28 tháng 11, 2017

TQ lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam - GS Nguyễn Tiến Hưng

Inline images 1
Ảnh: Xinhua - Live Design Show của công ty Trung Quốc tại Las Vegas, Hoa Kỳ: Nhờ quan hệ với Mỹ, Trung Quốc nay vươn lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Từ khi nối lại bang giao với Mỹ, Trung Quốc đã phát triển, tiến bộ vượt bực về hết mọi mặt: quân sự, kinh tế, tài chính nhờ vào kỹ thuật, tiền bạc, thị trường Mỹ.
Cho nên ngày nay Trung Quốc đã mạnh đủ để lật ngược thế cờ, ra mặt đối đầu với Hoa Kỳ. 

Việc Trung Quốc thay đổi từ hòa bình sang tấn công như thế nào thì mọi người đều đã biết và chúng ta hiện còn đang chứng kiến từng ngày. 

Song song với cường độ gây hấn của Trung Quốc là nhịp tăng tốc chiến lược xoay trục của Mỹ. 

Và khi Mỹ xoay về Biển Đông thì Việt Nam lại trở về chỗ đứng lịch sử: đó là địa điểm chiến lược quan trọng nhất tại khu vực này.
Đầu thập niên 2000 Trung Quốc đã có những hành động ra mặt khiêu khích Mỹ, bắt đầu với việc tuyên bố chủ quyền về khu vực khí đốt gần đảo Natura phía đông bắc Sumatra (Nam Dương) và tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku ở Đông hải.
Từ thời điểm đó tới nay đã có tới bốn Tổng thống Mỹ liên tục chính thức thăm viếng Việt Nam.
Sự khác nhau là hai Tổng thống Clinton và Obama đã tới Hà Nội vào năm thứ tám, năm cuối cùng của nhiệm kỳ hai (Clinton: 16/11/2000 và Obama: 20/5/2016). TT Bush tới vào năm thứ sáu (17/11/2006).
Lần này, Tổng thống Trump chính thức công du nội trong 11 tháng kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc.
Việt Nam lại là nước đầu tiên trong nhóm quốc gia ở Biển Đông trên lộ trình của ông. Sự sắp xếp về thời điểm thăm viếng, và thứ tự trước sau trong các chuyến đi của một lãnh đạo luôn có một ý nghĩa sâu xa về chính sách ngoại giao.
Mục đích công du của Trump tại Việt Nam
Inline images 2
Ảnh: JIM WATSON - Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của Chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua
Trong chuyến đi này, khác với muc đích thăm viếng Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, ông tới Việt Nam không phải để thuyết pháp về “mậu dịch công bằng đối với Mỹ", hay chống lại hiểm họa Bắc Hàn, hay chỉ để bán vũ khí, mục đích chính là về chiến lược.
Đó là làm sao cho Việt Nam – dù ở cái thế kẹt giữa hai cường quốc – vẫn có thể xích lại gần Mỹ trong bối cảnh mà ông gọi là 'Giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương'.
Tại hội trường APEC, ông nói đến ý nghĩa của giấc mơ này là để "tất cả có thể
Nhưng mọi người đều biết rằng "cùng nhau phát triển thịnh vượng" thì dễ nhưng "trong tự do và hòa bình" thì khó.
Khó là vì Trung Quốc gây hấn gia tăng ngày một nhanh. Cho nên, quyền lợi hỗ tương quan trọng nhất đối với Việt Nam và Mỹ là ngăn chặn sự bành trường mau lẹ của Trung Quốc.
Inline images 3
Ảnh: AFP - Thương hiệu Trump được Trung Quốc phê duyệt cho đăng ký
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016, ông Obama khéo léo thúc đẩy Việt Nam qua việc nhắc lại câu thơ của Lý Thường Kiệt, rằng: "Sông núi nước Nam vua Nam ở".
Nhưng trong chuyến công du này thì ông Trump – con người bộc trực, nghĩ sao nói vậy – đã nhắc thẳng đến Hai Bà Trưng từng đánh đuổi Trung Quốc từ gần 2000 năm trước.
Ông nói: "Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn".
Trong một hội trường gồm lãnh đạo của cả 21 thành viên và ngay trước mặt ông Tập Cận Bình mà nhắc đến như vậy thì cũng không phải là chỉ để nói bâng quơ.
Chắc cố vấn của ông Trump cũng đã cho ông xem hồ sơ của Tòa Bạch Ốc (9/7/1971) ghi lại lời Thủ tướng Chu Ân Lai nói về Hai Bà Trưng:
"Hai nghìn năm trước đây, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam, và Trung Quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng".
Ông Trump ưu ái Việt Nam?
Tờ Forbes (12/11/2017) vừa có bài nhận xét rằng Việt Nam là nước có lợi nhiều nhất trong chuyến đi vừa qua của Tổng thống Trump.
Đó là vì Việt Nam nhận được cả hai cái YES từ ông Trump. Tờ này cho rằng: Việt Nam muốn hai điều - một là Mỹ thực sự quan tâm đến sự lo ngại của Việt Nam về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông; và hai là Mỹ tiếp tục ngoại thương tự do đối với Việt Nam mặc dù đã rút khỏi TPP, vì ngoại thương chiếm tới 89% tổng sản xuất GDP của nước này (201 tỷ USD, năm 2016).
Forbes biện luận: về điểm thứ nhất, trước chuyến công du, ông Trump đã cho chiến hạm đi xuyên qua biển, sát cạnh những hòn đảo TQ đang xây dựng hoặc tranh chấp với Việt Nam.
Ngày Chủ nhật, ngay trước chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình, ông Trump lại đề nghị có thể giúp làm trung gian hay trọng tài về tranh chấp Biển Đông.
Ông Trump đề nghị như vậy dù đã biết rõ rằng Trung Quốc luôn chống lại vấn đề trọng tài do một trung gian thứ ba chứ đừng nói tới Mỹ.
Inline images 4
Ảnh: Sandy Huffaker - Nguyễn Tiến Hưng: "Các nền kinh tế châu Á đều thịnh vượng nhờ quan hệ tốt với Hoa Kỳ". Hình hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Hong Kong
Thật vậy, ngày 13/11/2017 báo South China Morning Post từ Hồng Kông đã bình luận rằng việc ông Trump đề xuất làm trung gian tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu và phủ bóng xuống quan hệ của ông Trump với ông Tập.
Nhưng sở dĩ ông Trump cứ đề nghị như vậy là "để cho thấy rằng Mỹ thừa nhận sự lo lắng của Việt Nam và tối thiểu không phải là không đứng về phía Việt Nam".
Về điểm thứ hai, dù ông Trump tấn công các nước rất nặng nề (nhất là Trung Quốc) tại APEC về mậu dịch bất công đối với Mỹ, nhưng tại Hà Nội ông đã nhân nhượng, chỉ nói rằng sẽ chờ mong để tiến tới thương mại hai chiều một cách "công bình và hỗ tương" (fair and reciprocal), và kêu gọi phải "minh bạch hơn" (more transparent).
Đây là mặc dù cán cân thương mại Mỹ - Việt càng ngày càng thâm hụt đối với Mỹ: nguyên 9 tháng đầu của năm 2017 đã lên tới gần 29 tỷ so với 32 tỷ USD của cả năm 2016 và 31 tỷ, năm 2015.
Liệu Việt Nam có được thuyết phục hay không?
Ngoài áp lực nặng nề của Trung Quốc, lại còn vấn đề khả tín của Hoa Kỳ. Chắc rằng Việt Nam cũng đã có câu hỏi: làm sao chúng tôi tin được rằng các ông sẽ không bỏ rơi chúng tôi như các ông đã tháo chạy khỏi Miền Nam?
Đây là vấn đề nhức nhối nhất cho nước Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trong vùng.
Để trả lời phần nào câu hỏi này thì Tổng thống Obama đã xác nhận:
"Khi đến Việt Nam, tôi ý thức được quá khứ, ý thức được lịch sử khó khăn, nhưng mặt khác cũng hướng đến tương lai, đến sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau".
Rồi một cách tế nhị, như để cam kết sự chung thủy, ông trích Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
"Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi"
Tổng thống Trump thì không mấy văn hoa, cho nên ông nói thẳng rằng sự xích lại gần nhau là dựa trên nền tảng của quyền lợi hỗ tương của cả hai nước.
Phát biểu ở Hà Nội, ông nói: "Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó".
Thông cáo chung cũng nhắc lại việc "mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở… các lợi ích và mong muốn chung".
Ta có thể giải thích rộng ra rằng thông điệp của cả ông Obama lẫn ông Trump là:
"Quyền lợi quan trọng nhất của cả hai bên Việt - Mỹ là ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Mà tham vọng này thì từ đây sẽ không bao giờ chấm dứt, cho nên chúng tôi sẽ không bao giờ làm cái lầm lỡ thứ hai là ôm ông Trung Quốc vào lòng (và bỏ rơi Việt Nam nữa). Đầu thập kỷ 1970 chúng tôi ôm TQ mà không e ngại vì lúc ấy nước này còn đứng vào hàng nghèo nhất thế giới, chưa mạnh về quân sự: năm 1969 suýt nữa còn bị Liên Xô tấn công nguyên tử nếu không có sự can thiệp của Mỹ".
Thật vậy, tất cả cũng chỉ là vấn đề quyền lợi: chẳng có bạn bè vĩnh viễn (và cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn) mà chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, như Lord Palmerston, Thủ tướng Anh đã từng nhấn mạnh.
Về quyền lợi thì phía Việt Nam cũng đã biết rõ hai điều: thứ nhất, từ Thế chiến II, không một nước nào từ Âu tới Á đã giàu mạnh lên được mà không phải nhờ Mỹ; và thứ hai, chỉ có Mỹ mới đối lại được với Trung Quốc.
Mở ra hướng đi mới cho Việt Nam
Inline images 5
Ảnh: Linh Pham - Một quán ở Đà Nẵng trang trí bằng hình ông Trump và các biểu tượng của Hoa Kỳ như Tượng Thần Tự do
Khi đặt Việt Nam vào trung tâm của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, một khu vực mà chắc chắn ông Trump sẽ tập trung để phát triển, ông đã gián tiếp mở ra một lối đi mới cho Việt Nam.
Đó là dù bị kẹt giữa hai cường quốc, nước này cũng vẫn có cách để xích lại gần Mỹ. Ngoài việc tiến thẳng tới quan hệ đối tác chiến lược lại còn một lối đi vòng: đó là khi Việt Nam nối tay chặt chẽ hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Úc thì cũng là gián tiếp nối tay chặt hơn với Mỹ, vì 'bạn của bạn tôi là bạn của tôi'.
Mới nghe thì cho rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chỉ là viễn tượng của một khu kinh tế, thương mại tự do và mở rộng – như chính ông Trump nói – nhưng rất có thể là nó còn có một ý nghĩa sâu xa hơn – một chủ đề chúng tôi sẽ đề cập tới trong một dịp khác.
Để đáp lại thịnh tình của Tổng thống Trump trong chuyến công du kỳ này, thì Việt Nam cũng đã có ba hành động tượng trưng:
1. Về kinh tế: ký hợp đồng 12 tỷ USD mua sản phẩm của Mỹ;
2. Về quân sự: "hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng (Cam Ranh) của Việt Nam trong năm 2018" và "khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ trong giai đoạn 2018-2020" (ông Trump nhấn mạnh sẽ bắt đầu ngay việc sửa soạn chiến thuật này).
3. Về chính trị, ngoại giao: đã sắp xếp mời ông Trump đến Hà Nội, dự yến tiệc, phát biểu, ra thông cáo chung một ngày trước khi ông Tập tới, dù đón tiếp ông Tập long trọng hơn ông Trump nhiều.
Điểm thứ 2 và 3: nghe thì đơn giản nhưng là những điểm rất nhạy cảm đối với ông Tập.
Để biết rõ hơn liệu Tổng thống Trump có thành công ở Việt Nam hay không, ta phải theo dõi những hành động có thực chất của cả hai bên trong những ngày tháng sắp tới.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

22 tháng 11, 2017

Nhìn lại sự thật lịch sử 50 năm qua Anh Em Diệm, Nhu Thỏa Hiệp Với CSBV - Đỗ Trọng

  
              LTS : Để được đầy đủ trọn vẹn đề tài này, tác giả trích dẫn tài liệu thêm, kính mời quý độc giả đọc dưới  đây :
  
           ... với kế hoạch toàn bộ sách lược thỏa hiệp với CSBV của anh em Diệm Nhu có thể tóm tắt trong bốn kế hoạch như sau :
1.- Công khai và cụ thể chống Mỹ, nhưng chỉ chống đến một mức độ còn kiểm soát được, để vừa thỏa mãn điều kiện tiên quyết của Hà Nội vừa lại có thể sử dụng được lực lượng của Mỹ như một áp lực với Hà Nội, hoặc nếu cần, có thể quay trở lại tình trạng đồng minh như cũ.
2.- Vận động để một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, đóng vai trò trung gian và bảo đảm sự thực thi của thỏa hiệp thành hình.
3.- Chuẩn bị và tiến hành những biện pháp an ninh và chinh trị để kiểm soát các lực lượng quốc gia và quần chúng miền Nam trong trường hợp nổi dậy chống đối thỏa hiệp này.
4.- Trực tiếp đối thoại với chính quyền Hà Nội để thương thảo về vấn đề chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước. (Hồi Ký VNMLQHT của Tướng Đỗ Mậu trang 566).
              Bởi những kế hoạch ở trên, nên Nhu đích thân điều động và kiểm soát cũng như âm mưu bắt tay với Hà Nội, không chỉ nhờ Đại Sứ Maneili làm liên lạc giữa Hà Nội và Sàigòn, mà chính Ngô Đình Nhu đã đích thân đi gặp Phạm Hùng, như tướng Trần Văn Đôn đã tiết lộ trong tác phẩm Việt Nam Nhân Chứng từ trang 183 đến 184 như  sau đây :
"Đầu tháng 2 năm 1963, Trung Tá Bường, lúc ấy đang làm Tỉnh Trưởng Bình Tuy, dùng xe dodge 4 x 4, chở Ông Ngô Đình Nhu và Ông C đi săn. Trời đã trơ lạnh và có mưa, mà ông Cố Vấn đi săn! Nhưng, có ai biết được, đó chỉ là lối ngụy trang. Sư thật các ông ấy không đi săn, mà đi thẳng tới một căn nhà lá trong rừng thuộc địa hạt quận Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy...
Trung Tá Bường lái xe đưa ông Ngô Đình Nhu đến chỗ hẹn. Đến nơi, Trung Tá Bường và ông C chờ ngoài xe, lo an ninh. Chỉ có ông Nhu vô. Hai người ngồi ngoài lắng tai nghe những lời đối thoại ở bên trong lúc nhỏ lúc to. Người đang nói chuyện với ông Nhu là Phạm Hùng, có hai người nữa ngồi bên cạnh... Ông Nhu hứa với Phạm Hùng khi nối xong đường xe lửa thì Bà Nhu và Ngô Đình Lệ Thủy sẽ đi chuyến xe thống nhưt đầu tiên ra Hà Nội...
Trong câu chuyện Phạm Hùng cũng trách sao giao những căn cứ quân sự  cho Mỹ sử dụng. Ông Nhu nói
 Mỹ là đồng minh của miền Nam, Mỷ đến miền Nam và dỉ nhiên sử dụng những nơi đó chứ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không có  giao nhượng cho Mỷ..." Tiết lộ của tướng Đôn trên đây, nhắc tôi nhớ lại đần năm Quý Mão (tháng 2-1963), nhân buổi tiếp tân đầu Xuân tại dinh Gia Long, Tổng Thống Diệm chỉ một cành đào được chưng bày trong đại sảnh rồi nói với quan khách rằng : Đó là cành đào do đồng bào Bắc Việt gởi tặng. Mọi người im lặng nhưng đều có vẻ suy tư...(Hồi KýVNMLQHT trang 598).
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ba viết về "Cành Đào" như sau : 
Tết Quý Mão, 1963, cái Tết cuối cùng của nên Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đón xuân ở Dinh Gia Long (Phủ Thủ Tướng), vì Dinh Độc Lập (Phủ Tổng Thống) đang được sửa chữa do bị hai phi công Quốc và Cử ném hai trái bom ngay sau Tết Nhâm Dần, 1962.Như thường lệ, Sở Nội Dịch Phủ Tổng Thống lo trang hoàng phòng khánh tiết với một cành mai.Bổng ngày 28 Tết, Nha Nghi Lễ Phủ Tổng Thống được thông báo từ phòng Liên Lạc Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (UHQTKSĐC) rằng ông Ram C.Goburdhun,  Đại Sứ Ấn Độ, chủ tịch UHQTKSĐC tại Việt  Nam có nhờ chuyển đến Phủ Tổng Thống  một   cành đào lớn để Tổng Thống Ngô Đình Diệm thưởng ngoạn trong dịp Xuân về. Cành đào được chuyển từ UHQT KSĐC trên đường Lý Thái Tổ về Dinh Gia Long bằng một xe vận tải mui trần với bốn quân nhân đỡ bốn góc và một người khác giữ gốc.Cành đào lớn thiệt, vô không lọt cửa sau Dinh Gia Long nên phải dùng cửa trước.
Nhiều người hiếu kỳ muốn xem cành đào đẹp cỡ nào, nhưng không ai dám mạo phạm mở lớp giấy dầu, giấy nylon. Một tùy viên của Tổng Thống Diệm mang lá thư của Đại Sứ Ấn Độ, chủ tịch UHQTKSĐC lên trình Tổng Thống Diệm.
Sau khi xem thư, Tổng Thống Diệm xuống lầu, ra lịnh gỡ giấy. Cành đào tuyệt đẹp  hiện ra với tấm băng lụa màu hồng có những dòng chữ mang nét viết thật mỹ thuật.
Mọi người tái mặt khi đọc nhưng dòng chữ này, chỉ riêng Tổntg Thống Diệm là sắc mặt không đổi, có lẽ đã biết lai lịch cành đào từ lá thơ của ông Đại Sứ Ấn Độ.
 Với giọng Huế thường nhật, Tổng Thống Diệm bảo ông Giám Đốc Sở Nội Dịch : "mần răng kiếm cái thống lớn, đặt vô trông mơí đẹp..." Sau khi Tổng Thống Diệm trở lên lầu, mọi người bu lại xem cho kỹ những dòng chữ trên tấm lụa hồng : "Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Kính Tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm". Ngày nay người Việt hải ngoại, qua những hồi kỳ đã ấn hành, ai cũng biết ông Diệm tuy là Tổng Thống một nước Cộng Hòa, nhưng hành xử rất phong kiến, không kém vua chúa thời xưa. Nào là xem thuộc cấp sỗ sàng như quan sát một quái vật, nào là tiếp kiến Tổng Thống xong phải đi lui, không được quay lưng lại... Một trong những cái phong kiến ấy là thủ tục "Chúc Thọ" ông ngày Tết.Mùng một Tết năm ấy, lúc 10 giờ sáng, trên con đường Ngô Đình Khôi (tên anh ruột Tổng Thống Diệm, một vị Tổng Đốc, đường này trươc đó mang tên De Gaulle), hàng trăm xe du lịch nối đuôi nhau, trên kiếng xe có tên và chức vụ của từng người.
Nha Nghi Lễ Phủ Tổng Thống dùng máy phóng thanh mời những Bộ Trưởng, Tướng Lãnh...nhập Dinh Gia Long. Bộ Trưởng thì khăn đóng áo dài. Tướng Lãnh thì đồ đạt lễ trắng, ngực đeo huy chương.
Bước vô phòng khánh tiết Dinh Gia Long ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ  cành  đào tuyệt  đẹp. Tấm  băng lụa màu hồng có những chữ đề tặng đã không cánh mà bay.
Nhân lúc Tổng Thống chưa xuống lầu, mọi người xì xào bàn tán, đoán già đón non rằng cành đào đó không thể xuất phát từ miệt cao nguyên Lâm Viên. Ông Giám Đốc Nha Nghi Lễ được hỏi, câu trả lời lập tức truyền ra, chẳng mấy chốc mọi người đều biết cành đào do ông Đại Sứ Ấn Độ, chủ tịch UHQTKSĐC đem từ miền Bắc về. Chẳng ai  thắc mắc, vì  phi  cơ  của  UHQTKSĐC thường xuyên ra vô liên lạc giữa hai miền Nam Bắc, mỗi tuần hai lần, nên chuyện ông Đại Sứ Ấn Độ mua cành đào ở một nơi nào đó trên đất Bắc mang vào Nam cũng đơn giản như ta mua hoa ở chợ Nguyện Huệ Sàigòn mà thôi.Người ta tiếp tục bàn tán, ông Đại Sứ Ấn Độ thật là một nhà ngoại giao lỗi lạc, một người tế nhị, đã chịu khó tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam, có lẽ ông ấy cũng đã mua một cành mai thiệt lớn ở miền Nam, mang ra Bắc tặng Hồ Chi Minh.
Nhân viên phục vụ Tổng Thống Phủ đã thấy tấm băng lụa màu hồng, giờ tấm băng lụa biến mất, họ không dám hở môi, cũng không dám hỏi nhau và dĩ nhiên không dám hỏi cụ Tổng Thống.Tổng Thống Diệm bước xuống lầu  trong  tiếng chúc tụng hoan hô. Cầm ly Champagne trên tay, Tổng Thống đi lại, chuyện trò tự nhiên với các Bộ Trưởng, Tướng Lãnh và không đề cập gì đến lai lịch cành đào. Hôm ấy, cụ vui vẻ ra mặt. Ngoài những lời chúc thọ kinh cẩn, các Bộ Trưởng, Tướng Lãnh...dĩ nhiên còn khen cành đào :
- Cành đào đẹp là dấu hiệu của một tương lai thạnh trị, thanh bình.
- Chế độ Cộng Hòa sẽ mãi mãi tươi sáng, ngai rồng sẽ đời đời bên vững.
- Dạ, cành đào có nhiều nhánh, trông như cái "lọng", cái "tán", chứng tỏ vận nước "vượng" lắm, thưa Tổng Thống.
- Dạ, cành đào trổ thiệt nhiều hoa, Tổng Thống sẽ sống lâu trăm tuổi.
- Trình cụ, từ thuở nhỏ, con chưa hề thấy một cành đào nào đẹp như vậy.
- Bẩm cụ, cả đời con, con mới thấy cành đào đẹp như thế này là lần thứ nhất, ôi chu choa, đẹp sao là đẹp...
Cách mạng 1 tháng 11 năm 1963 bùng nổ, nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, ông Diệm và ông Nhu bị thảm sát, chuyện "cành đào chính trị" mới được "xì" ra cùng với những lời bình luận, những nghi vấn :
- Băng  lụa  màu  hồng, với  lời  đề tặng của Hồ Chí Minh đã bị ông Diệm hoặc người nhà gỡ đi vì họ Hồ đã "chơi chữ". "Chủ tịch Nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa kính tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm", "nước Việt Nam Cộng Hòa" đã không được họ Hồ đề cập đến. Chánh quyền Đệ Nhị Cộng Hòa đưa ra những hình ảnh, trong đó hai vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu đã nhiều lần khoản đãi phái đoàn UHQTKSĐC tại khu vực nghỉ mát nằm trên quốc lộ 1, gần Tháp Chàm, trên đoạn đường Phan Rang - Nha Trang.
Trong những buổi họp mặt, ngoài vợ chồng ông bà Nhu, có  ông  Đại Sứ  Ấn  Độ, chủ  tịch  UHQTKS ĐC, đại diện cho chánh quyền Ấn Độ thân cộng và ông Mieczylau Maneli, Đại Sứ nước cộng Sản Ba Lan, tuyệt nhiên không có Đại Sứ Canada ....
 (Để tưởng nhớ đến tác giả quyển "Khổ Qua Đắng Khổ Qua Đèo", tôi đã trích đoạn vừa qua. Đó là, nhà giáo Thái Minh Kiệt tức nhà văn Nguyễn Văn Ba, đồng nghiệp thân quý tôi, anh sanh năm 1947 tại Sa Đéc. Trước 1975 nhân  viên  giảng  huấn tại Viện Đại Học Cần Thơ, sau 1975, anh làm chuyên  viên Canh  Nông  tại  Đại Học Saskatchewan, Canada, nơi gia đình anh tạm định cư. Ngoài ra, anh đã viết những tác phẩm giá trị như sau : Làm Mai, Lãnh nợ, Gát cu, Cầm chầu - Phận Đàn Bà (viết chung với Nguyễn Thị Bạch Mai tức phu nhân của anh) - Thành Đô Gió Bụi - Cây Trái Quê Mình - Tự Truyện - Khổ Qua Đắng Khổ Qua Đèo - Từ Miền Đất Lạnh... anh còn góp phần những bài viết trên các sách báo khác ở hải ngoại, cũng như tham gia vào Hội Văn Bút Hải Ngoại.
Nhưng anh lại đột ngột ra đi vào lúc 1 gìờ sáng ngày 14 tháng 8 năm 1998, nhằm ngày 23 tháng 7 âm lịch năm Mậu Dần tại Canada sau cơn bạo bịnh, hưởng dương 51 tuổi. Anh mất đi mọi người thương tiếc, các văn hữu mất một người bạn quý, các độc giả mất một cây viết về quê hương dân tộc. Riêng gia đình anh mất con, chồng và cha thương mến).
 Mặt khác, Cụ Cao Xuân Vỹ, năm 2002 cụ đả 82 tuổi hiện ở thị xã Huntington Beach, Nam California Hoa  Kỳ, đã  từng  Tổng Ủy Viên Thanh  Niên   Cộng Hòa,Tổng Giám Đốc Thanh Niên của Chánh Phủ rất thân cận với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và là người đưa Tổng Thống Diệm và Ông Cố Vấn Nhu rời khỏi Dinh Độc Lập khi đảo chánh 1-11-1963 để sau cùng đến nhà thờ Cha Tam. Cụ Cao Xuân Vỹ cũng  xác nhận  về"Cành   Đào"  do  Đại  Sứ  Ấn  Độ,  chủ Cụ Cao Xuân Vỹ   tịch  UHQTKS ĐC mang  cành   đào  của Hồ Chí Minh vào miền Nam trao tặng Tổng Thống  
Ngô Đình Diệm.
Ngoài ra, Cụ Cao Xuân Vỹ còn cho biết năm 1962 (chớ không phải năm 1963 như đã trích dẫn ở trước), Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã có gặp tay đôi với Phạm Hùng, Bí Thư Trung Ương Cục R của Cộng Sản ở miền Nam tại khu rừng ở Tánh Linh, mà đã Cụ đả có đi tháp tùng.
Riêng về Giáo Sư Tôn Thất Thiện  hiện đang sống tại Canada, theo lời Cụ Cao Xuân Vỹ nói :"Khoảng giữa tháng 10 năm 1963, giáo sư Tôn Thất Thiện với tư cách Tham Vụ Báo Chí Phủ Tổng Thống, ông làm thông dịch cho ông Nhu trong một cuộc tiếp xúc với sau nhà báo ngoại quốc. Một nhà  báo Úc  hỏi ông Nhuvề nguồn tin rằng Việt Nam Cộng Hòa đang có những cuộc thương thảo riêng với Hà Nội. Theo lời thuật lại của giáo sư Thiện, ông Nhu giơ tay chỉ chiếc ghế mà nhà báo Úc đang ngồi và nói rằng : Tướng Trần Độ của Hà Nội đã vào Dinh Độc Lập gặp ông và ông Độ ngồi trên cái ghế đó... (nếu quý độc giả cần tìm hiểu thêm, xin tìm đọc "Giai Phẩm Xuân Nhâm Ngọ 2002" của tạp chí Việt Tide, phát hành tại Nam California Hoa Kỳ, từ trang 77 đến 79 do Nguyễn Xuân Nghĩa ghi).Như ở trang trước, các quan khách có nói đến ý nghĩa cành đào to lớn lại xum xuê, khoe sắc tốt tươi  tuyết đẹp đầu năm đặt trong dinh Tổng Thống Ngô Đình Diệm : "Chế độ Cộng Hòa sẽ mãi mãi tươi sáng, ngai rồng sẽ đời đời bên vững.", tôi nhớ lại trong quyển Đệ Nhất Phu Nhân tập 1 của Hoàng Trọng Miên, nơi Chương XI I : Triều Đại Nhà Ngô, xin trích đoạn tại đầu trang  505 như sau :
"Trưa hôm Ba Cụt rơi đầu trên máy chém, tại dinh Độc Lập, một bữa tiệc lớn tụ họp anh em họ Ngô nhân dịp lễ thánh bổn mạng đứa con trai đầu của vợ chồng Lệ (tức Ngô Đình Nhu & Trần Lệ Xuân).Diệm gọi cháu trai đến bên mình võ vai nói : "Cháu lớn lên rồi bác nhường ngôi Tổng Thống lại cho"Lệ cười nói : Anh làm như  ghế Tổng  Thống là ngôi hoàng đế "truyền tử lưu tôn" không bằng.Chớ thím nghĩ không phải sao? Tôi ngồi chức Tổng Thống hai nhiệm kỳ cũng mười năm, rồi nhường lại cho chú, thêm mười năm nữa, thì vừa cháu lớn lên, đủ tuổi tiếp tục ba cháu để trị vì, nối dõi cho họ Ngô. Còn ai vô đó nữa? Với tâm trạng tự cho mình có sứ mạng thiêng liêng, như một vị thiên tử từ xưa, Ngô Đình Diệm xem địa vị Tổng Thống không khác nào ngôi vua danh riêng cho gia đình họ Ngô, với tất cả những quyền tối thượng..."
Trở lại, việc Cố Vấn Ngô Đình Nhu thỏa hiệp với CSBV đã đề cập ở trước, nay xin mời quý độc giả đọc tiếp từ trang 18 đến trang 22 trong tác phẩm Một Kiếp Người của Tướng Huỳnh Văn Cao (Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao đã từng Tư Lệnh Quân Đoàn 4 /Vùng 4 Chiến Thuật, là người rất thận cận với anh em Ngô Đình Diệm, hiện nay ở Hoa Thanh Đốn, U.S.A),  ấn hành năm 1963 tại Hoa Kỳ. Xin trích có liên quan đến : Trận Ấp Bắc như sau :
18                                 Huỳnh Văn Cao
...
 Một ngày trước khi hành quân ấp Bắc băt đầu, Tham  mưu  trưởng  Quân  
đoàn  và  cố  vấn Trưởng Quân đoàn đem lệnh hành quân của Sư doàn 7 có bản đồ và phóng ảnh đính kèm, trình cho tôi xem. Nhận thấy kế hoạch hành quân của Sư đoàn hoàn toàn khác hẳn với kế hoạch do tôi khuyến nghị, không thích ứng với địa hình địa vật, khônng dồn nỗ lực chính vào mục tiêu, cho nên tôi đã nói trước mặt cố vấn trưởng và tham mưu trưởng Quân đoàn  :"Ngày mai Sư đoàn 7 sẽ thất bại".
Sáng ngày hành quân ấp Bắc, được tin Sư đoàn 7 bị tổn thất ngay khi vừa mới lâm trận, đụng độ với địch, bị rơi một trực thăng, cháy một M113, tôi bay đến Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn 7, hội thảo với Tư Lệnh Sư Đoàn 7. Muốn chuyển bại thành thắng, tôi "khuyến nghị" một thế đánh mới : xin Bộ Tổng Thaml Mưu tăng phái ngay một đaị đội Nhảy Dù, nhảy vào 1 giờ trưa, DZ là một thửa ruộng nơi cánh quân thiết vận xa M113 đang chiếm giữ, mục đích  (a) tăng cường lực lượng cho M113 xung phong chiếm mục tiêu ấp Bắc, (b) quân Dù nhẩy xuống giữa mặt trận sẽ kích thích tinh thần chiến đấu của quân ta, (c) đồng thời làm nao núng tinh thần của quân địch. Nguyên tắc hành quân là phải kịp thời tiến chiếm mục tiêu nội trong ngày, giải quyết chiến trường trước khi trời tối.Nhân dịp  tôi phải về Sàigòn  có  công việc, tôi nhận giúp Tư Lệnh Sư Đoàn 7 trình với Bộ Tổng Tham Mưu, xin tăng cường  hành  quân  cấp  kỳ. Đến  Bộ  Tổng Tham Mưu, tôi đã gặp Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tham Mưu  Trưởng Liên Quân, có Trung Tướng Charles Timmes hiện diện. Tham Mưu Trưởng Liên Quân và tôi đi sang phòng bên cạnh, để tôi tiện trình bày chi  tiết mọi thỉnh cầu của Sư Đoàn 7. Xong nhiệm vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đi vào Dinh Độc Lập yết kiến Tổng Thống, có Đại Biểu Chính Phủ Miền Tây và Tư Lệnh Sư Đoàn 21 chờ tôi tại Dinh Tổng Thống. Tại chiến trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 và tôi nhận thấy DZ chỉ vừa cho một đại đội nhảy xuống, thời gian gấp rút, chỉ cần một đại đội  lên máy bay nhảy xuống mật trận kịp 1 giờ trưa, như vậy mới có thì giờ tập trung quân Dù sau khi nhảy xuống, rồi phối hợp  với M113 để tấn công vào mục tiêu trươc tối. Thế nhưng, sau khi tôi rời Bộ Tổng Tham Mưu thì kế hoạch laị hoàn toàn đổi mới. Bộ Tổng Tham Mưu cho một lực lượng nhảy Dù gồm 2 đại đội, có một bộ phận  chỉ huy, sắp xếp như vậy thì ĐÚNG sách vở, mà KHÔNG ĐÚNG với thực tế chiến trường. Chờ cho máy bay chuẩn bị đầy đủ để chở một lực lượng Nhảy Dù thì gần hết ngày, thả quân Dù xuống mặt trận thì trời sắp tối, và khi máy bay thả Dù xong thì trời tối om. Có số nhảy xuống đúng DZ, nhưng chỉ để nằm tại chỗ qua đêm, có số mắc tòn ten trên cây trong
Một kiếp người                                19 
 làng, có số nhảy xuống giữa vị trí địch. Hành quân như thế, tất nhiên không tránh khỏi thất bại, và cũng không thể quy trách nhiệm cho Tư Lệnh Sư Đoàn 7, chỉ huy cuộc hành quân ấp Bắc.Tại đồng bằng sông Cửu Long, quy luật hành quân phải là thanh toán mục tiêu ban ngày, giải quyết chiến trường trước khi trời tối. Nếu không xong, thì Việt cộng không bao giờ ngồi qua đêm tại chỗ, để chờ quân ta tấn công vào ngày kế tiếp. Sự thật về mọi diễn tiến trong Trận Ấp Bắc là như vậy...
Để tìm hiểu chi tiết của Trận Ấp Bắc như thế nào? xin quý độc giả tìm đọc tạp chí Đông Phương, phát hành miền Đông Hoa Kỳ tháng 8 năm 2001, từ trang 36 đến trang 40 do Cựu Tướng Lý Tòng Bá, người chỉ huy Sư Đoàn 7 của trận Ấp Bắc.Hành quân bắt được LÊ DUẨN nhưng cuối cùng được cố vấn Ngô Đình Nhu thả ra sao?
 Mùa Thu 63, tin tình báo Mỹ tại Sàigòn, ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều biết rằng Cộng Sản Hà Nội sẽ gởi một lãnh tụ cao cấp vào miền Nam hội họp với Xứ Uỷ Nam Bộ, để chuẩn bị cho một chính sách mới, giải pháp mới. Ước tính tình hình và thời điểm,MACV ra                         
20                               Huỳnh Văn Cao
lệnh cho tất cả các đại đội trực thăng Mỹ khăp trên lãnh thổ VNCH đều nghỉ bay để bảo trì đến mức hoàn hảo nhưt, để có thể sử dụng được eố tối đa trực thăng hiện có. Mục đích la thực hiện một cuộc hành quân trực thăng vận  to lớn nhứt, gọi là Hành Quân Liên Vùng II và III, dự trù vào một mục tiêu tại vùng liên ranh ba biên giới, nơi sẽ có cuộc hội nghị cao cấp và quan trọng nhưt của Cộng Sản. Vùng II do Tướng Nguyễn Khánh và vùng III do Tướng Tôn Thất Đính làm tư lệnh.
Làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và vùng IV Chiến Thuật, tôi thường xuyên theo dõi và ước tính tình hình trong vùng và trong nước, luôn luôn sắp sẵn các giải pháp quân sự để đối phó kịp thời. Tôi đồng ý là sẽ có hội nghị của phía Cộng Sản sẽ xảy ra nay mai, vì đương nhiên al chúng biết chắc sắp có đảo chánh tại miền Nam; nhưng tôi không đồng ý về địa điểm hội nghị tại cùng ba biên giới, mà trái lại tôi nghĩ rằng, địa điểm hội nghị của Cộng Sản sẽ ở tại Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thẩml định tình hình một cách kỹ lưỡng, tôi đoan chắc là cộng Sản sẽ mở hội nghị tại Hậu Giang. Vì Sao? Vì lãnh tụ cao cấp từ Bắc vào Nam, sau ông Hồ già lão, thì chỉ có Tổng Bí Thư Cộng Sản Lê Duẩn, mà Lê Duẩn đã từng là Xứ Ủy Nam Bộ, Lê Duẩn đã từng lặn lội khắp miền Tây, đặc biệt ở Hậu Giang, từ Chương Thiện, Chắc Băng, Thới Bình, Biện Nhị, Cà Mau.Trung tá Phạm Ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu Chiến Thuật Tiền Giang, thì Thảo làm Tỉnh Trưởng  kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiến Hòa, người được Tổnt Thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tìn, Thảo đã thỏ thẻ với tôi :"Nếu Đại Tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được". Cho nên, đã có lần tôi thưa với Cụ Diệm : "Sao Cụ cứ để Trung Tá Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng Sản hay sao?". Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng Thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng Thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản.
Trong mấy tháng vừa qua, Thảo đã mạo hiểm đến Hậu Giang, thăm viếng vùng ở Chương Thiện, Cà Mau, thăm Biên Nhị, Thới Bình, Sông Ông Đốc. Tiếp đó, Biên Nhị Cái Nước bị thất thủ, vùng an toàn của Cộng Sản rộng mở thênh thang giữa 2 cánh rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Do đó, Tư  Lệnh Vùng IV có lý để đoan chắc là Cộng Sản sẽ mở hội nghị gần mé biển giữa U Minh Thượng và U minh Hạ, mà chỗ lý tưởng an toàn nhứt là vùng Heng Mây.Cũng bởi vì, muốn chọn lộ trình đi từ Bắc vào Nam, lãnh tụ cao cấp Cộng Sản chỉ cần xuống một chiếc tàu biển của Liên Sô hoặc của                       
Một kiếp người                             21
một nước nào đó trong khối Cộng Sản, đi từ Hải Phòng đến Sihanouk Ville, rồi từ hải cảng Sihanouk Ville đi bằng ghe biển có máy đẩy, qua các đảo chung quanh Phú Quốc, đến U Minh một cách mau chóng, dễ dàng và an toàn. Ngoài ra, dương Đông kích Tây là chiến thuật trí trá cơm bữa của Cộng Sản, khi chúng tung tin họp ở Núi thì chúng sẽ họp ở đồng bằng; ngày D  mà chúng tiết lộ thì chúng lại họp 1, 2 ngày sớm hơn, để chúng ngồi rung đùi nhìn quân ta tấn công vào mục tiêu trống rỗng.Thẩm định tình  hình như thế, và sau  khi rà sát các hoạt động thường ngày của Việt Cộng tại các tỉnh Chương Thiện, Cà Mau, kiểm  chứng tin tức các đường giao liên của Tiền Giang và Hậu Giang, của miền Đông và miền Tây, tìm hiểu khả năng tập họp Xứ Ủy Nam Bộ đến địa điểm hội nghị, Tư Lệnh  Vùng IV quyết định mở hành quân ở U Minh. Xin được tăng cường tàu Hải Quân để : (a) chở một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến  đổ bộ từ ngoài biển vào, (b) bao vây mặt biển  để chận bắt toàn thể hội nghị tìm đường thoát thân ra các đảo trong Vùng Phú Quốc. Bởi vì, Cộng Sản đương nhiên phải dự trù nhiều phương án rút lui, mà tốt nhứt cho chúng là ra phía biển.Quân Đoàn IV cũng xin 2 đại đội trực thăng dùng để đổ quân Sư Đoàn 21 xuống mặt trận, làm thành 3 cánh quân tấn công vào mục tiêu. Bình thường thi 2 đại đội trực thăng của Mỹ, đóng ở Bạc Liêu và ở Vĩnh Long là để sử dụng cho Vùng IV Chiến Thuật, nhưng lần này tôi muốn sử dụng thì Mỹ không cho.Thẩm định tình hình, tôi nắm chắc phần thắng mà bị cản trở, tôi nóng nảy bay về Sàigòn, cầu cứu Tổng Thống Diệm. Cụ Diệm điện thoại ngay cho Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Đại Tướng nói chuyện liền với Đại Tướng Harkins, MACV buộc lòng phải ra lệnh cho 2 đại đội trực thăng đóng ở vùng IV, đặt thuộc quyền sử dụng hành quân của tôi.Chiều ấy, tức ngày D-1, tôi bình  thản  ngồi  tại tư dinh, lúc 6 giờ chiều Đại Tá cố vấn trưởng từ Sàigòn về, đến thẳng tư dinh tôi, gặp tôi với bộ mặt hớt hãi lo âu, Connor nói : "Ông tướng ơi! Cả Sàigòn phẫn nộ về ông, bảo rằng ông ỷ thế Tổntg Thống, phá hoại cuộc hành quân liên vùng nhằm đánh vào cuộc hội nghị cao cấp cuả Cộng Sản. Việc này rất quan trọng, mọi người ở MACV, Tổng Tham Mưu, Toà Đại Sứ, đều đổ tội cho ông phá hoại. Ngày mai, nếu hành quân không có kết quả, thì ông và tôi phải lấy một cái bè bơi ra Thái Bình Dương, chứ không sống trên đất liền này được nữa" Tôi bảo với Connor :"Đại Tá Connor ạ! Ông sống gần tôi mấy tháng qua, ông đã thấy tôi làm đúng, quyết định đúng, và ngày mai hanh quân cũng đúng thôi. Đừng có lo".
Ngày hành quân, các cuộc đổ bộ bằng trực thăng cũng như bằng tàu hải quân đều nhịp nhàng đều đặn. Tôi ở tại Bộ Chỉ Huy Hành
22                                 Huỳnh Văn Cao
quân tại Cà Mau, các cánh quân báo cáo về, có chạm súng lẻ tẻ, tiến vào một nơi xem như sào huyệt của chúng, cánh quân khác khám phá  hầm súng đạn và công binh xưởng, canh quân khác thì giải thoát hơn 80 quân nhân công chức bị Cộng  Sản cầm tù trong rừng U  Minh. Bây giờ  đến  lượt màn lưới bao vây mặt biển báo cáo, một tàu hải quân bắt được một ghe biển có máy đẩy, từ U Minh đổ ra, chở mười mấy người  toàn đàn ông, có vài phụ nữ, một tàu hải quân khác chận bắt một chiếc ho-bo biển, có máy mạnh gấp mấy lần ho-bo của Mỹ, cũng tư U Minh đổ ra, trêbn đó chỉ có một người khách và một tài công. Từ tàu hải quân đến các cánh quân trung đoàn, radio thông báo cho nhau là đã bắt được Lê Duẩn.Tôi ra lệnh cho các tàu hải quân đem tất cả  các người bắt được về Bộ Tư Lệnh Hành Quân, hãy đối xử lịch sự vơí họ? Và các cánh quân bắt đầu rút lui. Chiều lại, tôi giao cho Tư Lệnh Sư Đoàn 21 chỉ huy cuộc hành quân. Tôi và cố vấn Connor bay về Cần Thơ.
Lối 8 giờ tối, Connor điện thoại cho tôi :"Ông Tướng ơi! Tàu hải quân thả Cộng Sản  hết rồi" Tôi bảo : "Tôi đã ra lệnh đem về cho tôi, ai dám ra lệnh thả chúng?" Đại Tá Connor nói  tiếp :" Thế mà, tàu hải quân đã thả đi rồi. Bây giờ, tôi đề  nghị sáng mai, ông Tướng khỏi về Cà Mau làm gì nữa. Nhưng xin ông vui lòng tiếp 3 người khách từ Sàigòn đến, và họ ăn cơm trưa với ông tại tư dinh ông. Có 2 tướng 1 đại tá". Tôi bảo Connor cùng đến  ăn cơm luôn thể. Cố vấn Connor nói tiếp :"Ngày mai tôi sẽ ra sân bay đón khách, đem đến nhà ông, rồi tôi xin kiếu về, ông hãy tiếp họ một mình". Tại tư dinh Tư Lệnh Vùng, phía  Mỹ  có  tướng 2 sao, 1 tướng 1 sao và 1 đại tá. Gặp nhau thì chào hỏi lịch sự thân tình, nhưng trên mặt của 3 vị khách vẫn còn nét nóng nảy. Tướng Mỹ 2 sao nói : "Cả một cuộc chiến tranh chỉ có một cơ hội duy nhứt, cuộc diện chiến tranh này tùy thuộc nơi người Cộng Sản ấy, thế mà sao ông thả cho họ đi?".Ngồi thoải mái tại phòng khách, tôi nhẹ nhàng nói : "Vì tinh thần chóng Cộng của tôi, với khả năng và kinh nghiệm chiến trường của tôi và vì danh dự một tướng lãnh, tôi đã lấy hết can đảm để mở cuộc hành quân, quyết bắt cho được họ. Bắt được họ rồi, tôi đã ra lệnh cho cánh quân ngoài biển giải họ về cho tôi. Tôi điên gì mà ra lệnh thả họ đi".Chúng tôi  sang phòng ăn, dùng bữa trưa. Mọi việc trắng đen trong các cuộc Hành Quân tại Sư Đoàn 7 và vùng IV Chiến Thuật là trung thực rõ ràng như vậy. Thế mà một số tác giả Mỹ đã nói rằng tôi nghe lời khuyến dụ của Tổng Thống Diệm nên đã để cho Việt Cộng chạy thoát trong các cuộc hành quân....Để cho rõ ràng Lê Duẩn do ai ra lệnh thả? tác giả viết thơ nhờ Cụ Lê Tấn Bửu, Cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH, rất thân quen cũng là người hàng xóm với tướng Huỳnh Văn Cao ở Arlington, VA, Hoa Kỳ, để hỏi tướng Cao hư thực như thế nào? may thay được Cụ Lê Tấn Bửu, cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH gởi thơ cho biết như sau :
http://daovang.free.fr/ThoOngLETANBUUcopy.jpgXin trích dẫn từ trang 458 – 459 tập 1 50 năm qua (1963-2013) đã đăng Anh em Ngô Đình thỏa hiệp với CSBV cho nên sau khi bị đảo chánh 1-11-1963 phải chạy trốn nhà Mã Tuyên để hy vọng được CSBV tiếp cứu....

3-Theo ông VIỆT THƯỜNG
(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-Sản Việt-Nam):

"... Nguyễn công Tài đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu hàng núi hồ sơ về gia đình nhà ông Ngô Đình Diệm và những người kế cận, cũng như những người đối lập. Tài liệu cập nhật từ nhiều nguồn, nhưng phần đóng góp của nội gián Phạm ngọc Thảo là rất quan trọng. Làm sao phải chọn người tiếp xúc thật đúng mà lại bảo toàn bí mật. Cuối cùng, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Nguyễn công Tài đã lựa nhân vật Mã Tuyên, người Tàu ở Chợ-lớn đang làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm.

Thông qua dịch vụ buôn bán táo bạo, Nguyễn công Tài đã tiếp xúc trực tiếp được với Mã Tuyên. Và, cái thời điểm để đưa ý kiến cho Mã Tuyên "gợi ý" với anh em ông Ngô Đình Diệm là sau tháng 2-1962, sau cái ngày mà hai trung uý của quân đội ông Diệm là Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử ném bom dinh Độc Lập làm đảo chính. Sự việc của hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử tuy không thành công nhưng nó lại là lý do hợp thời để Nguyễn Công Tài làm cuộc tiếp xúc với anh em ông Diệm, Nhu thông qua thương gia người Tàu ở Chợ-lớn là Mã Tuyên. Tín hiệu có thuận lợi. Quả nhiên ông Nhu nhận sự tiếp xúc một cách thận trọng và kéo dài thời gian để mặc cả cho cái giá đi đêm. Nguyễn công Tài có nhận xét là anh em ông Diệm, Nhu tuy học ở Pháp và Mỹ về nhưng óc bài ngoại cực đoan như "Tự Đức" và cũng có mộng Việt Nam sẽ gồm cả Miên và Lào và phải là cường quốc ở châu Á.

Sự việc tin đi mối lại chỉ dừng ở đó. Phải cho đến lúc được phép của ông Line, Nguyễn công Tài cung cấp cho ông Nhu một số tài liệu chứng minh người Mỹ muốn lưu lại ông Diệm còn vợ chồng ông Nhu phải đi lưu vong nước ngoài, cũng như họ trước sau cũng buộc ông Diệm phải từ bỏ chế độ độc tài, gia đình trị, phải chia quyền lãnh đạo cho các đảng phái cũng như phải có chính sách bình đẳng tôn giáo. Ông Nhu chấp nhận một cuộc gặp gỡ với phái viên đặc biệt của ông Line. Có thể đây chỉ là giải pháp phòng ngừa mà cũng có thể ông Nhu muốn hiểu rõ hơn ý đồ của địch. Những điều này còn là bí ẩn đi theo ông Nhu xuống tuyền đài.

Phạm Hùng nhận những chỉ thị toàn quyền hành động từ ông Line tại phủ toàn quyền Đông Dương ở Ba-Đình (Hà-nội) và cấp tốc đi Nam bằng cả ba thứ phương tiện: thủy, bộ và hàng không.

Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả. Nội dung cuộc họp vẫn còn nằm trong bí mật cho đến nay.

Đầu tháng 11-1963, các tướng trong quân đội của ông Diệm làm đảo chánh thành công. Anh em ông Diệm, Nhu theo đường hầm trốn vào Chợ-lớn ở nhà Mã Tuyên. Phải chăng hai anh em ông Diệm, Nhu định chờ người của Phạm Hùng và Nguyễn công Tài đến đón ra bưng biền?

Người duy nhất còn lại là Nguyễn công Tài, sau này "tình cờ" làm cái việc xét căn cước, cảnh sát của miền Nam đã bắt được Nguyễn công Tài. Người Mỹ đã cho giam Nguyễn Công Tài ở Bạch Đằng (Sài-gòn), cho hưởng mọi tiện nghi vật chất rất cao và cũng được ngồi xe hơi (tất nhiên có bảo vệ) đi "tham quan" phố xá Sài-gòn. Đến 1975, trước khi đứt phim miền Nam, Mỹ đã thả Nguyễn công Tài ra...

4-Theo ông QUANG PHỤC
(Ký giả, chủ nhiệm “Góp Gió”):


Chúng tôi nhận định rằng chính gia đình ông (Ngô Đình Diệm), cụ thể là ông bà Ngô Đình Nhu, và Đảng Cần Lao của ông ta đã làm hại ông, khi âm mưu thỏa hiệp với CS Hà Nội từ năm 1958 khi ra lệnh cho các Tỉnh trưởng ngưng bắt các cán bộ cộng sản và thu hồi vũ khí tự động của Bảo An, Dân Vệ, thay vào đó bằng súng mousqueton và dao găm.” (Hồi ký Công và Tội của Nguyễn Trân, trang 269)
(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 39)

5-Theo Trung Tướng HUỲNH VĂN CAO:
“Đọc hồi ký Một Kiếp Người của Trung tướng Huỳnh Văn Cao, tới đây thì vấn đề ông Nhu có liên hệ với CS không cần bàn cãi nữa. Cả tướng (Trần Văn) Đôn, tướng Huỳnh Văn Cao và Nha An Ninh Quân Đội của Đại tá Đỗ Mậu đều báo cáo (rằng) Đại tá Phạm Ngọc Thảo là VC nằm vùng, nhưng cả 2 ông Diệm và Nhu lẫn cha Thục vẫn cứ cố ý bảo vệ cho Thảo. Trong hồi ký Một Kiếp Người của Huỳnh Văn Cao cho biết Đ/tá Thảo còn dám cả gan “móc nối” ông Cao (lúc còn Đại tá), đòi giới thiệu để ông Cao làm quen với Tổng bí thư Lê Duẫn, các sĩ quan dưới quyền ông Cao rất tức giận vì biết Thảo là VC nằm vùng, đòi giết Thảo (các trang 79-80). Ông Nhu nghe Thảo báo cáo bèn dọa “Kẻ nào đụng tới Thảo (tôi) sẽ bỏ tù rục xương” (trang 90). Đồng thời, nơi trang 84, Tướng Huỳnh Văn Cao còn cho biết cả Đại tướng Harkins cũng nghi ngờ TT Diệm. Bởi vì cuộc hành quân nào của QLVNCH sắp mở ra mà báo cho Tổng Thống phủ thì VC đều biết trước! Cho thấy người Mỹ, CIA đã biết và theo dõi bám sát ông Ngô Đình Nhu từ lâu. Và người Mỹ nhiều lần đòi Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu. Các tướng lãnh cũng đòi loại trừ ông Nhu nhưng ông Diệm  cương quyết giữ ông Nhu!.

17 tháng 11, 2017

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử


Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Vũ Đức Liêm
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.
Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong.
Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam.
Các huyền thoại về Phù Nam
Sau hơn nghìn năm bị “lãng quên”, người đầu tiên đưa Phù Nam trở lại là học giả Pháp Paul Pelliot (1903: Le Fou-Nan, BEFEO). Ông sử dụng tư liệu Trung Hoa để phác họa lịch sử vương quốc mà ông cho là bắt đầu từ thế kỷ I CN đến khoảng thế kỷ VI-VII CN. Những nghiên cứu sau đó sẽ khảo sát khía cạnh ngôn ngữ học, dân tộc học, khảo cổ học, văn bia… để tìm kiếm phác thảo chi tiết về vương quốc bí ẩn này. Tiếp sau khảo cứu của George Coedès (1944), cuộc khai quật của L.Malleret ở Óc Eo là dấu mốc quan trọng về nhận thức đối với Phù Nam. Các cuộc khai quật khảo cổ quy mô những thập kỷ gần đây ở Việt Nam, từ Nền Chùa (Kiên Giang), Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang), Cây Gáo (Đồng Nai), Lưu Cừ (Trà Vinh), Bình Tả- Gò Xoài (Long An), Gò Thành (Tiền Giang), Phụng Sơn Tự-Chùa Gò (TP.HCM), đến Cát Tiên; và ở Campuchia bởi các nhà khảo cổ học Campuchia, Mỹ, Pháp… như dự án Khảo cổ hạ lưu Mekong- LOMAP của ĐH Hawaii và bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia, đã gia tăng đáng kể hiểu biết của chúng ta về diện mạo của Phù Nam và các tương tác vùng của nó.
Lịch sử hình thành Phù Nam được trùm phủ bởi các truyền thuyết và huyền thoại. Huyền thoại này được ghi vào bi ký và phản ánh gần như nhau trong các sách cổ Trung Hoa như Tấn thư, Nam Tề thư, Lương thư. Theo đó, thực thể này lần đầu tiên được người Trung Hoa ghi chép ở thế kỷ III, bắt đầu từ chuyến thăm của hai vị sứ thần là Khang Thái và Chu Ứng tới vương quốc họ gọi là Phù Nam. Rằng có một người từ Ấn Độ, Malay hay các vùng biển phía Nam nào đó tên là Hỗn Điền – Kaundinya được thần báo mộng, nhặt được cây cung ở dưới gốc cây và chỉ hướng đi thuyền lớn ra biển. Thuyền đến biển Phù Nam, dưới sự cai trị của một nữ hoàng là Liễu Diệp. Liễu Diệp cho người ra chống lại, Kaundinya giương cung bắn, tên xuyên qua mạn thuyền, Liễu Diệp sợ, xin hàng. Kaundinya cưới Liễu Diệp và cùng trị vì. Bia Champa Mỹ Sơn 3 (năm 658) kể một câu chuyện tương tự, nhưng nhuốm màu sắc huyền thoại hơn, thần thánh hóa ảnh hưởng của Hindu giáo với các tước hiệu, tên các vị thần và dòng dõi các tộc cổ xưa có liên hệ với châu thổ sông Hằng.

a: Hình thần Vishnu trên mảnh vàng, di chỉ Gò Tháp; b: Hình thần khắc trên mảnh vàng, Cát Tiên. (ảnh: Nguyễn Tiến Đông); (Lê Thị Liên, 2011).  
Như vậy, dù câu chuyện về sự lập nước diễn ra như thế nào đi nữa, diễn ngôn của nó phản ánh sự tương tác giữa những người bản địa với những người từ bên ngoài (Ấn Độ), mang theo các yếu tố mà trong nhiều thập kỷ, học giả phương Tây gọi là nhân tố “Ấn Độ hóa” như tôn giáo, thiết chế chính trị, nghệ thuật, luật pháp… Còn Liễu Diệp, vị nữ hoàng bản địa có lẽ là thủ lĩnh của một bộ lạc mà sử Trung Hoa mô tả là “còn trần truồng” (Lương Ninh 2006). Tuy vậy, chắc chắn các nhóm bản địa đã đóng vai trò năng động trong quá trình hình thành nên thực thể chính trị này, chứ không đơn thuần là kết quả của quá trình tương tác ngoại lai. Sự kết hợp này do đó mở đầu cho vương triều Phù Nam, vương quốc mà ngay cả phổ hệ của những người đứng đầu vẫn còn là một thách thức đối với các sử gia.
Hình thần Vishnu trên mảnh vàng, di tích Đá Nổi (ảnh Lê Xuân Diệm). (Lê Thị Liên, 2011)
Khung cảnh của Phù Nam
Lịch sử của Phù Nam có lẽ nên được kể từ 5000-7000 năm trước. Bắt đầu với cuộc di cư của các cư dân nói tiếng Nam Đảo (Austronesians) từ đảo Đài Loan xuống Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Họ mang theo lúa nước, lợn, dừa, khoai lang, và kỹ nghệ làm gốm, đóng tàu… qua các hòn đảo, duyên hải trên Biển Đông (Peter Bellwood 2006, 2007, 2014, 2017; Solheim 2007). Cuộc du hành này là một trong những hiện tượng kỳ vĩ của nhân loại, đưa Austronesians thành nhóm ngôn ngữ trải rộng nhất trong lịch sử thời tiền hiện đại, băng qua 1/3 địa cầu, kết nối hàng chục nghìn hòn đảo trải dài từ Nhật Bản đến đảo Madagascar và quần đảo Tây Thái Bình Dương.
Bản đồ vùng phân bố của dân nói ngôn ngữ Austronesia (Nam Đảo), Peter Bellwood, 1997.
Một trong các nhóm này được cho là đã cập bến vùng duyên hải miền Trung và Nam Việt Nam từ đảo Borneo và quần đảo Philippines (Peter Bellwood 2017). Điều này đã được chứng thực không chỉ qua bằng chứng ngôn ngữ học (Leonard Andaya 2008), mà còn phản ánh qua đường phân bố của nhiều loại hiện vật khảo cổ. Một trong số đó chính là dải phân bố của các vật phẩm ngọc bích, đặc biệt là khuyên tai hai đầu thú từ Đài Loan tới văn hóa Sa Huỳnh, quần đảo Philippines, hạ lưu Mekong và phía Bắc bản đảo Malay.

Vùng phân bố các vật phẩm ngọc bích từ Đài Loan trong vùng Đông Nam Á (Hsiao-Chun Hung, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Berenice Bellina, et al., 2007).
Huyền thoại Phù Nam mang theo những câu hỏi lớn từ tộc người, thể chế chính trị, quan hệ lãnh thổ, phạm vi địa lý, kinh đô, trạng thái kinh tế, và tương tác khu vực. Mỗi khía cạnh của nó đều chứa đựng những diễn dịch lịch sử có tác động trực tiếp đến nhận thức về quá khứ của một vùng đất rộng lớn từ phía Nam biển Hồ xuống hạ lưu Mekong và một phần của Tây Nguyên. Điều càng có ý nghĩa là vùng đất này ngày nay nằm trên hai quốc gia khác nhau: Việt Nam và Campuchia.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học (Hsiao-Chun Hung, Yoshiyuki Iizuka, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Bérénice Bellina, et al) đăng trên PNAS (2007) cũng chỉ ra phần lớn các vật phẩm này khá tương đồng trên nhiều phương diện và được làm cùng thời (500 TCN-500 SCN). Điều đó có nghĩa là dải đất và duyên hải kéo dài hơn 3,000 km xung quanh biển Đông đã được kết nối trong những tương tác sôi động ở các thế kỷ tiếp giáp CN. Đó là cơ sở của Óc Eo và Phù Nam.

a. Các vật phẩm ngọc bích: A-Gò Mả Vôi (văn hóa Sa Huỳnh) và các di chỉ ở Phillipines và Đài Loan. (Hsiao-Chun Hung, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Berenice Bellina, et al., 2007)
b. Khuyên tai hai đầu thú và vật phẩm đá quý và thủy tinh từ văn hóa Sa Huỳnh
(Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia, 2002)
c. Khuyên tai hai đầu thú trên thái dương một di cốt tại di chỉ Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)
(Vũ Đức Liêm, Triển lãm khảo cổ học Việt Nam tại bảo tàng Khảo cổ học Herne, Đức).
Khi các nhóm cư dân này bước vào thời kỳ kim khí, nhiều khu định cư đã được xác lập nơi ngày nay là các di chỉ khảo cổ lớn như Nền Chùa (Kiên Giang), Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang), Cây Gáo (Đồng Nai), Lưu Cừ (Trà Vinh), Bình Tả- Gò Xoài (Long An), Gò Thành (Tiền Giang), Giồng Cá Vồ, Chùa Gò (TP.HCM), kéo dài lên Cát Tiên ở phía Bắc, khu vực Angkor Borei ở phía Đông, cách Châu Đốc khoảng 50 km. Những trung tâm định cư và hình thái tổ chức xã hội phức tạp này sau đó tiếp xúc với thiết chế chính trị và tư tưởng tôn giáo từ Ấn Độ trong các thế kỷ tiếp giáp công nguyên để từng bước hình thành nên cấu trúc chính trị Phù Nam.
Một vương quốc, một đế quốc, một mandala, một “bá quyền” hay…
Chúng ta biết gì về cấu trúc chính trị và lãnh thổ của Phù Nam? Người Trung Hoa gọi nó là “quốc” (vương quốc, nước) đơn giản vì trong thế giới quan của họ, “quốc” phản ánh tất cả các hình thái tập trung quyền lực xã hội. Đương nhiên người đứng đầu “quốc” sẽ là vương (vua), cũng như người Ấn gọi tất cả những người nắm quyền khác là Raja. Nhưng đó là cách bên ngoài nhìn Phù Nam. Tư liệu Trung Hoa thậm chí còn cung cấp một bảng phổ hệ không đầy đủ về các vương triều Phù Nam. Một vài tấm bia ở vùng hạ lưu Mekong cũng nhắc đến vị hoàng tử hay nhà vua nào đó.
Ngay từ đầu các học giả đã gọi nó là một vương quốc, hay thậm chí là “đế quốc” vì sử nhà Đường nói rằng Chân Lạp (nhà nước sơ kỳ của người Khmer ở phía Bắc) từng lệ thuộc Phù Nam. Những người khác thì gọi nó là nhà nước Ấn Độ hóa, nhà nước sơ kỳ đầu tiên ở Đông Nam Á, hay một “bá quyền” (hegemony, Kenneth R. Hall) cho đến khi Oliver W. Wolters, sử gia ở ĐH Cornell (Mỹ), đề xuất gọi những thể chế sơ kỳ trong khu vực là mandala (1982, 1999). Mandala là khái niệm từ tiếng Sanskrit mà Wolters dùng để chỉ tình trạng chính trị riêng biệt và thường không bền vững, trên phạm vi địa lý xác định một cách mơ hồ, không có biên giới định rõ. Trong hệ thống này, các trung tâm nhỏ có nhu cầu tìm kiếm sự bảo trợ và liên minh chính trị ở khắp nơi. Vì thế, mỗi mandala gồm có tôn chủ và các tiểu thủ lĩnh phụ thuộc; trong khi chỉ có tôn chủ mới được quyền nhận cống nạp và thần phục thì các nhóm lệ thuộc luôn tìm cách tạo lập một hệ thống mandala của riêng mình khi có điều kiện. Điều này xuất phát từ đâu? Wolters giải thích đó là do điều kiện tự nhiên phân tán, chia cắt bởi thung lũng, rừng rậm, đầm lầy, dân cư thưa thớt và các quan hệ quyền lực lỏng lẻo.

Bản đồ phân bố các di chỉ Đá Nổi, Gò Tháp, Cát Tiên (Lê Thị Liên 2011).
Dù nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhà khảo cổ và sử gia về giai đoạn sơ sử Đông Nam Á, quan điểm này vẫn còn là vấn đề tranh luận ở Việt Nam. GS. Lương Ninh không tán đồng với quan điểm cho Phù Nam là một mandala, ít nhất là ở giai đoạn mà ông gọi là thời kỳ “đế quốc” (thế kỷ III – VI CN). Ông cho ở giai đoạn sơ kỳ, có thể tổ chức bộ máy Phù Nam còn lỏng lẻo, phân tán, chưa ổn định, nhưng sau đó, chính quyền được củng cố lại như một quy luật lịch sử (2009: 68-69).

Bản đồ kênh cổ kết nối các trung tâm của Phù Nam. Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia, 2002.
Cuối cùng, điều mà chúng ta biết được là Phù Nam tồn tại dựa trên các trung tâm chính trị và thương mại như Angkor Borei và Óc Eo. Những trung tâm này kiểm soát, kết nối hệ thống các khu đô thị/ định cư cổ phân bố cả hai bên đường biên giới Việt Nam-Campuchia. Nền chính trị, ý niệm quyền lực, nghi lễ tôn giáo của nó gắn bó chặt chẽ với sự thực hành chính trị và tư tưởng quyền lực Ấn Độ. Họ xây dựng các kênh đào, có các trung tâm sản xuất thủ công như đồ gốm và chế tác đồ trang sức, cũng như một mạng lưới các trung tâm tôn giáo phức tạp. Phạm vi “lãnh thổ” Phù Nam có thể được phác thảo thông qua mạng lưới này. Bản đồ phân bố các di chỉ khảo cổ hạ lưu sông Mekong (Lê Thị Liên 2011) và bản đồ các con kênh cổ kết nối các di chỉ quan trọng của Phù Nam dưới đây (Charles Higham 2002) gợi ý về cấu trúc lãnh thổ và tương tác khu vực của thể chế này.
Phù Nam trong mối giao thương giữa Ấn Độ – Đông Nam Á-Trung Hoa

Bản đồ thương mại Á châu, khoảng năm 600 (James C.M. Khoo. Art & Archaeology of Fu Nan, 2006)
Để hiểu được điều này, chúng ta cần định vị Phù Nam trong khung cảnh rộng lớn hơn của lịch sử toàn cầu, giai đoạn mà nhiều sử gia gọi là thời kỳ “toàn cầu hóa” đầu tiên. Con đường tơ lụa kết nối Trung Hoa với thế giới Địa Trung Hải, nơi mà Viện Nguyên Lão Rome nhiều lần cấm các thành viên mặc lụa bởi vì sản phầm này làm chảy máu vàng và bạc ra khỏi đế chế. Xuôi về phía nam hàng nghìn km, có một tuyến giao thương không kém phần quan trọng nhưng ít được biết đến hơn. Nhà khảo cổ học người Anh, Ian Glover gọi đó là Con đường tơ lụa phương Nam (2000), hình thành do sự gia tăng thương mại của Rome với Ấn Độ, Đông Nam Á, và Trung Hoa. Cuốn sách bàn về chính trị cổ xưa của Ấn Độ là Arthashastra (viết bởi Kautilya, c. 350-275 TCN) đã đề cập đến việc người Ấn đi về phía Đông để tìm vàng. Điểm đến của họ là hòn đảo có tên Suvarnadvipa (Đảo Vàng), mà nhiều khả năng là đảo Java. Các văn bản Phật giáo đề cập đến việc nhà vua Asoka cũng phái các tăng đoàn đến vùng đất được gọi là Suvarnabhumi (Đất Vàng), nơi mà cả Malaysia, Thailand và Myanmar đều cho là thuộc về mình. Bản thân truyền thuyết về sự ra đời của Phù Nam cũng đã phản ánh sự dịch chuyển của những người Ấn Độ này.

Tượng thần Vishnu, niên đại thế kỷ VI, cao 1.6 m, khai quật tại Đồng Tháp năm 1998 (Võ Sĩ Khải 2000)
Tại sao Phù Nam lại quan trọng ở giai đoạn đầu của kết nối trên Biển Đông? Vì nó là trung tâm của một mạng lưới các giao thương ven bờ. Các sử gia về lịch sử thương mại và kỹ thuật hàng hải trong khu vực như Paul Wheatley, Oliver W. Wolters, Kenneth R. Hall, Micheal Jacq-Hergoualc’h, và Pierre-Yves Manguin đều gợi ý rằng cho đến trước thế kỷ VI-VII, giao thương hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương được trung chuyển chủ yếu qua eo đất Kra, miền Nam Thailand ngày nay. Hạn chế kỹ thuật hàng hải, tri thức địa lý cùng với nỗi lo cướp biển và các cơn bão đã khiến thủy thủ đoàn không dám mạo hiểm đi qua eo Mallaca. Chuyến đi của nhà sư Pháp Hiển ở thế kỷ thứ V là một ví dụ. Sau khi đi đường bộ đến Ấn Độ, ông quyết định trở về Trung Quốc trên một con tàu thương mại Ba Tư. Chuyến hành trình được Pháp Hiển ghi lại trong cuốn Phật Quốc Ký của mình, đã trở thành một thảm họa thực sự. Con tàu của ông bị bão đánh dạt hơn 1000 km về bờ biển phía Bắc Trung Quốc, thay vì địa điểm hướng đến là Quảng Châu (Tansen Sen 2003). Hơn nữa, việc chuyển hàng qua dải đất Kra cũng sẽ giúp giảm được hơn 1200 km đi lại. Phù Nam vì thế trở thành một đầu mối thương mại trong vùng vịnh Thailand, cùng với vương quốc người Môn là Dvaravati trên lãnh thổ trung tâm Thailand ngày nay.
a: Đồng tiền Roma thời hoàng đế Antonius Pius tìm thấy ở Óc Eo (Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia, 2002).
b: Đồng tiền Roma thời hoàng đế Victorius (268-70), được đúc ở Cologne (Đức), được phát hiện tại U-Thong (Thailand). (Ian Glover 1989).
Sự thịnh vượng của Phù Nam được phản ánh qua số lượng phong phú các hiện vật khảo cổ được tìm thấy mà phần lớn trong số chúng là những vật phẩm thương mại giá trị. Rất  nhiều trong số chúng có nguồn gốc ngoại lai từ Rome, Ấn Độ, Trung Hoa và các khu vực thuộc Đông Nam Á: từ các đồng tiền, chuỗi hạt đá quý, thủy tinh, đồ kim loại, đồ trang sức vàng, ngọc, các vật phẩm tôn giáo như lá vàng khắc chữ Sanskrit, hay khối lượng phong phú hình các linga, tượng thờ…
Các đồ trang sức bằng đá quý và thủy tinh cũng gợi ý về các trung tâm chế tác ở vùng châu thổ Mekong và sự gắn bó chặt chẽ với nhiều vùng sản xuất khác trên đất Ấn Độ. Số lượng đồ gốm rất đa dạng tại các di tích này cho thấy sự phát triển của thủ công nghiệp, trong khi các con kênh cổ có thể được dùng cho cả mục đích giao thương và sản xuất nông nghiệp.

a: Tiền Phù Nam và tiền Pegu (Lương Ninh 2009).
b: Tiền bạc tìm thấy tại Ba Thê, giống như những đồng tiền mà L.Malleret khai quật tại Óc Eo. (Bảo tàng An Giang).  (John N. Miksic 2000).
Việc tìm thấy nhiều đồng tiền đúc bằng bạc cho thấy sự phát triển của hoạt động trao đổi. Sự tương đồng của những đồng tiền này với các đồng tiền tìm thấy trên bán đảo Malay, Thailand, và Myanmar cho thấy không gian tương tác khu vực rộng lớn của các cư dân Phù Nam. Chính sức hấp dẫn đó mà ngay từ thế kỷ III, người Trung Hoa đã phái sứ đoàn đến vùng đất này.

Mảnh vàng lá khắc chữ và đồ trang sức bằng vàng khai quật năm 1987 tại Long An (Võ Sĩ Khải 2000).
Trong khi đó số lượng phong phú các tượng Phật và Hindu, nền tháp và di tích các công trình tôn giáo cũng như vật phẩm tôn giáo cho thấy đời sống tinh thần phức tạp và đa dạng của các nhóm cư dân Phù Nam. Nhiều trung tâm tôn giáo được ghi nhận trên vùng hạ lưu Mekong, cùng với đó là sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc (xem thêm Lê Thị Liên 2006, Nghệ thuật Phật giáo và Hin-du giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ X).

Mảnh vỡ tượng đất nung được cho là các vị thần của Rome cùng với tượng phật và một linga nhỏ (Võ Sĩ Khải 2000).
Phù Nam và Chân Lạp
Chân Lạp là tên người Trung Hoa ghi chép về vương quốc sơ kỳ của người Khmer. Theo các văn bia, vương quốc này cũng là một thực thể chính trị chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, thành lập cuối thế kỷ VI ở vùng cao nguyên phía Nam Lào (Vat Phou, Champasak). Sử nhà Đường có chép việc Chân Lạp vốn là thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ thứ VII thì lớn mạnh và chinh phục Phù Nam. Sau đó Chân Lạp bị chia rẽ, phân làm Thủy Chân Lạp (ở phía Nam) và Lục Chân Lạp (ở phía Bắc). Campuchia ngày nay nói rằng vì thế mà họ là người kế thừa của Phù Nam!
Tấm bản đồ dưới đây phản ánh thành quả nghiên cứu hơn một thập kỷ của dự án khảo cổ Hạ lưu Mekong-LOMAP trong việc xác định không gian địa lý của hai thực thể: Phù Nam và Chân Lạp.

Bản đồ không gian Phù Nam và Chân Lạp (Miriam Stark 2006)
Phù Nam là Phù Nam và Chân Lạp là Chân Lạp. Sử liệu, khảo cổ học, ngôn ngữ học, văn bia, và khảo sát tộc người cho thấy không hề có sự nhập nhằng nào giữa hai thể chế này, cũng như không thể khẳng định Chân Lạp là người kế thừa (không nói là kế thừa toàn bộ) di sản của Phù Nam.
Trước hết, Chân Lạp được tạo dựng bởi người Khmer. Người Khmer nói tiếng Nam Á (Austroasiatic). Địa bàn phân bố của những người tạo dựng nên Chân Lạp trải dài từ khu vực cao nguyên Khorat, dọc lưu vực sông Chi, sông Mun, theo dãy Dangrek về phía đông đến vùng cao nguyên Champassak của Lào. Chân Lạp được thành lập sau Phù Nam và ban đầu còn phải nhận sự lệ thuộc.
Thứ hai là chính Chân Lạp đã tấn công phá hủy Phù Nam, sau đó rút về phía Bắc của Biển Hồ. Lịch sử cư trú của người Khmer ở hạ lưu Mekong sau thời kỳ Phù Nam là hầu như không được đề cập đến. Nhà sử học Nhật Bản Yumio Sakurai nói rằng nhiều vùng đất như Đồng Tháp Mười đã bị bỏ hoang cả nghìn năm sau sự sụp đổ của Phù Nam. Sứ thần nhà Nguyên Chu Đạt Quan đến Angkor vào thế kỷ XIII, ghi chép về vùng đất xung quanh hai bờ sông hầu như bỏ trống, chỉ có trâu hoang và rừng rậm. Nhà khảo cổ người New Zealand, Charles Higham đã lập tấm bản đồ trong đó đánh dấu các địa điểm có văn bia Khmer từ thế kỷ IX đến XIII, cho thấy họ hầu như không có sự hiện diện nào từ khu vực phía Nam Phnom Penh (2002).

Bản đồ phân bố các văn bia Khmer từ triều đại Mahidharpura (c. 802–1219) (Charles Higham 2002)
Cuối cùng, Phù Nam đang dần bước ra khỏi huyền thoại. Càng tách lịch sử ra khỏi huyền thoại thì chủ nghĩa dân tộc càng ít chỗ “ẩn nấp”, đó là lí do chúng ta cần đưa vương quốc này ra ánh sáng khoa học. Điều đó không chỉ giúp quá khứ được hiểu đúng mà quan trọng hơn thực tế lịch sử và các di sản của nó được tôn trọng, trong đó có vấn đề lãnh thổ, biên giới.
Lịch sử Phù Nam và vùng hạ lưu Mekong chắc chắn sẽ là những chủ đề được quan tâm trong tương lai. Hiện tại, các bảo tàng cấp tỉnh ở An Giang, Đồng Tháp, Long An, thành phố Hồ Chí Minh… có rất nhiều các hiện vật được khai quật, đang chờ đợi các nhà nghiên cứu. Chúng sẽ góp phần làm sáng tỏ bức chân dung ẩn giấu của Phù Nam. Thực tế, huyền thoại về Phù Nam là một ẩn dụ cho cách tiếp cận lịch sử của người Việt hiện đại, rằng lịch sử Việt Nam dường như vẫn chủ yếu được viết và nhìn từ châu thổ sông Hồng. Đã đến lúc chúng ta cần những cách thức tiếp cận lịch sử đa dạng, và mở rộng không gian của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bởi vì, dù phía sau Phù Nam là huyền thoại gì đi nữa, nó đã trở thành một phần của Việt Nam, cũng như lịch sử Phù Nam đã là một bộ phận của lịch sử Việt Nam.
Vũ Đức Liêm là giảng viên khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội, nghiên cứu Lịch sử tại ĐH Hamburg. Hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á cận hiện đại.