Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất,
hay Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) kéo dài từ năm 1946 đến
năm 1954 giữa Pháp và đồng minh cùng lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (Việt Minh) , Pathet Lào và Campuchia.
Cuộc chiến này ở Việt Nam là giai đoạn chống Pháp kéo dài từ 19 tháng 12 năm 1946 tới 1 tháng 8 năm 1954 còn được gọi là Chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm. Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào Cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm dần đến Sài Gòn. Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu nổ súng xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do vua, quan, sỹ phu hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại.
Năm 1940, Đế quốc Nhật Bản tấn công Đông Dương , đảo chính Pháp và chiếm chính quyền ngày 10 tháng 3 ở Việt Nam và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Theo chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, Đế quốc Nhật Bản bảo trợ thành lập chính phủ Đế quốc Việt Nam dưới quyền Hoàng đế Bảo Đại, đứng đầu bởi Thủ tướng Trần Trọng Kim. Vua Bảo Đại tuyên bố thành lập Đế quốc Việt Nam ngày 11 tháng 3 năm 1945, tuyên bố chính phủ này có chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình Việt Nam lúc này rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Các đảng phái về tôn giáo, chính trị diễn ra khắp nơi. Uy tín và sức mạnh quân sự của chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim quá yếu nên không thể kiểm soát tình hình.
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh. Tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đây là lực lượng quân sự của Việt Minh và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám đoạt chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Minh thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập tại Đại hội Quốc dân ngày 16 và 17-8-1945 tại Tân Trào.
Tại Huế, Chính phủ Đế quốc Việt Nam đồng loạt từ chức và chuyển giao quyền lực cho phong trào Việt Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Theo Hội nghị Potsdam, lực lượng Đồng Minh gồm Mỹ, Anh đã nhường quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật và tại miền Nam, lực lượng Anh do Thiếu tướng Douglas D. Gracey chỉ huy đổ bộ vào Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Ở miền Nam Việt Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau là liên quân Anh-Pháp. Quân Anh theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp muốn khôi phục lãnh thổ Đông Dương với cơ chế tự trị. Ngày 19, Pháp tuyên bố sẽ lập chính quyền tại miền Nam.
Chiến tranh Đông Dương tại Việt Nam bùng nổ vào ngày 9 tháng 10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Đầu tháng 11 năm 1946, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan tại cảng Hải Phòng. Chiến tranh Đông Dương lan ra đến miền Bắc Việt Nam. Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần về các nơi vùng rừng núi để lập căn cứ bí mật. Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ tấn công vào Hà Nội. Sáng ngày 20/12, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp đất nước
Mùa hè năm 1947, lực lượng chủ lực của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có khoảng 60.000 người, chưa kể tự vệ và du kích địa phương. Vũ khí còn thô sơ và thiếu, chủ yếu là do tự tạo và lấy được của Pháp. Ban đầu, chủ yếu là lực lượng dân quân du kích vừa làm ruộng vừa chiến đấu trong lòng địch. Trang bị vũ khí thô sơ, chủ yếu là lấy được từ Pháp. Về sau được sự viện trợ của Nga và Trung Quốc, đã dần hình thành những đơn vị chủ lực được huấn luyện bài bản, được trang bị mạnh, đầy đủ bao gồm cả súng máy, pháo dã chiến, pháo phòng không, …
Đầu năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu chính thức gửi viện trợ quân sự cho Pháp ở chiến tranh Đông Dương. Tháng 1 năm 1951 người Pháp nhận được 20 xe tăng M24, 40 khẩu pháo 105-mm và 250 quả bom thông thường và cả bom napalm cùng đạn dược và vũ khí tự động. Tới tháng 1/1953, Pháp đã nhận được 900 xe thiết giáp cùng với 15.000 xe vận tải các loại, gần 2.500 khẩu pháo, 24.000 vũ khí tự động, 75.000 vũ khí cá nhân và gần 9.000 máy radio. Ngoài ra, Không quân Pháp đã nhận được 160 máy bay F6F Hellcat và F8F Bearcat, 41 máy bay ném bom B-26 Invader, 28 máy bay vận tải C-47 cùng với 155 động cơ máy bay và 93.000 quả bom. Cho tới khi Pháp thất bại hoàn toàn thì phía Mỹ đã viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (tương đương khoảng 5,8 tỷ USD theo thời giá năm 2004) và chi trả 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương
Về phía Pháp, càng về sau, họ càng vào thế sa lầy tại Chiến tranh Đông Dương do tuy họ đã dùng đến 40-45% ngân sách quân sự và 10% ngân sách quốc gia. Chiến sự bùng nổ khắp nơi khiến quân đội Pháp vốn đã mỏng lại phải căng ra trên cả nước để phòng ngự do đó thiếu sự tập trung để có thể hình thành nên những lực lượng mạnh, có thể chống lại những đơn vị chính quy ngày càng mạnh của Việt Minh. Với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, Mỹ thay đổi thái độ về cuộc xâm lược của Pháp tại Đông Dương, coi Triều Tiên và Việt Nam là hai chiến trường phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc chiến của phương Tây chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố sẽ viện trợ quân sự trực tiếp cho các nỗ lực của quân Pháp tại Đông Dương
Chiến dịch Biên giới bắt đầu ngày 16 tháng 9 năm 1950, Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, quân đội Pháo không đủ sức để tổ chức những cuộc phản công đủ mạnh để lấy lại những vùng đã mất. Đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn. Toàn bộ vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc đã được mở toang, quân đội Nhân Dân Việt nam có thể nhận được những viện trợ quân sự từ Nga và Trung Quốc dễ dàng hơn.
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là “Kế hoạch Navarre”
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ – Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Ngày 13 tháng 3 năm 1954 nổ ra trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương là trận Điện Biên Phủ, Pháp đã để mất căn cứ và tổn thất 16.200 quân và gần như không còn đủ sức để phục hồi.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Kết thúc chiến tranh Đông Dương. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương.
Cuộc chiến này ở Việt Nam là giai đoạn chống Pháp kéo dài từ 19 tháng 12 năm 1946 tới 1 tháng 8 năm 1954 còn được gọi là Chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm. Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào Cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm dần đến Sài Gòn. Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu nổ súng xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do vua, quan, sỹ phu hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại.
Năm 1940, Đế quốc Nhật Bản tấn công Đông Dương , đảo chính Pháp và chiếm chính quyền ngày 10 tháng 3 ở Việt Nam và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Theo chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, Đế quốc Nhật Bản bảo trợ thành lập chính phủ Đế quốc Việt Nam dưới quyền Hoàng đế Bảo Đại, đứng đầu bởi Thủ tướng Trần Trọng Kim. Vua Bảo Đại tuyên bố thành lập Đế quốc Việt Nam ngày 11 tháng 3 năm 1945, tuyên bố chính phủ này có chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình Việt Nam lúc này rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Các đảng phái về tôn giáo, chính trị diễn ra khắp nơi. Uy tín và sức mạnh quân sự của chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim quá yếu nên không thể kiểm soát tình hình.
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh. Tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đây là lực lượng quân sự của Việt Minh và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám đoạt chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Minh thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập tại Đại hội Quốc dân ngày 16 và 17-8-1945 tại Tân Trào.
Tại Huế, Chính phủ Đế quốc Việt Nam đồng loạt từ chức và chuyển giao quyền lực cho phong trào Việt Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Theo Hội nghị Potsdam, lực lượng Đồng Minh gồm Mỹ, Anh đã nhường quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật và tại miền Nam, lực lượng Anh do Thiếu tướng Douglas D. Gracey chỉ huy đổ bộ vào Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Ở miền Nam Việt Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau là liên quân Anh-Pháp. Quân Anh theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp muốn khôi phục lãnh thổ Đông Dương với cơ chế tự trị. Ngày 19, Pháp tuyên bố sẽ lập chính quyền tại miền Nam.
Chiến tranh Đông Dương tại Việt Nam bùng nổ vào ngày 9 tháng 10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Đầu tháng 11 năm 1946, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan tại cảng Hải Phòng. Chiến tranh Đông Dương lan ra đến miền Bắc Việt Nam. Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần về các nơi vùng rừng núi để lập căn cứ bí mật. Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ tấn công vào Hà Nội. Sáng ngày 20/12, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp đất nước
Mùa hè năm 1947, lực lượng chủ lực của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có khoảng 60.000 người, chưa kể tự vệ và du kích địa phương. Vũ khí còn thô sơ và thiếu, chủ yếu là do tự tạo và lấy được của Pháp. Ban đầu, chủ yếu là lực lượng dân quân du kích vừa làm ruộng vừa chiến đấu trong lòng địch. Trang bị vũ khí thô sơ, chủ yếu là lấy được từ Pháp. Về sau được sự viện trợ của Nga và Trung Quốc, đã dần hình thành những đơn vị chủ lực được huấn luyện bài bản, được trang bị mạnh, đầy đủ bao gồm cả súng máy, pháo dã chiến, pháo phòng không, …
Đầu năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu chính thức gửi viện trợ quân sự cho Pháp ở chiến tranh Đông Dương. Tháng 1 năm 1951 người Pháp nhận được 20 xe tăng M24, 40 khẩu pháo 105-mm và 250 quả bom thông thường và cả bom napalm cùng đạn dược và vũ khí tự động. Tới tháng 1/1953, Pháp đã nhận được 900 xe thiết giáp cùng với 15.000 xe vận tải các loại, gần 2.500 khẩu pháo, 24.000 vũ khí tự động, 75.000 vũ khí cá nhân và gần 9.000 máy radio. Ngoài ra, Không quân Pháp đã nhận được 160 máy bay F6F Hellcat và F8F Bearcat, 41 máy bay ném bom B-26 Invader, 28 máy bay vận tải C-47 cùng với 155 động cơ máy bay và 93.000 quả bom. Cho tới khi Pháp thất bại hoàn toàn thì phía Mỹ đã viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (tương đương khoảng 5,8 tỷ USD theo thời giá năm 2004) và chi trả 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương
Về phía Pháp, càng về sau, họ càng vào thế sa lầy tại Chiến tranh Đông Dương do tuy họ đã dùng đến 40-45% ngân sách quân sự và 10% ngân sách quốc gia. Chiến sự bùng nổ khắp nơi khiến quân đội Pháp vốn đã mỏng lại phải căng ra trên cả nước để phòng ngự do đó thiếu sự tập trung để có thể hình thành nên những lực lượng mạnh, có thể chống lại những đơn vị chính quy ngày càng mạnh của Việt Minh. Với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, Mỹ thay đổi thái độ về cuộc xâm lược của Pháp tại Đông Dương, coi Triều Tiên và Việt Nam là hai chiến trường phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc chiến của phương Tây chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố sẽ viện trợ quân sự trực tiếp cho các nỗ lực của quân Pháp tại Đông Dương
Chiến dịch Biên giới bắt đầu ngày 16 tháng 9 năm 1950, Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, quân đội Pháo không đủ sức để tổ chức những cuộc phản công đủ mạnh để lấy lại những vùng đã mất. Đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn. Toàn bộ vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc đã được mở toang, quân đội Nhân Dân Việt nam có thể nhận được những viện trợ quân sự từ Nga và Trung Quốc dễ dàng hơn.
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là “Kế hoạch Navarre”
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ – Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Ngày 13 tháng 3 năm 1954 nổ ra trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương là trận Điện Biên Phủ, Pháp đã để mất căn cứ và tổn thất 16.200 quân và gần như không còn đủ sức để phục hồi.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Kết thúc chiến tranh Đông Dương. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét