Trận chiến Phước Long thực chất chỉ là một trận đánh thăm dò
của Cộng Sản Bắc Việt. Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Hà Nội muốn thử laị
lần chót phản ứng của người Mỹ và độ dẽo dai cũa QLVNCH trước khi hình thành kế
hoạch tỗng tấn công. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng dưng của người
Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước Long bị tràn ngập.
Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ thực sự bỏ rơi miền Nam và
quân lực VNCH đã bị kéo căng tới mức không còn khả năng xoay sở! Kế hoạch tỗng
tấn công chiếm dóng miền Nam được chính thức hình thành và Tây Nguyên được chọn
làm khởi điểm cho cuộc tấn công, vì đây là nơi mà sự phòng thủ của quân lực
miền Nam tương đối mõng và yếu kém nhất vì điạ thế núi rừng mênh mông, điệp
trùng hiểm trở!
Để chuẩn bị cho Chiến Dich 275 đánh chiếm Tây Nguyên, Mặt
trận B3 Bắc quân đã điều động sư đoàn 968 từ nam Lào vào khu vực Đức Cơ,
Pleiku. Trung tuần tháng Hai, 1975, địch điều tiếp sư đoàn 316, tổng trừ bị từ
Thanh Hoá, đi xuyên qua Quãng Trị vào điạ phận tỉnh Darlac sẵn sàng cho chiến
dịch. Hai sư đoàn 10 và 320 của địch đang hoạt đông tại Tây Nguyên cũng được
điều động vào vị trí hành quân. Mục tiêu cuả chiến dich là thị xã Ban Mê Thuột,
tỉnh Darlac; vì theo phân tích và nhận định tình hình của Quân Uỷ Trung ương Hà
Nội thì Ban Mê Thuột là thủ phủ chính trị và kinh tế của Tây nguyên, dân cư
đông đúc, đất đai trù phú, sự phòng thủ lại tương đối mõng vì tướng Phú, tư
lịnh vùng II đã bố trí hai trung đoàn của sư đoàn 23 BB và các liên đoàn BĐQ
tại khu vực bắc Tây Nguyên nhằm bảo vệ Bộ Tư Lệnh QĐ2 tại Pleiku và tỉnh
Kontum.
Để đánh lạc hướng QĐ2, địch mở những cuộc tấn công nghi binh mạnh tại Kontum, Pleiku và vùng cực Nam Tây Nguyên nhằm giử chân các lực lương của tướng Phú không cho về tiếp cứu Ban Mê Thuột, trong khi đó ba sư đoàn địch phiên hiệu số F.10, 316 và 320 lặng lẽ di chuyễn vào khu vực mục tiêu. Tiếng súng mở màn cho chiến dịch 275 nổ dòn, dọc Quốc Lộ 19, con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên và vùng duyên hải, sáng sớm mùng 4 tháng 3, năm 1975. Những cuộc tấn công đồng loạt đã cắt đứt đoạn đường từ đèo Mang Yang, Pleiku xuống Bình Định. Ngay sau đó, đặc công Cộng sản phá sập hai cây cầu trên Quốc Lộ 21 nối liền duyên hải với Cao Nguyên qua ngã Ban Mê Thuột. Đồng thời lực lương bộ binh thuộc Sư Đoàn 3 CSBV tấn công, tràn ngập đơn vị Điạ Phương Quân trấn giữ các cao điểm tại khu vực. đèo An Khê, và một căn cứ hoả lực của Trung Đoàn 47, SĐ22 BB. Địch nả pháo dữ dội vào phi trường An Khê và căn cứ không quân Phù Cát tại Bình Định. Với Quốc Lộ 19 và 21, hai con đường duy nhất nối liền cao nguyên và vùng duyên hải bị cắt đứt, Tây Nguyên hoàn toàn bị cô lập chỉ sau hơn 24 tiếng đồng hồ với những đợt tấn công cường tập ác liệt.
Tại Pleiku, những trận mưa pháo dữ dội của địch dội lên các lực lượng thuộc Quân Đoàn 2 đóng dọc theo Quốc Lộ 19, đoạn từ Lệ Trung, cách thị xã Pleiku 15 km về phía đông, xuống tớI đoạn đường hẹp của đèo Mang Yang. Các căn cứ hỏa lực 92, phía đông Lệ Trung, 93 và 94, phía bắc đồI 3045 cũng bị pháo địch cày nát. Bộ Tư Lịnh QĐ2 lập tức tung hai tiểu đoàn thuộc LĐ4 BĐQ tăng cường cho Lữ Đoàn 2 Thiêt Kỵ đang hành quân khai thông Quốc Lộ 19, nhằm giải toả đoạn đường dẫn tới tận căn cứ hỏa lực 95 - Bình Định, ngay phía bắc đèo Mang Yang. Nhưng trước khi cuộc hành quân khởi sự tiến hành, căn cứ hỏa lực 94 đã bị địch quân tràn ngập. Trong lúc đó địch dùng hoả tiển pháo vào phi trường Pleiku, gây thiệt haị nặng cho khu vực bảo trì của phi trường. Ngày 9 tháng 3, Trung Đoàn 9, SĐ 320 Bắc Việt cắt đứt Quốc Lộ 14, con đường huyết mạch cuối cùng nối liền Darlac với Pleiku về phía bắc, Ban Mê Thuột đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và mọi nguồn viện binh có thể có được!!
Những cuộc tấn công dọc theo QL19 đã hoàn toàn thuyết phục
Tướng Phú là Pleiku nơi đóng đại bản doanh của QĐ2 sẽ là mục tiêu chính của
quân CSBV. Trong buổi họp tham mưu duyệt xét tình hình chiến sự tại Bộ Tư Lịnh
QĐ 2, Đaị Tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 QĐ, cho rằng Ban Mê Thuột sẽ là điểm
cho cuộc tấn công, với hai mục tiêu trung chuyễn là Buôn Hô và Đức Lập. Dựa vào
tin tức tình báo thâu lượm được về việc các đơn vị của SĐ F.10 và 320 đã chuyễn
hướng di chuyễn về phía nam cũng như việc địch tiến hành các hoạt đông trinh
sát trong khu vực Quãng Đức và Darlac, Đại tá Tiếu trình với Tuớng Phú theo ông
thì những cuộc tấn công của địch tại Kontum, Pleiku, và trên QL19 chỉ là những
cuộc tấn công nghi binh nhằm đánh lạc hướng QĐ2, và để cột chân các đơn vị QLVNCH
tại chỗ. Tướng
Phú nhận định ngược lại (sai lạc 100%). Ông cho rằng mục tiêu chính của quân Bắc
Việt sẽ là Pleiku, nơi đóng đại bản doanh của ông; vì trong mấy ngày qua địch
đã pháo và tấn công dử dội các đơn vị của SĐ23 tại Thanh An, Pleiku và các tiểu
đoàn BĐQ đóng tại phía bắc Kontum. Tướng Phú có lẻ phần vì mới về nắm tư lệnh QĐ
2 nên chưa quen thuộc lắm với cách hành binh bố trận của địch quân, phần vì ông
cũng chẳng có bao nhiêu lực lượng trừ bị để xoay sở, nên ông khó có thể rút hai
Trung Đoàn đang bảo vệ phía tây Pleiku vể tăng cường cho Ban Mê Thuột được khi
mà tình hình tại đây chẳng có gì là nghiệm trọng lắm!?
Có một điều hiển nhiên, không thể nào chối cãi được là sau Hiệp Định Paris 1973, VNCH hầu như bị trói tay bởi những điều khoãn dường như được soạn thảo chỉ nhằm ràng buộc một phía duy nhứt: VNCH ! Ngay trong vấn đề quân viện, quân miền Nam chỉ được phép một đổi một cho những chiến cụ hư hõng; trong khi miền Bắc thì viện trợ quân sự của khối Cộng dành cho Bắc Việt hoàn toàn không bị hạn chế, càng lúc càng tăng! Chưa kể đến từ cuối 73 về sau, khi TT Nixon bị vướng vào vụ Watergate đầy tai tiếng, Quốc Hội Mỹ với phe Dân Chủ nắm đa số bị áp lực nặng của quần chúng Mỹ qua các phong trào phản chiến chống chiến tranh VN, nhất là sự thiên vị đầy ác ý của truyền thông Hoa Kỳ, đã có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của miền Nam Việt Nam: cắt giảm viện trơ quân sự từ một tỷ tư xuống còn 722 triệu đô la, và cuối cùng khi quân Bắc Việt đang ào ạt tấn công lấn chiếm miền Nam, một phát súng ân huệ được chọn đúng thời điểm dành cho VNCH: từ chối mọi quân viện cho miền Nam kễ cả việc tháo khoán 722 triệu đô la trong ngân sách đã dự trù cho miền Nam, với một lý luận hết sức đơn giản ‘300 tỹ cộng vớI nửa triệu quân Mỹ trang bị hùng hậu, tối tân nhất thế giớI trong 10 năm trời vẫn không đánh thắng được CSBV, thì với 722 triệu đô la, quân lực miền Nam hiện đang rời rả trong chiến trận và nạn tham quan ô lại sẽ làm được việc gì ??!!’ Mười lăm sư đoàn quân chính qui Bắc Việt ngang nhiên nằm lại miền Nam trong cái gọi là ngưng- chiến- da-beo, đâu ở tại đó, đã như một lưỡi kiếm thép kề vào yết hầu cuả miền Nam, nằm chờ đợi thời cơ với những đợt tân trang, bổ sung nhân lực cùng khí cụ tối tân từ miền Bắc đưa vào qua những hành lang xâm nhập được xây dựng sau 73, lợi dụng sự ràng buộc cuả Hoa Kỳ bởi Hiệp Định Paris 1973, không được phép ném bom tại cả miền Nam lẫn miền Bắc. Và thời cơ, cuối cùng đã tới.
Ngày 9 tháng ba, các đơn vị thuộc SĐ10 Bắc Việt mở những
cuộc tấn công đồng loạt đều khắp tỉnh Quãng Đức. Tại Kiến Đức, BĐQ đẩy lui các
đợt tấn công của địch. Tại Đức Lập, Bắc quân cũng bị đánh lui. Nhưng tại Dak
Song, phía nam Đức Lập, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liêt, địch tràn
ngập vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 53, SĐ23BB.
Tướng Phú lúc này chợt hiểu chính Darlac mới là mục tiêu chính của chiến dịch và ông cần phải có ngay quân tăng viện cho Ban Mê Thuột, trước khi quá muộn! Ông yêu cầu Bộ Tỗng Tham Mưu lập tức tăng cường thêm cho Quân Khu 2, một Liên Đoàn BĐQ, nhưng lời yêu cầu đã bị bác vì Bộ TTM hầu như không còn quân trừ bị trong tay, và chính Sàigòn lẫn Tây Ninh cũng đang bị áp lực mạnh của Cộng quân. Không còn quân trừ bị để xoay xở, Tướng Phú buộc phải rút hai tiểu đoàn 72 và 96 thuộc LĐ 21 BĐQ từ đèo Chư Pao và Kontum, trực thăng vận về Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột 35 km, dùng đường bộ tiến về Ban Mê Thuột. Đại Đội Trinh Sát 45 tại Bản Đôn cũng được lịnh quay trở lại phòng thủ Ban Mê Thuột.
Ngày N, giờ G: 2 giờ sáng ngày 10 tháng 03, Bắc quân tấn công Ban Mê Thuột. Trung đoàn đặc công 198 và hai tiểu đoàn chính qui địch bí mật xâm nhập vào thị xã Ban Mê Thuột từ trước mở những đợt tấn công dữ dộI vào phi trường Phụng Dực, phi trường L19, kho tiếp vận Mai Hắc Đế và Bộ Tư Lệnh SĐ23 BB. Các đơn vị Bắc quân của các SĐ 10, 316 và 320, tân công ào ạt vào thị xã Ban Mê Thuột từ ba hướng với sự yểm trợ của 64 chiến xa và xe bọc thép thuộc Trung Đoàn thiết giáp 273 BV và cơn bão lửa rung chuyễn núi rừng Tây Nguyên của 78 khẩu pháo nặng của hai trung đoàn pháo BV bắn cấp tập vào các mục tiêu đã định sẵn, cùng một lưới lửa của 2 trung đoàn pháo cao xạ phòng không địch giăng kín bầu trời Ban MêThuột, ngăn cản mọi yểm trợ cận yểm của không lực miền Nam. Bắc quân áp dụng chiến thuật sở trường “Hoa Sen Nở” đánh thật bất ngờ, vũ bão và ác liệt với quân số và hỏa lực áp đảo vào các cơ quan chỉ huy đầu nảo của quân trú phòng, nhằm làm tê liệt rối loạn mọi sự điều động kháng cự và phản công của quân đồn trú; sau đó từ trung tâm mục tiêu đánh tỏa ra ngoài để tiêu diệt nốt các lực lượng phòng thủ ngoại vi đang rối loạn vì không còn liên lạc được với trung tâm chỉ huy. Giao tranh diễn ra ác liệt taị Bộ Tư Lệnh SĐ 23, khu phía nam dinh Tỉnh Trưởng, và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac. Năm chiến xa địch bị bắn cháy gần BTLSĐ23, nhưng một lầm lẩn đáng tiếc đã xãy ra làm tê liệt sức kháng cự tại khu vực này. Một máy bay của không quân trong khi yểm trợ lực lượng phòng thủ đã thả lầm bom vào Bộ TLSĐ, hủy diệt Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (TOC) cùng mọi phương tiên truyền tin liên lạc! Sau 32 giờ chống trả quyết liệt, BTLSD23 bị địch quân tràn ngập, Tư Lịnh Phó SĐ 23 (VT Quang) sa vào tay quân BV. Riêng lực lượng trú phòng tại phi trường BMT đẩy lui được nhiều đợt tấn công của quân địch, bảo vệ được đài kiểm soát không lưu, dù một số máy bay của SĐ6 Không Quân đã bị phá hủy khi địch tấn công mãnh liệt vào phi trường.
Tới chiều tối ngày 10 tháng ba, sau những đợt dập pháo dữ
dội, với T54 yểm trợ, quân Bắc Việt mở liến tiếp nhiều đợt xung phong quyết
liệt đã chiếm được vùng trung tâm Ban Mê Thuột, tuy vậy các lực lượng còn laị
cuả Trung Đoàn 53, Thiết giáp và lực lực lượng diện địa vẫn giữ vững vị trí ở
khu vực phía tây, đông và nam của thị xã BMT. Giao tranh vẫn tiếp diển ác liệt
tại phi trường Phụng Dực, nơi lực lượng của Bộ Tư LịnhTiền Phương SĐ23, Bộ CH
Trung Đoàn 53 BB và Chi Đoàn 3, Lữ Đoàn 8 Thiết Kỵ vẫn tiếp tục cuộc kháng cự.
Cưòng độ giao tranh vẫn khốc liệt giữa quân chính qui BV với các đơn vị của
Trung Đoàn 53 BB và hai tiểu đoàn thuộc LĐ 21 BĐQ kéo dài tới tận ngày 11 tháng
ba. Bắc quân chắc chắn phải bội phần kinh ngạc vì không ngờ những người lính
miền Nam với quân số, hỏa lực yếu kém chưa bằng được một phần mười quân địch, dù
bị tấn công bất ngờ vẫn chiến đấu kiên cưòng cho tới lúc không còn đạn dược mới
chịu rút lui, hoặc buông súng đầu hàng!
Những cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trọn ngày 11 tháng ba. Quân trú phòng ước tính có tới 400 quân BV bị bắn chết, tich thu 50 vũ khí đủ loại và bắn cháy 13 chiến xa địch. Lực lượng thuộc Trung Đoàn 53 BB bảo vệ phi trường BMT báo cáo, quân BV đã xử dụng súng phun lửa trong các đợt tấn công vào vị trí phòng thủ của quân ta. Các ổ kháng cự rải rác còn lại của quân trú phòng trong thị xã vẫn chiến đấu dù Đại Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Trọng Luật đã bị địch bắt đi. Trong khi đó, LĐ4 BĐQ đụng nặng với Bắc quân dọc QL19, gần cầu 23 và căn cứ hỏa lực 93 khi Trung Đoàn 95B BV mở cuộc phản công dữ dội vào những ngày 11,12 tháng ba nhắm vào các đơn vị mũ nâu. Cộng quân cũng nả pháo vào Bộ TLQĐ 2 và phi trường Pleiku gây hư hại cho một số phi cơ tại đây.
Vào ngày 12 tháng ba, mọi sự kháng cự có tổ chức tại Ban Mê Thuột chấm dứt. LĐ21 BĐQ với thành phần sống sót của hai tiểu đoàn tham chiến mỡ đường máu rút lui về vị trí gần phi trường Phụng Dực. Tướng Phú lập tức cho trực thăng vậnTrung Đoàn 45 về quận Phước An, trên QL21, phía đông Ban Mê Thuột nhằm thực hiện kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột. Ngày 13 tháng ba, SĐ 320 BV cũng cố xong vị trí chiếm được tại thị xã Ban Mê Thuột, bắt đầu tiếp tục tấn công vào phi trường Phụng Dực. Nhận thấy tình hình hết sức nghiêm trọng tại Quân Khu 2, Bộ TTM quyết định tăng viện đơn vị tỗng trừ bị cuối cùng cho Tây Nguyên: LĐ7 BĐQ được không vận đến Pleiku thay thế cho Trung Đoàn 44 đang đóng tại phía tây Pleiku để QĐ2 có thể tung đơn vị này vào việc phản công giải tỏa Ban Mê Thuột.
Vào ngày 14 tháng ba, Tướng Phú cho thành lập một Chiến Đoàn
đặc nhiệm tại Phước An, gồm Trung Đoàn 45, một tiểu đoàn và Bộ Chỉ Huy Trung
Đoàn 44, một tiểu đoàn còn lại của LĐ21BĐQ; tất cả đặt dưới quyền điều động của
tướng Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lịnh SĐ23BB. Nhiệm vụ cũa chiến đoàn đặc
nhiệm là sẽ tấn công về hướng tây dọc theo hai bên QL21 để bắt tay với lực
lượng bạn gồm Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 53, đã ác chiến với đich tại phi trường
Phụng Dực suốt bốn ngày liên tục; các thành phần còn laị của Tiểu Đoàn 1, Trung
Đoàn 53, rút lui về từ phia tây thị xã và của hai Tiểu Đoàn 72 và 96 thuộc
LĐ21BĐQ. Cuộc phản công sẽ được yểm trợ về tiếp vận từ Nha Trang; và một lực
lượng đặc nhiệm khác gồm 5 tiểu đoàn Điạ Phương Quân của tỉnh Khánh Hoà được
lịnh hành quân mở đường đoạn từ Nha Trang đến tận Khánh Dương.
Ngày 14 tháng ba Tướng Phú bay về Cam Ranh dự buổi họp định mệnh với TT Thiệu, một buổi họp lịch sữ, quyết định số phận nghiệt ngã của miền Nam tự do, và đồng thời khai tử luôn Quân Lực VNCH, một quân lực đã chiến đấu gian khổ suốt hai mươi năm trường, để bảo vệ, gìn giữ sự vẹn toàn của từng tấc đất cho miền Nam tự do !!
Tham dự cuộc họp có Đai Tướng Viên, TTM Trưởng, Tướng Đặng V.Quang, Cố vấn An Ninh, và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. TT Thiệu đã phát họa kế hoạch chiến lược phòng thủ miền Nam trong tình hình mới. Ông ra lịnh cho Tướng Phú phải chiếm lại Ban Mê Thuột bằng mọi giá, vì theo ông Ban Mê Thuột quan trọng trong việc phòng thủ miền Nam hơn Pleiku hay Kontum. Ông cho biết thêm về khái niệm chiến lược “Đầu Nhẹ, Đáy Nặng” bao gồm việc bỏ vùng lãnh thổ phía Băc, bỏ Pleiku, Kontum, lui về lập tuyến phòng thủ bảo vệ Ban Mê Thuột (phải chiếm lại) và các tỉnh vùng đồng bằng duyên hải, đông dân cư, trù phú, cùng toàn bộ Quân Khu 3 và 4. Lý luận của ông rất đơn thuần “sự giảm quân viện của người Mỹ gây vô cùng khó khăn cho Quân Lực VNCH trong việc chiến đấu chống quân xâm lăng Cộng Sản. Nếu người Mỹ viện trợ đầy đủ, chúng ta sẽ gìữ được toàn thể lãnh thổ. Nếu họ chỉ cho chúng ta có một nữa thì chúng ta sẽ chỉ co' thể giữ một nửa” .
Buổi họp định mệnh đó chỉ kéo dài đúng một tiếng rưởi đồng
hồ! Bốn quyết định quan trong được thông qua:
(1) Lực lượng chính qui của QĐ2 sẽ
rút khỏi Pleiku-Kontum về vùng duyên hải, phô’i hợp với lực lượng của SĐ22 tại
Bình Định để hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.
(2) Các lực lượng diện địa và các
viên chức chính quyền địa phương sẽ được để lại.
(3) Cuộc tái phối trí phãi được tiến
hành chỉ trong thời hạn vài ngày và tuyệt đối trong vòng bí mật. Và
(4) Với các QL19, 21 đã bị cắt đứt,
Liên Tỉnh Lộ 7B, một con đường phụ, tách khỏi QL14 khoãng ba mươi ba km, về
phía nam Pleiku, chạy theo hướng đông nam, qua Hậu Bổn (Cheo Reo) về Tuy Hòa
được chọn làm đường rút quân để tạo yếu tố bất ngờ.
Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nhỏ, lồi lỏm, bỏ hoang từ
lâu, dài khoãng 250 km với những đoạn đưòng đầy bụi rậm, những khúc sông cạn
nơi xe cộ và con người có thể vượt qua được cần phải tu bổ, sửa chửa, cũng như
cây cầu chính bắc qua Sông Ba, phiá nam Cũng Sơn bị phá hủy không còn xử dụng
được, và một đoạn đường chót đi vào Tuy Hoà vô cùng nguy hiễm vì đầy rẩy mìn
bẩy cuả quân đội Đại Hàn đã gài phong tỏa trước đây. Sau buổi họp với TT Thiệu,
Tướng Phú bay trở lại Bộ Tư Lệnh QĐ2 để chuẩn bị kế hoạch lui quân, tái phối
trí lực lượng.
Đêm 13 tháng ba, đặc công Cộng Sản đột nhập kho đạn Pleiku,
phá hủy 1400 quả đạn pháo 105 ly. Tình hình an ninh tại Pleiku trở nên tồi tệ
vì phần lớn lực lượng của hai trung đoàn 44 và 45 đã được đưa về Phước An,
chuẩn bị cho cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.
Tướng Phú ra lịnh xử dụng máy bay của SĐ6 KQ, di tản các
quân nhân và gia đình thuộc những phòng sở không quan trọng tại Pleiku và Kontum.
Đại Tá Giao, quyền Tư Lệnh SĐ6 Không Quân điều động việc di tản tại phi trường
quân sự Pleiku. Chuẩn Tướng Trần V. Cẩm, Tư Lệnh Phó đặc trách hành quân của
QĐ2, chỉ huy các lực lượng nằm tạI Pleiku; còn Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh BĐQ
Vùng 2, vừa được thăng Chuẩn Tướng, phụ trách các lực lượng diện điạ của tiểu
Khu Kontum và ba LĐ 6,22,23 BĐQ đang bảo vệ mặt bắc Kontum. Tướng Phú cho dời
Bộ Tư Lệnh QĐ2 về Nha Trang, và bổ nhiệm Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 QĐ
thay thế Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã bị bắt, làm Tỉnh Trưởng Darlac. Trưóc khi
bay về Nha Trang, Tưóng Phú chỉ định Chuẩn Tưóng Tất, chỉ huy toàn bộ cuộc
triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku về Tuy Hòa bằng Liên Tỉnh Lộ 7B.
Ngày 15 Tháng ba, khi các lực lượng SĐ23 tại Phước An bắt
đầu cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột, tình hình các đơn vị còn lại của
Trung Đoàn 53 tại phi trường Phung Dực càng lúc càng xấu hẳn. Các chiến sĩ SĐ23
và BĐQ tại đây dù bị những trận mưa pháo không ngừng của Bắc quân, vẫn liên tục
đẩy lui những đợt tấn công biển người của Trung Đoàn 25 chính qui BV. Mặt Trận
B3 địch tung thêm SĐ 316 vào trận điạ, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, dứt
điểm tuyến phòng thủ đã tơi tả của quân ta. Đồng thời, Tướng Văn Tiến Dũng, Tư
Lệnh chiến dịch 275 Bắc quân, ra lịnh cho SĐ 10 BV từ Đức Lập, bôn tập lên chặn
đánh chiến đoàn đặc nhiệm của QĐ2 tại Phưóc An, không để lực lượng này bắt tay
với quân trú phòng còn lại của Trung Đoàn 53. SĐ F.10 địch với chiến xa và pháo
nặng yểm trợ đã chận đứng lực lượng tiền tiêu cuả Trung Đoàn 45 tại sông Ea
Nhiêu, khi chỉ còn cách các đơn vị đang bị vây hãm của Trung Đoàn 53 không đầy
10 cây số. Hoàn toàn không có chiến xa, còn không quân thì không yểm trợ được
vì hoả lực phòng không dày đặc của địch, chiến đoàn đăc nhiệm của Tưóng Phú chỉ
với một hỏa lực hạn chế của pháo binh yểm trợ, đã đánh những trận đẩm máu với
Bắc quân trong suốt bốn ngày liền. Tiểu đoàn 2, Trung Đoàn 45, tan hàng sau
những trận đụng độ ác liệt ! Khi Tưóng Tường TLSĐ23, chỉ huy chiến đoàn bị
thưong nhẹ, tự ý di tản khỏi chiến trường bằng trực thăng, tinh thần chiến đấu
cuả binh sĩ suy sụp và lực lượng phản công của hai Trung Đoàn còn lại của SĐ23
BB hoàn toàn tan rả!! Lực lượng đặc nhiệm thứ hai gồm 5 tiểu đoàn ĐPQ của TK
Khánh Hòa cũng bị chận đứng tại đèo Khánh Dương. Ngày 18 tháng ba, các binh sĩ
sống sót của Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 53, tại phi trường Phụng Dực, sau tám ngày
không được tiếp tế lương thực và đạn dược, phải mở đường máu rút lui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét