Ex-Col. Hà-Mai-Việt biên-soạn
Lời nói đầu
Trong hoàn-cảnh hiện-tại, phải thành-thật mà nói, ít ai có đủ tài-liệu tham-khảo để có thể hoàn-thành một bài viết về lịch-sử của một quân-trường hay một đơn-vị trong Quân-lực VNCH một cách đầy-đủ và chính-xác.
Bởi vậy cho nên ngoài việc phỏng-vấn các cựu sinh-viên Sĩ-quan Trừ-bị (SQTB) mà tôi có dịp gặp để đối-chiếu và sưu-tầm tin-tức, tôi đã góp-nhặt được một số tài-liệu tương-đối có căn-bản, liên-quan tới những nét chính của Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc đào-tạo cán-bộ chỉ-huy mà điển-hình là việc đào-tạo sinh-viên Sĩ-quan trừ-bị, từ khóa 1 đến khóa 5, là khóa chót của giai-đoạn này.
Ngoài ra để người đọc có thể biết qua về hoàn-cảnh và sinh-hoạt của quân-trường sau khi quân-đội viễn-chinh Pháp bàn-giao lại cho quân-đội quốc-gia VN, tôi cũng ghi chép vài nét đại-cương về những khóa kế tiếp, từ khóa 6 đến khóa 3/1974, để các cựu SVSQTB có dịp bổ-khuyết hay viết-thêm cho đầy đủ hơn, hầu góp phần vào pho quân-sử QLVNCH.
Hình ảnh Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức
Huy hiệu của Trường Bộ Binh Thủ Đức
Quân Phục Đại Lễ cho Khóa 1 đến Khóa 23
Quân Phục Đại Lễ cho Khóa 24 đến Khóa năm 1975
Rước Quốc-Quân kỳ
Quỳ xuống các Sinh Viên Sĩ Quan !
Biến-cố sau Đệ Nhị Thế-chiến
Vào lúc 21 giờ đêm ngày 9-3-1945, tại Việt-Nam, đặc-sứ Nhật-Bản Matsumoto, đã thực-hiện cuộc đảo-chính loại quân Pháp khỏi Việt-Nam. Quân Pháp tuy có kháng-cự nhưng cuối cùng cũng phải đầu-hàng. Ông Decoux, Toàn-quyền Pháp tại Đông-Dương, bị bắt. Sáng hôm sau, ngày 10-3-1945, đại-sứ Yokohama đã đến điện Kiến-Trung yết-kiến vua Bảo-Đại và tuyên-bố trao-trả độc-lập cho Việt-Nam. Nhưng biến-cố này trên thực-tế chỉ là một cuộc “đổi chủ” giữa thực-dân Pháp và phát-xít Nhật mà thôi.
Hai ngày sau khi Nhật đầu-hàng (17-8-1945), tướng de Gaule đề-cử thủy-sư đô-đốc Thierry d’Argenlieu làm Cao-ủy Đông-Dương và tướng Leclerc giữ chức Tổng-tư-lệnh Quân-đội Viễn-chinh Pháp. Nhiệm-vụ của hai ông là tái-lập chủ-quyền của Pháp trên toàn lãnh-thổ Đông-Dương gồm Việt, Miên và Lào.
Với sự giúp đỡ của quân-đội Anh, ngày 11-9-1945, 300 quân-nhân Pháp được đổ-bộ xuống phi-trường Tân-Sơn-Nhứt lập đầu cầu. Sáu tháng sau, Pháp đã kiểm-soát tổng-quát được phần đất ở Nam vĩ-tuyến thứ 16. Đầu tháng 3-1946, tướng Leclerc cho quân đổ-bộ lên Hải-Phòng và chuyển quân về Hà-Nội sau khi ông Sainteny ký hiệp-định sơ-bộ với hai ông Hồ-Chí-Minh và Vũ-Hồng-Khanh.
Trong vòng 9 tháng, kể từ tháng 10-1945 đến tháng 6-1946, đoàn-quân viễn-chinh Pháp đã lấy lại ưu-thế tại Đông-Dương. Vấn-đề an-ninh và chủ-quyền của Pháp đã được tái-lập trên những vùng của dân-tộc thiểu-số. Pháp đã kiểm-soát được những địa-điểm trọng-yếu như Đà-Nẵng, Huế, Hải-Phòng, Hà-Nội, Hải-Dương, Nam-Định, Phủ Lạng-Thương, Hòn-Gay, Cẩm-Phả, Lạng-Sơn, Cảng Vallut và đảo Cô-Tô tại vịnh Hạ-Long. Nhưng tất cả các đồn-binh tại những nơi này hầu như bị cầm tù, không thể ra ngoài được.
Mối giao-hảo Việt-Pháp ngày càng rạn nứt bởi các phong-trào chống thực-dân Pháp, vụ quân Việt-Minh tấn-công đoàn xe của Pháp chạy ngang qua Bắc-Ninh để tới Phủ Lạng-Thương, nhất là sau vụ nổ súng giữa các đơn-vị Pháp và Việt tại hải-cảng Hải-Phòng vào ngày 20-10-1946, khiến Pháp đã chiếm trọn Hải-Phòng. Do đó, tình-hình trên toàn cõi Bắc-Việt mỗi ngày một trở nên căng-thẳng và cuộc chiến-tranh toàn-quốc giữa Việt-Minh và quân-đội viễn-chinh Pháp bùng nổ vào
ngày 19-12-1946.
Sau khi các cuộc điều-đình với Việt-Minh tại hội-nghị Dalat vào ngày 17-4-1946 và hội-nghị Fontainebleau vào ngày 6-7-1946 bị bế-tắc, Pháp bèn quay sang giải-pháp tiếp-súc với cựu-hoàng Bảo-Đại tại Hồng-Kông. Kết-quả là Cựu-hoàng chấp-nhận thương-thuyết với Pháp. Do đó, hiệp-định Hạ-Long đã được ký vào ngày 5-6-1948 giữa Bollaert và cựu Hoàng trên tàu Duguay Trouin. Trong bản hiệp-định này, Pháp công-nhận Việt-Nam là một nước độc-lập và Pháp để Việt-Nam tự-do thực-hiện lấy sự thống-nhất của mình, nhưng ngược lại, Việt-Nam tuyên-bố gia-nhập Liên-hiệp Pháp.
Tuy-nhiên, hiệp-định Hạ-Long chỉ là bước đầu để tiến tới một thỏa-hiệp chính-thức với chính-phủ Pháp. Và mãi đến ngày 8-3-1949, hiệp-định Elysée mới được ký-kết giữa tổng-thống Pháp Vincent Auriol và cựu-hoàng Bảo-Đại. Nhờ có hiệp-định này, “Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam” mới được chính-thức bắt đầu thành-lập.
Mặc dầu thỏa-ước Elysée ký-kết vào ngày 8-3-1949, nhưng mãi tới ngày 1-5-1950, quốc-hội Pháp mới chấp-thuận cho Việt-Nam được thành-lập quân-đội theo đề-nghị của thủ-tướng Pháp. Cũng trong ngày này, tại Việt-Nam, thủ-tướng Trần-Văn-Hữu tuyên bố thành-lập Quân-đội Quốc-gia chống Cộng gồm 60,000 người, một nửa là chính-quy và một nửa là phụ-lực quân.
Diễn-tiến đào-tạo Sĩ-quan Cán-bộ
Do sáng-kiến của Tổng-Trấn Trung-phần Phan-Văn-Giáo, hàm trung-tướng, trường Sĩ-quan Hiện-dịch đầu tiên được chính-thức thành-lập tại Huế vào ngày 1-12-1948 để rèn-luyện các cấp chỉ-huy cho quân-đội của ông. Nhưng người Pháp không đồng-ý như vậy, họ muốn trường này cũng đào-tạo sĩ-quan trung-đội-trưởng và huấn-luyện-viên cho cả quân-đội Quốc-gia Việt-Nam, cũng nhờ vậy mà sau này Quân-đội Quốc-gia có trên 100 sĩ-quan xuất-thân từ trường Sĩ-quan Huế, trong đó có trung-tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, tổng-thống đệ-nhị Cộng-hòa và trung-tướng Đặng-Văn-Quang, cố-vấn của tổng-thống Thiệu.
Gần hai năm sau, ngày 15-9-1950, các trường Võ-bị địa-phương Nam-Định (Bắc-Việt), Huế (Trung-Việt) và Trung-Chánh (Nam-Việt) được thành-lập để đào-tạo cán-bộ cho các đơn-vị bộ-binh thuộc mỗi miền.
Gần hai năm sau, ngày 15-9-1950, các trường Võ-bị địa-phương Nam-Định (Bắc-Việt), Huế (Trung-Việt) và Trung-Chánh (Nam-Việt) được thành-lập để đào-tạo cán-bộ cho các đơn-vị bộ-binh thuộc mỗi miền.
Khi trường Hạ-sĩ-quan ra đời tại Huế, quốc-trưởng Bảo-Đại có ý-kiến chuyển trường Sĩ-quan Huế về Đà-Lạt và cải danh trường này thành trường Võ-bị Liên-quân Đà-Lạt. Ngày 1-10-1950, trường tiếp-tục huấn-luyện khóa 3 Sĩ-quan hiện-dịch tại Đà-Lạt nhằm đào-tạo sĩ-quan trung-đội trưởng. Đây là khóa sĩ-quan tình-nguyện đầu tiên được huấn-luyện tại Đà-Lạt, thời-gian thụ-huấn là 6 tháng.
Song-song với trường Võ-bị Liên-quân Đà-Lạt, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức cũng bắt đầu hình-thành vào ngày 1-10-1950. Nhưng vì dự-án xây-cất trường ốc trên đồi Tăng-Nhơn-Phú chưa hoàn-tất nên khóa 1 Sĩ-quan trừ-bị đã được khai-giảng vào ngày 1-10-1951 tại hai địa-điểm ở Bắc và Nam-Việt, đó là Nam-Định và Thủ-Đức.
Mãi đến ngày 5-5-1951, bộ Quốc-phòng mới thật-sự được thành-lập bằng những cơ-cấu tiên-khởi đã được phác-họa và tạm sắp-xếp từ thời chính-phủ Trung-ương Lâm-thời Nguyễn-Văn-Xuân.
Vào tháng 7-1951, guồng máy chiến-tranh chuyển-động mạnh và lan-rộng khắp mọi nơi. Để đối-phó với tình-trạng khẩn-trương này, quốc-trưởng Bảo-Đại ký dụ số 12 ngày 15-7-1951 ban-hành lệnh động-viên (Service militaire obligatoire).
Việc động-viên thành-phần sĩ-quan nhắm vào tư-nhân, công tư-chức, học-sinh, sinh-viên có bằng-cấp văn-hóa từ trung-học đệ nhất-cấp hoặïc tương-đương trở lên. Trong đợt động-viên đầu tiên, vào năm 1951, có nhiều sinh-viên sĩ-quan đã đậu bằng tú-tài hay cử-nhân, đặc-biệt tại trường Sĩ-quan Nam-Định có 197 SVSQ (55.33%) trong số 356 SVSQ có bằng tú-tài trở lên, riêng SVSQ Nguyễn-Phú-Đức đã có bằng tiến-sĩ luật-khoa.
Khóa Sĩ-quan Trừ-bị đầu tiên đã được tổ-chức tại Thủ-Đức và Nam-Định vào tháng 10-1951. Chương-trình huấn-luyện Sĩ-quan trừ-bị cũng tương-tự như chương-trình đào-tạo các sĩ-quan hiện-dịch. Thời-gian huấn-luyện dài khoảng 6 tháng, không kể thời-gian thực-tập.
Vấn-đề động-viên sĩ-quan lúc đầu cũng gặp một vài trở-ngại như tại Nam-Định có một số khóa-sinh, sau khi hết phép vào dịp Tết Nguyên-đán, đã trở về đơn-vị trễ hay bỏ học, không trở lại trường. Vì vậy cho nên có một số SVSQ trong trường-hợp nói trên đã bị bắt giữ, nhưng sau lại được thả ra và đưa vào Thủ-Đức tiếp-tục học khóa 1 hay được phép thi vào trường Võ-bị Đà-Lạt. Tại Thủ-Đức, trong thời-gian khai-giảng khóa 2, có một số SVSQ tuyệt-thực nhưng đã được ban giám-đốc giải-quyết êm đẹp.
Vấn-đề động-viên sĩ-quan lúc đầu cũng gặp một vài trở-ngại như tại Nam-Định có một số khóa-sinh, sau khi hết phép vào dịp Tết Nguyên-đán, đã trở về đơn-vị trễ hay bỏ học, không trở lại trường. Vì vậy cho nên có một số SVSQ trong trường-hợp nói trên đã bị bắt giữ, nhưng sau lại được thả ra và đưa vào Thủ-Đức tiếp-tục học khóa 1 hay được phép thi vào trường Võ-bị Đà-Lạt. Tại Thủ-Đức, trong thời-gian khai-giảng khóa 2, có một số SVSQ tuyệt-thực nhưng đã được ban giám-đốc giải-quyết êm đẹp.
Để có đủ quân-số khẩn thành lập các đơn-vị khinh-quân thay-thế quân Pháp rút khỏi các đồn-bót, lệnh tổng-động-viên đã được ban-hành vào ngày 1-4-1953. Theo kế-hoạch dự-trù thì việc động-viên được chia làm 4 đợt, mỗi đợt 10,000 người trong tháng, kể từ tháng 7-1953. Các thành-phần trước đây đã phục-vụ trong quân-ngũ, nay cũng bị tái-ngũ. Ngoài ra, 60,000 thanh-niên Việt-Nam cũng được lệnh nhập-ngũ để thụ-huấn hai tháng về căn-bản quân-sự, sau khi mãn-khóa, họ được trở về với gia-đình để chờ lệnh. Sự thực thì vấn-đề động-viên binh-sĩ lúc bấy giờ chỉ là một nhu-cầu chính-trị. Tính đến cuối năm 1953, quân-đội quốc-gia gồm có 198,000 người, trong đó 151,000 (76.27%) là chính-quy và 47,000 (23.73%) là phụ-lực-quân.
Nhằm tăng-cường cho biện-pháp động-viên, ngày 12-4-1954, thủ-tướng Bửu-Lộc đã quyết-định động-viên tập-thể mọi thanh-niên sinh từ 1-1-1929 đến 31-12-1933. Hầu hết số người trong hạng tuổi này, khoảng 1,250 người đủ điều-kiện học-vấn, đã trình-diện các bộ tư-lệnh quân-khu để theo học khóa 5 Sĩ-quan Trừ-bị khai-giảng vào ngày 15-6-1954 tại Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức. Vì trường Thủ-Đức không đủ chỗ nên số sinh-viên thặng-dư, khoảng 250 người, được gửi lên học tại Đà-Lạt, nhưng vẫn giữ nguyên tình-trạng trừ-bị. Đến ngày mãn-khóa, các sĩ-quan tốt-nghiệp ở Đà-Lạt lại trở về Thủ-Đức để dự lễ tuyên-thệ cùng với các bạn đồng-khóa tại Sài-Gòn.
Ngày 12-8-1954, dụ số 12 ký ngày 15-7-1951 và các nghị-định liên-quan đến dụ trên đều tạm đình-chỉ cho đến khi có lệnh mới. Lệnh động-viên được tạm ngưng nhưng các quân-nhân trừ-bị vẫn được lưu-giữ.
Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức
Theo kế-hoạch huấn-luyện của bộ Quốc-phòng thì trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức (Ecole d’Officiers de Reserve) được thành-lập để đào-tạo sĩ-quan trừ-bị (SQTB) hầu kịp thời cung-ứng cấp chỉ-huy cho quân-đội Quốc-gia trong thời-gian có chiến-tranh. Sinh-viên Sĩ-quan là những người đến hạn tuổi luật-định, hội đủ điều-kiện sức-khỏe và có học-vấn, từ bằng trung-học trở lên, được động-viên tập-thể. Sau khi tốt-nghiệp, tân sĩ-quan có đủ khả-năng để chỉ-huy một trung-đội bộ-binh hay một đơn-vị tương-đương thuộc binh-chủng hay binh-sở chuyên-môn mà họ đã được chọn lựa.
Trong khoảng thời-gian từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 1 năm 1955, dưới sự bảo-trợ của Quân-đội Viễn-chinh Pháp tại Đông-Dương, sau hơn 3 năm, quân-đội Quốc-gia Việt-Nam đã đào-tạo được 6 khoá Sĩ-quan Trừ-bị: 5 khóa chính và 1 khóa phụ. Khi ra trường các tân sĩ-quan được mang cấp-bậc thiếu-úy trừ-bị (TB).
Tổng-số sĩ-quan tốt-nghiệp, trong giai-đoạn nói trên, khoảng hơn 5,000 người. Các tân thiếu-úy ngay sau khi ra trường phần lớn được lần-lượt bổ-nhiệm về các đơn-vị tác chiến để thay-thế sĩ-quan người Pháp đang chỉ-huy những đơn-vị được thành-lập sau khi Pháp trở lại Việt-Nam hay bổ-xung cho các đơn-vị tân-lập của quân-đội Quốc-gia Việt-Nam. Những sĩ-quan này là cán-bộ nòng-cốt của Quân-đội Quốc-gia VN thời bấy giờ, cũng như của quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa sau này. Điển-hình là một số lớn sĩ-quan cấp-tướng đảm-nhiệm vai-trò lãnh-đạo hay chỉ-huy các đại đơn-vị trong thời đệ nhất và đệ-nhị Cộng-Hòa đều xuất-thân từ các khóa Sĩ-quan trừ-bị trong đợt đầu. Theo Niên-giám Sĩ-quan Chủ-lực-quân VNCH, tính đến ngày 31-1-1971, tổng-số tướng-lãnh của quân-lực là 63 người, trong đó có: 14 vị xuất-thân trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức và Nam-Định, thuộc các khóa 1, 2, 3 và 4, đạt tỷ-lệ 22%. 18 vị xuất-thân trường Võ-bị Quốc-gia, đạt tỷ-lệ 28%. Số 50% còn lại xuất-thân từ các quân-trường khác như trường Sĩ-quan Huế (10), Sĩ-quan Tông (3), Sĩ-quan Nước Ngọt (2), Võ-bị Vũng Tàu (2), Võ-bị Địa-phương Phú-Bài (1), Sĩ-quan Hải-quân (3), vv . . .
Thời-gian huấn-luyện SQTB
Thời-gian huấn-luyện tại quân trrường cho mỗi khóa-học trung-bình từø 6 đến 9 tháng tùy theo tình-hình chiến-sự. Chương-trình huấn-luyện được chia làm hai giai-đoạn như sau:
Giai-đoạn 1: huấn-luyện phần căn-bản quân-sự, bộ-binh thuần-túy, từ cá-nhân đến cấp tiểu-đội. Thời-gian là 8 tuần-lễ dành cho các khóa dài 6 tháng, và 9 hay 10 tuần cho các khóa dài 9 tháng.
Giai-đoạn 1: huấn-luyện phần căn-bản quân-sự, bộ-binh thuần-túy, từ cá-nhân đến cấp tiểu-đội. Thời-gian là 8 tuần-lễ dành cho các khóa dài 6 tháng, và 9 hay 10 tuần cho các khóa dài 9 tháng.
Giai-đoạn 2: huấn-luyện về Bộ-binh đến cấp trung-đội dành cho sinh-viên sĩ-quan học về Bộ-binh hay các ngành chuyên-môn dành cho SVSQ được tuyển-chọn vào các binh-chủng khác như Thiết-giáp, Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin vv. . .
Trước năm 1955, sau khi tốt-nghiệp tại Thủ-Đức, tân sĩ-quan được gửi đi học bổ-túc tại các quân-trường chuyên-môn của Liên-hiệp Pháp. Riêng các tân sĩ-quan thuần-túy bộ-binh sau khi tốt-nghiệp được phân-phối thẳng về những đơn-vị đang thiếu hụt quân-số.
Dưới thời đệ-nhị Cộng-Hòa, trước hay sau ngày mãn-khoá, các tân sĩ-quan còn được thực-tập trong vòng một hoặc hai tháng tại vùng lân-cận thủ-đô Sài-Gòn hay các vùng sôi đậu. Điển-hình là Khoá 23 SQTB Thủ-Đức thực-tập bình-định với khoá Biệt-Chính, cũng như khoá 1/72 Sĩ-quan Nha-Trang, trước ngày mãn-khóa, cũng công-tác tại Qui-Nhơn gần 2 tháng.
Dưới thời đệ-nhị Cộng-Hòa, trước hay sau ngày mãn-khoá, các tân sĩ-quan còn được thực-tập trong vòng một hoặc hai tháng tại vùng lân-cận thủ-đô Sài-Gòn hay các vùng sôi đậu. Điển-hình là Khoá 23 SQTB Thủ-Đức thực-tập bình-định với khoá Biệt-Chính, cũng như khoá 1/72 Sĩ-quan Nha-Trang, trước ngày mãn-khóa, cũng công-tác tại Qui-Nhơn gần 2 tháng.
Sau cuộc tổng công-kích của Cộng-Sản Bắc-Việt vào dịp Tết Mậu-Thân, năm 1968, sắc-lệnh tổng-động-viên ra đời, thanh-niên tuổi từ 18 đến 43, có bằng tú-tài 1 trở lên đều phải nhập-ngũ. Để có đủ cán-bộ chỉ-huy các đơn-vị tân-lập theo kế-hoạch bành-trướng quân-lực và nhất là để đáp-ứng nhu-cầu đòi hỏi của chiến-trường, kể từ khóa 1/68, chương-trình huấn luyện, địa-điểm và thời-gian học tập cũng được sửa đổi cho phù-hợp với tình-hình.
Theo thông-lệ, trường Bộ-binh Thủ-Đức hàng năm đào tạo trung-bình từ 2 đến 4 khóa sĩ-quan trừ-bị tùy theo nhu-cầu. Nhưng vào đầu năm 1968, sau biến-cố Tết Mậu-Thân, vì nhu cầu quốc-phòng vượt quá khả-năng huấn-luyện của trường Bộï-binh Thủ-Đức nên trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế, Nha-Trang đã phải gánh vác thêm việc huấn-luyện Sĩ-quan trừ-bị. Mở đầu cho giai-đoạn này trường Đồng-Đế tiếp-nhận khóa 1/68 và 2/68. Đây là hai khóa sĩ-quan trừ-bị đầu tiên được huấn-luyện tại Nha-Trang. Thời-gian huấn-luyện được rút xuống còn 6 tháng thay vì 9 tháng.
Kể từ tháng 1-1968 đến tháng 12 năm 1972, tất cả sĩ-quan trừ-bị được huấn-luyện tại trường Bộ-binh Thủ-Đức hay trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế, Nha-Trang. Sau khi trình-diện trung-tâm tuyển-mộ và nhập-ngũ địa-phương, các SVSQ TB được đưa thẳng đến trung-tâm huấn-luyện Quang-Trung để theo học khóa Dự-bị Sĩ-quan, thời-gian thụ-huấn là 9 tuần-lễ. Khóa-sinh tốt-nghiệp được phân-phối về một trong hai trường Thủ-Đức hay Nha-Trang để tiếp-tục học giai-đoạn 2 trong vòng 3 tháng rưỡi.
Các Khóa SQTB do quân-đội Pháp đảm-trách
Khóa 1 Lê-Văn-Duyệt (Thủ-Đức) và Lê-Lợi (Nam-Định):
Để đáp-ứng nhu-cầu cán-bộ chỉ-huy các đơn-vị tân-lập cho kế-hoạch bình-định lãnh-thổ và để thay thế các sĩ-quan Pháp hiện đang chỉ-huy đơn-vị Việt-Nam, trường Sĩ-quan Trừ-bị (SQTB) được thành-lập vào khoảng đầu năm 1951 và khởi-sự huấn-luyện từ tháng 10-1951.
Để đáp-ứng nhu-cầu cán-bộ chỉ-huy các đơn-vị tân-lập cho kế-hoạch bình-định lãnh-thổ và để thay thế các sĩ-quan Pháp hiện đang chỉ-huy đơn-vị Việt-Nam, trường Sĩ-quan Trừ-bị (SQTB) được thành-lập vào khoảng đầu năm 1951 và khởi-sự huấn-luyện từ tháng 10-1951.
Trong giai-đoạn đầu, vì lý-do cơ-sở chưa sẵn-sàng nên khóa 1 SQTB được tổ-chức huấn-luyện tại hai địa-điểm khác nhau. Trường SQTB Thủ-Đức huấn-luyện SVSQ trình-diện nhập-ngũ thuộc các tỉnh từ Huế trở vào Nam. Trường SQTB Nam-Định huấn-luyện SVSQ thuộc các tỉnh từ Quảng-Trị ra Bắc. Tại Thủ-Đức, trường tạm dựng những dẫy nhà mái lá, vách phên tre làm chỗ cho sinh-viên sĩ-quan tạm-trú. Tại Nam-Định, trường Sĩ-quan Trừ-bị xử-dụng một số phòng-ốc trong Camp Carreau làm nơi huấn-luyện. Camp Carreau là một căn-cứ quân-sự của bộ chỉ-huy Quân-đội Viễn-chinh Pháp tại miền Nam, nằm trong khuôn-viên nhà máy sợi Nam-Định. Nơi này sau được bàn-giao lại cho trường Võ-bị Nam-Định vào khoảng cuối năm 1952.
Khóa 1 SQTB khai-giảng vào ngày 16-10-1951. Tại Nam-Định, sĩ-số là 356 SVSQ, mãn-khóa vào ngày 1-6-1952, được đặt tên là Khóa Lê-Lợi. Tại Thủ-Đức, sĩ-số khoảng 250 SVSQ, mãn-khóa vào ngày 31-5-1952, được đặt tên là khóa Lê-Văn-Duyệt.
Vào tháng 1-1952, khi khóa học bước sang giai-đoạn 2, trường SQTB Thủ-Đức hình-thành một đại-đội SVSQ Kỹ-thuật gồm các trung-đội Công-binh, Truyền-tin và Pháo-binh. Các SVSQ thuộc đại-đội này là những người trong số hơn 600 SVSQ Nam-Định và Thủ-Đức được tuyển chọn trên căn-bản học-lực.
Vào tháng 1-1952, khi khóa học bước sang giai-đoạn 2, trường SQTB Thủ-Đức hình-thành một đại-đội SVSQ Kỹ-thuật gồm các trung-đội Công-binh, Truyền-tin và Pháo-binh. Các SVSQ thuộc đại-đội này là những người trong số hơn 600 SVSQ Nam-Định và Thủ-Đức được tuyển chọn trên căn-bản học-lực.
Tổng-cộng cả hai khóa Lê-Lợi và Lê-Văn-Duyệt có 580 tân sĩ-quan gồm 495 thiếu-úy và 85 chuẩn-úy. Thủ-khoa khóa Lê-Lợi là thiếu-úy Nguyễn-Duy-Hinh và thủ-khoa khóa Lê-Văn-Duyệt là thiếu-úy Phạm-Kim-Quy. Cấp-hiệu thiếu-úy, dập theo cấp-bậc của quân-đội Pháp, là một gạch vàng hay trắng bằng kim tuyến, nằm trên hai cầu vai. “Lon” mầu trắng dành cho các sĩ-quan thuộc binh-chủng Thiết-giáp, Quân-cụ và Thông-vận-binh. Cấp-hiệu mầu vàng dành cho bộ-binh và các binh chủng khác.
Tính đến đầu năm 1971, các sĩ-quan tốt-nghiệp Khóa 1 đã nắm giữ những chức-vụ quan-trọng gồm có các tướng Lê-Nguyên-Khang, Nguyễn-Bảo-Trị, Nguyễn-Cao-Kỳ, Nguyễn-Chấn, Nguyễn-Duy-Hinh tốt-nghiệp tại Nam-Định và các tướng Nguyễn-Đức-Thắng, Đồng-Văn-Khuyên, Nguyễn-Ngọc-Loan, Trần-Văn-Minh, Võ-Xuân-Lành, Phan-Đình-Soạn, tốt-nghiệp tại Thủ-Đức. Đến cuối năm 1972 và sau này, quân-lực lại có thêm các chuẩn-tướng Phạm-hữu-Nhơn, Đặng-Đình-Linh, Đặng-Cao-Thăng, Nguyễn-Văn-Lượng, Nguyễn-Hữu-Tần, Nguyễn-Đức-Khánh và Vũ-Đức-Nhuận từ trường Nam-Định và các chuẩn-tướng Nguyễn-Khắc-Bình, Phạm-Ngọc-Sang, Phan-Phụng-Tiên và Huỳnh-Bá-Tính từ trường Thủ-Đức.
Trong suốt cuộc chiến, quân-lực VNCH có 23 tướng-lãnh xuất-thân từ khóa 1 Thủ-Đức và Nam-Định, nhưng đặc-biệt nhất là thiếu-tướng Nguyễn-Cao-Kỳ, người đã giữ những chức-vụ quan-trọng như Tư-lệnh Không-quân VN, Chủ-tịch ủy-ban Hành-pháp Trung-ương và Phó Tổng-thống VNCH.
Khóa 2 Phụng-Sự khai-giảng vào ngày 1-10-1952 và mãn-khóa vào ngày 1-4-1953. Thời-gian huấn-luyện là 6 tháng. Khóa này có khoảng 300 sinh-viên sĩ-quan, tổ-chức thành 14 trung-đội thuộc 5 đại-đội. Lễ mãn-khóa được tổ-chức tại Sài-gòn, thủ-khoa khóa 2 Phụng-sự là thiếu-úy Nguyễn-Thành-Huê.
Kể từ khóa 1 SQTB, tại Thủ-Đức ngoài việc đào-tạo các sĩ-quan Bộ-binh, còn có các lớp giảng dạy về ngành chuyên-môn như Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin. Kể từ khóa 2 trở về sau lại có thêm các lớp Thiết-giáp, Sĩ-quan Tình-báo và Quân-cụ.
Đặc-biệt chuẩn-tướng Nguyễn-Văn-Thiện, tư-lệnh Biệt-khu Quảng-Đà, nguyên chỉ-huy-trưởng Thiết-giáp-binh thời đệ-nhất cộng-hòa, là vị tướng độc-nhất của khóa 2 Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được vinh-thăng lên hàng tướng-lãnh, nhưng ông được ghi nhận mất-tích trong chuyến bay quân-sự từ Đà-Nẵng vào Sài-Gòn để tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu đích-thân gắn lon chuẩn-tướng cho ông tại dinh Độc-Lập.
Khóa 3 Đống-Đa khai-giảng vào tháng 5 và mãn-khóa vào tháng 12-1953. Tổng số sinh-viên sĩ-quan thụ-huấn là 700 người. Khóa 3 SQTB có hai sĩ-quan được vinh thăng lên hàng tướng-lãnh, đó là các tướng Nguyễn-Khoa Nam và Huỳnh-Văn-Lạc. Trong chức-vụ tư-lệnh Quân-đoàn 4 / Quân-khu IV, vào sáng ngày 1-5-1975, thiếu-tướng Nguyễn-Khoa-Nam đã tuẫn-tiết, không chịu đầu hàng, sau khi nhận thấy tình-thế đi đến chỗ tuyệt-vọng.
Khóa 4 Cương-Quyết gồm 1,400 sinh-viên sĩ-quan, khai-giảng tại Thủ-Đức vào tháng 11-1953 và mãn khóa vào ngày 2-6-1954. Thời-gian huấn-luyện là 6 tháng. Đặc-biệt trong khóa này, sang giai-đoạn 2, ngoài việc huấn-luyện các ngành chuyên-môn như Quân-Cụ, Truyền-Tin, Pháo-Binh, Thiết-giáp, Công-Binh, Thông-Vận-Binh, nhà trường còn huấn-luyện thêm một trung-đội Nhảy Dù. Khóa 4 là khóa đã đào-tạo nhiều tướng trẻ nổi-danh trong đầu thập-niên 70 như các tướng Ngô-Quang-Trưởng, Bùi-Thế-Lân, Lê-Quang-Lưỡng, Nguyễn-Văn-Điềm và Hồ-Trung-Hậu.
Tới cuối năm 1953, việc đào-tạo sĩ-quan cán-bộ cho Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam có phần cấp-bách nên trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức đang với khả-năng thâu-nhâïn trung-bình là 500 khóa-sinh cho mỗi khóa, đã phải tăng lên đến 1,000 người. Mặc dầu sĩ-số thụ-huấn đã tăng lên gấp đôi nhưng trên thực-tế vẫn chưa thỏa-mãn được nhu-cầu động-viên tập-thể. Để tránh tình-trạng ứ-đọng, gây trở-ngại cho kế-hoạch động-viên, kể từ khóa 4 SQTB, bộ Tổng-tham-mưu quyết-định gửi thặng-số thanh-niên đến tuổi động-viên lên trường Võ-bị Đà-Lạt thụ-huấn nhưng được áp-dụng chương-trình huấn-luyện dành cho sĩ-quan trừ-bị. Sau khi tốt-nghiệp các tân sĩ-quan vẫn theo quy-chế của sĩ-quan trừ-bị. Sau này, sĩ-quan trừ-bị muốn sang hiện-dịch, các đương-sự phải nạp đơn xin, chuyển theo hệ-thống quân-giai, để bộ Tổng-tham-mưu quyết-định.
Khóa 4 phụ Cương-quyết có 850 SVSQ, chia làm hai toán, khai-giảng vào ngày 25-3-1954. Trường Thủ-Đức phụ-trách huấn-luyện 500 sinh-viên, số 350 sinh-viên còn lại được chuyển lên Đà-Lạt thụ-huấn nhưng đến ngày mãn-khóa, 1-10-1954, người ta ghi nhận chỉ còn lại 160 thiếu-úy và 99 chuẩn-úy tốt-nghiệp, gần 100 sinh-viên khác không hội đủ điều-kiện nên đã bị loại sau kỳ khảo-hạch giai-đoạn 1. Thủ-khoa khóa 4 phụ tại Đà-Lạt là thiếu-úy Ngô-Văn-Lợi. Thời-gian huấn-luyện dành cho khóa 4 phụ là 6 tháng nhưng khóa 4 phụ tại Thủ-Đức mãn-khóa sau khóa 4 phụ Đà-Lạt đúng một tuần.
Vào những năm cuối cùng của cuộc-chiến, 1974-1975, vì nhu-cầu chỉ-huy đại đơn-vị, khóa 4 phụ có hai đại-tá được thăng lên cấp chuẩn-tướng đó là các tướng Trần-Quốc-Lịch, gốc Nhảy dù và Phạm-Duy-Tất, gốc Lực Lượng Đặc Biệt, nguyên chỉ-huy-trưởng Biệt-động-quân Vùng 2 Chiến-thuật.
Khóa 5 Vì Dân: Trước khi Điện-Biên-Phủ thất-thủ, hơn một ngàn thanh-niên trên toàn quốc được động-viên theo học khóa 5 SQTB. Khóa này khai-giảng ngày 15-6-1954 và mãn khóa vào ngày 30-1-1955. Vì lý-do khả-năng tiếp-nhạân hạn-hẹp nên trường Thủ-Đức chỉ giữ lại 1,000 người trình-diện theo hạn định, lập thành 8 đại-đội gồm: đại-đội 1 và 2 Bộ-binh, đại-đội 3 Vũ-khí nặng, đại-đội 4 Công-binh, đại-đội 5 Pháo-binh, đại-đội 6 Thông-vận-binh, đại-đội 7 Thiết-giáp (3 trung-đội) và Quân-cụ (1 trung-đội), đại-đội 8 Quân-nhu. Thặng-số còn lại khoảng 265 người, lập thành 2 Đại-đội BB, được chuyển lên trường Võ-bị Đà-Lạt để thụ-huấn. Các tân sĩ-quan thụ-huấn tại Đà-Lạt, cũng tương-tự như trường hợp của khóa 4, sau khi tốt-nghiệp, vẫn giữ quy-chế của sĩ-quan trừ-bị. Lễ mãn-khóa được tổ-chức tại đường Trần-Hưng-Đạo, Sài-Gòn vào đầu tháng 2 năm 1955 cho các tân sĩ-quan thụ-huấn tại Thủ-Đức và Đà-Lạt. Thủ-tướng Ngô-Đình-Diệm chủ-tọa và long-trọng đặt tên cho khóa này là khóa Vì Dân.
Cũng như khóa 2 Phụng-Sự, khóa 5 Vì-Dân chỉ có một trong số không quá mười đại-tá thuộc khóa 5 Vì Dân được vinh-thăng lên hàng tướng-lãnh tính đến tháng 3-1972, đó là chuẩn-tướng Lê-Văn-Hưng, tư-lệnh sư-đoàn 5 Bộ-binh, chức-vụ sau cùng của ông là tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4 / Quân-khu IV. Sau khi đại-tướng Dương-Văn-Minh ra lệnh đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, tướng Hưng là vị tướng đầu tiên tại Vùng 4 tuẫn-tiết vào buổi tối cùng ngày, chứ không chịu để địch-quân bắt sống.
Tính đến ngày 30-4-1975, sau 21 năm chiến-đấu chống Cộng-Sản Bắc-Việt, SVSQ Lê-Văn-Hưng là người độc-nhất, trong số 1,265 sinh-viên sĩ-quan trừ-bị nhập-ngũ từ tháng 5-1954, được thăng cấp chuẩn-tướng. Từ khóa 5 trở về sau, người ta chưa thấy một sĩ-quan trừ-bị nào trong Quân-lực VNCH được thăng lên hàng tướng-lãnh. Do đó người ta có nhận-định rằng việc thăng lên cấp tướng thường không căn-cứ vào khả-năng quân-sự, nhu-cầu chỉ-huy, hay qui-chế sĩ-quan cao-cấp như thường được áp-dụng trong quân-đội các nước tân-tiến mà chính là bởi quyết-định của cá-nhân vị lãnh-đạo quốc-gia và bởi ảnh-hưởng chính-trị. Do đó quân-đội VNCH đã được đặt dưới quyền chỉ-huy của nhiều tướng-lãnh hèn-nhát và thiếu tài-đức.
Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức
Sau khi hoàn-tất việc huấn-luyện khoá 5 SQTB, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức tạm ngưng đào-tạo Sĩ-quan Trừ-bị trong một thời-gian khoảng 2 năm. Vào cuối năm 1955, các lớp huấn-luyện chuyên-môn như Quân-Cụ, Quân-Chánh, Thông-vận-binh, Thiết-giáp-binh, Pháo-binh, Công-binh, Truyền-tin . . . lần-lượt trở thành các trường chuyên-môn, phụ-trách huấn-luyện cán-bộ các cấp, từ hàng binh-sĩ cho đến sĩ-quan, thuộc binh-sở hay binh-chủng. Nhưng các trường hay lớp huấn-luyện chuyên-môn này vẫn được đặt dưới quyền kiểm-soát của bộ chỉ-huy trường Sĩ-quan Trừ-bị. Do đó, vào đầu năm 1957 trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được cải-danh thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức gồm các quân-trường nói trên. Riêng hai trường Pháo-binh và Công-binh tuy thống-thuộc Liên-trường nhưng trú-đóng tại Bình-Dương.
Kể từ tháng 2 năm 1957, các quân-trường thuộc Liên-trường VKTĐ bắt đầu hoạt-động theo phương-thức huấn-luyện của Hoa-Kỳ. Các cơ-sở và thao-trường cũng được tân-trang hay xây cất thêm cho qui-mô và rộng-rãi hơn.
Các Khóa SQTB do Quân-đội Quốc-gia đảm-trách
Khoá 6: Mãi đến tháng 2–1957, Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức mới tiếp-tục đào-tạo SQTB, đây là khóa sĩ-quan trừ-bị đầu tiên kể từ ngày nước Việt-Nam bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc tại vĩ-tuyến thứ 17 bởi hiệp-định Genève, do Pháp và Việt-Minh cùng thỏa-thuận ký-kết vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Đại-úy Nguyễn-Viết-Thanh, sau này là thiếu-tướng tư-lệnh Quân-đoàn IV, được chỉ-định làm giám-đốc “Trường Sĩ-quan Trừ-bị” này. Tổng-số sinh-viên sĩ-quan khóa 6 gồm khoảng 600 người kể cả 200 khóa-sinh thuộc Bảo-An-đoàn. Đặc biệt khóa này được huấn-luyện trong thời-gian 11 tháng để các tân sĩ-quan có đủ khả-năng chỉ-huy một đơn-vị cao hơn cấp trung-đội khi cần. Kể từ khóa 6 SQTB, sinh-viên sĩ-quan sau khi tốt-nghiệp được mang cấp bậc chuẩn-úy thay vì thiếu-úy như 5 khóa trước áp-dụng quy-chế của quân-đội Pháp. Chuẩn-úy Phạm-Văn-Vĩnh đậu thủ-khoa khóa 6.
Sau khi khóa 6 ra trường, Khóa 7 được tiếp-tục khai-giảng vào tháng 3-1958. Mỗi năm trường Bộ-binh đào-tạo trung-bình từ 2 đến 4 khóa, đánh số theo thứ-tự từ khóa 7 cho đến Khóa 27. Sau đó, kể từ đầu năm 1968, các khóa kế tiếp được thay đổi danh-xưng bằng cách dùng số thứ-tự kèm theo niên-hiệu. Ví dụ khóa 1/68 thay vì khóa thứ 28.
Kể từ khóa 7 đến khóa 3/74, là khóa cuối cùng, chúng tôi chưa sưu-tầm được đầy-đủ tài-liệu nói về danh-xưng, sĩ-số, thời-gian và địa-điểm huấn-luyện, ngày khai-giảng và mãn-khóa, tên họ thủ-khoa. Vậy nên chúng tôi xin để các hội hay tổng-hội cựu SVSQTB sưu-tầm, bổ-khuyết, đúc-kết và phổ-biến sau. Trường-hợp quý-vị muốn chúng tôi điền-khuyết trong bài, xin gửi tài-liệu bổ-túc về: HMV/SVSQTB, 10210 Kent Towne Ln, SugarLand, TX 77478.
Khoá 7:Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 8: 1960, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, thủ-khoa Bùi-Đức-Lạc?
Khoá 9:Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 10: Từ khóa 10, các khóa-sinh có bằng THDNC phải qua một kỳ thi-tuyển. Sĩ-số khoảng trên 400 người kể cả 1 đại-đội BA trên 100 người. Hùynh-Văn-Bé, thủ-khoa khóa Thành-Tín. Thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa không rõ?
Khoá 11: Sĩ-số là 800 người kể cả 200 Bảo-An, đa-số khóa-sinh BA là Hạ-sĩ-quan thâm-niên. Khai-giảng ngày 3-1-1961, mãn-khóa ngày 22-12-1961. Thời-gian huấn-luyện là 11 tháng. Tên khóa: Đồng-tiến, thủ-khoa: Trần-Văn-An. Hầu hết BA gia-nhập lực-lượng đặc-biệt.
Khoá 12: Sĩ-số là 2,000 người, kể cả hơn 300 Bảo-An (8 đại-đội x 4 trung-đội) 50% phải qua một kỳ-thi tuyển. Khai-giảng vào tháng 9-1961, mãn-khóa ngày 1-8-1962. Thời-gian huấn-luyện là 11 tháng. Thủ-khoa là giáo-sư Nguyễn-Ngọc-Linh. Đại-tá Võ-Ân, trung-đoàn-trưởng trung-đoàn 53 BB, trấn-giữ phi-trường Phụng-Dực, tháng 3-1975, là cựu SV khóa 12 Thủ-Đức.
Trường Bộ-binh Thủ-Đức.
Vào tháng 10 năm 1961, tất cả các quân trường chuyên-môn như Quân-Cụ, Quân-Chính, Truyền-Tin, Quân-Vận, Công-Binh, Pháo-Binh vv. . . được tách rời khỏi Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức và trực-thuộc các binh-sở và binh-chủng liên-hệ. Vì vậy mà Liên-trường Võ-khoa không còn hiện-diện, đồng-thời “Trường Sĩ-quan Trừ-bị” cũng được cải-danh thành trường Bộ-Binh. Đến năm1962, tại căn-cứ huấn-luyện Thủ-Đức chỉ còn lại trường Bộ-Binh, trường Thiết-giáp và trường Vũõ-thuật và Thể-dục Quân-sự. Đặc-biệt trường Bộ-binh ngoài việc đảm-nhiệm các khóa Sĩ-quan Trừ-bị trường còn phụ-trách huấn-luyện các lớp Đại-đội-trưởng.
Tóm lại, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức trên đồi Tăng-Nhơn-Phú hình-thành từ năm 1950, đến năm 1957 trường này được biến cải và bành trướng thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức. Cuối năm 1961 trường lại thâu gọn thành trường Bộ-binh Thủ-Đức.
Khoá 13: Khai-giảng vào tháng 1-1962, mãn-khóa vào tháng 11-1962. Phải có bằng tú-tài 1 trở lên. Các khóa-sinh BA kể từ khóa này cũng phải qua nột kỳ thi tuyển. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 14: Khai-giảng vào tháng 4-1962, mãn-khóa vào tháng 1-1963. BA có một quy-chế riêng. Chuẩn-úy Trần-Sách-Đắc đậu thủ-khoa khóa 14. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, chưa rõ ?
Khoá 15: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 16: 1963. Sau cách-mạng 1-11-1963, BA đổi thành Địa-phương-quân. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 17: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 18: Khai-giảng vào tháng 6-1964. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 19: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 20: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 20 Phụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên thủ-khoa?
Khoá 21: Khai-giảng tháng 10-1965, mãn-khóa tháng 10-1966. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 22: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 23: khai-giảng vào tháng 9-1966, mãn khoá vào tháng 6-1967. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 24: khai-giảng vào đầu năm 1967, mãn-khóa vào tháng 9-1967. Thời-gian huấn-luyện là 9 tháng. SVSQ đa số là giáo-chức, chuyên-viên kỹ-thuật. Tên khóa, sĩ-số, địa-điểm HL, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 25: Sĩ-số khoảng 2,000 người, 10 đại-đội gồm 5 trung đội 40 SV, cũng như các khóa 24 và 26, đa-số là giáo-chức bị động-viên, khai-giảng ngày 12-4-1967, thời-gian thụ-huấn khoảng 9 tháng rưỡi. TT Thiệu chủ-tọa lễ mãn-khóa ngày 5-1-1968, trước Tết Mậu-Thân. Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm HL, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 26 khai-giảng vào tháng 6? 9-1967, mãn khoá vào ngày 8-6-1968. Sĩ-số trên 2,000 người. Tên khóa, thời-gian, địa-điểm, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 27 khai-giảng vào ngày 26-12-1967 và mãn-khoá vào ngày 1-8-1968. Thời-gian 7 tháng. Sĩ-số khoảng hơn 1,000 người. Khóa 27 trưởng-thành trong khói lửa, sau khi trải qua biến-cố Tết Mậu-Thân. Khóa 27 là khóa cuối cùng gọi tên khóa bằng số. Tên khóa, địa-điểm, tên họ thủ-khoa Châu Minh Ba
Các Khóa SQTB lấy tên theo niên-hiệu
Kể từ năm 1968, danh hiệu của các khóa Sĩ-quan Trừ-bị được đánh số thứ-tự kèm niên-hiệu.
Năm 1968 có 8 khóa, sinh-viên khóa 1 và 2/68 dựng trên đỉnh núi một tượng bằng ciment cao khoảng 30 feet, đứng nhìn xuống thao-trường, họ đặt tên cho tượng này là anh Cù-Lần.
Năm 1968 có 8 khóa, sinh-viên khóa 1 và 2/68 dựng trên đỉnh núi một tượng bằng ciment cao khoảng 30 feet, đứng nhìn xuống thao-trường, họ đặt tên cho tượng này là anh Cù-Lần.
Khoá 1/68 tại Nha-Trang, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/68 tại Nha-Trang, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 4/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 5/68 tại Thủ-Đức có 8 đai-đội, sĩ-số khoảng 1,500 người Mãn-khóa tại Quang-Trung ngày 28-7-1968, giai-đoạn 2 tại Thủ-Đức từ 8-10-1968 đến 25-1-1969. Thủ-khoa là chuẩn-úy Nguyễn-Đình-Mô. Tên khóa ?
Khóa 6/68 Địa-điểm, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 7/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 8/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 9/68 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Năm 1969 có 6 khoá:
Năm 1969 có 6 khoá:
Khóa 1/69 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/69 tại Nha-Trang, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ
thủ-khoa?
thủ-khoa?
Khóa 3/69 tại Thủ-Đức gồm 5 đại-đội, mỗi đại-đội có 200 người, sĩ-số là 1,000 SVSQ. Khóa này khai-giảng vào tháng 3 và mãn-khóa vào khoảng tháng 10-1969. tên khóa, thời-gian, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 4/69 tại Thủ-Đức, mãn-khóa tháng 7-1970. tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 5/69 tại Thủ-Đức, tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 6/69 tại Thủ-Đức, khai-giảng tháng 7-1970. tên khóa, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, tên họ thủ-khoa không rõ?
Năm 1970 có 6 khóa:
Khoá 1/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 4/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 5/70, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 6/70, Tên khóa, 1650 SVSQ, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Năm 1971 có 5 khóa:
Khoá 1/71, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 2/71, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/71, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 4/71 tại Thủ-Đức, khai-giảng ngày 22-8-1971 đến ngày 2-5-1972, tổng-cộng hơn 8 tháng. Có tên là Khóa Bình-Long Anh-Dũng, sĩ-số, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 5/71, Tổng-số khoảng 500 SVSQ, mà 1/5 thuộc thành-phần giáo-chức nhưng trước ngày mãn-khóa có một số được trả về nhiệm-sở cũ. thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, thủ-khoa được bổ-xung về ngành HCTC. Khóa này có tên là Kontum kiêu-hùng.
Năm 1972 có 15 khoá, tất cả đều tham-dự chiến-dịch, chia làm nhiều toán khoảng 4, 5 người đi với Địa-phương-quân và nghĩa-quân để tác-động tinh-thần và phổ-biến hiệp-định Paris. Thời-gian học quân-sự và chiến-dịch khoảng một năm.
Khoá 1/72 tại Nha-Trang, do đại-tá Bùi-Trạch-Dần, Liên-đoàn-trưởng, phụ-trách. Khai-giảng. . . . Lẽ ra mãn-khóa ngày 8-12-1972, nhưng vì Hiệp-định Paris nên mãi đến tháng 3-1973 mới mãn-khóa. Sĩ-số khoảng 700 SVSQ, hầu hết là sinh-viên kiến-trúc nhập-ngũ theo lệnh tổng-động-viên. Tên khóa, ngày khai-giảng, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 3/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 4/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 5A/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 5B/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 6/72 Nha-Trang (thiếu-tướng Võ-Văn-Cảnh chỉ-huy-trưởng trường Đồng-Đế. ), sĩ-số, thời-gian, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 7/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 8/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 9A/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 9B/72, Nha-Trang, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 9C/72, Thủ-Đức, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 10/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khóa 11/72 tại Nha-Trang, sĩ-số 922 người. khai-giảng 16-10-1972, mãn-khóa 2-6-1973. thời-gian, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 12/72, Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Năm 1973 có 7 khoá:
Khoá 1/73 tại Thủ-Đức, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/73 tại Thủ-Đức, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 3/73 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 4/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 5/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 6/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 7/73 Rất đông sinh-viên SQ có bằng cử-nhân và cao-học, một số lớn xin gia-nhập ngành Quân-Cảnh và Địa-phương-quân. Khóa học trên 11 tháng kể cả thời-gian đi chiến dịch lấn đất, giành dân. Tên khóa, sĩ-số, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 6/73 Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa?
Khoá 7/73 Rất đông sinh-viên SQ có bằng cử-nhân và cao-học, một số lớn xin gia-nhập ngành Quân-Cảnh và Địa-phương-quân. Khóa học trên 11 tháng kể cả thời-gian đi chiến dịch lấn đất, giành dân. Tên khóa, sĩ-số, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Năm 1974 có 3 khoá:
Khoá 1/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 3/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khoá 1/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 2/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Khóa 3/74 tại Long-Thành, sĩ-số, thời-gian, khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa không rõ?
Vì nhu-cầu bổ-sung cán-bộ, các sĩ-quan trừ-bị đã có nhiều cơ-hội nắm giữ những chức-vụ quan-trọng tại hầu hết các bộ tham-mưu và ngành chuyên-môn trong quân-đội. Bởi lẽ khối-lượng sĩ-quan trừ-bị đông đảo hơn sĩ-quan hiện-dịch (gấp 17 lần trong năm 1973), hơn nữa vì cuộc chiến kéo dài triền-miên nên những sĩ-quan thuộc các khóa đầu đã phục-vụ trong quân-đội hầu như vĩnh-viễn. Một số lớn sĩ-quan trừ-bị thâm-niên đã xin chuyển sang hiện-dịch để được hưởng quy-chế dành cho sĩ-quan hiện-dịch, nhất là có nhiều quyền-lợi sau khi được giải-ngũ. Những sĩ-quan này, nhờ có nhiều kinh-nghiệm và khả-năng cao nên đã nắm giữ những chức-vụ quan-trọng trong quân-đội và chính-quyền.
Danh-sách Chỉ-huy-trưởng trường võ-bị Thủ-Đức
Các sĩ-quan cao-cấp sau đây lần-lượt chỉ-huy trường Thủ-Đức trong 25 năm dấu ? = không chắc lắm)
Thiếu-tá Bouillét, 1951-1953.
Đại-tá Phạm-Văn-Cảm,1953-1957
Thiếu-tướng Lê-Văn-Nghiêm, 1957-1961
Thiếu-tướng Hồ-Văn-Tố, 1961-1962
Đại-tá Nguyễn-Văn-Chuân, 1962?
Đại-tá Phan-Đình-Thứ tự Lam-Sơn, 1962-1963
Thiếu-tướng Trần-Ngọc-Tám, 1963 ?
Thiếu-tướng Bùi-Hữu-Nhơn 1964?
Thiếu-tướng Trần-Văn-Trung, 1965-1967?
Chuẩn-tướng Lâm-Quang-Thơ, 1967-1969
Thiếu-tướng Phạm-Quốc-Thuần, 1969-1973
Trung-tướng-Nguyễn-Vĩnh-Nghi, 1973-1975
Đại-tá Trần-Đức-Minh, Q. CHT, 3-1975
Thiếu-tá Bouillét, 1951-1953.
Đại-tá Phạm-Văn-Cảm,1953-1957
Thiếu-tướng Lê-Văn-Nghiêm, 1957-1961
Thiếu-tướng Hồ-Văn-Tố, 1961-1962
Đại-tá Nguyễn-Văn-Chuân, 1962?
Đại-tá Phan-Đình-Thứ tự Lam-Sơn, 1962-1963
Thiếu-tướng Trần-Ngọc-Tám, 1963 ?
Thiếu-tướng Bùi-Hữu-Nhơn 1964?
Thiếu-tướng Trần-Văn-Trung, 1965-1967?
Chuẩn-tướng Lâm-Quang-Thơ, 1967-1969
Thiếu-tướng Phạm-Quốc-Thuần, 1969-1973
Trung-tướng-Nguyễn-Vĩnh-Nghi, 1973-1975
Đại-tá Trần-Đức-Minh, Q. CHT, 3-1975
Thành-quả của trường Sĩ-quan Trừ-bị
Nhân ngày Quân-Lực 19-6-1973, nói về thành-tích quân-trường, người ta ghi nhận như sau: Kể từ ngày thành-lập trường Sĩ-quan Trừ-bị để cung-ứng nhu-cầu chỉ-huy và lãnh-đạo cho quân-đội Quốc-gia, trong thời-gian chiến-tranh giữa hai miền Nam Bắc, thì từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1973, gần một phần tư thế-kỷ, trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức đã hoàn tất được 69 khóa huấn-luyện, đào-tạo 75% sĩ-quan cán-bộ nòng-cốt cho Quân-lực VNCH. Tổng-số sĩ-quan trừ-bị tốt-nghiệp là 80,000 người so với 4,600 sĩ-quan hiện-dịch xuất-thân từ trường Võ-bị Quốc-gia Đà-Lạt.
Đặc-biệt trong năm 1972 có 15 khóa SQTB thụ-huấn tại Nha-Trang và Thủ-Đức. Kể từ tháng 1-1968 đến tháng 12-1973, trong việc tiếp sức trường Bộ-binh Thủ-Đức, riêng trường Hạ Sĩ-quan Đồng-Đế Nha-Trang đã đào-tạo được 12,000 sĩ-quan trừ-bị. Như vậy tổng-số sĩ-quan trừ-bị được huấn-luyện tại Thủ-Đức, Nam-Định, Đà-Lạt và Nha-Trang đã lên đến trên dưới 100,000 người.
Các Sĩ-quan Trừ-bị, mặc dầu trong hoàn-cảnh động-viên, đã phục-vụ quốc-gia rất đắc-lực, không những trên phương-diện quân-sự mà ngay cả trong địa-hạt hành-chánh và lãnh-đạo. Điển-hình là có rất nhiều Sĩ-quan gốc trừ-bị đã từng giữ những chức-vụ lãnh-đạo quan-trọng trong guồng máy quốc-gia như Phó Tổng-thống, Thủ-tướng, Tổng-trưởng, Bộ-trưởng, Thứ-trưởng, Tổng Giám-đốc, Giám-đốc, Tỉnh-trưởng, Thị-trưởng, Quận-trưởng, vv . . .
Về Quân-sự, có nhiều Sĩ-quan Trừ-bị đã được bổ-nhiệm vào những chức-vụ chỉ-huy và tham-mưu cao-cấp như Phụ-tá Tổng Tham-mưu-trưởng, Tham-mưu-trưởng Liên-quân, Tham-mưu-trưởng Quân-đoàn, Sư-đoàn, Quân, Binh-chủng, Tư-lệnh Quân-chủng, Tư-lệnh Binh-chủng, Tư-lệnh Quân-đoàn, Tư-lệnh Sư-đoàn, Tư-lệnh Lữ-đoàn, Trung-đoàn-trưởng, Thiết-đoàn-trưởng, . . .Tổng-cục-trưởng, Cục-trưởng, Trưởng Phòng Bộ Tổng Tham-mưu, Trưởng-Phòng Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn, Sư-đoàn, Quân, Binh-chủng, vv . . .
Về Quân-sự, có nhiều Sĩ-quan Trừ-bị đã được bổ-nhiệm vào những chức-vụ chỉ-huy và tham-mưu cao-cấp như Phụ-tá Tổng Tham-mưu-trưởng, Tham-mưu-trưởng Liên-quân, Tham-mưu-trưởng Quân-đoàn, Sư-đoàn, Quân, Binh-chủng, Tư-lệnh Quân-chủng, Tư-lệnh Binh-chủng, Tư-lệnh Quân-đoàn, Tư-lệnh Sư-đoàn, Tư-lệnh Lữ-đoàn, Trung-đoàn-trưởng, Thiết-đoàn-trưởng, . . .Tổng-cục-trưởng, Cục-trưởng, Trưởng Phòng Bộ Tổng Tham-mưu, Trưởng-Phòng Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn, Sư-đoàn, Quân, Binh-chủng, vv . . .
Nói tóm lại, Sĩ-quan Trừ-bị là một nguồn nhân-lực chỉ-huy và lãnh-đạo trọng-yếu, giữ một vị-thế quan-trọng trong công-cuộc chiến-đấu chống Cộng-Sản, bảo-vệ chính-nghĩa Quốc-gia và kiến-thiết xứ-sở.
Trên thực-tế, không ai phủ-nhận rằng trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức là nơi quy-tụ hầu-hết các thanh-niên có học-thức yêu nước, là những cán-bộ ưu-tú của Việt-Nam Cộng-Hòa, nhưng ít ai tin rằng:
- Trong suốt cuộc-chiến, trên chiến-trường, đã có hàng chục ngàn Sĩ-quan trừ-bị anh-dũng gục-ngã dưới lá quân-kỳ để bảo-vệ tự-do và thanh-bình cho quê-hương, dân-tộc.
- Sau cuộc chiến, đã có hàng chục ngàn Sĩ-quan trừ-bị chịu cảnh đọa-đầy trong các trại cải-tạo ác-nghiệt của Cộng-Sản Bắc-Việt cho đến khi họ kiệt-sức hay phải bỏ mình nơi rừng thiêng, nước độc.
- Từ ngày hiệp-định Genève 1954 ra đời cho đến ngày 30-4-1975, đã có hàng ngàn Sĩ-quan trừ-bị tàn-phế sống lay-lắt, điêu-đứng trong cảnh màn trời, chiếu đất, tối-tăm, tủi nhục.
- Trong suốt cuộc-chiến, trên chiến-trường, đã có hàng chục ngàn Sĩ-quan trừ-bị anh-dũng gục-ngã dưới lá quân-kỳ để bảo-vệ tự-do và thanh-bình cho quê-hương, dân-tộc.
- Sau cuộc chiến, đã có hàng chục ngàn Sĩ-quan trừ-bị chịu cảnh đọa-đầy trong các trại cải-tạo ác-nghiệt của Cộng-Sản Bắc-Việt cho đến khi họ kiệt-sức hay phải bỏ mình nơi rừng thiêng, nước độc.
- Từ ngày hiệp-định Genève 1954 ra đời cho đến ngày 30-4-1975, đã có hàng ngàn Sĩ-quan trừ-bị tàn-phế sống lay-lắt, điêu-đứng trong cảnh màn trời, chiếu đất, tối-tăm, tủi nhục.
Ngày cuối cùng của Trường Thủ-Đức trên đồi Tăng-Nhơn-Phú
Vào cuối năm 1973, trường Bộ-binh di-chuyển về Long-Thành, nhưng đến ngày 27-4-1975 trường lại được lệnh di-tản chiến-thuật về Thủ-Đức để nghênh-cản địch-quân.
Một trong những nhân-chứng có mặt tại đồi Tăng-Nhơn-Phú vào giờ chót của ngày cuối cùng, ông Minh-Tân Lê-Quảng-Trị, đã tường-thuật đại để như sau: Vào lúc 08 giờ 15’ sáng 30-4-1975, từ xa-lộ Biên-Hòa, 4 chiến-xa T-54 của CS Bắc-Việt lồng-lộn tiến nhanh về phía quân-trường Thủ-Đức, nhưng ba trong bốn chiến-xa nói trên đã bị bắn cháy ngay tại bờ rào kẽm gai bởi pháo-binh 105 ly bố-phòng trực-xạ. Chiếc chiến-xa T-54 còn lại vượt-thoát chạy thẳng vào trung-tâm trường Thủ-Đức, dùng đại-liên 50 trên pháo-tháp bắn sối-xả vào lực-lượng phòng-thủ khiến trung-tá Ông-Văn-Tuyên, trung-sĩ I Nhân và 5 Sinh-viên sĩ-quan tử-thương, thiếu-tá Vương-Bá-Thuần và 9 người khác bị thương. Sau đó chiếc chiến-xa này chạy thẳng ra cổng số 1, tìm đường tẩu-thoát nhưng đã bị các tổ Sinh-viên Sĩ-quan xử-dụng súng phóng hỏa-tiễn M72 bắn đứt xích. Khi chiến-xa lết ra tới Niện-Phật-đường Quảng-Đức, chợ Nhỏ, chúng quay pháo-tháp vào trường, tiếp-tục bắn phá.
Đứng trước tình-trạng nan-giải này, hai tân khóa-sinh, mỗi người tình-nguyện mang 4 trái lựu-đạn lân-tinh, bò ra ngoài để tiêu-diệt chiến-xa địch. Trong lúc chiếc T-54 đang nhả đạn vào trường, hai khóa-sinh nói trên đã leo lên chiến-xa, thả lựu-đạn lân-tinh vào trong pháo-tháp khiến chiến-xa địch phát hỏa, đạn trong pháo-tháp phát nổ tung trời. Chiến-tích dũng-cảm của hai tân khóa-sinh không những đã làm mọi người phải ngưỡng-phục mà còn nói lên cái khả-năng chiến-đấu siêu-việt cũng như ý-chí bất-khuất và quyết-thắng của
Sinh-viên Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức.
Nhưng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, đại-tướng Dương-Văn-Minh, tổng-thống vài ngày cuối cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa, đã ra lệnh cho Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa buông súng đầu-hàng. Tất cả cán-bộ cũng như sinh-viên, khóa-sinh, không ai bảo ai, đã lần-lượt giã-từ vũ-khí, về với gia-đình.
Sugarland, ngày 25-12-2002
Hà-Mai-Việt
SVSQ TB, Khóa 5 Thủ-Đức
SVSQ TB, Khóa 5 Thủ-Đức
Cước-chú:
Tính đến ngày 25-12-2002, tôi bỏ trống và đánh dấu hỏi (?) vào những mục chưa sưu-tầm được tài-liệu. Ví-dụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa? Vậy tôi xin phổ-biến tổng-quát tài-liệu này để các bạn đồng-môn bổ-khuyết, sửa sai và gửi về 10210 Kent towne Ln., Sugar Land, TX 77478. Xin đa tạ.
Tính đến ngày 25-12-2002, tôi bỏ trống và đánh dấu hỏi (?) vào những mục chưa sưu-tầm được tài-liệu. Ví-dụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa? Vậy tôi xin phổ-biến tổng-quát tài-liệu này để các bạn đồng-môn bổ-khuyết, sửa sai và gửi về 10210 Kent towne Ln., Sugar Land, TX 77478. Xin đa tạ.
Tài-liệu tham-chiếu và ghi-chú:
Phạm-Văn-Sơn và Lê-Văn-Bân, Quân-Sử III, 1972, Bộ Tổng Tham-Mưu QLVNCH, PP.441-444.
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, 1971, Bộ Tổng Tham-Mưu QLVNCH, PP.16-21.
Như trên, PP. 96, 186.
Tham-chiếu Niên-giám Sĩ-quan Chủ-lực-quân, tính đến tháng 1-1971, có 10 sĩ-quan cấp-tướng tốt-nghiệp khóa 1 và 2 Sĩ-quan Huế là: Trần-Thanh-Phong, Nguyễn-Thanh-Hoàng nhập-ngũ tháng 12-1946; Nguyễn-Văn-Mạnh, Trần-Văn-Trung, Hoàng-Văn-Lạc nhập-ngũ từ tháng 2 đến 12-1947; Đặng-Văn-Quang, Nguyễn-Văn-Thiệu, Bùi-Đình-Đạm, Ngô-Du nhập-ngũ từ tháng 10 đến 12-1948; Lê-Ngọc-Triển nhập-ngũ tháng 9-1949. Ngoài ra còn có 40 đại-tá và 45 trung-tá thuộc các khóa nói trên.
Sĩ-số tại Nam-Định là 356 SVSQ, 55% có bằng tú-tài I trở lên. Sĩ-số tại Thủ-Đức khoảng 250 SVSQ.
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, PP.194, 379.
Như trên, P. 196.
Phòng Tổng-quản-trị, bộ Tổng-tham-mưu, bộ Quốc-phòng, niên-giám sĩ-quan Chủ-lực-quân,1970-1971, PP. 15-16. Mười bốn Tướng-lãnh xuất-thân từ trường Sĩ-quan Trừ-bị, được viết bằng chữ nghiêng.
Điều-kiện văn-bằng cho khóa sĩ-quan trừ-bị thay đổi như sau: từ khóa 6 (1957) đến khóa 9 (1959), cũng như các khóa trước năm 1954, sinh-viên sĩ-quan tối-thiểu phải có bằng trung-học. Khóa 10 (1960), ngoài bằng trung-học, sinh-viên còn phải qua 1 kỳ thi tuyển. Từ khóa 11 (1961) trở về sau, sinh-viên phải có bằng tú-tài 1 trở lên.
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, PP.374, 376.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1 TĐ, đại-tá Phạm-Kỳ-Loan, tại Houston, Texas, ngày 25-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 2 TĐ, ông Nguyễn-Văn-Nho, tại Houston, Texas, ngày 25-8-2001.
Ngày khai-giảng, ngày mãn-khóa, sĩ-số và số sĩ-quan tốt-nghiệp tham-chiếu kỷ-yếu khóa I TĐ/NĐ.
Lon là cấp-bậc trong quân-đội, bắt nguồn từ chữ Galon của quân-đội Pháp.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1 NĐ, chuẩn-tướng Đặng-Đình-Linh, tại Dallas, Texas, ngày 28-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4 TĐ, thiếu-tá Nguyễn-Đức-Oánh, tại Houston, Texas, ngày 15-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4 Phụ, đại-tá Ngô-Văn-Lợi, tại Oklahoma City, OK, ngày 30-9-2001.
Ý nói chuẩn-tướng Hưng còn đang tại chức, với tư-cách tư-lệnh-phó Quân-đoàn IV.
Bảo-An là một tổ-chức được hợp-nhất bởi ba tổ-chức bán quân-sự hình-thành trước năm 1954, đó là các tổ-chức Bảo-Chính-Đoàn tại Bắc-Việt, Việt-Binh-Đoàn tại Trung-Việt và Vệ-Binh Nam-Việt. Kể từ năm 1955, tổ-chức Bảo-An được đặt dưới quyền chỉ-huy của Tổng-Giám-Đốc Bảo-An. Đến năm 1964, tổ-chức Bảo-An được biến-cải thành Địa-Phương-Quân, một lực-lượng thiết-yếu trong hàng-ngũ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 6 TĐ, đại-úy Trần-Quang-Pháp, tại Austin, Texas, ngày 9-9-2001.
Năm 1973 trường Bộ-binh dọn về Long-Thành nên sau này còn gọi là trường Bộ-binh Long-Thành
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 13 TĐ, giáo-sư Lê-Hữu-Thăng, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 21 TĐ, đại-úy Nguyễn-Thế-Thành, tại Denver, CO, ngày 10-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 23 TĐ, đại-úy KQ Dương-Khang, tại Denver, CO, ngày 10-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 25 TĐ, đại-úy Lê-Hoàng-Ân, tại Austin, Texas, ngày 7-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 26 TĐ, đại-úy Ngô-Công-Đô, tại Houston, Texas, ngày 21-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 27 TĐ, đại-úy Nguyễn-Ngọc-Bát, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1/72 NT, kỹ-sư Nguyễn-Hoàng-Phố, tại Austin, TX, ngày 5-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 5/68 TĐ, đại-úy Bùi-Khắc-Danh, tại Austin, Texas, ngày 5-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 3/69 TĐ, trung-úy KQ Nguyễn-Văn-Bích, tại Houston, TX, ngày 1-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4/71TĐ, trung-úy Lương-Tuấn-Phong, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Tài-liệu do cựu SVSQ khóa 4/71 TĐ, trung-úy Nguyễn-Kim-Bình, tại Houston, TX, gửi ngày 15-1-2003.A
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4/71TĐ, trung-úy Lương-Tuấn-Phong, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 11/72 TĐ, thiếu-úy Nguyễn-Văn-Minh, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Đặng-Văn-Thạnh, Đặc-san KBC số 24, Garden Grove, California, 1999, P. 131. Trương Huyền, Đặc-san Đồng-Đế Nha-Trang, số 1, Đặc-biệt, Westminster, Calif., 9-2000, P. 13.
Tân khóa-sinh là sinh-viên SQ mới nhập học, đang được huấn-nhục, chưa được gắn cấp-hiệu Alpha.
Minh-Tân Lê-Quảng-Trị, Đặc-san Chiến-sĩ Cộng-Hòa số 2 tại B.C. Canada, 1999, PP.107-109.
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, 1971, Bộ Tổng Tham-Mưu QLVNCH, PP.16-21.
Như trên, PP. 96, 186.
Tham-chiếu Niên-giám Sĩ-quan Chủ-lực-quân, tính đến tháng 1-1971, có 10 sĩ-quan cấp-tướng tốt-nghiệp khóa 1 và 2 Sĩ-quan Huế là: Trần-Thanh-Phong, Nguyễn-Thanh-Hoàng nhập-ngũ tháng 12-1946; Nguyễn-Văn-Mạnh, Trần-Văn-Trung, Hoàng-Văn-Lạc nhập-ngũ từ tháng 2 đến 12-1947; Đặng-Văn-Quang, Nguyễn-Văn-Thiệu, Bùi-Đình-Đạm, Ngô-Du nhập-ngũ từ tháng 10 đến 12-1948; Lê-Ngọc-Triển nhập-ngũ tháng 9-1949. Ngoài ra còn có 40 đại-tá và 45 trung-tá thuộc các khóa nói trên.
Sĩ-số tại Nam-Định là 356 SVSQ, 55% có bằng tú-tài I trở lên. Sĩ-số tại Thủ-Đức khoảng 250 SVSQ.
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, PP.194, 379.
Như trên, P. 196.
Phòng Tổng-quản-trị, bộ Tổng-tham-mưu, bộ Quốc-phòng, niên-giám sĩ-quan Chủ-lực-quân,1970-1971, PP. 15-16. Mười bốn Tướng-lãnh xuất-thân từ trường Sĩ-quan Trừ-bị, được viết bằng chữ nghiêng.
Điều-kiện văn-bằng cho khóa sĩ-quan trừ-bị thay đổi như sau: từ khóa 6 (1957) đến khóa 9 (1959), cũng như các khóa trước năm 1954, sinh-viên sĩ-quan tối-thiểu phải có bằng trung-học. Khóa 10 (1960), ngoài bằng trung-học, sinh-viên còn phải qua 1 kỳ thi tuyển. Từ khóa 11 (1961) trở về sau, sinh-viên phải có bằng tú-tài 1 trở lên.
Lê-Văn-Dương và Tôn-Tích-Đức, Quân-Sử IV, PP.374, 376.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1 TĐ, đại-tá Phạm-Kỳ-Loan, tại Houston, Texas, ngày 25-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 2 TĐ, ông Nguyễn-Văn-Nho, tại Houston, Texas, ngày 25-8-2001.
Ngày khai-giảng, ngày mãn-khóa, sĩ-số và số sĩ-quan tốt-nghiệp tham-chiếu kỷ-yếu khóa I TĐ/NĐ.
Lon là cấp-bậc trong quân-đội, bắt nguồn từ chữ Galon của quân-đội Pháp.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1 NĐ, chuẩn-tướng Đặng-Đình-Linh, tại Dallas, Texas, ngày 28-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4 TĐ, thiếu-tá Nguyễn-Đức-Oánh, tại Houston, Texas, ngày 15-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4 Phụ, đại-tá Ngô-Văn-Lợi, tại Oklahoma City, OK, ngày 30-9-2001.
Ý nói chuẩn-tướng Hưng còn đang tại chức, với tư-cách tư-lệnh-phó Quân-đoàn IV.
Bảo-An là một tổ-chức được hợp-nhất bởi ba tổ-chức bán quân-sự hình-thành trước năm 1954, đó là các tổ-chức Bảo-Chính-Đoàn tại Bắc-Việt, Việt-Binh-Đoàn tại Trung-Việt và Vệ-Binh Nam-Việt. Kể từ năm 1955, tổ-chức Bảo-An được đặt dưới quyền chỉ-huy của Tổng-Giám-Đốc Bảo-An. Đến năm 1964, tổ-chức Bảo-An được biến-cải thành Địa-Phương-Quân, một lực-lượng thiết-yếu trong hàng-ngũ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 6 TĐ, đại-úy Trần-Quang-Pháp, tại Austin, Texas, ngày 9-9-2001.
Năm 1973 trường Bộ-binh dọn về Long-Thành nên sau này còn gọi là trường Bộ-binh Long-Thành
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 13 TĐ, giáo-sư Lê-Hữu-Thăng, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 21 TĐ, đại-úy Nguyễn-Thế-Thành, tại Denver, CO, ngày 10-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 23 TĐ, đại-úy KQ Dương-Khang, tại Denver, CO, ngày 10-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 25 TĐ, đại-úy Lê-Hoàng-Ân, tại Austin, Texas, ngày 7-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 26 TĐ, đại-úy Ngô-Công-Đô, tại Houston, Texas, ngày 21-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 27 TĐ, đại-úy Nguyễn-Ngọc-Bát, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 1/72 NT, kỹ-sư Nguyễn-Hoàng-Phố, tại Austin, TX, ngày 5-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 5/68 TĐ, đại-úy Bùi-Khắc-Danh, tại Austin, Texas, ngày 5-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 3/69 TĐ, trung-úy KQ Nguyễn-Văn-Bích, tại Houston, TX, ngày 1-9-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4/71TĐ, trung-úy Lương-Tuấn-Phong, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Tài-liệu do cựu SVSQ khóa 4/71 TĐ, trung-úy Nguyễn-Kim-Bình, tại Houston, TX, gửi ngày 15-1-2003.A
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 4/71TĐ, trung-úy Lương-Tuấn-Phong, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Phỏng-vấn cựu SVSQ khóa 11/72 TĐ, thiếu-úy Nguyễn-Văn-Minh, tại Denver, CO, ngày 9-8-2001.
Đặng-Văn-Thạnh, Đặc-san KBC số 24, Garden Grove, California, 1999, P. 131. Trương Huyền, Đặc-san Đồng-Đế Nha-Trang, số 1, Đặc-biệt, Westminster, Calif., 9-2000, P. 13.
Tân khóa-sinh là sinh-viên SQ mới nhập học, đang được huấn-nhục, chưa được gắn cấp-hiệu Alpha.
Minh-Tân Lê-Quảng-Trị, Đặc-san Chiến-sĩ Cộng-Hòa số 2 tại B.C. Canada, 1999, PP.107-109.
Đến ngày 25-12-2002, tôi đã bỏ trống và đánh dấu hỏi (?) vào những mục chưa sưu-tầm được tài-liệu. Ví-dụ: Tên khóa, sĩ-số, thời-gian, địa-điểm, ngày khai-giảng, mãn-khóa, tên họ thủ-khoa? Vậy tôi xin phổ-biến tổng-quát để các bạn đồng-môn bổ-khuyết, sửa sai và gửi về 10210 Kent towne Ln., Sugar Land, TX 77478.
Xin đa tạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét