Các Tài Liệu Đã Đọc:
- Một Vài Uẩn Khúc Trong Trận Hoàng Sa của Đề Đốc Trần Văn Chơn Tư Lệnh HQ.
- Phỏng Vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh HQ / Vùng 1 Duyên Hải về trận chiến Hoàng Sa.
- Hành Quân Trần Hưng Đạo 47 của HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển.
- Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa của HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân.
- Sau 24 Năm, Nhớ Về Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục HạmHQ 4.
- Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm HQ 16.
- Diễn Biến Cuộc Đụng Độ Ở Hoàng Sa Tháng 1 Năm 1974 của ông Trần Đỗ Cẩm (cùng khoá 11 với Hạm Trưởng San).
- Trận Hải Chiến Hoàng Sa theo tài liệu Trung Cộng của ông Trần Đỗ Cẩm.
- Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa của ông Hà Quang Tự khoá 12 SQHQ / Nha Trang.
- Tuần Dương Hạm HQ 16 Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa của ông Đào Dân khoá 18 SQHQ / Nha Trang.
- Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa của HQ Trung Úy Nguyễn Đông Mai, Hộ Tống Hạm HQ 10.
- Một Vài Uẩn Khúc Trong Trận Hoàng Sa của Đề Đốc Trần Văn Chơn Tư Lệnh HQ.
- Phỏng Vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh HQ / Vùng 1 Duyên Hải về trận chiến Hoàng Sa.
- Hành Quân Trần Hưng Đạo 47 của HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển.
- Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa của HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân.
- Sau 24 Năm, Nhớ Về Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục HạmHQ 4.
- Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm HQ 16.
- Diễn Biến Cuộc Đụng Độ Ở Hoàng Sa Tháng 1 Năm 1974 của ông Trần Đỗ Cẩm (cùng khoá 11 với Hạm Trưởng San).
- Trận Hải Chiến Hoàng Sa theo tài liệu Trung Cộng của ông Trần Đỗ Cẩm.
- Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa của ông Hà Quang Tự khoá 12 SQHQ / Nha Trang.
- Tuần Dương Hạm HQ 16 Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa của ông Đào Dân khoá 18 SQHQ / Nha Trang.
- Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa của HQ Trung Úy Nguyễn Đông Mai, Hộ Tống Hạm HQ 10.
Lời Dẫn Nhập
Tôi phải liệt kê các tài liệu đã đọc để nói lên một điều là các cấp chỉ huy trực tiếp của trận đánh đã lên tiếng, những người thuộc các chiến hạm tham dự trận đánh đã lên tiếng như HQ 4, HQ 10 và HQ 16, ngoại trừ HQ 5. Nay tôi một người thuộc Tuần Dương Hạm HQ 5 (Soái Hạm) trực tiếp tham dự trận đánh, buộc lòng phải lên tiếng và thấy cần phải lên tiếng, đặc biệt là sau khi đọc bài “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của HQ Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng HQ 16. Tôi rất ngạc nhiên sau khi đọc xong bài này, ngạc nhiên vì một Hạm Trưởng có mặt từ đầu đến cuối trận chiến, sự hiểu biết của Hạm Trưởng Thự rất là hạn chế và có rất nhiều điều sai lầm, nếu không muốn nói là bôi bác 2 chiến hạm bạn là HQ 4 & HQ 5.
Hạm Trưởng Thự nói (trích nguyên văn): “Chính tôi là người chỉ huy HQ 16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4 và HQ 5 làm sao ông Dân biết được”, “Tôi không biết gì về hoạt động của HQ 4 và HQ 5 cũng như nhiệm vụ của họ”, “Sự thật là HQ 4 và HQ 5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo”, “Suốt trận chiến, HQ 4 và HQ 5 làm gì tôi không được biết”, “Sự thật là HQ 4 và HQ 5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết, vì thế cho nên chỉ một mình HQ 16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại Tá Ngạc hay HQ 4 và HQ 5”, “Muốn thanh toán quân Trung Cộng trên đảo, tôi nghĩ không nhiều, chừng một tiểu đội mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 thì khó mà thành công”, “Người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo”, “Trước sau họ (Trung Cộng) chỉ đưa ra vỏn vẹn có 3 chiến hạm không thuộc loại tối tân”, “Toàn bài viết của Đại Tá Ngạc (về trận chiến Hoàng Sa) từ đầu đến cuối là sai sự thật”, v.v… và v.v…
Tôi không biết Hạm Trưởng Thự muốn nói đến sự thật nào và đã xảy ra ở đâu chứ không phải là trận chiến Hoàng Sa, chỉ có một sự thật được nói lên là Hạm Trưởng Thự biết quá ít về trận chiến này, nhưng tôi không có tham vọng là viết lại trận hải chiến Hoàng Sa, vì Đại Tá Ngạc, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân, Đại Tá Khuê BTL/Hành Quân Biển và ông Trần Đổ Cẩm đã viết rồi, tương đối đầy đủ dù không hoàn toàn chính xác, tôi cũng không nghĩ đến chuyện tranh công, cướp công hay luận công ai nhiều ai ít, tôi chỉ nói lên những điều tôi biết, tôi thấy, tôi nghe và tôi hãy còn nhớ dù nó đã xảy ra hơn 30 năm rồi. Tôi chỉ muốn sự thật hãy trả về cho sự thật, hãy trả lại công lao cho những người đã chiến đấu và đã anh dũng hy sinh và cho những người còn sống dù họ còn ở trong nước hay đang sống ở hải ngoại. Mục đích chính của tôi là muốn làm sáng tỏ và rộng đường dư luận về cái gọi là “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của Hạm Trưởng Thự, cho nên tôi sẽ nói nhiều về những hoạt động của HQ 5 liên quan đến trận chiến này.
Ngày 16 tháng 1 năm 1974, chiến hạm tôi (Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng
HQ 5) đang ở Vũng Tàu thì được lệnh ra Đà Nẵng. Chiến hạm tôi cập cầu
quân cảng Tiên Sa chiều ngày 17 tháng 1 năm 1974, ngay sau đó Hạm Trưởng
HQ 5, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh lên BTL/HQ Vùng 1 Zuyên Hải họp hành
quân. Họp xong Hạm Trưởng Quỳnh mang về một lệnh hành quân, mang tên
Hành Quân Trần Hưng Đạo 47, tôi đã đọc lệnh hành quân này. Về phía ta
tức lực lượng bạn tham dự cuộc hành quân gồm có:
-Hải Đoàn Đặc Nhiệm I: HQ 4, HQ 16, HQ 5, HQ 10.
-Hải Đoàn Đặc Nhiệm II: HQ 1, HQ 6, HQ 17, HQ 11 (ghi chú: các chiến hạm này trên đường hướng về Đà Nẵng, nghĩa là còn xa vùng hành quân và các diển biến ở Hoàng Sa xảy ra quá nhanh, nhanh hơn dự liệu, nên hải đoàn này ít được nhắc đến).
-Hải Đoàn Đặc Nhiệm I: HQ 4, HQ 16, HQ 5, HQ 10.
-Hải Đoàn Đặc Nhiệm II: HQ 1, HQ 6, HQ 17, HQ 11 (ghi chú: các chiến hạm này trên đường hướng về Đà Nẵng, nghĩa là còn xa vùng hành quân và các diển biến ở Hoàng Sa xảy ra quá nhanh, nhanh hơn dự liệu, nên hải đoàn này ít được nhắc đến).
-Lực lượng Hải Kích và Biệt Hải.
Còn lực lượng địch gồm cả Hải Lục Không quân và có thể có cả tiềm thủy đĩnh nữa, chi tiết không nhớ được.
Sau đó lực lượng hải kích lên chiến hạm gồm 49 người với đầy đủ vũ khí cá nhân và hiện đại, dưới quyền chỉ huy của HQ Trung Úy Nguyễn Minh Cảnh Khoá 20 SQHQ / Nha Trang. Lúc 00:37 giờ ngày 18/01/1974 chiến hạm tôi rời quân cảng Tiên Sa, Đà Nẵng cùng đi có HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc Chỉ Huy Trưởng Hải Đội Tuần Dương kiêm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân. Khởi hành cùng lúc còn có Hộ Tống Hạm HQ 10 do HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà làm Hạm Trưởng. Lúc đầu còn đi hải hành tập đội, nhưng vì HQ 10 chỉ còn một máy chánh, chạy không được nhanh, nên sau đó HQ 5 đã tăng tốc độ chạy trước. Chiến hạm tôi đến Hoàng Sa lúc 15:00 giờ ngày 18/01/1974, nơi đây đã có mặt HQ 4 và HQ 16.
Sau đó Đại Tá Ngạc ra lệnh 3 chiến hạm hải hành đội hình hàng dọc từ đảo Hoàng Sa tiến về đảo Quang Hòa (Duncan), tất cả đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu pháo vẫn ở vị trí số 0, mục đích là quan sát, thăm dò sự hiện diện và phản ứng của địch. Khi tiến gần đến đảo Quang Hòa thì có 2 chiến hạm Trung Cộng loại Kronstad mang số 271 & 274 xuất hiện và nghênh cản, họ vận chuyển rất nguy hiểm bằng cách cắt ngang đường tiến của đội hình. HQ 5 và một Kronstad có trao đổi quang hiệu, cả hai bên đều nhận đảo này thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu phía bên kia hảy rời khỏi đảo, dĩ nhiên kết quả là không đi tới đâu.
Thấy tình hình không ổn và hơi căng thẳng, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho đội hình quay trở lại đảo Hoàng Sa và thả trôi ở đó. Đến chiều tối, HQ 5 chuyển 16 hải kích qua HQ 16 nghĩa là trên HQ 5 còn lại 33 hải kích, nhận từ HQ 16 một phái đoàn Công binh gồm 6 người do một Thiếu Tá làm trưởng đoàn trong đó có một cố vấn người Mỹ, sau đó vì lý do an toàn và tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, HQ 5 đã đưa phái đoàn này lên đảo Hoàng Sa. Tối hôm đó (tối ngày 18/01/1974) trên chiến hạm HQ 5 có một cuộc họp hành quân gồm 6 sĩ quan do Đại Tá Ngạc chủ tọa, 6 sĩ quan đó là: Đại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh, Hạm Phó Thông, Thiếu Tá Toàn, tôi sĩ quan Hải Hành, Xử Lý Thường Vụ Trưởng khối Hành Quân của chiến hạm và Trung Úy Cảnh chỉ huy hải kích.
Đại Tá Ngạc chia Hải Đoàn đặc nhiệm I thành 2 phân đoàn: phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 làm nổ lực chính do Hạm Trưởng HQ 4 chỉ huy, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 do Hạm Trưởng HQ 16 chỉ huy. Có người viết gọi phân đoàn 1 thành phân đoàn 2, phân đoàn 2 thành phân đoàn 1, nhưng đây chỉ là chi tiết nhỏ và không có gì quan trọng. Hạm Trưởng Thự nói việc chỉ định Hạm Trưởng San làm phân đoàn trưởng “là sai nguyên tắc” vì Đại Tá Ngạc ở trên HQ 5, không lẽ Hạm Trưởng San chỉ huy luôn Đại Tá Ngạc hay sao? Tôi nghĩ đây chỉ là chuyện phân quyền, phân nhiệm cho có vì trên thực tế người chỉ huy và điều động vẫn là Đại Tá Ngạc và Hạm Trưởng Thự, đừng quên là Đại Tá Ngạc Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân bao gồm 3 lực lượng: Hải đoàn đặc nhiệm I, Hải đoàn đặc nhiệm II dù chưa hiện diện trong vùng hành quân, lực lượng Hải kích và Biệt hải.
Theo kế hoạch hành quân này, phân đoàn 1 tiến về phía Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 tiến về Đông Bắc đảo Quang Hòa, đổ bộ Hải kích và Biệt hải để chiếm lại 2 đảo là Quang Hòa và Duy Mộng, giờ xuất phát ấn định là 0400H ngày 19/01/1974. HQ 10 vì chỉ còn 1 máy chánh, chạy chậm nên đã nhập vùng vào khoảng 2200H ngày 18/01/1974. Còn lực lượng Hải kích và Biệt hải được phân bổ như sau: HQ 5 có 33 Hải kích, HQ 16 có 16 Hải kích, HQ 4 có một trung đội Biệt Hải, riêng HQ 10 không có Hải kích hay Biệt hải.
0400H ngày 19/01/1974 (nhằm 27 tết) đúng giờ xuất phát, phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 rời Hoàng Sa hướng về Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 hướng về Đông Bắc đảo Quang Hòa. Đúng 0600H HQ 4 và HQ 5 đã có mặt ở Tây Nam đảo Quang Hòa và hiện diện ở đây cho đến lúc tàn trận chiến, tôi không biết Tây Nam đảo Quang Hòa có nằm trong lòng chảo mà Hạm Trưởng Thự đã đề cập hay là còn có một lòng chảo nào khác.
Khi xuất phát, chiến hạm đã vào nhiệm sở tác chiến, trên đài chỉ huy chỉ có 3 sĩ quan là Đại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh và tôi là sĩ quan hải hành, Hạm Phó Thông ở trong Trung tâm Chiến báo (C.I.C.), Hạm Trưởng và Hạm Phó không cùng vị trí khi có nhiệm sở tác chiến, để khi cần còn có thể thay thế chỉ huy chiến hạm. Cả 3 đều hiện diện trên đài chỉ huy từ 0400H đến khoảng 1500H, nghỉa là từ khi bắt đầu nhiệm sở tác chiến cho đến khi giải tán nhiệm sở tác chiến. Và cũng kể từ 0400H trở đi, mọi liên lạc, báo cáo giữa soái hạm HQ 5 và Đà Nẵng, cũng như giữa các chiến hạm với nhau, tôi đều được nghe trực tiếp từ đài chỉ huy của chiến hạm, cho đến khi phòng vô tuyến của chiến hạm bị ăn mấy trái đại bác 100 ly, bị hư hại nặng, mới chuyển giao lại việc liên lạc tầm xa cho HQ 4, và cũng kể từ đó không liên lạc được với HQ 16 và HQ 10.
Sau đó lực lượng hải kích lên chiến hạm gồm 49 người với đầy đủ vũ khí cá nhân và hiện đại, dưới quyền chỉ huy của HQ Trung Úy Nguyễn Minh Cảnh Khoá 20 SQHQ / Nha Trang. Lúc 00:37 giờ ngày 18/01/1974 chiến hạm tôi rời quân cảng Tiên Sa, Đà Nẵng cùng đi có HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc Chỉ Huy Trưởng Hải Đội Tuần Dương kiêm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân. Khởi hành cùng lúc còn có Hộ Tống Hạm HQ 10 do HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà làm Hạm Trưởng. Lúc đầu còn đi hải hành tập đội, nhưng vì HQ 10 chỉ còn một máy chánh, chạy không được nhanh, nên sau đó HQ 5 đã tăng tốc độ chạy trước. Chiến hạm tôi đến Hoàng Sa lúc 15:00 giờ ngày 18/01/1974, nơi đây đã có mặt HQ 4 và HQ 16.
Sau đó Đại Tá Ngạc ra lệnh 3 chiến hạm hải hành đội hình hàng dọc từ đảo Hoàng Sa tiến về đảo Quang Hòa (Duncan), tất cả đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu pháo vẫn ở vị trí số 0, mục đích là quan sát, thăm dò sự hiện diện và phản ứng của địch. Khi tiến gần đến đảo Quang Hòa thì có 2 chiến hạm Trung Cộng loại Kronstad mang số 271 & 274 xuất hiện và nghênh cản, họ vận chuyển rất nguy hiểm bằng cách cắt ngang đường tiến của đội hình. HQ 5 và một Kronstad có trao đổi quang hiệu, cả hai bên đều nhận đảo này thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu phía bên kia hảy rời khỏi đảo, dĩ nhiên kết quả là không đi tới đâu.
Thấy tình hình không ổn và hơi căng thẳng, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho đội hình quay trở lại đảo Hoàng Sa và thả trôi ở đó. Đến chiều tối, HQ 5 chuyển 16 hải kích qua HQ 16 nghĩa là trên HQ 5 còn lại 33 hải kích, nhận từ HQ 16 một phái đoàn Công binh gồm 6 người do một Thiếu Tá làm trưởng đoàn trong đó có một cố vấn người Mỹ, sau đó vì lý do an toàn và tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, HQ 5 đã đưa phái đoàn này lên đảo Hoàng Sa. Tối hôm đó (tối ngày 18/01/1974) trên chiến hạm HQ 5 có một cuộc họp hành quân gồm 6 sĩ quan do Đại Tá Ngạc chủ tọa, 6 sĩ quan đó là: Đại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh, Hạm Phó Thông, Thiếu Tá Toàn, tôi sĩ quan Hải Hành, Xử Lý Thường Vụ Trưởng khối Hành Quân của chiến hạm và Trung Úy Cảnh chỉ huy hải kích.
Đại Tá Ngạc chia Hải Đoàn đặc nhiệm I thành 2 phân đoàn: phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 làm nổ lực chính do Hạm Trưởng HQ 4 chỉ huy, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 do Hạm Trưởng HQ 16 chỉ huy. Có người viết gọi phân đoàn 1 thành phân đoàn 2, phân đoàn 2 thành phân đoàn 1, nhưng đây chỉ là chi tiết nhỏ và không có gì quan trọng. Hạm Trưởng Thự nói việc chỉ định Hạm Trưởng San làm phân đoàn trưởng “là sai nguyên tắc” vì Đại Tá Ngạc ở trên HQ 5, không lẽ Hạm Trưởng San chỉ huy luôn Đại Tá Ngạc hay sao? Tôi nghĩ đây chỉ là chuyện phân quyền, phân nhiệm cho có vì trên thực tế người chỉ huy và điều động vẫn là Đại Tá Ngạc và Hạm Trưởng Thự, đừng quên là Đại Tá Ngạc Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân bao gồm 3 lực lượng: Hải đoàn đặc nhiệm I, Hải đoàn đặc nhiệm II dù chưa hiện diện trong vùng hành quân, lực lượng Hải kích và Biệt hải.
Theo kế hoạch hành quân này, phân đoàn 1 tiến về phía Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 tiến về Đông Bắc đảo Quang Hòa, đổ bộ Hải kích và Biệt hải để chiếm lại 2 đảo là Quang Hòa và Duy Mộng, giờ xuất phát ấn định là 0400H ngày 19/01/1974. HQ 10 vì chỉ còn 1 máy chánh, chạy chậm nên đã nhập vùng vào khoảng 2200H ngày 18/01/1974. Còn lực lượng Hải kích và Biệt hải được phân bổ như sau: HQ 5 có 33 Hải kích, HQ 16 có 16 Hải kích, HQ 4 có một trung đội Biệt Hải, riêng HQ 10 không có Hải kích hay Biệt hải.
0400H ngày 19/01/1974 (nhằm 27 tết) đúng giờ xuất phát, phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 rời Hoàng Sa hướng về Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 hướng về Đông Bắc đảo Quang Hòa. Đúng 0600H HQ 4 và HQ 5 đã có mặt ở Tây Nam đảo Quang Hòa và hiện diện ở đây cho đến lúc tàn trận chiến, tôi không biết Tây Nam đảo Quang Hòa có nằm trong lòng chảo mà Hạm Trưởng Thự đã đề cập hay là còn có một lòng chảo nào khác.
Khi xuất phát, chiến hạm đã vào nhiệm sở tác chiến, trên đài chỉ huy chỉ có 3 sĩ quan là Đại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh và tôi là sĩ quan hải hành, Hạm Phó Thông ở trong Trung tâm Chiến báo (C.I.C.), Hạm Trưởng và Hạm Phó không cùng vị trí khi có nhiệm sở tác chiến, để khi cần còn có thể thay thế chỉ huy chiến hạm. Cả 3 đều hiện diện trên đài chỉ huy từ 0400H đến khoảng 1500H, nghỉa là từ khi bắt đầu nhiệm sở tác chiến cho đến khi giải tán nhiệm sở tác chiến. Và cũng kể từ 0400H trở đi, mọi liên lạc, báo cáo giữa soái hạm HQ 5 và Đà Nẵng, cũng như giữa các chiến hạm với nhau, tôi đều được nghe trực tiếp từ đài chỉ huy của chiến hạm, cho đến khi phòng vô tuyến của chiến hạm bị ăn mấy trái đại bác 100 ly, bị hư hại nặng, mới chuyển giao lại việc liên lạc tầm xa cho HQ 4, và cũng kể từ đó không liên lạc được với HQ 16 và HQ 10.
Khi HQ 4 và HQ 5 đến nơi, tôi không thấy chiến hạm Trung Cộng đâu cả,
nhưng sau đó khi phát hiện ra HQ 4 và HQ 5, hai chiến hạm Kronstad mang
số 271 và 274 từ phía Đông đảo Quang Hòa xuất hiện. Khoảng 0650H, Hải
kích đã sẵn sàng, Đại Tá Ngạc ra lệnh đổ bộ, Hải kích xuống xuồng cao su
để vô bờ, từ chỗ chiến hạm thả trôi vô bờ cũng gần thôi, nhưng thấy
xuồng không vô gần bờ mà càng lúc càng xa bờ, có lẽ có một luồng nước đã
đẩy xuồng đi về một hướng khác, HQ 5 phải thả “yu yu” xuống để kéo các
xuồng Hải kích vô gần bờ, cả hai phía đều theo dỏi diễn tiến này, trong
khi đó mạn bên kia đảo, Trung Cộng cũng đang đổ thêm quân, tôi không rõ
là bao nhiêu, cuối cùng khoảng 0730H, 30 Hải kích trên HQ 5 đã đặt chân
lên đảo Quang Hòa, tiến vô sâu khoảng mấy chục mét, nhưng ngay sau đó đã
bị quân Trung Cộng dàn hàng ngang chận lại, Đại Tá Ngạc ra lệnh Hải
kích chiếm lại đảo bằng biện pháp ôn hòa, nghỉa là nói rằng đây là đảo
thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, yêu cầu quân Trung Cộng phải rời
khỏi đảo, nên Hải kích dù trang bị tối tân nhưng súng chỉ được quyền
chỉa lên trời, trong khi đó súng của quân Trung Cộng chỉa thẳng vào bụng
của Hải kích, hai bên xí xô xí xào qua lại, bên này nói đảo thuộc chủ
quyền của mình yêu cầu bên kia rời khỏi đảo, nghĩa là bên ta muốn chiếm
lại những gì đã mất, còn bên kia cũng nói đảo thuộc chủ quyền của họ và
yêu cầu Hải kích rời khỏi đảo, nghĩa là họ quyết giữ những gì đã chiếm,
nhì nhằng như vậy kéo dài hơn một tiếng đồng hồ và quân Trung Cộng với
súng chỉa vô bụng Hải kích, càng lúc càng đẩy lùi Hải kích về lại bải
biển, nơi đã đổ bộ.
Khoảng 0840H thấy tình hình như vậy, Đại Tá Ngạc mới ra lệnh cho Trung Úy Lê Văn Đơn trưởng toán Hải kích đổ bộ tiến về phía Đông đảo chiếm ngọn đồi nhỏ, Trung Úy Đơn và Hải kích mới di chuyển về phía Đông, quân Trung Cộng liền nổ súng, bắn hạ ngay Trung Úy Đơn (quân Trung Cộng biết rõ Trung Úy Đơn là cấp chỉ huy) và một Hạ Sĩ Nhất người nhái tên Đỗ Văn Long và bắn bị thương thêm 3 Hải kích khác. Thấy Trung Úy Đơn tử thương và tình hình bất lợi, Đại Tá Ngạc ra lệnh rút Hải kích về lại HQ 5, toàn bộ Hải kích sau đó đã rút về kể cả người chết và bị thương ngoại trừ Hạ Sĩ Nhất Đỗ Văn Long ở lại vĩnh viễn để làm chứng nhân lịch sử cho việc xâm lấn của bọn giặc đỏ Bắc phương. Quân Trung Cộng không bắn theo khi Hải kích rút đi vì mục đích của họ là chỉ muốn Hải kích rời khỏi đảo và vì e ngại các chiến hạm của ta có thể hải pháo vô đảo. Trong khi đó HQ 16 và HQ 4 báo cáo là đổ bộ Hải kích và Biệt hải không thành công có nghĩa là thất bại.
Hạm Trưởng Thự nói: “Muốn thanh toán quân Trung Cộng trên đảo, tôi nghĩ không nhiều, chừng một tiểu đội, mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 thì khó mà thành công”, “Người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo”, điều này chứng tỏ Hạm Trưởng Thự hoàn toàn không biết gì hết dù sự việc đã xảy ra lúc đó hay đã hơn 30 năm rồi, tình hình diễn biến mỗi lúc một khác và các diễn biến này khó lường trước hết được.
Ngay sau đó Đại Tá Ngạc báo cáo mọi diễn tiến về cho Đà Nẵng, Đà Nẵng ra lệnh “tái đổ bộ, cố gắng lập một đầu cầu, nếu cần thì hải pháo vô đảo”. Lệnh này khá gay go: tái đổ bộ, lập một đầu cầu không dể dàng, còn hải pháo vô đảo các chiến hạm Trung Cộng đâu để yên cho mình, cuối cùng suy đi tính lại chỉ còn có cách là đấu pháo, nếu diệt được mấy chiến hạm Trung Cộng thì mới có thể đổ bộ và chiếm lại đảo. Đại Tá Ngạc nêu đề nghị về Đà Nẵng và xin lệnh. Đà Nẵng chập thuận cho khai hỏa.
Đại Tá Ngạc ra lệnh phân đoàn 2 từ Đông Bắc đảo di chuyển về Tây Bắc đảo Quang Hòa hợp cùng phân đoàn 1, dĩ nhiên 2 chiến hạm Trung Cộng mang số 389 và 396 đã bám sát HQ 16 và HQ 10 từ sáng tới giờ cũng di chuyển theo. Bốn chiến hạm VNCH lập thành đội hình vòng cung từ Tây Bắc xuống Tây Nam đảo, vị trí các chiến hạm của ta tính từ trên xuống HQ 16, HQ 10, HQ 4 và HQ 5, còn các chiến hạm Trung Cộng theo đội hình hàng dọc, một kèm một và nằm bên trong vòng cung vị trí theo thứ tự từ trên xuống 389, 396, 271, 274 (xin xem phóng đồ). Hạm Trưởng Thự nói rằng “Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn chỉ có 3 chiến hạm không thuộc loại tối tân”. Nội 4 chiếc bám sát các chiến hạm ta từ mờ sáng cho đến lúc hải chiến đã là 4 rồi, không kể những chiếc khác mang số 402, 407, 281, 282.
Hạm Trưởng Thự đứng ở đài chỉ huy, tôi cũng đứng ở đài chỉ huy, tôi nhìn thấy HQ 16 và HQ 10 (chiếc HQ 4 nằm gần bên tôi không kể), và các chiến hạm địch tôi nhìn rõ con tàu lẫn số tàu và hãy còn nhớ như in dù đã 30 năm rồi, còn Hạm Trưởng Thự không nhìn thấy đầy đủ các chiến hạm địch và tệ hơn nữa không nhìn thấy chiến hạm bạn cho nên không biết HQ 4 và HQ 5 đang ở đâu và đang làm gì, tôi rất ngạc nhiên và không hiểu nổi về điều kỳ quái này. Lúc này các khẩu pháo không còn ở vị trí số không và các nòng pháo đều chỉa thẳng vào nhau, các pháo thủ của cả hai phía đều khiêng tối đa đạn lên pháo tháp của mình, chiếc này kèm chiếc kia và cũng là mục tiêu của nhau: HQ 16 & 389, HQ 10 & 396, HQ 4 & 271, HQ 5 & 274.
Khoảng 0840H thấy tình hình như vậy, Đại Tá Ngạc mới ra lệnh cho Trung Úy Lê Văn Đơn trưởng toán Hải kích đổ bộ tiến về phía Đông đảo chiếm ngọn đồi nhỏ, Trung Úy Đơn và Hải kích mới di chuyển về phía Đông, quân Trung Cộng liền nổ súng, bắn hạ ngay Trung Úy Đơn (quân Trung Cộng biết rõ Trung Úy Đơn là cấp chỉ huy) và một Hạ Sĩ Nhất người nhái tên Đỗ Văn Long và bắn bị thương thêm 3 Hải kích khác. Thấy Trung Úy Đơn tử thương và tình hình bất lợi, Đại Tá Ngạc ra lệnh rút Hải kích về lại HQ 5, toàn bộ Hải kích sau đó đã rút về kể cả người chết và bị thương ngoại trừ Hạ Sĩ Nhất Đỗ Văn Long ở lại vĩnh viễn để làm chứng nhân lịch sử cho việc xâm lấn của bọn giặc đỏ Bắc phương. Quân Trung Cộng không bắn theo khi Hải kích rút đi vì mục đích của họ là chỉ muốn Hải kích rời khỏi đảo và vì e ngại các chiến hạm của ta có thể hải pháo vô đảo. Trong khi đó HQ 16 và HQ 4 báo cáo là đổ bộ Hải kích và Biệt hải không thành công có nghĩa là thất bại.
Hạm Trưởng Thự nói: “Muốn thanh toán quân Trung Cộng trên đảo, tôi nghĩ không nhiều, chừng một tiểu đội, mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 thì khó mà thành công”, “Người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo”, điều này chứng tỏ Hạm Trưởng Thự hoàn toàn không biết gì hết dù sự việc đã xảy ra lúc đó hay đã hơn 30 năm rồi, tình hình diễn biến mỗi lúc một khác và các diễn biến này khó lường trước hết được.
Ngay sau đó Đại Tá Ngạc báo cáo mọi diễn tiến về cho Đà Nẵng, Đà Nẵng ra lệnh “tái đổ bộ, cố gắng lập một đầu cầu, nếu cần thì hải pháo vô đảo”. Lệnh này khá gay go: tái đổ bộ, lập một đầu cầu không dể dàng, còn hải pháo vô đảo các chiến hạm Trung Cộng đâu để yên cho mình, cuối cùng suy đi tính lại chỉ còn có cách là đấu pháo, nếu diệt được mấy chiến hạm Trung Cộng thì mới có thể đổ bộ và chiếm lại đảo. Đại Tá Ngạc nêu đề nghị về Đà Nẵng và xin lệnh. Đà Nẵng chập thuận cho khai hỏa.
Đại Tá Ngạc ra lệnh phân đoàn 2 từ Đông Bắc đảo di chuyển về Tây Bắc đảo Quang Hòa hợp cùng phân đoàn 1, dĩ nhiên 2 chiến hạm Trung Cộng mang số 389 và 396 đã bám sát HQ 16 và HQ 10 từ sáng tới giờ cũng di chuyển theo. Bốn chiến hạm VNCH lập thành đội hình vòng cung từ Tây Bắc xuống Tây Nam đảo, vị trí các chiến hạm của ta tính từ trên xuống HQ 16, HQ 10, HQ 4 và HQ 5, còn các chiến hạm Trung Cộng theo đội hình hàng dọc, một kèm một và nằm bên trong vòng cung vị trí theo thứ tự từ trên xuống 389, 396, 271, 274 (xin xem phóng đồ). Hạm Trưởng Thự nói rằng “Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn chỉ có 3 chiến hạm không thuộc loại tối tân”. Nội 4 chiếc bám sát các chiến hạm ta từ mờ sáng cho đến lúc hải chiến đã là 4 rồi, không kể những chiếc khác mang số 402, 407, 281, 282.
Hạm Trưởng Thự đứng ở đài chỉ huy, tôi cũng đứng ở đài chỉ huy, tôi nhìn thấy HQ 16 và HQ 10 (chiếc HQ 4 nằm gần bên tôi không kể), và các chiến hạm địch tôi nhìn rõ con tàu lẫn số tàu và hãy còn nhớ như in dù đã 30 năm rồi, còn Hạm Trưởng Thự không nhìn thấy đầy đủ các chiến hạm địch và tệ hơn nữa không nhìn thấy chiến hạm bạn cho nên không biết HQ 4 và HQ 5 đang ở đâu và đang làm gì, tôi rất ngạc nhiên và không hiểu nổi về điều kỳ quái này. Lúc này các khẩu pháo không còn ở vị trí số không và các nòng pháo đều chỉa thẳng vào nhau, các pháo thủ của cả hai phía đều khiêng tối đa đạn lên pháo tháp của mình, chiếc này kèm chiếc kia và cũng là mục tiêu của nhau: HQ 16 & 389, HQ 10 & 396, HQ 4 & 271, HQ 5 & 274.
Theo kế hoạch của Đại Tá Ngạc, HQ 10 sẽ bắn phát đạn 76 ly 2 lên đảo
như là một tiếng súng lệnh, ngay sau đó các chiến hạm đồng loạt nhả đạn
vào chiến hạm địch. Lúc 1024H ngày 19/01/1974, Đại Tá Ngạc ra lệnh HQ 10
khai hỏa, ngay sau đó các chiến hạm ta đồng loạt bắn thẳng vào các
chiến hạm địch với mục tiêu đã định, trận hải chiến Hoàng Sa bắt đầu.
Trận đấu pháo giữa ta và địch bắt đầu, lúc này chiến hạm ta và địch chỉ
cách nhau khoảng 1500 yards, nghĩa là hoàn toàn nằm trong tầm pháo của
nhau, trên bờ quân Trung Cộng bắn trước, trên biển hải quân ta bắn
trước.
Vài phút sau nghe báo cáo HQ 4 bị trở ngại tác xạ, 10 phút sau nghe báo cáo HQ 10 sắp chìm, nhiệm sở đào thoát, 15 phút sau nghe báo cáo HQ 16 cũng sắp chìm, đang nhiệm sở đào thoát. Riêng HQ 5, 15 phút đầu nhả đạn như mưa về phía tàu địch tức chiếc 274, không kể đạn đại bác 40 ly và 20 ly, chỉ tính riêng khẩu đại bác 127 ly đã bắn trên 100 quả đạn, nghĩa là cho đến khi bị bất khiển dụng vì trúng đạn đại bác 100 ly của địch, làm chết trưởng khẩu, làm bị thương các pháo thủ và làm đứt tung hệ thống điện của khẩu pháo, một khẩu pháo khác là khẩu đại bác 40 ly cũng bị bất khiển dụng vì trúng đạn 37 ly ngay khối cơ bẩm, làm khối cơ bẩm không di chuyển được, dỉ nhiên là không bắn được. 15 phút đầu tôi thấy HQ 5 ăn đạn cũng hơi nhiều nhưng không nhiều bằng những phút sau đó.
Vì sao, vì HQ 10 đang chìm, HQ 16 đang rời vòng giao chiến vì bị thương nặng, HQ 4 đang lùi ra xa vì trở ngại tác xạ, chỉ còn lại HQ 5 là soái hạm với soái kỳ trên đỉnh, mà hỏa lực lúc bấy giờ rất hạn chế, chỉ còn lại một khẩu pháo 40 ly sau lái bên hữu hạm bắn cầm cự mà thôi, trong khi đó các chiến hạm Trung Cộng quay sang “dí” HQ 5, mỗi phút trôi qua, không biết bao nhiêu là quả đạn hướng về HQ 5 và không trật. Đến khoảng 1100H, thấy tình hình hoàn toàn bất lợi, Đại Tá Ngạc ra lệnh “di tản chiến thuật”, HQ 5 tăng máy rời vùng lửa đạn, hướng về phía Nam, sau đó đổi sang hướng Tây, chiến hạm Trung Cộng đuổi theo một đoan thấy vô ích nên quay trở lại. Khoảng 1400H ngày 19/01/1974 khi ngang qua đảo Tri Tôn thì được lệnh từ Đà Nẵng: “HQ 4 và HQ 5 phải quay trở lại Hoàng Sa “nếu cần thì ủi bãi”, khu trục hạm và tuần dương hạm mà ủi bải có nghĩa là tự sát, một cái lệnh không hiểu nổi, nhưng không lâu sau đó có một phản lệnh từ Đà Nẵng, cho HQ 4 và HQ 5 trở về lại Đà Nẵng.
Khoảng 1500H Hạm Trưởng Quỳnh ra lệnh giải tán nhiệm sở tác chiếm, trực chỉ Đà Nẵng. Tôi rời đài chỉ huy đi xuống bên dưới, bên trong chiến hạm không điện, không đèn, tối thui, nhìn mọi người mặt mũi bơ phờ, đi một vòng chiến hạm thấy có quá nhiều vết đạn, phòng tai và nhân viên chiến hạm vẫn còn đang chiến đấu với thần hỏa vì hãy còn nhiều đám cháy nhỏ và phải làm ngập hầm đạn vì sợ sức nóng của lửa có thể dẫn đến việc nổ hầm đạn, người chết và bị thương rải rác khắp nơi trên chiến hạm, trời kêu ai nấy dạ, bên trong chiến hạm, nhiều nơi bị hư hại nặng v.v.. và v.v…, có điều hai máy chánh không bị suy suyển gì.
Sau một trận hải chiến, thường thì người ta chỉ nhìn thấy những thiệt hại, những đổ nát, những tổn thất trên chiến hạm của mình mà không biết, mà không nhìn thấy những thiệt hại, những đổ nát, những tổn thất trên chiến hạm khác kể cả bạn và địch. Đêm đó khi đi ngang qua “Ballon Room”, tần ngần nhìn 7 xác chiến hữu nằm xếp hàng ngang ở đó, có 7 chết và 18 bị thương bao gồm nặng nhẹ, kể cả Hải kích và nhân viên cơ hữu. Khoảng 0700H ngày 20/01/1974, HQ 5 về đến Đà Nẵng và cập cầu thương cảng, được các đồng đội HQ hoan hô mà lòng cảm thấy xót xa buồn. Về đến bến, tôi là người đi đếm lỗ đạn, từ đài chỉ huy trở xuống, từ trước mũi ra sau lái, hữu hạm và tả hạm, vì Trung Cộng xử dụng loại đạn xuyên phá, nghĩa là xuyên thủng qua lớp thép rồi mới nổ và phá ở bên trong, nên thấy lỗ nào tròn tròn, đường kính khoảng 1 tấc đích thị là nó.
Tôi đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm và cũng nhờ Trời thương Phật độ nếu không Đại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh, tôi và các nhân viên trên đài chỉ huy có thể đã đi theo cố Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, đâu đâu tôi cũng thấy vết đạn từ Trung tâm Chiến báo, phòng vô tuyến, phòng ngũ Hạm Trưởng, phòng ngũ sĩ quan, pháo tháp 127 ly v.v… và v.v…
Riêng hữu hạm phần trên mặt nước trúng ba mươi mấy quả đại bác 100 ly, tàu to nên dễ bị ăn đạn, trúng đạn không có nghĩa là tàu phải chìm, sở dĩ trúng đạn nhiều mà không chìm là vì chiến hạm có hai phần, phần trên mặt nước và phần dưới mặt nước, nếu trúng phần trên chỉ gây hư hại, nếu trúng phần dưới mới nguy hiểm, mới có thể dẫn đến việc chìm tàu, vả lại hệ thống an toàn trên chiến hạm cao hơn tàu buôn rất nhiều, vẫn còn có thể cứu vãn được ngoại trừ trúng ngay chỗ nhược và có sức công phá mạnh như thủy lôi, torpedo, hỏa tiển v.v…
Sau đó Căn cứ Yểm Trợ Tiếp vận Đà Nẵng xuống sửa chữa khẩn cấp và tạm thời, để chiến hạm có thể đi hành quân tiếp. 102 lỗ đạn 100 ly, chỉ hàn khẩn cấp ba mươi mấy lỗ đạn bên hữu hạm và gần mực nước vì sóng gió lớn có thể làm nước biển tràn vào bên trong, còn những lỗ đạn khác chỉ vá, cắt một miếng lưới tròn tròn, đắp lên rồi sơn phết lại trông cũng OK, sửa hệ thống điện khẩu pháo 127 ly, thay khối cơ bẩm khẩu pháo 40 ly, sửa máy vô tuyến và một số linh tinh lang tang khác, còn những hư hại khác chờ về Sài Gòn sửa chữa hay thay thế, riêng boiler hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt, mỗi ngày lọc được 8,000 gallons bị bắn bể không sửa chữa được kể cả sau khi về Sài Gòn rồi, báo hại những chuyến công tác sau đó không có nước ngọt để tắm, còn đạn dược phải khiêng lên toàn bộ số đạn đã làm ngập và khiêng xuống bằng ấy số lượng, nghĩa là phải thanh toán một cầu tàu đạn, toàn bộ sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên đứng thành một hệ thống dây chuyền, hết đưa lên rồi lại đưa xuống, từ trưa cho đến trước giờ giao thừa, xong hầu hết đều đi ngủ vì quá uể oải.
Vài phút sau nghe báo cáo HQ 4 bị trở ngại tác xạ, 10 phút sau nghe báo cáo HQ 10 sắp chìm, nhiệm sở đào thoát, 15 phút sau nghe báo cáo HQ 16 cũng sắp chìm, đang nhiệm sở đào thoát. Riêng HQ 5, 15 phút đầu nhả đạn như mưa về phía tàu địch tức chiếc 274, không kể đạn đại bác 40 ly và 20 ly, chỉ tính riêng khẩu đại bác 127 ly đã bắn trên 100 quả đạn, nghĩa là cho đến khi bị bất khiển dụng vì trúng đạn đại bác 100 ly của địch, làm chết trưởng khẩu, làm bị thương các pháo thủ và làm đứt tung hệ thống điện của khẩu pháo, một khẩu pháo khác là khẩu đại bác 40 ly cũng bị bất khiển dụng vì trúng đạn 37 ly ngay khối cơ bẩm, làm khối cơ bẩm không di chuyển được, dỉ nhiên là không bắn được. 15 phút đầu tôi thấy HQ 5 ăn đạn cũng hơi nhiều nhưng không nhiều bằng những phút sau đó.
Vì sao, vì HQ 10 đang chìm, HQ 16 đang rời vòng giao chiến vì bị thương nặng, HQ 4 đang lùi ra xa vì trở ngại tác xạ, chỉ còn lại HQ 5 là soái hạm với soái kỳ trên đỉnh, mà hỏa lực lúc bấy giờ rất hạn chế, chỉ còn lại một khẩu pháo 40 ly sau lái bên hữu hạm bắn cầm cự mà thôi, trong khi đó các chiến hạm Trung Cộng quay sang “dí” HQ 5, mỗi phút trôi qua, không biết bao nhiêu là quả đạn hướng về HQ 5 và không trật. Đến khoảng 1100H, thấy tình hình hoàn toàn bất lợi, Đại Tá Ngạc ra lệnh “di tản chiến thuật”, HQ 5 tăng máy rời vùng lửa đạn, hướng về phía Nam, sau đó đổi sang hướng Tây, chiến hạm Trung Cộng đuổi theo một đoan thấy vô ích nên quay trở lại. Khoảng 1400H ngày 19/01/1974 khi ngang qua đảo Tri Tôn thì được lệnh từ Đà Nẵng: “HQ 4 và HQ 5 phải quay trở lại Hoàng Sa “nếu cần thì ủi bãi”, khu trục hạm và tuần dương hạm mà ủi bải có nghĩa là tự sát, một cái lệnh không hiểu nổi, nhưng không lâu sau đó có một phản lệnh từ Đà Nẵng, cho HQ 4 và HQ 5 trở về lại Đà Nẵng.
Khoảng 1500H Hạm Trưởng Quỳnh ra lệnh giải tán nhiệm sở tác chiếm, trực chỉ Đà Nẵng. Tôi rời đài chỉ huy đi xuống bên dưới, bên trong chiến hạm không điện, không đèn, tối thui, nhìn mọi người mặt mũi bơ phờ, đi một vòng chiến hạm thấy có quá nhiều vết đạn, phòng tai và nhân viên chiến hạm vẫn còn đang chiến đấu với thần hỏa vì hãy còn nhiều đám cháy nhỏ và phải làm ngập hầm đạn vì sợ sức nóng của lửa có thể dẫn đến việc nổ hầm đạn, người chết và bị thương rải rác khắp nơi trên chiến hạm, trời kêu ai nấy dạ, bên trong chiến hạm, nhiều nơi bị hư hại nặng v.v.. và v.v…, có điều hai máy chánh không bị suy suyển gì.
Sau một trận hải chiến, thường thì người ta chỉ nhìn thấy những thiệt hại, những đổ nát, những tổn thất trên chiến hạm của mình mà không biết, mà không nhìn thấy những thiệt hại, những đổ nát, những tổn thất trên chiến hạm khác kể cả bạn và địch. Đêm đó khi đi ngang qua “Ballon Room”, tần ngần nhìn 7 xác chiến hữu nằm xếp hàng ngang ở đó, có 7 chết và 18 bị thương bao gồm nặng nhẹ, kể cả Hải kích và nhân viên cơ hữu. Khoảng 0700H ngày 20/01/1974, HQ 5 về đến Đà Nẵng và cập cầu thương cảng, được các đồng đội HQ hoan hô mà lòng cảm thấy xót xa buồn. Về đến bến, tôi là người đi đếm lỗ đạn, từ đài chỉ huy trở xuống, từ trước mũi ra sau lái, hữu hạm và tả hạm, vì Trung Cộng xử dụng loại đạn xuyên phá, nghĩa là xuyên thủng qua lớp thép rồi mới nổ và phá ở bên trong, nên thấy lỗ nào tròn tròn, đường kính khoảng 1 tấc đích thị là nó.
Tôi đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm và cũng nhờ Trời thương Phật độ nếu không Đại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh, tôi và các nhân viên trên đài chỉ huy có thể đã đi theo cố Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, đâu đâu tôi cũng thấy vết đạn từ Trung tâm Chiến báo, phòng vô tuyến, phòng ngũ Hạm Trưởng, phòng ngũ sĩ quan, pháo tháp 127 ly v.v… và v.v…
Riêng hữu hạm phần trên mặt nước trúng ba mươi mấy quả đại bác 100 ly, tàu to nên dễ bị ăn đạn, trúng đạn không có nghĩa là tàu phải chìm, sở dĩ trúng đạn nhiều mà không chìm là vì chiến hạm có hai phần, phần trên mặt nước và phần dưới mặt nước, nếu trúng phần trên chỉ gây hư hại, nếu trúng phần dưới mới nguy hiểm, mới có thể dẫn đến việc chìm tàu, vả lại hệ thống an toàn trên chiến hạm cao hơn tàu buôn rất nhiều, vẫn còn có thể cứu vãn được ngoại trừ trúng ngay chỗ nhược và có sức công phá mạnh như thủy lôi, torpedo, hỏa tiển v.v…
Sau đó Căn cứ Yểm Trợ Tiếp vận Đà Nẵng xuống sửa chữa khẩn cấp và tạm thời, để chiến hạm có thể đi hành quân tiếp. 102 lỗ đạn 100 ly, chỉ hàn khẩn cấp ba mươi mấy lỗ đạn bên hữu hạm và gần mực nước vì sóng gió lớn có thể làm nước biển tràn vào bên trong, còn những lỗ đạn khác chỉ vá, cắt một miếng lưới tròn tròn, đắp lên rồi sơn phết lại trông cũng OK, sửa hệ thống điện khẩu pháo 127 ly, thay khối cơ bẩm khẩu pháo 40 ly, sửa máy vô tuyến và một số linh tinh lang tang khác, còn những hư hại khác chờ về Sài Gòn sửa chữa hay thay thế, riêng boiler hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt, mỗi ngày lọc được 8,000 gallons bị bắn bể không sửa chữa được kể cả sau khi về Sài Gòn rồi, báo hại những chuyến công tác sau đó không có nước ngọt để tắm, còn đạn dược phải khiêng lên toàn bộ số đạn đã làm ngập và khiêng xuống bằng ấy số lượng, nghĩa là phải thanh toán một cầu tàu đạn, toàn bộ sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên đứng thành một hệ thống dây chuyền, hết đưa lên rồi lại đưa xuống, từ trưa cho đến trước giờ giao thừa, xong hầu hết đều đi ngủ vì quá uể oải.
Giao thừa tết Giáp Dần 1974 toàn chiến hạm trôi qua trong yên lặng và
buồn thảm, buồn thảm vì có những người bạn đồng đội mới thấy đó đã vỉnh
viển ra đi, vì có nhiều việc phải lo, phải làm, lo cho người chết, lo
cho người bị thương, lo báo cáo, lo sửa chữa và lo chuẩn bị để đi hành
quân tiếp. Hạm Trưởng Thự nói: “Sự thật là HQ 4 và HQ 5 chẳng bị trầy
một mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình
HQ 16 được đón tiếp ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại Tá Ngạc
hay HQ 4 & HQ 5”, tôi không hiểu tại sao Hạm Trưởng Thự lại lộng
ngôn đến thế, nếu Hạm Trưởng Thự muốn làm anh hùng thì cứ việc, nhưng
xin đừng bôi bác, xin đừng phủ nhận công lao của chiến hạm bạn và những
chiến hữu của mình, đừng tạo ra những hiểu lầm tai hại vì sự mù lòa và
thiếu hiểu biết của mình. Sau khi sửa chữa tạm thời xong, nhìn từ bên
ngoài HQ 5 trông vẫn OK, nhưng mấy ai biết được rằng từ đầu (đài chỉ
huy) và lục phủ ngũ tạng (phần bên trong chiến hạm) gần banh xà rông,
vẫn còn ngổn ngang trăm mối, ngoại trừ hai chân vẫn còn tốt, nghĩa là
hai máy chánh vẩn còn khiển dụng.
Ngày mồng Một Tết Giáp Dần, chiến hạm nhận được lệnh hành quân, đi đâu? – ra lại Hoàng Sa, làm gì? – tìm kiếm người mất tích, một cái lệnh coi bộ không vui chút nào, nhưng phải thi hành lệnh thôi. Sau vài ngày tìm kiếm người mất tích không kết quả, HQ 5 có tham dự thực tập tác xạ hải pháo lên một hòn đảo trọc (không cây cối) ngoài khơi Đà Nẵng cùng với HQ 6 và HQ 17, xong về lại Đà Nẵng. Đầu tháng 2/1974 chiến hạm tôi được lệnh rời Đà Nẵng, trực chỉ Trường Sa, tham dự hành quân Trần Hưng Đạo 48, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân là HQ Đại Tá Nguyễn Văn May và một lần nữa chiến hạm của tôi lại làm soái hạm. Lực lượng hành quân gồm có: Tuần dương hạm HQ 5 (soái hạm), Tuần dương hạm HQ 17, Hộ tống hạm HQ 07 và Hải vận hạm HQ 405 chở theo một tiểu đoàn Địa phương quân thuộc Tiểu khu Phước Tuy, mục đích là chiếm đóng và duy trì chiếm đóng 4 đảo còn đang bỏ trống thuộc quần đảo Trường Sa vì không muốn tái diễn Hoàng Sa thêm một lần nữa, 4 đảo này là Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và đảo Trường Sa.
Trước đó năm 1973 Hải quân VNCH đã chiếm đóng và duy trì chiếm đóng đảo Nam Yết, đảo lớn nhất thuộc chủ quyền của VNCH và là đảo lớn thứ nhì sau đảo Thái Bình thuộc Trung Hoa Quốc Gia. Lực lượng hành quân đi một vòng đổ bộ tiểu đoàn Địa phương quân lên các đảo kể trên cùng các quân trang, quân dụng, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, nước ngọt v.v. và v.v…., kết quả hoàn toàn tốt đẹp mà không gặp bất cứ một sự kháng cự nào vì lúc đó trên đảo chỉ có chim và vích. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ các chiến hạm HQ 17, HQ 7 và HQ 405 rút về, chỉ còn lại soái hạm HQ 5 chạy vòng vòng 5 đảo để tuần tiểu, yểm trợ, tiếp tế, nói chạy vòng vòng chớ mấy đảo này cách nhau rất xa, hết 15 ngày về Vũng Tàu nghĩ bến, tiếp tế sửa chữa linh tinh 2 ngày, lại ra Trường Sa 15 ngày cứ như thế cho đến giữa tháng 4/1974 nghĩa là gần 3 tháng sau ngày xảy ra trận chiến, soái hạm của trận hải chiến Hoàng Sa mới được lệnh về Sài Gòn.
Trong khi đó các lực lượng tham chiến và các thành phần liên quan đều đã lượt lượt trở về Sài Gòn hết rồi, từ HQ 16 được về sớm nhất, những người đào thoát từ HQ 10, HQ 4, những người đào thoát tù đảo thuộc HQ 16, rồi đến 48 tù binh bị Trung Cộng bắt giữ bao gồm Hải quân, Địa phương quân và Công binh trong đó có 1 cố vấn Mỹ, riêng soái hạm rời vùng lửa đạn sau cùng, ăn đạn nhiều nhất và cũng là chiến hạm về lại Sài Gòn chót nhất. Dầu trở về muộn màng, HQ 5 cũng được đón tiếp, hoan hô và sau đó có nhiều phái đoàn xuống chiến hạm ủy lạo và tặng thưởng, tổng số tiền mà các phái đoàn ủy lạo kể cả trước đó ở Đà Nẵng nằm giữa con số một triệu rưởi và hai triệu đồng tiền VNCH thời điểm 1974, điều này cũng đủ để an ủi, cũng đủ để ấm lòng dù hãy còn nhiều áy náy vì sứ mạng không thành.
Khi về lại Sài Gòn, tôi có nghe được những lời đồn đại đầy ác ý và bôi bác về Đại Tá Ngạc, nào là trong khi hải chiến Đại Tá Ngạc sợ quá bò lăn bò càng trên đài chỉ huy, nào là sợ quá tìm chỗ ẩn núp v.v… tôi đứng cạnh Đại Tá Ngạc trên đài chỉ huy từ 0400H đến 1500H, nào có thấy gì đâu, ổng lo điều động, chỉ huy, báo cáo, nhận lệnh còn thì giờ đâu mà lo mà sợ, vả lại cái lon Đại Tá của ổng đâu cho phép ổng làm như vậy, nếu ổng không anh hùng thì tôi chắc chắn là ổng cũng không hèn. Ngay chuyện trước mắt đây, Hạm Trưởng Thự nói: “Toàn bài viết của Đại Tá Ngạc (trận hải chiến Hoàng Sa) từ đầu đến cuối là sai sự thật” Đại Tá Ngạc là người trực tiếp chỉ huy trận đánh, mấy chục năm sau ngồi xuống, nhớ lại viết về trận đánh này có thể không hoàn toàn đầy đủ, có thể không hoàn toàn chính xác, có thể có một vài nghi vấn, nhưng không thể hồ đồ kết luận rằng tất cả đều sai sự thật, ngoại trừ phi Đại Tá Ngạc bị lú lẫn, mà tôi tin rằng Đại Tá Ngạc thì không, điều khôi hài là sự kết luận này lại đúng cho chính Hạm Trưởng Thự, nhiều điều trong bài viết của Hạm Trưởng Thự là hoàn toàn sai sự thật, tôi có thể khẳng định như vậy.
Hạm Trưởng Thự đã nhiều lần tự xác nhận là mình không biết gì về nhiệm vụ và hoạt động của HQ 4 và HQ 5, không biết trước, trong và sau hải chiến HQ 4 và HQ 5 đang ở đâu và đang làm gì thì tốt hơn hết là Hạm Trưởng Thự xin hãy dựa cột mà nghe, đừng có lên tiếng, lên tiếng làm chi, rồi còn hết sự thật này tới sự thật kia, những sự thật trời ơi đất hởi để làm phiền lòng nhau, phiền lòng nhau không phải bởi những điều Hạm Trường Thự nói đúng sự thật, mà bởi những điều nói sai sự thật. Hãy trả sự thật về với sự thật dù là nó không trọn vẹn, không hoàn hảo, còn cái gọi là “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” xin được trả lại cho Hạm Trưởng Thự để khỏi phiền toái cuộc đời.
Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ quê hương và vùng biển thân yêu, nhưng lịch sử có những nghiệt ngã của nó, đã đưa đẩy chúng ta đến chỗ đau lòng, nhìn nước mất nhà tan và vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt rơi vào tay bọn quỷ đỏ Bắc phương, và xin hãy nhớ cho một điều quan trọng, chúng ta chỉ có một kẻ thù duy nhất là bọn giặc đỏ Bắc phương.
Ngày mồng Một Tết Giáp Dần, chiến hạm nhận được lệnh hành quân, đi đâu? – ra lại Hoàng Sa, làm gì? – tìm kiếm người mất tích, một cái lệnh coi bộ không vui chút nào, nhưng phải thi hành lệnh thôi. Sau vài ngày tìm kiếm người mất tích không kết quả, HQ 5 có tham dự thực tập tác xạ hải pháo lên một hòn đảo trọc (không cây cối) ngoài khơi Đà Nẵng cùng với HQ 6 và HQ 17, xong về lại Đà Nẵng. Đầu tháng 2/1974 chiến hạm tôi được lệnh rời Đà Nẵng, trực chỉ Trường Sa, tham dự hành quân Trần Hưng Đạo 48, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân là HQ Đại Tá Nguyễn Văn May và một lần nữa chiến hạm của tôi lại làm soái hạm. Lực lượng hành quân gồm có: Tuần dương hạm HQ 5 (soái hạm), Tuần dương hạm HQ 17, Hộ tống hạm HQ 07 và Hải vận hạm HQ 405 chở theo một tiểu đoàn Địa phương quân thuộc Tiểu khu Phước Tuy, mục đích là chiếm đóng và duy trì chiếm đóng 4 đảo còn đang bỏ trống thuộc quần đảo Trường Sa vì không muốn tái diễn Hoàng Sa thêm một lần nữa, 4 đảo này là Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và đảo Trường Sa.
Trước đó năm 1973 Hải quân VNCH đã chiếm đóng và duy trì chiếm đóng đảo Nam Yết, đảo lớn nhất thuộc chủ quyền của VNCH và là đảo lớn thứ nhì sau đảo Thái Bình thuộc Trung Hoa Quốc Gia. Lực lượng hành quân đi một vòng đổ bộ tiểu đoàn Địa phương quân lên các đảo kể trên cùng các quân trang, quân dụng, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, nước ngọt v.v. và v.v…., kết quả hoàn toàn tốt đẹp mà không gặp bất cứ một sự kháng cự nào vì lúc đó trên đảo chỉ có chim và vích. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ các chiến hạm HQ 17, HQ 7 và HQ 405 rút về, chỉ còn lại soái hạm HQ 5 chạy vòng vòng 5 đảo để tuần tiểu, yểm trợ, tiếp tế, nói chạy vòng vòng chớ mấy đảo này cách nhau rất xa, hết 15 ngày về Vũng Tàu nghĩ bến, tiếp tế sửa chữa linh tinh 2 ngày, lại ra Trường Sa 15 ngày cứ như thế cho đến giữa tháng 4/1974 nghĩa là gần 3 tháng sau ngày xảy ra trận chiến, soái hạm của trận hải chiến Hoàng Sa mới được lệnh về Sài Gòn.
Trong khi đó các lực lượng tham chiến và các thành phần liên quan đều đã lượt lượt trở về Sài Gòn hết rồi, từ HQ 16 được về sớm nhất, những người đào thoát từ HQ 10, HQ 4, những người đào thoát tù đảo thuộc HQ 16, rồi đến 48 tù binh bị Trung Cộng bắt giữ bao gồm Hải quân, Địa phương quân và Công binh trong đó có 1 cố vấn Mỹ, riêng soái hạm rời vùng lửa đạn sau cùng, ăn đạn nhiều nhất và cũng là chiến hạm về lại Sài Gòn chót nhất. Dầu trở về muộn màng, HQ 5 cũng được đón tiếp, hoan hô và sau đó có nhiều phái đoàn xuống chiến hạm ủy lạo và tặng thưởng, tổng số tiền mà các phái đoàn ủy lạo kể cả trước đó ở Đà Nẵng nằm giữa con số một triệu rưởi và hai triệu đồng tiền VNCH thời điểm 1974, điều này cũng đủ để an ủi, cũng đủ để ấm lòng dù hãy còn nhiều áy náy vì sứ mạng không thành.
Khi về lại Sài Gòn, tôi có nghe được những lời đồn đại đầy ác ý và bôi bác về Đại Tá Ngạc, nào là trong khi hải chiến Đại Tá Ngạc sợ quá bò lăn bò càng trên đài chỉ huy, nào là sợ quá tìm chỗ ẩn núp v.v… tôi đứng cạnh Đại Tá Ngạc trên đài chỉ huy từ 0400H đến 1500H, nào có thấy gì đâu, ổng lo điều động, chỉ huy, báo cáo, nhận lệnh còn thì giờ đâu mà lo mà sợ, vả lại cái lon Đại Tá của ổng đâu cho phép ổng làm như vậy, nếu ổng không anh hùng thì tôi chắc chắn là ổng cũng không hèn. Ngay chuyện trước mắt đây, Hạm Trưởng Thự nói: “Toàn bài viết của Đại Tá Ngạc (trận hải chiến Hoàng Sa) từ đầu đến cuối là sai sự thật” Đại Tá Ngạc là người trực tiếp chỉ huy trận đánh, mấy chục năm sau ngồi xuống, nhớ lại viết về trận đánh này có thể không hoàn toàn đầy đủ, có thể không hoàn toàn chính xác, có thể có một vài nghi vấn, nhưng không thể hồ đồ kết luận rằng tất cả đều sai sự thật, ngoại trừ phi Đại Tá Ngạc bị lú lẫn, mà tôi tin rằng Đại Tá Ngạc thì không, điều khôi hài là sự kết luận này lại đúng cho chính Hạm Trưởng Thự, nhiều điều trong bài viết của Hạm Trưởng Thự là hoàn toàn sai sự thật, tôi có thể khẳng định như vậy.
Hạm Trưởng Thự đã nhiều lần tự xác nhận là mình không biết gì về nhiệm vụ và hoạt động của HQ 4 và HQ 5, không biết trước, trong và sau hải chiến HQ 4 và HQ 5 đang ở đâu và đang làm gì thì tốt hơn hết là Hạm Trưởng Thự xin hãy dựa cột mà nghe, đừng có lên tiếng, lên tiếng làm chi, rồi còn hết sự thật này tới sự thật kia, những sự thật trời ơi đất hởi để làm phiền lòng nhau, phiền lòng nhau không phải bởi những điều Hạm Trường Thự nói đúng sự thật, mà bởi những điều nói sai sự thật. Hãy trả sự thật về với sự thật dù là nó không trọn vẹn, không hoàn hảo, còn cái gọi là “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” xin được trả lại cho Hạm Trưởng Thự để khỏi phiền toái cuộc đời.
Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ quê hương và vùng biển thân yêu, nhưng lịch sử có những nghiệt ngã của nó, đã đưa đẩy chúng ta đến chỗ đau lòng, nhìn nước mất nhà tan và vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt rơi vào tay bọn quỷ đỏ Bắc phương, và xin hãy nhớ cho một điều quan trọng, chúng ta chỉ có một kẻ thù duy nhất là bọn giặc đỏ Bắc phương.
Bùi Ngọc Nở
- Khoá 19 SQHQ/Nha Trang.
- Nguyên Sĩ Quan Hải Hành, Xử Lý Thường Vụ Trưởng Khối Hành Quân Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5
( From : LNTD )
- Khoá 19 SQHQ/Nha Trang.
- Nguyên Sĩ Quan Hải Hành, Xử Lý Thường Vụ Trưởng Khối Hành Quân Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét