ĐÔI LỜI NÓI ĐẦU
Trong những ngày qua, lại một “cuộc chiến” nổ ra! Tranh luận về việc vinh danh các nhà tiên phong chữ quốc ngữ. Trong tranh luận, thậm chí “tranh cãi”, ngoài những lập luận đúng mực, khó tránh khỏi những cách nhìn cực đoan, chẳng hạn như hoặc
1 Chê bỏ quá khứ một cách tuyệt đối! như “nếu không có quốc ngữ, chúng ta ngày nay mù chữ rồi!”.vv . Điều hẳn không đúng, bỏi vì dân TQ, Nhật, Hàn .. ngày nay có mù chữ đâu?
2 Viễn mơ vào quá khứ! Như “Thực dân Pháp tiêu diệt Hán Nôm”, “Mất Hán Nôm là mất hồn dân tộc”..
Trong các “lý lẽ” đó, tôi cảm nhận một điều, hoặc là do “nóng đầu” hay là do không rõ “Hán Nôm” thực sự ra sao. Chẳng hạn như
- Nêu gương Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng bỏ qua thực tế là chữ “nôm” của hai nước này như Hiranaga,Katanaka,Hangul khác xa chữ Nôm của Việt Nam, về mặt cấu tạo. Dẫn tới tính khó phát triển của chữ nôm..vv
- Ca ngợi tính “tượng hình”,”tượng ý” của chữ hán, vẻ đẹp của nó vv. Như thể có cái gì “thiêng liêng”, “cao đạo”,”thâm trầm”,”minh triết đông phương”. Bỏ qua thực tế là phần lớn chữ Hán chỉ dùng phép “hình thanh” , một phép ký âm lạc hậu và không chính xác..vv
Điều đó, cũng bình thường. Từ đầu thế kỷ 20 , chính các nhà nho thức thòi đã nhận thức sưcc mạnh của “quốc ngữ”, tự giải ảo. Cổ động, lập trường dạy quốc ngữ. Trải qua dăm thế hệ, đến nay thì cả nhưng “cụ” 80 tuổi cũng chằng mấy ai đọc được chữ Hán , huống hồ là chữ Nôm.
Vì thế, trong tinh thần “cùng học”, tôi cố gắng viết lại những gì mình đã tìm hiểu, không phải là để “bảo vệ quốc ngữ”!
Vì quốc ngữ có sức sống mãnh liệt, chả cần ai bênh vực! Bài sẽ chia thành nhiều kỳ, bởi vì vấn đề phức tạp, vả lại trên mạng khó ai có thời giờ đọc một bài dài .. đại cà sa! Nó bao gồm các phần:
1/Tổng quan 2/Chữ "Nôm" tại Nhật Bản và Triều Tiên 3/Chữ Hán , 4/Chữ Nôm, 5/Quốc Ngữ 6/Kết luận.
Phần “Tổng quan” cố tóm tắt nội dung, ý chính , và sẽ được khai triển chi tiết trong các chương sau.
Với sự hiểu biết “không chuyên” , mong các bạn cùng chia sẻ, góp ý.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
TỔNG QUAN
Trong tranh cãi về Quốc Ngữ-hán nôm tôi thường hay nghe người ta .. mơ và ta thán.
Nào là bỏ Hán Nôm làm mất cái “hồn dân tộc”, “thực dân Pháp” tiêu diệt Hán Nôm... và mơ về “quá khứ cha ông”. Mơ , giá được như người Nhật , Hàn.
Tất nhiên, nếu không có chữ quốc ngữ , thì người Việt vẫn tiếp tục Hán Nôm , và không “mù chữ”!
Trong xã hội cổ truyền , với truyền thống “biết dăm chữ bỏ bụng”, mang ước mơ “võng anh đi trước võng nàng theo sau”, nho sĩ là “tiên chỉ” trong làng, “thầy đồ” được trong vọng, xã hội VN thủa xưa , cũng như các nước “đồng văn” không hoàn toàn “thất học”. Thế nhưng phải giải quyết các khó khăn của nó. Phải giải quyết thực sự! Không đơn giản như khi có loại chữ cái, an-pha-bê.
Chữ Hán có độ 50.000 chữ. Chả ai có thể nhớ hết.
Nhưng muốn thoát “mù” thì cũng ... dễ!
“Biết dăm chữ” như bà mẹ quê dẫn con đến thầy đồ, thì cũng không gọi là mù.
Thế nhưng, thế thì chẳng đủ. Thoát “mù chữ” chưa phải là có “học”.
Muốn đọc báo , phải biết cỡ 2000-3000 chữ.
Muốn gọi là có “học vấn” , phải biết cỡ 8000 chữ.
Muốn đọc cổ văn? Thì .. vô hạn! Chỉ còn nước tra tự điển , và có đào tạo tử tế.
Có lần, tôi đưa cho bạn tôi, một kỹ sư người Bắc Kinh, bản “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” và hỏi
Thứ này mày đọc được không?
Tao chịu!
Nó thế! Bạn tôi cũng “chữ nghĩa”, trình độ đại học. Thành thử, người Việt mơ “bỏ bụng” vài trăm chữ , mà nghĩ mình có thể đọc câu đối, văn chương, lịch sử .. để “giữ hồn dân tộc” thì là.. mơ! Người Hoa phải học, phải dùng thường ngày nên đành học và nhớ. Nếu không dùng thường ngày , sẽ quên ngay. Các nhà giáo dục đừng mơ dạy học sinh vài trăm chữ Hán.
“NÔM” NHẬT , HÀN – Hiragana , Katanaka – Hangul
Khi mơ giống như Nhật, Hàn thì cần biết rằng “nôm” nhật khác xa “nôm” Việt.
Ở các nước này, thí dụ như Nhật, khác Việt Nam, từ thời xa xưa , đã tự tao ra “nôm” của họ như Hiragana(TK 5), Katanaka (TK 10) , Hangul ( TK 15) để bổ sung cho Hán tư Kanji (Nhật) , Hancha(Hàn).
Khác với chữ Nôm , phần lớn dựa trên “ghép hai chữ hán, một chỉ nghĩa , một gợi âm” , các thứ chữ này là hoàn toàn “ký âm” , một loại “alphabet” như ở Tây Phương.
Thí dụ như số ký tự trong các loại “nôm” này là:
Katanaka - 48
Hiragana - 46
Hangul- 28
Để tạo chữ “nôm” người Nhật dùng chữ một số chữ Hán, bỏ ý nghĩa, giản hóa để ký âm. Chằng hạn như lấy chữ Hán để tạo Hiragana:
安 ( Hán Việt:“An”) , viết thành あ để ghi âm “A”
宇 ( Hán Việt:”Vũ”) , viết thành う để ghi âm “U”
Với hệ thống ký tự đơn giản đó, để thoát mù chữ, rất đơn giản.
Người ta chỉ cần đến chữ Hán khi học cao hơn. Trẻ con không cần chữ Hán đã có thể đọc sách.
Và muốn học Hán Tự thì phải có lộ trình. Như ở Nhật bản phải chia ra như sau: Tiếu học 1006 chữ , Trung học 950 chữ. Các chữ này là chữ “thường dụng”. Như thế tổng cộng chừng 2000 chữ.
Và không phải là dễ cho học trò. Nếu ở Mỹ , số ngày học trong năm của học sinh trung bình là 178 ngày thì ở Nhật là 240 ngày.
Thế thì ta có thể hỏi, tại sao người Nhật “khổ” thế với chữ viết, phải chăng họ chỉ muốn giữ “hồn Nhật”?
Không hẳn thế, tuy đó là một lý do, mà chủ yếu là khó có chọn lựa khác.
Hệ thống ký âm Nhật Bản đã có quá trinh phát triển đén 15 thế kỷ ( khác chữ Nôm VN nhiều lắm!) , nhưng có giới hạn của nó , khiến cho nhiêu lúc dùng kèm Hán Tự (Kanji) lại tiện lợi hơn, viết ngắn hơn, dễ hiẻu hơn.
Nếu tiếng Việt có nhiều thanh điệu (6 thanh) thì tiếng Nhật ( và Hàn) lại ít hơn. Ít thanh điệu tất phải là đa âm, phải nói dài hơn! Thí dụ người việt nói “TÔI”, vỏn vẹn một âm, thì người Nhật phải dùng đến ba âm tiết WA-TA-SHI. Bởi nhiều thanh điệu nên một từ Hán chuyển sang Hán Việt khó bị lẫn lộn như khi chuyển sang tiếng Nhật. Ngoài việc dễ lẫn lộn, gây hiểu lầm, do tính đa-âm độ dài của chữ khiến phải viết dài dòng. Viết bằng chữ Hán đâm ra nhanh hơn.
Thí dụ ta muốn dùng từ “chí” để nói “có CHÍ thì nên”, từ CHÍ là Hán Việt của 志. Viết quốc ngữ rất gọn. Người Nhật “khổ” hơn. Họ phải nói “chí” thành ko-ko-ro-za-shi. Dùng Hiragana こころざし hay Katakana ココロザシ , rất phiền. Nếu viết “tắt” bằng Kanji 志 , thì lại gọn hơn!
NÔM VIỆT
Bây giờ chúng ta thử .. vất bỏ thứ chữ “thực dân”, hãy trở lại chữ Nôm để “giữ hồn dân tộc” xem sao nhé! Thay vì viết
“CÓ CHÍ THÌ NÊN” hãy thử viết chữ Nôm:
固志旹揇
Xem ra rất Dân Tộc. Nếu dùng bút lông mà viểt một bức “thi pháp” thì thật tuyệt vời. Thế nhưng .. đọc ra sao? Thế này:
Chữ 固 , vốn là chữ Hán , âm Hán Viêt là “CỐ”, có nghĩa là “bền chắc...” , nghe giống “CÓ” , nên đọc “nôm” thanh “CÓ”.
Chữ 志 , là chữ Hán, âm Hán Việt là “CHÍ”.
Chữ 旹 , là chữ Hán , âm Hán Việt là “THỜI”, “THÌ” , có nghĩa là “thời gian , thời giờ” , nên đọc thành “THÌ”.
Chữ 揇 thì.. phiền hơn. Nếu tra từ điển Hán sẽ không có. Đó là từ Nôm, được ghép bởi hai chữ Hán:
南 : Nam nghĩa là "phương nam" , và
扌thủ , nghĩa là "tay" .
"NAM" âm gần giống "NÊN" . "Tay" hàm nghĩa là "làm". Bởi thế đọc là "NÊN".
Kể ra, ngoài phải biết chữ Hán cũng cần phải thêm chút .. suy luận để hiểu nhỉ?
Chưa hết! Chữ Nôm không có chuẩn, nguyên tắc quy định, mỗi người có thể viết một kiểu, tùy ý. Nên nó có thể rất .. nhiều cách.
Để viết “CÓ” ta có thể dùng 固 , 箇, 𣎏 . Để viết “THÌ” ta có thể dùng 旹, 时, 時. Để viết “NÊN” ta có thể dùng 揇, 年, 𢧚.
Qua ví dụ trên, ta có thể thấy, khác với hai nước “đồng văn” đã phân tích ngữ âm của họ, chuẩn hóa thành bộ chữ cái, Việt Nam đã không thoát khỏi chữ Hán với sự phức tạp của nó. Để hiểu tính phúc tạp này, thiết tưởng cũng nên hiểu sơ lược về chữ Hán.
CHỮ HÁN
Trước hết, để tạo chữ, chữ Hán dùng sáu cách , gọi là “lục thư”:
Tượng hình , Chỉ sự , Hình thanh , Hội ý , Chuyển chú và Giả tá.
-Tượng hình- Đây là cách đơn giản nhất mà loài người đã dùng đầu tiên từ thủa sơ khai khi chữ viết nảy sinh, như chữ Ai Cập thủa đầu tiên. Nó không có gì là “huyền bí”, “thâm sâu”. Đơn giản là người ta muốn viết “con bò” thì vẽ con bò , “con ngựa” thì vẽ con ngựa. Người Trung Hoa “vẽ” hình người, có hai chân - 人 đọc là “nhân”. Con ngựa , có bờm, bốn chân - 馬 – “Mã” . Người đàn bà - 女 – “Nữ” .
-Chỉ sự- Không thể nào “vẽ” mọi sự! Nên người ta cần mô tả, chắng hạn như vẽ một gạch ngang, thêm một thanh đứng, thêm một vạch ngắn ở trên thành chữ “Thượng” 上 , ở dưới thành chữ “Hạ” 下.
-Hội ý. Chẳng thể “tương hình”,”chỉ sự” mọi sự vật. Người ta phải gom các chữ lại để gợi ý. Chằng hạn như dùng “mái nhà” 宀 che trên “đàn bà” 女 thành chữ 安 , “An”. Người phụ nữ được che chở bởi mái nhà, thế chằng phải là An toàn sao? Trên là mái nhà 宀 , dưới là con lợn 豕thì thành chữ 家, “gia”.
- Chuyển Chú và Giả tá: đây là hai phép “dùng đỡ”. Ở một số chữ, người ta dùng “chuyển chú” , nghĩa là “dùng tạm” thanh âm một chữ để viết chữ khác có nghĩa gần giống, thí dụ như, dùng chữ “trường” 長 là dài để viết chữ “trưởng” nghĩa là lớn lên; thậm chí có nghĩa khác hằn như dùng chữ “vạn” 萬nghĩa là “con bò cạp” để “giả tá” thành chữ “vạn” nghĩa là 10.000.
-Hình thanh: Ý tưởng con người là vô hạn! ngôn ngữ do đó cứ phát triển, từ ngữ cứ thế mà phát sinh. Ta không thể nào “vẽ” mãi, “miêu tả” hoài, cho dù là . họa sĩ! Chữ Hán cũng phát triển giống như mọi thứ chữ trên thế giới, tiến tới “ghi âm” tiếng nói! Và đó là phép “hình thanh” , nghĩa là ghép các chữ có sẵn , phần “hình” gợi ý , phần “thanh” gợi âm thanh. Chỉ
“gợi” gần gần mà thôi. Ý gần gần đâu đó! Âm nghe giông giống. Chằng hạn như:
-Đã có chữ “thành” 成 , nghĩa là [trở] thành, cần viết chữ “thành” nghĩa là thành [trì], thì ghép thêm bộ “thổ” 土, nghĩa là “đất” để gợi ý , trở nên chữ 城.
-Đã có chữ “mã” 馬, là con ngựa, cần viết chữ “ma” có nghĩa là người mẹ, ghép thêm bộ “nữ”, nghĩa là đàn bà để gợi ý , trở nên chữ 媽. Đàn bà + Con Ngựa thành .. Mẹ !
Ấy là “hình thanh”!
Và đó là phép cấu tạo chính của chũ Hán, theo nhiều nghiên cứu, nó chiếm khoảng 80-90% số từ Hán.
Trên thế giới, từ thủa xa xưa, khoảng ba ngàn năm trước, các hệ thống chữ viết đã phát triền lên thành chữ ký âm, đơn giản. Ngay cả chũ Ai Cập thời kỳ sau, vẫn trông tưởng như “tượng hình”. Không phải! Người ta có thê “đánh vần”, bởi nó đã phát triển thành “ký âm”. Nó chả có gì là “huyền bí”. Ngay cả mẫu tự “A” mà chúng ta ngay nay dùng, cũng có “tiền thân tượng hình” là .. con bò! Con bò gọi là “aleph” , người xưa vẽ đầu bò có hai sừng. Dần dà , lấy đó ghi âm “a”, lộn ngược đầu lại mà thành A.
Trung hoa , quẩn quanh trong qua khứ ngàn nãm. Không phân tích thành “mẫu tự”. Mà chỉ dùng âm “giông giống”, nghĩa “đâu đó” , tùy tiện, đại khái, nhang nhác!
Chữ nôm , bị trói chặt trong chữ Hán, “thừa hưởng” tất cả nhưng thứ phức tạp, luộm thuộm của nó.
Thê nhưng nó vẫn là di sản quý báu của cha ông, qua nó các cụ truyền tải, lưu lại được biết bao thơ văn , tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ .
“Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”.
Thế nhưng, do điều kiện lịch sử, nó không có cơ hội để phát triển, hệ thống hóa, hợp lý hóa.. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20 nó vẫn là một thứ chữ “tùy tiện” và đành phải nhường bước cho “quốc ngữ”.
Chữ Nôm tự đào thải , không phải do ai “áp đặt”, “giết” nó. Chữ “quốc ngữ” phát triển chẳng phải do một ai “ép buộc”. Chính các nhà nho “thức thời” và các nhà “tân học” đã cổ súy và tiếp tục phát triển nó. Chủ yếu là do tính hợp lý của quốc ngữ.
Nhưng ai hay so sánh Việt Nam và Nhật Bản, Triều Tiên chớ nên quên rằng lịch sử hai nước này khác xa Việt Nam, khác rất lớn.
Nếu như Việt Nam chỉ dành được độc lập từ thế kỷ thứ 10 thì Nhật Bản chưa hề mất đọc lập , Triều Tiên tuy có lúc bị Trung Hoa lấn chiếm nhưng chưa hề hoàn toàn bị thôn tính, nhưng vương quốc Triều Tiên như Bắc Tế, Tân La, Cao [câu] Ly vẫn tồn tại. Nếu Việt Nam chỉ có 1 thế kỷ phát triển trong độc lập, văn hóa bị phủ bởi Trung Hoa như bị bóng cây phủ rợp thì ở Nhật Bản, Triều Tiên có điều kiện phát triẻn văn hóa độc lập, nếu có ảnh hưởng Trung Hoa , thì đó là do “tự nguyện”.
Với hai thiên niên kỷ phát triển độc lập, với những trièu đại vững bền, với nền học thuật vững mạnh, với những học giả có chiều sâu , hai nước Nhật Bản, Triều Tiên đã tự xây dựng hệ thóng chữ viết khá hoàn chỉnh của họ. Vua Sejong ( Thế Tông) ở Triều Tiên , thế kỷ 15 , khi sáng chế ra Hangul, chắc chắn không phải do ông, mà do rất nhiều học giả tinh thông về ngữ âm. Họ phân tích âm tiếng Hàn kỹ lưỡng, tinh vi mới quy ra được ký tự. Nhật Bản cũng thế, Hiragana là công trình của các nhà quý tộc , Katanaka của các thiền sư. Họ là các người có điều kiện học rộng biết nhiều, các nhà sư sang Ấn Độ học chữ Phạn, vốn là một thú chữ “ký âm”. Thu nhập văn hóa Trung Hoa, Ẫn Độ một cách tường tận. Trên cơ sở đó hệ thống chữ viết phát triển, và trên cơ sở đó , văn học, triết học.. cùng phát triển.
Việt Nam, thiếu các điều kiện đó. Không phải do lỗi riêng ai, hay một vị vua nào mà một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh không được hình thành. Không chỉ riêng Hồ Quý Ly hay vua Quang Trung mà nhiều vua chúa khác như chúa Trịnh cũng muốn phát triển chữ Nôm. Nhưng các vị đó làm được gì khi không có một tập thể đông đảo học giả, một nền học thuật thâm hậu? Ra một mệnh lệnh, một chiếu chỉ chả ăn thua gì. Các nhà nho như Ngô Thời Nhậm cũng biết thực trạng đó. Ông từng viết “Chữ nước ta khó hơn chữ Trung Quốc” ( Ngã quốc tự giảo nan ư Trung Quốc ). Biết thế , nhưng một học giả như Ngô Thì Nhậm cũng không làm gì khác hơn được, trong cả nền học thuật thời đại ông, ông đành dùng chữ Hán là chủ yếu.
Ở đầu thế kỷ 17, trong khung cảnh như thế, các nhà truyền giáo tây phương xuất hiện, Franscisco de Pina, Alexandre de Rhodes, Christophoro Borri.. họ đến truyền đạo trong lén lút. Địa vị họ thật nhỏ bé, mang quà cáp biếu xén cho Chúa, năn nỉ xin được tạm trú, dùng kiến thức vượt trội như thiên văn để lấy uy tín với nhà cầm quyền, sống trong dân, thậm chí bỏ giầy đi đất như Christopho Borri, sống đơn giản , đạo hạnh để truyền đạo. Họ bị bắt lên bắt xuống, tùy ý nhà cầm quyền. Giáo dân lúc có thể hành đạo , lúc bị bách hại. AD Rhodes bị bắt nhiêu lần, khi trở về Âu Châu , ông mang theo hài cốt của thầy giảng người Việt , An Rê Phú Yên, bị xử tử vì không bỏ đạo. Trong hoàn cảnh bất an, bị bắt bớ, ngoài thời gian giảng đạo, tổ chức giáo hội , các tu sĩ dòng Tên này vẫn còn thì giờ , đam mê để , dỏng tai “Tây” lên mà nghe tiếng việt với sáu thanh âm, suy nghĩ , phân tích ngữ âm vv. Từ đó mới ra sắc huyền hỏi ngã nặng!
Tại sao họ làm được nhưng gì mà ở nước Đại Việt, không nhà nho nào, không thiền sư nào, cho dù triêu đại nào làm được? Chẳng phải chỉ do sự cần cù của họ , mà chủ yếu do họ không bị cột vào một nền văn minh lỗi thời lạc hậu. Họ được đào tạo chuyên nghiệp, trong nền học thuật thâm hậu, với nền tảng khoa học về ngôn ngữ, ngữ âm. Một nền học thuật nảy sinh trên một nền văn minh tiên tiến hơn.
Với điều kiện đó, họ đã tặng cho dân tộc ta, đất nước ta một món quà vô giá.
Với chữ “Quốc Ngữ” không những là phương tiện để người Việt hội nhập vào nền vãn minh hiện đại của thế giới , không những “Tây” mà cà “Đông”, mà còn giữ gìn di sản cha ông.
Ngày nay.
Ai cũng có thể đọc “Kiều”,”Lục Vân Tiên” ai cũng có thể có một bản Kiều quốc ngữ trong nhà.
Ai cũng có thể đọc từ “Khóa Hư Lục” thời Trần, “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” thời Lê .. cho đến “Khâm định Việt Sử” thời Nguyễn băng “quốc ngữ”.
Ai cũng có thể đọc “Luận Ngữ” của Khổng Tử, “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử... bằng “quốc ngữ”!
Có nhà nho nào thủa xưa , có điều kiện “thiên kinh vạn quyển” như thế?
Thế chẳng phải “QUỐC NGỮ” đang GIỮ HỒN NƯỚC hay sao?
Đoan Hùng – 12-2-2019
Nào là bỏ Hán Nôm làm mất cái “hồn dân tộc”, “thực dân Pháp” tiêu diệt Hán Nôm... và mơ về “quá khứ cha ông”. Mơ , giá được như người Nhật , Hàn.
Tất nhiên, nếu không có chữ quốc ngữ , thì người Việt vẫn tiếp tục Hán Nôm , và không “mù chữ”!
Trong xã hội cổ truyền , với truyền thống “biết dăm chữ bỏ bụng”, mang ước mơ “võng anh đi trước võng nàng theo sau”, nho sĩ là “tiên chỉ” trong làng, “thầy đồ” được trong vọng, xã hội VN thủa xưa , cũng như các nước “đồng văn” không hoàn toàn “thất học”. Thế nhưng phải giải quyết các khó khăn của nó. Phải giải quyết thực sự! Không đơn giản như khi có loại chữ cái, an-pha-bê.
Chữ Hán có độ 50.000 chữ. Chả ai có thể nhớ hết.
Nhưng muốn thoát “mù” thì cũng ... dễ!
“Biết dăm chữ” như bà mẹ quê dẫn con đến thầy đồ, thì cũng không gọi là mù.
Thế nhưng, thế thì chẳng đủ. Thoát “mù chữ” chưa phải là có “học”.
Muốn đọc báo , phải biết cỡ 2000-3000 chữ.
Muốn gọi là có “học vấn” , phải biết cỡ 8000 chữ.
Muốn đọc cổ văn? Thì .. vô hạn! Chỉ còn nước tra tự điển , và có đào tạo tử tế.
Có lần, tôi đưa cho bạn tôi, một kỹ sư người Bắc Kinh, bản “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” và hỏi
Thứ này mày đọc được không?
Tao chịu!
Nó thế! Bạn tôi cũng “chữ nghĩa”, trình độ đại học. Thành thử, người Việt mơ “bỏ bụng” vài trăm chữ , mà nghĩ mình có thể đọc câu đối, văn chương, lịch sử .. để “giữ hồn dân tộc” thì là.. mơ! Người Hoa phải học, phải dùng thường ngày nên đành học và nhớ. Nếu không dùng thường ngày , sẽ quên ngay. Các nhà giáo dục đừng mơ dạy học sinh vài trăm chữ Hán.
“NÔM” NHẬT , HÀN – Hiragana , Katanaka – Hangul
Khi mơ giống như Nhật, Hàn thì cần biết rằng “nôm” nhật khác xa “nôm” Việt.
Ở các nước này, thí dụ như Nhật, khác Việt Nam, từ thời xa xưa , đã tự tao ra “nôm” của họ như Hiragana(TK 5), Katanaka (TK 10) , Hangul ( TK 15) để bổ sung cho Hán tư Kanji (Nhật) , Hancha(Hàn).
Khác với chữ Nôm , phần lớn dựa trên “ghép hai chữ hán, một chỉ nghĩa , một gợi âm” , các thứ chữ này là hoàn toàn “ký âm” , một loại “alphabet” như ở Tây Phương.
Thí dụ như số ký tự trong các loại “nôm” này là:
Katanaka - 48
Hiragana - 46
Hangul- 28
Để tạo chữ “nôm” người Nhật dùng chữ một số chữ Hán, bỏ ý nghĩa, giản hóa để ký âm. Chằng hạn như lấy chữ Hán để tạo Hiragana:
安 ( Hán Việt:“An”) , viết thành あ để ghi âm “A”
宇 ( Hán Việt:”Vũ”) , viết thành う để ghi âm “U”
Với hệ thống ký tự đơn giản đó, để thoát mù chữ, rất đơn giản.
Người ta chỉ cần đến chữ Hán khi học cao hơn. Trẻ con không cần chữ Hán đã có thể đọc sách.
Và muốn học Hán Tự thì phải có lộ trình. Như ở Nhật bản phải chia ra như sau: Tiếu học 1006 chữ , Trung học 950 chữ. Các chữ này là chữ “thường dụng”. Như thế tổng cộng chừng 2000 chữ.
Và không phải là dễ cho học trò. Nếu ở Mỹ , số ngày học trong năm của học sinh trung bình là 178 ngày thì ở Nhật là 240 ngày.
Thế thì ta có thể hỏi, tại sao người Nhật “khổ” thế với chữ viết, phải chăng họ chỉ muốn giữ “hồn Nhật”?
Không hẳn thế, tuy đó là một lý do, mà chủ yếu là khó có chọn lựa khác.
Hệ thống ký âm Nhật Bản đã có quá trinh phát triển đén 15 thế kỷ ( khác chữ Nôm VN nhiều lắm!) , nhưng có giới hạn của nó , khiến cho nhiêu lúc dùng kèm Hán Tự (Kanji) lại tiện lợi hơn, viết ngắn hơn, dễ hiẻu hơn.
Nếu tiếng Việt có nhiều thanh điệu (6 thanh) thì tiếng Nhật ( và Hàn) lại ít hơn. Ít thanh điệu tất phải là đa âm, phải nói dài hơn! Thí dụ người việt nói “TÔI”, vỏn vẹn một âm, thì người Nhật phải dùng đến ba âm tiết WA-TA-SHI. Bởi nhiều thanh điệu nên một từ Hán chuyển sang Hán Việt khó bị lẫn lộn như khi chuyển sang tiếng Nhật. Ngoài việc dễ lẫn lộn, gây hiểu lầm, do tính đa-âm độ dài của chữ khiến phải viết dài dòng. Viết bằng chữ Hán đâm ra nhanh hơn.
Thí dụ ta muốn dùng từ “chí” để nói “có CHÍ thì nên”, từ CHÍ là Hán Việt của 志. Viết quốc ngữ rất gọn. Người Nhật “khổ” hơn. Họ phải nói “chí” thành ko-ko-ro-za-shi. Dùng Hiragana こころざし hay Katakana ココロザシ , rất phiền. Nếu viết “tắt” bằng Kanji 志 , thì lại gọn hơn!
NÔM VIỆT
Bây giờ chúng ta thử .. vất bỏ thứ chữ “thực dân”, hãy trở lại chữ Nôm để “giữ hồn dân tộc” xem sao nhé! Thay vì viết
“CÓ CHÍ THÌ NÊN” hãy thử viết chữ Nôm:
固志旹揇
Xem ra rất Dân Tộc. Nếu dùng bút lông mà viểt một bức “thi pháp” thì thật tuyệt vời. Thế nhưng .. đọc ra sao? Thế này:
Chữ 固 , vốn là chữ Hán , âm Hán Viêt là “CỐ”, có nghĩa là “bền chắc...” , nghe giống “CÓ” , nên đọc “nôm” thanh “CÓ”.
Chữ 志 , là chữ Hán, âm Hán Việt là “CHÍ”.
Chữ 旹 , là chữ Hán , âm Hán Việt là “THỜI”, “THÌ” , có nghĩa là “thời gian , thời giờ” , nên đọc thành “THÌ”.
Chữ 揇 thì.. phiền hơn. Nếu tra từ điển Hán sẽ không có. Đó là từ Nôm, được ghép bởi hai chữ Hán:
南 : Nam nghĩa là "phương nam" , và
扌thủ , nghĩa là "tay" .
"NAM" âm gần giống "NÊN" . "Tay" hàm nghĩa là "làm". Bởi thế đọc là "NÊN".
Kể ra, ngoài phải biết chữ Hán cũng cần phải thêm chút .. suy luận để hiểu nhỉ?
Chưa hết! Chữ Nôm không có chuẩn, nguyên tắc quy định, mỗi người có thể viết một kiểu, tùy ý. Nên nó có thể rất .. nhiều cách.
Để viết “CÓ” ta có thể dùng 固 , 箇, 𣎏 . Để viết “THÌ” ta có thể dùng 旹, 时, 時. Để viết “NÊN” ta có thể dùng 揇, 年, 𢧚.
Qua ví dụ trên, ta có thể thấy, khác với hai nước “đồng văn” đã phân tích ngữ âm của họ, chuẩn hóa thành bộ chữ cái, Việt Nam đã không thoát khỏi chữ Hán với sự phức tạp của nó. Để hiểu tính phúc tạp này, thiết tưởng cũng nên hiểu sơ lược về chữ Hán.
CHỮ HÁN
Trước hết, để tạo chữ, chữ Hán dùng sáu cách , gọi là “lục thư”:
Tượng hình , Chỉ sự , Hình thanh , Hội ý , Chuyển chú và Giả tá.
-Tượng hình- Đây là cách đơn giản nhất mà loài người đã dùng đầu tiên từ thủa sơ khai khi chữ viết nảy sinh, như chữ Ai Cập thủa đầu tiên. Nó không có gì là “huyền bí”, “thâm sâu”. Đơn giản là người ta muốn viết “con bò” thì vẽ con bò , “con ngựa” thì vẽ con ngựa. Người Trung Hoa “vẽ” hình người, có hai chân - 人 đọc là “nhân”. Con ngựa , có bờm, bốn chân - 馬 – “Mã” . Người đàn bà - 女 – “Nữ” .
-Chỉ sự- Không thể nào “vẽ” mọi sự! Nên người ta cần mô tả, chắng hạn như vẽ một gạch ngang, thêm một thanh đứng, thêm một vạch ngắn ở trên thành chữ “Thượng” 上 , ở dưới thành chữ “Hạ” 下.
-Hội ý. Chẳng thể “tương hình”,”chỉ sự” mọi sự vật. Người ta phải gom các chữ lại để gợi ý. Chằng hạn như dùng “mái nhà” 宀 che trên “đàn bà” 女 thành chữ 安 , “An”. Người phụ nữ được che chở bởi mái nhà, thế chằng phải là An toàn sao? Trên là mái nhà 宀 , dưới là con lợn 豕thì thành chữ 家, “gia”.
- Chuyển Chú và Giả tá: đây là hai phép “dùng đỡ”. Ở một số chữ, người ta dùng “chuyển chú” , nghĩa là “dùng tạm” thanh âm một chữ để viết chữ khác có nghĩa gần giống, thí dụ như, dùng chữ “trường” 長 là dài để viết chữ “trưởng” nghĩa là lớn lên; thậm chí có nghĩa khác hằn như dùng chữ “vạn” 萬nghĩa là “con bò cạp” để “giả tá” thành chữ “vạn” nghĩa là 10.000.
-Hình thanh: Ý tưởng con người là vô hạn! ngôn ngữ do đó cứ phát triển, từ ngữ cứ thế mà phát sinh. Ta không thể nào “vẽ” mãi, “miêu tả” hoài, cho dù là . họa sĩ! Chữ Hán cũng phát triển giống như mọi thứ chữ trên thế giới, tiến tới “ghi âm” tiếng nói! Và đó là phép “hình thanh” , nghĩa là ghép các chữ có sẵn , phần “hình” gợi ý , phần “thanh” gợi âm thanh. Chỉ
“gợi” gần gần mà thôi. Ý gần gần đâu đó! Âm nghe giông giống. Chằng hạn như:
-Đã có chữ “thành” 成 , nghĩa là [trở] thành, cần viết chữ “thành” nghĩa là thành [trì], thì ghép thêm bộ “thổ” 土, nghĩa là “đất” để gợi ý , trở nên chữ 城.
-Đã có chữ “mã” 馬, là con ngựa, cần viết chữ “ma” có nghĩa là người mẹ, ghép thêm bộ “nữ”, nghĩa là đàn bà để gợi ý , trở nên chữ 媽. Đàn bà + Con Ngựa thành .. Mẹ !
Ấy là “hình thanh”!
Và đó là phép cấu tạo chính của chũ Hán, theo nhiều nghiên cứu, nó chiếm khoảng 80-90% số từ Hán.
Trên thế giới, từ thủa xa xưa, khoảng ba ngàn năm trước, các hệ thống chữ viết đã phát triền lên thành chữ ký âm, đơn giản. Ngay cả chũ Ai Cập thời kỳ sau, vẫn trông tưởng như “tượng hình”. Không phải! Người ta có thê “đánh vần”, bởi nó đã phát triển thành “ký âm”. Nó chả có gì là “huyền bí”. Ngay cả mẫu tự “A” mà chúng ta ngay nay dùng, cũng có “tiền thân tượng hình” là .. con bò! Con bò gọi là “aleph” , người xưa vẽ đầu bò có hai sừng. Dần dà , lấy đó ghi âm “a”, lộn ngược đầu lại mà thành A.
Trung hoa , quẩn quanh trong qua khứ ngàn nãm. Không phân tích thành “mẫu tự”. Mà chỉ dùng âm “giông giống”, nghĩa “đâu đó” , tùy tiện, đại khái, nhang nhác!
Chữ nôm , bị trói chặt trong chữ Hán, “thừa hưởng” tất cả nhưng thứ phức tạp, luộm thuộm của nó.
Thê nhưng nó vẫn là di sản quý báu của cha ông, qua nó các cụ truyền tải, lưu lại được biết bao thơ văn , tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ .
“Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”.
Thế nhưng, do điều kiện lịch sử, nó không có cơ hội để phát triển, hệ thống hóa, hợp lý hóa.. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20 nó vẫn là một thứ chữ “tùy tiện” và đành phải nhường bước cho “quốc ngữ”.
Chữ Nôm tự đào thải , không phải do ai “áp đặt”, “giết” nó. Chữ “quốc ngữ” phát triển chẳng phải do một ai “ép buộc”. Chính các nhà nho “thức thời” và các nhà “tân học” đã cổ súy và tiếp tục phát triển nó. Chủ yếu là do tính hợp lý của quốc ngữ.
Nhưng ai hay so sánh Việt Nam và Nhật Bản, Triều Tiên chớ nên quên rằng lịch sử hai nước này khác xa Việt Nam, khác rất lớn.
Nếu như Việt Nam chỉ dành được độc lập từ thế kỷ thứ 10 thì Nhật Bản chưa hề mất đọc lập , Triều Tiên tuy có lúc bị Trung Hoa lấn chiếm nhưng chưa hề hoàn toàn bị thôn tính, nhưng vương quốc Triều Tiên như Bắc Tế, Tân La, Cao [câu] Ly vẫn tồn tại. Nếu Việt Nam chỉ có 1 thế kỷ phát triển trong độc lập, văn hóa bị phủ bởi Trung Hoa như bị bóng cây phủ rợp thì ở Nhật Bản, Triều Tiên có điều kiện phát triẻn văn hóa độc lập, nếu có ảnh hưởng Trung Hoa , thì đó là do “tự nguyện”.
Với hai thiên niên kỷ phát triển độc lập, với những trièu đại vững bền, với nền học thuật vững mạnh, với những học giả có chiều sâu , hai nước Nhật Bản, Triều Tiên đã tự xây dựng hệ thóng chữ viết khá hoàn chỉnh của họ. Vua Sejong ( Thế Tông) ở Triều Tiên , thế kỷ 15 , khi sáng chế ra Hangul, chắc chắn không phải do ông, mà do rất nhiều học giả tinh thông về ngữ âm. Họ phân tích âm tiếng Hàn kỹ lưỡng, tinh vi mới quy ra được ký tự. Nhật Bản cũng thế, Hiragana là công trình của các nhà quý tộc , Katanaka của các thiền sư. Họ là các người có điều kiện học rộng biết nhiều, các nhà sư sang Ấn Độ học chữ Phạn, vốn là một thú chữ “ký âm”. Thu nhập văn hóa Trung Hoa, Ẫn Độ một cách tường tận. Trên cơ sở đó hệ thống chữ viết phát triển, và trên cơ sở đó , văn học, triết học.. cùng phát triển.
Việt Nam, thiếu các điều kiện đó. Không phải do lỗi riêng ai, hay một vị vua nào mà một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh không được hình thành. Không chỉ riêng Hồ Quý Ly hay vua Quang Trung mà nhiều vua chúa khác như chúa Trịnh cũng muốn phát triển chữ Nôm. Nhưng các vị đó làm được gì khi không có một tập thể đông đảo học giả, một nền học thuật thâm hậu? Ra một mệnh lệnh, một chiếu chỉ chả ăn thua gì. Các nhà nho như Ngô Thời Nhậm cũng biết thực trạng đó. Ông từng viết “Chữ nước ta khó hơn chữ Trung Quốc” ( Ngã quốc tự giảo nan ư Trung Quốc ). Biết thế , nhưng một học giả như Ngô Thì Nhậm cũng không làm gì khác hơn được, trong cả nền học thuật thời đại ông, ông đành dùng chữ Hán là chủ yếu.
Ở đầu thế kỷ 17, trong khung cảnh như thế, các nhà truyền giáo tây phương xuất hiện, Franscisco de Pina, Alexandre de Rhodes, Christophoro Borri.. họ đến truyền đạo trong lén lút. Địa vị họ thật nhỏ bé, mang quà cáp biếu xén cho Chúa, năn nỉ xin được tạm trú, dùng kiến thức vượt trội như thiên văn để lấy uy tín với nhà cầm quyền, sống trong dân, thậm chí bỏ giầy đi đất như Christopho Borri, sống đơn giản , đạo hạnh để truyền đạo. Họ bị bắt lên bắt xuống, tùy ý nhà cầm quyền. Giáo dân lúc có thể hành đạo , lúc bị bách hại. AD Rhodes bị bắt nhiêu lần, khi trở về Âu Châu , ông mang theo hài cốt của thầy giảng người Việt , An Rê Phú Yên, bị xử tử vì không bỏ đạo. Trong hoàn cảnh bất an, bị bắt bớ, ngoài thời gian giảng đạo, tổ chức giáo hội , các tu sĩ dòng Tên này vẫn còn thì giờ , đam mê để , dỏng tai “Tây” lên mà nghe tiếng việt với sáu thanh âm, suy nghĩ , phân tích ngữ âm vv. Từ đó mới ra sắc huyền hỏi ngã nặng!
Tại sao họ làm được nhưng gì mà ở nước Đại Việt, không nhà nho nào, không thiền sư nào, cho dù triêu đại nào làm được? Chẳng phải chỉ do sự cần cù của họ , mà chủ yếu do họ không bị cột vào một nền văn minh lỗi thời lạc hậu. Họ được đào tạo chuyên nghiệp, trong nền học thuật thâm hậu, với nền tảng khoa học về ngôn ngữ, ngữ âm. Một nền học thuật nảy sinh trên một nền văn minh tiên tiến hơn.
Với điều kiện đó, họ đã tặng cho dân tộc ta, đất nước ta một món quà vô giá.
Với chữ “Quốc Ngữ” không những là phương tiện để người Việt hội nhập vào nền vãn minh hiện đại của thế giới , không những “Tây” mà cà “Đông”, mà còn giữ gìn di sản cha ông.
Ngày nay.
Ai cũng có thể đọc “Kiều”,”Lục Vân Tiên” ai cũng có thể có một bản Kiều quốc ngữ trong nhà.
Ai cũng có thể đọc từ “Khóa Hư Lục” thời Trần, “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” thời Lê .. cho đến “Khâm định Việt Sử” thời Nguyễn băng “quốc ngữ”.
Ai cũng có thể đọc “Luận Ngữ” của Khổng Tử, “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử... bằng “quốc ngữ”!
Có nhà nho nào thủa xưa , có điều kiện “thiên kinh vạn quyển” như thế?
Thế chẳng phải “QUỐC NGỮ” đang GIỮ HỒN NƯỚC hay sao?
Đoan Hùng – 12-2-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét