8 tháng 5, 2015

Những Tấm Gương Anh Hùng Thời Pháp Thuộc


Lịch sử vong quốc vì biến họa Thiên Chúa giáo bắt đầu từ năm 1858, qua các cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng v.v... đều bị những giáo sĩ và giáo dân miệt thị là "bọn". Thái độ miệt thị là "bọn" như vậy, sớm nhất là lúc Việt gian Nguyễn Thân ... vâng lệnh giặc Pháp, tảo thanh tiêu diệt Phong trào Văn Thân của cụ Phan Đình Phùng và tướng Cao Thắng trong cuộc Khởi Nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). 
Xin được tóm tắt vài trường hợp trong bài này.
1. Thống chế Nguyễn Tri Phương.
Không những chống, mà ông còn mắng thẳng vào mặt quân giặc (tài liệu từ Thư khố của Bộ Ngoại giao Pháp):
Nguyễn Tri Phương (Thống chế dưới triều Tự Đức) bị thương nặng (lúc bảo vệ thành Hà nội trong cuộc tấn công của giặc ngày 20.11.1873), bị bắt làm tù binh. Giám mục Puginier đến an ủi ông; người anh hùng Việt Nam còn đủ sức trả lời như sau: “Sao! chính ông, thủ lĩnh các giáo sĩ Pháp, đến đây để thưởng thức cái giờ hấp hối của tôi ư? Ông không muốn để cho tôi chết được yên ổn ư? Chắc ông đã được hoàn toàn thỏa mãn, vì nhờ ông, nhờ những lời chỉ bảo của ông, mà lũ cướp người Pháp ấy đã lấy trộm mất của chúng tôi xứ Nam kỳ, và sẽ còn lấy trộm cả xứ Bắc kỳ nữa. Nguyện vọng cao cả của tôi, sau bao nhiêu thảm họa, là được chết đi càng nhanh càng tốt!
Sống, đã chiến đấu anh dũng trên khắp mọi chiến trường như một anh hùng; chết, vị Thống chế cũng muốn chết như anh hùng. Sau Puginier, Nguyễn Tri Phương trả lời cho Francis Garnier:
“Một chiến sĩ phải chết, và chết giữa chiến trận không phải là một cái chết nhục nhã”.
Vị Thống chế 74 tuổi đó từ chối những câu an ủi, cũng như những ân huệ của kẻ thù, những sự chăm sóc thuốc men của chúng; ông giật tung tất cả băng bó trên mình, rồi nhịn ăn mà chết”.
Buồn là kẻ anh hùng can đảm như thế không thể cân bằng được số người tham vinh hoa phú quí, táng tận lương tâm, cam lòng theo giặc, đánh mất lương tri mà giết hại đồng bào của mình, lịch sử gọi họ là Việt gian.
2. Những vị đầu bếp yêu nước trong vụ "Hà Thành đầu độc"

Những người tham gia vụ "Hà Thành đầu độc" bị giam trong Hoả Lò Hà Nội (tháng 7 - 1908)

Ngày 27/6/1908, anh em bồi bếp và binh lính người Việt thuộc Trung đội Công nhân pháo thủ Hà Nội đã tổ chức đầu độc binh lính Pháp đóng trong thành để phối hợp với nghĩa quân Yên Thế được bố trí ở bên ngoài nhằm giải phóng thành Hà Nội. Trong bữa ăn tối định mệnh ấy, toàn bộ 250 binh lính Pháp thuộc Trung đoàn pháo binh và Trung đoàn bộ binh đóng trong Thành bị anh em bồi bếp và binh lính người Việt dùng cà độc dược đầu độc. Song, sự việc bị bại lộ do một trong những người biết việc đi nhà thờ, “xưng tội” với cha đạo (có tài liệu cho rằng, có người đã làm phản), khi anh em chưa kịp bắn súng hiệu. Thực dân Pháp đã tương kế tựu kế, tước hết vũ khí, tống giam nhiều chí sĩ yêu nước. 
3. Cụ Đề Thám và Các nghĩa quân Yên Thế
Khi cuộc khởi nghĩa này bị coi là thất bại vào đầu năm 1913, nhà chí sĩ Phan Bội Châu trong bài viết về Hoàng Hoa Thám đã buông những lời cảm khái: “Than ôi! Tội ác của kẻ thù ngút trời, thế lực của kẻ thù gấp hàng trăm lần, thế mà ông Hoàng một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời. Ông đã tập hợp và rèn luyện những con người tầm thường thành một đội ngũ mạnh mẽ và ông đường đường là một vị tướng quân tiếng tăm lừng lẫy. Ông thực xứng đáng là chân quốc nhân, xứng đáng là chân tướng quân!”. 


Cụ Hoàng Hoa Thám hay Đề Thám, và những người bạn cách mạng 
4. Việt Nam Quốc Dân Đảng của anh hùng Nguyễn Thái Học
alt
Nguyễn thái Học
(1.12.1902 – 17.6.1930)
Người để lại câu nói: "Không thành công cũng thành nhân".
"Nguyễn Thái Học là một trong những lãnh tụ cách mạng của Việt Nam có tầm vóc và trẻ tuổi nhất trong lịch sử đấu tranh cho dân chủ, tự do và tiến bộ của nhân loại trong đầu thế kỷ 20. Ông là người thành lập, chỉ huy và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền cho đất nước và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp. Cuộc nổi dậy và tổng tấn công được phát động vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 diễn ra trên toàn cõi Bắc Kỳ, sau này được lịch sử mệnh danh là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Cuộc tổng khởi nghĩa này là một kế hoạch nằm trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. 

Và, thật ra còn rất nhiều vị anh hùng đáng kính phục khác đã lần lượt hy sinh mạng sống vì dân tộc VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét