Cái
youtube đó của ông Ls Hoàng Duy Hùng gây cho tôi nhiều cảm hứng xuyên
qua ý thức mà bản thân, ở mức độ nào đó đã từng sưu tầm, nghiên cứu, đối
chiếu, tổng hợp, loại suy, kết luận.
Điều nghiệt ngã cho những nhân vật lãnh đạo
tại miền Nam Việt Nam trong thời "chiến tranh Đông Dương lần thứ hai" (1955 - 1975) là:
-Người Mỹ đã từng chửi rủa ông Ngô Đình Diệm và cộng sự của ông là đồ cái "bọn chó đẻ đáng nguyền rủa" (...);
"là thằng nhãi mà chúng ta có được ở đó" - Nam Việt Nam (...).
-Người Mỹ cũng lại lăng mạ, mạt sát những nhân vật làm đảo chánh lật đổ ông Diệm là "bọn côn đồ" (...), trong đó hiển nhiên là có ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống Đệ nhị VNCH (Sở dĩ có danh xưng "Đệ nhất",
Đệ nhị" VNCH là kể từ năm 1967 sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống và ông Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng thống...).
Như thế?
-Cấp cao nhất của hai chế độ Đệ nhất lẫn Đệ nhị VNCH đều bị mấy ông Tổng thống Mỹ mạt sát, chửi rủa là
"bọn chó đẻ", "bọn côn đồ".
Đó là những thực
tế mà ai cũng đã biết, nếu từng theo dõi, quan sát thời cuộc.
Tại sao vậy?
-Mọi người cứ việc mà quy nạp bằng sự suy nghĩ và quyền nhận xét của chính mình.
//
Sau khi nghe
xong "Góc nhìn" của ông HDH về một số các khía cạnh lịch sử tại youtube
nêu trên, mà ở đấy phần nhiều là sự thật, nhất là những chính phủ bù
nhìn mà lịch sử tất nhiên đã hẳn biết.
Phải nói, sau
những phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp và Tây Ban Nha nã lên
bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng vào sáng ngày 1.9.1858 cho đến sau khi Kinh
thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn thì
coi như những ai còn ngồi tại Kinh đô Huế đều là những kẻ bù nhìn, chỉ
có làm giày dép cho giặc mà thôi. Xứ sở bắt đầu lâm vào tình cảnh bị xóa
tên trên bản đồ thế giới.
"Đất nước lâm
nguy, thất phu hữu trách" cho nên mặc dù có đến 10 cuộc khởi nghĩa như
Khởi nghĩa Trương Định (1859 - 1864), Kn Nguyễn Trung Trực (1861-1868),
Kn Ba Đình (do Đinh Công Tráng 1886-1887),
Kn Bãi Sậy (do Nguyễn Thiện Thuật 1885-1889), Kn Hùng Lĩnh (do Tống Duy
Tân 1886-1892), Kn Hương Khê (do Phan Đình Phùng 1885-1896), Kn Yên Thế
(do Hoàng Hoa Thám 1887-1913), Kn Thái Nguyên (do Trịnh Văn Cấn
1917-1918), Kn Lạng Sơn (do Đội Cấn người Tày 1921),
Kn Yên Bái (do Nguyễn Thái Học 1930) nhưng cuối cùng đều bị giặc và Việt
gian tay sai bản địa truy diệt hết.
Sau những chiếc đầu của
những anh hùng nghĩa sĩ rụng xuống ở Yên Bái trong cuộc khởi nghĩa
cuối cùng - 1930 - là năm mà Đảng CSVN người ta cho ra đời do ông Hồ Chí
Minh triệu tập thành lập và lãnh đạo. Từ đó,
người Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh Việt Pháp trong sứ mệnh Vệ quốc
như các thế hệ tiền nhân cho đến chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954 thì buộc
quân viễn chinh xâm lăng Pháp, lính đánh thuê Lê Dương, và "phụ lực
quân bản xứ" (do Bảo Đại "là quân ăn hại"
- cái câu mà thời Ngô Đình Diệm đã chửi Bảo Đại năm 1955... - làm Quốc
trưởng bù nhìn) phải buông súng, lũ lượt kéo thành hàng dài, giương cờ
trắng, giơ tay đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt 96 năm gót giày đinh thực
dân xâm lăng giày dập quê hương dân tộc Việt
Nam.
Song song với thời gian
khi mà phong trào Việt Minh kháng chiến chống Pháp chưa thành công thì,
như ông Hoàng Duy Hùng cũng đã nói đến, có những chính phủ bù nhìn, do
Nhật, do Pháp dựng lên là như thế này:
-“Đế Quốc Việt Nam” –
“Sau khi Lục
quân Đế quốc Nhật Bản đánh chiếm toàn Đông Dương trong Thế
chiến 2, theo kế hoạch của Nhật Bản, triều đình nhà
Nguyễn tuyên bố xóa bỏ Hiệp
ước Patenôtre nhằm xóa bỏ triệt để thế lực của Pháp ở Đông
Dương. Tháng 3/1945, Hoàng
đế Bảo Đại đang đi săn thì bị quân Nhật giữ lại rồi đưa về kinh thành Huế để ký vào bản
tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền mới thân phát-xít Nhật tại Việt
Nam, với chính phủ do Trần
Trọng Kim làm Thủ
tướng[1],
còn Bảo
Đại được Đế
quốc Nhật Bản công nhận là vua của Đế quốc Việt Nam. Tuy có nội các nhưng Đế quốc Việt
Nam thực chất vẫn là nền quân
chủ chuyên chế mà không phải là nền quân
chủ lập hiến như ở Anh, Đế
quốc Nhật Bản, Hà
Lan... do Đế quốc Việt Nam không có Quốc hội, cũng không có Hiến
pháp. Mặt khác, Đế quốc Nhật Bản vẫn nắm quyền chi phối hoạt động của Đế quốc Việt Nam,
ngay cả các Bộ trưởng của Đế quốc Việt Nam không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật Bản đồng ý[2].” https://vi.wikipedia. org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu% E1%BB%91c_Vi%E1%BB%87t_Nam
-“Chính phủ bù nhìn”:
“Quốc
gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Hòa) do Bảo
Đại đứng đầu cũng được thành lập thông qua đàm phán giữa Pháp và các chính trị gia có lập trường chống Việt Minh, được Pháp coi là "Giải pháp Bảo Đại". Kỳ thực Pháp coi giải pháp Bảo Đại chỉ là do tình thế thúc ép, họ không tin tưởng và tôn
trọng chính phủ này. Năm 1949, Tổng tham mưu trưởng lục
quân Pháp, đại tướng Revers sau chuyến khảo sát tình hình Đông Dương đã có bản tường trình mật trong đó viết: "Vấn đề điều đình với Việt Nam thì tìm những người quốc gia chống cộng để điều đình. Giải pháp Bảo đại chỉ là một giải pháp thí
nghiệm, nhưng chế độ Bảo Đại là một chế độ ung thối với sự
tham nhũng, buôn lậu đồng bạc, buôn lậu giấy phép nhập cảng, những khu
chứa cờ bạc đĩ điếm..." (Trung tâm du hí Đại thế Giới ở Chợ
Lớn được chính phủ Bảo Đại cho phép công khai sòng bạc và chứa mại
dâm để kiếm chác). Bản tường trình sau đó bị lộ khiến chính
phủ Pháp "muối mặt", và Revers bị cho về hưu non sau khi ra khai trình
tại Hội đồng tối cao quân lực. Bản thân Bảo Đại cũng nhận xét rằng: "Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại thực ra
là giải pháp của người Pháp."[8]
Tháng 10/1951, nghị sĩ John
F. Kennedy - về sau trở thành Tổng thống Mỹ -
đã đến Việt Nam để khảo
sát. Lúc đó, Mỹ đang tài trợ một cách hào phóng cho chiến tranh của thực
dân Pháp ở Đông Dương, hưng Kennedy tự hỏi: tại sao viện trợ Mỹ vẫn
không thể giúp Pháp chiến thắng? Ông nêu lên một câu hỏi khiến tướng De
Lattre, Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp
ở Đông Dương phải tức giận: “Tại sao ông có thể trông mong người Việt Nam (Quốc gia Việt Nam) chiến đấu (chống lại Việt
Minh) để duy trì nước họ như một bộ phận của Pháp?". Về lại Mỹ, JFK phát biểu ngày 15-11-1951 trên đài phát thanh[9]:
“Các xứ Đông Dương là những chính phủ bù nhìn, những lãnh địa của các ông hoàng (chỉ cựu hoàng Bảo
Đại và các quốc vương Lào và Campuchia) thuộc Pháp với tài
nguyên to lớn nhưng là những ví dụ điển hình của đế quốc và thực dân mà
người ta có thể thấy bất kỳ nơi đâu… Ở Đông Dương, chúng ta [Mỹ] đang
liên kết với nỗ lực tuyệt vọng của một đế
chế Pháp muốn bám lấy những mảnh còn lại của đế quốc”.
Kết quả là (chúng ta) không có sự ủng hộ sâu rộng của nhân dân Việt Nam
đối với chính phủ bản xứ (tức chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại)
-”https:/vi.wikipedia.org/wik/ Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_b%C3% B9_nh%C3%ACn
-Hiệp định Genève –
"Hiệp định Genève 1954 (tiếng
Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp
định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy
Sĩ để khôi phục hòa bình ở Đông
Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán
đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế
độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm
mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều
Tiên và Đông
Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5, vấn đề Đông
Dương được đưa ra thảo luận." (Vì do ngày trước, 7 tháng 5 quân đội Pháp thất trận Điện Biên Phủ - tqd).
(…)
“Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện
Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 16000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện
Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân
đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến
tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên
quân đội của một quốc gia thuộc địa châu
Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường
quốc châu
Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông
Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương.
Ngày 8
tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.”
– https://www.youtube.com/ watch?v=lp8vODuwq_k
(…)
“Ngày 10 tháng 3 năm 1954, Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Genève theo đề nghị của Pháp[10].
Ngày 8 tháng 5 năm 1954, tin về kết quả Chiến dịch
Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8 tháng 5 năm 1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán.[11]
Thành phần tham dự (Lúc
này, tại bàn đàm phán, người ta chưa biết Ngô Đình Diệm là ai. Cho nên
Ngô Đình Diệm không có tư cách gì tại Hội nghị Genève cả):
- Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn[12].
- Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ (không được tham gia đàm phán tại hội nghị, việc đàm phán do phái đoàn Pháp thực hiện và chỉ thông báo lại sau khi ký kết).
- Phái đoàn Vương quốc Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn (không tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp).
- Phái đoàn Vương quốc Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn (không tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp).
- Hai phái đoàn Pathet
Lào và Khmer Issarak không được chính thức tham gia hội nghị mà ủy nhiệm cho phái đoàn Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các nguyện vọng của hai đoàn này được Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trình bày trước hội nghị.
Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.” – https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1% BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954
“THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
VỂ NƯỚC NGÀY NÀO ?
1/ Đoàn
Thêm, “Hai Mươi Năm Qua – Việc từng ngày – 1945-1964”, Xuân Thu, Los
Alamitos, CA, USA (không ghi năm xuất bản), trang 148:
“25-6-1954.-
Thủ Tướng chỉ định Ngô đình Diệm về nước.”
2/ Chính Đạo, “Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập B: 1947-1954)”, Văn Hóa, Houston, TX, USA, 1997, trang 392:
“14/6/1954:
PARIS: Diệm gặp Đại sứ Mỹ Douglas Dillon, báo tin sắp được làm Thủ Tướng... Diệm
muốn Mỹ viện trợ nhiều hơn để bảo vệ châu thổ sông Hồng (FRUS, 1952-1954, XIII:2:1695-6).”
trang 397:
“Thứ Sáu, 25/6/1954:
Sài Gòn: Diệm về nước.”
Ngô
Đình Diệm về
nước được
là nhờ các "trục"
nầy:
-NGÔ ĐÌNH DIỆM
TRONG LIÊN MINH Mỹ-VATICAN – Nguyễn Mạng Quang
TRONG LIÊN MINH Mỹ-VATICAN – Nguyễn Mạng Quang
Để rồi, chế độ Ngô Đình Diệm, đối với người Mỹ, cả
thời VNCH 2 vẫn là bù nhìn, vẫn là con rối:
Số phận do người
Mỹ đẻ ra, nhưng khi điều
hành quốc sự mà tệ hại quá cho nên đã bị
họ "rủa sả":
-Tổng Thống Kennedy Gọi Anh Em Ông Diệm
Là “Bọn Chó Đẻ” (sons of bitches)
James S. Olson & Randy Roberts -
“Sau khi đọc xong các phúc trình của Cục Tình báo Trung ương CIA về những điều tệ hại nầy, Tổng thống Kennedy đập mạnh tài liệu
xuống bàn và hét to “Đồ cái bọn chó đẻ đáng nguyền rủa” (“Those
damned sons of bitches”)”
- https://sachhiem.net/LICHSU/C/ Cahat_LS00.php
.
-Tổng thống Johnson Gọi Diệm Là “Thằng Nhãi” (Lê Xuân Nhuận) –
(...)
“Riêng về TT Johnson thì ông “là một vị tổng thống cộc
cằn, thô
lỗ, kém học
thức nhất, so với những vị tổng thống khác trong
lịch sử cận
đại Hoa Kỳ. Đa
số sử gia đồng
ý Johnson không phải là
vị tổng thống lịch sự về
cung cách ngoại giao...”
(theo nhà biên khảo Nguyễn Kỳ Phong, trong cuốn “Người Mỹ và Chiến Tranh Việt
Nam - Liên
Hệ Quân Sự Chính Trị 1945-1975”, do
Vietnam Bibliography ở Virginia, USA, xuất-bản năm 2001, trang 253).
(Xem thêm về TT Johnson ở
Mục V,
nhất là ở Mục VI phía
cuối bài này).”
(…)
“Tuy nhiên, dùng
những thậm-từ, chửi thề, chỉ là thói
quen cá-nhân của một số Tổng-Thống Hoa-Kỳ; thí-dụ: khi nghe tin cựu
Tổng-Thống Gerald Ford từ-trần, Tổng-Thống George W. Bush đã ngỏ lời chia
buồn và ca-tụng rằng “Jerry was warm gentle, friendly, pleasant courteous
individual. He never used bad language,
he loved his family, his kids and above all else he loved Betty.” (Jerry [tên gọi thân-mật của Gerald] là một con
người nồng-hậu, hoà-nhã,
thân-thiện, khả-ái, lịch-sự. Ông ấy không bao giờ dùng lời-lẽ thô-tục,
ông ấy yêu-thương gia-đình, các con, và trên tất cả mọi thứ khác là
yêu-thương Betty [vợ, là bà Betty Ford]). Đề-cao
các ưu-điểm của một tổng-thống mà nhấn mạnh đến
ưu-điểm không dùng lời-lẽ thô-tục đủ thấy có những tổng-thống Mỹ khác, thường
dùng lời-lẽ thô-tục.”
-“Thằng nhãi duy nhất”:
Phó TT Hoa kỳ L.B.Johnson, Ngô Đình Diệm và đại sứ Nolting. Ảnh http://vi.wikipedia.org/ wiki/
Nói
ai làm gì, ngay chính cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm của Đệ-Nhất Việt-Nam
Cộng-Hòa, cũng bị chính ông Tổng-Thống Hoa-Kỳ thô-lỗ Lyndon B. Johnson
ấy gọi là “thằng nhãi” trong trường-hợp sau:
Karnow (Stanley Karnow, sử-gia chuyên về Chiến Tranh Việt
Nam), hỏi Johnson là ông có tin rằng Diệm là “Churchill (Winston
Churchill, Thủ
Tướng Anh, anh-hùng thắng Đức Quốc-Xã tại Châu Âu) của
Đông Nam Á” hay không; thì Johnson liền trả
lời: “Cục cứt họ,
Diệm là thằng nhãi duy
nhất mà chúng
ta có ở đó.”
(Shit ! Diem is the only boy we’ve got out there –
Stanley Karnow, Vietnam a History, Edition
King Press 1983, trang 214)
https://thuvienhoasen.org/
Một – “Bọn Cóc nhái” Trong bài viết “Lại Chuyện Tản Mạn!” phổ-biến ngày
Thursday, August 21, 2008 6:03 PM (phê-bình bài viết nhan đề “Tản mạn
lịch sử ” của Ông Lê Mạnh Hùng đăng trên báo Viet Tide), Ông Lữ Giang
[aka Tú Gàn, aka Nguyễn Cần] đã viết như sau:
“Trong công điện gởi cho Bộ Ngoại Giao lúc 2 ...
|
Có người
nói sở dĩ người Mỹ "bật đèn xanh" cho quân nhân VNCH lật đổ ông Ngô Đình Diệm hồi 1.11.1963 là do ông ấy "không cho Mỹ đổ quân vào VN"?
Điều đó
không hẳn hoàn toàn đúng:
-Hồi Ký Của Cựu Thiếu Tướng Hoành Linh Đỗ Mậu, "VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI", Cali -1987, Chương 16: "Quan hệ Mỹ- Diệm: "...Tài liệu mật của Ngũ giác đài dưới đây tiết lộ một bản mật điện của Toà đại sứ Mỹ tại Sài gòn gởi về Washington
trình bày về cuộc thương thảo giữa Đại sứ Nolting và ông Nguyễn Đình Thuần,
Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng thống, cho thấy những bí
ẩn đó: Những đòi hỏi vào năm 1961 của Việt nam về những đơn vị tác chiến
Hoa kỳ. Điện văn
từ Toà đại sứ Mỹ tại Sài gòn gởi Bộ ngoại giao 13-10-1961 về những đòi
hỏi của Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Quốc phòng của miền Nam Việt nam.
Bản sao gởi Bộ Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương và Toà đại sứ Mỹ tại
Bangkok Thailand và Taipei Taiwan. Trong buổi
họp 13-10 Thuần đã đưa ra những đòi hỏi sau đây:
Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần gặp Tổng thống Kennedy tại Nhà Trắng năm 1961. Ảnh http://www.skyscrapercity. com/
1- Thêm phi đoàn AD-6 thay vì phi đoàn T-20 như đã dự định và gởi qua càng sớm càng tốt.
2- Yêu cầu cung cấp phi công dân sự Mỹ để lái máy bay trực thăng và phi cơ C-47 để bay những phi vụ tác chiến.
3- Nhiều đơn vị tác chiến Hoa kỳ, hoặc những đơn vị gọi là "huấn luyện
tác chiến" vào miền Nam Việt nam. Một phần để đóng ở phía Bắc gần vĩ
tuyến 17 để thay các lực lượng QĐVNCH ở đó phải bận đi chống du kích ở
vùng Cao nguyên. Và cũng để đóng ở nhiều tỉnh
của vùng Cao nguyên Trung Việt.
4- Phản ứng của Hoa kỳ về dự định của Việt nam yêu cầu Trung Hoa quốc gia gởi một sư đoàn tác chiến cho mặt trận Tây Nam.
Thuần nhắc đến những tập nhật ký lấy được từ những sĩ quan Việt Minh bị
giết ở miền Trung, trong đó có tin tức về những dự án và kỹ thuật của
Việt Minh. Những tài liệu này đang được phân tích, dịch ra và sẽ được
chuyển về (Hoa Kỳ). Thuần nói: ông Diệm, vì thấy
hiện tình của Lào, sự xâm nhập (của Việt Minh) vào Nam Việt Nam và việc
Tổng thống JFK gởi Taylor (qua Việt Nam), đã yêu cầu Hoa Kỳ xét gấp những đòi hỏi của Nam Việt Nam.
Về việc đòi hỏi gởi những đơn vị huấn luyện tác chiến Mỹ, Nolting hỏi
xem ông Diệm có xét kỹ vấn đề chưa vì đã có nhiều chống đối liên tiếp
đòi hỏi này. Thuần xác nhận rằng có, và rằng ông Diệm đã đổi ý kiến
(muốn Hoa Kỳ gởi quân qua Việt Nam) vì tình hình càng ngày càng tệ hại hơn. Thuần muốn Hoa Kỳ biểu dương lực lượng gần vĩ tuyến 17 để ngăn ngừa Cộng Sản tấn công, và để thay thế lực lượng VNCH ở đó. Cũng cần những
đơn vị Hoa Kỳ đóng ở những tỉnh cao nguyên, cho cùng một mục đích: thay thế cho quân lực VNCH ở đó...."
Còn khi đảo chánh xảy ra, kinh nghiệm với cuộc đảo chánh hụt ngày 11.11.1960;
vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái chiến đấu cơ giội bom dinh Độc Lập sáng ngày 27.2.1962; và rằng:
-“…
ở Bộ Tổng Tham Mưu trong đó ông Ngô đình Nhu trực tiếp cảnh cáo các
Tướng lãnh về âm mưu tổ chức đảo chính quân sự, khi ông nói là Tướng nào
làm việc đó để lật đổ chế độ
thì nên treo cổ nó trên đường Công Lý để làm gương cho kẻ khác.” (Tôn
Thất Đính, “20 Năm Binh Nghiệp”, Tuần Báo Chánh Đạo xb, USA, 1998, tr 419)
?
Nếu người
Mỹ mà chửi rủa các
tướng lãnh, quân nhân
QLVNCH đảo chánh
ông Diệm (do họ
đồng tình và cho tiền...!)
thì rất có
thể người
Mỹ đã
để rơi "nước mắt cá sấu" (?) chứ lẽ nào người ta không nắm rõ những sự
kiện như tôi đã dẫn ở trên? Nó sẽ xảy ra, nếu phản đảo chánh, nghĩa lả
đảo chánh thất bại, thì những Tướng lãnh làm đảo chánh quân sự sẽ bị anh
em ông Diệm
"treo cổ nó trên đường Công Lý", nếu không kịp thời chạy lưu vong
như Nguyễn Chanh Thi, Nguyễn Văn Cử, Huỳnh Minh Đường,...trước đó -
trước 1963. Nhất là khi ông Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3, kiêm Quân
trấn Sài gòn, Tôn Thất Đính nhận kế hoạch như
thế này từ anh em ông Diệm:
“Ông Nhu đã tỏ vẻ coi
thường khi nhận được báo cáo đầu tiên về những đoàn quân tiến về dinh
Tổng Thống. Ông tin rằng việc tấn công nầy nằm trong chiến lược của ông
nhằm phát giác và tiêu diệt những người đối
nghịch của ông.
Theo kế hoạch của ông
Nhu thì vài đơn vị trung thành của ông sẽ chiếm vài nơi trọng yếu tại
thủ đô. Lúc đó ông và ông Diệm sẽ bay ra Vũng Tàu. Chỉ vài ngày sau,
tình trạng lộn xộn và không luật lệ đó sẽ mở
ngõ cho kẻ thù của chính quyền vào. Các đơn vị trung thành với chế độ
đánh chiếm lại.
Lúc đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy (Sài Gòn – tqd).
Một việc không may cho anh em nhà Ngô là ông Nhu đã nhờ Tướng Tôn Thất Đính thực hiện kế hoạch nầy. Trước đó
(cũng trong chiều ngày 1.11.1963 - tqd) ông Nhu có điện thoại cho
ông Đính nhưng không gặp. Sau đó ông ta có liên lạc với vài tướng lãnh
mà ông nghĩ trung thành với chế độ, nhưng cũng không gặp ai cả. Lúc đó,
ông mới biết là đảo chánh có thật” -
(Trần Văn Đôn, “Việt Nam Nhân Chứng”, Xuân Thu, USA, 1989, tr 270).
Tại
sao Mỹ là quốc gia cùng với Vatican vận động, thu xếp để đưa ông
Ngô Đình Diệm (tam đại Việt gian đối với lịch sử và dân tộc Việt
Nam...) về nước, hất
Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam là cựu hoàng Bảo Đại ra rìa (và "công dân
Vĩnh Thụy" rời xa bàn thờ các vị Chúa, liệt vị Tiên Đế, sống đời lưu
vong mãi ở Pháp cho đến lúc về già rồi rửa tội để trở thành chiên trước
khi gởi nắm xương tàn nơi xứ lạ quê người ...)
mà đoạn trích dẫn trên lại có câu: "Lúc đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy" (Sài
Gòn – tqd) ?
Kế
sách của Mỹ lúc bấy giờ, khi đưa Ngô Đình Diệm về nước là loại Bảo Đại
(con bài bù nhìn của Pháp) để
nhằm mục đích hất Pháp ra khỏi Việt Nam, Đông Dương nói chung. Đến lượt
con bài bù nhìn Ngô Đình Diệm mà thực thi không xong những gì mà người
Mỹ muốn, nhất là cảnh tồi tệ về vấn nạn gia đình trị, làm cho Kennedy
"đập mạnh bản Phúc trình xuống bàn" và chửi "Đồ cái bọn chó đẻ đáng nguyền rủa" (...). Ông Diệm ông Nhu biết thái độ "căng giây đàn" mà người Mỹ đã thể hiện đối với mình cho nên mới quay qua muốn thực hiện
giấc mơ (ảo) là sẽ được chia quyền (với Bắc Việt) từ những
điều ước gì đó tại Hiệp định Genève mà Mỹ biết được cho nên đó là điều
nguy hiểm cho anh em ông Diệm.
Chúng ta nên biết rằng cái câu "Lúc
đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy" là anh em ông Diệm, chủ yếu là nhắm đến những người Việt Nam nào muốn đảo chánh chế độ chứ người Mỹ thì khó có
thể sập vào bẫy gì của ông Diệm, ông Nhu.
Mỹ
không xài được con
bài này thì họ chọn con bài khác mà thôi. Và đó là lý do tại sao sau khi
Nguyễn Khánh làm "Chỉnh lý" (đầu năm 1964), gọi là "trả thù cho ông
Cụ", nhưng rồi ông Khánh cũng vẫn phải "ra đi" (...). Và ông Khánh cũng
giẫm lên con đường liên lạc với MTGPMNVN =
ông Huỳnh Tấn Phát. Ông Khánh có đưa thư ông Huỳnh Tấn Phát gởi đến mình
cho ông Trần Văn Đôn coi. Ông Đôn viết vào Hồi ký "Việt Nam Nhân
Chứng", xb tại Mỹ là lúc cả hai ông Khánh lẫn ông Đôn đều còn sống
và cùng ở Mỹ.
Bắc Việt lúc bấy giờ đã ứng dụng mưu lược chính trị thượng thặng nhằm tranh thủ lòng dân miền Nam (chứ ở đó
mà "chia quyền" cho ông Nhu, ông Diệm - kẻ đã vì lý do "chống cộng" mà "giết đi không biết bao nhiêu chiến sĩ, và đó là vết nhơ bỉ ổi nhất trong công cuộc tranh đấu sinh tồn của dân tộc ta vậy"...) cho nên những điều như sau đây là về anh em ông Diệm:
"Nguyên Nhân Sâu Xa Của Biến Cố 1-11-1963:
Tôi
cần xác định một điều mà ít nguồn dư luận quan tâm, đó là các nguồn tin
tình báo của Quân Đoàn III, đặc biệt phát xuất từ tình báo Hoa Kỳ,
Phòng Nhì Pháp, các cơ
quan quốc tế liên hệ đến Ủy Ban Hỗn Hợp Quân Sự Kiểm Soát Đình Chiến
theo quy chế Hiệp Định Genève 1954, Tình báo Anh quốc từ Hong Kong, tình
báo Trung Hoa Quốc Gia, đều hướng về các nguồn tin VNCH đang mở một
cuộc thương thuyết lâu dài với Cộng Sản Bắc Việt
để mở lại các cơ sở Hiệp Thương giữa hai miền từ các điều khoản của Hiệp
Định Genève 1954. Những tin tức “hành lang” thì không hiếm, nào Cành
Đào của Hồ Chí Minh gởi tặng Ngô Đình Diệm từ đầu Xuân 1960 (?) nhân năm
tuổi của Tổng Thống, các cuộc mật đàm giữa
ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng ngụy trang dưới hình thức săn bắn ở Cao
Nguyên, ở Bình Dương - Phạm Hùng lúc bấy giờ thuộc Trung Ương Cục Miền
Nam là nhân vật của Bộ Chính Trị cử để lãnh đạo MTGPMN, sau này trở
thành Thủ Tướng Chính Phủ Cộng Sản ở Hà nội và
đã qua đời vì bạo bệnh. Gần như tất cả các cuộc thương thuyết giữa Hà
nội và Sàigòn đều do Phạm Hùng thực hiện, một đôi khi có một vài tướng
lãnh ở Bắc Việt vào Sàigòn qua trung gian Ủy Hội Quốc Tế và để gặp ông
Nhu ở trụ sở thảo luận về các vấn đề quân sự.
Tất cả các sự kiện này đều không qua mặt tất cả các cơ quan tình báo ở
Sàigòn thuộc nhiều hệ thống của nhiều nước như tôi đã nói ở trên. Ông
Ngô Đình Nhu cũng không còn xem chuyện đó là “bí mật quốc gia” khi chính
ông cũng biết là các cơ quan tình báo ngoại
quốc đã nắm vững các đường dây này và đang đêm ngày theo dõi, chưa kể
phía Bắc Việt đã cố ý tiết lộ các điều này ở Paris, ở Luân Đôn! Một
trong những biến cố cực kỳ quan trọng lúc bấy giờ về mặt ngoại giao mà
ít tai biết, ít ai quan tâm là sự xuất hiện của
Tổng Đại Diện Pháp ở Sàigòn đã làm tiết lộ kế hoạch của Pháp. Vì sơ ý
của Đại Sứ Pháp ở VNCH lúc bấy giờ đã để cho Tổng Đại Diện Pháp tại Hà
nội bay vào Sàigòn trình các mật thư của Bắc Việt cho ông Nhu mà không
xin phép Bộ Ngoại Giao chính phủ trước. Do đấy
Tổng Thống De Gaulle đã tức tốc triệu hồi Đại Sứ R. Lalouette của Pháp
về nước khiển trách và không cho phép trở lại Sàigòn.Tổng Thống De
Gaulle đã nổi giận và nói với R. Lalouette là không bảo vệ được bí mật
ngoại giao, làm cho Hoa Kỳ nắm được các đầu dây
của cuộc thương thuyết này, nên Pháp sẽ không thể nào nhúng tay giúp đỡ
chế độ Diệm được nữa! Đó là một nguyên nhân cơ bản làm cho tình báo Hoa
Kỳ quyết tâm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ.". (Tôn
Thất Đính, "Hai Mươi Năm Binh Nghiệp", USA, tr 434).
Mặc dù mang cái nhãn
"chống cộng" (kẻo nó "tràn xuống Đông Nam Á"...?), do Mỹ và do Vatican
(...) "làm kép nhất" (lời ông Nguyễn Cao Kỳ), làm kẻ điều khiển "con
rối". Tuy nhiên, cũng có những ông Tướng cứ vẫn
muốn thể hiện cái quyền "độc lập, tự chủ" trong thời mà "người Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi" (...). Sau đây là thí dụ điển hình:
“Quan Thầy Và Bầy Tôi Tớ
Từ
Sư đoàn 1 đến Quân đoàn I, những nỗ lực của tôi bắt đầu có kết quả tốt.
Nhưng sau một thời kỳ dò dẫm, có lẽ người Mỹ đã có đủ thời gian để chọn
lọc trong hàng Tướng lãnh những tên tay
sai có đủ tinh thần bồi bếp, phục vụ cho ý đồ của họ ở Việt Nam. Ở hàng
tối cao, họ đã chọn lọc được hai tên, đó là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn
Cao Kỳ.
Trong
thời gian chiến tranh bùng nổ dữ dội, tôi càng “va chạm” với cố vấn Mỹ
không biết bao nhiêu lần. Trong khi đó thì các nhà lãnh đạo ở Saigon đua
nhau xu nịnh, cố lấy lòng “cố vấn”
Mỹ để nhờ đó mà bước lên nấc thang quyền hành. Sau này một người bạn Mỹ
cho tôi biết, trong hồ sơ Nguyễn Văn Thiệu lưu giữ tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở
Saigon đã phê điểm y với câu sau: “Very receptive to American advices”.
Người bạn Mỹ tên là R.W.J. tiết lộ câu ấy
với tôi. Tôi bình phẩm:
-Đó là lời phê “bảng vàng” đã đưa Nguyễn Văn Thiệu lên đến địa vị tối cao, nắm giữ vận mệnh của Miền Nam?
Riêng
tôi thì không bỏ lỡ cơ hội nào để dạy cho người Mỹ bài học về chủ quyền
của một nước độc lập, và luôn giữ họ ở vị trí Đồng minh đúng nghĩa.
Ngày
7-2-1966 lúc 9 giờ sáng, với tư cách Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng I
Chiến thuật, tôi đang thị sát khu phi quân sự thì nhận được điện khẩn,
Đại tá Huỳnh Công Thành, Tham mưu trưởng Quân
đoàn từ hậu cứ gọi ra cho biết tôi phải về gấp nhận chỉ thị đi dự hội
nghị với Mỹ ở Honolulu, khi tôi tới Đà Nẵng sẽ có Nguyễn Hữu Có nói rõ
thêm chi tiết về việc này.
Tôi về tới Đà Nẵng lúc 11 giờ 40, liền có điện thoại từ Saigon, không phải Nguyễn Hữu Có, mà là Nguyễn Cao Kỳ:
-Chúng
tôi vừa nhận được công điện của Mỹ do Tòa Đại sứ chuyển đến hồi sáng
nay (7-2-1966) mời đi Honolulu họp Hội nghị Thượng đỉnh ngày mai. Mỹ họ
yêu cầu cần phải có mặt, và phái đoàn
gồm có Quốc phòng, Tổng Tham Mưu trưởng và một Tư lệnh Quân đoàn đại
diện cho 4 Quân đoàn.
Nghe Nguyễn Cao Kỳ nói, đầu tôi bỗng nặng trịch những câu hỏi:
-Một hội nghị “thượng đỉnh” giữa hai nước “đồng minh” mà lại triệu tập với cung cách quái đản như thế sao?
-Dù chỉ là hai thường dân mời nhau ăn bữa cơm cũng không thể mời cách khiếm nhã như thế được!
-Dù là một cuộc họp tham mưu để hành quân theo kiểu nhà binh, cũng không thể đi dự khơi khơi, thiếu chuẩn bị như thế được!
Theo
dõi tình hình nước Mỹ trước đó, tôi biết là ông Johnson đang gặp chống
đối mạnh. Bày ra chuyện đi Honolulu chỉ là tìm cách tránh né dư luận,
đồng thời cũng sẽ nhân dịp mà đặt lại một
số căn bản cho chiến tranh Việt Nam đang trên đà “Mỹ hóa”.
Biết thế, nhưng tôi cũng hỏi thử Nguyễn Cao Kỳ:
-Các anh nghĩ sao? Có nên đi hay không?
Cao Kỳ nhanh nhảu đáp:
-Phải đi chứ! Chúng tôi đang sửa soạn. Anh cũng sửa soạn đi là vừa. Đi nghe!
Tôi
cười thầm. Làm tay sai thật là sướng. Cứ hễ quan thầy bảo sao làm vậy,
không cần suy nghĩ. Quan thầy gọi là đến, khỏi cần đắn đo. Tôi gằn giọng
trả lời Kỳ:
-Tôi
không đi. Thể thống của một nước không cho phép đi như thế. Cái gì cũng
tuân lệnh Mỹ như thế thì còn mặt mũi nào mà ăn nói với quốc dân? Có làm
tôi tớ Mỹ đi nữa thì cũng nên kín đáo
một chút, chớ đừng lộ liễu như thế!
Dĩ
nhiên không thể vì tôi không đi mà hội nghị Honolulu không thành. Người
Mỹ muốn gì mà chả được! Bọn tôi tớ tay sai Mỹ lũ lượt kéo nhau đi
Honolulu lãnh chỉ thị của quan thầy.
Cuộc trình diễn ở Honolulu rất hấp dẫn. Tại sân bay, ông Johnson nói:
-Gentlemen,
Let me make clear our resolve and determination… We, South Vietnam and
US are brotherin-arms (sic). We will not tire. We will not flag. We
intend to work with you. We intend
to fight with you in defeating the communist aggressors. (The Pentagon
Papers, trang 495, và The Long Charade của R. Critchfiel, trang
212-213).
Nguyễn Cao Kỳ thưa rằng:
-We
pledge our determination to continue to fight against communist
aggression as long as it is necessary to accept sacrifice and death (?)
as long as the war requiresit… and we pledge
not to betray those warrant sons of America who have given their lives
in this sacred cause (sic).
Để
ý mà xem, Cao Kỳ hót rất khéo. Trước mặt quan thầy, y thề quyết chiến
đấu chống xâm lược Cộng sản “ngày nào mà việc này còn cần thiết” (as
long as it is necessary), cho nên khi quan
thầy tỏ rõ cho thấy việc này không còn cần thiết nữa, thì y cỗm một
chiếc trực thăng bỏ chạy sang Mỹ, y lại còn thề không phản bội những
người Mỹ đã chết cho “chính nghĩa cao cả”, ngược lại người Mỹ có thề
không phản bội người Việt Nam chết cho chính nghĩa
ấy bao giờ đâu? Cho nên khi bọn Mỹ cắm đầu bỏ chạy và y chạy theo, thì
đó cũng vẫn … chính nghĩa (!) như thường. Không lấy gì làm lạ, sang đến
Mỹ năm 1975 và 1976 Mỹ đã trả tiền cho y đi nói chuyện khắp nơi, bảo
rằng người Mỹ đã làm hết bổn phận, chẳng qua
thua là vì chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng đó thôi.
Đằng sau những trò hề vụng dại Honolulu, là những vui chơi thỏa thích
(bên
nhà thì khói lửa mịt mù, “hằng đêm quê hương đạn bay súng nổ”, nông
thôn thì khố rách áo te, ăn khoai mì độn, máu đổ xương rơi khắp cùng đất
mẹ = từ Nam chí Bắc! – tqd).
Các bà mệnh phụ Thiệu, Kỳ, Khang thả cửa mua sắm, đổi chác xôm tụ qua các PX nhà binh Mỹ ở Honolulu.
Về
lại Saigon, cả bầy tôi tớ đua nhau thổi phồng những “thắng lợi” to tát
đạt được ở Honolulu. Bộ Tâm lý chiến xuất tiền cho căng đầy biểu ngữ tán
dương thành quả Honolulu.
Trong
một buổi họp ở văn phòng, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ trao cho mỗi Vùng
Chiến thuật 500 ngàn đồng bạc, ra lệnh phải tổ chức biểu tình hoan hô
cái hội nghị trơ trẽn và lừa phỉnh đó. Riêng
Vùng I Chiến thuật, Cao Kỳ ra lệnh phải biểu tình hoan hô, đồng thời
triển lãm chiến lợi phẩm để khoe khoang chiến thắng.
Tôi trả lời thẳng cho Kỳ biết là không thể hoan hô cái hội nghị của lũ đày tớ đi chầu quan thầy ấy.
Ngày
19 tháng 2 năm 1966, tôi nhận được công điện cho biết ông Chủ tịch Ủy
ban Hành pháp Trung ương sẽ ra thăm Vùng I Chiến thuật và khánh thành
phòng triển lãm.
Tôi
chỉ thị cho Bộ Tham mưu Quân đoàn đánh điện cho Saigon biết là Vùng I
Chiến thuật không có gì để triển lãm, và cũng không hoan hô trò hề “Lu
lu”.
(Nguyễn Chánh
Thi, “Việt Nam Một Trời Tâm Sự”, Anh Thư xuất bản, nhà sách Xuân Thu
phát hành, USA, 1987, tr 327, 328, 329, 339, 331).
Kết luận trong hai thời kỳ kháng chiến chống xâm lăng?
Thời kỳ Liên minh Vatican & Pháp:
-“Công giáo Việt Nam có hỗ trợ việc Pháp đô hộ nước ta?” –
-“Ngay từ ngày 25/12/1859, Đô đốc Page đã
viết cho Bộ trưởng Hải quân:
“Những
năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với
họ (các giáo sĩ). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa
phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm
trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. nhưng
rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo đã ngày càng xấc xược ngạo mạn
đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương.
Họ công khai nổi loạn; họ tuyên bố người
Kitô giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác (...)“Đâu
đâu cũng loạn ly. Họ (các giáo sĩ) cưỡng ép bắt đi những em bé, những
thiếu nữ ra khỏi gia đình để được Kitô hóa. Do những hành động và những
phản ứng ấy (tôi tóm tắt lại trong hai từ này tất cả những lời buộc tội) các
giáo sĩ nghiễm nhiên trở thành người lãnh đạo, hoặc bao che cho tất cả những cuộc nổi loạn này:
tất nhiên họ tham
gia vào tất cả những hoạt động bí mật chống lại nhà vua, kể cả những
hoạt động khủng khiếp nhất: sự sụp đổ của nhà nước và của non sông đang
có nguy cơ xảy ra dưới ảnh hưởng một tình thế như vậy. “Để giữ gìn an
ninh trật tự tại Sàigòn, tôi đã phải thiết lập
một tòa thị chính. Ngạc nhiên biết bao khi ngày hôm sau, các giáo sĩ đã
tới gặp tôi và tuyên bố rằng giáo dân Annam không thể tuân phục một
chính quyền ngoại đạo. Chính những “từ” mà họ dùng.“Sao, không tuân
phục, kể cả đối với cơ quan cảnh sát của thành phố?
Nhằm ngăn chặn bọn trộm cắp lưu manh và bọn phiêu lãng cướp bóc thành
phố hay sao?“Và tôi lấy làm xấu hổ mà phải thú nhận với ngài Bộ trưỡng
rằng những nguyên lý ấy được các giaó sĩ thuyết giãng công khai! “Thực
tình tôi không muốn nói thêm những chi tiết
khác, do những người nhất thời có địa vị to lớn trong nước khẳng định
với tôi. Tôi chỉ muốn tin khi nào tôi được đích thị chứng kiến. Ngoài ra không
một người công giáo Việt Nam nào là không xin được đăng ký dưới lá cờ
của chúng ta. ông vua ngoại đạo của Nam kỳ không phải vua của họ!“Bây
giờ thì ngài Bộ trưỡng đã hiểu vì sao cả nhà vua, lẫn các quan lại, đều coi các giáo sĩ Kitô như những kẻ thù...” ”
–
“Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 - 1897) (Tái Bản 2018)” –
Thời kỳ Liên minh Vatican & Mỹ
nhảy vào Việt Nam thay
chân Pháp thì:
The Religious Beginnings of an Unholy War
The Shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War
By Avro Manhattan
Avro Manhattan (1914-1990).
|
Avro Manhattan was
the world's foremost authority on Roman Catholicism in politics. A
resident of London, during World War II he operated a radio station
called "Radio Freedom" broadcasting to occupied Europe.
He was the author of over 20 books including the best-seller The Vatican in World Politics, twice Book-of-the-Month and going through 57 editions. He was a Great
Briton who risked his life daily to expose some of the darkest secrets of the Papacy. His books were #1 on the Forbidden Index for the past 50 years!!
|
Trần Quang Diệu