22 tháng 2, 2019

NHÂN VẬT - NGUỒN GỐC - Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY

12 NHÂN VẬT TRONG BỘ BÀI TÂY

Hẳn nhiều người trong chúng ta đã cầm đến hay chơi bộ bài Tây (hay tú lơ khơ) nhưng không phải ai cũng biết nhân vật thực sự ẩn đằng sau các quân bài J, Q, K - họ là ai.
Câu trả lời sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 1.


Nhiều người cho rằng J bích là Albrecht von Wallenstein - nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II.
Ông đã chỉ huy đội quân từ 3 vạn đến 10 vạn người của Hoàng đế trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm (1618 - 1648). Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier - người tùy tùng của vua Charlemagne.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 2.


Nhân vật xuất hiện trong quân bài J tép chính là hiệp sĩ Lancelot - một trong những dũng sĩ đa tài bậc nhất của vua Arthur nhưng lại vướng vào mối tình vụng trộm với hoàng hậu.
Khi bị phát giác, vua Arthur đã cho tử hình hoàng hậu, Lancelot xông vào cứu nàng và từ đó trở thành kẻ đối đầu với nhà vua. Khi phản thần nổi loạn, đe dọa ngai vàng vua Arthur, Lancelot quay trở về hỗ trợ ngài nhưng đã quá muộn. Nhà vua đã bị sát hại, hoàng hậu cũng trở thành nữ tu, Lancelot bỏ tước vị hiệp sĩ và sống quãng đời còn lại như một vị linh mục.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 3.


Vẫn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện quân bài J rô là ai. Nhiều người cho rằng, đó là Hector - con trai của vua Priamus. Sau khi em trai mình là Paris gây ra họa lớn, Hector phải lãnh đạo quân lính Thành Troy chống lại quân Hy Lạp. Mặc dù đã nhìn trước được tương lai tăm tối, toàn bộ Thành Troy và dòng họ Priam sẽ bị hủy diệt thế nhưng Hector không hề chạy trốn. Chàng đã lãnh đạo nhân dân Thành Troy kiên cường chiến đấu với quân Hy Lạp để bảo vệ những gì họ yêu quý nhất.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 4.


Hình ảnh trên quân bài J cơ là La Hire. La Hire (1390 - 1443) là người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’ Arc.


Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor - vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 6.


Quân bài Q tép là hoàng hậu Argine. Ẩn sau lá bài này là câu chuyện cuộc chiến hoa hồng của giới quý tộc ở Anh quốc. Hoàng tộc Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, trong khi đó hoàng tộc York lại chọn hoa hồng trắng. Sau khi hai hoàng tộc trải qua cuộc chiến hoa hồng, họ đã hòa giải và "bắt tay" với nhau nên trên tay vị hoa hậu này cầm bông hoa màu hồng.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 7.


Trên quân bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 8.


Hình ảnh xuất hiện trên lá bài Q cơ là hình ảnh của nữ hoàng Judith - nhân vật trong kinh thánh Cựu ước. Với nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh, để cứu người dân thành Bethulia.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 9.


Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040 - 970 TCN), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất.
Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong kinh thánh, chính vì vậy trong các hình vẽ về ông thì hầu hết đều có hình ảnh cây đàn.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 10.


Hình ảnh trong quân bài K tép chính là Alexander Đại đế (356-323TCN). Ông là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị và có mưu
toan thống trị thế giới.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 11.


Quân bài K rô là Gaius Julius Caesar (100 - 44 TCN) - một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã, ông cũng là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Ông có vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La mã.
Gaius Julius Caesar xuất thân trong gia đình quý tộc, từng đảm nhận chức quan về tài vụ, thẩm phán, quan giám sát… Năm 49TCN, ông lãnh đạo quân đội đánh chiếm Rome, thiết lập quyền lực trong một chế độ độc tài. Tới năm 44TCN, ông bị sát hại.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 12.

Trên quân bài K cơ là vua Charlemagne. Charlemagne Charles Đại đế là vua của người Frank (768-814), sau lên ngôi Hoàng đế La Mã.

Trong 14 năm tại vị, ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu. Trên quân K cơ, ông là người duy nhất không có ria do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông đã vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.
Cũng có giả thuyết khác cho rằng K cơ được tạo hình từ vua Charles VII của Pháp

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY

1. NGUỒN GỐC CỦA BỘ BÀI TÂY 

Xuất hiện tại Châu Âu vào khoảng thế kỉ 13-14, bộ bài Tây ngày nay đã trở thành một trò chơi vô cùng phổ biến trên thế giới. Song không phải ai cũng biết về những điều bí mật đằng sau mỗi quân bài.


Bộ bài Tây, người Việt Nam còn hay gọi là tú lơ khơ hay bộ tú, tiếng Anh là Playing cards bao gồm 54 lá bài, trong đó có 52 lá thường là: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A chia làm 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích.
Còn lại là hai lá Joker, hay còn gọi là quân phăng teo hay chú hề. Chúng ta gọi đây là bộ bài Tây để tránh nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như đặc điểm, cách chơi so với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta như Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,…

Vậy nguồn gốc của bộ bài Tây là gì?


Bộ bài đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 9 thời nhà Đường (năm 618 - 907). 

Chúng được làm bằng giấy và phổ biến trong giới quý tộc, vương gia. Trò chơi này được cái thương gia phương Tây đưa về đất nước mình.
Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Hoàng tử được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. 
Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.
 Bộ bài Tây phổ biến ngày nay.

2.Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY


2 màu đen và màu đỏ tượng trưng cho ngày và đêm tương ứng. Có nghĩa là, tổng giá trị các quân bài trong một bộ bài là 364, thêm chất bài Joker là 365, đại diện cho 365 ngày trong một năm. 
 
Lá bài Joker còn lại làm cho tổng có thể là 366, là số ngày trong một năm nhuận.

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 2.
 Các quân J,Q,K trong một bộ bài Tây được in vào năm 1925.

52 lá bài trong một bộ bài đại diện cho 52 tuần trong một năm. Một bộ bài Tây mang ý nghĩa của 1 năm dương lịch. Theo đó, 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích tương ứng với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

13 loại lá bài tượng trưng cho 13 giai đoạn của mặt trăng, có thể hiểu nó được sử dụng như một cuốn lịch âm song hành. Những chất bài còn được sử dụng cho các yếu tố ma thuật trong bói toán.
 
Dưới đây là ý nghĩa bí ẩn từng quân bài Tây không phải ai cũng biết.

15 tháng 2, 2019

Tại sao Đặng Tiểu Bình chọn Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí làm tư lệnh 2 cánh quân xâm lược Việt Nam năm 1979?

(theo VTC News) – Điều làm Đặng yên tâm về hai tướng này là trong lúc khá nhiều tướng lĩnh cao cấp khác có tình cảm với Việt Nam, thậm chí còn yêu quý, khâm phục một số tướng Việt Nam thì Hữu và Chí lại có thái độ ghét Việt Nam ra mặt.
 
Vào ngày 11/2/1979, hai ngày sau khi Đặng Tiểu Bình quay trở về Bắc Kinh từ các chuyến đi của ông ta sang Hoa Kỳ và Nhật Bản, một hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đã được triệu tập.
Đặng Tiểu Bình đã phát biểu rành mạch các yêu cầu căn bản cho cuộc tấn công vào Việt Nam, và sau đó một lệnh tiến hành cuộc tấn công vào Việt Nam hôm 17/2 đã được truyền ra cho các cấp chỉ huy Quảng Tây và Vân Nam.

Đây là ngày mà các nhà quan sát quốc tế đã dự liệu từ lâu. Họ đồn đại rằng việc ấn định thời biểu của một cuộc công kích có thể liên hệ chặt chẽ với các yếu tố thời tiết: nó sẽ không thuận lợi để thực hiện các hoạt động quân sự trong mùa mưa, thường bắt đầu trong tháng Tư, hay để tấn công quá sớm khi các lực lượng Xôviết có thể băng ngang các con sông đang đóng băng dọc biên giới Trung Quốc – Liên Xô.
Tai sao Dang Tieu Binh chon Hua The Huu va Duong Dac Chi lam tu lenh 2 canh quan xam luoc Viet Nam nam 1979? hinh anh 1
Đặng Tiểu Bình. (Ảnh: Soha) 
Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác đã sẵn tính toán một cách cẩn thận sự phân nhánh (mũi tấn công) khả dĩ một khi các binh sĩ của họ băng qua biên giới Việt Nam. Họ đã giới hạn phạm vi, thời gian và không gian cho cuộc chiến tranh và đặt tên cho nó là một cuộc “hoàn kích tự vệ”, trong nỗ lực làm giảm thiểu bất kỳ các phản ứng tiêu cực nào trong và ngoài nước.Bài liên quan
Tuy nhiên, một khi cuộc chiến tranh đã được khởi động, trong khi Đặng chăm chú theo dõi những gì đang diễn ra, và đã chỉ đưa ra ít mệnh lệnh và chỉ thị cụ thể (trái với phong cách lãnh đạo của Mao Trạch Đông).
Đặng chia “mặt trận phương Nam“ làm cánh quân phía Đông và cánh quân phía Tây, và giao cho Hứa Thế hữu và Dương Đắc Chí chỉ huy.
Sở dĩ Đặng chọn Hữu và Chí là bởi vì hai tướng này đã từng kinh qua nhiều trận mạc và trưởng thành từ Vạn lý Trường chinh. Điều làm Đặng yên tâm về hai tướng này là trong lúc khá nhiều tướng lĩnh cao cấp khác có tình cảm với Việt Nam, thậm chí còn yêu quý, khâm phục một số tướng Việt Nam thì Hữu và Chí lại có thái độ ghét Việt Nam ra mặt.
Khi Đặng thăm dò thái độ thái độ của các tướng về ý định tấn công “cho Việt Nam một bài học” thì Hữu và Chí ủng hộ ngay và còn tỏ ý được trực tiếp cầm quân.

Hứa Thế Hữu từ kẻ có tội trở thành thân tín của Mao Trạch Đông
Hứa Thế Hữu (28/2/1905 – 22/10/1985) sinh ra trong một gia đình bần cố nông tại Tân Huyện, thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Tên gọi khi mới sinh (nhũ danh) là Tam Nha Tử, tự là Hán Vũ.
Vì nghèo đó nên Hứa Thế Hữu phải xin vào làm tạp dịch trong chùa Thiếu Lâm ở Cao Sơn, tỉnh Hà Nam từ năm lên 8 tuổi. Và ông đã bái Hòa thượng Trinh Tự làm thầy dạy võ, rồi được gọi với pháp danh Vĩnh Tường.

Sau khi rời chùa Thiếu Lâm, ông đổi tên thành Hứa Thích Hữu, mãi sau này mới gọi là Hứa Thế Hữu. Được biết, chỉ trong 8 năm, nhờ chuyên tâm rèn luyện, nên sau khi rời chùa Thiếu Lâm, Hứa Thế Hữu đã nắm được nhiều tuyệt kỹ công phu và việc này đã giúp ông rất nhiều trong các cuộc chiến, nhất là Vạn lý Trường chinh.
Tai sao Dang Tieu Binh chon Hua The Huu va Duong Dac Chi lam tu lenh 2 canh quan xam luoc Viet Nam nam 1979? hinh anh 2
Hứa Thế Hữu, Tổng chỉ huy cánh quân phía Đông đến gặp động viên trước khi xua quân xâm lược Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu Trung Quốc)
Trước khi tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Ma và gia nhập Đảng Cộng sản (tháng 11/1927), Hứa Thế Hữu đầu quân cho Ngô Bội Phù và từng là Tiểu đoàn trưởng. Vì từng là thân cận của Trương Quốc Đạo (một trong những nhà lãnh đạo thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản, sau phản bội theo Quốc dân Đảng) nên Hứa Thế Hữu đã bị đấu tố sau khi về hội quân với Mao Trạch Đông năm 1936. 


Bởi Hứa Thế Hữu từng là Sư đoàn trưởng thuộc Phương diện quân Hồng Tứ do Trương Quốc Đạo chỉ huy. Và do không chịu được cảnh đấu tố, nên Hứa Thế Hữu đã bàn với Vương Kiến An, Chiêm Tài Phương và Ngô Thế An, để chạy về với Lưu Tử Tài (từng là thuộc hạ của Hứa Thế Hữu, đang chỉ huy khoảng 10.000 người ở Tứ Xuyên).
Nhưng việc này bị bại lộ (Vương Kiến An báo khiến Mao Trạch Đông vô cùng tức giận) và vụ án “Tập đoàn phản cách mạng Hứa Thế Hữu” hồi tháng 4/937 đã khiến vợ Hứa Thế Hữu là Lôi Minh Trân quyết định ly hôn. Sau khi quy thuận Mao Trạch Đông, Hứa Thế Hữu không những không bị buộc tội, mà còn trở thành thân tín của Chủ tịch Mao.

Trong thời kỳ chống Nhật, Hứa Thế Hữu là Lữ đoàn phó 386, Sư đoàn 129 của Bát lộ quân, rồi Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng và Tư lệnh Quân khu Giao Đông. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), Hứa Thế Hữu được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân khu Sơn Đông.
Năm 1953, Hứa Thế Hữu chỉ huy Tập đoàn quân số 3 tham chiến tại Triều Tiên. Năm 1954, Hứa Thế Hữu về nước và được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh thứ hai quân khu Hoa Đông, rồi Phó Tổng tham mưu trưởng (tháng 10/1954).
Đầu năm 1955, Hứa Thế Hữu được phong quân hàm Thượng tướng. Tới tháng 3/1955, Hứa Thế Hữu được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân khu Nam Kinh. Năm 1959, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách bảo vệ khu vực duyên hải vùng Đông Nam.


Trong sự kiện “bè lũ Lâm Bưu”, Hứa Thế Hữu được Mao Trạch Đông gọi tới Trung Nam Hải (trung tuần tháng 9/1971), giao nhiệm vụ bắt những người theo Lâm Bưu như Vương Duy Quốc.
Cuối năm 1973, Hứa Thế Hữu được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Quảng Châu.
Tháng 1/1974, Hứa Thế Hữu được giao chỉ huy đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Với một vị tướng có bề dày trận mạc như vậy, tính cách lại pha chút “giang hồ” thì không có lý do gì mà không “chiến thắng” – Đặng tin tưởng như vậy. Hơn nữa, từ trong sâu thẳm, Đặng cũng có chút chịu ơn Hữu, bởi lẽ, khi Đặng bị đấu tố lần hai, chính Hữu là người đã có tiếng nói bảo vệ Đặng.
Khi nhận lệnh đánh Việt Nam, Hứa Thế Hữu là Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, đảm trách cánh quân phía Đông tác chiến từ Cao Bằng tới Móng Cái. Trong khi đó, Dương Đắc Chí đánh từ Lào Cai ngược sang Phong Thổ, Lai Châu.

Nhiều tài liệu và học giả cho rằng, Đặng Tiểu Bình đã bỏ qua cơ chế chỉ huy thông thường, khi trực tiếp để Hứa Thế Hữu tấn công từ phía Đông (Quảng Tây), và điều động Dương Đắc Chí, từ quân khu Vũ Hán xuống chỉ huy cánh quân phía Tây (tiến từ Vân Nam đánh vào Việt Nam), bỏ qua vai trò của Tư lệnh Quân khu Côn Minh của tướng Vương Tất Thành
Đầu năm 1979, Hứa Thế Hữu được giao chỉ huy đánh Việt Nam, với tư cách Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, nhưng sau đó bị coi đánh trận không bằng Dương Đắc Chí.
Ngoài chức Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Hứa Thế Hữu còn là Ủy viên Ủy ban Quốc phòng 3 khóa liền (1, 2 và 3); Ủy viên dự khuyết rồi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 8; Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa liền (9, 10 và 11). Đến năm 1982, Hứa Thế Hữu được bầu là Ủy viên thường vụ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương.

Tháng 3/1985, Bệnh viện Hoa Đông, Thượng Hải chẩn đoán Hứa Thế Hữu bị ung thư gan. Và vào hồi 16h57 ngày 22/10/1985, Hứa Thế Hữu chết tại bệnh viện của Quân khu Nam Kinh.

Dương Đắc Chí ‘kẻ đóng thế’ Hứa Thế Hữu
Dương Đắc Chí (3/1/1911 – 25/10/1994) sinh ra tại thôn Tam Vọng Xung, xã Nam Dương Kiều, huyện Chu Châu, thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, trong một gia đình có bố làm thợ rèn, với 14 anh chị em và phải ở nhờ trong 2 gian nhà tranh của người khác cho mượn.
Vì nhà nghèo, lại đông anh chị em, nên Dương Đắc Chí (còn gọi là Dương Kính Đường) phải bỏ học, theo nghề bố (thợ rèn) từ bé. 11 tuổi mẹ chết vì bệnh, nên Dương Đắc Chí phải đi chăn trâu thuê. 14 tuổi Dương Đắc Chí theo anh trai tới mỏ than An Nguyên, tỉnh Giang Tây để mưu sinh. 16 tuổi Dương Đắc Chí quay về tỉnh Hồ Nam làm phu lục lộ để kiếm sống.


Tháng 2/1928, Dương Đắc Chí gia nhập Hồng quân (do Chu Đức và Trần Nghị chỉ huy sau khởi nghĩa Tương Nam), đến tháng 10/1928, gia nhập Đảng Cộng sản.
Khi tham gia Vạn lý Trường chinh, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Sư đoàn phó số 1, rồi Sư đoàn trưởng số 2.
Trong thời kỳ chống Nhật, Dương Đắc Chí từng là Tiểu đoàn trưởng 685 của Sư đoàn 115, Lữ đoàn trưởng 344, rồi Tư lệnh Quân khu Ký Lỗ Dự. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu tỉnh Thiểm Tây kiêm Tư lệnh Binh đoàn 19.
Năm 1951, Dương Đắc Chí được cử sang Triều Tiên tham chiến. Ngày 11/7/1952, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh thứ hai của “Quân Chí nguyện” Trung Quốc tại Triều Tiên.
Đến tháng 11/1954, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh “Quân Chí nguyện” Trung Quốc tại Triều Tiên. Năm 1955, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Tế Nam. Cũng trong năm 1955, Dương Đắc Chí được phong quân hàm Thượng tướng. Và từ năm 1969, Dương Đắc Chí là Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Sơn Đông. Tháng 12/1973, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Vũ Hán.


Tháng 1/1979, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân khu Côn Minh. Sau khi kết thúc cuộc chiến xâm lược Việt Nam, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.


Theo như phía Trung Quốc tô vẽ thì bởi ông ta có thành tích “tiêu diệt hơn 37.300 quân địch, bắt sống hơn 2.200 tù binh, thu giữ nhiều vũ khí cùng trang thiết bị của đối phương, cũng như phá hủy nhiều cơ sở quân sự ở khu vực phía Bắc Việt Nam”.
Sau khi Hứa Thế Hữu thất bại nặng nề trong những ngày đầu của cuộc chiến bên giới Việt-Trung do áp dụng sai lầm chiến thuật biển người, nên Dương Đắc Chí được Đặng Tiểu Bình trao toàn quyền chỉ huy.
Có lẽ vì Đặng Tiểu Bình muốn sử dụng một người có kinh nghiệm trận mạc và am hiểu Việt Nam chỉ huy cuộc chiến, nên Dương Đắc Chí mới được đặt vào vị trí này. Bởi ông từng là Tư lệnh “Quân Chí nguyện” Trung Quốc thời chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Năm 1980, Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Phó Bí thư, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Tháng 2/1980, Dương Đắc Chí được bầu làm Bí thư Ban Bí thư, sau đó trở thành Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.
Dương Đắc Chí là 1 trong “tam Dương” của quân đội Trung Quốc: Dương Thành Vũ, Dương Dũng và Dương Đắc Chí.

Dương Đắc Chí là Ủy viên Ủy ban Quốc phòng 3 khóa liền (1, 2 và 3); là Ủy viên dự khuyết rồi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 8; là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ khóa 9 đến khóa 12, là Bí thư Ban Bí thư khóa 11, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12. Dương Đắc Chí từng viết thư ngỏ viết gửi Đặng Tiểu Bình không nên dùng quân đội đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn.
Ngày 25/10/1994, Dương Đắc Chí chết vì bệnh tật tại Bắc Kinh.

Việt Nam rơi vào thế 'lưỡng đầu thọ địch' năm 1979

Đang bị Mỹ và phương Tây cấm vận, đồng thời đánh Pol Pot ở biên giới Campuchia, Việt Nam tiếp tục đương đầu với cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Sáng 15/2, lần đầu tiên hội thảo cấp quốc gia về Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-2019) được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Hội sử học Việt Nam tổ chức. 300 đại biểu tham dự chủ yếu là các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử hiện đại, tướng lĩnh quân đội, cựu chiến binh.  

Hơn 60 tham luận được chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung phân tích nguyên nhân sâu xa và những toan tính của Bắc Kinh khi gây chiến, bài học từ cuộc chiến. Hầu hết đại biểu đều thống nhất tính chất sự kiện lịch sử này là cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược.

PGS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội sử học Việt Nam phân tích, sau năm 1975, Việt Nam bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ với "thân mình đầy thương tích khi hàng triệu người bị chết, bị thương, hàng nghìn thành phố, làng mạc bị phá huỷ".

Vậy nên, cuộc tấn công xâm lược Việt Nam của Trung Quốc "đã đẩy Việt Nam vào thế lưỡng đầu thọ địch", trong khi đang bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận và tiêu diệt tàn dư Pol Pot ở Campuchia. Ông so sánh giai đoạn tháng 2/1979, nước VN rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" không khác năm 1945-1946. 

Cuộc xâm lược Việt Nam của quân đội Trung Quốc làm thế giới sửng sốt. Bởi từ chỗ là đồng minh trong "chiến tranh lạnh", nhà cầm quyền Trung Quốc đã coi Việt Nam là kẻ thủ.
"Người bình thường trên thế giới không ai nghĩ rằng một dân tộc vừa trải qua 30 năm chiến tranh với thương tích đầy mình và có biết bao công việc phải làm để xây dựng lại đất nước lại đi khiêu khích rồi xâm lược một nước khác - lại là một nước lớn hơn, thậm chí từng là đồng minh trong hai cuộc kháng chiến trước đó", ông Trần Đức Cường lập luận phản bác quan điểm của nhiều học giả Trung Quốc cho rằng cuộc chiến tranh chống Việt Nam chỉ là "phản công tự vệ".

PGS Trần Đức Cường. Ảnh: Gia Chính 
PGS Trần Đức Cường. Ảnh: Gia Chính 

Làm rõ hơn khó khăn của Việt Nam khi đó, PGS Nguyễn Văn Nhật (Hội sử học) dẫn chứng, cuối năm 1978, đúng lúc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xấu đi thì Pol Pot bắt đầu leo thang quân sự, xâm lấn các tỉnh biên giới Tây Nam. Trung Quốc còn tăng viện trợ, cung cấp vũ khí, xe tăng, gửi cố vấn quân sự hỗ trợ Pol Pot. 
Khi Việt Nam phản công Pol Pot ở biên giới Tây Nam thì Đặng Tiểu Bình thăm các nước Đông Nam Á và tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 27/1/1979, Nhân dân nhật báo viết: "Sự thất thủ của Phnom Penh không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu".
Để cô lập Việt Nam, tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ rồi thăm Nhật, thông báo ý định tấn công Việt Nam và mong muốn sự hỗ trợ tinh thần từ các nước này. 
"Hai tuần sau chuyến thăm, Đại sứ Mỹ Malcolm kín đáo khuyến cáo ngoại trưởng Liên Xô Gromyko "tự kiềm chế trong trường hợp Trung Quốc tấn công Việt Nam để không ảnh hưởng đến việc Quốc hội Mỹ thông qua hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (SALT)", ông Nhật nói rõ hơn về tác động chuyến thăm của Đặng Tiểu Bình tới Mỹ nhằm cô lập Việt Nam. 
Tại hội thảo, GS Đinh Xuân Dũng có bài phát biểu cảm động về trăn trở thực hiện chế độ, chính sách với người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. 
"Trên đường quốc lộ lên Hà Giang, tôi thấy dọc hai bên đường là hai hàng quan tài xếp dài đến hàng trăm mét. Đứng cạnh là người thân của những người lính đã ngã xuống", ông kể lại nỗi ám ảnh trong một lần thực tế ở Vị Xuyên.
Trên chiến địa, nhiều chiến sĩ trẻ cắm chốt nhiều ngày, chỉ mặc một cái quần, râu tóc dài như "cụ non" vì chiến đấu không kịp cắt. 
GS Đinh Xuân Dũng. Ảnh: Gia Chính 
GS Đinh Xuân Dũng. Ảnh: Gia Chính 
Ông vẫn nhớ mãi lời một chiến sĩ nói với ông: "Bọn em như những con thằn lằn bám vào đá để sống và bảo vệ bằng được từng mỏm đá, mỏm núi của biên cương Tổ quốc".
Đế nay, khoảng 4.000 hài cốt chiến sĩ chưa được tìm thấy hoặc không thể quy tập bởi rất nhiều mìn còn găm lại chiến địa xưa. "Tôi day dứt vì còn mắc nợ những người đã hy sinh ở chiến trường ác liệt, thầm lặng và dai dẳng ấy", ông Dũng nói.
Theo ông, những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách tri ân, đền ơn những người đã chiến đấu ở biên giới phía Bắc. 250.000 người được trợ cấp một lần và hơn 300 người được trợ cấp hàng tháng. Hơn 100.000 người là dân công hoả tuyến phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc đã được giải quyết chế độ một lần. Hơn 30.000 người được thưởng huân chương chiến công vì có thành tích tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhà nước xây dựng nhà ở, tri ân...
Nhưng ông còn mơ ước Nhà nước có chính sách quyết tâm tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở biên giới phía Bắc. "Chúng tôi khát khao mong như vậy", ông Dũng kết thúc bài chia sẻ. 
Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.
Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 50.000 quân. Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn với khoảng 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép một số điểm cao ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, thường xuyên gây xung đột vũ trang. Đến năm 1989, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược mới kết thúc.
Viết Tuân

Cuộc đấu tranh trong lòng Bắc Kinh tại sứ quán Việt Nam năm 1979



Tháng 2/1979, sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh luôn trong tình trạng bị cắt liên lạc, an ninh bao vây, cán bộ đi đâu cũng bị theo dõi.

"Họ nói sẽ dạy cho chúng tôi một bài học. Vậy hãy để xem họ dạy thế nào. Chúng tôi không nhận bài học ấy và sẽ chiến đấu đánh đuổi họ về nước".
Sau 40 năm, ông Lê Công Phụng (nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, từng giữ chức Bí thư thứ ba Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh năm 1979) vẫn nhớ câu trả lời của lãnh đạo sứ quán trước câu hỏi của phóng viên quốc tế. Người này khi đó đã hỏi quan điểm của Hà Nội về việc Trung Quốc đòi "dạy cho Việt Nam một bài học" trong cuộc họp báo được tổ chức giữa lòng Bắc Kinh, ngày 18/2/1979 - một ngày sau khi hơn 600.000 quân Trung Quốc tràn sang biên giới Việt Nam.
Ông Lê Công Phụng. Ảnh: Viết Tuân
Ông Lê Công Phụng. Ảnh: Viết Tuân
Sáng 17/2, vài chục phút sau khi quân Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới, sứ quán bị an ninh vây chặt. Tất cả các đường liên lạc với bên ngoài bị cắt. 
"Chúng tôi không bất ngờ khi Trung Quốc đánh Việt Nam, nhưng hơi bất ngờ về thời điểm cuộc chiến xảy ra.", ông Phụng nhớ lại giây phút nhận tin tức từ nhà gửi sang. Giây phút ấy, không ai lo lắng cho bản thân đang ở nơi nguy hiểm "giữa lòng địch" mà chỉ hướng về Tổ quốc. Ai cũng bồn chồn.
Sứ quán họp bàn lên phương án hành động. Tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhận định, rất ít khả năng Trung Quốc tấn công sứ quán bởi phải tuân thủ các công ước quốc tế về ngoại giao. Nhưng ông yêu cầu gấp rút triển khai hai nhiệm vụ "cốt tử" là bảo vệ cán bộ và tài liệu. Đồng thời, sứ quán phân công người trực chiến, canh gác ngày đêm. Cán bộ được yêu cầu hạn chế ra ngoài để đảm bảo an toàn. Nếu có việc cần thiết thì vẫn hoạt động bình thường nhưng hết sức thận trọng, không để an ninh Trung Quốc kiếm cớ gây sự. 
Tuyên bố của Chính phủ VIệt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên báo Nhân dân tháng 2/1979.
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên báo Nhân dân ngày 18/2/1979.
Hôm sau, ông Phụng cùng lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh tổ chức họp báo lên án tội ác chiến tranh của Trung Quốc. Rất đông phóng viên báo chí, hãng thông tấn, cán bộ sứ quán các nước tham dự, trong đó có Nhân dân nhật báo và Tân Hoa xã.
"Trung Quốc ồ ạt đưa quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam là hành động xâm lược", cán bộ ta đưa ra thông điệp trong buổi họp báo. "Việt Nam không gây hấn với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã đặt nhân dân Việt Nam vào thế buộc phải cầm súng chiến đấu. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm nhận ra sai lầm và rút quân, chấm dứt chiến tranh".
Cán bộ sứ quán đã nói với báo chí thế giới, rằng lịch sử của Việt Nam trải qua nhiều cuộc kháng chiến. Từ thời phong kiến, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược Việt Nam, nhưng đều bị đánh bại. Việt Nam không bao giờ gây hấn với nước láng giềng, nhưng khi bị xâm lược thì sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc.
Những ngày sau đó, chính quyền Bắc Kinh gia tăng áp lực lên sứ quán Việt Nam khi xúi giục sinh viên một số nước châu Phi đến biểu tình, gây ồn ào trước cổng sứ quán. Ông Phụng được cử ra giải thích. Mất nhiều thời gian để ông thuyết phục các sinh viên Châu Phi rằng sự thật không phải như Trung Quốc tuyên truyền. Khi đó họ mới chịu ra về, thú nhận là chưa biết gì về cuộc chiến mà chỉ nghe người khác kêu gọi đi biểu tình. 
Trong những ngày chiến tranh diễn ra trên biên giới, mọi trao đổi về trong nước và ra bên ngoài đều phải dùng tín hiệu Morse. Ông Phụng nói, đó là những ngày cả sứ quán sống trong tiếng "tạch tè" ngày đêm. "Sau thời gian đó, tôi bị sụt mấy cân", ông kể.
Trái ngược với tình cảnh bị bao vây, cắt liên lạc ấy, ở bên kia bán cầu, sứ quán Việt Nam tại Cuba hừng hực khí thế đoàn kết của Chính phủ và người dân nơi đây. 
Ông Nguyễn Văn Đào, tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba năm 1979 nói: "Suốt cuộc đời làm ngoại giao, chưa khi nào tôi sống trong sự căng thẳng nhưng ngập tràn tình đoàn kết quốc tế như vậy".
Chiều tối 16/2/1979 theo giờ Cuba (sáng 17/2 giờ Việt Nam), ông Đào đang đi bên ngoài thì nhận được cuộc gọi trở về sứ quán gấp.  "Họ đánh ta rồi", ông Trần Hữu Súy, Đại biện lâm thời sứ quán Việt Nam tại Cuba thông báo ngắn gọn khi bắt đầu cuộc họp lúc 10h đêm.
Ông Nguyễn Văn Đào. Ảnh: Viết Tuân
Ông Nguyễn Văn Đào. Ảnh: Viết Tuân
Sau đêm thức trắng, ông Đào ra cổng sứ quán đi phát tài liệu thì gặp "cảnh tượng không nói nên lời". Hàng nghìn người dân Cuba đứng kín các ngả đường quanh sứ quán. Đoàn người hô vang khẩu hiệu: "Đoàn kết với Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm lược"...
"Tôi cảm nhận rõ sự phẫn nộ của từng người dân Cuba, bởi họ cho rằng Trung Quốc tấn công Việt Nam là sự phản bội không thể tha thứ", ông Đào kể.
Chiều 21/2, tại Thủ đô La Habana, hàng chục nghìn người dân Cuba đã tuần hành.
Khi quân Trung Quốc nổ súng trên biên giới Việt Nam cũng là lúc cả đất nước Cuba sôi sục. Ông Bùi Ngọc Hải, thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Cuba ngày ấy thuật lại. Trên lễ đài ở trung tâm thành phố, bên cạnh quốc kỳ Việt Nam và Cuba là bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh khổ lớn, cùng câu nói nổi tiếng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". 
Tại đây, Fidel Castro đã có bài hùng biện không chuẩn bị trước. Ông vẫn mặc bộ quân phục như thường thấy trong các sự kiện quan trọng, bước lên lễ đài trước sự tập trung của hàng chục nghìn người. 
Bằng giọng hào sảng, Chủ tịch Cuba nói hành động xâm lược của Trung Quốc là sự phản bội. Nhà cầm quyền Bắc Kinh âm mưu gây chiến từ lâu. Nhưng họ lại lừa dối nhân dân trong nước và thế giới, vu cáo Việt Nam xâm lược, còn Trung Quốc chỉ "phản kích tự vệ". Họ xúi giục quân đội Pol Pot xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam nhưng lại dùng chiêu bài đánh biên giới phía Bắc Việt Nam để ủng hộ cách mạng Campuchia... 
Kết thúc bài phát biểu kéo dài gần hai giờ, Chủ tịch Cuba kêu gọi nhân dân tiến bộ thế giới hãy nhận thức rõ âm mưu của Trung Quốc và đoàn kết với Việt Nam. "Khi Fidel hô "Nhân dân Việt Nam nghìn lần anh hùng muôn năm" thì hàng chục nghìn người dự mít tinh đồng thanh hô "muôn năm" và bắt đầu cuộc tuần hành", ông Bùi Ngọc Hải nhớ lại.
Cùng ngày 17/2, khi chiến sự xảy ra, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Hà Văn Lâu đã trao bức thư của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh cho Tổng thư ký và Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, nêu rõ tình hình đặc biệt nghiêm trọng do nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. 
Ngày 24/2, tại cuộc họp Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Hà Văn Lâu có bài phát biểu về cuộc xâm lược công khai và quy mô lớn của Trung Quốc.
Ông khẳng định, đây không phải là cuộc chiến tranh biên giới mà là cuộc chiến tranh xâm lược, ngày càng ác liệt và có nguy cơ mở rộng.
Đại sứ Hà Văn Lâu tố cáo, từ năm 1974, Bắc Kinh đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đưa ra đòi hỏi vô lý về những hòn đảo khác của Việt Nam ở Biển Đông. Từ năm 1978, Bắc Kinh dụ dỗ, cưỡng ép hàng chục nghìn người Hoa về nước và kích động những người còn lại ở Việt Nam gây bạo loạn. Nhân lúc Việt Nam gặp khó khăn nhiều mặt, Bắc Kinh đã dùng Pol Pot đánh Việt Nam...
"Đây là cuộc chiến tranh xâm lược hoàn toàn trái với đạo lý và nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc. Bắc Kinh đang mạo hiểm lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa", Đại sứ Hà Văn Lâu nói trước các thành viên Hội đồng bảo an. 
Viết Tuân

14 tháng 2, 2019

Tháng 12/1978: Trung Quốc hạ quyết tâm xâm lược Việt Nam (Theo báo Đất Việt)

Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979

© Sputnik / A. Zuyzin
Theo báo Đất Việt, trong tháng 11 và 12 năm 1978, Trung Quốc đã hạ quyết tâm và ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị tấn công xâm lược Việt Nam.
Báo Đất Việt tiếp tục loạt bài về cuộc chiến tranh xâm lược mà Trung Quốc tiến hành trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam vào tháng 02/1979.
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979
© SPUTNIK / VLADIMIR VYATKIN

Trước đây, chúng tôi cũng đã có một chuyên đề dài về cuộc chiến tranh xâm lược này, nhưng khi đó, các sự kiện được chẻ ra từng mảng, từng lĩnh vực. Trong số chuyên đề năm nay, chúng tôi sẽ phân tích theo chiều dọc, dẫn dắt sự kiện theo diễn biến thời gian để chúng ta hiểu được dã tâm và âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Quốc đã có từ rất lâu.
Chúng ta đã biết rằng:
“Sự thù hận và mưu đồ tiếp tục xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam; mưu toan cướp đoạt vai trò lãnh đạo khối Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xô, cùng với suy nghĩ bệnh hoạn về việc Việt Nam hợp công với Liên Xô chống Trung Quốc” đã khiến Bắc Kinh ấp ủ âm mưu đánh Việt Nam.
Năm 1978: Quan hệ Việt-Trung bắt đầu xấu đi nghiêm trọng
Từ cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu luôn nhấn mạnh tinh thần “phải chuẩn bị mọi mặt để đánh Việt Nam”, Trung Quốc cũng tung ra các khẩu hiệu tuyên truyền “Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực” hay “Việt Nam là tiểu bá ở châu Á, xâm lược Campuchia”, nên “không không thể không đánh và phải đánh lớn”.
Bắt đầu từ năm 1978, song song với việc liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt-Trung.
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979
© SPUTNIK / VLADIMIR VYATKIN

Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường viện trợ quân sự cho Campuchia, cam kết bảo vệ cho chính quyền Khmer Đỏ, phớt lờ các yêu cầu của Việt Nam với giới lãnh đạo Trung Quốc về việc yêu cầu Campuchia Dân chủ chấp nhận đàm phán về giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam.
Vào tháng 1/1978, Trung Quốc đã hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt Nam, sau đó, đến này 17/6/1978, Bắc Kinh yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước, để gây sức ép với Việt Nam, khiến quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi.
Theo nguồn tin của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA sau này được báo chí Mỹ tiết lộ, thì trong giai đoạn giữa năm 1978, Trung Quốc đã xác định về mặt tinh thần cho các đơn vị bộ đội sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, vấn đề còn lại chỉ là xác định quy mô của cuộc chiến và thời điểm bắt đầu khai chiến.
© AP PHOTO /Đặng Tiểu Bình
Ngày 12/8/1978, trước khi tấn công Việt Nam, Trung Quốc ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị có giá trị trong mười năm (và sẽ tái ký sau đó), nhằm tạo sự ổn định tại khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Bắc Kinh, nhằm rảnh tay đánh Việt Nam.
Châu Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.
Cuộc họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng của Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Tù binh Li Fu, lính Đại đội 7 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Tăng trả lời câu hỏi của các phóng viên.
© SPUTNIK / A. ZUZIN
Một đề xuất sơ bộ đề nghị tiến hành một chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội địa phương thuộc huyện Trùng Khánh của Việt Nam, nằm sát đường biên giới với tỉnh Quảng Tây, nhưng sau đó, đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.
Đa phần ý kiến cho rằng, cần phải tiến công vào các đơn vị quân đội chính quy của Việt Nam từ cấp sư đoàn trở lên, trên một địa bàn rộng lớn. Mặc dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra bất cứ quyết định cụ thể nào về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng về cơ bản là Trung Quốc đã thống nhất tư tưởng về một cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam.
Thế nhưng, vào thời điểm đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư luận.
Tháng 11/1978: Trung Quốc củng cố quyết tâm đánh Việt Nam
Sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị vào ngày 3/11/1978 thì Bắc Kinh chính thức xác định coi Liên Xô và Việt Nam là “kẻ thù”, quyết định tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đề xây dựng lòng tin với “đồng minh mới” là Hoa Kỳ, đồng thời ra tuyên cáo cắt đứt quan hệ với Khối Xã hội Chủ nghĩa.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh lúc đó nhận định, Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, những thách thức về kinh tế, chính trị, nhất là sự hao tổn sinh lực sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, đây là lúc thời cơ đã chín muồi nhất để Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Quân đội Việt Nam
© AFP 2018 / HOANG DINH NAM

Ngày 5/11/1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia và Singapore, để thăm dò ý kiến về bước đi sắp tới đối với Việt Nam. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện Việt-Xô mới ký cách đó 2 ngày đã được Đặng Tiểu Bình lấy làm lí do để “đo lường” phản ứng của khối này.
Đặng Tiểu Bình tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt-Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, nói rõ quyết tâm của Trung Quốc “không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Hà Nội”.
Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam (tất nhiên là do Trung Quốc lãnh đạo) với khối các nước ASEAN để “tái cân bằng quyền lợi” của các nước Đông Nam Á và không hề giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam.
Thái độ của các nước ASEAN cơ bản là không đồng ý tham gia liên minh chống Liên Xô và Việt Nam, nhưng cũng có những quan điểm khác nhau và trong thái độ cũng có phần “nhích hơn một chút” về phía Trung Quốc.
Riêng Thái Lan chấp thuận đề xuất của Đặng Tiểu Bình, đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để tới Campuchia. Việc này đã khiến Bắc Kinh mở ra con đường tiếp vận an toàn cho Campuchia và hậu thuẫn cho tàn quân Polpot sau này.
Sau đó, đích thân Đặng Tiểu Bình đã gặp Trưởng văn phòng đại diện của Mỹ ở Trung Quốc là Leonard Woodcock và thông báo Bắc Kinh đã gác tất cả các yêu sách trước đây về việc đòi Washington không được bán vũ khí cho Đài Loan và quyết định bình thường hoá quan hệ với Mỹ với 2 điều kiện.

Một là: Vào ngày 15/12/1978 hai bên phải công bố việc bình thường hoá từ 1/1/1979, việc này sẽ được cả hai bên giữ kín cho đến ngày 13/12.

Hai là: Sau khi bình thường hoá quan hệ, một tháng sau Mỹ sẽ phải mời Đặng Tiểu Bình sang thăm.
Và tất nhiên là Washington đã hoan hỉ đã chấp nhận điều kiện này của Bắc Kinh để hình thành một liên minh Trung-Mỹ chống Liên Xô và Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam
© SPUTNIK / RIA NOVOSTI

Thông qua các bước chuẩn bị ngoại giao, Trung Quốc thấy rằng, nếu đánh Việt Nam, Mỹ sẽ không phản đối, các nước ASEAN cũng chỉ có những động thái hòa giải, Liên Xô sẽ có phản ứng, nhưng khó có khả năng can thiệp trực tiếp, cùng lắm cũng chỉ hỗ trợ vũ khí và chuyên gia quân sự. Nhận định này càng củng cố quyết tâm xâm lược nước ta của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Ngay sau đó, vào ngày 23/11/1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp. Tại đây, một kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô, trong thời gián khá dài, nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố đối diện qua biên giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã được bàn bạc kỹ lưỡng.
Cuộc họp chỉ định hai quân khu Quảng Châu (chủ chốt là quân khu tỉnh Quảng Tây) và Quân khu Thành Đô (chỉ lấy Quân khu tỉnh Vân Nam, thủ phủ ở Côn Minh) sẽ trực tiếp thực hiện chiến dịch xâm lược này.
Ngoài ra cuộc họp cũng quyết định điều động một lực lượng dự bị chiến lược, bao gồm 4 Tập đoàn quân và 1 sư đoàn, lấy từ các khu vực khác là quân khu tỉnh Vũ Hán và Quân khu Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam.
Vậy là guồng máy khổng lồ cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được thành lập và tích cực chuẩn bị để sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện.

Tháng 12: Ra quyết định tấn công Việt Nam
Đại tướng Phạm Văn Trà
© ẢNH: NGỌC DƯƠNG/THANH NIÊN

Trong chuyến công du châu Á tới hàng loạt nước như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal… tháng 12/1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”.
Tuy ngày hôm sau báo chí chính thống của Trung Quốc “giảm nhẹ” thành “phải dạy cho Việt Nam bài học” nhưng truyền thông thế giới đã ghi nhận điều này và công khai bình luận về dã tâm của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Theo bài viết “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment” (tạm dịch: “Nhìn lại cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979”) của Xiaoming Zhang đăng năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín, xuất bản tại Anh), vào ngày 7/12/1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để “giáng trả” Việt Nam.
Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần, các đơn vị được ấn định ở phần trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng 1 năm 1979.
Ý đồ tác chiến được Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QGPNDTQ) lựa chọn là “triển khai 2 mũi tấn công lớn từ 2 hướng, tập trung quân số áp đảo toàn diện để bao vây quân địch từ hai bên sườn, nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt lớn, theo phương thức đánh nhanh rút gọn”.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc được tuyên bố là “Chiến tranh phản kích tự vệ” tiến hành trong 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu từ 17 đến 25 tháng 2. Trong thời gian này, quân đội Trung Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến phòng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh chiếm các thị xã Cao Bằng và Lào Cai, các thị trấn biên giới quan trọng là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào Lạng Sơn.
Giai đoạn hai từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3, lực lượng Trung Quốc ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây, trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ.
Một binh sĩ trên nền dàn loa đại ở Hàn Quốc
© AP PHOTO / LIM TAE-HOON

Trong giai đoạn cuối từ 6/3 đến 16/3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực truy quét để tiêu diệt nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân sự tại khu vực biên giới Việt Nam, trước khi hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3.
Tiếp theo, vào ngày 18/12/1978 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI mở Hội nghị Trung ương lần thứ 3 tại Bắc Kinh với 3 quyết định quan trọng, có liên quan mật thiết đến việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
1. Đặt Đặng Tiểu Bình vào vị trí lãnh đạo thứ 3 sau Hoa Quốc Phong – nhà lãnh đạo danh nghĩa của đảng và vị nguyên soái già Diệp Kiếm Anh — người đã chuyển giao quyền lực quân sự cho Đặng.
Đặng Tiểu Bình khi đó nắm giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc, Phó Thủ tướng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Quyền lực cao đã khiến Đặng Tiểu Bình có tiếng nói quan trọng nhất đối với việc quyết định đánh Việt Nam và đánh như thế nào; đồng thời cũng giúp ông ta thuận lợi hơn trong việc bắt tay với Mỹ nhằm lợi dụng sức mạnh kinh tế Mỹ để cải cách mở cửa nền kinh tế TQ và lập liên minh chống Việt Nam và Liên Xô.
Đặng Tiểu Bình tại Hội nghị trung ương 3 khóa XI của ĐCSTQ năm 1978   
2. Cải cách và mở cửa, mở ra một kỷ nguyên mới cho TQ. Hội nghị này cũng xác định phương châm “kết thúc đấu tranh giai cấp, chuyển dịch trọng điểm công tác sang kiến thiết kinh tế”, phấn đấu thực hiện “Bốn hiện đại hóa” gồm các thay đổi về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học — kỹ thuật và quân sự, mở đường cho cuộc cải cách kinh tế mà Đặng Tiểu Bình cũng đang ấp ủ.
Nhà lãnh đạo số 1 TQ lúc đó là Hoa Quốc Phong chính là người chủ trương chuyển hướng ưu tiên quốc gia của Trung Quốc sang hiện đại hoá kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài, nhưng họ Đặng đi xa hơn họ Hoa là muốn “Cải cách, mở cửa” thì vấn đề then chốt là phải bắt tay với Mỹ.
Các chiến sĩ Việt Nam tham gia giữ chủ quyền ở Gạc Ma

Theo sách lược này, Hoa Kỳ được xem là tấm gương để học tập các ý tưởng và công nghệ tiên tiến, đồng thời là tấm gương thích hợp nhất về hiện đại hoá. Đặng tin rằng, nếu Bắc Kinh mở cửa với các nước khác nhưng cự tuyệt Wasghington thì chính sách mới sẽ không có hiệu quả.

3. Chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị Xô-Trung, đoạn tuyệt với khối Xã hội Chủ nghĩa.
Để tạo được lòng tin với Mỹ để Washington hỗ trợ tài chính và công nghệ cho cải cách mở cửa, TQ phải đánh Việt Nam “trả hận cho Mỹ”, phế bỏ uy danh bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đoạn tuyệt với khối Xã hội Chủ nghĩa.
Tư tưởng này của Đặng Tiểu Bình chính là nguyên nhân khiến Bắc Kinh quyết định chấm dứt Hiệp định Xô — Trung có thời hiệu 30 năm, về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14/2/1950, hết thời hiệu ngày 15/2/1979 và mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ (chính thức vào tháng 1/1979).
Cũng trong Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo rằng, chỉ cần dùng một phần lực lượng của các Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần.
Sau hội nghị này, những dấu hiệu cho thấy TQ sẽ đánh Việt Nam đã trở nên rõ nét hơn.
Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam (sau đó, đến đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh — Hà Nội cũng bị cắt). Đây chính là giai đoạn Bắc Kinh đang huy động hàng chục vạn quân xâm lược tập trung đến tuyến biên giới phía Nam, giáp phía Bắc Việt Nam.
Bắc Kinh cũng cắt nguồn viện trợ dầu vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam vào cuối năm 1978, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, càng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.
Sau khi xác định quyết tâm đánh Việt Nam, tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 31/12/1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị mở một cuộc chiến tranh trừng phạt đối với Việt Nam và đã được giới lãnh đạo Trung Quốc chấp thuận.
Đặng Tiểu Bình cũng chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) — Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu làm chỉ huy cánh quân Quảng Tây và Dương Đắc Chí (Yang Dezhi — Tư lệnh quân khu tỉnh Vũ Hán) chỉ huy cánh quân Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng)/ Tư lệnh quân khu tỉnh Vân Nam.
Đặng Tiểu Bình đã quyết định không thành lập Bộ chỉ huy chung mà hai cánh quân sẽ tiến hành chiến đấu độc lập, không có phối hợp hoặc hiệp đồng.

Theo tinh thần chỉ đạo và chiến thuật đó, 2 cánh chủ lực của Trung Quốc đã xây dựng những kế hoạch tác chiến riêng của họ, trong đó tập trung nhấn mạnh đến việc tiêu diệt các sư đoàn quân chính quy của Việt Nam dọc biên giới Trung-Việt.
Lo lắng vì không biết lực lượng tham chiến có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hay không, Đặng Tiểu Bình đã cử Phó tổng tham mưu trưởng Dương Dũng, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Vi Quốc Thanh và Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần Trương Chấn lần lượt đến Vân Nam và Quảng Tây để thị sát khả năng chiến đấu của các binh sĩ tại Vân Nam và Quảng Tây.
Qua thị sát, lo ngại vấn đề tâm lý do Quân đội Trung Quốc đã vài chục năm chưa tham gia vào bất cứ cuộc chiến tranh lâu dài nào và thực trạng chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị tuyến đầu, Trương Chấn đã lập tức đề nghị hoãn cuộc chiến lại một tháng, quân đội được lệnh tiến hành cuộc chiến tranh vào khoảng giữa tháng 2/1979, đồng thời đẩy mạnh công tác chuẩn bị chiến đấu trên tất cả các lĩnh vực chính trị-tư tưởng, chiến thuật tác chiến, vũ khí, trang bị, tiếp tế hậu cần…
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh, ngăn chặn khả năng Liên Xô can thiệp, tấn công TQ ở phía bắc.

13 tháng 2, 2019

'Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979' (tin vnexpress)

Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt - Xô quan hệ khăng khít.

Cách đây 40 năm (17/2/1979), Trung Quốc nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, gây nhiều đau thương cho người dân. VnExpress có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng về những mưu toan của Bắc Kinh khi gây chiến.
 
- Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc rạn nứt từ thời điểm nào, thưa ông? 
Để hiểu rõ hơn, cần đặt mối quan hệ Việt - Trung trong mối quan hệ cũng như tính toán chiến lược giữa các nước lớn. Cụ thể là giữa Việt Nam - Trung Quốc; Liên Xô - Trung Quốc và Liên Xô - Mỹ. 
Giai đoạn từ 1950-1964 được coi là thời kỳ "trăng mật" của quan hệ Việt - Trung. Hai nước là láng giềng gần gũi, hữu nghị truyền thống, chung ý thức hệ, chung nhu cầu đảm bảo an ninh quốc gia. Vì thế Trung Quốc là nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Việt Nam cũng luôn ủng hộ đường lối đối ngoại của Trung Quốc, tuy không ký kết bất kỳ hiệp định đồng minh chính thức nào. 
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân. Ảnh: Gia Chính. 
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân. Ảnh: Gia Chính
Dù vậy, Bắc Kinh luôn giữ tư tưởng bề trên. Luôn nói "không gây sức ép về chính trị, kinh tế thông qua viện trợ", nhưng Trung Quốc lại muốn Việt Nam thừa nhận vai trò lãnh đạo của nước này với phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực và thế giới. 
Từ giữa thập niên 1960, Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai mâu thuẫn, đối đầu toàn diện. Để tránh Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, Liên Xô tìm cách lôi kéo Việt Nam. 
Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ đánh du kích có giới hạn chống Mỹ, để họ dễ bề điều khiển, phục vụ ý đồ bắt tay với Mỹ. Trong khi Việt Nam muốn thống nhất đất nước. Việt Nam cũng muốn trực tiếp đàm phán với Mỹ, không qua trung gian và đã đàm phán từ năm 1968. Còn Trung Quốc thì phản đối, muốn Việt Nam tiếp tục chiến tranh đến khi Mỹ chấp nhận thua cuộc mới đàm phán.
Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và Trung - Mỹ ra thông cáo chung. Có ý kiến coi hành động này là sự phản bội của Trung Quốc. Cùng với đó, Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội đàm phán với Mỹ. 
Năm 1974, Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) trong sự làm ngơ của Mỹ. Một năm sau, Việt Nam và Liên Xô ra Tuyên bố Việt - Xô, xác định quan hệ toàn diện giữa hai Đảng. Tháng 11/1978, Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác. Cùng năm đó, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) và được Liên Xô gọi là "tiền đồn đáng tin cậy của các nước XHCN ở Đông Nam Á".
Cuối năm 1978, Liên Xô ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh trong 25 năm. Theo đó, Cam Ranh trở thành nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống, máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Việt - Xô gần gũi và thân thiết bao nhiêu, thì lãnh đạo Trung Nam Hải lúc ấy tức tối bấy nhiêu. 
Sau năm 1975, Trung Quốc tăng cường viện trợ cho Pol Pot ở Campuchia, đây cũng là khoảng thời gian đội quân này mạnh tay tàn sát dân lành Việt Nam dọc biên giới Tây Nam, đẩy mâu thuẫn hai nước thêm gay gắt. 
Khi Việt Nam đưa quân phản kích Pol Pot, giúp nhân dân Chùa Tháp thoát khỏi nạn diệt chủng thì quan hệ Việt - Trung lao dốc.
- Tam giác quan hệ Xô - Trung - Mỹ ảnh hưởng ra sao đến việc Bắc Kinh quyết định tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam?
- Đầu thập niên 1970, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược toàn cầu chống Liên Xô, dựa trên cơ sở hướng tới hợp tác với Mỹ. Tuy nhiên thời điểm này Washington không hưởng ứng. Trung Quốc tin rằng lý do là Mỹ đang quan tâm hơn đến chính sách hoà dịu với Liên Xô.
Khi Trung Quốc lập liên minh chống Liên Xô, Việt Nam phản đối. Trung Quốc giảm mạnh viện trợ và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Một trong những điều kiện để Trung Quốc nối lại viện trợ là Việt Nam phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô. Trước việc Việt Nam quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc gọi Việt Nam là "tiểu bá", còn Liên Xô là "đại bá".
Đặc biệt sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (ngày 27/1/1973), quan hệ Trung - Xô - Việt phức tạp hơn, lợi ích và xung đột về kinh tế, chính trị đan xen, rạn nứt Việt - Trung ngày càng rõ nét. 
Ngày 1/11/1977, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc gọi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất và coi Mỹ là đồng minh. Đầu tháng 4/1978, Liên Xô tuyên bố sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới. Mặt khác, Liên Xô cố gắng kéo dài hiệp ước hữu nghị, hợp tác Xô - Trung ký năm 1950 nhưng Trung Quốc tuyên bố chấm dứt sớm một năm.  
Đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô và tập trung 1,5 triệu quân dọc biên giới hai nước. Ngược lại, Liên Xô triển khai hơn 40 sư đoàn, thường xuyên tập trận bắn đạn thật. 
Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Jimmy Carter tại Nhà Trắng năm 1979. Ảnh: AFP
Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Jimmy Carter tại Nhà Trắng năm 1979. Ảnh: AFP
Trung Quốc tin rằng Liên Xô và Việt Nam đang phối hợp để đe doạ nước này, nhất là Việt Nam cho Liên Xô sử dụng cảng Cam Ranh. Giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng khó chịu vì nỗ lực của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ đặc biệt với Lào và hợp tác toàn diện với Campuchia. Thậm chí, Bắc Kinh cho rằng Liên Xô hậu thuẫn Việt Nam đưa quân vào đánh đuổi Pol Pot, giải phóng Campuchia. Vậy nên dưới góc nhìn của Trung Quốc, Việt Nam là mối đe doạ quân sự nghiêm trọng, cần thiết phải phát động cuộc chiến tranh "trừng phạt". 
- Cuộc xâm lược dưới danh nghĩa "trừng phạt" đó được lên kế hoạch như thế nào?
- Khi bàn kế hoạch tấn công Việt Nam, Trung Quốc đã tính toán kỹ các khả năng Liên Xô có thể đáp trả. Họ nhận định Liên Xô sẽ không mạo hiểm huy động lực lượng lớn để tấn công Trung Quốc song có thể xúi giục các phần tử dân tộc thiểu số lưu vong tấn công các vùng xa xôi như Nội Mông, Tân Cương hoặc gây đụng độ nhỏ kích động căng thẳng ở biên giới. 
Các lãnh đạo Trung Quốc phán đoán cuộc tấn công Việt Nam chớp nhoáng, có giới hạn sẽ không đủ để kích thích Liên Xô can thiệp trực tiếp hay quốc tế phản đối. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn di tản dân gần đường biên và lệnh các đơn vị quân đội ở biên giới với Liên Xô sẵn sàng chiến đấu.
Việc tấn công Việt Nam còn để Bắc Kinh thăm dò khả năng giúp đỡ của Liên Xô và khả năng phòng thủ của Việt Nam khi là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đến nay nhìn lại, cần thừa nhận rằng Trung Quốc đã dự liệu đúng phản ứng của Liên Xô.
Đối với Mỹ, thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam là một chấn thương nặng nề mà họ đang ôm trong lòng. Đồng thời, Mỹ muốn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để tạo thế cân bằng trước Liên Xô. 
Trung Quốc nhận thấy điều đó nên hy vọng bình thường hoá quan hệ với Mỹ sẽ cải thiện vị trí chiến lược của nước này, tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách kinh tế. Xa hơn, đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ thuyết phục Mỹ rằng hai nước có lợi ích chung và sẵn sàng hợp tác chống Liên Xô.
Vì vậy, Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam ngay sau chuyến công du Mỹ của Đặng Tiểu Bình. 
- Còn vấn đề Hoa kiều thì sao thưa ông?
- Tháng 4/1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, ít nhiều liên quan tới người Hoa là thương nhân, nhà sản xuất, tiểu thủ công nghiệp... Đây là công việc đối nội của Việt Nam, nhưng Trung Quốc coi là sự thách thức với chính sách bảo vệ Hoa kiều của Bắc Kinh. Phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam nổi lên. Trung Quốc loan tin trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa hai nước, khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt.
Năm 1978, người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Đến tháng 2/1979, đã có khoảng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. 
Trung Quốc lập các trạm đón tiếp dọc biên giới và đưa tàu sang đón người Hoa về. Ngày 12/7/1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới với Việt Nam, làm cho hàng vạn người Hoa muốn về Trung Quốc bị kẹt tại biên giới.
Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội "vong ơn, bội nghĩa" tạo thêm sức ép cho quyết định tấn công Việt Nam.
- Cuộc phản công Pol Pot của Việt Nam ở biên giới Tây Nam ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch của Bắc Kinh?
- Theo tài liệu của Trung Quốc, tháng 9/1978, Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã họp bàn về vấn đề xung đột biên giới với Việt Nam. Lúc đầu, Bắc Kinh dự định tiến hành chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội địa phương huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam nằm sát đường biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi có tin Việt Nam sắp phản công tự vệ ở biên giới Tây Nam và tiến công Pol Pot ở Campuchia, thì đa số giới lãnh đạo Bắc Kinh đặt quyết tâm, bất kỳ hành động quân sự nào cũng phải gây ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình Đông Nam Á. Họ chủ trương tiến công các đơn vị quân chính quy của Việt Nam trên địa hình rộng lớn. 
Riêng Đặng Tiểu Bình nhìn thấy cả thách thức lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách giải quyết tốt nhất là hành động quân sự. Tháng 1/1978, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan, Malaysia, Singapore nhằm dò xét và tìm sự hậu thuẫn, Đặng tuyên bố sẽ tiến công Việt Nam nếu nước này tiến vào Campuchia. Trong chuyến thăm này, Đặng tuyên bố với báo giới "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học". Hôm sau, báo chí Trung Quốc rút gọn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".
Ngày 7/12/1978, Hội nghị Quân uỷ Trung ương Trung Quốc họp và quyết định phát động "Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam". "Mệnh lệnh triển khai chiến lược" được ban hành một tháng sau đó, nêu rõ mục đích cuộc chiến là "chi viện cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia chống Việt Nam xâm lược".
- Bắc Kinh đã tính toán như thế nào khi huy động 600.000 quân trong cuộc tấn công xâm lược này thưa ông?
- Lúc đầu Bắc Kinh dự tính sử dụng 6 quân đoàn chủ lực đánh từ 3-5 ngày vào một số huyện biên giới, tiêu diệt một đến hai sư đoàn Việt Nam. Ngày 31/12/1978, Quân ủy Trung Quốc lại họp hội nghị tác chiến, quyết định mở rộng quy mô chiến tranh, tăng thêm 3 quân đoàn, đổi mục tiêu tấn công huyện lỵ thành các tỉnh lỵ biên giới; thời gian kéo dài lên 15-20 ngày, nhằm tiêu diệt 3 đến 5 sư đoàn Việt Nam. 
Sự chuẩn bị của Bắc Kinh diễn ra khá lâu trước khi quân đội Việt Nam vượt sông Mê Kông đã chứng minh rõ ràng việc Trung Quốc rêu rao "trả đũa" Việt Nam tiến quân vào Campuchia chỉ là cái cớ. Từ lâu, Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng bá quyền nước lớn, ngấm ngầm tìm cách đánh Việt Nam. 
Trung Quốc coi cuộc chiến chống Việt Nam là phép thử với quan hệ Xô - Việt và lôi kéo Mỹ cùng chống lại Liên Xô. Đó mới là lý do sâu xa của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc từ tháng 2/1979.
- Việt Nam đã ứng phó ra sao trước âm mưu và hành động của Bắc Kinh?
- Đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, Việt Nam tăng cường chuẩn bị các vị trí phòng ngự, sẵn sàng cho cuộc chiến. 
Lúc đó ở ta cũng có ý kiến tự hào vì được trang bị vũ khí của Liên Xô và của Mỹ thu hồi được, hơn hẳn trang bị của quân đội Trung Quốc. Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi nổ súng, rằng chiến dịch quân sự này sẽ "giới hạn về không gian và thời gian" khiến có người tin tưởng khả năng cầm chân quân Trung Quốc ở biên giới chỉ bằng dân quân và bộ đội địa phương. 
Chúng ta đã huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân các tỉnh biên giới. Ngày 1/1/1979, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15/2/1979, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến một được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Một số đơn vị cho một phần bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, điều chỉnh lại đội hình.
Ngày 12/2/1979, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc ra mệnh lệnh tấn công Việt Nam vào sáng 17/2.
Sáng sớm hôm đó, Trung Quốc huy động 29 sư đoàn bộ binh thuộc 9 quân đoàn chủ lực ồ ạt tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam. Cùng ngày, Nhân dân Nhật báo đăng bài "Không thể nhẫn chịu, thật không thể nhẫn chịu - báo cáo từ biên giới Trung-Việt" như cách công bố với thế giới Bắc Kinh đã tấn công Việt Nam. 
Trung Quốc còn thâm độc khi lựa chọn tấn công vào ngày Thứ Bảy. Khi đó, các phương tiện truyền thông còn khá lạc hậu, nên phải đến đầu tuần sau thông tin chi tiết về cuộc chiến cũng như phản ứng của Việt Nam mới được thế giới biết đến rộng rãi. 
Viết Tuân