LIÊN TỈNH LỘ 7B CON ĐƯỜNG TRIỆT THOÁI ĐẦY MÁU VÀ NƯỚC MẮT
Kế hoạch đã được coi như hợp thức hoá và lệnh triệt thoái được ban hành, các Tướng lãnh không ai phản đối. Khi bàn việc lựa chọn đường rút quân, Tướng Viên cho biết đường Quốc lộ 21 không thể xử dụng được vì đường 14 giữa Pleiku-Ban Mê Thuột đã bị địch cắt, Bắc Việt hiện có 3, 4 Sư đoàn chính qui tại chiến trường Ban Mê Thuột, không thể từ đó xử dụng đường 21 về Nha Trang. Đường 19 nối Pleiku – Qui Nhơn cũng khó thành công vì đèo An Khê đã bị cắt ở hai phía Đông, Tây, Cộng quân đóng chốt nhiều nơi, trước đây Pháp đã từng bị Việt Minh phục đánh kích tan tác trên đèo này. Ngoài đường số 7 không còn đường nào khác, Tướng Phú đề nghị chọn đường số 7, kế hoạch được chấp thuận.
Tướng Phú lệnh cho Lữ đoàn 2 Kỵ binh
rút từ đèo Nang Yang về tăng phái cho Liên đoàn 23 BĐQ và Công binh để
sửa chữa cầu cống, giữ an ninh trên lộ trình đường số 7. Tỉnh Lộ 7 từ
ngã ba Mỹ Thạnh tới Tuy Hoà trước đây là đường trải đá, có 3 cầu chính:
Phú Thiện 50m, Le Bac 600m, Cà Lúi 40m.
Đoạn cuối tỉnh lộ 7 trong địa
phận Tuy Hoà, quận Củng Sơn không an toàn cho sự lưu thông.
Ngày 16-3 đoàn xe quân sự bắt đầu rời Pleiku, Tướng Phú và Bộ Tư lệnh
đi trực thăng về Nha Trang, để lại Chuẩn tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc
di tản. Cuộc lui binh gồm có 4 đoàn, mỗi đoàn 250 xe, tổng cộng có 1,200
xe cộ . Ngày 16-3 đoàn xe lên đường êm xuôi vì có yếu tố bất ngờ, thấy
di tản nhanh và dễ dàng nên khi tới Phú Bổn Tướng Phú ra lệnh ngưng lui
binh và lập phòng tuyến tại Hậu Bổn. Các biến cố dồn dập sau đó vượt khả
năng của giới thẩm quyền, quân nhân tại Phú bổn bị ảnh hưởng giây
chuyền cũng hốt hoảng gia nhập đoàn chạy loạn.
Ngày hôm sau 17-3 dân chúng Kontum, Pleiku chạy ùa theo làm náo loạn cuộc lui binh, tình hình đã không thuận lợi như ngày đầu mà lại gây nhiều trở ngại cho sự triệt thoái.
Ngày 18-3 Liên đoàn 7 BĐQ đang cùng Thiết giáp diệt các chốt CS. Thì xui xẻo bị không quân oanh tạc lầm, gây nhiều thương vong cho quân bạn.
Hỗn loạn xẩy ra, lính Thượng nổi loạn đốt doanh trại và giết nhiều người Việt khiến tình hình càng phức tạp, bọn lưu manh côn đồ, bọn nằm vùng đốt chợ, CS pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn người di tản, tối đến địch pháo kích thị xã gây nhiều tử thương cho quân dân di tản. Các chiến xa M-48, M-41 bị phá hủy 70%, lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú Bổn. Sau trận pháo kích dữ dội của Cộng quân, các xe tăng M-48, M-41, đại bác bị hư hại hết không thể xử dụng được, 40 chiến xa và 8 khẩu 175 ly bị phá hủy.
Từ ngày 16-3 –1975 Sư đoàn 320 CS Ở Buôn Hô (Ban Mê Thuột) gần đoàn quân triệt thoái được lệnh hành quân cấp tốc đuổi theo đánh phá, đến 18-3 lực lượng lớn của BV tiến vào Phú Bổn, đánh phá dữ dội rồi tiếp tục đánh xuống Củng Sơn, các Liên đoàn BĐQ, thiết giáp, bộ binh của VNCH bị thiệt hại nặng. Địch xử dụng nhiều đại bác, xe tăng lấy được của ta để truy kích đánh phá, một lỗi lầm tai hại của cuộc lui binh mà không ai ngờ tới.
Nhận được báo cáo tình hình nguy khốn Tướng Phú ra lênh bỏ Hậu Bổn để rút về Tuy Hoà. Cuộc chạm súng tại Hậu Bổn kéo dài tới sáng hôm sau, đoàn quân đi được 20km thì Cộng quân đã tràn vào Phú Túc, Liên đoàn 7 BĐQ chiếm lại quận Phú Túc. Khi ra khỏi Phú Túc, súng nổ khắp nơi giành đường đi, hỗn loạn ngày càng trầm trọng. suốt dọc đường vì cuộc lui binh thê thảm này, dân chết lính chết, thật là một địa ngục, một hành lang máu.
Công binh lập 2 cầu nổi, một tại Le Bac, một tại Đồng Cam, đoàn xe đến được sông Ba thì thì bị cát lún, mất ba ngày để trực thăng chở vỉ sắt lót đường, dù gặp khó khăn đoàn xe đầu tiên về tới Tuy Hoà, chỉ vì một chiếc xe bị kẹt giữa cầu nổi khiến cả đoàn quân tắc nghẽn. CSBV tổ chức các chốt chặn đường, một Tiểu đoàn ĐPQ và một Tiểu đoàn BĐQ được giao nhổ chốt.
Ngày 22-3 hai Tiểu đoàn BĐQ ở đoạn hậu đánh tan Trung đoàn 64 CS (SĐ -320) gây nhiều thiệt hại buộc Trung đoàn nầy phải rút lui. BV đưa thêm các lực lượng đã tham chiến tại Ban Mê thuột với chiến xa yểm trợ theo tỉnh lộ 287 đổ xuống đường số 7. Tướng Cẩm báo cáo Tướng Phú, Tướng Phú ra lệnh cho Tướng Cẩm và Bộ tham mưu lên trực thăng bay về Tuy Hoà, những người còn lại chạy về hướng Đông. Phía Tây xe tăng CS đang tiến tới, hướng Bắc là Pleiku, hướng Nam địch đang đóng chốt, ai len lỏi theo sông Ba thì về được Tuy Hoà.
Ngày 26-3 Tiểu đoàn 34 BĐQ thanh toán các chốt sau cùng tại xã Mỹ Thạnh Tòng, những người, xe còn lại của cuộc lui binh đã tới được Tuy Hoà, trong số 1,200 xe cộ chỉ còn có 300 mở đường máu tới nơi.
Sáu năm sau, vào giữa tháng 3-1981, Đài phát thanh VOA đã bình luận :
“Cuộc rút quân trên đường số 7 được coi như một cuộc thảm bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh tại miền Nam Nước Việt từ trước đến nay”.
Phạm Huấn gọi đó là hành lang máu, con đường máu và nước mắt dài 300 km trong 9 ngày đêm, đó cũng là một cuộc hành quân phá sản. Hậu quả là tổn thất của cuộc lui binh thật khủng khiếp, theo Nguyễn Đức Phương khi ra đi có khoảng 60 ngàn quân khi tới Tuy Hoà chỉ còn khoảng một phần ba tức 20 ngàn người, 5 Liên đoàn BĐQ khoảng 7,000 chỉ còn 900 người, Lữ đoàn 2 thiết kỵ với hơn 100 xe tăng thiết giáp chỉ còn lại 13 cái M-113.
Trong Những Ngày Cuối của VNCH Tướng Cao Viên cho biết có ít nhất 75% khả năng tác chiến của quân đoàn II bao gồm sư đoàn 23 bộ binh cũng như các lực lượng Biệt động quân, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh và Truyền tin đã bị hủy hoại chỉ trong vòng có mười ngày.
Chiến dịch Tái chiếm lại Ban Mê Thuột không thể thực hiện được, đơn giản chỉ vì Quân đoàn 2 không còn lực lượng tác chiến nào cả. Quân Cộng Sản đã chiếm được Kontum, Pleiku không cần phải chiến đấu. Khuyến khích bởi chiến thắng với tầm mức không ngờ, các sư đoàn F10, 316 và 320 CSBV quyết định đánh tới.
Ngay lúc bấy giờ, địch quân biết rằng lực lượng mà Quân đoàn II xử dụng để ngăn chận bước tiến quân của họ về hướng bờ biển chỉ còn có Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương với tổng số gần 3000 binh lính.
Theo tài liệu Mỹ (The World Almanac Of The Viet Nam War.) và của Nguyễn Đức Phương, trong số 400 ngàn dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có 100 ngàn tới được Tuy hòa. Nhưng Theo Tướng Hoàng Lạc trong số 200 ngàn dân chạy loạn chỉ có 45 ngàn tới Tuy Hoà. Các kho quân dụng tại Kontum, Pleiku bỏ ngỏ, tất cả quân dụng, vũ khí trị giá 253 triệu Mỹ Kim lọt vào tay CS. Sự thiệt hại về tinh thần còn to tát hơn nhiều. Theo tướng Hoàng Văn Lạc kế hoạch không đầy đủ, kỷ luật hỗn tạp, không nghiên cứu lộ trình, cầu cống, dân chúng và gia đình binh sĩ hỗn độn làm cho quân đội mất tinh thần khiến ai cũng chỉ lo chạy tháo thân. Dân chúng nghe tin tức bi quan qua đài BBC đã ồ ạt chạy về phía Nam làm náo loạn cuộc triệt thoái khiến cho tinh thần binh sĩ xuống thấp.
Tổng cộng 60 ngàn quân triệt thoái chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, khoảng 200 ngàn dân chỉ có 45 ngàn tơi nơi yên lành. Những người thương binh trong các bệnh viện cũng như bị thương trên đường chạy loạn chỉ nằm chờ chết vì bác sĩ y tá không còn nữa, số người bị thương bị giết.. có thể lên tới nhiều nghìn hay hàng vạn người.
Tướng Cao Văn Viên nói:
“Thất bại tự tạo của quân đoàn II là một giấc mơ hãi hùng trên cả hai phương diện tâm lý và chính trị cho dân chúng cũng như cho QLVNCH. Rối loạn, lo âu, sợ hãi, lên án, tội lỗi cũng như thất vọng bắt đầu đè nặng lên tâm trí mọi người”
Những tin đồn cắt đất nhường cho Cộng Sản lan nhanh khiến người ta đổ xô nhau chạy về hướng Nam, Quân khu 1 cũng rơi vào tình huống tương tự.
Không biết tin đồn ấy do đâu mà ra, cũng có thể do CS nằm vùng tung ra để gây hoang mang náo loạn, tin cắt đất này đã ảnh hưởng vô cùng tai hại, cùng với sự tuyên truyền xuyên tạc và phá hoại của đài BBC Luân Đôn, quân dân Vùng 1 và 2 cứ ùn ùn kéo nhau chạy về phương Nam khiến cho CS không phải đổ máu vẫn chiếm được nhiều lãnh thổ của miền Nam . Trong khi ấy tại Sài Gòn phía đối lập tăng hoạt động bất tín nhiệm chính phủ TT Thiệu, quân đội cũng mất tin tưởng người ta cho rằng chỉ có phép lạ may ra cứu được miền Nam.
Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7 đã đi vào vết xe đổ của trận Cao Bắc Lạng năm 1949 và cuộc di tản Quảng Trị cuối tháng 4-1972. Cuối tháng 9-1949, Đại Tá Charton triệt thoái 3 tiểu đoàn Pháp ra khỏi Cao bằng đến đầu tháng 10 bị Việt Minh chận đánh tan rã, Pháp mất 7,000 quân và nhiều đơn vị tinh nhuệ, 500 quân xa, trên 100 súng cối và 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và cộng đồng, đại liên trung liên, trận đánh đã rung động cả nước Pháp.
Cuối tháng 4 năm 1972, các đơn vị phòng thủ Quảng Trị dưới sự chỉ huy của Tướng Vũ Văn Giai, vùng trách niệm của Sư đoàn 3 thu hẹp dần, Việt Cộng tấn công phía Tây và Nam Quảng Trị, cô lập lực lượng phòng thủ, binh sĩ ta ngày càng suy sụp tinh thần trước những trận pháo kích dữ dội của CSBV. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tiếp liệu trong khi địch tấn công dữ dội, Tướng Giai trình bầy kế hoạch triệt thoái về Nam sông Thạch Hãn với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh vùng 1.
Được Tư lệnh chấp thuận, ông cho lui binh tức thì ngày 1-5-1972 Sư đoàn 3 và các lực lượng tăng phái như Thiết giáp, Biệt động quân, Thuỷ quân lục chiến.. tất cả khoảng 6 Trung đoàn cùng với dân chúng miền địa đầu giới tuyến ồ ạt lui về Nam qua Quốc lộ I. Cộng quân thừa cơ phục kích và dùng pháo binh tần xa cùng như tầm gần tha hồ pháo kích và bắn trực xạ vào đoàn người di tản làm chết như rạ trên đại lộ kinh hoàng, Quốc lộ 1 đầy các loại xe bốc cháy, gần 20.000 người vừa dân và lính bỏ xác tại đây, Lữ đoàn thiết kỵ có hơn 1,000 người tử thương, Sư đoàn 3 chết 2,700 người, mất 100 xe tăng, 140 đại bác …
Đại tá Phạm bá Hoa nói.
“Những bài học chiến thuật trong trường Võ bị cũng như trường Đại học quân sự..đều thừa nhận rằng, trong các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, lui binh) là nhiều nguy hiểm hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị đưa lưng về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt là hậu tuyến mà sau lưng trở thành tiến tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học lui binh là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được không quân quan sát và yểm trợ hoả lực nữa.
Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hoà lên, đoàn quân triệt thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân Việt Cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công tái chiếm lại Ban Mê Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống, chết vì cướp giật…”
(Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7)
Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương cả một quân đoàn phải rút chạy. Thất bại trên đường số 7 một phần do thất thủ Ban Mê Thuột, nếu không mất Ban Mê Thuột chắc không ai nghĩ phải bỏ Kontum Pleiku, từ sai lầm chiến thuật đi đến sai lầm chiến lược. Ngoài ra sự bội tín của Tổng Thống Hoa kỳ bỏ Việt nam và tin cắt quân viện của Quốc Hội Mỹ cũng làm TT Thiệu điên đầu. Các cuộc hành quân không được Bộ Tổng tham mưu điều khiển giám sát, Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho các Tư lệnh quân đoàn, Bộ Tổng tham mưu không được ra bất cứ lệnh nào cho các đơn vị, một phần vì TT Thiệu dành độc quyền lãnh đạo nên mới đưa tới sụp đổ hệ thống phòng thủ nhanh như vậy.
Nhiều người cho rằng Tướng Phú không đủ khả năng kiểm soát đôn đốc cuộc lui binh cấp Quân đoàn, sự thực không hẳn như vậy, chẳng riêng gì tại quân khu 2 mà ngay cả Quân khu 1 kiện Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đành bó tay không thể kiểm soát nổi tình hình rối loạn.
Phạm Huấn cho rằng trên thực tế không có một lệnh tổng quát nào cả, cuộc lui binh không được tổ chức, giám sát, thi hành báo cáo chính xác, các ông Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Phụ tá hành quân Lê Nguyên Khang, Tham mưu trưởng liên quân Đồng văn Khuyên .. chưa hề một lần bay ra thị sát mặt trận, họ chỉ ngồi trong phòng lạnh điều binh khiển tướng bằng điện thoại. Cũng theo Phạm Huấn các Tướng Trần văn Cẩm, Phạm văn Phú … những người chỉ huy cuộc triệt thoái bay trực thăng thật cao trên trời, cả một Quân đoàn không có ai chịu trách nhiệm.
“Mặc dù Cộng quân có gia tăng quân số thật nhưng chính những quyết định hạn chế đạn dược, rút quân sai lầm nói trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần toàn thể Quân, Dân, Cán Chính và làm cho sự sụp dổ miền Nam VN quá nhanh và quá nhục nhã. Đúng ra khi lệnh rút lui Quân đoàn 2/QK2, Tổng thống Thiệu phải chỉ thị cho Đại Tướng Viên, các vị Tư lịnh và Chỉ huy trưởng các Quân Binh Chủng phải ra Nha Trang để tận tình giúp Tướng Phạm Văn Phú điều động và yểm trợ cuộc rút quân lớn nhứt trong lịch sử QLVNCH. Thiếu tất cả mọi hỗ trợ căn bản cần thiết, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đành làm người hùng cô đơn vì mọi sự việc rút lui ngoài khả năng và kinh nghiệm của ông”
(Cuộc Chiến Dang Dở trang 272)
Theo cựu Đại tá Phạm Bá Hoa trong bài Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 nói:
“Cho dù ở vào trường hợp nào đi nữa thì rõ ràng là quân Cộng Sản mà mình tưởng nó bao vây hay sắp sửa bao vậy Pleiku, nhưng thật ra chúng còn ở tận đâu đâu nên mãi bốn ngày sau đó là thời gian sớm nhất chúng mới vào chiếm Bộ Tư Lện Quân Đoàn , trong khi những Sư đoàn của chúng càng ở xa Pleiku về hướng Nam và Đông Nam thì khoảng cách càng gần với đoàn quân triệt thoát hơn, do đó mà thiệt hại của quân đoàn nặng nề chưa từng thấy trong hơn 20 năm chiến tranh! Một thất bại vô cùng đau đớn cho những người cầm súng…”
Một điều xui tai hại là con đường đường rút quân tỉnh lộ 7 lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 CSBV tại Buôn hô , Ban Mê Thuột, họ được lệnh đuổi theo ngày 16-3, chỉ hai ngày là đã đuổi kịp và đánh phá đoàn quân triệt thoát gây thiệt hại nặng nề.
Sau này ngày 21-4-1975, Sư đoàn 18 BB, lực lượng Kỵ Binh, TĐ 82 BĐQ và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù lưc lượng tăng phái cho chiến trường Xuân Lộc cũng đã thực hiện rút quân tại Xuân Lộc nhưng lại lại được chỉ huy bởi Tư Lệnh chiên trường Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và có tính toán sắp xếp trật tự, Tất cả hợp đồng Binh chủng và kỷ luật thật cao nên đã đạt an toàn, ít thiệt hại, người ta đã cho di tản gia đình binh sĩ trước để lính an tâm chiến đấu. Cuộc rút quân của Sư đoàn 18 và lực lượng tăng phái cho thấy sự thất bại của Quân khu 2 và 1 là.
– Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh cận thận.
– Không kiểm soát đôn đốc cấp chỉ huy.
– Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ quân đội.
– Không duy trì được kỷ luật
Ngoài ra vì thiếu tin tức tình báo đoàn quân triệt thoái lại đi ngang tổ kiến VC, Sư đoàn 320 BV đóng tại Buôn Hô gần đoàn di tản đã đuổi kịp sau hai ngày.
Dân chúng tị nạn làm náo loạn cả lên, binh lính mất tinh thần nên nhiều đơn vị đã rã ngũ, tan hàng mặc dù chưa có chạm súng, người dân chạy loạn đã làm đảo lộn kế hoạch triệt thoái của Quân đoàn.
Cuộc triệt thoái khiến cho Cao nguyên lọt vào tay Cộng quân chỉ trong mấy ngày, nó cũng kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ Quân khu 2 và cũng đã để lọt vào tay địch nhiều vũ khí đạn dược, xe tăng, đại bác.
Trọng Đạt
Tài Liệu tham khảo.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003.
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005.
Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006.
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.
The Word Almanac Of The Viet Nam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1958.
Stanley Karnow: Viet Nam, A History, A Penguin Books 1991.
Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University
Press 2002.
Nguyễn Định: Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký, internet.
Phạm Bá Hoa: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B, Người Việt Dallas 19-3-2004
Hồi Ký Của Trung Uý D: Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B, Người Việt Dallas, 25-3-2005.
Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas số 7-10-2005.
Nguyễn Kỳ Phong: Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006 .
Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.
Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004
Tú Gàn: Trở Lại Trận Ban Mê Thuột, Sài Gòn Nhỏ Dallas Tháng 4-2005.
Trung Tướng Lữ Lan: Cuộc Chiến Ba Mươi Năm Nhìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn nhỏ Dallas 28-4-2006.
Ngày hôm sau 17-3 dân chúng Kontum, Pleiku chạy ùa theo làm náo loạn cuộc lui binh, tình hình đã không thuận lợi như ngày đầu mà lại gây nhiều trở ngại cho sự triệt thoái.
Ngày 18-3 Liên đoàn 7 BĐQ đang cùng Thiết giáp diệt các chốt CS. Thì xui xẻo bị không quân oanh tạc lầm, gây nhiều thương vong cho quân bạn.
Hỗn loạn xẩy ra, lính Thượng nổi loạn đốt doanh trại và giết nhiều người Việt khiến tình hình càng phức tạp, bọn lưu manh côn đồ, bọn nằm vùng đốt chợ, CS pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn người di tản, tối đến địch pháo kích thị xã gây nhiều tử thương cho quân dân di tản. Các chiến xa M-48, M-41 bị phá hủy 70%, lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú Bổn. Sau trận pháo kích dữ dội của Cộng quân, các xe tăng M-48, M-41, đại bác bị hư hại hết không thể xử dụng được, 40 chiến xa và 8 khẩu 175 ly bị phá hủy.
Từ ngày 16-3 –1975 Sư đoàn 320 CS Ở Buôn Hô (Ban Mê Thuột) gần đoàn quân triệt thoái được lệnh hành quân cấp tốc đuổi theo đánh phá, đến 18-3 lực lượng lớn của BV tiến vào Phú Bổn, đánh phá dữ dội rồi tiếp tục đánh xuống Củng Sơn, các Liên đoàn BĐQ, thiết giáp, bộ binh của VNCH bị thiệt hại nặng. Địch xử dụng nhiều đại bác, xe tăng lấy được của ta để truy kích đánh phá, một lỗi lầm tai hại của cuộc lui binh mà không ai ngờ tới.
Nhận được báo cáo tình hình nguy khốn Tướng Phú ra lênh bỏ Hậu Bổn để rút về Tuy Hoà. Cuộc chạm súng tại Hậu Bổn kéo dài tới sáng hôm sau, đoàn quân đi được 20km thì Cộng quân đã tràn vào Phú Túc, Liên đoàn 7 BĐQ chiếm lại quận Phú Túc. Khi ra khỏi Phú Túc, súng nổ khắp nơi giành đường đi, hỗn loạn ngày càng trầm trọng. suốt dọc đường vì cuộc lui binh thê thảm này, dân chết lính chết, thật là một địa ngục, một hành lang máu.
Công binh lập 2 cầu nổi, một tại Le Bac, một tại Đồng Cam, đoàn xe đến được sông Ba thì thì bị cát lún, mất ba ngày để trực thăng chở vỉ sắt lót đường, dù gặp khó khăn đoàn xe đầu tiên về tới Tuy Hoà, chỉ vì một chiếc xe bị kẹt giữa cầu nổi khiến cả đoàn quân tắc nghẽn. CSBV tổ chức các chốt chặn đường, một Tiểu đoàn ĐPQ và một Tiểu đoàn BĐQ được giao nhổ chốt.
Ngày 22-3 hai Tiểu đoàn BĐQ ở đoạn hậu đánh tan Trung đoàn 64 CS (SĐ -320) gây nhiều thiệt hại buộc Trung đoàn nầy phải rút lui. BV đưa thêm các lực lượng đã tham chiến tại Ban Mê thuột với chiến xa yểm trợ theo tỉnh lộ 287 đổ xuống đường số 7. Tướng Cẩm báo cáo Tướng Phú, Tướng Phú ra lệnh cho Tướng Cẩm và Bộ tham mưu lên trực thăng bay về Tuy Hoà, những người còn lại chạy về hướng Đông. Phía Tây xe tăng CS đang tiến tới, hướng Bắc là Pleiku, hướng Nam địch đang đóng chốt, ai len lỏi theo sông Ba thì về được Tuy Hoà.
Ngày 26-3 Tiểu đoàn 34 BĐQ thanh toán các chốt sau cùng tại xã Mỹ Thạnh Tòng, những người, xe còn lại của cuộc lui binh đã tới được Tuy Hoà, trong số 1,200 xe cộ chỉ còn có 300 mở đường máu tới nơi.
Sáu năm sau, vào giữa tháng 3-1981, Đài phát thanh VOA đã bình luận :
“Cuộc rút quân trên đường số 7 được coi như một cuộc thảm bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh tại miền Nam Nước Việt từ trước đến nay”.
Phạm Huấn gọi đó là hành lang máu, con đường máu và nước mắt dài 300 km trong 9 ngày đêm, đó cũng là một cuộc hành quân phá sản. Hậu quả là tổn thất của cuộc lui binh thật khủng khiếp, theo Nguyễn Đức Phương khi ra đi có khoảng 60 ngàn quân khi tới Tuy Hoà chỉ còn khoảng một phần ba tức 20 ngàn người, 5 Liên đoàn BĐQ khoảng 7,000 chỉ còn 900 người, Lữ đoàn 2 thiết kỵ với hơn 100 xe tăng thiết giáp chỉ còn lại 13 cái M-113.
Trong Những Ngày Cuối của VNCH Tướng Cao Viên cho biết có ít nhất 75% khả năng tác chiến của quân đoàn II bao gồm sư đoàn 23 bộ binh cũng như các lực lượng Biệt động quân, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh và Truyền tin đã bị hủy hoại chỉ trong vòng có mười ngày.
Chiến dịch Tái chiếm lại Ban Mê Thuột không thể thực hiện được, đơn giản chỉ vì Quân đoàn 2 không còn lực lượng tác chiến nào cả. Quân Cộng Sản đã chiếm được Kontum, Pleiku không cần phải chiến đấu. Khuyến khích bởi chiến thắng với tầm mức không ngờ, các sư đoàn F10, 316 và 320 CSBV quyết định đánh tới.
Ngay lúc bấy giờ, địch quân biết rằng lực lượng mà Quân đoàn II xử dụng để ngăn chận bước tiến quân của họ về hướng bờ biển chỉ còn có Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương với tổng số gần 3000 binh lính.
Theo tài liệu Mỹ (The World Almanac Of The Viet Nam War.) và của Nguyễn Đức Phương, trong số 400 ngàn dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có 100 ngàn tới được Tuy hòa. Nhưng Theo Tướng Hoàng Lạc trong số 200 ngàn dân chạy loạn chỉ có 45 ngàn tới Tuy Hoà. Các kho quân dụng tại Kontum, Pleiku bỏ ngỏ, tất cả quân dụng, vũ khí trị giá 253 triệu Mỹ Kim lọt vào tay CS. Sự thiệt hại về tinh thần còn to tát hơn nhiều. Theo tướng Hoàng Văn Lạc kế hoạch không đầy đủ, kỷ luật hỗn tạp, không nghiên cứu lộ trình, cầu cống, dân chúng và gia đình binh sĩ hỗn độn làm cho quân đội mất tinh thần khiến ai cũng chỉ lo chạy tháo thân. Dân chúng nghe tin tức bi quan qua đài BBC đã ồ ạt chạy về phía Nam làm náo loạn cuộc triệt thoái khiến cho tinh thần binh sĩ xuống thấp.
Tổng cộng 60 ngàn quân triệt thoái chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, khoảng 200 ngàn dân chỉ có 45 ngàn tơi nơi yên lành. Những người thương binh trong các bệnh viện cũng như bị thương trên đường chạy loạn chỉ nằm chờ chết vì bác sĩ y tá không còn nữa, số người bị thương bị giết.. có thể lên tới nhiều nghìn hay hàng vạn người.
Tướng Cao Văn Viên nói:
“Thất bại tự tạo của quân đoàn II là một giấc mơ hãi hùng trên cả hai phương diện tâm lý và chính trị cho dân chúng cũng như cho QLVNCH. Rối loạn, lo âu, sợ hãi, lên án, tội lỗi cũng như thất vọng bắt đầu đè nặng lên tâm trí mọi người”
Những tin đồn cắt đất nhường cho Cộng Sản lan nhanh khiến người ta đổ xô nhau chạy về hướng Nam, Quân khu 1 cũng rơi vào tình huống tương tự.
Không biết tin đồn ấy do đâu mà ra, cũng có thể do CS nằm vùng tung ra để gây hoang mang náo loạn, tin cắt đất này đã ảnh hưởng vô cùng tai hại, cùng với sự tuyên truyền xuyên tạc và phá hoại của đài BBC Luân Đôn, quân dân Vùng 1 và 2 cứ ùn ùn kéo nhau chạy về phương Nam khiến cho CS không phải đổ máu vẫn chiếm được nhiều lãnh thổ của miền Nam . Trong khi ấy tại Sài Gòn phía đối lập tăng hoạt động bất tín nhiệm chính phủ TT Thiệu, quân đội cũng mất tin tưởng người ta cho rằng chỉ có phép lạ may ra cứu được miền Nam.
Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7 đã đi vào vết xe đổ của trận Cao Bắc Lạng năm 1949 và cuộc di tản Quảng Trị cuối tháng 4-1972. Cuối tháng 9-1949, Đại Tá Charton triệt thoái 3 tiểu đoàn Pháp ra khỏi Cao bằng đến đầu tháng 10 bị Việt Minh chận đánh tan rã, Pháp mất 7,000 quân và nhiều đơn vị tinh nhuệ, 500 quân xa, trên 100 súng cối và 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và cộng đồng, đại liên trung liên, trận đánh đã rung động cả nước Pháp.
Cuối tháng 4 năm 1972, các đơn vị phòng thủ Quảng Trị dưới sự chỉ huy của Tướng Vũ Văn Giai, vùng trách niệm của Sư đoàn 3 thu hẹp dần, Việt Cộng tấn công phía Tây và Nam Quảng Trị, cô lập lực lượng phòng thủ, binh sĩ ta ngày càng suy sụp tinh thần trước những trận pháo kích dữ dội của CSBV. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tiếp liệu trong khi địch tấn công dữ dội, Tướng Giai trình bầy kế hoạch triệt thoái về Nam sông Thạch Hãn với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh vùng 1.
Được Tư lệnh chấp thuận, ông cho lui binh tức thì ngày 1-5-1972 Sư đoàn 3 và các lực lượng tăng phái như Thiết giáp, Biệt động quân, Thuỷ quân lục chiến.. tất cả khoảng 6 Trung đoàn cùng với dân chúng miền địa đầu giới tuyến ồ ạt lui về Nam qua Quốc lộ I. Cộng quân thừa cơ phục kích và dùng pháo binh tần xa cùng như tầm gần tha hồ pháo kích và bắn trực xạ vào đoàn người di tản làm chết như rạ trên đại lộ kinh hoàng, Quốc lộ 1 đầy các loại xe bốc cháy, gần 20.000 người vừa dân và lính bỏ xác tại đây, Lữ đoàn thiết kỵ có hơn 1,000 người tử thương, Sư đoàn 3 chết 2,700 người, mất 100 xe tăng, 140 đại bác …
Đại tá Phạm bá Hoa nói.
“Những bài học chiến thuật trong trường Võ bị cũng như trường Đại học quân sự..đều thừa nhận rằng, trong các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, lui binh) là nhiều nguy hiểm hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị đưa lưng về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt là hậu tuyến mà sau lưng trở thành tiến tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học lui binh là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được không quân quan sát và yểm trợ hoả lực nữa.
Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hoà lên, đoàn quân triệt thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân Việt Cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công tái chiếm lại Ban Mê Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống, chết vì cướp giật…”
(Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7)
Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương cả một quân đoàn phải rút chạy. Thất bại trên đường số 7 một phần do thất thủ Ban Mê Thuột, nếu không mất Ban Mê Thuột chắc không ai nghĩ phải bỏ Kontum Pleiku, từ sai lầm chiến thuật đi đến sai lầm chiến lược. Ngoài ra sự bội tín của Tổng Thống Hoa kỳ bỏ Việt nam và tin cắt quân viện của Quốc Hội Mỹ cũng làm TT Thiệu điên đầu. Các cuộc hành quân không được Bộ Tổng tham mưu điều khiển giám sát, Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho các Tư lệnh quân đoàn, Bộ Tổng tham mưu không được ra bất cứ lệnh nào cho các đơn vị, một phần vì TT Thiệu dành độc quyền lãnh đạo nên mới đưa tới sụp đổ hệ thống phòng thủ nhanh như vậy.
Nhiều người cho rằng Tướng Phú không đủ khả năng kiểm soát đôn đốc cuộc lui binh cấp Quân đoàn, sự thực không hẳn như vậy, chẳng riêng gì tại quân khu 2 mà ngay cả Quân khu 1 kiện Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đành bó tay không thể kiểm soát nổi tình hình rối loạn.
Phạm Huấn cho rằng trên thực tế không có một lệnh tổng quát nào cả, cuộc lui binh không được tổ chức, giám sát, thi hành báo cáo chính xác, các ông Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Phụ tá hành quân Lê Nguyên Khang, Tham mưu trưởng liên quân Đồng văn Khuyên .. chưa hề một lần bay ra thị sát mặt trận, họ chỉ ngồi trong phòng lạnh điều binh khiển tướng bằng điện thoại. Cũng theo Phạm Huấn các Tướng Trần văn Cẩm, Phạm văn Phú … những người chỉ huy cuộc triệt thoái bay trực thăng thật cao trên trời, cả một Quân đoàn không có ai chịu trách nhiệm.
“Mặc dù Cộng quân có gia tăng quân số thật nhưng chính những quyết định hạn chế đạn dược, rút quân sai lầm nói trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần toàn thể Quân, Dân, Cán Chính và làm cho sự sụp dổ miền Nam VN quá nhanh và quá nhục nhã. Đúng ra khi lệnh rút lui Quân đoàn 2/QK2, Tổng thống Thiệu phải chỉ thị cho Đại Tướng Viên, các vị Tư lịnh và Chỉ huy trưởng các Quân Binh Chủng phải ra Nha Trang để tận tình giúp Tướng Phạm Văn Phú điều động và yểm trợ cuộc rút quân lớn nhứt trong lịch sử QLVNCH. Thiếu tất cả mọi hỗ trợ căn bản cần thiết, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đành làm người hùng cô đơn vì mọi sự việc rút lui ngoài khả năng và kinh nghiệm của ông”
(Cuộc Chiến Dang Dở trang 272)
Theo cựu Đại tá Phạm Bá Hoa trong bài Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 nói:
“Cho dù ở vào trường hợp nào đi nữa thì rõ ràng là quân Cộng Sản mà mình tưởng nó bao vây hay sắp sửa bao vậy Pleiku, nhưng thật ra chúng còn ở tận đâu đâu nên mãi bốn ngày sau đó là thời gian sớm nhất chúng mới vào chiếm Bộ Tư Lện Quân Đoàn , trong khi những Sư đoàn của chúng càng ở xa Pleiku về hướng Nam và Đông Nam thì khoảng cách càng gần với đoàn quân triệt thoát hơn, do đó mà thiệt hại của quân đoàn nặng nề chưa từng thấy trong hơn 20 năm chiến tranh! Một thất bại vô cùng đau đớn cho những người cầm súng…”
Một điều xui tai hại là con đường đường rút quân tỉnh lộ 7 lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 CSBV tại Buôn hô , Ban Mê Thuột, họ được lệnh đuổi theo ngày 16-3, chỉ hai ngày là đã đuổi kịp và đánh phá đoàn quân triệt thoát gây thiệt hại nặng nề.
Sau này ngày 21-4-1975, Sư đoàn 18 BB, lực lượng Kỵ Binh, TĐ 82 BĐQ và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù lưc lượng tăng phái cho chiến trường Xuân Lộc cũng đã thực hiện rút quân tại Xuân Lộc nhưng lại lại được chỉ huy bởi Tư Lệnh chiên trường Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và có tính toán sắp xếp trật tự, Tất cả hợp đồng Binh chủng và kỷ luật thật cao nên đã đạt an toàn, ít thiệt hại, người ta đã cho di tản gia đình binh sĩ trước để lính an tâm chiến đấu. Cuộc rút quân của Sư đoàn 18 và lực lượng tăng phái cho thấy sự thất bại của Quân khu 2 và 1 là.
– Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh cận thận.
– Không kiểm soát đôn đốc cấp chỉ huy.
– Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ quân đội.
– Không duy trì được kỷ luật
Ngoài ra vì thiếu tin tức tình báo đoàn quân triệt thoái lại đi ngang tổ kiến VC, Sư đoàn 320 BV đóng tại Buôn Hô gần đoàn di tản đã đuổi kịp sau hai ngày.
Dân chúng tị nạn làm náo loạn cả lên, binh lính mất tinh thần nên nhiều đơn vị đã rã ngũ, tan hàng mặc dù chưa có chạm súng, người dân chạy loạn đã làm đảo lộn kế hoạch triệt thoái của Quân đoàn.
Cuộc triệt thoái khiến cho Cao nguyên lọt vào tay Cộng quân chỉ trong mấy ngày, nó cũng kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ Quân khu 2 và cũng đã để lọt vào tay địch nhiều vũ khí đạn dược, xe tăng, đại bác.
Trọng Đạt
Tài Liệu tham khảo.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003.
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005.
Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006.
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.
The Word Almanac Of The Viet Nam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1958.
Stanley Karnow: Viet Nam, A History, A Penguin Books 1991.
Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University
Press 2002.
Nguyễn Định: Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký, internet.
Phạm Bá Hoa: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B, Người Việt Dallas 19-3-2004
Hồi Ký Của Trung Uý D: Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B, Người Việt Dallas, 25-3-2005.
Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas số 7-10-2005.
Nguyễn Kỳ Phong: Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006 .
Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.
Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004
Tú Gàn: Trở Lại Trận Ban Mê Thuột, Sài Gòn Nhỏ Dallas Tháng 4-2005.
Trung Tướng Lữ Lan: Cuộc Chiến Ba Mươi Năm Nhìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn nhỏ Dallas 28-4-2006.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét