17 tháng 9, 2019

Đồn biên phòng Hoa Lư (đồn 717) - Biên giới Tây Nam _Campuchia 1978

Biên giới Tây Nam _ campuchia 1978 .
"Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng. Hãy trả thù cho chúng tôi. Vĩnh biệt các đồng chí!”.
"Năm 1978, bầu trời sáng lóa, chớp giật bởi hàng loạt tiếng nổ rền vang, mặt đất rung chuyển dữ dội bởi hàng vạn quả cối 82, 60 & pháo 105, 130mm cùng hàng ngàn khẩu AK, B40, B41, M79, thủ pháo, lựu đạn... Đồn biên phòng Hoa Lư (đồn 717) nằm trên Quốc Lộ 13 giáp ranh Bình Phước – Krochie bị tấn công.

Gần 2.000 tên lính Polpot thiện chiến dồn dập đột kích vào đồn biên phòng bé nhỏ heo hút chỉ có 90 tay súng trấn giữ. Trận đánh dai dẳng từ 4 giờ sáng đến tối mịt, cách chục cây số mà vẫn nghe văng vẳng tiếng hô xung phong của bọn Polpot, tiếng súng chống cự yếu ớt dần, thưa dần cho tới khuya hôm sau.

Trận đánh dai dẳng từ 4 giờ sáng đến tối mịt, cách chục cây số mà vẫn nghe văng vẳng tiếng hô xung phong của bọn Polpot, tiếng súng chống cự yếu ớt dần, thưa dần cho tới khuya hôm sau Tổng cộng các chiến sỹ đồn Hoa Lư đã đẩy lui hơn 20 đợt tấn công ác liệt của địch trong tình trạng cạn kiệt vũ khí và lương thực.

Thượng úy Đồn trưởng Nguyễn Văn Vải (sinh năm 1935, nhập ngũ năm 1953) cùng 32 cán bộ chiến sĩ (gần một nửa quân số hiện hữu) của Đồn Biên phòng 717 Hoa Lư đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên giới Tây Nam thiêng liêng của Tổ quốc, còn lại 35 người trở về, có 23 người bị thương, trong đó 12 người bị thương nặng.Sau khi tràn vào đồn, bọn Khơ Me Đỏ cướp phá những gì còn sót lại sau đó gài mìn vào thi thể những chiến sỹ hy sinh để làm bẫy rồi mới rút đi.

Những người CBCS Biên phòng (CAVT cũ) là những người lính trên tuyến đầu biên giới, có nhiệm vụ chặn đánh bảo vệ từng tấc đất biên cương và sẵn sàng hy sinh để làm chậm thời gian quân địch tiến vào từ cửa ngõ biên giới. Và họ, những người lính biên phòng tự hào vì điều đó, những người lấy thân mình làm cột mốc biên giới Tổ Quốc.

Trên đoạn biên giới Lộc Ninh khi đó có các trung đoàn 88, 205, 174, Q16.. cùng 3 đơn vị pháo binh & 1 lữ đoàn tăng thiết giáp. Hơn 20.000 người lính ko ăn ko ngủ suốt 2 ngày đó. Tất cả nai nịt gọn gàng, súng ống lăm lăm trong tay, mắt quắc lên rực lửa. Tất cả các nòng pháo của pháo binh, xe tăng đều lấy sẵn tọa độ bắn, các pháo thủ ôm đạn đứng chờ mệnh lệnh. Tất cả chỉ chờ đợi mệnh lệnh xuất kích, các máy bộ đàm đều mở kênh liên lạc với đồn 717, từ trong đó vang lên tiếng gọi thống thiết của vị đồn trưởng:
“Các đồng chí hãy tập trung hỏa lực pháo bắn vào mục tiêu là chỉ huy sở của đồn. Chúng tôi sắp hết đạn, địch đang tràn vào sân đồn, anh em đang đánh giáp lá cà, tình thế nguy ngập rồi, làm ơn bắn đi!…”
- Mười phút sau, cũng tiếng nói ấy:
“Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng. Hãy trả thù cho chúng tôi. Vĩnh biệt các đồng chí!”.
Tất cả chúng tôi mắt nhòe lệ, những người lính già nghiến răng trèo trẹo, quai hàm bạnh ra, mắt trừng trừng như muốn nổ con ngươi. Nhưng là người lính, chúng tôi phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Có lẽ chỉ có những người có hiểu biết và có trách nhiệm trước Tổ Quốc cao hơn chúng tôi mới hiểu và tin rằng họ cũng đau lòng như chúng tôi. Từ hôm đó những người lính trẻ ko còn bông đùa nghịch ngợm nữa, tất cả như già đi dăm tuổi. Chúng tôi ngồi lặng lẽ lau súng, chuốt lại lưỡi lê, thủ thỉ trò chuyện với những viên đạn. Ko ai bảo ai, trên vành mũ cối xuất hiện những khẩu hiệu:
“Ôi Tổ Quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!”
Hoặc: “Hãy yên nghỉ, hỡi những người anh hùng. Chúng tôi sẽ trả thù!”..
Ngày tấn công được mòn mỏi trông chờ rồi cũng tới. Chúng tôi ào ạt xông lên tấn công vỗ mặt tiền duyên, thọc sâu – dùi xuyên hông, xẻ sườn phòng tuyến địch, vu hồi chặn đường chi viện/tháo chạy của chúng. Thê đội 1 tổn thất nặng thì thê đội 2 tràn lên như thác lũ, chúng tôi như dòng thép nung chảy tưới vào kẻ thù.
Tiếng chính trị viên sang sảng: “Đánh cho chúng biết thế nào là khí phách Việt Nam!”.
Chưa đầy 3 giờ, 2.000 tên đồ tể khát máu Polpot bị đẩy xuống địa ngục. Trận đánh đó ko hề có tù binh! Gần 1/3 trung đoàn tôi hy sinh trong trận đánh mở màn, có nghĩa hơn 800 chàng trai ưu tú của nước Việt nằm xuống ở tuổi đôi mươi..."
(Trích "Giấc mơ cao cả" - CCB Lê Văn Lực).
NGÔI SAO RỪNG DỪA
"Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng. Hãy trả thù cho chúng tôi. Vĩnh biệt các đồng chí!”.
"Năm 1978, bầu trời sáng lóa, chớp giật bởi hàng loạt tiếng nổ rền vang, mặt đất rung chuyển dữ dội bởi hàng vạn quả cối 82, 60 & pháo 105, 130mm cùng hàng ngàn khẩu AK, B40, B41, M79, thủ pháo, lựu đạn... Đồn biên phòng Hoa Lư (đồn 717) nằm trên Quốc Lộ 13 giáp ranh Bình Phước – Krochie bị tấn công.
Gần 2.000 tên lính Polpot thiện chiến dồn dập đột kích vào đồn biên phòng bé nhỏ heo hút chỉ có 90 tay súng trấn giữ. Trận đánh dai dẳng từ 4 giờ sáng đến tối mịt, cách chục cây số mà vẫn nghe văng vẳng tiếng hô xung phong của bọn Polpot, tiếng súng chống cự yếu ớt dần, thưa dần cho tới khuya hôm sau.
Trên đoạn biên giới Lộc Ninh khi đó có các trung đoàn 88, 205, 174, Q16.. cùng 3 đơn vị pháo binh & 1 lữ đoàn tăng thiết giáp. Hơn 20.000 người lính ko ăn ko ngủ suốt 2 ngày đó. Tất cả nai nịt gọn gàng, súng ống lăm lăm trong tay, mắt quắc lên rực lửa. Tất cả các nòng pháo của pháo binh, xe tăng đều lấy sẵn tọa độ bắn, các pháo thủ ôm đạn đứng chờ mệnh lệnh. Tất cả chỉ chờ đợi mệnh lệnh xuất kích, các máy bộ đàm đều mở kênh liên lạc với đồn 717, từ trong đó vang lên tiếng gọi thống thiết của vị đồn trưởng:
“Các đồng chí hãy tập trung hỏa lực pháo bắn vào mục tiêu là chỉ huy sở của đồn. Chúng tôi sắp hết đạn, địch đang tràn vào sân đồn, anh em đang đánh giáp lá cà, tình thế nguy ngập rồi, làm ơn bắn đi!…”
- Mười phút sau, cũng tiếng nói ấy:
“Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng. Hãy trả thù cho chúng tôi. Vĩnh biệt các đồng chí!”.
Tất cả chúng tôi mắt nhòe lệ, những người lính già nghiến răng trèo trẹo, quai hàm bạnh ra, mắt trừng trừng như muốn nổ con ngươi. Nhưng là người lính, chúng tôi phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Có lẽ chỉ có những người có hiểu biết và có trách nhiệm trước Tổ Quốc cao hơn chúng tôi mới hiểu và tin rằng họ cũng đau lòng như chúng tôi. Từ hôm đó những người lính trẻ ko còn bông đùa nghịch ngợm nữa, tất cả như già đi dăm tuổi. Chúng tôi ngồi lặng lẽ lau súng, chuốt lại lưỡi lê, thủ thỉ trò chuyện với những viên đạn. Ko ai bảo ai, trên vành mũ cối xuất hiện những khẩu hiệu:
“Ôi Tổ Quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!”
Hoặc: “Hãy yên nghỉ, hỡi những người anh hùng. Chúng tôi sẽ trả thù!”..
Ngày tấn công được mòn mỏi trông chờ rồi cũng tới. Chúng tôi ào ạt xông lên tấn công vỗ mặt tiền duyên, thọc sâu – dùi xuyên hông, xẻ sườn phòng tuyến địch, vu hồi chặn đường chi viện/tháo chạy của chúng. Thê đội 1 tổn thất nặng thì thê đội 2 tràn lên như thác lũ, chúng tôi như dòng thép nung chảy tưới vào kẻ thù.
Tiếng chính trị viên sang sảng: “Đánh cho chúng biết thế nào là khí phách Việt Nam!”.
Chưa đầy 3 giờ, 2.000 tên đồ tể khát máu Polpot bị đẩy xuống địa ngục. Trận đánh đó ko hề có tù binh! Gần 1/3 trung đoàn tôi hy sinh trong trận đánh mở màn, có nghĩa hơn 800 chàng trai ưu tú của nước Việt nằm xuống ở tuổi đôi mươi..."
(Trích "Giấc mơ cao cả" - CCB Lê Văn Lực).


 Dear Chú Levubinhdiamoc!

Lời đầu tiên cho phép cháu xin lỗi vì trong một comment hôm qua đã nặng lời. Câu đó thích hợp với một bạn trẻ trâu chứ không phải với chú. Sau khi  được biết là bài viết của chú (https://levubinhdiamoc.wordpress.com/tag/giac-mo-cao-ca/) thì cháu thấy mình có lỗi vì đã nói câu đó nhưng lại càng giận hơn vì một người lính, đã kinh qua cuộc chiến; một người đứng tuổi đã trải bao sự đời; một facebooker, blogger có tiếng, thu hút và nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ mà lại có những thông tin như vậy. Thật đáng trách. Cháu cũng rất tiếc rằng, “người nhà” lại đang đi nói “người nhà” nhưng cũng mong chú hiểu cho, sự thật vẫn cứ là sự thật – nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ mà thôi. Qua đây cũng gửi lời đến tất cả các bác, các chú CCB – xin đừng chém bão – hãy để lớp trẻ tin, yêu và đến với lịch sử một cách tự nhiên, chân thực nhất, khách quan nhất và đúng đắn nhất. Xin có vài dòng về bài viết trận đánh tại đồn biên phòng Hoa Lư tháng 2/1978 của chú như sau ạ:

1. Số lượng CBCS tại đồn:
- Theo bài viết của chú là 90 người;
- Thực tế không phải vậy ạ. Chú có biết không, ngay trong giai đoạn KCCM và nhất là sau 30/4/1975, ta đã triển khai ngay lực lượng CAVT để bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Nam. Tháng 3/1976, tổ chức được kiện toàn và có tất cả 44 đồn, 12 trạm - mỗi đồn có từ 30-4- CBCS;
- Thế tổng cộng đồn biên phòng Hoa Lư tháng 2/1978 có bao nhiêu người. Xin thưa rằng, đứng trước tình hình mới, đồn đã được tăng cường thêm biên chế và có khoảng hơn 60 người.
Số lượng có thể nhớ nhầm, điều đó không quan trọng ạ.

2. Viết thế này có ý nghĩa gì?
"...Năm 1978, bầu trời sáng lóa, chớp giật bởi hàng loạt tiếng nổ rền vang, mặt đất rung chuyển dữ dội bởi hàng vạn quả cối 82, 60 & pháo 105, 130ml cùng hàng ngàn khẩu AK, B40, B41, M79, thủ pháo, lựu đạn.. Đồn biên phòng Hoa Lư (đồn 717) nằm trên QL 13 giáp ranh Bình Phước – Krochie bị tấn công. Gần 2.000 tên lính Polpot thiện chiến dồn dập đột kích vào đồn biên phòng bé nhỏ heo hút chỉ có 90 tay súng trấn giữ. Trận đánh dai dẳng từ 4 giờ sáng đến tối mịt, cách chục cây số mà vẫn nghe văng vẳng tiếng hô xung phong của bọn Polpot, tiếng súng chống cự yếu ớt dần, thưa dần cho tới khuya hôm sau. Trên đoạn biên giới Lộc Ninh khi đó có các trung đoàn 88, 205, 174, Q16.. cùng 3 đơn vị pháo binh & 1 lữ đoàn tăng thiết giáp. Hơn 20.000 người lính ko ăn ko ngủ suốt 2 ngày đó. Tất cả nai nịt gọn gàng, súng ống lăm lăm trong tay, mắt quắc lên rực lửa. Tất cả các nòng pháo của pháo binh, xe tăng đều lấy sẵn tọa độ bắn, các pháo thủ ôm đạn đứng chờ mệnh lệnh. Tất cả chỉ chờ đợi mệnh lệnh xuất kích, các máy bộ đàm đều mở kênh liên lạc với đồn 717, từ trong đó vang lên tiếng gọi thống thiết của vị đồn trưởng: “Các đồng chí hãy tập trung hỏa lực pháo bắn vào mục tiêu là chỉ huy sở của đồn. Chúng tôi sắp hết đạn, địch đang tràn vào sân đồn, anh em đang đánh giáp lá cà, tình thế nguy ngập rồi, làm ơn bắn đi!…” 10′ sau, cũng tiếng nói ấy: “Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng. Hãy trả thù cho chúng tôi. Vĩnh biệt các đồng chí!” Tất cả chúng tôi mắt nhòe lệ, những người lính già nghiến răng trèo trẹo, quai hàm bạnh ra, mắt trừng trừng như muốn nổ con ngươi. Nhưng là người lính, chúng tôi phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Nguyên nhân vì sao mà tư lệnh quân khu ko cho động binh có lẽ chỉ có những người có hiểu biết & có trách nhiệm trước Tổ Quốc cao hơn chúng tôi mới hiểu & tin rằng họ cũng đau lòng như chúng tôi. Từ hôm đó những người lính trẻ ko còn bông đùa nghịch ngợm nữa, tất cả như già đi dăm tuổi. Chúng tôi ngồi lặng lẽ lau súng, chuốt lại lưỡi lê, thủ thỉ trò chuyện với những viên đạn. ...."

- Chú đã vào Page Tìm hiểu chiến tranh Việt Nam và một số diễn đàn, page, FB khác chưa ạ. Các em các cháu nó "đau" lắm: không ai cứu họ ư? họ bị bỏ mặc cho số phận? tốt thí ư? Nguyên nhân vì sao mà tư lệnh quân khu ko cho động binh là câu hỏi nhức nhối ám chỉ ai, điều gì? Tình thế lúc đó ra sau mà phải như vậy nhỉ?

Xin phép được "giải mã" vài điều:
- Trận tiến công đồn biên phòng Hoa Lư thuộc Sông Bé (cũ) không phải là trận đầu tiên Pôn Pốt tấn công tổng lực vào các đồn biên phòng của ta và không phải là ta không có cách đối phó. Ta thường mặc định trong đầu, những người CBCS Biên phòng (CAVT cũ) là những người lính trên tuyến đầu biên giới, có nhiệm vụ chặn đánh bảo vệ từng tấc đất biên cương và sẵn sàng hy sinh để làm chậm thời gian quân địch tiến vào từ cửa ngõ biên giới. Nếu xem phim Liên Xô, ta cũng thường thấy những người lính biên phòng Liên Xô đã kiên cường và quyết tử như thế nào trong những giờ đầu, ngày đầu của 1941 - họ tự hào về điều đó và dù sau này có thế nào họ vẫn đội mũ và mặc sắc phục biên phòng. Ở ta cũng vậy sao?

- Ngày 25/2/1976, lính Pôn Pốt lần đầu tiên tập kích vào đồn biên phòng số 8 tỉnh Đắc Lắc, mở đầu cho chuỗi hoạt động tấn công tổng lực chính thức vào các đơn vị CAVT tại các ĐBP phía Nam. Ngày 25/6/1976, địch tập kích vào chốt C3 nằm sát biên giới làm 3 chiến sỹ của ta bị thương. Bắt đầu từ đó địch cho máy bay trinh sát dọc biên giới, chở quân và xây dựng các khu xuất phát điểm trên toàn tuyến để đột phá và nhất là tăng cường tối đa các hoạt động đánh phá, bắt cóc, phục kích, bẫy mìn, dụ dỗ và mua chuộc,....=> gây căng thẳng tột bậc. Đứng trước tình hình mà ĐBP số 7 và số 8 báo về, BTL và BCH CAVT tỉnh đã quyết định cho mỗi đồn triển khai thêm một chốt phòng ngự; tăng cường biên chế mỗi đồn thêm từ 10-15 chiến sỹ; trang bị thêm vũ khí đạn dược - nhất là B40 và M79. Đỉnh điểm là trận đánh đêm ngày 13/1/1977 tại ĐBP số 7 và 8 làm 9 CBCS hy sinh, 15 bị thương và ta có tổn thất về nhà cửa, trang thiết bị. Sau trận này, BTL cử đ/c Tăng Liễu, Phó TMT vào trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo và xây dựng phương án chiến thuật trong giai đoạn mới với tình thế mới (Chỉ thị 06, Kế hoạch 13 và Mệnh lệnh 14). Từ đây, mỗi tỉnh đều xây dựng thêm điểm chốt với đồn để tạo thế chân kiềng; bổ sung và tăng số lượng các C cơ động nhanh lên từ 2 đến 4 đại đội; ....

- Tuy nhiên, nếu nói đến địch đánh cấp trung đoàn có tăng cường hỏa lực mạnh vào ĐBP thì phải nói đến trận đánh đêm 25/9/1977 vào ĐBP Xa Mát; địch không nhổ được đồn nên phải chuyển sang vây lấn, bao vây tiêu diệt. Thế nhưng, ĐBP Xa Mát đứng vững trong 11 ngày; tự tổ chức chiến đấu trước mọi tình huống, chiến thuật và thủ đoạn của kẻ thù. Có được điều này đâu phải đơn giản phải không ạ, đâu phải là dễ nếu không có các phương án, kế hoạch tổ chức và đảm bảo. Họ có bị bỏ rơi không ạ?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét