28 tháng 7, 2020

Mũ pillbox - niềm vui, nỗi buồn của Jackie Kennedy

Chiếc mũ pillbox của Jackie biến mất ngay sau ngày chồng bà - tổng thống Mỹ John F. Kennedy - bị ám sát.

28/7 là kỷ niệm 91 năm ngày sinh của cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy (Jackie). Là vợ tổng thống John F. Kennedy, bà được xem là biểu tượng thời trang nữ quyền khi phá vỡ những quy tắc dành cho chính khách bằng lối ăn vận cách tân, trang nhã. Nhắc đến Jackie, giới yêu thời trang không thể quên mũ pillbox - biểu tượng gắn liền hai sự kiện lớn trong đời bà.

Tên gọi mũ pillbox bắt nguồn từ hình dáng hộp đựng thuốc (pill-box) với các cạnh thẳng, đỉnh phẳng và không vành. Theo Fashion Encyclopedia, thiết kế này bắt đầu phổ biến từ thập niên 1930, nhưng đạt đến đỉnh cao vào những năm 1960, khi được đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy đội.
Jackie Kennedy trong lễ nhậm chức của chồng với trang phục thanh lịch, hiện đại. Ảnh: AP.
Jackie Kennedy đội mũ pillbox cùng trang phục thanh lịch, hiện đại trong lễ nhậm chức của chồng. Ảnh: AP.
Giữa tháng 1/1961, Jackie xuất hiện trong lễ nhậm chức của tổng thống John F Kennedy. Bà mặc áo khoác trơn, đeo găng tay trắng kết hợp mũ pillbox mang hơi thở trẻ trung, thanh lịch. Phong cách này đi ngược quy tắc trang phục cứng nhắc đương thời, khi các phu nhân chính khách Mỹ thường phải mặc váy dài, cổ điển cùng mũ lông cầu kỳ. Thurston Clarke - tác giả cuốn sách Ask Not (1961) - ví hình ảnh Jackie đứng cạnh phu nhân các chính trị gia khác như "cánh hoa thanh nhã giữa rừng hoa tiêu điều, ngột ngạt".

Lễ nhậm chức diễn ra vào ngày gió vô tình tạo thành sơ suất nhỏ. Jackie Kennedy đặt tay lên mũ, tạo ra vết lõm nông, không đáng chú ý trên đỉnh, nhưng hình ảnh được phát đi toàn nước Mỹ. Cây bút Isabel Jones của tạp chí Instyle bình luận: "Mũ hình hộp xảy ra đôi chút trục trặc, lại truyền cảm hứng cho giới mộ điệu". Phong cách nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, từ giới thượng lưu ở thành thị tới những vùng nông thôn. Nhà mốt Halston sau này cũng ngạc nhiên và thích thú khi mọi người luôn sao chép lỗi sai này bằng cách ấn cho đỉnh mũ lõm xuống.
Cựu đệ nhất phu nhân từng không thích mũ vì cho rằng đầu mình quá lớn để đội. Nhà mốt Haltson - chịu trách nhiệm thiết kế chiếc mũ pillbox của Jackie - may mắn có cùng kích thước đầu với bà. Ông làm việc nhiều giờ liền, đảm bảo sản phẩm hoàn hảo. Tom Fallon - phụ tá Halston - chia sẻ với Vaniety Fair: "Trước khi gửi mũ tới phu nhân, Halston đội chúng lên, ngắm nghía qua hai chiếc gương: một đằng trước và một phía sau, xoay đầu qua nhiều phía để đảm bảo phom dáng hoàn hảo nhất".
Mũ pillbox hồng mâm xôi kết hợp váy vest đồng màu được phu nhân Jackie Kennedy mặc trong ngày chồng bà bị ám sát. Ảnh: John F.Kennedy Library and Museum.
Jackie Kennedy và chồng trong ngày tổng thống John F.Kennedy bị ám sát. Ảnh: John F.Kennedy Library and Museum.
Jackie Kennedy thích mũ pillbox tới mức bà biến thiết kế này thành thương hiệu cá nhân, có một bộ sưu tập với nhiều màu khác nhau, hầu hết của Halston. Sau này, thường xuyên đội chúng trong suốt nhiệm kỳ của chồng.
Điều khiến pillbox nổi tiếng còn gắn liền với một sự kiện đau buồn của Jackie. Sáng 22/11/1963, John F.Kennedy và phu nhân tới Dallas. Trong bộ váy suit cùng mũ pillbox quen thuộc màu hồng mâm xôi, Jackie được người dân chào đón. Khoảng 11h45 phút, vợ chồng tổng thống cùng Thống đốc bang Texas, John B. Connally Jr. quyết định sử dụng chiếc xe limousine không mui để thực hiện chuyến đi dài 16 km quanh thành phố. Người dân đứng dọc theo các tuyến đường vẫy chào đoàn xe chở họ hướng về trung tâm thành phố. Khi họ đi qua kho sách của thư viện Texas, John F.Kennedy bị ám sát bằng hai phát súng chí mạng.
Trang phục cựu phu nhân dính máu chồng, bà từ chối thay cả ngày hôm đó, với lý do "để chúng (những kẻ ám sát) biết chúng đã làm gì". Từ đó, màu hồng của trang phục thành lời gợi nhắc mỉa mai, đau buồn về thảm kịch năm 1963. Về sau, bộ váy dính máu được bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ, không công khai cho tới năm 2013.
Khoảnh khắc tổng thống Kennedy bị ám sát
 
 

Sau khi chồng bị bắn, Jackie bò ra khỏi xe. Chiếc mũ được Sở Mật vụ Mỹ đưa cho thư ký riêng của phu nhân ngay sau đó rồi biến mất. Theo CNN, đến nay tung tích của nó vẫn là điều bí ẩn. Tờ Business Insider nhận xét: "Jackie Kennedy làm cho pillbox thành chiếc mũ mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại khi bà đội nó trong khoảnh khắc tổng thống Kennedy bị ám sát".
Bảo Thư

19 tháng 7, 2020

Lịch sử viên Aspirin.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

09g1.jpg

Đa số những cơn đau mà con người thường gặp không phải gây ra do giải phẫu hoặc mới bị thương mà thuốc mê có thể dùng để chữa nhưng còn những cơn đau kinh niên như viêm xương khớp hoặc đau ngắn hạn như nhức đầu và đau răng thì chữa bằng cách nào. Với các đau này, một loại dược phẩm rất cần để giảm đau trong khi đó ta vẫn có thể đi làm được.

Vào mùa hè năm 1758, đức cha Edward Stone, ở Chipping Norton bên Anh bị sốt và viêm xương khớp. Vô tình ngài  đã nhai cành của cây liễu trắng rất đắng , ngài rất ngạc nhiên mà thấy rằng cơn đau giảm. Ngài liền nghĩ ra cách để phơi khô  và làm thành bột vỏ cây này và thử nghiệm để kiếm một liều hiệu nghiệm nhất.Trong vòng năm năm sau ngài tặng món thuốc này cho năm mươi người khác và đều thấy công hiệu. Vui mừng với sự khám phá của mình, ngày 25 tháng Tư năm 1763, ngài viết một bức thư cho bá tước Macclesfield, Hội trưởng Hoàng Gia, nhưng không được hồi âm.

Năm 1820, dược sĩ Thụy Sĩ Johana S.F. Pagenstecher bắt đầu lấy  một chất từ lá  của cây Spirea ulmaria, thường được gọi là lá dâu dê, rất công hiệu để giảm đau trong y học dân gian.
Báo cáo của Pagenstecher trên báo khoa học được đọc vào năm 1835 bởi nhà hóa học người Đức Karl Jacob Lowig, giáo sư hóa học ở Montpellier Uniniversity. Ông cũng cố gắng thay đổi lá cây Spirea ulmaria để loại bỏ tác dụng phụ quan trọng như cơn đau kích thích lớp lót của bao tử nhưng ông ta thấy phương pháp quá mất thì giờ cho nên đã bỏ.

Salicylic acid chỉ được một số người mà cơn đau trầm trọng hơn cơn đau của chính dược phẩm.Một trong những người đó là Her Hoffma, sống ở thành phố Đức quốc Elberfield và bị bệnh viêm khớp khiến ông bị què quặt.Con trai của ông ta là một hóa học gia làm việc tại Bayer, một hãng dược phẩm rất lớn ở gần đó và vào năm 1895 anh ta quyết định thử nó để làm bớt cơn đau của bố. Anh ta làm giản dị hóa phương pháp của Gerhard và làm ra aceytylsalicylic acid. Hoffman bèn lấy một lọ nhỏ và đưa cho bố và ông này đã có một đêm hết đau trong nhiều năm. Về sau này người ta mới biết rằng thuốc đó không phải chỉ giảm cơn đau mà còn hạ nhiệt độ và viêm.

Đồng nghiệp của Hoffman là ông Heinrich Dresser nhận ra rằng dược phẩm mới có tác dụng rất tốt vì nó chia làm hai ở máu.Để thử giả thuyết của mình, ông ta bèn nuốt chửng một số acetylsalicylate và thường xuyên thử nước tiểu trong vòng 12 giờ.Ông đã tìm ra dấu vết của salicylic acid  nhưng không thấy chất acetylsalicylate: hợp chất quả có tách làm hai.

09g2.jpg

Đến năm 1899, Hopffman và Dreser đặt tên cho dược phẩm mới tìm ra của mình:aspirin- chữ a cho acetyl, spir cho Spirea. Năm sau, công ty dược phẩm Bayer  xin bản quyền cho aspirin, cho các hợp chất trực tiếp của hãng và hình dáng của các dụng cụ của hãng và bắt đầu bán một sản phẩm rất phổ biến trên thế giới.

Năm 1914, để đề phòng sự lớn mạnh của chiến tranh và cũng để ngăn cản sự cung cấp của nước Đức, chính phủ Anh bèn tặng 20,000 bảng Anh cho những ai sống tại chính quốc hoặc ở Liên Hiệp Anh đã tìm ra một chất mới cho aspirin mà vẫn tránh né được bản quyền của Bayer.Chính quyền Úc Đại Lợi bèn tặng thêm 5000 bảng anh để khích lệ và hóa học gia George Nicholas nhận lời thách đố đó. Dùng các dụng cụ rất sơ sài và gần như mù vì phòng thí nghiệm của mình bị nổ, ông ta tìm ra một cách để tạo ra một chất aspirin hết sức thuần túy và thắng giải.

Sau khi nước Đức thua trận, công ty British Alien Properties Custodian tịch thu tên “aspirin” và công ty Bayer mất bản quyền cả tên lẫn việc sản xuất dược phẩm. Trong số những cơ sở bắt đầu làm hợp chất  là của George Nicholas; và sản phẩm “Aspro” của ông trở thành một loại aspirin bán nhiều nhất ngoại trừ nước Mỹ. Tại nước Mỹ, công ty dược phẩm Sterling, mặc dù đã không liên lạc với công ty Đức, tiếp tục sản xuất aspirin dưới dạng “Bayer”, một tên riêng. Xin nói rõ,  tên riêng (Trademark) là một thương hiệu hàng hóa riêng, trong đó chứa đựng bất kỳ chữ, tập hợp của nhiều chữ, tên riêng và biểu tượng nào. Những từ ngữ này đã từng được sử dụng hoặc sẽ được đưa vào sử dụng trong thương mại để nhận dạng, phân biệt và giúp chỉ ra xuất xứ hàng hóa.

Nhưng khám phá về vỏ cây liễu của ngài Stone trong mấy năm về trước không phải là không được dể ý tới. Năm 1826, hai người Ý đã tìm ra chất chính của vỏ cây liễu một chất gọi là salicin và ba năm sau một hóa học gia người Pháp đã thành công khi tìm ra một chất dưới dạng thuần túy. Năm 1839, một hóa học gia khác người Ý đã lấy salycilic acid  từ chất salicin và từ đó chất chính của aspirin được lấy ra từ cây liễu và cây dâu dê.Ngày nay chất này được tổng hợp, dùng phương pháp không khác nhiều lắm với phương pháp mà Herman Kolbe đã tìm ra tại Strasbourg vào năm 1874.

09g3.jpg

Mãi đến năm 1971 các nhà nghiên cứu ở Anh mới tìm ra tại sao aspirin lại công hiệu như vậy. Prostaglandins, một nhóm như kích thích tố tìm thấy ở hầu hết các mô bào của cơ thể có vẻ như làm tăng sự nhạy cảm của đoạn cuối dây thần kinh tại nơi bị viêm và aspirin dường như có liên hệ tới công dụng của các chất này.

Sau này aspirin trở thành một phần của các chất được biết với tác dụng chống viêm mà ngày nay bao gồm cả các dược phẩm mới tìm ra là ibuprofen. Đến năm 1980, aspirin bị paracetamol qua mặt. Paracetamol  được dùng lần đầu vào năm 1893 như một chất giảm đau rất bình dân của mọi người.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

1 tháng 7, 2020

Một chai rượu cognac từ năm 1762 bán đấu giá được $146,000

image.png
Chai cognac Gautier đời 1762, vừa bán với giá $146,000. 

PARIS, Pháp Một chai cognac nổi tiếng đời 1762, một trong những chai cognac  xưa nhất của thế giới, vừa bán được với giá $146,000 qua cuộc đấu giá trên mạng.
Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Năm, 28 Tháng Năm, chai cognac Gautier, một trong ba chai còn lại trên thế giới của nhãn hiệu này, đã được bán trong cuộc đấu giá tại nhà Sotheby’s hôm Thứ Năm.
Sotheby’s nói chai rượu này, được biết dưới tên “Anh Cả” (Grand Frere), vì là chai lớn nhất trong ba chai rượu còn sót lại. Một chai khác, có tên là “Cậu Em Út” (Petit Frere) được bán trong cuộc đấu giá năm 2014. Còn lại chai “Cô Em Nhỏ” (Petite Sœur) hiện đang được trưng bày tại bảo tàng viện Gautier trong vùng Cognac ở Pháp.
Người chủ của các chai rượu này kể rằng chúng được một người từng là con nuôi của ông cố họ đem đến cho gia đình sau một thập niên làm việc trong vùng Cognac, vào thời gian trước Đệ Nhất Thế Chiến.
Ông Jonny Fowle, một chuyên gia về rượu của Sotheby’s, nói rằng loại cognac Gautier 1762 lừng danh thế giới vì là loại cognac thượng đẳng trong giới những người sưu tập rượu. Ông Fowle cũng nói rằng loại rượu này được cất vào thời gian trước khi xảy ra dịch phylloxera, gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực trồng nho làm rượu ở Pháp.
Sotherby’s chỉ cho hay kẻ mua chai rượu này cùng toàn bộ các chai khác đem ra bán lần này, tổng trị giá khoảng $1.8 triệu, là người gốc Á Châu.
Phylloxera là một loại rệp sống bằng cách ăn rễ của cây nho, khiến hệ thống rễ của cây nho bị suy yếu trầm trọng, khó hấp thu nước và các chất dinh dưỡng cần thiết để sống. Các nhà nghiên cứu sau đó tìm ra giải pháp chống bệnh thối rễ này bằng cách ghép cây nho gốc Âu Châu vào gốc rễ của cây nho Mỹ. (V.Giang)