1. Khái quát lịch sử vùng đất Nam Bộ từ đầu
đến thế kỷ XVII
+ Khái quát tự nhiên, lịch sử:
Trước khi người Việt vào khai phá,
vùng đất Nam Bộ này từ lâu đã có người sinh sống, chủ yếu là người Mon – Khmer,
Malayo - Polinesiens (Nam Đảo) có gốc chính là người bản địa Indonesiens. Chính
các tộc người thuộc nhóm Môn – Khmer này (Chăm, Edeh, Giarai, Raglai, K’ho)
tiếp xúc văn hóa Ấn Độ. Tộc Chăm, Giarai, Stieng, Mạ tiếp xúc văn hóa Ấn Độ và
lập các vương quốc theo mô hình Ấn Độ: Champa, Bà Lợi, Xích Thổ, Châu Mạ,
Stieng (Thủy Xá – Hỏa Xá) – nhưng mang tính Indonesiens bản địa, vùng phân bố
của họ kéo dài từ Đồng Nai – Sài Gòn – Vàm Cỏ, kể cả người Khmer – họ rút về
Tây Ninh; còn các tộc người như Raglai, K’ho kháng cự tiếp xúc Ấn Độ thì rút
lên Tây Nguyên, hình thành 5 dân tộc và giữ được tính bản địa. Người Việt từ
Thuận Hóa, phía Bắc và Nam
– Ngãi theo đường biển vào và họ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước – ruộng
thấp. Ta lưu ý người Việt, Tày và
Mường thuở trước canh tác ruộng kiểu Nam Á: Việt khai phá ruộng thấp, trong khi
Tày và Mường khai khẩn, làm ruộng cao – ruộng bậc thang, dùng khoọn đưa nước lên máng để dẫn nước về
tưới ruộng. Từ ruộng khô -> ruộng bậc thang là sự tiến bộ rõ rệt của con
người, được một tạp chí của Mỹ khen là “hệ thống ruộng bậc thang đẹp nhất thế
giới”. Người Chăm cũng làm ruộng cao như một số vùng ở Tây Nguyên và Tây Bắc,
tôn giáo là thờ Thần Lửa (biểu thị vũ trụ, sự sống – đặc trưng của người Chăm
hải đảo), mái thuyền kiểu Đông Sơn ở các đền tháp Champa.
+ Khái quát tự nhiên, lịch sử:
Chúng ta biết 3 nền văn minh trên
đất nước Việt Nam là Văn Lang – Âu Lạc, Champa và Phù Nam đều có cơ sở từ 3 nền
văn hóa là Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo (đặc trưng vùng miền) – địa văn hóa, thể
hiện sự thống nhất trong dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết “trăm trứng” ý chỉ sự
phân bố bộ lạc, nói đúng hơn là hình thành “đồng bào” (tức cư dân ở một cộng
đồng lớn, xuất xứ từ bọc trăm trứng). Về văn hóa Sa Huỳnh – Óc Eo thì có điểm giống
là cùng là người Malayo – Polinesiens kết hợp với người Môn – Khmer sáng lập;
khác biệt là ở chỗ: Sa Huỳnh là phát triển không liên tục, đứt đoạn; nổi lên
vào thời sắt sớm và phát triển khá lâu; Óc Eo nổi lên thời sắt muộn, nhưng phát
triển cao, nhưng không lâu (văn minh Phù Nam) => Nam Bộ về sau khi Phù Nam
bị đổ thì rơi vào tình trạng hoang hóa. Hiện nay Nam Bộ có 19 tỉnh thành, thời
Pháp là 20 tỉnh (province).
Vương quốc Chân Lạp ra đời ở vùng Hạ
Lào (vùng sông Semun), cư dân Chân Lạp sống ở ruộng cao, rẫy (người Chăm sống
trên ruộng cao), là một trong khoảng 10 chư hầu của Phù Nam với diện tích trải
dài từ vùng Nam Bộ - Nam Trung Bộ của Việt Nam, Campuchia, một phần đồng bằng
sông Mê Nam và sông Chao Phraya (Thái Lan), nam Thái Lan và một phần bắc
Malaysia (3 bang phía bắc) – trung tâm là vùng Nam Bộ; kinh đô là Angkor Borei
(không phải là Vyadhapura (thành phố của người đi săn) như Coedès đoán đâu).
Kinh tế Phù Nam
là kinh tế biển (chịu ảnh hưởng Malayo – Polinesiens hơn tính bản địa), hiện
vật cụ thể là đồng tiền La Mã, khuyên tai hai đầu thú, thành cổ Óc Eo do
Malleret tìm ra năm 1944. Năm 627 – 649, Chân Lạp thôn tính Phù Nam; nhưng thôn
tính xong thì Chân lạp lại rút về vùng cao (vùng Biển Hồ - khai sinh bộ lạc
Cha) sinh sống vì họ không quen kinh tế biển, không biết canh tác ruộng thấp
(ruộng lầy lụt) => Nam Bộ bị người Khmer bỏ hoang, kéo dài đến thế kỷ XVII
với lý do: dân số ít, sở trường canh tác ruộng trũng không có nên Chân Lạp có
xu hướng phát triển về phía Tây Nam.
Các tài liệu như Phủ biên tạp lục,
Gia Định thành thông chí viết rất công phu về quá trình người dân mở đất ở Nam
Bộ. Đầu tiên là văn hóa Óc Eo với di tích Giồng Cá Vồ có các hiện vật thể hiện
giao thoa Sa Huỳnh – Óc Eo: khuyên tai hai đầu thú (thú: trâu), mộ chum. Nhờ
khảo cổ học của Malleret, người ta phát hiện kinh đô là Angkor Borei nằm ở phía
tây sông Hậu (tỉnh Kirivong, Campuchia) cách Châu Đốc 30 km về phía tây bắc. Kể
từ khi Phù Nam tan rã cho
tới thế kỷ XVII, dấu ấn Khmer mờ nhạt trong khi Phù Nam tăng cao. Tang ma – hôn nhân có
tương đồng Champa và Óc Eo (vì cùng là ngữ hệ Nam Đảo). Tượng Phật gỗ Buddhapad ở
Phù Nam,
làm theo phong cách Gandara (Ấn Độ – Hy lạp). Cuốn Chân Lạp phong thổ ký của
Châu Đạt Quan (thế kỷ XIV) vẽ lại chi tiết hành trình của ông đến một số quốc
gia ở Đông Nam Á (Chiêm Thành, Xiêm, Angkor…), kể chi tiết về cư dân, đời sống
và phong tục tập quán…
Địa kinh tế: về tự nhiên thì Nam Bộ
có hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (thời Minh Mạng (1832) đã gọi Tây Nam Bộ
là miền Tây), mốc là thành Phụng – Gia Định là trị sở. Thời Minh Mạng là 6 tỉnh,
Nam Bộ được gọi là Nam Kỳ; Pháp thuộc là 20 tỉnh – hai thành phố lớn là Sài Gòn
và Chợ Lớn – Nam Bộ; thời Nhật chiếm đóng thì đổi lại là Nam Bộ; từ 1945 – 1975
phía Việt Nam Cộng hòa gọi là Nam phần, gồm 27 tỉnh; phía cách mạng (Ủy ban
hành chính Nam Bộ) thì lập thành 2 phân liên khu: miền Đông và miền Tây với 11
tỉnh. Năm 1976 – 1977 còn 13 tỉnh thành; năm 2004 là 19 tỉnh thành với vùng
Đông Nam Bộ (5 tỉnh, một thành phố), Tây Nam Bộ (12 tỉnh, một thành phố). Dân
số Nam Bộ theo thống kê năm 2011:
+ Đông Nam Bộ: 14.890.800 người
+ Tây Nam Bộ:
17.330.900 người
Tổng
cộng: 32.221.700 người
Bản đồ Nam Bộ hiện nay.
2. Khái quát lịch sử vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII – thế kỷ XIX
a. Tiến trình lịch sử:
bản đồ Nam Bộ trước thế kỷ XVII (phỏng trích theo Địa chí văn hóa Tp. Hồ Chí Minh của Trần Văn Giàu.
Người Việt cổ căn bản dùng lúa nước
làm nghề nghiệp chính của mình; họ từ trung dụ kéo xuống khai phá vùng đầm lầy
phía thấp (đắp đất, tát nước…) để tạo thành đồng bằng như hiện nay – chinh
phục, cải tạo tự nhiên. Chữ Việt mô phỏng theo công cụ lao động người Việt: có
hai bộ là Rìu (tức công cụ lao động – khai phá) và Mễ (ngũ cốc, lúa nước – canh
tác), khẳng định tính cần cù, chịu thương chịu khó làm việc của người Việt. Họ
đến khai khẩn Nam Bộ khi vùng này bị Chân Lạp bỏ hoang hóa từ lâu.
Năm
1620, chúa Nguyễn là Sãi vương
(còn gọi là Chúa Phật) con trai của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558 – 1613)
gả công
chúa Ngọc Vạn (là con nuôi của ông) cho vua Chân Lạp Chey Chetta II ở
Oudong.
Ba năm sau, Chúa Nguyễn xin Chân Lạp (thông qua Ngọc Vạn) cho lập hai
đồn thu
thuế ở Prei Nokor (Gia Định) và Kas Krobey (Bến Nghé). Lý do để Chúa
Nguyễn làm
việc này là do lúc này cư dân Việt sống rất no đủ và sầm uất – thu thuế;
tạo
điều kiện cho dân khai khẩn để biến nơi này thành căn cứ vững chắc chống
lại
Chúa Trịnh ngoài Bắc. Trong thời gian này, người Việt tập trung khá đông
(5 - 6 vạn người) với các thành phần đến nơi này đa dạng:
-
Nông
dân nghèo lưu trú
-
Lính
bỏ ngũ
-
Tù
nhân lưu đày
-
Người
mở rộng làm ăn (gọi là “người có vật lực”)
Phương thức chủ yếu:
-
Đi
lẻ tẻ. Họ đi chủ yếu là đường biển vì đường bộ hiểm trở (trộm cướp); đi biển để
tiện di chuyển, có thể dừng lại nghe tin tức
-
Triều
đình chiêu mộ dân khai hoang.
Họ đến
trong khi nơi đây tồn tại dân bản địa rất ít; sống chủ yếu ở các vùng
cao, gò trũng ở Gò Công, Mỹ Tho, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long Hồ. Khi người
Việt đến, người Việt sống hòa nhập với dân bản địa, học hỏi giao lưu
văn hóa với bản địa tạo thành một nền văn hóa bản địa đa dạng và đặc
sắc.
Khi họ đến, họ mang theo đời sống và tính cách rất phong phú
Đời sống cư dân Nam Bộ khác Bắc Bộ nhiều:
- Dễ thay đổi
- Mở
- Ven sông
Làng Nam Bộ có đặc điểm:
- Phân bố trên giồng đất cao với nhiều nước ngọt, gia súc; khai phá bằng phương pháp móc lõm
- Hình thành tự phát, không bị ràng buộc và không quy chế (Bắc Bộ quy chế - hương ước ngặt nghèo).
- Không
theo gia tộc lớn (không cùng dòng máu; Bắc Bộ là gia tộc lớn – tính
cộng đồng mạnh, cư trú cố định trong làng; người ngoài thì bị bắt ra ở
rìa làng)
- Có chế độ công điền, công thổ bền vững – chính quyền không xâm phạm được
- Nhà
nước tổ chức làng Nam Bộ thành các phường, trại, nậu (thôn ở xa), chưa
tổ chức chặc chẽ. Vùng cao nhất ở tp. Hồ Chí Minh là Gò Vấp (tên gốc là
Gò Vắp: do người dân lấy đất xung quanh đắp mà cao lên), Phú Nhuận là
kho để của ăn (Nhuận: kho của; Phú: giàu có)
Tính cách cư dân Nam Bộ:
- Cởi mở: phóng khoáng, không có quy định nghiêm ngặt
- Dễ dãi: ăn nói, ẩm thực, nhà ở.
- Thoải mái: sinh hoạt, tín ngưỡng (ông đạo: đạo sờ, đạo khùng, đạo điên, đạo dừa…); khác người, gàn dở.
- Giàu tính mạo hiểm: đi phiêu lưu nơi xa – không ràng buộc (Phú Xuân cũng trải; Đồng Nai cũng từng)
Ở
vùng đất mới, Chúa Nguyễn thực thi một chính sách
rất thoán và cởi mở. Chúa cho phép cư dân muốn khai thác đất đai, ruộng
gò bao nhiêu tùy ý; khi người dân khai phá xong thì phải báo cáo với
chính quyền. Ngoài ra, Chúa cho lập 9 kho lương, trại lính, lập thuế
"biệt nạp" kêu gọi cư dân tùy số tài sản ít hay nhiều mà tự nguyện nộp
thuế; thóc thì dùng hộc và giạ đong cũng đủ. Chính sách của Chúa Nguyễn
là đúng đắn, hợp quy luật – thể hiện sự ứng xử độc đáo của ông với người
dân; tạo
điều kiện cho cư dân, quan binh, người ô hợp về khai khẩn để khống chế -
xác
lập chủ quyền. Thời trước thuộc Chân lạp, cư dân bản địa rất ít về số
lượng,
chỉ sống ở những ruộng cao nhiều hơn ruộng trũng – thấp, tập trung nhiều
ở Gò
Công, Mỹ Tho, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long Hồ mà ở những vùng này, đất đai
nhiều
và bị hoang hóa. Đến thế kỷ X – XVII, nhiều người dân phía Bắc vì trốn
lính,
binh dịch, tô thuế nên lưu tán dần về phía Nam.
Năm
1658, chúa Nguyễn đánh Mô Xoài (Mỗi Xuy), bắt vua Chiêm xong rồi thả ra
với điều kiện phải dâng đất Mô Xoài cho chúa Nguyễn. Việc chúa Nguyễn
đánh Mô Xoài là hợp quy luật, là bắt buộc để cho người dân khai khẩn và
mở rộng đất đai, tiến tới xác lập chủ quyền (chiến tranh, dân số và tồn
tại vương triều). Theo sự điều động của chúa Nguyễn, lưu dân Việt (về
sau có người Hoa) từ Mô Xoài di chuyển xuống Bà Rịa, Đồng Nai (Bàn Lân,
Bàn Gỗ, Cù Lao Rùa), Bến Nghé, lập tiền trạm để tiến tới khai khẩn các
vùng đất mới. Thế kỷ
XVII, họ có mặt hầu hết ở Đông Phố (Gia Định), Biên Hòa với 4 vạn hộ – khoảng
20 vạn nhân khẩu.
Năm 1679 - 1680, người Hoa vào Nam Bộ. Họ vốn có gốc
ở Quảng Tây – Quảng
Đông (Trung Quốc), làm nông nghiệp; vì phong trào "phản Thanh phục Minh"
mà sang đây. Lúc đầu họ tính định cư ở Quảng Nam nhưng bị Chúa ngăn
cản, thế là họ rút vào Nam Bộ là nơi hiện đang có tranh chấp với Champa,
Chân lạp. Tại nơi đây, nhóm Dương Ngạn Địch - Trần Thượng Xuyên với
3.000 người được chúa chia vùng định cư: nhóm Dương Ngạn Địch thì xuống vùng Mỹ Tho (Mỹ Tho đại phố; chợ Phố Lớn); còn nhóm Trần Thượng Xuyên thì di chuyển lên vùng Lộc Dã (Đồng Nai) cao khoảng 200
– 300 m so với mực nước biển, định cư ở Bàn Lân, xây dựng thương cảng
Cù Lao phố sầm uất một thời. Riêng nhóm Trần Thượng Xuyên thì về sau
tách thành 2 nhóm nhỏ là Thanh Hà (Biên Hòa) và Minh Hương (Sài Gòn -
Bến Nghé); khu chợ Sài Gòn thời kỳ đó gọi là Đông Phố, sông Sài Gòn thời đó (thế kỷ XVII – XVIII)
gọi là Ngưu Chử giang, về sau gọi là Bình Trị giang (gọi khác nữa là Tân Bình
giang, do chảy qua phủ Tân Bình – theo Gia Định thành thông chí). Cùng thời điểm với sự di cư của nhóm Dương
Ngạn Địch - Trần Thượng Xuyên vào Mỹ Tho và Biên Hòa; Mạc Cửu người
Quảng Đông vì chống Thanh nên phải chạy vào Chân Lạp, rồi xin làm chức
Ốc nha Sài Mạt cai quản vùng đất Mang Khảm gồm 7 phủ lớn (1680 - 1690), mở
sòng
bạc và đánh thuế, chặn đánh thuyền Khmer – bị Khmer chống trả nên lánh
nạn sang
Xiêm. Về sau, ông rút về Hà Tiên và mở rộng quyền thống trị từ suốt vùng
đông nam Chân lạp kéo dài qua Hà Tiên, xuống tuốt dưới Cà Mau; gồm 7
phủ lớn (tương đương 7 sòng bạc lớn của ông ta). Năm 1708, Mạc Cửu dâng
Hà Tiên cho chúa Nguyễn; đến 1757 thì Hà Tiên nội thuộc chúa Nguyễn. Tuy
nhiên vào năm 1772 - 1778, Cù Lao phố bị tàn phá (do vụ Lý Tài phản Tây
Sơn, bị Nguyễn Nhạc phá trụi), người Hoa Minh Hương rút về Chợ Lớn lập
làng và dần sống hòa nhập với người Việt. Cũng vào cuối thế kỷ XVII, người Chăm từ Lovek (Campuchia)
chuyển vào sinh sống ở Tây Ninh, Châu Đốc. Do từ xưa họ giỏi chiến trận nên
Chúa Nguyễn gọi họ là người Côn Man và dùng họ để trấn giữ biên cương phía Tây Nam Tổ quốc.
+
Chính sách của chúa Nguyễn đối với người Hoa trong quản lý người Hoa
thì nhẹ nhàng nhưng cũng rất kiên quyết. Để ngăn chặn người Hoa có thể
nổi loạn chống lại chính quyền (người Hoa có bang hội mạnh), chúa Nguyễn
lập hai làng là Thanh Hà và Minh Hương cho họ sinh sống; chặn đứng cuộc
nổi loạn của Hoàng Tiến (1680)... với mục đích cuối cùng là quản lý và
ổn định đời sống người Hoa, tạo điều kiện cho cư dân Việt di cư vào
nhiều và đông hơn để kiềm chế, không cho người Hoa hùng cứ, nổi loạn.
Do
chính sách này của chúa Nguyễn, lưu dân Việt di cư vào ngày càng nhiều
và họ dần trở thành chủ thể của vùng phương Nam rộng lớn này. Việc xác
lập "chủ thể" người Việt có từ năm 1623, khi chúa Nguyễn thiết lập 2 đồn
thu thuế đầu tiên ở Sài Gòn và Bến Nghé; trong thời gian này, người
Việt có mặt khá đông (5 - 6 vạn người
năm 1623; hơn 10 vạn người năm 1679), người Hoa lúc mới vào cũng chỉ có
3.000 người mà thôi (năm 1679). Như vậy, đa số lấn át thiểu số => đa
số là chủ thể. Người Việt sống thành những cộng đồng đông và lớn, có tổ
chức và luật tục chặc chẽ, nên khó cho người Hoa xâm nhập vào. Ai đến
trước thì hiển nhiên là "chủ thể", ai đến sau thì bị gọi là "Khách" và
chịu những điều kiện rất khắc nghiệt. Vì thế, quan điểm "người Hoa khai
khẩn, chúa Nguyễn xác lập chủ quyền" là sai => người Việt đã có mặt
trước ở Nam Bộ từ lâu, trong khi đó đến 1679 người Hoa mới tới và phải
chịu sự quản lý của người Việt.
Năm
1693, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh Champa, bắt vua Chiêm là Bà
Tranh và đổi Champa thành Thuận Thành trấn. Người Chăm mất nước đã chạy
loạn sang Chân lạp, Malaysia cư trú; tiếp thu Hồi giáo. Nhóm Chăm ở
Oudong thì bị vua Chân Lạp theo Phật giáo bạt đãi - xung khắc Balamon
Chăm với Phật giáo Chân Lạp => bị vua Chân Lạp đánh đuổi về biên giới
Việt - Miên, tập trung nhiều nhất ở Tây Ninh, Châu Đốc. Chúa Nguyễn sử
dụng họ và gọi là người Côn Man (vương triều mạnh, giỏi thủy chiến), cho
họ trấn giữ biên phía tây nam để bảo vệ đất đai của người Việt.
Năm
1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lý Đông Phố. Tại
đây, ông lập hai huyện là Phước Long (Dinh Trấn Biên, Biên Hòa) và Tân
Bình (dinh Phiên Trấn, Gia Định); lập chính quyền mới: đầu là lưu thủ
(quân sự), cai bộ (hành chính) và ký lục (xét xử). Lúc này, người Việt
tập trung khá đông: 20 vạn người; sống dọc theo giồng cao và ven sông,
người Hoa lúc này khoảng 4 vạn người sống ở các khu làng ở Thanh Hà và
Minh Hương. Đồng thời, Nguyễn Hữu
Cảnh kêu gọi lưu dân tiếp tục khai hoang, bản thân ông cũng khai hoang
một số và mất ở cù lao bên Bãi Xàu (sau là Cù Lao ông Chưởng). Sự kiện
này đánh dấu mốc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền trên vùng đất Sài Gòn -
Gia Định.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn
Năm
1731, Sá Tốt của Chân Lạp nổi loạn, đánh đuổi vua Satha II tháo chạy về
Hà Tiên. Để giúp vua Chân Lạp, chúa Nguyễn cử Trương Phước Vĩnh đem
quân đánh bại Sá Tốt, đưa vua Chân Lạp trở lại ngôi. Để chuộc lỗi, vua
Chân Lạp dâng hai xứ là Méso (Mỹ Tho) và Longhor (Long Hồ) cho chúa
Nguyễn. Chúa nhận đất, đổi thành dinh Long Hồ và châu Định Viễn.
Năm
1755 - 1757 diễn ra sự kiện Tầm Phong Long. Năm 1755, thực hiện kế "tằm
thực" của Nguyễn Cư Trinh, chúa Nguyễn xúc tiến mở rộng chủ quyền ở các
vùng đất cuối cùng ở Nam Bộ. Ở Chân Lạp do có loạn, vua Nặc Nguyên chạy
sang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên; chúa Nguyễn cử binh dẹp loạn,
đưa vua Chân lạp trở lại ngôi. Để đền ơn, Nặc Nguyên dâng đất Tầm Bồn và
Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) để chuộc tội và bù vào thuế còn
thiếu 3 năm. Năm 1756, Nặc Nguyên mất, chú là Nhuận lên thay đã dâng hai
phủ Ba Thắc và Trà Vinh lên Chúa Nguyễn để được công nhận là vua, về
sau ông này bị Hinh giết; nhưng do Chân lạp nội loạn (phe Xiêm - phe
Nguyễn) nên con của Nặc Nguyên là Nặc Tôn phải bỏ chạy sang nương nhờ ở
Hà Tiên. Sau khi được Chúa đưa về để lên ngôi vua, Nặc Tồn dâng đất Tầm
Phong Long (vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, nay là Sa Đéc và Châu Đốc)
và 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh cho
Chúa Nguyễn. Đến lúc này, công cuộc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở
Nam Bộ hoàn tất về căn bản.
b. Thực trạng phân bố dân cư, xã hội Nam Bộ thế kỷ XVII - XVIII
Cho đến khi Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ, phân bố dân cư khá ổn định:
- Người Việt: do số lượng đông đảo nên vùng phân bố rất rộng lớn. Có 3 vùng cư dân Việt sinh sống:
+ Đông Phố (Biên Hòa, Gia Định)
+ Mỹ Tho
+ Mang Khảm
- Người Chăm: đi theo hướng Tây Nguyên, Tây Nam Bộ sang Campuchia => bị xua đuổi sang Châu Đốc
- Người Hoa: 1679 - 1680, thị tứ
+ Nhóm Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến vào Mỹ Tho
+ Trần Thượng Xuyên vào Bàn Lân (Biên Hòa)
+ Mạc Cửu: Hà Tiên
- Người Khmer: ở vùng cao và làm ruộng rẫy trên cao, ở Ba Thắc, Trà Vinh; sống theo kiểu phum - sóc và rất nghèo.
Các khu vực khai phá:
+
Mô Xoài - Bà Rịa - Biên Hòa - Bến Nghé, người Việt là chủ đạo, người
Hoa ở Biên Hòa rất ít ỏi. Lúc này Sài Gòn trở thành thương cảng là vì:
(1) đường vào cảng thuận lợi, mấy cảng khác như Vàm Nao là cửa quá hẹp
nên tàu khó vào; (2) Người Minh Hương độc quyền cảng và (3) hàng xuất
khẩu đều là hàng rời.
+
Mỹ Tho - Long Hồ: là khu vực an ninh, có dinh Long Hồ lớn dùng làm nơi
tập kết lực lượng phản ứng nhanh, bảo vệ biên cương phía Nam Tổ quốc.
Tiền Giang - Hậu Giang là vùng chuyển quân lên Cao Miên. Vùng này đất
đai màu mỡ, nhiều nước ngọt.
+
Ba Giồng: là nơi người Việt và người Hoa từ Vũng Gù, Vàm Nao vào khai
phá, lập làng xóm sung túc. Chúa Nguyễn lập kho Cam Lạch để thu thuế
(1741) và chuyên chở lúa từ đây ra Phú Xuân, Trung Hoa để buôn bán. Năng
suất lúa nơi đây đạt loại cao nhất: 1 giạ = 300 giạ lúa; ở Pháp, Anh
thì 1 giạ = 100 giạ lúa thôi
+
Mang Khảm - Hà Tiên: có người Việt sinh sống (có nhiều ở Campuchia,
Thái Lan). Do họ Mạc cướp quyền buôn bán của người Khmer nên họ nổi loạn
- dọa giết, ông ta trốn sang Bangkok lánh nạn. Về sau rút về Hà Tiên
rồi dâng vùng đất này cho chúa Nguyễn.
+ Kinh tế:
Nông nghiệp: trồng lúa và hoa màu trên 3 loại ruộng:
-
Ruộng cao (sơn điền): có nhiều ở Mô Xoài, Vàm Cỏ Đông, Bà Rịa, Long Hồ;
gieo lúa trên ruộng này phải vào trời mưa. Canh tác: chặt và đốt cây để
làm rẫy, làm xong 3 - 4 năm thì rút đi nơi khác.
-
Ruộng trũng (thảo điền): tập trung đông dân Việt ở Gia Định, sông Tiền,
Bến Tre, Long Hồ và Mỹ Tho, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau; canh tác trên
ruộng ít lầy lội, dùng trâu khỏe để cày cấy.
-
Ruộng sâu (trũng nhiều): dùng sức người là chính. Phảng là sự sáng tạo
của người khai phá (kết hợp giữa phảng cỏ của Khmer + rựa của Ngũ Quảng
để khai thác, vỡ hoang và đắp bờ để cấy
Ruộng
thảo điền được chú trọng; ngoài ra họ cầy cấy lúa theo ruộng thụt (2 - 3
năm), phạt cỏ giúp đất đai tơi xốp và màu mỡ, ra lúa có năng suất cao.
Lúa có hai loại: lúa canh và lúa thuật
+ Lúa canh: không dẻo, hạt nhỏ, mềm và thơm.
+ Lúa thuật: dẻo, hạt tròn và lớn.
Ngoài
ra, người Nam Bộ còn sáng tạo nhiều loại lúa khác như lúa bắt chim, lúa
cà nhe, lúa trò cau, lúa Tàu, lúa nếp (nếp than, nếp cẩm), lúa Chiêm và
lúa trảng cao (trồng ở ruộng trũng). Do có nhiều sáng tạo trong kỹ
thuật, lúa được gặt hái tốt nên số vụ lúa tăng lên nhiều, lúa đủ dùng
trong ngày. Lúc trước, lúa cày 1 vụ => về sau tăng lên 2 - 3 vụ/năm;
nhìn chung có hai vụ chính:
+
Vụ mùa (vụ chính): thu hoạch bông lúa chưa chính tới, nhưng năng suất
lại cao. Lúc đó, người ta dùng lúa làm bánh cho các lễ hội Ok Om Bok
(Khmer, mừng lúa mới).
+
Vụ chiêm (vụ phụ): thu hoạch chủ yếu là lúa chiêm (khó nấu thành gạo),
lúa nếp hương (có hoa vàng rất thơm, ăn rất ngon). Các loại lúa này khi
thu hoạch đều cho năng suất cao: 1 hộc giống gieo vào ruộng => thu
được 300 hộc lúa; Pháp thì 1 hộc = 6 hộc lúa, Mỹ thì 1 hộc = 3 hộc lúa.
Nam
Bộ đã trở thành vựa lúa lớn của thế giới hồi đó. Về canh tác, người ta
căn cứ theo thời vụ và thời tiết để chọn giống thích hợp cho canh tác.
Nhìn chung thì như sau:
Gieo mạ (sạ)
|
Cấy
|
Gặt
|
|
Ruộng sớm
|
tháng 4
|
tháng 6
|
tháng 10
|
Ruộng muộn
|
tháng 5
|
tháng 7
|
tháng 11
|
Các hình thức người Nam Bộ canh tác ruộng lúa:
+ Đào kênh mương: để thau chua, rửa mặn => tạo nước ngọt, đưa nó về tưới ruộng lúa
+ Bừa: cày đất bùn (có nước làm xốp, tạo thành bùn lỏng) thành những rãnh nhỏ để gieo mạ.
+
Cấy: cầm mạ (mạ: bó lúa nhỏ, xén phía đầu để cây dễ mọc lên) cắm vào
những lỗ được người nông dân chọn sẵn (lỗ được đục bằng ngón tay), cắm
thẳng hàng khi ruộng sấp nước (10 - 15 cm nước) và cắm mạ vào bằng hai
ngón tay.
Ngoài
lúa, người dân Nam Bộ còn canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, tiêu
biểu là cau. Câu "nhất thóc nhì cau" đã chứng minh điều này. Cau là mặt
hàng bán rất chạy ở những nơi có đông người Hoa cư trú; cau dùng làm
nước uống.
Thủ công nghiệp:
bắt đầu có sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất dẫn đến xuất
hiện nhiều ngành nghề mới. Triều đình lập ra 62 ty, công tượng để sản
xuất. Các làng Nam Bộ lúc này đã trải dọc theo các kênh, mương để phù
hợp với sự biến đổi mới. Trong làng xã, phương pháp móc lõm được áp dụng
ngay trên các giồng đất cao (đắp đất, chia ruộng thành nhiều khoảnh
khác nhau), do đó đất đai ngày càng mở rộng ra nhiều hơn (dân cư dùng
năng lực ít, công cụ thô sơ => cải tạo triệt để). Đất đai màu mỡ, kỹ
thuật canh tác phong phú và linh hoạt nên tạo ra nhiều sản phẩm phong
phú và đa dạng; nhiều loại hàng hóa đã được đưa ra để trao đổi và buôn
bán. Tùy theo thời tiết và mùa vụ mà người ta bán được hay không bán
được; sản phẩm họ làm ra không chỉ dùng để ăn - uống và sinh hoạt, mà
còn dùng để buôn bán. Nắm bắt được sự phát triển này, Chúa Nguyễn tìm
cách lôi kéo cư dân nơi khác về đây lập nghiệp. Kết quả, Gia Định trở
thành vựa lúa lớn của triều đình Phú Xuân (đủ ăn cho hàng vạn lính). Thương lái từ Ngũ Quảng đưa nhiều sản phẩm, trong đó có vải
Thanh Hà về Gia Định trao đổi buôn bán.
Nhiều thị tứ xuất hiện (chợ búa, cảng thị). Bãi Xàu là
thương cảng lớn nhất. 1772 – 1778 sau khi Cù Lao phố bị sụp đổ thì Sài Gòn đã
trở thành thương cảng lớn nhất của Đàng Trong và phát triển thịnh vượng. Trong
lịch sử phát triển cuả thế giới đã từng có thành thị. Ở phương Tây, thành thị
là nơi tập trung cư dân, nơi buôn bán; thành thị phương Đông là trung tâm chính
tri, quân sự quan trọng; “Châu Thành” là ví dụ cụ thể (10 tỉnh có huyện Châu
Thành). “Châu Thành” là vành đai nông nghiệp bao quanh thành phố, cung cấp nhân
vật lực cho thành phố.
Đến cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh cho phép những người “có
vật lực” được huy động tội phạm, binh lính Nguyễn đi thành lập các đồn điền. Mục
đích của thành lâp đồn điền là khuyến khích khai hoang, an ninh, tạo nguồn cung
cấp lương thực cho lính đồn trú – tội nhân được đưa vào Nam Bộ khai hoang. Ngoài
ra, ông cũng lập 9 kho trữ lương thực để cung cấp lương thực cho vùng Thuận
Hóa, cung cấp nguồn dự trữ quân sự. Việc thành lập đồn điền vào cuối thế kỷ
XVIII đã củng cố chủ quyền của người Việt, xác lập sở hữu lớn về ruộng đất và
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thời Nguyễn Phúc Ánh, ông cho xây dựng thành Bát Quái là
trung tâm lớn của Nam Bộ và đô thị cảng Sài Gòn trở thành trung tâm buôn bán
tấp nập trong thời gian này. Sài Gòn – Gia Định đã trở thành thương cảng lớn,
là nơi tập trung đông cư dân, nhất là người Hoa – chuyên về hoạt động thương
mại vì lý do:
+ Thương càng Sài Gòn là cảng tốt, đường vào cảng sâu gần 15
m (tàu bè ra vào được) nhưng dân cứ không động nên nhường vị trí này lại cho cảng
Cù Lao phố. Trong thời gian đó, Sài Gòn chưa có chợ có quy mô lớn mà chỉ có vài
chợ nhỏ như chợ Nguyễn Thực, chợ Điều Khiển do người Việt lập ra. Khi người Hoa
vào, họ mở rộng và nâng cấp chợ lớn dần lên: Chợ Bến Thành (1778)
Cảng Bãi Xàu ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là nơi tập trung nhiều
thương lái người Hoa buôn bán sang nước ngoài. Ngay tận Ba Thắc có nguyên đội
tàu người Hoa kinh doanh; khi nước lên cao thi xuất cảng đi buôn bán ở bên
ngoài. Cảng Mang Khảm (Hà Tiên) được người Hoa di cư vào và thành lập ra phố
chợ (phố lớn) để xuất khẩu nông sản (thốt nốt, tiêu…) vào Chân lạp. Ở Mang Khảm,
người Hoa lập nhiều kho hàng; lúa gạo từ sông Tiền, sông Hậu đổ vào cảng thông
qua hệ thống kênh rạch chằng chịt.
- Đô thị cảng về mặt địa lý thì nó sát và gần với hệ thống
kênh rạch (hậu phương của cảng) là nguồn nguyên liệu cung cấp cho mọi hoạt động
của thương mại có yếu tố của kinh tế hàng hóa. Cảng phát triển được do ảnh
hưởng của văn minh sông nước (yếu tố biển – Phù Nam). Thời Nguyễn Ánh, ở đầu rạch
Thị Nghè người ra lập một xưởng đóng tàu lớn xuất đi khắp nơi (cảng Ba Son, lập
tháng 4/1863 tại nơi đó). Ông ta thuê kỹ sư hải quân Pháp, Bồ Đào Nha đóng tàu
và nhờ đó đã đánh bại được Tây Sơn. Tây Sơn chiếm Gia Định, nhưng không giải
quyết được vấn đề Gia Định nên bị sụp đổ. Nguyễn Ánh có chính sách rộng mở, đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa; nhưng khi lên ngôi thì ông ta dè dặt, “Bế
quan tỏa cảng”.
Phương thức khai thác: từ thế kỷ XVII - 1790 thì có 2 phương thức canh tác
+
Quy mô nhỏ: dùng quảng canh và thâm canh. Do quy mô không lớn, đất
không sâu nên ít đầu tư về vốn và kỹ thuật - chưa biết nhiều về nông
nghiệp. Dân Bắc - Trung là bậc thầy về thâm canh nên đầu tư vào có năng
suất cao. Theo Lê Quý Đôn, những người khai thác đất đai theo quy mô nhỏ
thường bắt dân tộc thiểu số làm nô lệ.
+
Quy mô lớn: thuộc về "người có vật lực" (có 50 - 60 điền nô, 300 - 400
trâu bò), gắn bó với nghề nông và dùng quảng canh thay cho thâm canh
=> kéo dài đến thời Pháp thuộc. Ở Gia Định, kinh tế phát triển sớm do
sở hữu lớn về ruộng đất cao, có toàn quyền thuê nhân công về làm việc
và buôn bán sản phẩm. Khi xuất hiện các cảng thị thì hoạt động kinh tế
được đẩy mạnh; hình thành đội thủy binh mạnh để chống lại Tây Sơn. Ở Gia
Định, buôn bán hai chiều tăng mạnh - nhất là lúa gạo (1 quan = 10 tiền
(tương đương 4 đấu gạo). Nhà nước thu thuế thương phẩm.
Về thương mại,
xuất hiện nhiều cảng thị lớn mà nổi bật là cảng Sài Gòn. Sài Gòn là
thương cảng tự nhiên với các sông lớn điều hòa thuyền bè, là nơi tập
trung lúa gạo ngày một đông để xuất đi, tạo mối liên kết và giao lưu
sông rạch. Thông qua hệ thống giang cảng Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn có ưu thế gắn với hệ thống các chợ, có kho cất giữ và thu gom lúa gạo đi khắp Nam Bộ.
3. Khái quát lịch sử vùng đất Nam Bộ thời Nguyễn
Thời
kỳ này, Gia Long đã xác lập vững chắc chính quyền và tiếp tục khai phá
Nam Bộ trên cơ sở các Chúa Nguyễn đạt được trong thế kỷ XVII - XVIII.
Các vua Nguyễn củng cố quân điền, cho dân tự do khai phá Nam Bộ và trợ
cấp cho họ dễ khai phá (25 sắc lệnh trừng phạt quan lại, tạo điều kiện
cho dân mở đất). Tùy theo diện tích khai hoang, quan mộ nhiều dân khai
phá thì được thưởng, quan tham nhũng và hối lộ thì bị trừng phạt nặng. Để
khai khẩn, vua cho đào kênh Thoại Hà (1818, từ Long Xuyên đến Rạch
Giá), kênh Vĩnh Tế (1819 - 1821, từ Châu Đốc đến Rạch Giang - Hà Tiên).
Mục đích: - Mở mang đất đai để khai thác, phát triển về sản xuất lương
thực và thu tô thuế.- Đảm bảo an ninh quốc phòng; nhất là biên giới phía
Tây. Đào kênh và lập đồn điền giúp triều đình kiểm soát, khống chế và
đề phòng sự xâm nhập từ bên ngoài và sự chống đối của dân địa phương.-
Phát triển địa chủ, tạo chỗ dựa cho vua Nguyễn ở Nam Bộ.Quản lý hành
chính: theo mô hình Thuận Hóa. Mang Khảm đổi thành trấn Hà Tiên; Phiên
Trấn - Trấn Biên là địa điểm quan trọng vì gắn với người Hoa Minh Hương
dựng nghiệp ở miền Nam đã lâu. 3 người Hoa Minh Hương nổi tiếng là Ngô
Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức và Phan Thanh Giản. Năm 1836, vua Nguyễn cho
thành lập các đạo (tương đương cấp quận - mang tính quân sự), gắn với
đồn điền và lương thảo. Các đạo lớn lúc đó là Châu Đốc, Tân Châu, Trường
Đồn.
Năm
1831 - 1832, Minh Mạng lập "dinh điền" để tập trung sở hữu lớn về ruộng
đất (không công điền). Dinh điền là vùng đất có dân cư hòa nhập sau,
mục đích chính là khai hoang mở đất. Thời các vua Gia Long và Minh Mạng,
triều đình quan tâm hệ thống thủy lợi (đào kênh ở những ví trí quan
trọng), giúp tàu bè xuôi ngược nhộn nhịp. Đóng góp của nhà Nguyễn chính
là sự nỗ lực của nhân dân + tài "kinh bang tế thế" của Nguyễn Văn Thoại,
Lê Văn Duyệt. Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, chúng thấy địa bạ của vua năm
1836 là chính xác - nhất là những vùng có vị trí đặc biệt như An Giang,
Châu Đốc; đơn vị hành chính lớn nhất là tỉnh An - Hà. Nhà nước chia
thành nhiều tỉnh => tập trung cao độ quyền lực. Dân
số sau năm 1883 là 1.020.000 người; trong đó Việt: hơn 1 triệu; Hoa:
62.000 người; Khmer: 162.000 người; Pháp: 600 người; phương thức canh
tác của người Việt chủ yếu ảnh hưởng của Khmer. Cơ sở pháp lý: Hiệp ước
1845 - 1849 thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Đại Nam; Hiệp ước 1862 nhượng
cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ => Chân lạp không phản đối gì.
4. Khái quát lịch sử vùng đất Nam Bộ thời Pháp thuộc
Mục
tiêu chính sách và biện pháp khai thác của Pháp có điểm khác biệt so
với thời Nguyễn. Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp từ tuyên bố của De
Lagrandière năm 1867,
Hiệp ước Sài Gòn 1874 khẳng định lại tuyên bố năm 1867. Cùng với việc
xác lập bộ máy chính quyền thực dân (từ 1862 là thời quân sự; 1879 là
dân sự), Pháp thiết lập ở Nam Kỳ chế độ trực trị vì nơi đây là thuộc địa
giàu có, điều kiện tự nhiên phong phú. Người Pháp khai thác tối đa
những điều kiện tự nhiên để phục vụ cho chiến tranh; sau kế hoạch Doumer
1897 thì Nam Kỳ trở thành nơi phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa của
chúng (1897 - 1914); (1917 - 1929). Thời gian đầu ở Nam Kỳ, người Pháp
thực hiện kế hoạch Leroy - Beaulieu, tổ chức bán đấu giá đất cho
người khai phá; tổ chức khai thác thuộc địa với tư cách Nam Kỳ là thuộc
địa nông nghiệp có sự phát triển thuận lợi của ruộng đất, kênh rạch và
sông ngòi. Mục đích: khai thác tối đa kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu
Long, mở cửa thị trường tư bản chủ nghĩa để xuất khẩu lúa gạo như là
điều kiện để tồn tại, bù đắp chiến phí và tiếp tục chinh phục nốt các
vùng đất còn lại ở miền Nam.
Cùng
với việc ký kết hiệp ước Harmand, Pathenotre và thành lập Liên bang
Đông Dương năm 1887, việc mở rộng xuất khẩu gạo, nông sản và hàng hóa ở
Nam Kỳ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động khẩn hoang, khai phá vùng
đất Nam Bộ của Pháp. Việc tư bản Pháp tổ chức các đồn điền lớn đã kéo
theo sự thành lập, tồn tại song song hai loại đồn điền: đồn điền trồng
lúa và đồn điền cao su - nét mới trong khai phá Nam Bộ của Pháp. Để thực
hiện, Pháp có các biện pháp sau:
+
Phát triển giao thông thủy ở bờ Nam Sông Hậu. Pháp cho đào 5 kênh lớn:
kênh Hà Tiên (Hà Tiên - Châu Đốc); kênh Rạch Giá (Rạch Giá - Long
Xuyên); kênh Xà No (Cần Thơ - sông Cái Lớn), kênh Bạc Liêu - Cà Mau nối
với rạch An Xuyên; kênh Bãi Xàu - sông Hậu => hình thành hệ thống
kênh nối với các sông lớn. Vào năm 1890 thì chính quyền Pháp ở Nam Kỳ
tiếp tục mở rộng các kênh như kênh Rạch Giá, kênh Hà Tiên, khai thông kênh Cần Thơ - Sóc Trăng, kênh Sa Đéc - Trà Vinh.
+
Tổ chức nạo vét, mở rộng các kênh rạch tại khu vực giữa sông Tiền -
sông Hậu như: rạch Vàm Nao, rạch Cái Tài Thượng, rạch Lấp Vò (sông Tiền -
Sa Đéc), rạch Măng Thít (Rạch Giá - Cà Mau). Phía trên sông Tiền, Pháp
mở rộng kênh Bảo Định nối Mỹ Tho với Vàm Cỏ Tây, nối với Vàm Cỏ Đông qua
rạch Bo Bo, nối với Sài Gòn - Chợ Lớn qua rạch Bến Lức; kênh Duperré
nối Mỹ Tho ngang qua Chợ Gạo tới Vàm Cỏ Đông, thông với Sài Gòn qua kênh
Rạch Cát.
Thông
qua hệ thống kênh nối với các sông lớn, lúa gạo được vận chuyển vào
giang cảng Chợ Lớn, qua cac kho bãi Bến Nghé, kênh Tàu Hủ để vào cảng
Sài Gòn => hình thành hệ thống giao thông liên hoàn. Ở Sài Gòn, Pháp
cho xây dựng nhà máy xay gạo đầu tiên; khơi thông ngoại thương; lợi dụng
sự thuận lợi của dòng chảy như mắc cửi của hệ thống kênh đào Nam Kỳ để
phát triển vùng đất này. Ngoài hệ thống kênh đào, Pháp cho phát triển
đường sắt, đường bộ. Người Pháp mở 3.000 km đường bộ với các tuyến
chính: Sài Gòn - Mỹ Tho; Sài Gòn - Biên Hòa, Thủ Dầu Một; Sài Gòn - Tây
Ninh, Tân An - Gò Công; Gò Công - Mỹ Tho; Mỹ Tho - Vĩnh Long; Trà Vinh -
Tiểu Cần; Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Long Xuyên.
-
Tăng cường nhân lực trong khai thác thuộc địa, người Pháp thất bại. Ở
Sài Gòn vào năm 1937 thì chỉ có 12.245 thương gia, 705 viên chức Pháp
cư trú ở thành phố này => không thu hút được người Pháp vào khai phá
thuộc địa Nam Kỳ. Kế hoạch đưa 1 triệu dân vào khai phá cũng tỏ ra không
hiệu quả. Ở Cần Thơ chỉ có 350 người đến (phần lớn do Pháp dụ dỗ mà
đến), không thạo nghề nông và không biết làm ruộng. 23.000 người Việt mà
Pháp đưa đến cũng không thạo nghề nông (quen sống ở đô thị) => thất
bại. Về thành phần người được Pháp chiêu mộ, chỉ có người Việt là Pháp
làm được, người Hoa thì không. Sở dĩ Pháp không dụ được người Hoa là vì
sợ khi dùng họ, họ sẽ lấn quyền, lấn át quyền lợi của người Pháp Đông
Dương. Người Pháp vốn không thích người Hoa vì sợ họ lập bang hội, có võ
nghệ và hay dính dáng đến chính trị. Người Hoa rất gian trong trốn
thuế, hàng giả và ăn ở mất vệ sinh, hay giấu nghề. Người Hoa không thích
nông nghiệp (nông nghiệp sản xuất đủ dùng) mà chỉ chú trọng đến buôn
bán, lừa đảo (dùng "chành" gạt một ít sản phẩm ra thì đủ) => Trở ngại
lớn nhất của Pháp là không tìm được nhân công. Mặc dù chính quyền Pháp
hết sức ưu ái nhưng không ai tới khai phá, đành phải dùng người Việt tại
chỗ để khai thác.
Phương thức khai thác Nam Kỳ của Pháp:
-
Dùng tư bản người Pháp như một lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong
khai thác Nam Bộ. Trong thời kỳ đầu (1897 - 1914) - khai thác thuộc địa
lần thứ nhất, do bản thân nhà nước Pháp là "đế quốc cho vay lãi" nên rất
keo kiệt; đưa vốn ra thì ít mà lại muốn thu lợi nhuận thật nhiều. Vào
nửa cuối thế kỷ XIX khi mà Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
chính quyền xuất 60 tỉ franc đầu tư ra nước ngoài mà trong đó: 30 tỷ
cho Nga; 26 - 27 tỷ là cho các nước châu Á (nhất là Trung Đông), 2 - 3
tỷ còn lại là cho các thuộc địa. Theo kế hoạch Doumer năm 1897, Pháp chỉ
đầu tư vào Việt Nam là 300 triệu franc, một số rất ít ỏi so với đầu tư ở
các nước khác. Riêng vùng Nam Bộ là vùng chúng đang khai thác, Pháp có
thể đã đầu tư vào đó gần 200 triệu franc để khai thác. Tuy nhiên, do có
thể không biết chi tiêu hay do sợ mất số tiền khá lớn này (sợ lỗ nhiều
hơn lời), người Pháp rất ngại không muốn đầu tư nhiều vào Nam Bộ - vùng
đất giàu tiềm năng nhất. Ngoài ra, việc thuê nhân công vào cũng làm Pháp
tốn rất nhiều tiền; cho nên Pháp đã không dám tổ chức khai hoang, không
muốn mộ dân đi khai hoang Nam Bộ. Mục đích cuối cùng là Pháp chỉ quan
tâm đến lợi nhuận mà thôi - đầu tư ít nhưng muốn có lợi nhiều. Trong
thời gian này, do nhà nước đầu tư còn hạn chế nên việc khai phá Nam Bộ
diễn ra chậm chạp. Các kế hoạch bán đất không giới hạn mặc dù đã được
đưa ra để tạo điều kiện cho tư nhân Pháp đầu tư vào để tăng ngân sách,
nhưng thực hiện khá chậm chạp => kết quả quan trọng là hình thành
tầng lớp đại điền chủ người Việt, có sở hữu lớn về ruộng đất
nhưng không biết làm nông, không giúp hiệu quả gì trong khai thác. Do cơ
chế khai thác tự do nên Nam Bộ là vùng đất Pháp trực tiếp khai khẩn.
Các nghị định 1913, 1926 của các Toàn quyền Sarraut và Robin cho phép
bán đấu giá đất đai bị hoang hóa. Đất khi bán đấu giá là trên 10 ha và
không hạn định số lượng bán. Đất đai được phép buôn bán, kinh doanh với
điều kiện phải khai khẩn, nộp thuế.
-
Đầu tư hạ tầng: đường bộ, đường sắt và kênh rạch. Pháp giao đất cho dân
ta khai thác => tạo sở hữu lớn về ruộng đất, tạo năng suất để xuất
khẩu lúa gạo.
Từ
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đưa 4 tỷ franc vào và đầu tư
có chiều sâu. Pháp đầu tư kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế như
đầu tư phân bón, cây trồng, cho kỹ sư giới thiệu giống mới... nhằm mục
đích vực dậy kinh tế, tạo điều kiện để Pháp tiến hành các phương án khai
thác hiệu quả Nam Bộ hơn. Trên các vùng chính ở đồng bằng sông Cửu
Long, Pháp tiến hành cơ khí hóa nông nghiệp: dùng xán cạp, máy đào kênh
(có từ 1890) để phát triển hệ thống kênh rạch ở Nam Bộ. Kết quả, Pháp
tạo ra hai hệ thống kênh chính (1.360 km), kênh phụ (2.500 km) nhằm mục
đích điều tiết, thau chua rửa mặn. Ngoài ra, Pháp cũng cử các cơ quan đi
nghiên cứu nông nghiệp Nam Bộ để chọn giống cây trồng, vật nuôi, cơ
khí, phân bón để áp dụng vào thổ nhưỡng Nam Bộ. Mặc dù chính quyền hết
sức ưu đãi, nhưng tư bản Pháp vẫn không đến đầu tư nhiều vì không quen
canh tác nông nghiệp - đất hoang hóa nhiều. Hơn nữa ở Pháp, đất hoang
của nó cũng còn quá nhiều nên nó chú trọng đầu tư nước mình trước (tham
nhũng, khủng hoảng chính trị ảnh hưởng đến cơ may của Pháp ở thuộc địa).
Đầu tư không đồng bộ ảnh hưởng đến các quy luật, tính chất và từng loại
thích hợp. Vào năm 1897 ở Đông Nam Bộ, Pháp đưa cao su (gốc từ Brazil)
vào Việt Nam, trồng tốt như người Anh ở Malaya; nhiều công ty, đồn điền
cao su mọc nhiều.
Sở
hữu lớn về ruộng đất chính là nguyên nhân cản trở việc khai thác Nam Bộ
trên quy mô lớn của Pháp; vì phương thức canh tác bất hợp lý, mang tính
cướp đoạt; chế độ cấp đất đai cho nhân dân khai hoang theo kế hoạch
Leroy - Beaulieu (cho phép khai phá trong 5 năm - quá thời gian đó thì
đất sẽ bị sung công) làm tình trạng mất đất càng nhiều hơn. Hơn nữa, bản
thân các địa chủ có sở hữu lớn về ruộng đất thì lại không biết khai
hoang, không biết gì về nghề nông nên không đầu tư theo chiều sâu; cho
nên phương pháp khai thác chủ yếu vẫn là dùng tá điền, nộp tô thuế.
Quảng canh là phương thức canh tác chính (không kỹ thuật, phân bón),
thực lực đầu tư của tá điền không có, kỹ thuật canh tác giống mới quá
đắt đỏ, phân bón chưa phù hợp => Pháp không thể đầu tư toàn diện.
Kết quả:
+
Nhà nước thực dân khai phá thành công ở Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch
Giá. Ruộng đất ở các nơi này khai hoang nhanh, ruộng hoang không nhiều
(ít ngập mặn hơn); đào nhiều kênh như kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh
Frerès - Bocquillon, kênh Saintenoy, kinh Maspéro, kinh Ô Môn, kinh Ba
Lang... để điều tiết lượng nước, thoát nước ra biển. Theo thống kê, diện
tích khai hoang tăng nhanh: 10.664 ha (1881), 20 vạn ha (1921), 38,2
vạn ha (1942), 66 vạn ha (1946). Rạch Giá là vùng đất mới, thổ nhưỡng và
kênh rạch tốt nên khai phá nhanh, tư bản Pháp - bản xứ bỏ vốn thực
hiện.
Năm
1893, các công trình kênh đào và nạo vét sông tháo nước đều được Pháp
lập thành kế hoạch giao cho các công ty tư nhân khai thác, lãnh thầu
dưới sự kiểm soát của Nha công chính Đông Dương. Kết quả thì Pháp vét
824.000 m3 (1890 - 1900) => 7.233 m3 (1920 - 1930) để đào kênh. Họ đào được 1.300 km kênh chính, 2.500 km kênh phụ, phí tổn là 48 triệu franc
Riêng Đồng Tháp Mười,
việc khai phá bị thất bại do nhiều nguyên nhân: tình trạng đất bỏ hoang
nhiều, phèn nặng và đất "không chân" nhiều nên khó thoát nước khi nước
lên (Pháp cố gắng đào kênh An Hạ, Bãi Vồn để thoát phèn; trồng lúa vào)
=> thất bại, 1 - 2 vụ không lời lãi gì. Một nguyên nhân khác đó là
Pháp không có sự nghiên cứu toàn diện, không hiểu thổ nhưỡng Đồng Tháp
Mười (phèn nặng, dùng kênh tháo phèn nhưng không ăn thua) => thất
bại. Dù thất bại, nhưng Pháp cũng một phần nào khai khẩn được vùng
Đồng Tháp Mười với việc cho đào nhiều kênh, mở rộng kênh mới (mở rộng
vấn đề):
Mở
rộng, khai thông các kênh để phục vụ vận chuyển lương thực vào Sài Gòn.
Theo ghi chép của Sơn Nam, Pháp vào năm 1866 đã cho mở rộng kênh Bảo
Định, kênh Bến Lức, kênh Chợ
Gạo và kênh Trà Ôn (1875). Tổng đốc Trần Bá Lộc thời kỳ này cũng ra tay
đào kênh - đào kênh Tổng đốc Lộc (thời kháng Pháp đổi thành kênh Nguyễn Văn Tiếp). Cuối thế kỷ XIX, tham biện Tân An là Helgouach
và Lagrange (1897 - 1902) đã cho đào các kênh nhánh (kênh 25, 26, 27,
28) để mở rộng kênh Tổng đốc Lộc; kênh Lagrange (về sau đổi thành kênh
Dương Văn Dương - chiến sĩ Bình Xuyên thời kháng Pháp). Đầu thế kỷ XX,
Pháp cho đào và mở rộng các kênh mới: kênh Lấp
Vò (1904 - 1906), kênh Măng Thít. Năm 1907, Tổng thanh tra Công chính
Pouyaune cho mở rộng các kênh Lagrange, Tổng đốc Lộc, Đá Biên (huyện
Thạnh Hóa, Long An), Lacombe (1918). Từ 1923 - 1925, đào kênh
nối rạch Thương Mại với sông Mỹ Tho. Từ 1921 - 1924, cải tạo mở rộng kênh Tổng
Đốc Lộc và kênh số 4. Tính đến năm 1930, khối
lượng đào kênh bằng tàu cuốc ở đồng bằng sông Cửu Long là 155 triệu m3,
khối lượng này gia tăng đều đặn hàng năm. Sang đến năm 1936, Pháp đã cho đào
1.360 km kênh chính, 2.500 kênh phụ và hàng ngàn km kênh nhỏ với kinh phí lên
đến 58 triệu đồng.
Pháp xúc tiến các dự án đào kênh ở Đồng Tháp Mười:
-
Dự án nghiên cứu các con sông ở Tân An của Gaudary năm 1907.
- Dự án nghiên cứu
Đồng Tháp Mười của Bolliet và Saraudy năm 1907.
- Dự án nghiên cứu Đồng Tháp Mười của Gripeix và Baillie năm 1910.
- Dự án mở rộng và
hoàn thiện các con kênh phía hạ lưu Hồng Ngự của Bénaberg năm
1916.
Khối lượng đào kênh tăng lên rõ rệt, chỉ trong 9 năm (1905-1913), khối lượng đào kênh
bằng tàu cuốc đã lên đến 37,5 triệu m3. Nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới thứ
nhất, hợp đồng phải thay đổi rất nhiều lần và gia hạn lại trong các năm 1927,
1928, 1929. Tình hình đó, càng làm cho công cuộc đào kênh ở Đồng Tháp Mười càng
ảm đạm hơn.
Nhận xét:
- Chỉ huy đào kênh: lúc đầu là đô đốc; sau là các công ty thủy nông như Công ty đào sông và các việc công chính Đông Dương (1901), Công ty kĩ nghệ tại Đông Dương, Công ty
Montvenoux (1893)... Song, Đồng Tháp Mười là vùng đất còn hoang vắng,
đầy phèn, khó canh tác, đầu tư tốn kém nên chỉ một vài cá nhân có địa vị trong
chính quyền Pháp vì lợi ích riêng đứng ra chỉ huy đào. Kênh Tổng Đốc Lộc là do chính Trần Bá Lộc bỏ chi
phí ra đào từ khâu lên kế hoạch, thiết kế đo đạc, thuê mướng nhân
công..v.v…thực dân Pháp chỉ đồng ý cho Lộc huy động dân phu. Sau Trần Bá Lộc là
những viên Tham biện người Pháp như Helgouach và Lagrange,
nhận thấy được lợi nhuận từ việc đào kênh đã tổ chức đào nhiều kênh mới trong
vùng này (các kênh 25 – 26 – 27 – 28, kênh 12, kênh Lagrange…). Cùng đó là một số điền chủ tư nhân đầu tư đào những kênh nhỏ nối vào
các kênh chính để phục vụ cho sản xuất nông nghiêp.
- Lực lượng đào kênh: lúc đầu là người Pháp với phương tiện đào kênh hiện đại (xáng múc, tàu cuốc), Nhưng có lẽ vì mục đích chính trị (kiểm soát người
bản địa đang căm hờn bởi sự xâm lược của thực dân Pháp trên quê hương họ), sự
nghi ngờ trong đầu tư mà không đem lại lợi nhuận như mong muốn (đang trong giai
đoạn thử nghiệm) nên chính quyền thực dân sử dụng dân phu người Việt (rẻ hơn)
khá nhiều cho việc đào kênh. Dân phu làm việc mệt nhọc “phải phát
cỏ, đào tay, dùng xe trâu để tiếp nước và lương thực cho hàng trăm phu tại giữa
đồng, nhiều người chết vì sốt rét và dịch tả”; trong điều kiện khắc nghiệt (thiếu nước ngọt, rắn
độc, muỗi, đỉa, nước nhiễm phèn…) nhưng công cụ thì thô sơ như cuốc, xẻng,
phảng, sọt…,thế mà “chẳng được trợ cấp
thức ăn, thuốc men gì cả”. Làm việc cực như thế nhưng Pháp trả lương
ít ỏi: dân phu nghèo khổ tiền công có 10 - 15 xu; có nơi trả 2 - 3 hào
song rất ít. Trong khi đó, bọn kỹ sư và nhà thầu Pháp lại lĩnh lương
cao: 5.000 đồng Đông Dương/năm, gấp 30
lần một viên
chức trung bình và gấp 100 lần một viên chức nhỏ người Việt. Ngay cả
Tổng đốc người Việt chỉ lĩnh lương và phụ cấp là 300 đồng = 750 franc - 1
đồng Đông Dương = 2,5 franc.
Mục đích đào kênh ở Đồng Tháp Mười:
- Do đặc thù về địa hình, địa mạo; nơi hoang vắng và luôn bất ổn => đào kênh với kỹ thuật thô sơ
- Kiểm soát an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.
- Phục vụ cho tham vọng mang nền văn minh Phương tây sang nước
ta để về lâu dài không ngoài gì khác là “khai
hoá và khai thác”.
Người Pháp thành công ở Nam Bộ với việc đào 2 hệ thống kênh:
- Trục tây sông Hậu: có 5 kênh, lớn nhất là kênh Thốt Nốt
- Trục Long Xuyên - Cần Thơ, giao nhau ở ngã Bảy
Các
kênh đào lớn như Rạch Giá, Xà No, Long Mỹ; hình thành hệ thống đồn điền
với 37 đồn điền ở miền Đông (lớn nhất là 1.000 ha). Miền Đông là nơi có
đất bazan, đất xám là đất cao và không màu mỡ, mà trong bazan co ocid sắt - đá ong hóa (laterit) => đất xám.
Đặc trưng khai phá Nam Bộ:
-
Nhịp độ khai thác nhanh: Pháp khai thác 80 năm = triều đình 200 năm mới
khai phá xong Nam Bộ, đầu tư hàng hóa và kỹ thuật là yếu tố chính đẩy
nhanh việc khai phá. Tư bản đầu tư mạnh trong lần khai thác thuộc địa
thứ 2 đã làm diện tích khai phá tăng 10 lần.
-
Khai phá tối đa, gần hết và đất chuyển nhượng không nhiều. Từ 1919 -
1929, toàn bộ vùng Gia Định, Gò Công, Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An, Sa Đéc,
Trà Vinh, Rạch Giá đã khai phá xong.
- Có tác động của tư nhân Pháp vào nhiều.
-
Người Việt có cống hiến lớn trong khai phá Nam Bộ. Họ hiểu thổ nhưỡng,
thời vụ và đất đai nên dễ canh tác, sản xuất (Hoa, Khmer không quen);
kênh đào chưa dày, thiếu hệ thống kênh phụ thoát nước => không tác
dụng; đất hoang nhiều, chưa đủ kinh phí để khai phá.
-
Hình thành điền sản lớn, sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất. Ruộng hoang
nhiều nên Pháp cho dân tự do khai phá, không hạn định. Do là sở hữu lớn
có phương thức canh tác điền sản khá mạnh, tá điền bị bóc lột nhiều hơn.
Đại diền sản lớn làm tăng thêm quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
Mỗi đại điền sản có diện tích không lớn (3 - 5 ha), nhưng đủ cho nông
dân nộp tiền, thuế đất (không đầu tư) => miền Tây là lạc hậu. Sở hữu
lớn thực chất là sản xuất nhỏ, không thoát khỏi kinh tế tiểu nông; ruộng
nhiều nhưng người ít => khó đầu tư.
Tính chất:
- Là thuộc địa khai thác hoàn toàn phụ thuộc vào lĩnh vực tư nhân và đặt dưới sự tự do kinh doanh.
- Không phải thuộc địa di dân, nhà nước đầu tư trực tiếp
-
Phát công cho tư nhân 1.500 ha nhượng địa, sau Thế chiến I thì Pháp
kiều bỏ nhượng địa; tuy nhiên nó khai phá được 2,2 triệu ha, trong đó
đồn điền trồng lúa 10 vạn ha, đồn điền cao su 98 vạn ha (1930). Ở đồn
điền cao su thì Pháp chỉ khai thác sinh lợi là 32.500 ha, sản xuất
10.000 tấn mủ cao su.
Sở hữu:
-
Địa chủ: sở hữu nhiều ruộng đất. Có 63.000 địa chủ lớn sở hữu ruộng đất
trên 10 ha (chiếm 2% số dân, nhưng hưởng 45% diện tích canh tác);
địa chủ vừa và nhỏ sở hữu 5 ha ruộng đất, chiếm 15% diện tích canh tác.
Ngoài ra còn 183.000 tiểu chủ, chiếm 72% dân số. Việc sở hữu càng lớn
của địa chủ tạo cơ hội có lợi cho Pháp lập điền sản lớn.
-
Nông dân: 354.000 gia đình nông dân không có ruộng đất, chiếm 57% dân
số. Vùng Rạch Giá, Hà Tiên thì dành cho dân Bắc Kỳ định cư nhưng chỉ lôi
kéo được vài nghìn người vào khai khẩn.
-
Hoa kiều: chính quyền thực dân Nam Kỳ tạo điều kiện cho người Hoa hoạt
động lớn ở Nam Bộ. Ở Nam Kỳ có 85.000 Hoa kiều sinh sống, tập trung
nhiều ở các thành phố lớn: Sài Gòn (100.000/250.000 dân), Hải Phòng
(19.000/124.000 dân), Hà Nội (5.000/128.000 dân), Nam Định (1.500/23.000
dân)
Tác động:
-
Các địa chủ không trực tiếp canh tác ruộng đất mà giao cho nông dân
canh tác. Ở Nam Kỳ, 85% ruộng đất (1.800.000 ha) chia thành các lô ruộng
đất cho tá điền cày thuê (khoảng 5 - 10 ha). Năm 1939, Việt Nam có
6.800 đại địa chủ, riêng Nam Kỳ là 6.300 người - còn lại là 500 người;
quyền sở hữu lớn về ruộng đất thuộc về tay địa chủ Nam Kỳ (Trương Văn
Bền 1.800 ha, Trương Đại Danh 8.000 ha). Địa chủ giao ruộng đất cho tá
điền, cho vay cắt cổ. Những loại ruộng đất này khi thu hoạch sản phẩm -
chủ yếu là gạo thóc - thì đem bán cho Hoa kiều hay tư bản Pháp để thu
lợi => nhưng lợi tức thu được không đóng góp gì vào sự phát triển
kinh tế thuộc địa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét