Hai đặc công Việt Nam bí mật xâm nhập vào cảng Sài Gòn, mỗi người mang theo 40kg thuốc nổ và các bộ phận cần thiết để tạo nên hai quả bom hẹn giờ
Tàu sân bay USNS Card neo tại cảng Sài Gòn.
Theo National Interest, mục tiêu của hai đặc công Việt Nam chính là tàu sân bay lớn nhất của Mỹ neo tại cảng Sài Gòn vào ngày 2.5.1964.
Tàu sân bay USNS Card vốn là tàu hộ tống chuyên chở máy bay săn ngầm hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương trong Thế Chiến 2. Tàu được cải tiến trở thành tàu sân bay chuyên chở máy bay chiến đấu, trực thăng.
USNS Card dài 151 mét, rộng 34 mét, lượng giãn nước tối đa 16.500 tấn. Tàu neo tại cảng Sài Gòn khi đó chở theo 39 máy bay và nhiều trang thiết bị vũ khí khác.
Sự xuất hiện của tàu sân bay USNS Card được coi là cam kết của Mỹ trong việc leo thang Chiến tranh Việt Nam sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1961.
Theo National Interest, chiến sỹ đặc công Ba náo (Lâm Sơn Náo) từng là nhân viên bảo trì tại cảng Sài Gòn ở thời điểm vụ tấn công xảy ra. Công việc này thực chất chỉ là vỏ bọc để ông thu thập thông tin tình báo, che giấu khối thuốc nổ và chuẩn bị phương án tấn công.
Trải qua nhiều khó khăn để tới được cảng Sài Gòn, trong đó có cả việc bị lính địch chặn hỏi, hai người lính đặc công khéo léo vượt qua và chèo xuồng vào đường cống. Đi được khoảng 300 mét thì nước cạn, hai người nhảy xuống vác thuốc nổ đi về phía chiếc tàu sân bay Mỹ đang cập ở bờ cảng.
USNS Card thuộc lớp tàu sân bay Bogue. Ảnh minh họa.
Tại đây, hai chiến sỹ đặc công dành khoảng một giờ dưới nước để lắp
đặt hai quả bom hẹn giờ nặng 40kg. Vị trí đặc bom được tính toán kỹ
lưỡng để nước có thể tràn ngập vào khoang động cơ.2 giờ sáng ngày 2.5.1964, quả bom phát nổ khiến tàu USNS Card chìm dần xuống sông Sài Gòn. Vụ nổ tạo ra hố rộng ở khoang động cơ, nhấn chìm con tàu từng sống sót qua đợt tấn công của tàu ngầm U-boat Đức trong Thế chiến 2.
Nhiều nhân viên quân sự Mỹ trên tàu thiệt mạng và 24 máy bay chìm theo tàu. Mỹ coi USNS Card tàu sân bay cuối cùng bị đánh đắm trong một cuộc chiến tranh cho đến nay.
Sau chiến công lịch sử này, Lâm Sơn Náo được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba. Hai chiến sỹ giúp vận chuyển thuốc nổ vào thành phố được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.
USS Card sau này được “vinh danh” trên con tem của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với tên gọi “Hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh”.
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson khi đó muốn sự kiện tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm nhanh chóng chìm vào quên lãng. Chính phủ Mỹ phủ nhận thông tin có tàu chìm ở cảng Sài Gòn và nói với công chúng rằng tàu sân bay USNS Card chỉ bị hư hỏng nhẹ.
Chính vì lý do này mà hải quân Mỹ đã huy động toàn lực trục vớt tàu sân bay chìm dưới mặt nước khoảng 15 mét. Mỹ điều hai tàu cứu hộ USS Reclaimer và USS Tawakoni đến cảng Sài Gòn để bơm nước ra khỏi tàu sân bay.
USNS Card mang theo máy bay chiến đấu.
17 ngày sau, USNS Card được trục vớt thành công trong tình trạng tồi
tệ và nhiều trang thiết bị hư hỏng nặng. 6 tháng sau, con tàu phục vụ
trở lại trong 6 năm nữa trước khi được đem rã sắt vụn.Vụ đánh chìm tàu sân bay Mỹ cho thấy các tàu chiến dễ bị tổn thương như thế nào trước đối phương sử dụng vũ khí thô sơ.
Giới chuyên gia quân sự nhận định, tàu sân bay được coi là “biểu tượng sức mạnh” của một quốc gia. Nhưng con tàu cỡ lớn chở theo hàng chục máy bay này lại rất dễ bị tấn công.
Đó là lý do vì sao tàu sân bay cần đội tàu hộ tống hùng hậu, bao gồm tàu khu trục, tàu tuần dương tên lửa và thậm chí cả tàu ngầm.
James Holmes, chuyên gia lịch sử hải quân tại Đại học Hải chiến Mỹ nói: “Vụ đặc công Việt Nam đánh chìm tàu USNS Card khiến người Mỹ không còn gọi tàu sân bay là ‘pháo đài bằng thép’”.
“Pháo đài có lớp tường dày bảo vệ nhưng tàu chiến hiện đại chỉ có lớp giáp mỏng. Một ai đó mang theo quả bom là đủ để tạo ra thiệt hại lớn”, ông Holmes nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét