Như VB đã trình bày trong bài viết về cuộc chiến Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị, vào đầu tháng 5/1972, trước áp lực nặng nề của 3 sư đoàn Cộng quân, lực lượng bộ chiến VNCH tại phòng tuyến Quảng Trị đã triệt thoái khỏi thị xã tỉnh lỵ để bảo toàn lực lượng. Ngay sau đó, Lữ đoàn 368 Thủy quân Lục chiến đã lập phòng tuyến tại bờ Nam sông Mỹ Chánh nhằm chận đứng cuộc tiến quân của CSBV. Ngày 8 tháng 5/1972, bộ Tổng tham mưu QL/VNCH đã điều động 5 tiểu đoàn Nhảy Dù thống thuộc quyền điều động của đại tá Trần Quốc Lịch, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù tăng viện cho lực lượng phòng thủ tuyến bờ Nam sông Mỹ Chánh mà cầu chính bắc ngang sông này nằm trên Quốc lộ 1 cách thị xã Quảng Trị khoảng 20 km đường bộ về hướng Nam của tỉnh lỵ này. Trước khi tiếp ứng cho mặt trận Trị-Thiên, lữ đoàn 2 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Quốc Lịch đã tham chiến tại chiến trường Bắc Kontum từ giữa tháng 3/1972 đến ngày 20 tháng 4/1972, sau đó về Sài Gòn để tái chỉnh trang, chuẩn bị hành quân ra phía Bắc Quân khu 1.
Đại tá Trần Quốc Thân xuất thân khóa 4 phụ
Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, phục vụ tại binh chủng Nhảy Dù từ khi mới ra
trường, lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn (tiểu
đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù), lữ đoàn. Tháng 9/1972, đại tá Trần
Quốc Lịch được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh, được
thăng chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972, tiếp tục giữ chức vụ nói trên
đến tháng 11/1973. Sau đây là bài viết về trận chiến của 5 tiểu đoàn
Nhảy Dù tại quận Hải Lăng, Quảng Trị, do lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy
Dù Trần Quốc Lịch chỉ huy. Phần này dựa theo chiến sử của Sư đoàn Nhảy
Dù, bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng dành cho Trung tâm
Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trương Dưỡng, một số bài
viết trong KBC và tài liệu riêng của VB.
* Phòng tuyến của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù
Sau khi đến Huế, toàn bộ Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã được giao trách nhiệm phòng ngự hướng Tây của bờ Nam sông Mỹ Chánh. Vào giữa tháng 5/1972, Cộng quân đã mở nhiều đợt tấn công bằng chiến xa và bộ binh vào tuyến phòng thủ của đại đội 111 thuộc Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù nhưng đã bị thảm bại: nguyên 1 tiểu đoàn chiến xa và 1 tiểu đoàn chủ lực của CQ bị loại ra khỏi trận chiến.
Sau khi đến Huế, toàn bộ Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã được giao trách nhiệm phòng ngự hướng Tây của bờ Nam sông Mỹ Chánh. Vào giữa tháng 5/1972, Cộng quân đã mở nhiều đợt tấn công bằng chiến xa và bộ binh vào tuyến phòng thủ của đại đội 111 thuộc Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù nhưng đã bị thảm bại: nguyên 1 tiểu đoàn chiến xa và 1 tiểu đoàn chủ lực của CQ bị loại ra khỏi trận chiến.
Đầu tháng 6/1972, Cộng quân lại mở trận
trận tấn công vào cụm tuyến phòng thủ của toàn Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù bằng
chiến xa và bộ binh. Sở dĩ các chiến xa của CQ qua sông dễ dàng là vì
công binh địch quân đã làm một cầu ngầm, nước chỉ sâu đến cổ chân, với
độ dốc bờ sông khoảng 30 độ. Cộng quân núp sau các chiến xa xe T 54, PT
76 và thủy xa BRT-85 cố tiến về tuyến phòng thủ của Nhảy Dù. Ngay trong
đợt đầu, binh sĩ Nhảy Dù đã hạ ngay 2 chiếc T 54 bằng súng chống chiến
xa M 72 và XM 202 bốn nòng.
Để triệt hạ hỏa lực
chiến xa của CQ, thiếu tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn trưởng 11 Nhảy Dù đã yêu
cầu Pháo binh tác xạ đầu đạn chạm nổ, từ trên không chụp xuống, với
phương thức hỏa yểm này, có thêm 2 chiến xa CQ bị bắn cháy, thành phần
CQ tùng thiết phải rút về hướng bờ sông. Đoàn chiến xa còn lại của CQ
cũng tháo chạy trong hỗn loạn, đã đâm húc vào nhau, nhiều chiếc bị lật
trên sông. Thấy đối phương hốt hoảng lui binh, tiểu đoàn trưởng 11 Nhảy
Dù cho lệnh binh sĩ rượt theo truy kích. Các chiến binh Nhảy Dù phóng
nhanh ra khỏi các hố chiến đấu, đuổi theo địch quân qua khỏi bờ sông
phía Bắc mới quay trở lại.
Trong trận đánh này,
trên 100 Cộng quân bị hạ, 5 bị bắt tại trận. Theo cung từ, những tù binh
này thuộc trung đoàn 66 CSBV. Về chiến xa CQ có 4 bị bắn cháy, 7 chiếc
bị bỏ lại sau khi các tổ Cộng quân trên xe đã nhảy xuống chạy về hướng
sông, 9 chiến xa bị lật nghiêng ở gần bờ. Chỉ trong vòng 16 ngày, tiểu
đoàn 11 Nhảy Dù đã bắn cháy 46 chiến xa (số chiến xa trang bị cho hơn 2
tiểu đoàn thiết giáp CQ), riêng trong trận chiến giữa tháng 5/1972, tiểu
đoàn này đã bắn cháy 26 chiến xa T54. Về phía lực lượng Nhảy Dù, tiểu
đoàn 11 bị tổn thất 20 chiến binh, trong đó có thiếu úy Trần Văn Lý. Sau
đó, bộ chỉ huy tiểu đoàn đã đặt tên anh cho ngọn đồi vừa xảy ra trận
đánh.
* Ngày N của cuộc phản công
Ngày 28 tháng 6/1972, trong kế hoạch phản công tái chiếm Quảng Trị, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù điều động 5 tiểu đoàn tiến quân ở phía trái của Quốc lộ 1 về hướng Tây, (Thủy quân Lục chiến ở phía phải về hướng Đông). Theo kế hoạch, đúng 5 giờ sáng ngày nói trên, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đã vượt sông Mỹ Chánh. Bị tấn công bất ngờ, Cộng quân ở bờ sông phía Bắc đã kháng cự yếu ớt và sau đó tháo chạy về tuyến sau, bỏ lại nhiều vũ khí nặng, trong đó có cả các giàn pháo phòng không trang bị đại bác 57 ly có ghế ngồi cho xạ thủ quay vòng để bắn. Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù do thiếu tá La Tịnh Tường chỉ huy, đã tịch thu được 14 xe phòng không và nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng khác, bắt tại trận 5 tù binh.
Ngày 28 tháng 6/1972, trong kế hoạch phản công tái chiếm Quảng Trị, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù điều động 5 tiểu đoàn tiến quân ở phía trái của Quốc lộ 1 về hướng Tây, (Thủy quân Lục chiến ở phía phải về hướng Đông). Theo kế hoạch, đúng 5 giờ sáng ngày nói trên, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đã vượt sông Mỹ Chánh. Bị tấn công bất ngờ, Cộng quân ở bờ sông phía Bắc đã kháng cự yếu ớt và sau đó tháo chạy về tuyến sau, bỏ lại nhiều vũ khí nặng, trong đó có cả các giàn pháo phòng không trang bị đại bác 57 ly có ghế ngồi cho xạ thủ quay vòng để bắn. Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù do thiếu tá La Tịnh Tường chỉ huy, đã tịch thu được 14 xe phòng không và nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng khác, bắt tại trận 5 tù binh.
Cánh
quân của tiểu đoàn 2 Nhảy Dù do thiếu tá Nguyễn Đình Ngọc chỉ huy, vượt
sông ở phía trái đã tấn công ngay vào bộ chỉ huy của trung đoàn 203
chiến xa CSBV. Trận đánh diễn ra lúc trời tờ mờ sáng, toán gác tiền đồn
của CQ vừa đổi phiên thì bị một tiểu đội Nhảy Dù tấn công chớp nhoáng,
cả toán tháo chạy. Cùng lúc đó, hai đại đội của tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đánh
thẳng vào tuyến phòng thủ của đơn vị CQ bảo vệ bộ chỉ huy. Vừa tràn vào
mục tiêu, chiến binh Nhảy Dù xung phong triệt hạ các cụm kháng cự
chính. Bị tấn kích bất ngờ, toàn cụm tuyến phòng ngự của địch quân bị
vỡ, cả đơn vị bảo vệ và thành phần chỉ huy hốt hoảng chạy về tuyến sau,
bỏ lại 3 chiến xa T 54 máy vẫn đang nổ và đèn còn chiếu sáng. Tiểu đoàn 2
Nhảy Dù này đã tịch thu được hơn 10 khẩu súng cối 61 và 82 ly còn đang
để nguyên tại vị trí trên tuyến bố phòng của địch quân. Hai ngày sau,
các chiến xa này được binh sĩ Nhảy Dù lái đưa về căn cứ Quyết Thắng (bộ
tư lệnh hành quân Sư đoàn Nhảy Dù) ở cây số 17 trên đoạn từ Huế ra Quảng
Trị.
Ngày 1 tháng 7/1972, cuộc hành quân của lữ
đoàn 2 Nhảy Dù bước vào giai đoạn 2. Tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 11 Nhảy Dù
được trực thăng vận đổ quân xuống phía Bắc sông Nhung, con sông nhỏ này
chạy qua Trường Phước, Mai Đằng, Thượng Xá để vào sông Thạch Hãn (sông
chính đi ngang thị xã Quảng Trị). Trong cuộc tiến quân này, tiểu đoàn 11
Nhảy Dù tiến quân ở phía phải, tiểu đoàn 9 ở phía phía trái. Sau đó,
tiểu đoàn 7 Nhảy Dù cũng nhập trận để cùng với đơn vị bạn triệt hạ các
cụm tuyến phòng ngự của CQ bên bờ sông Nhung.
Trong
3 ngày liên tiếp kể từ khi xuất quân, các cánh quân Nhảy Dù ở phía Tây
quận Hải Lăng đã đụng độ với các đơn vị Cộng quân cơ động sư đoàn 304
CSBV. Do nhiều khu vực trọng yếu của quận Hải Lăng bị Cộng quân chiếm
giữ từ ngày 2 tháng 5/1972 sau khi Quảng Trị thất thủ, nên đối phương đã
bố trí quân trấn đóng ở các xã gần quốc lộ 1, đoạn từ Trường Sanh ra
Diên Sanh, với hệ thống công sự kiên cố và giao thông hào liên hoàn
quanh vòng đai Diên Sanh, quận lỵ quận Hải Lăng. Tại nhiều vị trí, chiến
binh Dù đã đánh cận chiến với binh lính CSBV để chiếm mục tiêu. Không
quân đã yểm trợ mạnh cho các đơn vị Dù trong các trận giao tranh quyết
liệt với Cộng quân từ sáng đến tối. Tuy nhiên, hệ thống phòng không của
Cộng quân dày dặc, khiến việc tiếp tế tải thương của các các phi đội
trực thăng VNCH gặp nhiều khó khăn.
Mục tiêu trọng điểm đầu tiên của lữ đoàn 2 Nhảy Dù là tái chiếm quận lỵ Hải Lăng, quận cực Nam của tỉnh Quảng Trị. Từ đó, theo lệnh của lữ đoàn trưởng Trần Quốc Lịch, các đơn vị Nhảy Dù tiến về thị xã Quảng Trị theo kế hoạch tấn công như sau: một đơn vị sẽ tái chiếm khu vực La Vang ở phía Tây, một cánh quân thứ hai sẽ tiến vào ngã ba Long Hưng gần thị xã, để tái chiếm quận lỵ Mai Lĩnh. Riêng mục tiêu ở phía Tây, nỗ lực chính là Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù. Đơn vị này được lệnh phải tái chiếm La Vang, cách thị xã Quảng Trị khoảng 5 km về phía Tây.
Ngày 1 tháng 7/1972, các đơn vị Dù
còn cách thị trấn Diên Sanh (quận lỵ quận Hải Lăng) khoảng 3 km. Để tiến
vào Diên Sanh, lữ đoàn 2 Dù phải triệt 2 trung đoàn Cộng quân đang bố
trí trên một phòng tuyến có chiều ngang hơn 4 km. Để cản bước tiến của
Nhảy Dù, Cộng quân đã pháo liên tục vào lộ trình tiến quân. Khi các đơn
vị Dù dừng lại bố trí, thì súng cối của Cộng quân từ các vị trí ở tuyến
sau bắn dồn dập, làm thành một hàng rào pháo chận phía trước. Đồng thời
Cộng quân đã điều động 1 tiểu đoàn đặc công tổ chức các cụm chốt chận
cách Diên Sanh khoảng 2 km về hướng Nam quận lỵ. Cứ thế trận chiến kéo
dài đến suốt ngày 1 tháng 7/1972. Với kinh nghiệm trận địa chiến và được
sự yểm trợ của Pháo binh và Không lực Việt-Mỹ, lữ đoàn Nhảy Dù đã phá
được một số vị trí tiền tiêu của Cộng quân.
Đến
tối ngày 1 tháng 7/1972, một đơn vị của lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã chiếm được
một số công sự phòng ngự của địch. Tuy nhiên các ngõ yết hầu trọng điểm
tiến vào quận lỵ vẫn còn bị CQ tổ chức chốt chận cố thủ. Cộng quân tiếp
tục pháo súng cối vào khu vực bố trí quân của các đại đội Nhảy Dù. Để
giành thế chủ động, lực lượng Nhảy Dù đã mở cuộc tấn kích đêm. Giao
tranh đã diễn ra ác liệt dưới ánh hỏa châu soi sáng của Không quân
Việt-Mỹ. Ngày 2 tháng 7, lực lượng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã làm chủ chiến
trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét