng. Thế là sự khủng hoảng giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ và vương quốc Champa lại trở thành nạn nhân lần thứ 3 của cuộc chiến nội bộ giữa người Việt Nam thời đó.

Vì quá thân cận với Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt hay là vì quá khiếp sợ trước uy quyền chính trị của ông ta, giai cấp lãnh đạo Champa thời đó không phục tùng hoàng đế Minh Mênh nữa. Năm 1832, Lê Văn Duyệt từ trần, Minh Mệnh xua quân xâm chiếm Champa và trừng phạt vô cùng dã man giai cấp lãnh đạo Champa vì tội phục tùng Lê Văn Duyệt để rồi xóa hẳn vương quốc này trên bản đồ Ðông Dương. Thế là năm 1832 đánh dấu ngày sụp đổ hoàn toàn vương quốc Champa.
 
Nguồn: Trích từ sách "Lược sử văn hóa Champa" của tác giả Trà Thanh Toàn

24 tháng 9, 2020

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG TRUMP TẠI UN!


Tôi rất vinh dự được phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc.
 
75 năm sau khi Thế chiến II kết thúc và Liên hợp quốc được thành lập, chúng ta một lần nữa lại tham gia vào một cuộc đấu tranh toàn cầu vĩ đại. Chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến khốc liệt chống lại kẻ thù vô hình - virus Trung Quốc - đã cướp đi sinh mạng của vô số người ở 188 quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã phát động cuộc vận động quyết liệt nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng tôi nhanh chóng tạo ra một nguồn cung cấp máy thở kỷ lục, tạo ra thặng dư cho phép chúng tôi chia sẻ chúng với bạn bè và đối tác trên toàn cầu. Chúng tôi đi tiên phong trong các phương pháp điều trị cứu sống, giảm 85% tỷ lệ tử vong kể từ tháng 4.
 
Nhờ những nỗ lực của chúng tôi, ba loại vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Chúng tôi đang sản xuất hàng loạt chúng trước để chúng có thể được giao ngay khi đến nơi.
Chúng tôi sẽ phân phối vắc-xin, chúng tôi sẽ đánh bại vi rút, chúng tôi sẽ chấm dứt đại dịch và chúng tôi sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng, hợp tác và hòa bình chưa từng có.
 
Khi chúng ta theo đuổi tương lai tươi sáng này, chúng ta phải có trách nhiệm với quốc gia đã gây ra bệnh dịch này cho thế giới: Trung Quốc!
 
Trong những ngày đầu tiên của virus, Trung Quốc đã cấm du lịch trong nước trong khi cho phép các chuyến bay rời khỏi Trung Quốc và lây nhiễm ra thế giới. Trung Quốc lên án lệnh cấm đi lại của tôi đối với đất nước của họ, ngay cả khi họ hủy các chuyến bay nội địa và nhốt công dân trong nhà của họ.
Chính phủ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới - tổ chức hầu như do Trung Quốc kiểm soát - đã tuyên bố sai rằng không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người. Sau đó, họ nói sai rằng những người không có triệu chứng sẽ không lây bệnh.
 
Liên Hợp Quốc phải quy trách nhiệm cho Trung Quốc về các hành động của họ.
Ngoài ra, hàng năm, Trung Quốc thải hàng triệu triệu tấn nhựa và rác thải ra đại dương, đánh bắt quá mức vùng biển của các quốc gia khác, phá hủy các dải san hô rộng lớn và thải ra khí quyển nhiều thủy ngân độc hại hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Lượng khí thải carbon của Trung Quốc gần gấp đôi lượng khí thải của Hoa Kỳ và đang tăng nhanh. Ngược lại, sau khi tôi rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris một bên, năm ngoái, Mỹ đã giảm lượng khí thải carbon của mình nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong hiệp định.
Những người công kích kỷ lục môi trường đặc biệt của Mỹ trong khi phớt lờ tình trạng ô nhiễm tràn lan của Trung Quốc là không quan tâm đến môi trường. Họ chỉ muốn trừng phạt nước Mỹ, và tôi sẽ không chịu đựng điều đó.
 
Nếu Liên hợp quốc là một tổ chức hiệu quả, nó phải tập trung vào các vấn đề thực tế của thế giới. Điều này bao gồm khủng bố, đàn áp phụ nữ, lao động cưỡng bức, buôn bán ma túy, buôn bán người và tình dục, đàn áp tôn giáo và thanh trừng sắc tộc của các nhóm thiểu số tôn giáo.
Nước Mỹ sẽ luôn dẫn đầu về nhân quyền. Chính quyền của tôi đang thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, cơ hội cho phụ nữ, xóa bỏ danh tính đồng tính, chống buôn người và bảo vệ trẻ em chưa sinh.
Chúng ta cũng biết rằng sự thịnh vượng của Mỹ là nền tảng của tự do và an ninh trên toàn thế giới. Trong ba năm ngắn ngủi, chúng tôi đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử và chúng tôi đang nhanh chóng làm lại điều đó. Quân đội của chúng tôi đã tăng lên đáng kể về quy mô. Chúng tôi đã chi 2,5 nghìn tỷ đô la trong bốn năm qua cho quân đội của mình. Chúng tôi có quân đội hùng mạnh nhất ở bất cứ đâu trên thế giới, và thậm chí nó còn không gần.
 
Chúng tôi đã chống lại sự lạm dụng thương mại của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Chúng tôi đã hồi sinh Liên minh NATO, nơi các quốc gia khác hiện đang chia sẻ công bằng hơn nhiều. Chúng tôi đã tạo dựng quan hệ đối tác lịch sử với Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador để ngăn chặn nạn buôn lậu người. Chúng tôi đang sát cánh cùng người dân Cuba, Nicaragua và Venezuela trong cuộc đấu tranh chính nghĩa cho tự do của họ.
Chúng tôi đã rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân khủng khiếp của Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt tê liệt đối với nhà tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới. Chúng tôi đã xóa bỏ 100% ISIS caliphate; giết người sáng lập và lãnh đạo của nó, al-Baghdadi; và tiêu diệt tên khủng bố hàng đầu thế giới, Qasem Soleimani.
 
Trong tháng này, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Serbia và Kosovo. Chúng tôi đã đạt được một bước đột phá mang tính bước ngoặt với hai thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, sau nhiều thập kỷ không có tiến triển. Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đều đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử tại Nhà Trắng, cùng với nhiều quốc gia Trung Đông khác sắp tới. Họ đến rất nhanh và họ biết điều đó thật tuyệt vời cho họ và điều đó thật tuyệt vời cho thế giới!
Những thỏa thuận hòa bình mang tính đột phá này là bình minh của Trung Đông mới. Bằng cách áp dụng một cách tiếp cận khác, chúng tôi đã đạt được những kết quả khác nhau - những kết quả vượt trội hơn nhiều. Chúng tôi đã thực hiện một cách tiếp cận và cách tiếp cận này đã hiệu quả Chúng tôi dự định sẽ sớm đưa ra nhiều thỏa thuận hòa bình hơn và tôi chưa bao giờ lạc quan hơn đối với tương lai của khu vực. Không có máu trong cát. Những ngày đó, hy vọng, đã qua.
 
Như chúng tôi đã nói, Hoa Kỳ cũng đang nỗ lực để chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan, và chúng tôi đang đưa quân về nước. Mỹ đang hoàn thành sứ mệnh của chúng ta với tư cách là người kiến ​​tạo hòa bình, nhưng đó là hòa bình nhờ sức mạnh. Bây giờ chúng tôi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vũ khí của chúng tôi ở cấp độ tiên tiến như chúng tôi chưa bao giờ có trước đây - nói thẳng ra là chúng tôi thậm chí chưa từng nghĩ đến việc có trước đây. Và tôi chỉ cầu Chúa rằng chúng tôi không bao giờ phải sử dụng chúng.
 
Trong nhiều thập kỷ, những tiếng nói mệt mỏi giống nhau đã đề xuất những giải pháp thất bại giống nhau, theo đuổi tham vọng toàn cầu với cái giá của chính người dân của họ. Nhưng chỉ khi bạn quan tâm đến công dân của mình, bạn mới tìm thấy cơ sở thực sự để hợp tác. Với tư cách là Tổng thống, tôi đã bác bỏ những cách tiếp cận thất bại trong quá khứ và tôi tự hào đặt nước Mỹ lên trên hết, cũng như bạn nên đặt các nước của mình lên trên hết. Điều đó không sao - đó là điều bạn nên làm!
Tôi cực kỳ tin tưởng rằng vào năm tới, khi gặp mặt trực tiếp, chúng ta sẽ ở giữa một trong những năm vĩ đại nhất trong lịch sử - và thành thật mà nói, hy vọng là trong lịch sử thế giới!
Cảm ơn bạn. Thần ban phước cho tất cả các bạn. Chúa phù hộ nước Mỹ. Và Chúa phù hộ cho Liên hợp quốc!

25 tháng 8, 2020

ANH HÙNG LIỆT SĨ LÊ ĐÌNH CHINH VÀ SỰ KIỆN NGƯỜI HOA Ở HỮU NGHỊ QUAN NĂM 1978. Hồi ký Khánh Văn.

 

CUỘC DI TẢN CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM NĂM 1977 VÀ 1978.

Cuối năm 1977 và đầu năm 1978, theo lời “kêu gọi của Tổ quốc”,, đông đảo người Hoa ở Việt Nam bắt đầu trốn khỏi nước ta và trở thành “ những người tị nạn” lênh đênh trên biển khơi. Cũng vào thời gian đó, Hoa Kiều ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu vượt biên giới Việt- Trung và trở thành “ những người tị nạn” trên đất liền giống như bộ phận đang vượt biển.
 
Đến đầu tháng 6/1978, số người tị nạn tại Trung Quốc là 100.000; vào giữa tháng 7 là 160.000. Thành phố Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiếp nhận người đi tản cao nhất trong một ngày hơn 1.900 người. Ở huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây , Trung Quốc con số ghi nhận mỗi ngày là 4.000 người. Ở thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam và các tỉnh lân cận người Hoa cũng ồ ạt rủ nhau vượt biên về Trung Quốc.
Tháng 2/1979, khi nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, có tới 202.000 Hoa Kiều vẫn tiếp tục vượt biên trở về Trung Quốc. Vài tháng sau cuộc chiến, số Hoa Kiều tị nạn về Trung Quốc vẫn tăng lên mức 10.000 mỗi tháng. Có nguồn tin cho rằng, đến năm 1994, số Hoa Kiều và con cái họ tị nạn vào Trung Quốc là 288.000 người ?
 
Ngược dòng lịch sử, năm 1967, trong chuyến viếng thăm vài trường học người Hoa tại Hà Nội, một Bí thư đến từ đại sứ quán Trung Quốc đã nói rằng: “Người Hoa ở miền Bắc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đọc báo chí tiếng Hoa, nghe các chương trình phát thanh tiếng Hoa và thể hiện lòng trung thành với Chủ tịch Mao Trạch Đông như người Hoa vốn làm ở Trung Quốc, rằng cộng đồng người Hoa và đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam ràng buộc bởi tình máu mủ”...
 
Năm 1978, khi chính quyền Bắc Kinh khởi động cuộc khẩu chiến suốt ngày vu cáo Việt Nam bài xích xua đuổi người Hoa trên các phương tiện truyền thông, nhưng họ vẫn phải thừa nhận rằng, Hoa Kiều ở Việt Nam được đối đãi rất tốt. Một bác sĩ người Việt gốc Hoa cũng khẳng định rằng, bệnh nhân người Hoa được đối xử tốt hơn người Việt tại các bệnh viện ở Bắc Việt Nam.
 
Nếu năm 1955, có khoảng 800,000 người Hoa ở miền Nam Việt Nam, trong đó có trên 570.000 người sống ở khu vực Sài Gòn- Chợ Lớn, thì năm 1989, đã có 961.000 người Việt gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam. Đến nay, tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn số người Việt gốc Hoa và người Trung Quốc bản địa đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tăng lên có số rất lớn!? Đây là lực lượng được Trung Quốc gọi là đội quân thứ 5. Đội quân này là lực lượng tại chỗ được sử dụng vào những nhiệm vụ cụ thể khi có chiến tranh xảy ra. Thực tế cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 cho thấy, một số người Hoa ở Lạng Sơn đã được giao nhiệm vụ bí mật cắt dây điện thoại làm gián đoạn thông tin vào lúc nửa đêm 16/2, một số người Hoa khác thì dẫn đường cho quân đội đánh vào các điểm tựa phòng ngự của ta...Có thể nói, đội quân thứ 5 là lực lượng tại chỗ rất lợi hại luôn đe dọa đến an ninh đất nước.
TRUNG ĐOÀN 12 CANDVT ĐOÀN THÀNH XUYÊN VÀ SỰ KIỆN NGƯỜI HOA Ở HỮU NGHỊ QUAN.
Đầu tháng 6/1978, trước diễn biến phức tạp của sự kiện người Hoa ở Đồn biên phòng Hữu Nghị , tỉnh Cao Lạng , Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang đã điều động Trung đoàn 12 CANDVT( Đoàn Thanh Xuyên) từ thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Sơn Bình lên tăng cường cho tỉnh Cao Lạng . Tiểu đoàn 1 đóng quân ở xã Hồng Phong, huyện Văn Quan; Tiểu đoàn 2 đóng quân ở huyện Cao Lộc và sử dụng Đại đội 6 làm nhiệm vụ tại Hữu Nghị Quan ;Tiểu đoàn 3 đóng quân ở huyện Lộc Bình; Trung đoàn bộ đóng quân ở Hang Hủi , TP. Lạng Sơn.
Thời kỳ này, tại Cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc Đồn biên phòng Hữu Nghị, có khoảng 4.000 người Hoa bị Trung Quốc đóng cửa biên giới đang kẹt lại tại km số O từ ngày 12/ 7/1978. Lạng Sơn đang vào mùa nắng nóng, dưới cái nắng của mùa hè nóng như đổ lửa, những chiếc lán dựng tạm lợp bằng ni lông được phủ lên mấy cành cây xanh không che được cái nóng như thiêu như đốt, vì vậy có rất nhiều người Hoa mà đa số là người già và trẻ em bắt đầu đổ bệnh. Người Hoa ở đây không có nhà vệ sinh nên tiểu tiện, đại tiện bừa bãi mùi bốc lên hôi thối làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng. Việc giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới vì thế cũng gặp nhiều khó khăn.
Để chăm sóc sức khỏe cho người Hoa ở Hữu Nghị Quan, tỉnh Cao Lạng đã tổ chức các đoàn cán bộ và nhân viên y tế hàng ngày đến khám bệnh và phát thuốc cho những người đau ốm. Phía Trung Quốc tổ chức phát cơm cho người Hoa Theo suất qua khai báo của từng hộ gia đình. Ngày ba bữa nắng cũng như mưa, khi đến giờ quy định những chiếc xe Giải phóng của Trung Quốc lại lùi đít tận km số O phát cơm cho người Hoa không thiếu một suất. Vào thời điểm ấy, có rất nhiều người Hoa nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc đã rời bỏ Việt Nam trở về nước bằng đường bộ qua Hữu Nghị Quan không thể nào cắt nghĩa được rằng, vì sao Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại kêu gọi họ về nước lại đóng cửa biên giới để cho họ lâm vào cảnh “ màn trời chiếu đất “ và ốm đau bệnh tật triền miên!?
Từ chỗ bạn đầu lán trại chỉ lợp bằng những tấm ni lông tạm bợ ở hai bên quốc lộ 1A, dần dần được thay bằng những chiếc lán có cột, có kèo bằng gỗ thông lợp bằng lá cây rừng đủ che nắng che mưa. Nếu nhìn toàn cảnh ta sẽ thấy người Hoa bị kẹt lại tại đây đang lập ra một làng người Hoa mới trên lãnh thổ Việt Nam tại khu vực Hữu Nghị Quan ở km số O. Hiện tượng bất thường này không thể qua con mắt tinh tường của các chiến sĩ trinh sát Công an nhân dân vũ trang. Qua điều tra ta biết được biết, lực lượng người Hoa tại Hữu Nghị Quan và Công an biên phòng Trung Quốc ở đây có sự liên kết rất chặt chẽ. Đêm đêm, từ phía bên kia biên giới, Công an biên phòng Trung Quốc cải trang làm dân thường đã vận chuyển gỗ thông , dây buộc, lá cây rừng lên đỉnh đồi Pù Tèo Hào cho người Hoa đến lấy để làm lán trại. Do có sự hậu thuẫn như thế, nên người Hoa có ý định ở lại đây vô thời hạn là câu chuyện chỉ xảy ra trong một sớm , một chiều. Phải chăng, họ đang khổ nhục kế để thực hiện âm mưu theo chỉ đạo từ bên kia biên giới ?
VẬN ĐỘNG NGƯỜI HOA TRỞ VỀ NƠI Ở CŨ VÀ SỰ HY SINH CỦA LIỆT SỸ LÊ ĐÌNH CHINH.
Hôm ấy là ngày 25/8/1978, như thường lệ, đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng mà nòng cốt là Hội phụ nữ tỉnh lại đến đồi Pù Tèo Hào ở km số o chăm sóc y tế cho số người Hoa bị ốm và vận động họ trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống. Để đảm bảo an toàn cho đoàn cán bộ liên ngành, 25 cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Hữu Nghị và 20 cán bộ chiến sĩ Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 CANDVT ( Đoàn Thanh Xuyên) cũng lên đường làm nhiệm vụ. Khác với mọi ngày, hôm ấy, khi đoàn cán bộ liên ngành của ta vừa lên đến đồi Pù Tèo Hào liền bị một nhóm côn đồ dùng gậy gộc, dao quắm, gạch đá xông vào hành hung. Trước tình huống bất ngờ ấy, các chiến sĩ CANDVT Đồn biên phòng Hữu Nghị và Đại đội 6, Trung đoàn 12 đã xông lên đánh trả bọn côn đồ để giải vây cho đoàn cán bộ liên ngành. Xung quanh đoàn cán bộ liên ngành lúc này là hàng trăm tên côn đồ nhưng thực chất là Công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục để cải trang đang bao vây và tấn công đoàn cán bộ liên ngành. Tương quan lực lượng lúc này đang bất lợi cho ta, tuy vậy, các chiến sĩ ta vẫn không hề nao núng. Một trận đánh giáp lá cà giữa một bên là bọn côn đồ được trang bị dao quắm, gậy gộc, gạch đá với các chiến sĩ ta chỉ có tay không dùng võ thuật để đánh lại đối phương đã diễn ra vô cùng quyết liệt.
Trong lúc đang giải vây cho một cán bộ y tế bị một nhóm côn đồ dùng dao đuổi chém, Lê Đình Chinh bỗng nghe tiếng kêu cứu của chiến sĩ Lê Xuân Tước vang lên bên cạnh, ngoảnh lại nhìn thấy Tước bị một nhóm côn đồ dùng dao đuổi chém. Ngay lập tức, Chinh chuyển hướng tạt sườn xông vào đám côn đồ giải vây cho Tước. Giữa lúc đang thừa thắng xông lên đuổi đánh bọn côn đồ tháo chạy ngay trước mặt, Chinh bị một tên côn đồ gần đó dùng đá ném trúng đầu và bị thương rất nặng. Mặc dù vậy, anh vẫn xông lên đuổi đánh tên côn đồ gần nhất. Khi tên côn đồ đã bị anh đánh gục, cũng là lúc một tên côn đồ khác dùng dao quắm chém lén vào đầu anh từ phía sau. Lê Đình Chinh đã anh Dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại vùng biên cương của Tổ quốc, lúc ấy là 10 giờ 30 phút ngày 25/8/1978. Anh là người chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang đầu tiên hy sinh trên mặt trận đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền phương Bắc.
Sự ra đi của Lê Đình Chinh như dự cảm linh thiêng đã được anh biết trước trong bức thư viết cho người anh họ, nội dung bức thư có đoạn viết:
“Hữu Nghị Quan, ngày 22/8/1978.
Anh Thi kính mến.
... Em xác định rằng, trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc sẽ có mất mát, cái đó khó mà tránh khỏi. Nhưng em đã sẵn sàng. Em sẽ là người cầm súng để bảo vệ đất nước khi cần thiết. Chúng ta tin tưởng chính nghĩa sẽ thắng”...
Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, sinh năm 1960, quê xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Anh nhập ngũ vào Tiểu đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang( sau này là Trung đoàn 12) ngày 16/2/1975 khi mới 15 tuổi và hy sinh tại biên giới Việt- Trung năm 18 tuổi. Sau khi anh hy sinh, ngày 30/8/1978, Đảng và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Lê Đình Chinh. Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã phát động phong trào thi đua: “Sống chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh” trong cả nước.
KẾ HOẠCH GIẢI TOẢ NGƯỜI HOA TẠI HỮU NGHỊ QUAN CHƯA KỊP THỰC HIỆN.
Những ngày cuối tháng 8/1978, tình hình an ninh trật tự khu vực Hữu Nghị Quan bỗng trở nên phức tạp. Từ chỗ bị kẹt lại tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan do Trung Quốc đột ngột đóng cửa biên giới ngày 12/7, người Hoa chỉ làm lán đơn sơ tá túc qua ngày chờ Trung Quốc mở cửa biên giới rồi về phía bên kia theo lời kêu gọi của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đến nay, số người Hoa ở đây hình như đã ý thức được rằng, họ sẽ còn phải ở lại khu vực km số O này để lập làng biên giới trên đất Việt Nam theo chỉ đạo của phía bên kia chắc còn lâu lắm? Vì thế, họ không còn rụt rè khúm núm hoặc im lặng không nói một lời khi đoàn cán bộ y tế của ta đến kiểm tra sức khỏe và cấp phát thuốc men. Giờ đây, những chiếc lán của người Hoa không còn nằm hai bên đường quốc lộ 1A như trước nữa, mà được chuyển lên chiếm gần hết sườn đồi Pù Tèo Hào giống như bản làng của người Hoa ở bên kia biên giới. Trong những chiếc lán của người Hoa, người ta thấy có cả dao quắm, gậy gộc và gạch đá...
Theo nguồn tin mà ta nắm được, nhà cầm quyền Trung Quốc đang có âm mưu dùng số người Hoa bị kẹt lại tại Hữu Nghị Quan lập làng người Hoa tại khu vực biên giới ở km số O. Đi cùng với âm mưu ấy là việc lấn chiếm lãnh thổ ở khu vực vốn rất nhạy cảm này về lâu dài. Từ nguồn tin tình báo nói trên, ta chủ trương phá âm mưu của địch bằng cách giải toả số người Hoa nói trên ra khỏi khu vực Hữu Nghị Quan đưa về các tỉnh phía sau cách xa biên giới Việt- Trung.
Để thực hiện kế hoạch nói trên, ta chủ trương dùng hàng trăm chiếc xe vận tải của tỉnh Cao Lạng và tỉnh Bắc Thái để chở người Hoa, mỗi xe chở từ 2-3 gia đình do một Tiểu đội Công an nhân dân vũ trang áp tải. Trước khi thực hiện kế hoạch giải tỏa, toàn bộ số xe vận tải nói trên sẽ được tập kết ở khu vực quy định từ đêm hôm trước để chờ đến giờ G là đồng loạt nổ máy tiến vào khu vực đồi Pù Tèo Hào bốc người Hoa lên xe chở về các tỉnh tuyến sau.
Việc giải tỏa người Hoa được lên kế hoạch rất cụ thể, thực hiện bằng phương pháp vận động quần chúng , đồng thời dự kiến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trường hợp người Hoa không chịu chấp hành và cố tình chống đối thì lực lượng giải tỏa chủ yếu là Trung đoàn 12 CANDVT ( Đoàn Thanh Xuyên) và lực lượng vũ trang địa phương sẽ dùng võ thuật khống chế kẻ chống đối bốc lên xe cùng người nhà của họ ở từng lán theo kế hoạch đã được vạch sẵn.
Ngày 15/8/1978, đoàn cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 CANDVT( Đoàn Thanh Xuyên) tổ chức đưa cán bộ từ Trung đội trưởng trở lên đi trình sát thực địa đồi Pù Tèo Hào ở Km số O để xây dựng phương án giải tỏa. Căn cứ vào mục tiêu đã được phân công tại thực địa, chúng tôi tổ chức huấn luyện bộ đội luyên tập phương án giải tỏa người Hoa tại địa điểm đóng quân, đồng thời tăng cường huấn luyện võ thuật để nâng cao khả năng chiến đấu. Vũ khí của chúng tôi khi đi làm nhiệm vụ là một đoạn gỗ dài khoảng 40 cm dấu trong thắt lưng để tự vệ khi cần thiết, một túi vôi bột bỏ trong túi quần dùng để ném vào mặt những tên côn đồ ngoan cố chống đối để khoá tay tống lên xe.
Ngày 20/8/1978,Đại đội 4, Tiểu đoàn 1 của tôi được lệnh cơ động lên Hữu Nghị Quan ém binh và mặc thường phục trà trộn vào đoàn cán bộ liên ngành của ta đi làm nhiệm vụ để trình sát mục tiêu và điều chỉnh phương án sử dụng lực lượng tại thực địa cho phù hợp với tình hình thực tế. Thời gian này tôi là Chính trị viên Đại đội 4 hỏa lực của Tiểu đoàn 1 , nên được cấp trên phổ biến nhiệm vụ rất cụ thể.
Từ sáng ngày 25/8/1978, chúng tôi được lệnh chuyển trạng thái chiến đấu và sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh của trên, vì thế, ngay sau khi Lê Đình Chinh hy sinh, chúng tôi đã nhanh chóng chuyển từ phương án giải tỏa người Hoa sang nhiệm vụ đánh đuổi bọn Công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục giả danh làm côn đồ sang bên kia biên giới. Nhiệm vụ đến với chúng tôi quá bất ngờ, vũ khí trong tay chúng tôi chỉ có một đoạn gỗ dùng để đánh gần và một túi vôi bột để chiến đấu với Công an biên phòng Trung Quốc giả danh côn đồ được trang bị dao quắm ,gậy gộc và gạch đá để chiến đấu với quân ta. Sở dĩ chúng tôi phải đánh địch bằng tay không vì đã được cấp trên quán triệt, lúc này đây, chỉ cần manh động làm nổ một phát súng sẽ chẳng khác gì chân mồi lửa vào thùng thuốc súng để chiến tranh biên giới xảy. Chiến tranh- hai chữ ấy đã gây ra cho dân tộc ta quá nhiều đau thương và chết chóc, không ai muốn nghĩ đến nó lúc này. Trong sự ám ảnh về chiến tranh, bất chấp hiểm nguy, tôi phát lệnh xung phong và xông lên đồi Pù Tèo Hào dưới làn mưa gạch đá của quân Trung Quốc. Vừa xung phong ,tôi vừa động viên bộ đội, ta đã có mũ sắt để bảo vệ đầu nên không sợ nguy hiểm, các đồng chí hãy dũng cảm xông lên .
Do bất lợi về địa hình ( địch ở trên đồi cao, ta ở dưới chân đồi)lại chỉ đánh giặc bằng tay không và lòng dũng cảm, nên trận chiến đấu với bọn côn đồ Trung Quốc của chúng tôi hôm ấy kéo dài từ 11 giờ đến 17 giờ ngày 25/8/1978 mới kết thúc thắng lợi. Đơn vị tôi có 5 chiến sĩ bị thương vì gạch đá của chúng ném vào người, còn tôi cũng bị hai cục đá ném vào lưng và hông sau này phải đi bệnh xá để điều trị. Bù lại, chúng tôi đã đuổi hết quân thù về bên kia biên giới, chiến lợi phẩm thu được là 3 chiếc máy điện thoại hữu tuyến điện chúng bỏ lại không kịp mang theo vì bị quân ta xông lên đánh giáp lá cà, 10 con dao quắm và hàng xe tải gạch, đá trên đồi Pù Tèo Hào.
Thắng lợi có ý nghĩa chính trị của trận đánh này là, tuy phải chuyển từ ý định giải tỏa người Hoa sang đánh đuổi bọn côn đồ sang bên kia biên giới. Nhưng nhờ trận đánh này mà đối phương phải mở cửa biên giới cho 4.000 người Hoa đang mắc kẹt tại Hữu Nghị Quan chạy sang Trung Quốc. Trút cho ta được gánh nặng và ẩn họa khôn lường nếu phải đưa số người Hoa này quay trở lại Việt Nam. Quan trọng hơn là chúng ta không phải hy sinh xương máu của cán bộ chiến sĩ nếu thực nhiệm vụ giải tỏa người Hoa như phương án ban đầu. Sau trận đánh này, nhiều cán bộ chiến sĩ Đại đội 4 của tôi đã được cấp trên khen thưởng, riêng tôi được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng “Huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc”.. Ngày 30/8/1978, tại TP. Lạng Sơn, trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đồ Đảng và Nhà nước truy tặng liệt sĩ Lê Đình Chinh, tôi còn vinh dự được thay mặt tuổi trẻ cả nước đọc lời tuyên thệ” Sống chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh”.
42 năm đã trôi qua, nhưng sự hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh và trận đánh giặc tay không chiều 25/8/1978 tại km số O còn mãi mãi in đằm trong ký ức, mãi mãi trở thành niềm tự hào của người lính Trung đoan 12 CANDVT( Đoàn Thanh Xuyên) anh hùng trên Ải Bắc.
Bài viết này xin làm nén tâm hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày anh hy sinh tại Hữu Nghị Quan trên Ải Bắc( 25/8/1978-25/8/2020).
Hà Nội, ngày 23/8/2020.

7 tháng 8, 2020

Duyên nợ lẩn thẩn giữa Việt cùng Chân Lạp và Chiêm Thành xưa - Nguyễn Gia Việt


 
Không ai ngờ cái xứ dân da đen thui,viết cái chữ loằng ngoằng,quấn sarong mà có một quần thể đền đài là đô thành kinh khủng như Angkor
Quần thể Angkor rất lớn ,dài trong phạm vi 420 km2, trong đó có nhiều đền đài, cung điện.
Công trình toàn bằng đá sa thạch khối,kết dính không cần một chút xi măng hay ô dước nào.Người Khmer còn cao hơn kiến trúc tháp gạch của người Chàm,họ xài đá tảng
Angkor Vat (thành phố chùa) tiếng Việt gọi là Đế Thiên .Angkor Thom (thành phố lớn) là Đế Thích từng được Châu Đạt Quan thời Nguyên mô tả thực tế trong cuốn Chân Lạp Phong Thổ Ký
Angkor Vat được xây dựng vào đầu thế kỷ 12 trong 37 năm dưới thời của vua Suryavarman II.Suryavarman II là ông vua hiển hách của đế quốc Khmer
Ba ngôi đền rực rỡ nhất ở Angkor là Bayon, Ta Prohm, và Angkor Wat
Angkor Wat được xây dựng bởi Suryavarman II (1130-1150), một trong hai vị vua có quyền uy vĩ đại nhứt trong lịch sử Khmer. Vị vua kia là Jayavarman VII, người đã xây dựng đền Bayon thuộc khu Angkor Thom
Dưới sự trị vì của ông vua này,Khmer xây kinh đô Angkor Wat mới,sau đó ông bắt đầu chiếm các nước láng giềng.Khmer lần lượt nuốt vương quốc Haripunjaya ,một phần vương quốc Pagan(Miến) , vương quốc Grahi ,liếm một phần Lạng Xạng (Lào) ,Suryavarman II liếm luôn một phần đất Chiêm Thành
Và ông vua Chân Lạp này bắt đầu ngó về phía Đại Việt lúc này là nhà Lý .Lúc này Chân Lạp có cương thổ rộng gấp 10 lần Đại Việt
Năm 1128 Suryavarman II hòa với vua Harivarman V của Chàm để tấn công Đại Việt
Tháng 1/1128 Suryavarman II cử 2 vạn quân sang xâm lược Đại Việt bị tướng Lý Công Bình của vua Lý Thần Tôn đánh bại ở bến Ba Đầu
Tháng 8/1128 Suryavarman II cho một đạo quân lớn gồm 700 thuyền chiến kéo sang đánh phá ở hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An (Hà Tĩnh).Tướng Nguyễn Hà Viêm trấn thủ Thanh Hóa, tướng Dương Ổ trấn thủ Nghệ An đem quân đánh chặn thành công
Vua Suryavarman II gởi quốc thơ cho hoàng đế Lý Thần Tôn yêu cầu Đại Việt cử sứ giả sang Chân Lạp nhưng Lý Thần Tôn không thèm trả lời
Năm 1132 Suryavarman II kéo quân liên minh cùng với Chiêm Thành qua đánh Nghệ An. Hoàng đế Lý Thần Tôn xuống chiếu sai Thái úy Dương Anh Nhĩ huy động quân Thanh Hóa,Nghệ An phá tan quân xâm lược
Năm 1135, Chân Lạp và Chiêm Thành cử sứ giả sang Đại Việt tạm hòa
Năm 1137 Suryavarman II sai tướng đưa quân đánh Nghệ An tiếp,Thái úy Lý Công Bình đem quân đi đánh phá tan quân giặc
Chàm là một nước độn nằm giữa Chân Lạp và Đại Việt.Các vua Chàm luôn hiểu rằng ở thế “hai hàng” sẽ có lợi ,tức là Chân Lạp và Đại Việt đánh nhau thì Chàm sẽ ngồi ở giữa hưởng lợi
Thực tế Chàm và Chân Lạp từng nhiều lần đánh nhau .Quân Chân Lạp tàn phá thánh địa Mỹ Sơn.Năm 945 vua Chân Lạp là Rajendravarman II từ Angkor vào Kauthara, cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng - vị thần bảo vệ xứ sở và là biểu tượng uy quyền của Chiêm Thành - trong tháp Yan Po Nagara mang về nước và quân Chàm sau khi Suryavarman II qua đời cũng cho tàu chiến ngược dòng Cửu Long tấn công đốt phá Angkor tưng bừng
Hai dân tộc này thích chặt đầu tượng ,tấn công là cướp và chặt đầu tượng
Suryavarman II của đế quốc Khmer đánh Viêt hoài không thắng quay qua nghi ngờ Chàm nên năm 1145 Chân Lạp xâm lược Chàm, chiếm thành Ðồ Bàn bắt vua Chàm Jaya Indravarm
Năm 1149 tiểu vương của Panduranga là Jaya Indravarman VI đã kháng chiến chống cuộc xâm lăng của đế quốc Chân Lạp thành công ,chiếm lại Đồ Bàn và đuổi quân Chân Lạp ra khỏi đất Chàm
Bị thua ở Chàm, tức quá hóa điên ,vào năm 115O vua Suryavarman II tức khí thân chinh đem quân tấn công Đại Việt
Lúc này vua Lý Anh Tôn 10 tuổi, nhưng có thái phó Tô Hiến Thành kế bên
Tháng 9/1150, quân Chân Lạp đến núi Vụ Thấp (Hà Tĩnh),nam thì bị Chàm đuổi,bắc thì bị Việt dàn quân ,rốt cuộc vị vua hùng dũng nhứt xứ Khmer Suryavarman II và đạo quân Chân Lạp của ông đã chết thảm gần hết tại chổ này
Ta có thể ta thán rằng :"Trời đã sanh Khmer, sao còn sanh Việt?”
Rõ ràng là văn minh Chàm và Khmer thời xưa rực rỡ hơn người Việt nhiều lần.Nhưng đụng tới Việt thì chỉ có nước tiêu vong,bỏ mạng
Đừng có giỡn mặt với Việt tộc
Người Việt sống với Tàu 1050 năm Bắc thuộc tàn bạo kiểu "Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ"nhưng không bị đồng hóa ,và những chiêu nào của Tàu thì Việt biết rành rẽ
Có bốn chiêu để “chiếm đóng” một dân tộc ,người Tàu xài riết nhàm
-Mỹ nhân kế
-Chánh sách đồn điền
-Chiêu tằm thực
-Đồng hóa bằng văn hóa,chữ viết
Lịch sử VN chứng minh rằng Việt tộc xài 4 chiêu này còn hay hơn Tàu ,người Việt đồng hóa bằng hôn nhân mà Tàu còn bị dính
Rút kinh nghiệm vụ Cù Thị mà Nam Việt nhà Triệu bị mất nước ,sau này triều đình Việt không bao giờ nạp phi tần người Tàu ,không cho thái tử qua Tàu làm con tin,hoàng đế Việt không bao giờ bước chưn qua Tàu chầu hầu
Qúa trình thôn tính dân tộc Chàm của người Việt kéo dài mấy trăm năm
Một ngày đẹp trời năm 1301 đang là Trúc Lâm đầu đà với cái đầu trọc lóc,Thượng hoàng Trần Nhân Tôn sau khi quốc gia đã dẹp xong quân Mông Cổ đã đi qua nước Chàm chơi ,ông không biết suy tính sao mà hứa gả con gái cho vua Chàm là Chế Mân
Chế Mân-vị vua kiệt xuất của Chàm-đã ngoài năm mươi với vợ con đùm đề , còn Huyền Trân mới hai mươi tuổi xuân sắc tươi rói
Huyền Trân lấy Chế Mân với sính lễ là hai châu Ô - Lý là thủ đoạn chánh trị mang tính chiến lược giữa hai triều đình Việt - Chàm
Các Nho sĩ trong triều Trần chửi nhoi trời ,họ mượn điển tích vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo "
Nói cho mọi người khúc này nè,dân Bắc Kỳ nó "quê" vụ này lắm,tới ngày nay luôn,kể cho thấy nè
Tại Hà Nội xưa có đường Rue Duvigneau,năm 1945 đổi thành phố Minh Khai, năm 1949 đổi thành phố Huyền Trân Công Chúa,tới 1964 đổi thành phố Bùi Thị Xuân tới nay.
Vậy là Huyền Trân bị xóa tên ở Hà Nội thay bằng tên phố Bùi Thị Xuân.Ngày nay ra Hà Nội,ra Bắc Kỳ đố kiếm ra đường nào mang tên Huyền Trân Công Chúa
Ai chửi thì chửi,nhà Trần hứa là gả
Năm 1306 Công chúa Huyền Trân nhà Trần lấy vua Chàm Chế Mân, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý làm sính lễ
Nhưng rồi, Chế Mân mất năm 1307 và Trần Nhân Tôn viên tịch năm 1308 ,cuộc hôn nhân của Huyền Trân quá ngắn ngủi
Lịch sử ghi rõ Việt nuốt hai châu Ô,Rý không có dễ,từ 1371 đến 1383, Chế Bồng Nga dẫn quân Chiêm Thành đã 4 lần vào chiếm đóng Thăng Long như đi chợ
"Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
Vượt khơi"
Chế Bồng Nga quan hệ rất thân với nhà Minh bên Tàu nhưng lơ láo ,thậm chí dám cướp voi của Chân Lạp cống cho nhà Minh luôn
Năm 1390 tướng Trần Khắc Chân giết được Chế Bồng Nga rất đơn giản,một thằng đầy tớ đào tẩu qua Việt chỉ cho biết chiếc thuyền sơn xanh là thuyền của vua Chàm,quân Trần chỉ việc bắn như vãi trấu vào thuyền là họ Chế chết ngắt
Thừa tướng Ko Cheng cho hỏa táng xác Chế Bồng Nga ngay tại bờ sông Việt rồi sau đó tự lên làm vua Chàm ,con và em Chế Bồng Nga chạy sang Việt xin ...tị nạn
Một vụ đảo chánh
Vì sao Chế Bồng Nga không chiếm Việt mà cứ loi nhoi qua lại cướp bóc,đốt phá rồi lại rút quân?
Chàm là một dân tộc cổ ,khi người Việt còn bần thần thì nó đã vinh quang tột đỉnh.Chàm xây chánh quyền theo dạng liên bang như Mã Lai ngày nay,tức là có các tiểu quốc và một triều đình trung ương
Chàm ảnh hưởng Ấn Độ nên coi trọng đẳng cấp ,dòng tộc,xuất thân và cai trị thị tộc .
Có hai dòng họ hoàng tộc Chàm thay nhau nắm quyền
Dòng vương quyền ở phía Bắc lấy cây Dừa (Narikelavansa) làm biểu tượng gọi là thị tộc Dừa.Dòng vương quyền ở phía Nam lấy cây Cau (Kramukavansa) làm biển hiệu gọi là thị tộc Cau
Họ là hoàng tộc thuộc đẳng cấp Brahman và Ksatriya.Chỉ những con cháu từ hai dòng họ này mới được lên ngôi vua
Chàm chia ra như sau:
-Tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam
-Tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Chàm, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati (Quảng Nam và Quảng Ngãi) và Indrapura (Huế).
Đọc lịch sử ta sẽ nhận ra những cái tên kinh đô Phật Thệ (Kandapurpura ) của tiểu quốc Indrapura và Đồ Bàn của Vijaya
Thành Đồ Bàn là chánh quyền trung ương của vương quốc liên bang Chàm
Tuy nhiên hai dòng họ Cau và Dừa này không phải lúc nào cũng thuận nhau. Họ thường xuyên bất hòa với nhau về quyền lợi chánh trị và cách thức họ giải quyết là xài võ lực,gây chiến tranh với nhau .Đây là yếu tố làm suy yếu Chàm từ bên trong
Cuối đời nhà Trần ,nước Đại Việt cũng suy yếu dữ dội
Trần Trọng Kim viết như sau:
“Trong nước bấy giờ dân tình đói khổ, nhà vua thì sợ giặc phải đưa của đi chôn ở trên núi Thiên Kiện, tức là núi Kiện Khê, huyện Thanh Liêm. Ở ngoài bờ cỏi thì người Chiêm nay vào đánh chỗ này, mai vào phá chỗ khác, nhà nước mỗi ngày một hèn yếu, đến nỗi phải nhờ đến lũ tăng nhân là bọn Đại-nạn thiền-sư đi đánh giặc Chiêm
Quân Chiêm Thành bấy giờ ra vào nước Nam ta như đi vào chỗ không người, cho nên trong mấy năm mà vào phá kinh-thành ba lần; ba lần Thượng-hoàng cùng Đế Hiễn phải bỏ thành mà chạy. Thế mà đến khi giặc về rồi, cũng không sửa-sang gì để phòng-bị về sau, thật là làm nhục cái tiếng con cháu Trần Hưng Đạo vương” (Hết trích)
Có thơ rằng:
“Nước Chiêm Thành sáu lần xâm lấn
Phá thành trì vua chẳng quan tâm
Cung vua phút chốc tan tành
Quân Chiêm đánh úp, miếu đình tiêu vong
Quân giặc đến mặc lòng cướp bóc
Phá thành trì, giết chóc chẳng chừa
Hận thù tích lũy từ xưa”
Quốc vương Chiêm Thành là Po Binasuor (?-1390) mà người Tàu kêu là Ha Đáp Ha Giả ,người Việt kêu là Chế Bồng Nga từng 12 lần xua quân Bắc phạt tấn công Đại Việt, 3 lần đánh chiếm được Thăng Long ,lần thứ 4 vô Thăng Long thì bị đạn lạc chết trận
Tuy nhiên Chế Bồng Nga xua quân chỉ đốt phá đền đài,miếu mạo,chùa chiền,giết chóc,cướp bóc bắt người rồi kéo quân về lại Chàm chứ không chiếm đóng Đại Việt
Thời gian đó nếu Chế Bồng Nga mà chiếm Đại Việt,đặt quan cai trị ,xây chánh quyền thì Việt Nam đã vong quốc
Tại sao?
Việt và Chàm không đồng văn đồng chủng. Văn hóa khác nhau hoàn toàn,Việt theo Tàu,Chàm theo Ấn Độ ,thành ra những cách thức cai trị,cách thức chiến tranh khác nhau về quan điểm
Việt chủ trương chiến tranh ,đánh là chiếm đất và cai trị.Chàm thì chủ trương cướp bóc và tàn phá là xong
Chúng ta nhớ chánh sách “tằm thực” và “đồn điền” của người Việt Nam là học theo chủ thuyết của Tàu
Đó là lý thuyết.Cái mà ta thấy vì sao Chế Bồng Nga không nghĩ tới chiếm đóng Đại Việt một phần là vấn đề ‘dân số’ nữa.
Không có số chính xác,nhưng chắc chắn dân Việt khi đó đông hơn dân Chàm ,họ Chế có mơ cũng không dám nghĩ tới việc cai trị một nước đông dân hơn ,thích đồng hóa bằng hôn nhân đụng đâu lấy đó chẳng phân biệt và có nền văn hóa lại khác mình
Đọc lịch sử thấy Chàm hay Chân Lạp có cái “ý” khá giống nhau trong chiến tranh ,họ thích cướp phá,giết hơn là chiếm đất cai trị
Nói về cai trị thì Chàm không thể nào địch nổi học thuyết Nho giáo.Những dân tộc theo Ấn giáo không bằng Nho giáo về mặt “mưu chước”
Chính Tây Sơn Nguyễn Huệ sau này cũng thua Gia Long vì chuyện này. Nếu Tây Sơn coi trọng Nam Kỳ,cai trị Nam Kỳ luôn thì đã không có chuyện Nguyễn Ánh trở về .Tây Sơn coi Nam Kỳ là đất cướp bóc đốt phá ,cướp xong là chạy về Quy Nhơn mà thôi,sai lầm khi coi Nam Kỳ là đất "quan ngoại"
Người hùng Chế Bồng Nga mắc sai lầm nữa là đem quân đánh Việt liên tục đã trực tiếp làm dân tộc mình cạn kiệt mọi thứ từ nhân lực tới tài chánh
Vì sau khi Chế mất thì dân tộc này bước vào thời kỳ u ám, bước một chân tới ngày vong quốc
Ngày nay dân tộc Chàm trên toàn thế giới còn chừng 400.000 người,trong đó ở Việt Nam là 145.000 người,ở Cam Bốt có chừng 250.000 người ,Thái Lan 15.000 người,Mã Lai có 10.000 người
Con số 400.000 người này của Chàm cũng tương đương dân số của Luxembourg 439.539 người
Trong số Chàm Việt Nam thì nhóm Chàm Ninh Thuận-Bình Thuận gọi là Chàm Campaduraga có khoảng 98.000 người.Con số này ngày càng ‘teo” chứ không thêm ra ,là vì lớp trẻ Chàm có xu hướng đi học,đi làm xa và lấy người Việt
Dân tộc Việt đã mưu chước và có cách cai trị xa hơn dân tộc Chàm nên Chàm vong quốc là điều dễ hiểu
Trở lại dòng cảm xúc xưa
Năm 1620 vì nội tình Chân Lạp bị Xiêm La thôn tính, vua Chey Chetta II (1618-1686) xin Chúa Nguyễn gả Công Nữ Ngọc Vạn cho để thắt chặt mới quan hệ đồng minh
Bà Ngọc Vạn đẹp nổi tiếng,lại muốn dựa Việt Nam nên vua Chân Lạp liền phong cho bà làm“Đệ nhứt Hoàng Hậu” tước hiệu “Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey”.Hoàng gia Chân Lạp gọi bà là Hoàng hậu Ang Cuv
Theo ký của giáo sĩ Chistofo Borri thì chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để làm của hồi môn bảo vệ con gái mình,chống lại quân Xiêm,quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn về Oudong như sau:
“Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị võ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh Oudong, thì dân chúng Khmer , thương nhân Bồ Đào Nha, Nhựt Bổn, Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghinh.”
Sau khi bà Ngọc Vạn về Oudong làm hoàng hậu thì chúa Nguyễn được lập mấy cái ‘trạm” thâu thuế ở Bà Rịa,Sài Gòn
Trước đó dân Việt đã vào làm ăn sanh sống ở vùng đất hoang nhưng trên danh nghĩa thuộc Thủy Chân Lạp của Cao Miên
Đây là chánh sách từ hôn nhân qua đồn điền
Những làng xóm Việt đã mọc lên ,ban ngày làm ruộng,ban đêm tập võ nghệ để trị an xóm làng
Trước đó Việt đã tằm thực Chàm từ từ,theo đà Nam tiến vô Nam,lãnh thổ Chàm bị teo dần theo bước tiến của người Việt
Năm 1631 Chúa Nguyễn gả Công Nữ Ngọc Khoa cho vua Chàm Pô Romê
Lợi dụng cơ hội này, chúa Nguyễn khuyến khích lưu dân Việt khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam , Chúa Nguyễn khuyến khích dân Việt vượt biên giới sang Chàm và Chân Lạp mà sanh sống
Ban đầu, lưu dân Việt chỉ sống và làm ruộng ở những khu đất hoang hay cấm kị mà dân bản xứ Chàm không canh tác.
Sau đó, họ bắt đầu khai khẩn,khai thác ở những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán lại cho họ
Năm 1653 vương quốc Kauthara (Nha Trang) bị diệt vong, chúa Nguyễn xâm chiếm Nha Trang và biên giới của Việt đã tới Cam Ranh,khu vực này mang tên Dinh Thái Khang và Diên Khánh
Người Chàm rước bà Po Nagar về Phan Rang
Người Chàm co cụm về xứ Tam Phan (Phan Rang-Phan Rí-Phan Thiết) kêu là vương quốc Panduranga
Nên nhớ 1620 người Việt đã kiểm soát Biên Hòa và Sài Gòn bằng chánh sách đồn điền.Thành ra vương quốc Panduranga bị kẹp ở giữa
Năm 1653 chúa Nguyễn chánh thức đưa quân đội kiểm soát Biên Hòa
Năm 1692, chúa Nguyễn chiếm Panduranga đặt tên là Trấn Thuận Thành
Tuy nhiên chúa Nguyễn không thể kiểm soát nổi Panduranga ,trong suốt hai năm 1693-1694 dân Chàm nổi loạn chống lại lính Nguyễn
Nhắm không xong, chúa Nguyễn quyết định trả lại độc lập cho Panduranga, nhưng nước này phải nhận sự bảo trợ của Việt
Các bạn biết không,lúc này trên đất Trấn Thuận Thành đã có nhiều khu dân cư Việt rồi ,tức là làng xóm Việt đã hình thành theo chánh sách tằm thực và đồn điền.Chúa Nguyễn giúp sức về kinh tế và kỹ thuật cho những xóm làng này
Dù trả độc lập cho Panduranga nhưng chúa Nguyễn giữ nguyên vẹn quyền cai trị trực tiếp của mình trên cộng đồng Việt đang sanh sống trong lãnh thổ Chám này và người Việt cũng không tuân theo chánh quyền Chàm
Ðể áp dụng chánh sách này, chúa Nguyễn thành lập phủ Bình Thuận”đặc biệt” bên trong lãnh thổ Panduranga vào năm 1697
Chánh thức từ 1702, người Việt sống trong Panduranga không thuộc quyền quản trị của vương quốc Panduranga
Nói chung trong vương quốc Chàm này có mấy chục ,mấy trăm khu định cư của người Việt và nó tồn tại ngoài vòng kiểm soát của Chàm.
Vương quốc trong vương quốc
Người Việt cứ sản xuất,tập võ nghệ,rồi lấn đất,mua đất của người Chàm,rồi lấy tùm lum,dùng hôn nhân đồng hóa dân Chàm ,thành ra có sự xung đột giữa người Chàm và cộng đồng Việt.
Ban đầu tất cả dân Việt đều áp dụng luật pháp của Chàm triệt để,tôn trọng vua Chàm.Nhưng sau đó chúa Nguyễn thò tay vô công khai để bảo vệ quyền lợi cư dân Việt
Khi chúa Nguyễn chánh thức xóa sổ vương quốc Chàm vào năm 1692 có sự góp sức của các khu định cư Việt sanh sống lâu đời ở vương quốc này.
Vương quốc Panduranga ngoi ngớp kéo dài tới những năm Tây Sơn nổi lên .Lúc này dân tộc Chàm không thoát khỏi cuộc binh đao Nguyễn-Tây Sơn vì họ nằm trên đường tiến quân từ Trung Kỳ vô Nam Kỳ
Và như những xứ yếu khác,hoàng tộc Chàm cũng chia hai,một bên ủng hộ Tây Sơn,một bên ủng hộ Nguyễn Ánh
Sau 1802 thì vua Gia Long cho một tướng người Chàm trung thành của mình tên Nguyễn Văn Chấn -Po Saong Nyung Ceng lãnh chức Thuận Thành trấn thống nhung chưởng cơ-phó vương,tức vua xứ Panduranga (Bình Thuận)
Panduranga (Bình Thuận) tồn tại an ổn suốt thời Gia Long dưới sự bảo trợ của Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt ,từ 1802 tới 1835.
Sau khi ông Duyệt chết ngày 28 tháng 8 năm 1832 thì chỉ 3 năm sau –năm 1835 vua Minh Mạng xóa sổ vương quốc Chàm này
Chúng ta phải công nhận là vua Minh Mạng làm cú chót quá mạnh tay để đồng hóa dân tộc Chàm ,dùng bạo lực,đàn áp trong máu và nước mắt
Trong một tiểu luận tên”Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)” chép lại rằng :
- Bắt giam ,tịch thu tất cả tài sản, gông cùm tra tấn vô cùng dã man tất cả những quan lại Chàm trung thành với Lê Văn Duyệt
- Ép buộc người Chàm phải bỏ trang phục truyền thống của họ để mặc đồng phục người Việt, tịch thâu tất cả những tài liệu viết bằng tiếng Chàm
- Trừng phạt chức sắc Chàm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chàm Bani (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt giông và tu sĩ Chàm Bà La Môn phải ăn thịt bò.
-Cấm cúng bái theo tục Chàm
- Ra chỉ dụ xóa bỏ hoàn toàn giai cấp trong xã hội Chàm, không còn đẳng cấp người dân, chức sắc tôn giáo, quan lại và vua chúa nữa
- Xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại do chính quyền Chàm thời trước phong cho dân Chàm
Vào năm Minh Mạng thứ 14 bắt người Chàm phải theo phong tục Việt Nam.
Họ phải chọn lấy một trong những tên họ đọc theo ngôn ngữ Việt gồm : Bá, Đàng, Hứa, Lưu, Lựu, Hán, Lộ, Mã, Châu, Ngụy, Từ, Tạ, Thiên, Ức, Vạn, Ưng, Lâm, Hải, Báo, Cây, Dương, Quảng, Qua, Trượng, Tưởng, Lư
Đây là các họ vua Minh Mạng đặt cho người Chàm
Hệ quả là ngày nay người Chàm ở Bình Thuận,Ninh Thuận phần đông mang họ Việt.Con cháu người Chàm không tài nào đọc được bi ký của tổ tiên để lại
Coi clip một cái đám cưới Chàm ở bên Mỹ ta thấy người Chàm vẫn cố giữ phong tục của họ,đàng trai đàng gái mặc trang phục Chàm,nói tiếng Chàm .
Nhưng đâu đó trong đám cưới có những tràng tiếng Việt xổ ra
Chưa thống kê,nhưng chắc 100% người Chàm nói được tiếng Việt
Bây giờ nhớ tới Chân Lạp,nói luôn
Năm 1431 quân Ayutthaya của Xiêm ( Thái Lan ) chiếm kinh đô Angkor của Chân Lạp đuổi vua Ponhea Yat phải di tản về hướng Đông Nam xa xôi (Phnom Penh ngày nay) sau gần bảy tháng bị quân Xiêmvây hãm
Khi dưới sự cai trị của Xiêm, tỉnh có đất chung quanh Angkor được đặt tên là Siam Nakhon (Thành phố Xiêm)
Đến thế kỷ XVII, Đế chế Khmer đã dụng binh chiếm lại Siam Nakhon từ tay vua Ayutthaya của Xiêmvà đổi tên thành phố này thành Siam Reap với ý nghĩa: “người Xiêm bị đánh bại”," Xiêm thất trận"
Những thế kỷ kế tiếp Xiêm hoàn toàn kẹp Chân Lạp ở giữa , họ đánh phá chiếm đất cướp bóc dân tộc này ,bức vua Chân Lạp chạy lọan,dời kinh đô mấy lần ,dời từ từ gần về đất của Việt Nam
Năm 1620 Vua Chey Chettha II đã mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam,ông cầu hôn công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn của chúa Nguyễn ,bà trở thành Hoàng hậu nước này ,với sự giúp đỡ của chúa Nguyễn ,ông lập kinh đô mới tại Oudong
Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đã giúp con rể Chey Chetta II đẩy lùi 2 lần xâm lược của quân Xiêm
Năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần,con trai ông và bà Ngọc Vạn tên Chan Ponhéa Sô lên ngôi vua,nhưng 2 năm thì bị giết trong biến loạn cung đình , mấy năm sau thấy không ổn thái hậu Ngọc Vạn trở về Nam Kỳ lập chùa tu ở núi Chứa Chan Long Khán, có nguồn nói bà về Huế và mất ở đó với tên Tống Sơn quận chúa
Bắt đầu từ đây nội tình Chân Lạp tranh chấp chém giết như nồi cháo heo , chiến trường Chân Lạp là nơi tranh tài của các ông tướng Việt Nam và Xiêm La
Năm 1757, Chân Lạp mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. ở phía tây người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ
Thời Minh Mạng , để ngừa quân Xiêm La tiến sát biên giới Nam Kỳ lục tỉnh , vua Minh Mạng cắt thẳng nữa đất nước Cam Bốt đặt phủ huyện cai trị gọi là Trấn Tây Thành , đặt quan bảo hộ , nhưng cuối thời Minh Mạng thì đất Cam Bốt biến loạn , đầu thời kỳ Thiệu Trị thì Việt Nam phải rút binh về
Người Chân Lạp phải hiểu rằng nếu không có Việt thì các bạn đã bị vong quốc lâu rồi,Xiêm La nó nuốt đất các bạn còn dữ tợn hơn Việt.Người Việt đã đổ máu xương ở chiến trường Chân Lạp cũng vì Xiêm La
Những năm sau khi Bùi Hữu Nghĩa có dịp qua đất Chân Lạp ở khúc chiến trường xưa nhìn xương trắng chất đống ông cảm xúc viết bài "Qua Hà Âm hữu cảm"
"Mịt mịt mây đen kéo tối sầm,
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm.
Đống xương vô định sương phau trắng,
Vũng máu phi thường cỏ nhuộm thâm.
Gió trốt dật dờ nơi chiến luỹ,
Đèn trời leo lét dặm u lâm.
Nghĩ thương con tạo sao dời đổi,
Dắng dỏi đêm trường tiếng dế ngâm."
Khi người Pháp tới Đông Dương bảo hộ Chân Lạp từ năm 1863 đã vô tình giúp nước này lấy lại đất từ tay Xiêm
Năm 1906, Pháp gây chiến với Xiêm và giành lại 4 tỉnh vùng tây bắc từng bị người Xiêm chiếm trong thế kỷ 18,19 là Battambang, Siem Reap, Meanchey, Oddar
Hoàng gia Chân Lạp hiện nay họ Norodom, dòng họ con cháu vua Norodom là dòng họ thân Xiêm La , dòng họ thân Việt Nam khi xưa đã rút tất cả về Nam Kỳ sinh sống sau khi theo bà Ngọc Vạn và sau này là ông Trương Minh Giảng ,điều này lý giải vì sao cái đảng Sam Rainsy với sự bảo trợ ngầm của phái bảo hoàng Cam Bốt suốt ngày gây sự với Việt Nam nhưng không hề nhắc tới Thái Lan
Cựu hoàng Norodom Sihanouk chỉ là cháu ngoại của vua Sisowath Monivong, nối ngôi ông ngoại vì ông vua này không có con trai
Dòng làm vua hiện nay của Cam Bốt chỉ là dòng ngoại của họ Nặc
Mối quan hệ giữa Việt -Chàm-Chân Lạp không phải láng giềng suông,nó là một duyên nợ từ xưa tới nay,duyên tiền định
Việt đánh Chàm,đánh Châp Lạp thì Chàm và Chân Lạp cũng tàn phá Việt một thời kinh hoàng
Mạnh được yếu thua thì rõ,nhưng cũng phải ghi nhận số trời là hai dân tộc kia không tài nào đè bẹp nổi Việt
Trong quá trình dựng nền văn hiến người Việt đã bước qua đất của hai vương quốc cổ rất văn minh này để rồi ngày nay trong huyết quản người Miền Trung VN có máu Chàm,trong huyết quản người Nam Kỳ Lục Tỉnh có máu Khmer
Chàm và Khmer thành hai dân tộc lớn trong gia đình xứ Việt ,nói lớn từ vị thế,tư thế và sự nễ nang của chính người Việt vì hai dân tộc này có văn hiến xưa,có triều đình lừng danh một thuở vàng son
Mỗi lần nhắc tới là dâng tràn niềm cảm xúc không thể tả xiết .Đó không duyên nợ chứ là gì nữa?
"Hóa thân vụt biến hai thành một
Vượt cõi địa cầu đến cõi riêng".
 
(Bài rất dài,nhưng đọc cũng không vô ích.Rất cám ơn các bạn đã đọc tới phút chót)
Nguyễn Gia Việt