25 tháng 8, 2020

ANH HÙNG LIỆT SĨ LÊ ĐÌNH CHINH VÀ SỰ KIỆN NGƯỜI HOA Ở HỮU NGHỊ QUAN NĂM 1978. Hồi ký Khánh Văn.

 

CUỘC DI TẢN CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM NĂM 1977 VÀ 1978.

Cuối năm 1977 và đầu năm 1978, theo lời “kêu gọi của Tổ quốc”,, đông đảo người Hoa ở Việt Nam bắt đầu trốn khỏi nước ta và trở thành “ những người tị nạn” lênh đênh trên biển khơi. Cũng vào thời gian đó, Hoa Kiều ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu vượt biên giới Việt- Trung và trở thành “ những người tị nạn” trên đất liền giống như bộ phận đang vượt biển.
 
Đến đầu tháng 6/1978, số người tị nạn tại Trung Quốc là 100.000; vào giữa tháng 7 là 160.000. Thành phố Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiếp nhận người đi tản cao nhất trong một ngày hơn 1.900 người. Ở huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây , Trung Quốc con số ghi nhận mỗi ngày là 4.000 người. Ở thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam và các tỉnh lân cận người Hoa cũng ồ ạt rủ nhau vượt biên về Trung Quốc.
Tháng 2/1979, khi nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, có tới 202.000 Hoa Kiều vẫn tiếp tục vượt biên trở về Trung Quốc. Vài tháng sau cuộc chiến, số Hoa Kiều tị nạn về Trung Quốc vẫn tăng lên mức 10.000 mỗi tháng. Có nguồn tin cho rằng, đến năm 1994, số Hoa Kiều và con cái họ tị nạn vào Trung Quốc là 288.000 người ?
 
Ngược dòng lịch sử, năm 1967, trong chuyến viếng thăm vài trường học người Hoa tại Hà Nội, một Bí thư đến từ đại sứ quán Trung Quốc đã nói rằng: “Người Hoa ở miền Bắc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đọc báo chí tiếng Hoa, nghe các chương trình phát thanh tiếng Hoa và thể hiện lòng trung thành với Chủ tịch Mao Trạch Đông như người Hoa vốn làm ở Trung Quốc, rằng cộng đồng người Hoa và đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam ràng buộc bởi tình máu mủ”...
 
Năm 1978, khi chính quyền Bắc Kinh khởi động cuộc khẩu chiến suốt ngày vu cáo Việt Nam bài xích xua đuổi người Hoa trên các phương tiện truyền thông, nhưng họ vẫn phải thừa nhận rằng, Hoa Kiều ở Việt Nam được đối đãi rất tốt. Một bác sĩ người Việt gốc Hoa cũng khẳng định rằng, bệnh nhân người Hoa được đối xử tốt hơn người Việt tại các bệnh viện ở Bắc Việt Nam.
 
Nếu năm 1955, có khoảng 800,000 người Hoa ở miền Nam Việt Nam, trong đó có trên 570.000 người sống ở khu vực Sài Gòn- Chợ Lớn, thì năm 1989, đã có 961.000 người Việt gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam. Đến nay, tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn số người Việt gốc Hoa và người Trung Quốc bản địa đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tăng lên có số rất lớn!? Đây là lực lượng được Trung Quốc gọi là đội quân thứ 5. Đội quân này là lực lượng tại chỗ được sử dụng vào những nhiệm vụ cụ thể khi có chiến tranh xảy ra. Thực tế cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 cho thấy, một số người Hoa ở Lạng Sơn đã được giao nhiệm vụ bí mật cắt dây điện thoại làm gián đoạn thông tin vào lúc nửa đêm 16/2, một số người Hoa khác thì dẫn đường cho quân đội đánh vào các điểm tựa phòng ngự của ta...Có thể nói, đội quân thứ 5 là lực lượng tại chỗ rất lợi hại luôn đe dọa đến an ninh đất nước.
TRUNG ĐOÀN 12 CANDVT ĐOÀN THÀNH XUYÊN VÀ SỰ KIỆN NGƯỜI HOA Ở HỮU NGHỊ QUAN.
Đầu tháng 6/1978, trước diễn biến phức tạp của sự kiện người Hoa ở Đồn biên phòng Hữu Nghị , tỉnh Cao Lạng , Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang đã điều động Trung đoàn 12 CANDVT( Đoàn Thanh Xuyên) từ thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Sơn Bình lên tăng cường cho tỉnh Cao Lạng . Tiểu đoàn 1 đóng quân ở xã Hồng Phong, huyện Văn Quan; Tiểu đoàn 2 đóng quân ở huyện Cao Lộc và sử dụng Đại đội 6 làm nhiệm vụ tại Hữu Nghị Quan ;Tiểu đoàn 3 đóng quân ở huyện Lộc Bình; Trung đoàn bộ đóng quân ở Hang Hủi , TP. Lạng Sơn.
Thời kỳ này, tại Cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc Đồn biên phòng Hữu Nghị, có khoảng 4.000 người Hoa bị Trung Quốc đóng cửa biên giới đang kẹt lại tại km số O từ ngày 12/ 7/1978. Lạng Sơn đang vào mùa nắng nóng, dưới cái nắng của mùa hè nóng như đổ lửa, những chiếc lán dựng tạm lợp bằng ni lông được phủ lên mấy cành cây xanh không che được cái nóng như thiêu như đốt, vì vậy có rất nhiều người Hoa mà đa số là người già và trẻ em bắt đầu đổ bệnh. Người Hoa ở đây không có nhà vệ sinh nên tiểu tiện, đại tiện bừa bãi mùi bốc lên hôi thối làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng. Việc giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới vì thế cũng gặp nhiều khó khăn.
Để chăm sóc sức khỏe cho người Hoa ở Hữu Nghị Quan, tỉnh Cao Lạng đã tổ chức các đoàn cán bộ và nhân viên y tế hàng ngày đến khám bệnh và phát thuốc cho những người đau ốm. Phía Trung Quốc tổ chức phát cơm cho người Hoa Theo suất qua khai báo của từng hộ gia đình. Ngày ba bữa nắng cũng như mưa, khi đến giờ quy định những chiếc xe Giải phóng của Trung Quốc lại lùi đít tận km số O phát cơm cho người Hoa không thiếu một suất. Vào thời điểm ấy, có rất nhiều người Hoa nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc đã rời bỏ Việt Nam trở về nước bằng đường bộ qua Hữu Nghị Quan không thể nào cắt nghĩa được rằng, vì sao Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại kêu gọi họ về nước lại đóng cửa biên giới để cho họ lâm vào cảnh “ màn trời chiếu đất “ và ốm đau bệnh tật triền miên!?
Từ chỗ bạn đầu lán trại chỉ lợp bằng những tấm ni lông tạm bợ ở hai bên quốc lộ 1A, dần dần được thay bằng những chiếc lán có cột, có kèo bằng gỗ thông lợp bằng lá cây rừng đủ che nắng che mưa. Nếu nhìn toàn cảnh ta sẽ thấy người Hoa bị kẹt lại tại đây đang lập ra một làng người Hoa mới trên lãnh thổ Việt Nam tại khu vực Hữu Nghị Quan ở km số O. Hiện tượng bất thường này không thể qua con mắt tinh tường của các chiến sĩ trinh sát Công an nhân dân vũ trang. Qua điều tra ta biết được biết, lực lượng người Hoa tại Hữu Nghị Quan và Công an biên phòng Trung Quốc ở đây có sự liên kết rất chặt chẽ. Đêm đêm, từ phía bên kia biên giới, Công an biên phòng Trung Quốc cải trang làm dân thường đã vận chuyển gỗ thông , dây buộc, lá cây rừng lên đỉnh đồi Pù Tèo Hào cho người Hoa đến lấy để làm lán trại. Do có sự hậu thuẫn như thế, nên người Hoa có ý định ở lại đây vô thời hạn là câu chuyện chỉ xảy ra trong một sớm , một chiều. Phải chăng, họ đang khổ nhục kế để thực hiện âm mưu theo chỉ đạo từ bên kia biên giới ?
VẬN ĐỘNG NGƯỜI HOA TRỞ VỀ NƠI Ở CŨ VÀ SỰ HY SINH CỦA LIỆT SỸ LÊ ĐÌNH CHINH.
Hôm ấy là ngày 25/8/1978, như thường lệ, đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng mà nòng cốt là Hội phụ nữ tỉnh lại đến đồi Pù Tèo Hào ở km số o chăm sóc y tế cho số người Hoa bị ốm và vận động họ trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống. Để đảm bảo an toàn cho đoàn cán bộ liên ngành, 25 cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Hữu Nghị và 20 cán bộ chiến sĩ Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 CANDVT ( Đoàn Thanh Xuyên) cũng lên đường làm nhiệm vụ. Khác với mọi ngày, hôm ấy, khi đoàn cán bộ liên ngành của ta vừa lên đến đồi Pù Tèo Hào liền bị một nhóm côn đồ dùng gậy gộc, dao quắm, gạch đá xông vào hành hung. Trước tình huống bất ngờ ấy, các chiến sĩ CANDVT Đồn biên phòng Hữu Nghị và Đại đội 6, Trung đoàn 12 đã xông lên đánh trả bọn côn đồ để giải vây cho đoàn cán bộ liên ngành. Xung quanh đoàn cán bộ liên ngành lúc này là hàng trăm tên côn đồ nhưng thực chất là Công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục để cải trang đang bao vây và tấn công đoàn cán bộ liên ngành. Tương quan lực lượng lúc này đang bất lợi cho ta, tuy vậy, các chiến sĩ ta vẫn không hề nao núng. Một trận đánh giáp lá cà giữa một bên là bọn côn đồ được trang bị dao quắm, gậy gộc, gạch đá với các chiến sĩ ta chỉ có tay không dùng võ thuật để đánh lại đối phương đã diễn ra vô cùng quyết liệt.
Trong lúc đang giải vây cho một cán bộ y tế bị một nhóm côn đồ dùng dao đuổi chém, Lê Đình Chinh bỗng nghe tiếng kêu cứu của chiến sĩ Lê Xuân Tước vang lên bên cạnh, ngoảnh lại nhìn thấy Tước bị một nhóm côn đồ dùng dao đuổi chém. Ngay lập tức, Chinh chuyển hướng tạt sườn xông vào đám côn đồ giải vây cho Tước. Giữa lúc đang thừa thắng xông lên đuổi đánh bọn côn đồ tháo chạy ngay trước mặt, Chinh bị một tên côn đồ gần đó dùng đá ném trúng đầu và bị thương rất nặng. Mặc dù vậy, anh vẫn xông lên đuổi đánh tên côn đồ gần nhất. Khi tên côn đồ đã bị anh đánh gục, cũng là lúc một tên côn đồ khác dùng dao quắm chém lén vào đầu anh từ phía sau. Lê Đình Chinh đã anh Dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại vùng biên cương của Tổ quốc, lúc ấy là 10 giờ 30 phút ngày 25/8/1978. Anh là người chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang đầu tiên hy sinh trên mặt trận đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền phương Bắc.
Sự ra đi của Lê Đình Chinh như dự cảm linh thiêng đã được anh biết trước trong bức thư viết cho người anh họ, nội dung bức thư có đoạn viết:
“Hữu Nghị Quan, ngày 22/8/1978.
Anh Thi kính mến.
... Em xác định rằng, trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc sẽ có mất mát, cái đó khó mà tránh khỏi. Nhưng em đã sẵn sàng. Em sẽ là người cầm súng để bảo vệ đất nước khi cần thiết. Chúng ta tin tưởng chính nghĩa sẽ thắng”...
Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, sinh năm 1960, quê xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Anh nhập ngũ vào Tiểu đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang( sau này là Trung đoàn 12) ngày 16/2/1975 khi mới 15 tuổi và hy sinh tại biên giới Việt- Trung năm 18 tuổi. Sau khi anh hy sinh, ngày 30/8/1978, Đảng và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Lê Đình Chinh. Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã phát động phong trào thi đua: “Sống chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh” trong cả nước.
KẾ HOẠCH GIẢI TOẢ NGƯỜI HOA TẠI HỮU NGHỊ QUAN CHƯA KỊP THỰC HIỆN.
Những ngày cuối tháng 8/1978, tình hình an ninh trật tự khu vực Hữu Nghị Quan bỗng trở nên phức tạp. Từ chỗ bị kẹt lại tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan do Trung Quốc đột ngột đóng cửa biên giới ngày 12/7, người Hoa chỉ làm lán đơn sơ tá túc qua ngày chờ Trung Quốc mở cửa biên giới rồi về phía bên kia theo lời kêu gọi của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đến nay, số người Hoa ở đây hình như đã ý thức được rằng, họ sẽ còn phải ở lại khu vực km số O này để lập làng biên giới trên đất Việt Nam theo chỉ đạo của phía bên kia chắc còn lâu lắm? Vì thế, họ không còn rụt rè khúm núm hoặc im lặng không nói một lời khi đoàn cán bộ y tế của ta đến kiểm tra sức khỏe và cấp phát thuốc men. Giờ đây, những chiếc lán của người Hoa không còn nằm hai bên đường quốc lộ 1A như trước nữa, mà được chuyển lên chiếm gần hết sườn đồi Pù Tèo Hào giống như bản làng của người Hoa ở bên kia biên giới. Trong những chiếc lán của người Hoa, người ta thấy có cả dao quắm, gậy gộc và gạch đá...
Theo nguồn tin mà ta nắm được, nhà cầm quyền Trung Quốc đang có âm mưu dùng số người Hoa bị kẹt lại tại Hữu Nghị Quan lập làng người Hoa tại khu vực biên giới ở km số O. Đi cùng với âm mưu ấy là việc lấn chiếm lãnh thổ ở khu vực vốn rất nhạy cảm này về lâu dài. Từ nguồn tin tình báo nói trên, ta chủ trương phá âm mưu của địch bằng cách giải toả số người Hoa nói trên ra khỏi khu vực Hữu Nghị Quan đưa về các tỉnh phía sau cách xa biên giới Việt- Trung.
Để thực hiện kế hoạch nói trên, ta chủ trương dùng hàng trăm chiếc xe vận tải của tỉnh Cao Lạng và tỉnh Bắc Thái để chở người Hoa, mỗi xe chở từ 2-3 gia đình do một Tiểu đội Công an nhân dân vũ trang áp tải. Trước khi thực hiện kế hoạch giải tỏa, toàn bộ số xe vận tải nói trên sẽ được tập kết ở khu vực quy định từ đêm hôm trước để chờ đến giờ G là đồng loạt nổ máy tiến vào khu vực đồi Pù Tèo Hào bốc người Hoa lên xe chở về các tỉnh tuyến sau.
Việc giải tỏa người Hoa được lên kế hoạch rất cụ thể, thực hiện bằng phương pháp vận động quần chúng , đồng thời dự kiến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trường hợp người Hoa không chịu chấp hành và cố tình chống đối thì lực lượng giải tỏa chủ yếu là Trung đoàn 12 CANDVT ( Đoàn Thanh Xuyên) và lực lượng vũ trang địa phương sẽ dùng võ thuật khống chế kẻ chống đối bốc lên xe cùng người nhà của họ ở từng lán theo kế hoạch đã được vạch sẵn.
Ngày 15/8/1978, đoàn cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 CANDVT( Đoàn Thanh Xuyên) tổ chức đưa cán bộ từ Trung đội trưởng trở lên đi trình sát thực địa đồi Pù Tèo Hào ở Km số O để xây dựng phương án giải tỏa. Căn cứ vào mục tiêu đã được phân công tại thực địa, chúng tôi tổ chức huấn luyện bộ đội luyên tập phương án giải tỏa người Hoa tại địa điểm đóng quân, đồng thời tăng cường huấn luyện võ thuật để nâng cao khả năng chiến đấu. Vũ khí của chúng tôi khi đi làm nhiệm vụ là một đoạn gỗ dài khoảng 40 cm dấu trong thắt lưng để tự vệ khi cần thiết, một túi vôi bột bỏ trong túi quần dùng để ném vào mặt những tên côn đồ ngoan cố chống đối để khoá tay tống lên xe.
Ngày 20/8/1978,Đại đội 4, Tiểu đoàn 1 của tôi được lệnh cơ động lên Hữu Nghị Quan ém binh và mặc thường phục trà trộn vào đoàn cán bộ liên ngành của ta đi làm nhiệm vụ để trình sát mục tiêu và điều chỉnh phương án sử dụng lực lượng tại thực địa cho phù hợp với tình hình thực tế. Thời gian này tôi là Chính trị viên Đại đội 4 hỏa lực của Tiểu đoàn 1 , nên được cấp trên phổ biến nhiệm vụ rất cụ thể.
Từ sáng ngày 25/8/1978, chúng tôi được lệnh chuyển trạng thái chiến đấu và sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh của trên, vì thế, ngay sau khi Lê Đình Chinh hy sinh, chúng tôi đã nhanh chóng chuyển từ phương án giải tỏa người Hoa sang nhiệm vụ đánh đuổi bọn Công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục giả danh làm côn đồ sang bên kia biên giới. Nhiệm vụ đến với chúng tôi quá bất ngờ, vũ khí trong tay chúng tôi chỉ có một đoạn gỗ dùng để đánh gần và một túi vôi bột để chiến đấu với Công an biên phòng Trung Quốc giả danh côn đồ được trang bị dao quắm ,gậy gộc và gạch đá để chiến đấu với quân ta. Sở dĩ chúng tôi phải đánh địch bằng tay không vì đã được cấp trên quán triệt, lúc này đây, chỉ cần manh động làm nổ một phát súng sẽ chẳng khác gì chân mồi lửa vào thùng thuốc súng để chiến tranh biên giới xảy. Chiến tranh- hai chữ ấy đã gây ra cho dân tộc ta quá nhiều đau thương và chết chóc, không ai muốn nghĩ đến nó lúc này. Trong sự ám ảnh về chiến tranh, bất chấp hiểm nguy, tôi phát lệnh xung phong và xông lên đồi Pù Tèo Hào dưới làn mưa gạch đá của quân Trung Quốc. Vừa xung phong ,tôi vừa động viên bộ đội, ta đã có mũ sắt để bảo vệ đầu nên không sợ nguy hiểm, các đồng chí hãy dũng cảm xông lên .
Do bất lợi về địa hình ( địch ở trên đồi cao, ta ở dưới chân đồi)lại chỉ đánh giặc bằng tay không và lòng dũng cảm, nên trận chiến đấu với bọn côn đồ Trung Quốc của chúng tôi hôm ấy kéo dài từ 11 giờ đến 17 giờ ngày 25/8/1978 mới kết thúc thắng lợi. Đơn vị tôi có 5 chiến sĩ bị thương vì gạch đá của chúng ném vào người, còn tôi cũng bị hai cục đá ném vào lưng và hông sau này phải đi bệnh xá để điều trị. Bù lại, chúng tôi đã đuổi hết quân thù về bên kia biên giới, chiến lợi phẩm thu được là 3 chiếc máy điện thoại hữu tuyến điện chúng bỏ lại không kịp mang theo vì bị quân ta xông lên đánh giáp lá cà, 10 con dao quắm và hàng xe tải gạch, đá trên đồi Pù Tèo Hào.
Thắng lợi có ý nghĩa chính trị của trận đánh này là, tuy phải chuyển từ ý định giải tỏa người Hoa sang đánh đuổi bọn côn đồ sang bên kia biên giới. Nhưng nhờ trận đánh này mà đối phương phải mở cửa biên giới cho 4.000 người Hoa đang mắc kẹt tại Hữu Nghị Quan chạy sang Trung Quốc. Trút cho ta được gánh nặng và ẩn họa khôn lường nếu phải đưa số người Hoa này quay trở lại Việt Nam. Quan trọng hơn là chúng ta không phải hy sinh xương máu của cán bộ chiến sĩ nếu thực nhiệm vụ giải tỏa người Hoa như phương án ban đầu. Sau trận đánh này, nhiều cán bộ chiến sĩ Đại đội 4 của tôi đã được cấp trên khen thưởng, riêng tôi được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng “Huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc”.. Ngày 30/8/1978, tại TP. Lạng Sơn, trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đồ Đảng và Nhà nước truy tặng liệt sĩ Lê Đình Chinh, tôi còn vinh dự được thay mặt tuổi trẻ cả nước đọc lời tuyên thệ” Sống chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh”.
42 năm đã trôi qua, nhưng sự hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh và trận đánh giặc tay không chiều 25/8/1978 tại km số O còn mãi mãi in đằm trong ký ức, mãi mãi trở thành niềm tự hào của người lính Trung đoan 12 CANDVT( Đoàn Thanh Xuyên) anh hùng trên Ải Bắc.
Bài viết này xin làm nén tâm hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày anh hy sinh tại Hữu Nghị Quan trên Ải Bắc( 25/8/1978-25/8/2020).
Hà Nội, ngày 23/8/2020.

7 tháng 8, 2020

Duyên nợ lẩn thẩn giữa Việt cùng Chân Lạp và Chiêm Thành xưa - Nguyễn Gia Việt


 
Không ai ngờ cái xứ dân da đen thui,viết cái chữ loằng ngoằng,quấn sarong mà có một quần thể đền đài là đô thành kinh khủng như Angkor
Quần thể Angkor rất lớn ,dài trong phạm vi 420 km2, trong đó có nhiều đền đài, cung điện.
Công trình toàn bằng đá sa thạch khối,kết dính không cần một chút xi măng hay ô dước nào.Người Khmer còn cao hơn kiến trúc tháp gạch của người Chàm,họ xài đá tảng
Angkor Vat (thành phố chùa) tiếng Việt gọi là Đế Thiên .Angkor Thom (thành phố lớn) là Đế Thích từng được Châu Đạt Quan thời Nguyên mô tả thực tế trong cuốn Chân Lạp Phong Thổ Ký
Angkor Vat được xây dựng vào đầu thế kỷ 12 trong 37 năm dưới thời của vua Suryavarman II.Suryavarman II là ông vua hiển hách của đế quốc Khmer
Ba ngôi đền rực rỡ nhất ở Angkor là Bayon, Ta Prohm, và Angkor Wat
Angkor Wat được xây dựng bởi Suryavarman II (1130-1150), một trong hai vị vua có quyền uy vĩ đại nhứt trong lịch sử Khmer. Vị vua kia là Jayavarman VII, người đã xây dựng đền Bayon thuộc khu Angkor Thom
Dưới sự trị vì của ông vua này,Khmer xây kinh đô Angkor Wat mới,sau đó ông bắt đầu chiếm các nước láng giềng.Khmer lần lượt nuốt vương quốc Haripunjaya ,một phần vương quốc Pagan(Miến) , vương quốc Grahi ,liếm một phần Lạng Xạng (Lào) ,Suryavarman II liếm luôn một phần đất Chiêm Thành
Và ông vua Chân Lạp này bắt đầu ngó về phía Đại Việt lúc này là nhà Lý .Lúc này Chân Lạp có cương thổ rộng gấp 10 lần Đại Việt
Năm 1128 Suryavarman II hòa với vua Harivarman V của Chàm để tấn công Đại Việt
Tháng 1/1128 Suryavarman II cử 2 vạn quân sang xâm lược Đại Việt bị tướng Lý Công Bình của vua Lý Thần Tôn đánh bại ở bến Ba Đầu
Tháng 8/1128 Suryavarman II cho một đạo quân lớn gồm 700 thuyền chiến kéo sang đánh phá ở hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An (Hà Tĩnh).Tướng Nguyễn Hà Viêm trấn thủ Thanh Hóa, tướng Dương Ổ trấn thủ Nghệ An đem quân đánh chặn thành công
Vua Suryavarman II gởi quốc thơ cho hoàng đế Lý Thần Tôn yêu cầu Đại Việt cử sứ giả sang Chân Lạp nhưng Lý Thần Tôn không thèm trả lời
Năm 1132 Suryavarman II kéo quân liên minh cùng với Chiêm Thành qua đánh Nghệ An. Hoàng đế Lý Thần Tôn xuống chiếu sai Thái úy Dương Anh Nhĩ huy động quân Thanh Hóa,Nghệ An phá tan quân xâm lược
Năm 1135, Chân Lạp và Chiêm Thành cử sứ giả sang Đại Việt tạm hòa
Năm 1137 Suryavarman II sai tướng đưa quân đánh Nghệ An tiếp,Thái úy Lý Công Bình đem quân đi đánh phá tan quân giặc
Chàm là một nước độn nằm giữa Chân Lạp và Đại Việt.Các vua Chàm luôn hiểu rằng ở thế “hai hàng” sẽ có lợi ,tức là Chân Lạp và Đại Việt đánh nhau thì Chàm sẽ ngồi ở giữa hưởng lợi
Thực tế Chàm và Chân Lạp từng nhiều lần đánh nhau .Quân Chân Lạp tàn phá thánh địa Mỹ Sơn.Năm 945 vua Chân Lạp là Rajendravarman II từ Angkor vào Kauthara, cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng - vị thần bảo vệ xứ sở và là biểu tượng uy quyền của Chiêm Thành - trong tháp Yan Po Nagara mang về nước và quân Chàm sau khi Suryavarman II qua đời cũng cho tàu chiến ngược dòng Cửu Long tấn công đốt phá Angkor tưng bừng
Hai dân tộc này thích chặt đầu tượng ,tấn công là cướp và chặt đầu tượng
Suryavarman II của đế quốc Khmer đánh Viêt hoài không thắng quay qua nghi ngờ Chàm nên năm 1145 Chân Lạp xâm lược Chàm, chiếm thành Ðồ Bàn bắt vua Chàm Jaya Indravarm
Năm 1149 tiểu vương của Panduranga là Jaya Indravarman VI đã kháng chiến chống cuộc xâm lăng của đế quốc Chân Lạp thành công ,chiếm lại Đồ Bàn và đuổi quân Chân Lạp ra khỏi đất Chàm
Bị thua ở Chàm, tức quá hóa điên ,vào năm 115O vua Suryavarman II tức khí thân chinh đem quân tấn công Đại Việt
Lúc này vua Lý Anh Tôn 10 tuổi, nhưng có thái phó Tô Hiến Thành kế bên
Tháng 9/1150, quân Chân Lạp đến núi Vụ Thấp (Hà Tĩnh),nam thì bị Chàm đuổi,bắc thì bị Việt dàn quân ,rốt cuộc vị vua hùng dũng nhứt xứ Khmer Suryavarman II và đạo quân Chân Lạp của ông đã chết thảm gần hết tại chổ này
Ta có thể ta thán rằng :"Trời đã sanh Khmer, sao còn sanh Việt?”
Rõ ràng là văn minh Chàm và Khmer thời xưa rực rỡ hơn người Việt nhiều lần.Nhưng đụng tới Việt thì chỉ có nước tiêu vong,bỏ mạng
Đừng có giỡn mặt với Việt tộc
Người Việt sống với Tàu 1050 năm Bắc thuộc tàn bạo kiểu "Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ"nhưng không bị đồng hóa ,và những chiêu nào của Tàu thì Việt biết rành rẽ
Có bốn chiêu để “chiếm đóng” một dân tộc ,người Tàu xài riết nhàm
-Mỹ nhân kế
-Chánh sách đồn điền
-Chiêu tằm thực
-Đồng hóa bằng văn hóa,chữ viết
Lịch sử VN chứng minh rằng Việt tộc xài 4 chiêu này còn hay hơn Tàu ,người Việt đồng hóa bằng hôn nhân mà Tàu còn bị dính
Rút kinh nghiệm vụ Cù Thị mà Nam Việt nhà Triệu bị mất nước ,sau này triều đình Việt không bao giờ nạp phi tần người Tàu ,không cho thái tử qua Tàu làm con tin,hoàng đế Việt không bao giờ bước chưn qua Tàu chầu hầu
Qúa trình thôn tính dân tộc Chàm của người Việt kéo dài mấy trăm năm
Một ngày đẹp trời năm 1301 đang là Trúc Lâm đầu đà với cái đầu trọc lóc,Thượng hoàng Trần Nhân Tôn sau khi quốc gia đã dẹp xong quân Mông Cổ đã đi qua nước Chàm chơi ,ông không biết suy tính sao mà hứa gả con gái cho vua Chàm là Chế Mân
Chế Mân-vị vua kiệt xuất của Chàm-đã ngoài năm mươi với vợ con đùm đề , còn Huyền Trân mới hai mươi tuổi xuân sắc tươi rói
Huyền Trân lấy Chế Mân với sính lễ là hai châu Ô - Lý là thủ đoạn chánh trị mang tính chiến lược giữa hai triều đình Việt - Chàm
Các Nho sĩ trong triều Trần chửi nhoi trời ,họ mượn điển tích vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo "
Nói cho mọi người khúc này nè,dân Bắc Kỳ nó "quê" vụ này lắm,tới ngày nay luôn,kể cho thấy nè
Tại Hà Nội xưa có đường Rue Duvigneau,năm 1945 đổi thành phố Minh Khai, năm 1949 đổi thành phố Huyền Trân Công Chúa,tới 1964 đổi thành phố Bùi Thị Xuân tới nay.
Vậy là Huyền Trân bị xóa tên ở Hà Nội thay bằng tên phố Bùi Thị Xuân.Ngày nay ra Hà Nội,ra Bắc Kỳ đố kiếm ra đường nào mang tên Huyền Trân Công Chúa
Ai chửi thì chửi,nhà Trần hứa là gả
Năm 1306 Công chúa Huyền Trân nhà Trần lấy vua Chàm Chế Mân, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý làm sính lễ
Nhưng rồi, Chế Mân mất năm 1307 và Trần Nhân Tôn viên tịch năm 1308 ,cuộc hôn nhân của Huyền Trân quá ngắn ngủi
Lịch sử ghi rõ Việt nuốt hai châu Ô,Rý không có dễ,từ 1371 đến 1383, Chế Bồng Nga dẫn quân Chiêm Thành đã 4 lần vào chiếm đóng Thăng Long như đi chợ
"Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
Vượt khơi"
Chế Bồng Nga quan hệ rất thân với nhà Minh bên Tàu nhưng lơ láo ,thậm chí dám cướp voi của Chân Lạp cống cho nhà Minh luôn
Năm 1390 tướng Trần Khắc Chân giết được Chế Bồng Nga rất đơn giản,một thằng đầy tớ đào tẩu qua Việt chỉ cho biết chiếc thuyền sơn xanh là thuyền của vua Chàm,quân Trần chỉ việc bắn như vãi trấu vào thuyền là họ Chế chết ngắt
Thừa tướng Ko Cheng cho hỏa táng xác Chế Bồng Nga ngay tại bờ sông Việt rồi sau đó tự lên làm vua Chàm ,con và em Chế Bồng Nga chạy sang Việt xin ...tị nạn
Một vụ đảo chánh
Vì sao Chế Bồng Nga không chiếm Việt mà cứ loi nhoi qua lại cướp bóc,đốt phá rồi lại rút quân?
Chàm là một dân tộc cổ ,khi người Việt còn bần thần thì nó đã vinh quang tột đỉnh.Chàm xây chánh quyền theo dạng liên bang như Mã Lai ngày nay,tức là có các tiểu quốc và một triều đình trung ương
Chàm ảnh hưởng Ấn Độ nên coi trọng đẳng cấp ,dòng tộc,xuất thân và cai trị thị tộc .
Có hai dòng họ hoàng tộc Chàm thay nhau nắm quyền
Dòng vương quyền ở phía Bắc lấy cây Dừa (Narikelavansa) làm biểu tượng gọi là thị tộc Dừa.Dòng vương quyền ở phía Nam lấy cây Cau (Kramukavansa) làm biển hiệu gọi là thị tộc Cau
Họ là hoàng tộc thuộc đẳng cấp Brahman và Ksatriya.Chỉ những con cháu từ hai dòng họ này mới được lên ngôi vua
Chàm chia ra như sau:
-Tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam
-Tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Chàm, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati (Quảng Nam và Quảng Ngãi) và Indrapura (Huế).
Đọc lịch sử ta sẽ nhận ra những cái tên kinh đô Phật Thệ (Kandapurpura ) của tiểu quốc Indrapura và Đồ Bàn của Vijaya
Thành Đồ Bàn là chánh quyền trung ương của vương quốc liên bang Chàm
Tuy nhiên hai dòng họ Cau và Dừa này không phải lúc nào cũng thuận nhau. Họ thường xuyên bất hòa với nhau về quyền lợi chánh trị và cách thức họ giải quyết là xài võ lực,gây chiến tranh với nhau .Đây là yếu tố làm suy yếu Chàm từ bên trong
Cuối đời nhà Trần ,nước Đại Việt cũng suy yếu dữ dội
Trần Trọng Kim viết như sau:
“Trong nước bấy giờ dân tình đói khổ, nhà vua thì sợ giặc phải đưa của đi chôn ở trên núi Thiên Kiện, tức là núi Kiện Khê, huyện Thanh Liêm. Ở ngoài bờ cỏi thì người Chiêm nay vào đánh chỗ này, mai vào phá chỗ khác, nhà nước mỗi ngày một hèn yếu, đến nỗi phải nhờ đến lũ tăng nhân là bọn Đại-nạn thiền-sư đi đánh giặc Chiêm
Quân Chiêm Thành bấy giờ ra vào nước Nam ta như đi vào chỗ không người, cho nên trong mấy năm mà vào phá kinh-thành ba lần; ba lần Thượng-hoàng cùng Đế Hiễn phải bỏ thành mà chạy. Thế mà đến khi giặc về rồi, cũng không sửa-sang gì để phòng-bị về sau, thật là làm nhục cái tiếng con cháu Trần Hưng Đạo vương” (Hết trích)
Có thơ rằng:
“Nước Chiêm Thành sáu lần xâm lấn
Phá thành trì vua chẳng quan tâm
Cung vua phút chốc tan tành
Quân Chiêm đánh úp, miếu đình tiêu vong
Quân giặc đến mặc lòng cướp bóc
Phá thành trì, giết chóc chẳng chừa
Hận thù tích lũy từ xưa”
Quốc vương Chiêm Thành là Po Binasuor (?-1390) mà người Tàu kêu là Ha Đáp Ha Giả ,người Việt kêu là Chế Bồng Nga từng 12 lần xua quân Bắc phạt tấn công Đại Việt, 3 lần đánh chiếm được Thăng Long ,lần thứ 4 vô Thăng Long thì bị đạn lạc chết trận
Tuy nhiên Chế Bồng Nga xua quân chỉ đốt phá đền đài,miếu mạo,chùa chiền,giết chóc,cướp bóc bắt người rồi kéo quân về lại Chàm chứ không chiếm đóng Đại Việt
Thời gian đó nếu Chế Bồng Nga mà chiếm Đại Việt,đặt quan cai trị ,xây chánh quyền thì Việt Nam đã vong quốc
Tại sao?
Việt và Chàm không đồng văn đồng chủng. Văn hóa khác nhau hoàn toàn,Việt theo Tàu,Chàm theo Ấn Độ ,thành ra những cách thức cai trị,cách thức chiến tranh khác nhau về quan điểm
Việt chủ trương chiến tranh ,đánh là chiếm đất và cai trị.Chàm thì chủ trương cướp bóc và tàn phá là xong
Chúng ta nhớ chánh sách “tằm thực” và “đồn điền” của người Việt Nam là học theo chủ thuyết của Tàu
Đó là lý thuyết.Cái mà ta thấy vì sao Chế Bồng Nga không nghĩ tới chiếm đóng Đại Việt một phần là vấn đề ‘dân số’ nữa.
Không có số chính xác,nhưng chắc chắn dân Việt khi đó đông hơn dân Chàm ,họ Chế có mơ cũng không dám nghĩ tới việc cai trị một nước đông dân hơn ,thích đồng hóa bằng hôn nhân đụng đâu lấy đó chẳng phân biệt và có nền văn hóa lại khác mình
Đọc lịch sử thấy Chàm hay Chân Lạp có cái “ý” khá giống nhau trong chiến tranh ,họ thích cướp phá,giết hơn là chiếm đất cai trị
Nói về cai trị thì Chàm không thể nào địch nổi học thuyết Nho giáo.Những dân tộc theo Ấn giáo không bằng Nho giáo về mặt “mưu chước”
Chính Tây Sơn Nguyễn Huệ sau này cũng thua Gia Long vì chuyện này. Nếu Tây Sơn coi trọng Nam Kỳ,cai trị Nam Kỳ luôn thì đã không có chuyện Nguyễn Ánh trở về .Tây Sơn coi Nam Kỳ là đất cướp bóc đốt phá ,cướp xong là chạy về Quy Nhơn mà thôi,sai lầm khi coi Nam Kỳ là đất "quan ngoại"
Người hùng Chế Bồng Nga mắc sai lầm nữa là đem quân đánh Việt liên tục đã trực tiếp làm dân tộc mình cạn kiệt mọi thứ từ nhân lực tới tài chánh
Vì sau khi Chế mất thì dân tộc này bước vào thời kỳ u ám, bước một chân tới ngày vong quốc
Ngày nay dân tộc Chàm trên toàn thế giới còn chừng 400.000 người,trong đó ở Việt Nam là 145.000 người,ở Cam Bốt có chừng 250.000 người ,Thái Lan 15.000 người,Mã Lai có 10.000 người
Con số 400.000 người này của Chàm cũng tương đương dân số của Luxembourg 439.539 người
Trong số Chàm Việt Nam thì nhóm Chàm Ninh Thuận-Bình Thuận gọi là Chàm Campaduraga có khoảng 98.000 người.Con số này ngày càng ‘teo” chứ không thêm ra ,là vì lớp trẻ Chàm có xu hướng đi học,đi làm xa và lấy người Việt
Dân tộc Việt đã mưu chước và có cách cai trị xa hơn dân tộc Chàm nên Chàm vong quốc là điều dễ hiểu
Trở lại dòng cảm xúc xưa
Năm 1620 vì nội tình Chân Lạp bị Xiêm La thôn tính, vua Chey Chetta II (1618-1686) xin Chúa Nguyễn gả Công Nữ Ngọc Vạn cho để thắt chặt mới quan hệ đồng minh
Bà Ngọc Vạn đẹp nổi tiếng,lại muốn dựa Việt Nam nên vua Chân Lạp liền phong cho bà làm“Đệ nhứt Hoàng Hậu” tước hiệu “Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey”.Hoàng gia Chân Lạp gọi bà là Hoàng hậu Ang Cuv
Theo ký của giáo sĩ Chistofo Borri thì chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để làm của hồi môn bảo vệ con gái mình,chống lại quân Xiêm,quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn về Oudong như sau:
“Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị võ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh Oudong, thì dân chúng Khmer , thương nhân Bồ Đào Nha, Nhựt Bổn, Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghinh.”
Sau khi bà Ngọc Vạn về Oudong làm hoàng hậu thì chúa Nguyễn được lập mấy cái ‘trạm” thâu thuế ở Bà Rịa,Sài Gòn
Trước đó dân Việt đã vào làm ăn sanh sống ở vùng đất hoang nhưng trên danh nghĩa thuộc Thủy Chân Lạp của Cao Miên
Đây là chánh sách từ hôn nhân qua đồn điền
Những làng xóm Việt đã mọc lên ,ban ngày làm ruộng,ban đêm tập võ nghệ để trị an xóm làng
Trước đó Việt đã tằm thực Chàm từ từ,theo đà Nam tiến vô Nam,lãnh thổ Chàm bị teo dần theo bước tiến của người Việt
Năm 1631 Chúa Nguyễn gả Công Nữ Ngọc Khoa cho vua Chàm Pô Romê
Lợi dụng cơ hội này, chúa Nguyễn khuyến khích lưu dân Việt khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam , Chúa Nguyễn khuyến khích dân Việt vượt biên giới sang Chàm và Chân Lạp mà sanh sống
Ban đầu, lưu dân Việt chỉ sống và làm ruộng ở những khu đất hoang hay cấm kị mà dân bản xứ Chàm không canh tác.
Sau đó, họ bắt đầu khai khẩn,khai thác ở những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán lại cho họ
Năm 1653 vương quốc Kauthara (Nha Trang) bị diệt vong, chúa Nguyễn xâm chiếm Nha Trang và biên giới của Việt đã tới Cam Ranh,khu vực này mang tên Dinh Thái Khang và Diên Khánh
Người Chàm rước bà Po Nagar về Phan Rang
Người Chàm co cụm về xứ Tam Phan (Phan Rang-Phan Rí-Phan Thiết) kêu là vương quốc Panduranga
Nên nhớ 1620 người Việt đã kiểm soát Biên Hòa và Sài Gòn bằng chánh sách đồn điền.Thành ra vương quốc Panduranga bị kẹp ở giữa
Năm 1653 chúa Nguyễn chánh thức đưa quân đội kiểm soát Biên Hòa
Năm 1692, chúa Nguyễn chiếm Panduranga đặt tên là Trấn Thuận Thành
Tuy nhiên chúa Nguyễn không thể kiểm soát nổi Panduranga ,trong suốt hai năm 1693-1694 dân Chàm nổi loạn chống lại lính Nguyễn
Nhắm không xong, chúa Nguyễn quyết định trả lại độc lập cho Panduranga, nhưng nước này phải nhận sự bảo trợ của Việt
Các bạn biết không,lúc này trên đất Trấn Thuận Thành đã có nhiều khu dân cư Việt rồi ,tức là làng xóm Việt đã hình thành theo chánh sách tằm thực và đồn điền.Chúa Nguyễn giúp sức về kinh tế và kỹ thuật cho những xóm làng này
Dù trả độc lập cho Panduranga nhưng chúa Nguyễn giữ nguyên vẹn quyền cai trị trực tiếp của mình trên cộng đồng Việt đang sanh sống trong lãnh thổ Chám này và người Việt cũng không tuân theo chánh quyền Chàm
Ðể áp dụng chánh sách này, chúa Nguyễn thành lập phủ Bình Thuận”đặc biệt” bên trong lãnh thổ Panduranga vào năm 1697
Chánh thức từ 1702, người Việt sống trong Panduranga không thuộc quyền quản trị của vương quốc Panduranga
Nói chung trong vương quốc Chàm này có mấy chục ,mấy trăm khu định cư của người Việt và nó tồn tại ngoài vòng kiểm soát của Chàm.
Vương quốc trong vương quốc
Người Việt cứ sản xuất,tập võ nghệ,rồi lấn đất,mua đất của người Chàm,rồi lấy tùm lum,dùng hôn nhân đồng hóa dân Chàm ,thành ra có sự xung đột giữa người Chàm và cộng đồng Việt.
Ban đầu tất cả dân Việt đều áp dụng luật pháp của Chàm triệt để,tôn trọng vua Chàm.Nhưng sau đó chúa Nguyễn thò tay vô công khai để bảo vệ quyền lợi cư dân Việt
Khi chúa Nguyễn chánh thức xóa sổ vương quốc Chàm vào năm 1692 có sự góp sức của các khu định cư Việt sanh sống lâu đời ở vương quốc này.
Vương quốc Panduranga ngoi ngớp kéo dài tới những năm Tây Sơn nổi lên .Lúc này dân tộc Chàm không thoát khỏi cuộc binh đao Nguyễn-Tây Sơn vì họ nằm trên đường tiến quân từ Trung Kỳ vô Nam Kỳ
Và như những xứ yếu khác,hoàng tộc Chàm cũng chia hai,một bên ủng hộ Tây Sơn,một bên ủng hộ Nguyễn Ánh
Sau 1802 thì vua Gia Long cho một tướng người Chàm trung thành của mình tên Nguyễn Văn Chấn -Po Saong Nyung Ceng lãnh chức Thuận Thành trấn thống nhung chưởng cơ-phó vương,tức vua xứ Panduranga (Bình Thuận)
Panduranga (Bình Thuận) tồn tại an ổn suốt thời Gia Long dưới sự bảo trợ của Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt ,từ 1802 tới 1835.
Sau khi ông Duyệt chết ngày 28 tháng 8 năm 1832 thì chỉ 3 năm sau –năm 1835 vua Minh Mạng xóa sổ vương quốc Chàm này
Chúng ta phải công nhận là vua Minh Mạng làm cú chót quá mạnh tay để đồng hóa dân tộc Chàm ,dùng bạo lực,đàn áp trong máu và nước mắt
Trong một tiểu luận tên”Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)” chép lại rằng :
- Bắt giam ,tịch thu tất cả tài sản, gông cùm tra tấn vô cùng dã man tất cả những quan lại Chàm trung thành với Lê Văn Duyệt
- Ép buộc người Chàm phải bỏ trang phục truyền thống của họ để mặc đồng phục người Việt, tịch thâu tất cả những tài liệu viết bằng tiếng Chàm
- Trừng phạt chức sắc Chàm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chàm Bani (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt giông và tu sĩ Chàm Bà La Môn phải ăn thịt bò.
-Cấm cúng bái theo tục Chàm
- Ra chỉ dụ xóa bỏ hoàn toàn giai cấp trong xã hội Chàm, không còn đẳng cấp người dân, chức sắc tôn giáo, quan lại và vua chúa nữa
- Xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại do chính quyền Chàm thời trước phong cho dân Chàm
Vào năm Minh Mạng thứ 14 bắt người Chàm phải theo phong tục Việt Nam.
Họ phải chọn lấy một trong những tên họ đọc theo ngôn ngữ Việt gồm : Bá, Đàng, Hứa, Lưu, Lựu, Hán, Lộ, Mã, Châu, Ngụy, Từ, Tạ, Thiên, Ức, Vạn, Ưng, Lâm, Hải, Báo, Cây, Dương, Quảng, Qua, Trượng, Tưởng, Lư
Đây là các họ vua Minh Mạng đặt cho người Chàm
Hệ quả là ngày nay người Chàm ở Bình Thuận,Ninh Thuận phần đông mang họ Việt.Con cháu người Chàm không tài nào đọc được bi ký của tổ tiên để lại
Coi clip một cái đám cưới Chàm ở bên Mỹ ta thấy người Chàm vẫn cố giữ phong tục của họ,đàng trai đàng gái mặc trang phục Chàm,nói tiếng Chàm .
Nhưng đâu đó trong đám cưới có những tràng tiếng Việt xổ ra
Chưa thống kê,nhưng chắc 100% người Chàm nói được tiếng Việt
Bây giờ nhớ tới Chân Lạp,nói luôn
Năm 1431 quân Ayutthaya của Xiêm ( Thái Lan ) chiếm kinh đô Angkor của Chân Lạp đuổi vua Ponhea Yat phải di tản về hướng Đông Nam xa xôi (Phnom Penh ngày nay) sau gần bảy tháng bị quân Xiêmvây hãm
Khi dưới sự cai trị của Xiêm, tỉnh có đất chung quanh Angkor được đặt tên là Siam Nakhon (Thành phố Xiêm)
Đến thế kỷ XVII, Đế chế Khmer đã dụng binh chiếm lại Siam Nakhon từ tay vua Ayutthaya của Xiêmvà đổi tên thành phố này thành Siam Reap với ý nghĩa: “người Xiêm bị đánh bại”," Xiêm thất trận"
Những thế kỷ kế tiếp Xiêm hoàn toàn kẹp Chân Lạp ở giữa , họ đánh phá chiếm đất cướp bóc dân tộc này ,bức vua Chân Lạp chạy lọan,dời kinh đô mấy lần ,dời từ từ gần về đất của Việt Nam
Năm 1620 Vua Chey Chettha II đã mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam,ông cầu hôn công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn của chúa Nguyễn ,bà trở thành Hoàng hậu nước này ,với sự giúp đỡ của chúa Nguyễn ,ông lập kinh đô mới tại Oudong
Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đã giúp con rể Chey Chetta II đẩy lùi 2 lần xâm lược của quân Xiêm
Năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần,con trai ông và bà Ngọc Vạn tên Chan Ponhéa Sô lên ngôi vua,nhưng 2 năm thì bị giết trong biến loạn cung đình , mấy năm sau thấy không ổn thái hậu Ngọc Vạn trở về Nam Kỳ lập chùa tu ở núi Chứa Chan Long Khán, có nguồn nói bà về Huế và mất ở đó với tên Tống Sơn quận chúa
Bắt đầu từ đây nội tình Chân Lạp tranh chấp chém giết như nồi cháo heo , chiến trường Chân Lạp là nơi tranh tài của các ông tướng Việt Nam và Xiêm La
Năm 1757, Chân Lạp mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. ở phía tây người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ
Thời Minh Mạng , để ngừa quân Xiêm La tiến sát biên giới Nam Kỳ lục tỉnh , vua Minh Mạng cắt thẳng nữa đất nước Cam Bốt đặt phủ huyện cai trị gọi là Trấn Tây Thành , đặt quan bảo hộ , nhưng cuối thời Minh Mạng thì đất Cam Bốt biến loạn , đầu thời kỳ Thiệu Trị thì Việt Nam phải rút binh về
Người Chân Lạp phải hiểu rằng nếu không có Việt thì các bạn đã bị vong quốc lâu rồi,Xiêm La nó nuốt đất các bạn còn dữ tợn hơn Việt.Người Việt đã đổ máu xương ở chiến trường Chân Lạp cũng vì Xiêm La
Những năm sau khi Bùi Hữu Nghĩa có dịp qua đất Chân Lạp ở khúc chiến trường xưa nhìn xương trắng chất đống ông cảm xúc viết bài "Qua Hà Âm hữu cảm"
"Mịt mịt mây đen kéo tối sầm,
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm.
Đống xương vô định sương phau trắng,
Vũng máu phi thường cỏ nhuộm thâm.
Gió trốt dật dờ nơi chiến luỹ,
Đèn trời leo lét dặm u lâm.
Nghĩ thương con tạo sao dời đổi,
Dắng dỏi đêm trường tiếng dế ngâm."
Khi người Pháp tới Đông Dương bảo hộ Chân Lạp từ năm 1863 đã vô tình giúp nước này lấy lại đất từ tay Xiêm
Năm 1906, Pháp gây chiến với Xiêm và giành lại 4 tỉnh vùng tây bắc từng bị người Xiêm chiếm trong thế kỷ 18,19 là Battambang, Siem Reap, Meanchey, Oddar
Hoàng gia Chân Lạp hiện nay họ Norodom, dòng họ con cháu vua Norodom là dòng họ thân Xiêm La , dòng họ thân Việt Nam khi xưa đã rút tất cả về Nam Kỳ sinh sống sau khi theo bà Ngọc Vạn và sau này là ông Trương Minh Giảng ,điều này lý giải vì sao cái đảng Sam Rainsy với sự bảo trợ ngầm của phái bảo hoàng Cam Bốt suốt ngày gây sự với Việt Nam nhưng không hề nhắc tới Thái Lan
Cựu hoàng Norodom Sihanouk chỉ là cháu ngoại của vua Sisowath Monivong, nối ngôi ông ngoại vì ông vua này không có con trai
Dòng làm vua hiện nay của Cam Bốt chỉ là dòng ngoại của họ Nặc
Mối quan hệ giữa Việt -Chàm-Chân Lạp không phải láng giềng suông,nó là một duyên nợ từ xưa tới nay,duyên tiền định
Việt đánh Chàm,đánh Châp Lạp thì Chàm và Chân Lạp cũng tàn phá Việt một thời kinh hoàng
Mạnh được yếu thua thì rõ,nhưng cũng phải ghi nhận số trời là hai dân tộc kia không tài nào đè bẹp nổi Việt
Trong quá trình dựng nền văn hiến người Việt đã bước qua đất của hai vương quốc cổ rất văn minh này để rồi ngày nay trong huyết quản người Miền Trung VN có máu Chàm,trong huyết quản người Nam Kỳ Lục Tỉnh có máu Khmer
Chàm và Khmer thành hai dân tộc lớn trong gia đình xứ Việt ,nói lớn từ vị thế,tư thế và sự nễ nang của chính người Việt vì hai dân tộc này có văn hiến xưa,có triều đình lừng danh một thuở vàng son
Mỗi lần nhắc tới là dâng tràn niềm cảm xúc không thể tả xiết .Đó không duyên nợ chứ là gì nữa?
"Hóa thân vụt biến hai thành một
Vượt cõi địa cầu đến cõi riêng".
 
(Bài rất dài,nhưng đọc cũng không vô ích.Rất cám ơn các bạn đã đọc tới phút chót)
Nguyễn Gia Việt

5 tháng 8, 2020

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới Việt Nam, trả lời 1 số thắc mắc & các câu hỏi của Luật sư Trịnh Quốc Thiên

Trả lời các câu hỏi của Luật sư Trịnh Quốc Thiên :

Hỏi:

-Tại sao môt số đảo thuộc Viêt Nam, mang tên ngoại quốc Collin
Landowne, Garma, Subi?

-Tại sao một số đảo mang niên hiệu vua Minh bên Tàu…?

- Tài liệu chính xác nói về Tàu Tưởng chiếm đảo Phú Lâm, Bạch Long Vĩ,
Ba Bình,-Trường Sa…một số thì nói 1945-1946; một số thì nói 1956…

- Cần nói như thế nào để phản biện những luận điệu xuyên tạc của phát
ngôn viên Hoa Xuân Ánh mới đây (báo tuổi trẻ có đăng).

Trả lời:

1.Mọi người đều biết rằng, những nhà hàng hải phương Tây, với trình độ khoa
học kỹ thuật hàng hải sớm phát triển, để phục vụ cho những chuyến viễn du tìm
kiếm và chinh phục “vùng đất mới”, vào thế kỷ XV, XVI, họ đã thành lập các
bản đồ , trong đó có ghi địa danh Parcel, Paracel để gọi chung cho một vùng
đảo được thể hiện bằng những chấm nhỏ nằm trong hình lá cờ đuôi nheo treo
dọc theo và ở ngoài bờ biển “Cota de Parcel” (bờ biển miền Trung Việt Nam).
Các bản đồ cổ của người Việt Nam thời đó cũng thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa theo hình dáng tương tự, với tên gọi chung là Bãi Cát vàng, Đại
Trường Sa, Vạn lý Trường Sa. Về sau, có thể bắt đầu từ thế kỷ XVII, các hải
đồ phương Tây đã thể hiện chi tiết, cụ thể hơn, không những về vị trí địa lý mà
còn cả tên gọi cụ thể cho từng thực thể địa lý thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mà lúc đó họ đã gọi là Paracel islands và Spraly islands. Cụ thể là:
Paracel islands có nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa, người
phương Tây gọi là Amphitrite Group và nhóm Lưỡi Liềm ( hay nhóm Trăng
Khuyết),ở phia Tây quần đảo Hoàng Sa, người phương Tây gọi là Crescent
Group;
Các thực thể địa lý thuộc quần đảo này cũng được các nhà hàng hải phương Tây
đặt tên và thể hiện trong các hải đồ do họ xuất bản ngày càng chi tiết, đầy đủ và
được quốc tế sử dụng một cách phổ biến :
Đảo Ba Ba (Yagong Island), đảo Bạch Quy (Passu Keah), đảo Bắc (North
Island), đảo Cây (Tree Island), đảo Duy Mộng(Drummond Island), đảo Đá
(Rocky Island), đảo Hoàng Sa (Pattle Island), đảo Hữu Nhật (Robert Island),

đảo Linh Côn(Lincoln Island),Đảo Nam (South Island), đảo Phú Lâm (Woody
Island),Đảo Quang Ảnh(Money Island), đảo Quang Hoà (Duncan Island), đảo
Tri Tôn (Triton Island), Đảo Trung (Middle Island), Cồn cát Bắc (North Sand),
Cồn cát Nam (South Sand), Cồn cát Tây (West Sand), Cồn cát Trung (Middle
Sand), Hòn Tháp (Pyramid Rock), Đá Bắc (North Reef), Đá Bông Bay
(Bombay Reef), Đá Chim Én (Vuladdore Reef), Đá Hải Sâm (Antelope Reef),
Đá Lồi (Discovery Reef), Bãi Bình Sơn (Iltis Bank), Bãi Châu Nhai (Bremen
Bank), Bãi Gò Nổi(Dido Bank), Bãi Ốc Tai Voi (Herald Bank), Bãi Quảng
Nghĩa (Jehangire Reefs/Bank), Thủy Tề (Neptuna Bank), Bãi Xà Cừ
(Observation Bank)…
Cũng tương tự như vậy, đối với quần đảo Trường Sa, người phương Tây cũng
đã thành lập các hải đồ hiện đại và đã thể hiện khá đầy đủ tên gọi của hầu hết
các thực thể địa lý thuộc quần đảo này, cũng như các thực thể khác nằm ngoài
quần đảo; sau đây là một vài ví dụ:
Cụm Song Tử, (Groupe de Deux-îles), có Đá Bắc , tiếng Anh: North Reef, bãi
Đinh Ba , tiếng Anh: Trident Shoal, Bãi Núi Cầu , tiếng Anh: Lys Shoal,
Cụm Nam Yết (Namyit Island ) là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía
nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật
như đảo Ba Bình, ( Itu Aba), đảo lớn nhất quần đảo, là đảo san hô đứng đầu về
diện tích trong quần đảo (0,4896 km2). Trên đảo có rất nhiều nước ngọt, đất đai
màu mỡ và có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo Nam Yết , đảo Sơn Ca (Sand Cay) ,
đá Én Đất, đá Ga Ven, Đá Xu bi (Subi Reef) ... Đa số các thực thể địa lý thuộc
cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên gọi bãi san hô Ti Da (tiếng
Anh: Tizard Bank Đá Én Đất , tiếng Anh: Eldad Reef
Cụm Sinh Tồn (Sin Cowe Island ) là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía
nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn& hầu như đồng nhất với khái
niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union
Bank/Reefs. Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Sinh Tồn, một cồn cát là
đảo Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như đá Cô Lin (Collins Reef), đá
Gạc Ma (Johnson South Reef), đá Len Đao (Lansdowne Reef)… Trong số này,
đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất. Đá Nghĩa Hành , tiếng Anh: Loveless Reef) , Đá
Sơn Hà tiếng Anh: Gent Reef), Đá Bình Khê , tiếng Anh: Edmund Reef, Đá
Ken Nan , tiếng Anh: McKennan Reef, Đá Bình Sơn , tiếng Anh: Hallet Reef,
đá Bãi Khung tiếng Anh: Holiday Reef, Đá Đức Hòa ,tiếng Anh: Empire Reef,
đá Ba Đầu tiếng Anh: Whitsun Reef, có nơi ghi thành Whitson), đá An Bình ,
tiếng Anh: Ross Reef), Đá Bia , tiếng Anh: Bamford Reef, đá Ninh Hòa , tiếng
Anh: Tetley Reef), đá Văn Nguyên , tiếng Anh: Jones Reef, đá Phúc Sĩ, tiếng
Anh: Higgens Reef,

Cụm Trường Sa (Spratly) là một tập hợp các thực thể địa lý nằm dàn trải theo
chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và
phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm
này chỉ có một đảo san hô là đảo Trường Sa (biệt danh: Trường Sa Lớn), còn lại
đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo
Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông... Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông
gồm đá Tây, đảo Trường Sa Đông, đá Đông và đá Châu Viên cấu thành khái
niệm cụm rạn Luân Đôn, tiếng Anh: London Reefs.
Cụm An Bang (Caye-d'Amboine , Amboyna Cay ) có đá Thanh Kỳ , tiếng Anh:
Ardasier Breakers, bãi Phù Mỹ , tiếng Anh: Investigator Northeast Shoal hay
Northeast Investigator Shoal, bãi Trăng Khuyết , tiếng Anh: Half Moon Shoal;
Cụm Bình Nguyên : bãi Tổ Muỗi , tiếng Anh: Nares Bank, bãi Đồ Bàn hoặc tên
cũ là Bãi cạn Nâu , tiếng Anh: Brown Bank, đá Đồng Thạnh hay đá Đồng
Thanh , tiếng Anh: Marie Louise Bank, bãi Nam ,tiếng Anh: Southern Bank,Đá
Gò Già , tiếng Anh: Pennsylvania North Reef, đá Chà Và , tiếng Anh: Foulerton
Reef, đá Khúc Giác , tiếng Anh: Iroquois Reef, Bãi/Cụm Hải Sâm tên cũ là cồn
san hô Giắc-xôn ,tiếng Anh: Jackson Atoll, đá Phật Tự , tiếng Anh: Hardy Reef,
đá Hợp Kim , tiếng Anh: Hopkins Reef, đá Ba Cờ , tiếng Anh: Baker Reef….
Tất cả những địa danh do người phương Tây đặt để gọi các thực thể dịa lý trong
Biển Đông được trich dẫn ở trên cho thấy rằng, người phương Tây, xuất phát từ
khả năng và nhu cầu hoạt động trên biển của họ qua Biển Đông để giao thương
buôn bán với các nước trong khu vực, là những người đầu tiên đã tiến hành
khảo sát, đặt tên cho hầu hết các thực thể địa lý của 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mà cho đến nay chúng đã trở thành “địa danh quốc tế” được thừa
nhận và sử dụng rộng rãi.
2. Tuy vậy, cho đến nay, các thực thể địa lý thuộc các quần đảo, cũng như một
số thực thể điạ lý thuộc thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông còn
có những tên gọi khác nữa. Bởi vì, khi biên tập để xuất bản các bản đồ, hải đồ
khu vực Biển Đông, các bên liên quan trong khu vực đã không hoàn toàn sử
dụng các “địa danh quốc tế” như đã trình bày ở trên.
Xuất phát từ mục đích, động cơ khác nhau, nhất là đối với các thực thể địa lý
đang tồn tại những bất đồng và tranh chấp phức tạp về quyền thụ đắc lãnh thổ,
các bên liện quan, nhất là phía Trung Quốc, đã lợi dụng việc đặt tên hay thay
đổi tên gọi để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của mình đối với toàn bộ các
thực thể địa lý trong Biển Đông, với lập luận mang tính ngụy biện rằng: Người
Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm đã từng phát hiện, khai phá, đặt tên, vẽ

bản đồ… đối với Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa, Đông Sa, Vì vậy, người Trung
Quốc hiện nay có quyền và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ tiên để lại….
“Chiến thuật đặt tên”” được coi là một chiến thuật mà Trung Quốc đã và đang
sử dụng để hiện thực hóa chủ trương độc chiếm Biển Đông mà theo nhận xét
của dư luận thì chiến thuật này được coi là cuộc “xâm lược (bằng) bản
đồ”,“xâm lược (bằng) tên gọi”. Nhận xét như vậy có lẽ không phải không có cơ
sở; bởi vì, cho đến nay, phía Trung Quốc đã có ít nhất là 4 lần công bố quyết
định đặt tên, đổi tên, cho các thực thể địa lý nằm trong Biển Đông. Trong các
quyết định đặt tên, đổi tên đó, Trung Quốc đã tìm cách đặt tên hay đổi tên mới
bằng những tên gắn với các sự kiện lịch sử nhằm biện minh cho lập trường “chủ
quyền lịch sử” của họ.
Chẳng hạn, ở quần đảo Hoàng Sa, trên các hải đồ, bản đố, tài liệu do Trung
Quốc xuất bản có ghi các tên: “Tuyên Đức, “Vĩnh Lạc”, “Trịnh Hòa”… Đó là
các niên hiệu và tên nhân vật lịch sử dưới triều đại nhà Minh (Nhà Minh cai trị
Trung Quốc từ năm 1368 tới 1644, mười bảy hoàng đế đã trị vì trong khoảng
thời gian 276 năm, trong số đó có niên hiệu Vĩnh Lạc (1402 – 1424), Tuyên
Đức(1425 – 1435). Năm 1403, Vĩnh Lạc Đế đã ban hành chiếu chỉ để bắt đầu
dự án xây dựng hạm đội tàu kho báu . Trịnh Hòa được lệnh khởi xướng việc
xây dựng hạm đội. Đội tàu kho báu bao gồm nhiều tàu buôn, tàu chiến và tàu hỗ
trợ. Hoàng đế Vĩnh Lạc đặt niềm tin rất lớn vào Trịnh Hòa và bổ nhiệm ông chỉ
huy hạm đội kho báu. Trịnh Hòa hạ Tây Dương là bảy chuyến thám hiểm hàng
hải của hạm đội kho báu trong khoảng thời gian từ 1405 đến 1433. Bảy chuyến
đi xa tới các vùng lãnh thổ ven biển và hải đảo ở Biển Đông, Ấn Độ Dương và
xa hơn nữa. Trong khi chuyến đi thứ bảy xảy ra dưới triều đại Tuyên Đức đế (trị
vì 1425-1935). Vì vậy, người Trung Quốc lập luận rằng, dưới thời nhà Minh,
niên đại Vĩnh Lạc, Tuyên Đức và vị hoạn quan Trịnh Hòa đã có công trong việc
“phát hiện, khai phá, quản lý quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa”.
Ngoài ra, phia Trung Quốc còn đặt tên cho các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa, như “Vĩnh Hưng”, “Trung Kiên”, “Thái Bình”, “Trung
Nghiệp”… Những tên gọi này chính là tên của 4 chiến hạm của Trung Hoa Dân
quốc đã tiến hành chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sự thật là, trong chiến tranh thế giới thứ hai,
đế quốc Nhật Bản đã đánh chiếm một số đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình, làm căn cứ tàu ngầm. Theo nhiều tài liệu
được công bố, ngày 26-10-1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản do
Đồng Minh giao phó, Trung Hoa Dân Quốc đã cử một hạm đội đặc biệt của
gồm bốn chiến hạm : Thái Bình, Vĩnh Hưng, Trung Kiên, Trung Nghiệp, do đô
đốc Lâm Tuân chỉ huy, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59

binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy
đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng tiến về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa: các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên đã tới quần đảo Hoàng Sa và đổ
bộ chiếm lấy một số đảo ở phía Đông và các tàu Thái Bình và Trung Nghiệp
đến Trường Sa, đổ bộ lên chiếm đảo Ba Bình. Nhưng đến năm 1950, Trung
Hoa Dân Quốc bị đánh bật khỏi Hoa lục, phải chạy ra Đài Loan, đồng thời cũng
rút quân khỏi các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà họ đã
chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1946.Năm 1956, Đài loan lại đưa quân trở lại
chiếm đóng đảo Ba Bình (Trung Quốc gọi là đảo Thái Bình). Sau 1975 cho đến
nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam.
3.Trong khi đó, các bản đồ, hải đồ do phía Việt Nam xuất bản hiện nay cũng đã
thể hiện khá đầy đủ vị trí, tên gọi của các thực thể địa lý ở trong khu vực Biển
Đông. Tên gọi của người Việt Nam chi tiết, cụ thể chúng tôi đã viện dẫn ở trên.
Mặc dù các tên gọi đó, cho dến nay, vẫn chưa được chính thức công bố bằng
những quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng vẫn là những tên
gọi đã được phổ biến rộng rãi và đã đi vào tiềm thức của người dân, đặc biệt là
những cá nhân, tổ chức, các lực lượng hoạt động và thực thi công vụ trên biển.
Tuy nhiên, câu hỏi được đạt ra là: Tại sao đến nay Việt Nam chưa có quyết định
thông nhất đặt tên, đổi tên cho các thực thể địa lý thuộc chủ quyền của mình
trong Biển Đông và mặc dù vậy, tại sao các tên gọi tiếng Việt hiện vẫn được sử
dụng và phổ biến rộng rãi?
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng:
Thứ nhất, địa danh là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm, với nhiều
nhận định đánh giá khác nhau, có liên quan đến thực trạng bất đồng, tranh chấp
về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với các thực thể địa lý trong Biển Đông, cũng như
vị trí và vai trò của chúng trong việc xác định phạm vi các vùng biển, thềm lục
địa của các quốc gia ven Biển Đông dưới ánh sáng của Luật pháp Quốc tế, trong
đó có UNCLOS1982. Nhằm thống nhất được cách tiếp cận một cách thật sự
khoa học, khách quan về giá trị của những địa danh khác nhau được sử dụng để
gọi một thực thể địa lý cụ thể, trước hết, xin lưu ý rằng, trong thực tế, tại một vị
trí địa lý nhất định, vẫn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Đây là một hiện
tượng rất phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ sự tiếp cận vị trí địa
lý đó của các cộng đồng dân cư qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Vì vậy, địa
danh chủ yếu chỉ mang ý nghĩa địa lý, lịch sử; chứ không có giá trị pháp lý về
quyền thụ đắc lãnh thổ. Bởi vì, người ta gọi “Vịnh Thái Lan”, không phải là
vịnh của riêng Thái Lan; “Ấn Độ Dương” không phài là vùng biển riêng của Ấn
Độ; “Vịnh Bắc Bộ” không phải vịnh riêng của Việt Nam; “South China Sea”,

“Nam Hải”, “Biển Đông”, “Biển Tây Philippines”, “Biển Bắc Natuna”… không
thải là vùng biển của riêng Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia…
Trong Luật pháp và Thực tiễn quốc tế cũng chưa có bất kỳ một quy định hay
tiền lệ pháp nào đề cập đến giá trị pháp lý của địa danh với tư cách là chứng cứ
chứng minh quyền thụ đắc lãnh thổ của quốc gia đã đặt tên cho một thực thể địa
lý nào đó.
Vì vậy, cho đến nay, các thực thể địa lý thuộc các quần đảo, cũng như một số
thực thể điạ lý thuộc thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông dù
mang những tên gọi khác nhau, tùy theo cách gọi, cách đặt tên vì những mục
đích, động cơ khác nhau, vẫn không thể dựa vào những tên gọi đó để xác định
quyền thụ đắc lãnh thổ của quốc gia đã đặt tên cho chúng.
Việt Nam không sử dụng việc đặt tên, đổi tên gọi đối với các thực thể địa lý để
phục vụ cho mục đích chứng minh quyền thụ đắc lãnh thổ của mình. Quyền thụ
đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa không dựa vào
tên gọi mà dựa theo nguyên tắc pháp lý quốc tế hiện hành. Đó là nguyên tắc
chiếm hữu thật sự mà nội hàm của nó là: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu
tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ XVII. Việc
chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là có hiệu quả, rõ ràng, liên tục và hòa
bình”.
Vì vậy, không nhất thiết phải sớm ra các quyết định chính thức hóa các tên gọi,
trong khi các tên gọi hiện vẫn đáp ứng đúng mục tiêu nhận diện và định vị chính
xác các thực thể địa lý đó trong kế hoạch hoạt động trên biển của mình. Hơn
nữa, về kỹ thuật biên tập và thiết lập hải đồ, bản đồ, khi lựa chọn địa danh để
đặt cho các thực thể địa lý, các chuyên gia bản đồ Việt Nam cũng đã căn cứ vào
các yếu tố sau đây:
-Tiếp thu những thành tựu của người phương Tây, trong đó có địa danh
phương Tây đã được “quốc tế hóa”. Những chuyên gia làm hải đồ, bản đồ
người Việt Nam đã có quá trình nghiên cứu, tiếp thu có chon lọc tất cả các tên
gọi cho từng thực thể địa lý trong khu vực Biển Đông, bằng cách phiên âm hay
dịch nghĩa ra tiếng Việt; chẳng hạn: Triton island phiên âm ra tiếng Việt là đảo
Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa), Sin Cowe Island, phiên âm ra tiếng Viêt là đảo
Sinh Tồn , Collins Reef (Đá Cô linh ), Lansdowne Reef (Đá Len Đao)…;và,
còn nhiều dẫn chứng nữa, xin xem phần đã trích dẫnở trên.

- Sử dụng những tên gọi truyền thống mà người Việt đã ghi nhận, tôn vinh
các địa phương, cũng như những nhân vật đã có công trong việc gìn giữ và bảo
vệ chủ quyền thiêng liêng của Đất nước. Chẳng hạn: An Vĩnh, Hữu Nhật( Phạm

Hữu Nhât), Quang Ảnh ( Phạm Quang Ảnh),…là tên một xá ở trên đảo Lý Sơn,
căn cứ xuất phát của Đội Hoàng Sa do Phạm Hữu Nhật và Pham Quang Ảnh là
chánh đôi trưởng, hàng năm theo lệnh chúa Nguyễn vượt sóng gió ra Hoàng Sa
làm nhiệm vụ….
- Tránh không sử dụng các tên gọi đã được đặt nhằm phục vụ cho mục tiêu
tuyên truyền, đánh lừa dư luận về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung
Quốc như đã đề cập ở trên. Vì vây, một măt, tuyêt đối không được sử dụng các
địa danh do Trung Quốc ( hoặc do một số bên tranh chấp liên quan khác) đặt ra,
như đã phân tích ở trên, không phải vì lý do sợ bị ràng buộc về pháp lý mà
chính là không cho họ lợi dụng vấn đề tên gọi để mê hoặc dư luận, gây nhiễu
thông tin, tạo tình huống đúng sai lẫn lộn trên mặt trận thông tin truyền thông.,
mặt khác, không chỉ không được sử dụng mà còn phải luôn luôn cảnh giác lên
tiếng phản đối các quyết định đặt tên, đổi tên đối với các thực thể thuộc chủ
quyền của Việt Nam; bởi vì đó cũng được coi là hành vi vi phạm chủ quyền của
Việt Nam. /.

2 tháng 8, 2020

Kết quả cuộc chiến Mông Cổ - Đại Việt 1257-1258: bên nào thắng???

Kết quả cuộc chiến Mông Cổ - Đại Việt 1257-1258: bên nào thắng???
 
Gần đây có ý kiến (với những lý lẽ hơi buồn cười) cho rằng trong cuộc chiến lần 1 với Mông Cổ, phía Đại Việt là bên thua cuộc. Tuy nhiên, dù sao thì đây cũng là một chủ đề rất hay. Và để làm rõ việc bên nào thắng bên nào thua thì ta cần phải xem lại diễn biến của cuộc chiến trong các sử liệu mà ta hiện có được.
Đại Việt sử ký toàn thư: "Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang. Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn. Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí.
Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Thai xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Tần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:
"Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!".
Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trrần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc. Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc. Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ "nhập Tống" lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời:
"Không gọi được chúng đến"
Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời:
"Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác"...
Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng."
Một đoạn khác trong Toàn thư: "Khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chổ cũ."
Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép tương tự như Toàn thư.
Nguyên sử, An Nam truyện: "Nguyên Hiến Tông (tức Mông Kha) năm thứ 3, Quý Sửu (1253), Ngột Lương Hợp Thai theo Thế Tổ (tức Hốt Tất Liệt) bình định nước Đại Lý. Thế Tổ quay về, lưu Ngột Lương Hợp Thai lại để đi đánh các tộc Di chưa thần phục. 
 
Năm thứ 7, Đinh Tỵ (1257), quân Ngột Lương Hợp Thai tiến đến phía Bắc Giao Chỉ, trước tiên sai sứ giả hai người đến dụ, không thấy quay về, bèn sai bọn Triệt Triệt Đô, mỗi người chỉ huy một nghìn quân chia đường tiến binh. Đến bờ sông Thao phía bắc kinh thành An Nam, lại sai con là A Truật đi chi viện, rồi xem An Nam thực hư ra sao. Người Giao cũng dàn quân đông đúc phòng vệ, A Truật sai người quay về báo tin. Ngột Lương Hợp Thai chia quân làm hai đạo cùng tiến, lệnh Triệt Triệt Đô làm tiên phong, A Truật ở phía sau làm hậu quân. 
 
Tháng 12, hai quân hội hợp, người Giao kinh hãi. A Truật thừa cơ đánh bại thủy quân người Giao, bắt được thuyền chiến rồi về. Ngột Lương Hợp Thai cũng phá được quân bộ, cùng A Truật phối hợp đánh, địch đại bại, rồi tiến vào kinh thành chúng. Nhật Cảnh (tức Trần Thái Tông) chạy trốn ra hải đảo. Trong ngục tìm thấy hai sứ giả đã sai đi từ trước, đều bị trói bởi dây thừng tre, hằn sâu vào da thịt, lúc cởi trói thì một người đã chết. Vì vậy nên giết sạch dân trong thành. Quân Nguyên lưu lại ở đó 9 ngày, vì khí hậu uất nghiệt nên đem quân về. Lại sai hai sứ giả đến dụ cho quy hàng. Nhật Cảnh quay về, thấy quốc đô đều đã bị hủy hoại, rất căm phẫn, bắt trói hai sứ giả đuổi về."
Nguyên sử, Ngột Lương Hợp Thai truyện: "Mùa thu tháng 9, sai sứ giả chiếu hàng Giao Chỉ, không thấy báo lại. Mùa đông tháng 10, tiến binh đến sát biên cảnh. Quốc vương Trần Nhật Cảnh bày trận bên kia sông, quân tượng, kỵ, bộ rất đông. Ngột Lương Hợp Thai phân binh làm ba đội vượt sông, Triệt Triệt Đô theo hạ lưu sang sông trước, đại súy (tức Ngột Lương Hợp Thai) đi giữa, phò mã Hoài đô và A Truật ở phía sau, còn bày kế lược cho Triệt Triệt Đô rằng: "Quân nhà ngươi sang sông rồi, chớ đánh chúng vội, chúng tất đến chống lại ta, phò mã theo sau cắt hậu quân của chúng, ngươi rình cướp lấy thuyền, quân Man nếu tan vỡ chạy ra sông mà không có thuyền tất đều bị ta bắt." Quân vừa lên bờ, lập tức xông vào giáp chiến, Triệt Triệt Đô trái mệnh, quân Man tuy đại bại, nhưng lại leo lên thuyền trốn mất. Ngột Lương Hợp Thai giận nói: "Quân tiên phong không nghe theo sự sắp xếp của ta, ngươi chắc chắn phải chịu hình pháp." Triệt Triệt Đô sợ, uống thuốc độc tự tử. Ngột Lương Hợp Thai tiến vào Giao Chỉ, định trú lại lâu dài, quân lệnh nghiêm túc, không hề xâm phạm dân chúng. Quá 7 ngày, Nhật Cảnh xin nội phụ, vậy nên đặt tiệc rượu đại khao quân sĩ, đem quân quay về thành Áp Xích."
 
An Nam chí lược, quyển 4, Chinh thảo vận hướng: "Đời Hiến Tông Hoàng Đế, năm Canh Thân (1260), Thế Tổ lên ngôi, bàn bạc việc đánh Vân Nam, lưu Thái soái là Ngột Lương Hiệp Giải lại đặng kinh lược. Mùa đông năm Đinh Tỵ (1257), lệnh Thái soái xuất quân từ đường Vân Nam qua đến biên giới An Nam, muốn ra Ung Châu và Quế Châu , họp đại binh tại Ngạc Châu để đánh nhà Tống. Tháng 12, đại quân đóng tại Nỗ Nguyên, vua Trần sai quân lính cưỡi voi ra nghênh chiến. Lúc ấy có người con Thái soái tên A Truật, mới 18 tuổi, suất lính bắn giỏi ra bắn voi, voi kinh hoảng bỏ chạy, quay lại chà đạp quân lính, khiến cho quân Trần tan rã. Đến sáng ngày mai, vua Trần cắt đứt cầu Phù Lỗ, rồi thiết trận tại một bên bờ sông. Quân Nguyên muốn lội qua sông, nhưng không biết sâu cạn, mới đi dọc theo bờ sông mà bắn tên lên trời, tên rơi cắm xuống nước mà không nổi lên, biết là chỗ ấy cạn, bèn sai kỵ binh qua sông, ngựa nhạy lên đất, đánh tan rã cánh quân An Nam, tiếp đó, đại quân giết hàng muôn người, chém tôn tử An Nam là Phú Lương Hầu, vua Trần bèn chịu hàng, rồi quan quân lui về."
Rashid al-Din, Hốt Tất Liệt Truyện: "[...] Trước đó (năm 1259), Mông Kha đã phái một đội quân gồm 3 tumen vòng qua phía bên kia của Nam Tống, chỉ huy bởi Ngột Lương Hợp Thai, con trai của Tốc Bất Đài, cùng với y là Abishqa, cháu của Chagatai và 50 vương hầu, [...] đường xá khó khăn, thành trì khó lấy, chúng phải liên tục giao chiến [...] khí hậu không ổn [...] mất (hoặc chỉ còn lại) 5000 quân."
Xem xét các nguồn sử liệu trên, ta được rằng chắc chắn quân đội nhà Trần đã thua 2 trận đầu tiên và phải bỏ kinh thành Thăng Long, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long được khoảng 9 ngày thì phải rút. Tuy nhiên, lý do rút lui của chúng lại không thống nhất. Tổng hợp lại, có thể có 4 lý do như sau:
1. Quân Mông Cổ hết lương: có ý kiến cho rằng quân Mông Cổ không mang theo nhiều lương thực, lại gặp phải cảnh "vườn không nhà trống" nên bị đói ăn, phải rút về.
2. Khí hậu nóng bức: Nguyên sử, An Nam truyện ghi là quân Mông rút do khí hậu uất nghiệt.
3. Quân Mông Cổ đã đạt được mục đích: theo Nguyên sử, Ngột Lương Hợp Thai truyện và An Nam chí lược thì phía nhà Trần đã đầu hàng, xin nội phụ Mông Cổ. Như vậy thì Ngột Lương Hợp Thai có lý do rất hợp lý để tuyên bố chiến thắng và rút quân về.
4. Thất bại về quân sự: Các nguồn sử liệu của ta cho rằng ta đã đánh bại đối phương, buộc chúng phải rút lui.
 
Chúng ta hãy xem xét lại từng ý kiến một để đưa ra được lý do hợp lý nhất
Lý do 1 rõ ràng không hợp lý, bởi từ lúc giao chiến cho đến lúc rút quân là chưa đầy 2 tuần, quá ngắn để có thể dẫn đến việc quân Mông hết lương và rút quân. Chưa kể, thành Thăng Long sơ tán vội vã nên không thể di chuyển được hết người và lương thực đi, Nguyên sử đã xác nhận điều này.
Lý do số 2 cũng không đáng tin bởi thời gian là khoảng tháng 1 dương lịch, ở Bắc Bộ đang là mùa đông. Với một đội quân từng chinh chiến khắp thế giới thì việc không chịu nổi "mùa đông không lạnh" quả là hơi buôn cười.
 
Lý do số 3, ta phải xem mục đích chính mà Ngột Lương Hợp Thai sang lần này là gì. Toàn thư cho rằng quân Mông Cổ chỉ muốn cướp bóc chứ không đánh chiếm. Nguyên sử ghi rằng Thai muốn ở lại lâu dài, An Nam chí lược thì lại ghi là Thai muốn từ nước ta đánh ngược lên Ung Châu của Tống. Việc Triệt Triệt Đô phải tự sát vì làm lỡ kế hoạch tác chiến chứng tỏ ắt hẳn lần này Ngột Lương Hợp Thai đặt kỳ vọng rất lớn vào việc bắt sống vua Trần Thái Tông để kết thúc sớm chiến tranh. Thêm nữa Nguyên sử lại chép mâu thuẫn khi có đoạn thì ghi nhà Trần xin nội phụ, đoạn khác lại ghi Trần Thái Tông trói sử giả để trả đũa việc tàn phá thành Thăng Long. Vậy thì e rằng mục tiêu của ông ta không chỉ là cướp bóc mà phải lớn hơn và rõ ràng là mục tiêu ấy rõ ràng là không đạt được.
Thất bại về quân sự: các tài liệu của ta và Nguyên đều thống nhất rằng nhà Trần vẫn còn lực lượng sau trận Bình Lệ Nguyên (dù tổn thất nặng). Toàn thư ghi rõ là quân Trần rút về sông Thiên Mạc, cách Thăng Long khoảng 50km để tập hợp lực lượng. Sử liệu phía Nguyên không ghi chép gì về 2 trận Đông Bộ Đầu và Quy Hóa nhưng sử gia Rashid al-Din đã có một ghi chép quan trọng: quân Mông Cổ đã mất 5000 lính chết. 
 
Số chết này là vì nhiều lý do không hợp khí hậu và chết trận và bao gồm cả số chết trên đường từ Vân Nam về hội quân với Hốt Tất Liệt (không có giao chiến). Theo phân tích về lý do 2 thì số chết vì không hợp thủy thổ hẳn là ít, đại đa số là chết trận. Nên nhớ là quân Mông Cổ sang lần này rất tinh nhuệ, việc mất 5000, tức gần 1 tumen quân tinh nhuệ là tổn thất lớn. Điều này chứng tổ nhà Trần đã thực sự thắng trận hoặc ít nhất là đã gây đủ thiệt hại cho đối phương để buộc chúng rút lui. Theo tôi, đây là lý do hợp lý hơn cả!
 
Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là quân dân Đại Việt đã đánh đuổi được quân xâm lược, bảo vệ được nên độc lập của mình. Chúng tả hoàn toàn có đủ lý do chính đáng để tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến lần này!
Bài viết có sử dụng bản dịch Nguyên sử của bạn Cuong Vu, cảm ơn bạn đã chia sẻ!
Ảnh: bản đồ trận Bình Lệ Nguyên lấy từ sách Tống Nguyên Chiến Sử (宋元戰史), quyển 4 Phụ Đồ, của nhà sử học người Quảng Đông, nay cư trú ở Đài Loan, Lý Thiên Minh (李天鳴). Quân số nhà Trần có lẽ bị phóng đại rất nhiều 🐧