Ai trong chúng ta hẳn cũng từng cầm đến bộ tú lơ khơ (hay còn gọi là bộ bài tây), nhưng những ý nghĩa đằng sau các con số, và những nhân vật lịch sử đại diện cho các quân “J, Q, K” thì chắc hẳn ít ai biết.
52 lá bài trong bộ bộ tú lơ khơ (hay còn gọi là bộ bài tây) là tương ứng với 52 tuần trong một năm. 4 loại chất: cơ (hình trái tim), rô (hình thoi), chuồn hay tép (hình lá cánh chuồn) và bích (hình ngọn giáo) là tượng trưng cho 4 mùa trong năm.
Mỗi một loại chất có 13 quân bài (từ 2 đến át) là vì mỗi mùa có 13 tuần. Một ngày có ban ngày và ban đêm nên quân bài cũng có hai màu sắc đen và đỏ. “J, Q, K” bao gồm 12 quân bài tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
Ngoài 52 quân bài ra thì còn có hai quân Phăng-teo (hay còn gọi là Joker). Hai quân Joker này tượng trưng cho mặt trời (ban ngày) và mặt trăng (ban đêm). Nếu coi mỗi quân Joker này là 1 điểm, “J” là 11, “Q” là 12 và “K” là 13 thì 53 lá bài có tổng là 365 điểm, tượng trưng cho 365 ngày trong năm.
Nếu như cộng 54 lá bài lại sẽ có tổng là 366 thể hiện năm có nhuận.
Cũng có một giả thuyết khác, đó là coi mỗi Joker là 0.5 điểm thì tổng 54 lá bài sẽ là 365 điểm tương ứng với 365 ngày. Nhưng điều quan trọng nhất chính là “J, Q, K” trong bộ bài tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử và những câu chuyện về họ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
• Quân K
— K tép là Alexander Đại đế. Alexander Đại đế (Alexander the Great hoặc Kyng Alisaunder, 356 – 323 trước Công nguyên) là quốc vương thứ 14 của nhà Argea ở Vương quốc Macedonia là con của Vua Philip II. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị, là người có mưu toan thống trị thế giới.
— K rô là Gaius Julius Caesar (100 TCN — 44 TCN) một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông xuất thân trong gia đình quý tộc, từng đảm nhận chức quan về tài vụ, thầy tế lễ, thẩm phán, quan hành chính, quan giám sát…
Năm 49 TCN, ông đã lãnh đạo quân đội đánh chiếm Rome, đánh bại Pompeii và thiết lập quyền lực trong một chế độ độc tài. Năm 44 TCN Caesar bị sát hại. Hình ảnh Caesar trên đồng tiền xu của đế quốc La Mã là ảnh nghiêng và trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng, trong tay cầm chiếc rìu.
— K cơ là vua Charlemagne. Charlemagne Charles Đại đế (742—814AD) là vua của người Frank (768 – 814), về sau ông lên ngôi Hoàng đế La Mã. Trong suốt 14 năm trị vì, ông đã phát động hơn 50 cuộc chinh phạt, khống chế đơn hơn một nửa lãnh thổ châu Âu. Trên bảng khắc hình tượng Charlemagne đầu tiên bằng gỗ, người đục đã vô tình làm chiếc đục sượt qua môi trên khiến bộ ria của ông bị mất đi. Trên quân K cơ vị vua duy nhất không có ria chính là phỏng theo hình tượng của vua Charlemagne.
— K bích là vua David. Vua David (1040 TCN – 970) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. Ông giỏi về diễn tấu đàn hạc, và đã viết rất nhiều bài thánh ca trong thánh kinh nên trong các hình vẽ về ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra trong một thuyết pháp khác có nói vua David yêu thích hí kịch vì vậy trang phục mà ông mặc là trang phục diễn kịch.
• Quân Q
— Q nhép là hoàng hậu Argine. Liên quan đến Q nhép là câu chuyện chiến tranh của giới quý tộc ở nước Anh. Hoàng tộc Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng. Hoàng tộc York lấy hoa hồng trắng làm biểu tượng. Sau khi hai hoàng tộc này trải qua cuộc chiến về hoa hồng, họ đã hòa giải và kết hợp lại với nhau, nên trên tay vị hoàng hậu này cầm bông hoa hồng.
— Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo “Kinh Thánh Genesis” ghi lại, Rachel là người vợ thứ hai của Jacob (tổ tiên của người Do Thái) và là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà là mẹ của Joseph và Benyamin, là con gái của Laban và em gái của Leah – người vợ đầu tiên của Jacop.
— Q cơ là nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh “Cựu Ước.” Bà là quả phụ xinh đẹp của Hebrew cổ. Bà đã dùng sắc đẹp và mưu trí hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh cứu được người dân thành Bethulia.
— Q bích là nữ hoàng Eleanor. Eleanor là vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là quân bài duy nhất trong 4 quân Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.
• Quân J
— J tép là hiệp sĩ Lancelot (Sir Lancelot Du Lac), một trong những dũng sĩ bậc nhất của vua Arthur. Về sau, vị hiệp sĩ này đã trở thành một nhà tu hành để ăn năn tội lỗi – gây ra một cuộc chiến phân chia không cần thiết trong hội nghị bàn tròn của vua Arthur.
— J rô là ai thì có một số giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết cho rằng J rô là Hector, con trai của vua Priamus, anh trai của Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy. Ông là chiến binh đầu tiên của thành Troy và được xưng là “Bức tường thành của Troy.”
— J cơ là La Hire. La Hire (1390-1443AD) là người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’ Arc.
— J bích là Wallenstein. Nhưng trong một giả thuyết khác lại cho rằng J bích là Ogier là người tùy tùng của Charlemagne.
* Như vậy có thể thấy, bộ bài 52 lá mà chúng ta chơi hằng ngày có những ý nghĩa sâu xa và bao quát những nhân vật trong quãng thời gian lịch sử thật to lớn. Tìm hiểu lịch sử cũng thật thú vị, thậm chí có thể còn thú vị hơn cả chơi bài, bạn có đồng ý không?
(Theo Meirihaowen, Mai Trà biên dịch)
sưu tầm từ gr TVE-4U
áp dụng với bài thuộc khoảng thế kỉ 17
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét