Trích nội dung Đại Nam thực lục ghi chép về trận đánh:
"Nước Pháp phái đem tàu binh (8 chiếc: Bayard, Atalante, Chateau-Renaud, Annamite, Drac, Lynx, la Vipère và Alouette) đánh lấy thành Trấn Hải cửa biển Thuận An. (Từ ngày 15 đến ngày 18, đánh bắn suốt ngày), quan giữ cửa biển là Lê Sỹ (Hữu quân), Lê Chuẩn (Thống chế), Lâm Hoành (Tham tri), Nguyễn Trung (Chưởng vệ) đều chết trận.
Lúc bấy giờ, tàu của Pháp từ Trà úc chạy đến ngoài cửa biển Thuận An, bỏ neo, lập tức đưa chiến thư.
Vua sai Nguyễn Thành ý đến trước để giảng thuyết, phái viên nước ấy mượn cớ, (bảo rằng, Thành ý trước ở Gia Định, tướng nước ấy không bằng lòng, nay đến thương thuyết, là khinh sứ phái) để chống cự.
Vua lại sai Trần Thúc Nhận, Phạm Như Xương đi tiếp theo, đại khái đem các việc vua cũ mới chết, vua mới mới lên ngôi giữ lẽ bàn bạc.
Thúc Nhận, Như Xương vừa đến thành Trấn Hải, tàu Pháp đánh bắn luôn mấy ngày không ra cửa biển được (đến lúc thành Trấn Hải không giữ được, Thúc Nhận tự nhảy xuống biển chết), quan giữ cửa biển là bọn Lê Sỹ đều chia quân đóng giữ các đồn, chống giữ được 2 ngày.
Phái viên nước Pháp bèn chia quân xuống thuyền gỗ sam theo đường sau Thai Dương đánh úp. Đạo quân Trương Văn Đễ thua chạy, quân Pháp thừa thế tiến đánh, đại bác từ tàu bắn vào, Lê Sỹ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành, Nguyễn Trung đều bị bại, quân chạy tan, thành bèn mất."
Ít lâu sau, nhà Nguyễn phải ký hòa ước do phái viên của Pháp là Hà A Măng đưa ra, với các điều kiện hết sức bất lợi.
=>
- Thuận An là cửa ngõ của kinh thành Huế, qua sơ đồ có thể thấy hệ thống phòng thủ ở đây được triều đình Huế đầu tư khá kỹ lưỡng, bao gồm Trấn Hải thành ở ngoài biển, và các pháo đài án ngữ đường từ đó vào tới kinh thành, nối với Trấn Bình đài (đồn Mang Cá) tạo thành một hệ thống liên hoàn. Tuy nhiên do quá chênh lệch về kỹ thuật quân sự nên hệ thống này nhanh chóng bị vô hiệu.
- Mặc dù Huế đã có những nỗ lực để đàm phán tuy nhiên người Pháp viện cớ từ chối => thất bại của chiến lược chủ hòa.
Nguồn hình ảnh: flickr Manhhai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét