Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởngBộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướngChính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhấtĐảng Lao động Việt Nam, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh của những cán bộ Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng – Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động.
Lê Duẩn chủ trương dùng quân sự xóa bỏ nhà nước Việt Nam Cộng hòa, thống nhất Việt Nam dù Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ hỗ trợ về mọi mặt.
Dù có thói quen viết hồi ký, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954–1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị.
Một mặt, nhà lãnh đạo này xem trọng Võ Nguyên Giáp, mặt khác, vẫn giữ ấn tượng về việc lãnh đạo Việt Minhđồng ý rút ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp.
Theo các sử gia phương Tây, họ chia sự hợp tác giữa 2 nhân vật quyết định chiến tranh ở cấp cao nhất này thành 3 giai đoạn:Từ năm 1954 đến năm 1964, thời gian Lê Duẩn mới ra miền Bắc nắm quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cả hai nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;Từ năm 1965 đến năm 1972 (giai đoạn Mỹ trực tiếp tham chiến), thời gian Lê Duẩn nắm toàn quyền chính trị và ý kiến Võ Nguyên Giáp thường bị xem là chưa đủ cứng rắn;
Từ năm 1972 đến năm 1975 (giai đoạn Mỹ rút quân), Lê Duẩn trao toàn quyền chỉ huy quân sự cho Võ Nguyên Giáp. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng tướng Giáp không có vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau năm 1965 mà ông còn thật sự phản đối cuộc chiến ngay từ đầu.
Vào thời gian cuộc chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam nổ ra vào năm 1965, Võ Nguyên Giáp đóng một vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ giống như Hồ Chí Minh. Ông trở thành “một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ tiếp thị, cho một phe cánh trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế“. Cũng theo quan điểm này, Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 không liên can gì tới tướng Giáp mà là chủ trương của Lê Duẩn vì ông Giáp chống lại chủ trương này. Chính Lê Duẩn là người chỉ đạo chính trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, là kiến trúc sư của chiến thắng của người cộng sản vào năm 1975.
Tuy nhiên nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc từ chối cho rằng vai trò của Tướng Giáp bị làm cho lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ông cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây vẫn phán đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái “chủ hoà”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký: “Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc…
Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”.
Từ 1954 đến 1964Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ yêu sách này bằng Phong trào tố cộng diệt cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genève không còn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài… tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng.
Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn – Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninhvà Quân khu 9.
Từ 1965 đến 1972Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnhMặt trận B3 thay Chu Huy Mânchuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1965, Quân Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 500.000 ngàn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp.
Đối phó với quân Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân – “trường kỳ kháng chiến” như Chiến tranh Đông Dương trước đó.
Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc.
Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt nhưng vô cùng hiệu quả, và quân Mỹ đã rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân.
Bản thân ông đã tham gia lập kế hoạch, nhưng khi Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12 năm 1967 quyết định mở chiến dịch thì ông đang đi chữa bệnh ở Hungary.
Ông trở về tháng 1 năm 1968. Hội nghị Trung ương lần thứ 14 tháng 1/1968 thông qua quyết định của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Từ 1972 đến 1975 Cuốn hồi ức mang tên “Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng” do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với kho vũ khí hùng hậu, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Kế hoạch này đã bị nhà lãnh đạo Lê Duẩn và Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng Cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do hết dự trữ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975), 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù số 1 và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển dẫn đến Vùng Chiến thuật 1, 6 sư đoàn tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân Giải phóng bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin gần đây cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; Sư đoàn 308, Sư đoàn 320 cũng phải bổ sung hàng ngàn người. Thương vong của hai bên đều rất lớn, chiến sự đi vào ổn định từ đầu năm 1973 bởi cả 2 bên đều đã kiệt sức.
Các chiến dịch năm 1972 cũng khiến Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng hơn 300.000 viên đạn pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974.
Dù sao, chiến dịch này cũng đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm soát thêm 10% lãnh thổ miền Nam cùng một số bàn đạp quân sự quan trọng như cảng Cửa Việt và thị xã Lộc Ninh.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn “điểm huyệt” vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột.
Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhấtĐảng Lao động Việt Nam, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh của những cán bộ Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng – Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động.
Lê Duẩn chủ trương dùng quân sự xóa bỏ nhà nước Việt Nam Cộng hòa, thống nhất Việt Nam dù Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ hỗ trợ về mọi mặt.
Dù có thói quen viết hồi ký, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954–1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị.
Một mặt, nhà lãnh đạo này xem trọng Võ Nguyên Giáp, mặt khác, vẫn giữ ấn tượng về việc lãnh đạo Việt Minhđồng ý rút ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp.
Theo các sử gia phương Tây, họ chia sự hợp tác giữa 2 nhân vật quyết định chiến tranh ở cấp cao nhất này thành 3 giai đoạn:Từ năm 1954 đến năm 1964, thời gian Lê Duẩn mới ra miền Bắc nắm quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cả hai nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;Từ năm 1965 đến năm 1972 (giai đoạn Mỹ trực tiếp tham chiến), thời gian Lê Duẩn nắm toàn quyền chính trị và ý kiến Võ Nguyên Giáp thường bị xem là chưa đủ cứng rắn;
Từ năm 1972 đến năm 1975 (giai đoạn Mỹ rút quân), Lê Duẩn trao toàn quyền chỉ huy quân sự cho Võ Nguyên Giáp. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng tướng Giáp không có vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau năm 1965 mà ông còn thật sự phản đối cuộc chiến ngay từ đầu.
Vào thời gian cuộc chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam nổ ra vào năm 1965, Võ Nguyên Giáp đóng một vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ giống như Hồ Chí Minh. Ông trở thành “một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ tiếp thị, cho một phe cánh trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế“. Cũng theo quan điểm này, Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 không liên can gì tới tướng Giáp mà là chủ trương của Lê Duẩn vì ông Giáp chống lại chủ trương này. Chính Lê Duẩn là người chỉ đạo chính trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, là kiến trúc sư của chiến thắng của người cộng sản vào năm 1975.
Tuy nhiên nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc từ chối cho rằng vai trò của Tướng Giáp bị làm cho lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ông cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây vẫn phán đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái “chủ hoà”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký: “Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc…
Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”.
Từ 1954 đến 1964Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ yêu sách này bằng Phong trào tố cộng diệt cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genève không còn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài… tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng.
Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn – Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninhvà Quân khu 9.
Từ 1965 đến 1972Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnhMặt trận B3 thay Chu Huy Mânchuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1965, Quân Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 500.000 ngàn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp.
Đối phó với quân Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân – “trường kỳ kháng chiến” như Chiến tranh Đông Dương trước đó.
Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc.
Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt nhưng vô cùng hiệu quả, và quân Mỹ đã rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân.
Bản thân ông đã tham gia lập kế hoạch, nhưng khi Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12 năm 1967 quyết định mở chiến dịch thì ông đang đi chữa bệnh ở Hungary.
Ông trở về tháng 1 năm 1968. Hội nghị Trung ương lần thứ 14 tháng 1/1968 thông qua quyết định của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Từ 1972 đến 1975 Cuốn hồi ức mang tên “Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng” do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với kho vũ khí hùng hậu, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Kế hoạch này đã bị nhà lãnh đạo Lê Duẩn và Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng Cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do hết dự trữ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975), 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù số 1 và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển dẫn đến Vùng Chiến thuật 1, 6 sư đoàn tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân Giải phóng bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin gần đây cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; Sư đoàn 308, Sư đoàn 320 cũng phải bổ sung hàng ngàn người. Thương vong của hai bên đều rất lớn, chiến sự đi vào ổn định từ đầu năm 1973 bởi cả 2 bên đều đã kiệt sức.
Các chiến dịch năm 1972 cũng khiến Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng hơn 300.000 viên đạn pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974.
Dù sao, chiến dịch này cũng đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm soát thêm 10% lãnh thổ miền Nam cùng một số bàn đạp quân sự quan trọng như cảng Cửa Việt và thị xã Lộc Ninh.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn “điểm huyệt” vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột.
Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét