Editor-in-Chief: Chủ Biên LS Trịnh Quốc Thiên - trinhquocthien@gmail.com Trụ sở: 1701 Pennsylvania Avenue, NW Washington, D.C. 20006, VPU 200. Chủ bút Trịnh Quốc Thiên đã đoạt giải Hạng Nhất đồng hạng về BIÊN KHẢO VĂN HỌC SỬ, VÀO NĂM 2008, LỄ CÔNG BỐ TRAO GIẢI TẠI THÀNH PHỐ SAN JOSÉ CỦA HỘI Y NHA DƯỢC SỸ QUỐC TẾ. Chủ bút Trịnh Quốc Thiên, là chủ kênh "Từ Thủ Ðô" TiVi, https://www.youtube.com/trinhquocthien
31 tháng 5, 2021
27 tháng 5, 2021
7 tháng 5, 2021
Luật Hải cảnh của Trung Quốc và Tình hình Biển Đông năm 2021 - Tiến sỹ Trần Công Trục
Biển Đông đang được coi là một trong những điểm nóng của khu vực và quốc tế trong năm 2021; Bởi vì:
1. Theo truyền thống và do điều kiện Địa lý-Chính trị, Biển Đông là hướng phát triển trên biển đầu tiên của Trung Quốc. Bởi vì, dù là một nước lớn, nhưng phía Đông thì bị cản trở bởi Nhât bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Đài Loan-những đồng minh hoặc nằm dưới ô bảo hộ của Mỹ- Vì vậy ,Trung Quốc chỉ có thể tiến ra biển bằng Biển Đông , con đường biển thông thương và buôn bán quan trọng nhất của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài. Chẳng hạn, hiện nay, Trung Quốc có khoảng 39 tuyến hàng hải chính thông thương với thế giới thì có đến 29 tuyến đi qua Biển Đông, với lượng hàng hóa xuât nhập khẩu thông qua chiếm khoảng 60%.
Trung Quốc cho rằng quan niệm về biển trong tương lai là cần phải tính đến điểm cốt lõi của vòng cạnh tranh tới về biển là cái gì. Chỉ có như vậy mới có thể phát huy vai trò chủ đạo đối với hành vi của các cá nhân và nhà nước. Họ cho rằng quan niệm mới về biển cần phải chủ động, tiếp thu những thành quả văn minh của các nước trên thế giới về biển, kết hợp mục tiêu phát triển với nhu cầu hiện thực của nhà nước, tính đến tình hình cơ bản của thế giới, xác định rõ chiến lược biển của bản thân, nâng việc nghiên cứu phát triển biển lên tầm chiến lược quốc gia; sự bị động về quyền lợi biển không thể đổi lấy an ninh của vùng biển ven bờ; không thể dùng phương thức hy sinh lợi ích biển để đổi lấy tình hình phát triển nào đó; chấn hưng sức mạnh biển là nguồn gốc của việc Trung Quốc phát triển bền vững sự nghiệp biển. Vì vậy, xâm chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” theo đường biên giới biển hình lưỡi bò; khẳng định, tranh giành chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, tiến tới chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Trương Sa bằng vũ lực là chủ trương chiến lược nhất quán, kiên định và không thể thay đổi của Trung Quốc.
2. Đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình hình Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Thế giới.
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông trong thời gian qua, nhất là năm 2020, cho thấy rõ sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc:
Chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III, trên báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/05/2020, cho rằng Trung Quốc cần một “ điểm nóng” để đánh lạc hướng công luận trong nước về cách xử lý khủng hoảng, bị công luận thế giới chỉ trích. Bắc Kinh kích động tinh thần dân tộc thông qua các cuộc tập trận rầm rộ thể hiện sức mạnh quân sự được chiếu trên truyền hình Nhà nước để khẳng định không lơ là “bảo vệ chủ quyền” trước “những khiêu khích” của đối thủ, vừa được Hoàn Cầu Thời Báo (05/05) chỉ đích danh là Hoa Kỳ. Trong khi đó, Washington, thông qua ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper, liên tục lên án Bắc Kinh “đục nước béo cò”, lợi dụng cả thế giới chống dịch để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 05/05, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ phát biểu : “Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng chỉ trích và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cách hành xử hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tầu hải quân Philippines đến đâm chìm tầu cá Việt Nam và đe doạ các nước khác phát triển dầu khí ngoài khơi”…Thái độ tiêu cực về Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng khi Mỹ bước vào chu kỳ bầu cử tổng thống. Cuộc bầu cử càng đến gần, Tổng thống Trump càng khó có thể xuống thang trong cách tiếp cận đối đầu với Trung Quốc. Cố vấn Cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Scott Kennedy cho rằng cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump đều có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa nên khó có thiên hướng hợp tác với nhau. Xung đột quyền lực giữa Mỹ - Trung Quốc sẽ làm thay đổi các kết cấu kinh tế. Trong bối cảnh Trung Quốc - Mỹ ngày càng công khai hơn trong việc áp dụng tư duy cạnh tranh chiến lược cường quốc, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng gia tăng khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Mỹ như là những điểm kết nối trong chuỗi cung ứng của mình. Hậu quả tiêu cực nhất của khủng hoảng là kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng giảm can dự với Trung Quốc. Cùng với cuộc chiến thương mại, khủng hoảng làm tổn hại đến hợp tác Mỹ - Trung Quốc trong các lĩnh vực khác bao gồm cả nghiên cứu, giao lưu văn hóa và giáo dục. Sự khác biệt ngày càng lớn về tư duy hoạch định chính sách hai nước là mối đe dọa rất lớn đối với quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Mỹ thực hiện chủ trương hướng nội,với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, hạn chế can dự ra bên ngoài; trong khi đó Trung Quốc đang cổ động cho chủ trương “toàn cầu hóa”. Phải chăng sự đối lập đó đã phản ánh xu hướng đối nghịch của hệ tư tưởng và tư duy chính trị trong hoạch định chính sách của các quốc gia, một bên là do Mỹ đứng đầu và một bên là do Trung Quốc. Cùng với những diễn biến đang xẩy ra tại các khu vực khác trên thế giới trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc đối đầu chiến lược Mỹ- Trung đã bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ của cuộc chiến tranh lạnh 2.0, mà theo nhận xét của nhiều chuyên gia, đó là một cuộc chiến tranh lạnh, dù khác về phương tiện và tính chất so với cuộc chiến tranh lạnh của thế kỷ 20, nhưng xét về tác động thì có nhiều điểm tương đồng…
Vì vậy, năm 2021, Mỹ lẫn Trung quốc cũng sẽ không bỏ cuộc trong cuộc đối đầu chiến lược này, cho dù ông chủ Nhà Trắng sau cuộc bầu cử Tổng thông Mỹ không còn là Donal Trumps, một vị Tổng thống được cho là rất “rắn mặt” với Trung Quốc.
3.Đánh giá về một số động thái đang và sẽ diễn ra ở Biển Đông:
3.1. Cơ hội để Trung Quốc có thể tính toán hành động:
- Đại dịch Covid-19 đang ngày càng trầm trọng, làm suy yếu sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của nhiều quốc gia, nhất là các nước phương Tây, những đối thủ của TQ, trong cuộc đối đầu chiến lược trong quá khứ và hiện tại.
- Chuyển giao quyền lực đang diễn ra ở Mỹ, với những diễn biến rất phức tạp, tác động mạnh mẽ đến sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ nước Mỹ và giữa nước Mỹ với các Đồng minh truyền thống….
-Brunei đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, trong bối cảnh khu vực cũng đang gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh….
-Lãnh đạo mới được bầu cử tại Đại hội ĐCS VN lần thứ 13 đang phải có thời gia để sắp xếp chuyển giao quyền lực….
3.2. Những dấu hiệu cho thấy TQ đã và đang dọn đường để triển khai hành động. Song song với những hoạt động trên mặt trận chính trị, ngoại giao, truyền thông, nhằm mê hoặc dư luận, TQ đã tiến hành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Công hàm, Quyết định, Luật... nhằm hợp thức hóa cho các hành động đe dọa, khống chế, kiểm soát mọi hoạt động trong phạm vi biển theo yêu sách “lưỡi bò” mà TQ đang tính toán để triển khai trong thời gian tới. Một trong số động thái được coi là rất nóng bỏng, đó là Luật Cảnh sát biển của Trung Quốc. Nhận xét về sự kiện này, phía Trung Quốc giải thích rằng đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Trung Quốc luôn theo đuổi chính sách hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, nhiều học giả Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á và đặc biệt là dư luận khu vực và quốc tế tiếp tục bày tỏ sự lo ngại đối với Luật này. Tại sao ?
Chúng ta hãy cùng nhau phân tích một số nội dung chủ yếu của Luật này:
Thứ nhất: Về địa vị pháp lý của tàu thuyền hoạt động trên biển:
Theo quy định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, đặc biệt là theo quy định của UNCLOS1982 về địa vị pháp lý của các phương tiện hoạt động trên biển, thì phương tiện thuộc biên chế của các lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển có thể được trang bị các loại vũ khí, nhưng chỉ để tự vệ trong khi làm nhiệm vụ bảo đảm việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên phải tuân thủ những định chế rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn, trong UNCLOS1982, quy định nghiêm cấm các lực lượng chấp pháp của quốc gia ven biển sử dụng vũ lực để tấn công, đe dọa, gây tổn thất, thương tích cho người và phương tiên nước ngoài bị nghi ngờ hay đang có hoạt động vi phạm quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được thiết lập theo đúng quy định của UNCLOS1982. Mọi vi phạm đó nếu có, phải được xử lý theo đúng thủ tục pháp lý và phải được xét xử thông qua các Cơ quan Tài phán với sự chứng giám của Đại diện Lãnh sự của nước mà người hay phượng tiên mang quốc tịch hay treo cờ…
ĐIỀU 73. Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển
1. Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.
2. Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này.
3. Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác.
4. Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.
Luật Hải cảnh của Trung Quốc vừa ban hành đã gây lo ngại là nó đã tạo ra hành lang pháp lý để hợp thức hóa cách hành xử tuỳ tiện của lực lượng Hải cảnh nước này đối với ngư dân và tàu thuyền các nước hoạt động hợp pháp trong Biển Đông.
Thứ hai, Luật Hải cảnh Trung Quốc quy định cho phép lực lượng chấp pháp biển sử dụng vũ lực trong “vùng biển” của mình mà không làm rõ phạm vi biển áp dụng, cũng như những tiêu chí cho phép tàu Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ lực. Đây chính là điều khiến người ta quan ngại. Bởi vì “vùng biển” ở đây được hiểu là trong phạm vi biển bao vây bởi các yêu sách biển đầy tham vọng của Trung Quốc, như yêu sách “lưỡi bò” phi lý, chiếm đến gần 90% Biển Đông.
Qui định này đã gây ra lo ngại nghiêm trọng, không chỉ đối với các nước khu vực mà còn đối với các nước cùng sử dụng Biển Đông, Biển Hoa Đông. Bởi vì, với quy định mập mờ như vậy, Trung Quốc đã cố tình “che dấu” những vi phạm chủ quyền,quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở xung quanh Biển Đông, Biển Hoa Đông, bất chấp các quy định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, đặc biệt là UNCLOS1982 mà Trung Quốc là một thành viên.
Thứ ba: Điều đáng quan ngại và cần lên án mạnh mẽ vào lúc này là với việc ban hành Luật này trong thời điểm hiện nay, Trung Quốc không những chỉ nhằm đe doạ tính mạng và tài sản của ngư dân các nước, gây cản trở tự do hàng hải qua khu vực Biển Đông, mà Trung Qu ốc đang hoàn tất công tác dọn đường để triển khai một chiến dịch xâm lược qui mô, nguy hiểm hơn trong Biển Đông.