Với tựa đề: “Remember South Vietnam’s Forgotten Soldiers“: hay “Tưởng Nhớ Những Người Lính Miền Nam Việt Nam Bị Lãng Quên.”
Ông cho biết rằng ngày thứ sáu, 13 tháng 9 năm 2019 từ tiểu bang Hawaii, đã khởi sự một cuộc hành trình trở về với đồng đội ở quê hương mới, vùng Little Saigon, một ngày trở về với chiến hữu và mầu cờ vàng ba sọc đỏ của 81 hài cốt chiến sĩ nhẩy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau hơn 33 năm bị lãng quên và nằm ngủ yên trong căn cứ quân sự quạnh hiu ở Hawaii.
Ông cho biết, một buổi lễ nghi quân cách thật long trọng sẽ được tổ chức trọng thể để vinh danh và tưởng niệm 81 chiến sĩ sĩ này vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 tại nghĩa trang Viêt-Mỹ lớn nhất của Hoa Kỳ ở thành phố Westminster, vùng Little Saigon, một nơi định cư của hàng ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang cư ngụ.
Jim Webb wrote:….
On Oct. 26, there will be a full military ceremony honoring their service in Westminster.
These forgotten soldiers will be laid to rest under a commemorative marker in the largest Vietnamese-American cemetery in our country.
Họ là ai và chuyện gì đã xẩy ra cho 81 người chiến sĩ nhẩy dù này?
Quân sử Quân Lực VNCH nói chung và Binh Chủng Nhảy Dù nói riêng , không ai không biết và không bao giờ quên câu chuyện về Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, KBC 4919, một đại đội có những nét lịch sử bi hùng và khốc liệt.
Trong một cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hòa, chiếc vận tải cơ C-123B của Không Lực Hoa Kỳ, số đuôi là 64-376 trong một phi vụ chuyển quân có chở theo 81 chiến sĩ thuộc đại đội 72, tiểu đoàn 7 nhẩy dù cất cánh vào lúc 1018H sáng thứ bẩy ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Máy bay sau đó đã không đáp xuống phi trường Tuy Hòa cũng như ở nơi nào khác theo giờ ấn định. Mọi điện đàm bị mất và màn hình Radar đã không còn dấu vết của chuyến bay.
Đến sáng hôm sau, ngày 12 tháng 12 năm 1965, chuyến bay đã được xác nhận mất liên lạc không rõ lý do. Sau đó, phía không quân Hoa Kỳ đã cho phi cơ đưa toán chuyên viên RAMP đi tìm kiếm trong 3 ngày liên tiếp 12, 13, 14 nhưng không có kết quả. Đến ngày 15, cuộc tìm kiếm bị ngưng lại vì thời tiết.
Qua ngày 22 tháng 12, sau 7 ngày, trên phi cơ quan sát, toán tìm kiếm đã phát hiện ra xác phi cơ bị gẫy nát, chỉ còn lại khoảng 20 feet, nẳm trên một đỉnh núi về phía Tây Nam, cách Tuy Hòa chừng 20 dặm, có độ cao khoảng 4,000 Ft.
Toán tìm kiếm cho biết:
Không tìm thấy dấu hiệu có sự sống của toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ và quân nhân nhảy dù “, thời tiết xấu và mây mù che phủ đã làm ảnh hưởng, gây trở ngại đến sự quan sát vị trí phi cơ lâm nạn, hơn nữa khu vực nầy lại do lực lượng Việt Cộng kiểm soát. Toán tìm kiếm đã cố gắng quan sát thêm, và không thấy có dấu hiệu phi cơ đáp xuống, trước khi đụng vào đỉnh núi ! Họ không thể xác nhận liệu có thể có sự sống sót xảy ra sau khi phi cơ lâm nạn trong khu vực.
Sáu tháng sau cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào ngày 6 tháng 1 năm 1966, trên phi cơ qua kính quan sát trong thời gian khoảng 30 phút từ độ cao 30 đến 100 feet, toán tìm kiếm vẫn không tìm thấy được gì hơn trong khu vực phi cơ lâm nạn.
Phải đến tám năm rưởi sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1974, một toán tìm kiếm khác gồm 2 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 8 thợ cưa gỗ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn quan sát tình hình trước.
Đến ngày 23 tháng 6 năm 1974, toán tìm kiếm đã gom lại được tất cả 17 bao tải từ phần còn lại bên ngoài phi cơ, họ không thể vào trong thân phi cơ vì còn nhiều lựu đạn và đạn M-79.
Đến ngày 28 tháng 6 năm 1974, 17 bao thu hồi bên ngoài phi cơ được Hoa Kỳ đưa về Thái Lan ( CIL-THAI ) để xác định và phân tích.
Trong hồ sơ giới hạn phổ biến của toán chuyên viên Phân loại và nhận dạng, được ghi nhận như sau: Họ không đủ quyền hạn để giải quyết thỏa đáng phần còn lại của bất cứ thi thể liên quan nào !
Theo một tài liệu lưu trữ về chiếc phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 thàng 12 năm 1965 tại chiến trường Việt Nam được ghi nhận như sau:
Trưởng phi cơ là Thiếu tá Robert Milvoy Horsky, ông nguyên là phi công pháo đài bay chiến lược B-52 từ năm1962 đến năm 1964. Sau đó ông chuyển qua bay vận tải cơ C-123 từ năm1965 cho đến khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân phi cơ lâm nạn là do mây mù và mưa rào che khuất tầm nhìn của phi công làm cho phi cơ đụng vào cây trên sườn núi cao độ 4000 FEET, phi cơ rơi xuống một đĩnh núi cao độ 1000 FEET, làm cho tất cả 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ và 81 quân nhảy dù QLVNCH thiệt mạng.
Năm 2012, Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2; cựu thiếu tá KQVNCH Nguyễn Qúy An và Gia Đình Mũ Đỏ đã gởi một bản nhắn tin trên các báo chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ để thông báo, liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù, và thông báo duy vật còn lại như: Thẻ bài – ID Tags, căn cước quân nhân – ID Cards và vài giấy tờ tuỳ thân của 19 trong số 81 quân nhân thuộc ĐĐ72, TĐ7ND thiệt mạng đã tìm được, danh sách gồm có:
LE, Binh Van SQ 8 Vietnam Armed Forces Card
TRAN, Quy SQ 6DA 100401 ID Tag
NUON, Chau. SQ 121969/52 ID Tag
TRAN, G. O. SQ 58/202.400 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
LE, Hoa Van Birth Certificate
NGUYEN, Tuyet Thi Partial ID Card
LE, Suyen Van SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van SQ 566726 Vietnam Armed Forces Card
DO, Dien Van SQ 125.114 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
NGUYEN, Tuong Van SQ 591535 ID CARD
DO, Linh Van SQ 55A 121.239 ID TAG
LE, Thu Ng SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy SQ 51/302.734 ID CARD
THY ID CARD
BICH, Pham N. SQ 401978 ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ72ND)
Một số hài cốt thu hồi được trong 17 bao vào năm 1974 của 81 chiến sĩ nhảy dù vẫn còn lưu giữ tại phòng giảo nghiệm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Hawaii (Defense POW/MIA Accounting Agency Hawaii) đã qua 45 năm tính tới năm 2019.
Không biết có bao nhiêu gia đình Cô Nhi Qủa Phụ và thân nhân của của các Tử Sĩ Nhảy Dù biết được chuyện chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965.“
Nơi Đất và Trời giao hòa, nơi Thiên và Địa gặp nhau:
Trong bài viết của mình, ông Jim Webb đã nói về những nổ lực của mình để tìm một nơi yên nghỉ ngàn thu cho những hài cốt của người lính miền Nam Việt Nam, ông gọi họ là những người lính không có quê hương vì ông đã liên lạc với Hà Nội hai lần về yêu cầu chôn cất và đều bị từ chối. Ngược lại, bởi họ không phải là chiến sĩ Hoa Kỳ hay có quốc tịch Hoa Kỳ để có thể được chôn cất theo lễ nghi quân cách trang trọng ở Hoa Kỳ.
Và rổi họ trở thành các chiến sĩ vô danh trong khi thực sự, họ đã hy sinh chiến đấu cho một đất nước nay không còn hiện hữu tồn tại nữa.
Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng: Westminster’s Freedom Park
Ông Jim Webb vẫn không ngừng tìm kiếm nơi yên nghỉ cuối cùng cho 81 chiến sĩ nhẩy dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong trái tim của ông, 81 chiến sĩ VNCH này không phải là riêng rẽ ở trong chuyến bay bị tai nạn đó.
Với 17 bao tải đựng hài cốt lẫn lộn của 4 phi hành đoàn Hoa Kỳ, kết quả phân tích và xác định được hài cốt của 4 binh sĩ Hoa Kỳ qua kỹ thuật DNA ở Bangkok, phần còn lại không lên được danh sách xác nhận vì là binh sĩ VNCH.
Do đó, tới năm 1986, tất cả phần hài cốt còn lại được chuyển về căn cứ quân sự Hoa Kỳ POW/MIA lab ở Hawaii . Từ đó tới nay năm 2019 là 33 năm dài, họ đã nằm quạnh hiu và cô đơn ở đây.
Dù thế nào đi nữa, chuyện vẫn không làm thay đổi ý nghĩ và cảm xúc của ông. Ông vẫn coi 81 chiến sĩ này là những người lính đồng minh cùng chiến đấu bên cạnh những người lính Hoa Kỳ, ông luôn luôn nghĩ họ thật xứng đáng để được tưởng nhớ với danh dự và đầy nhân cách.
Ông vẫn tiếp tục đi tìm nơi yên nghĩ cuối cùng cho 81 hài cốt người lính nhẩy dù này.
Trong hai năm qua, ông không ngừng nghỉ tìm kiếm, thương thảo và tranh đấu trên phương diện ngoại giao và pháp lý để cuối cùng, ông đã tìm được một nơi yên nghỉ cho 81 chiến sĩ ông gọi là những người sánh vai đồng minh chiến đấu với đất nước Hoa Kỳ, xứng đáng có một nơi yên nghỉ với danh dự và đầy nhân cách.
Ngày 26 tháng 10 năm 2019, một buổi lễ rất trang nghiêm trong nghi lễ quân cách sẽ được thực hiện tại
Ông kết luận rằng buổi lễ không những sẽ mang ý nghĩa lớn hơn là sự hy sinh của những người lính trẻ chiến đấu cho tự do dân chủ của một đất nước nay không còn tồn tại mà còn là một câu chuyện nhắc nhở về hàng trăm hàng ngàn người lính khác đã hy sinh trong cuộc chiến mà thân xác không bao giờ được tìm thấy nhưng sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Đó là trang sử buồn và là cái giá phải trả để đến được xứ tự do Hoa Kỳ của hai triệu người Mỹ gốc Việt.
Ông nói trong phần chót của bài viết:
Chúng ta sẽ nhớ đến và cám ơn những đóng góp của họ đã làm cho đất nước Hoa Kỳ mạnh mẽ và sáng sủa hơn. Đó là những gì chúng ta sẽ không quên khi là người Hoa Kỳ, một dân tộc luôn luôn trân quý sinh mạng con người và sẽ không bao giờ quên đến những người đã sát cánh bên vai với chúng ta khi bị cực kỳ lâm nguy khổ nạn.
Thân nhân muốn hỏi thăm tin tức về 81 quân nhân của ĐĐ72 - TĐ7ND bị mất tích, nên liên lạc gấp với Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2 Robert.Maves@JPAC.PACOM.MIL .
Hoặc liên lạc với
để được giúp đỡ thêm
Nguyễn Ngọc Phúc..
9/13/2019
Trích và tham khảo:
Jim Webb: Remember South Vietnam’s forgotten soldiers USA Today 9/13/19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét