12 tháng 2, 2024

Part 02/02: Tucker Carlson-tt Putin: Chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga ở Ukraina

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga ở Ukraina T. Carlson: - Ngài có nghĩ rằng bây giờ Ngài đã thành công ngăn chặn được cuộc chiến ? Ngài đã đạt được mục tiêu của mình chưa ạ? Vladimir Putin: - Chưa, chúng tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu, bởi vì một trong những mục tiêu là phi phát-xít hóa. Tức là cấm ngặt mọi phong trào phát-xít mới. Đây là một trong những vấn đề mà chúng tôi từng thảo luận cả trong cuộc đàm phán đã kết thúc ở Istanbul hồi đầu năm ngoái, nhưng không kết thúc theo sáng kiến ​​của chúng tôi, bởi vì những người châu Âu đã nói với chúng tôi cụ thể là bắt buộc phải tạo điều kiện dành cho ký kết những văn bản dứt khoát. Các đồng nghiệp của tôi ở Pháp và Đức nói: “Ông có tưởng tượng họ ký thỏa thuận như thế nào không, với khẩu súng dí vào mang tai ? Phải rút quân khỏi Kiev». Tôi nói: Được. Chúng tôi đã kéo quân ra khỏi Kiev. Ngay sau khi chúng tôi rút quân khỏi Kiev, các nhà đàm phán Ukraina đã lập tức ném vào thùng rác tất cả các thỏa thuận mà chúng tôi đạt được ở Istanbul và chuẩn bị cho cuộc đối đầu vũ trang kéo dài với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các chư hầu của Mỹ ở Châu Âu. Tình hình đã phát triển như vậy. Và thế là có hiện trạng như bây giờ. T. Carlson: - Phi phát-xít hoá là gì ? Điều đó nghĩa là như thế nào? Vladimir Putin: - Đúng lúc bây giờ tôi muốn nói về điều này. Đây là vấn đề rất quan trọng. Phi phát-xít hoá. Sau khi giành được độc lập, Ukraina bắt đầu - như một số nhà phân tích ở phương Tây nói - tìm kiếm bản sắc của mình. Và không thể nghĩ ra điều gì tốt hơn ngoài việc tôn vinh những nguỵ anh hùng từng cộng tác với Hitler lên hàng đầu trong cái gọi là bản sắc này. Tôi đã nói rằng vào đầu thế kỷ 19, khi xuất hiện các lý thuyết gia về độc lập và chủ quyền của Ukraina, họ đã xuất phát từ thực tế rằng một nước Ukraina độc ​​lập cần có quan hệ thân thiện và tốt đẹp với Nga. Nhưng do sự phát triển của lịch sử, do thực tế khi những vùng lãnh thổ này còn trong thành phần của Đại Công quốc Litva-Ba Lan, dân Ukraina đã bị đàn áp, bóc lột một cách khắc nghiệt, người ta cố gắng tiêu diệt bản sắc này, cư xử rất tàn nhẫn, tất cả những điều đó vẫn in hằn trong ký ức của nhân dân. Khi bắt đầu Thế chiến II, một số người thuộc tầng lớp tinh hoa theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan này bắt đầu cộng tác với Hitler, tin rằng Hitler sẽ mang lại tự do cho họ. Quân Đức, thậm chí cả quân SS, đã giao cho những kẻ cộng tác với Hitler công việc bẩn thỉu nhất là tiêu diệt cư dân Ba Lan, cư dân Do Thái. Từ đây mà xảy ra những vụ thảm sát tàn bạo giết hại các sắc dân Ba Lan, Do Thái và cả người Nga. Đứng đầu công việc này là những nhân vật khét tiếng: Bandera, Shukhevich. Chính những đối tượng như vậy đã được tôn vinh là anh hùng dân tộc. Đó chính là vấn đề. Và người ta luôn nói với chúng tôi: chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tân Quốc xã tồn tại cả ở những nước khác. Đúng, có những mầm mống, nhưng chúng tôi nghiền nát, và ở những nước khác cũng nghiền nát chúng. Còn ở Ukraina thì không, ở Ukraina những kẻ này được tôn vinh thành anh hùng dân tộc, dựng tượng đài tưởng niệm, chân dung treo trên những lá cờ, danh tính được những đám đông hô vang khi diễu hành với ngọn đuốc, y như ở nước Đức Quốc xã trước kia. Đó là những kẻ đã tiêu diệt người Ba Lan, người Do Thái và người Nga. Thực tế và lý thuyết này phải bị chặn lại. Tất nhiên, bất kỳ quốc gia nào đã trưởng thành đều cho rằng ở đó có một số người... Tôi nói rằng đây là một phần của cộng đồng dân tộc Nga, họ nói: không, chúng tôi là một dân tộc riêng biệt. Được rồi, tốt thôi. Nếu ai đó coi mình là một dân tộc riêng biệt thì cứ cho là họ có quyền làm như vậy. Nhưng không phải dựa trên chủ nghĩa Quốc xã và hệ tư tưởng phát-xít. T. Carlson: - Ngài có hài lòng với lãnh thổ mà nước Ngài đang có hiện nay không? Vladimir Putin: - Tôi sẽ kết thúc ngay bây giờ. Bạn đã nêu ra câu hỏi về chủ nghĩa tân Quốc xã và mục tiêu phi phát-xít hóa. Tổng thống Ukraina đã đến Canada, có chuyện này nhiều người biết rõ nhưng giữ kín ở phương Tây là tại Quốc hội Canada người ta giới thiệu với một nhân vật, như Chủ tịch Quốc hội nói, từng chiến đấu chống người Nga trong Thế chiến II. Vậy ai đã chiến đấu chống lại người Nga trong Thế chiến II? Là Hitler và tay sai của hắn. Hóa ra người đàn ông nọ từng phục vụ trong đội quân SS, đã đích thân giết người Nga, người Ba Lan và người Do Thái. Đội quân SS hình thành từ những đối tượng dân tộc chủ nghĩa Ukraina chuyên đảm nhận công việc bẩn thỉu này. Tổng thống Ukraina cùng với toàn thể Quốc hội Canada đã đứng dậy vỗ tay chào mừng người nọ. Làm sao có thể tưởng tượng cảnh đó? Nhân tiện phải nói luôn, bản thân Tổng thống Ukraina cũng là người Do Thái theo đặc điểm sắc tộc. T. Carlson: - Ngài sẽ làm gì với chuyện này? Hitler đã chết 80 năm, nước Đức Quốc xã không còn tồn tại, đó là sự thật. Ngài nói rằng Ngài muốn dập tắt đám cháy dân tộc chủ nghĩa Ukraina này. Làm thế nào được? Vladimir Putin: - Hãy nghe tôi. Câu hỏi của bạn rất tế nhị... Và tôi có thể nói những gì tôi nghĩ chứ? Bạn sẽ không thấy bị xúc phạm chứ? T. Carlson: - Tất nhiên là tôi sẽ không giận. Vladimir Putin: - Câu hỏi này có vẻ tế nhị, nhưng rất phản cảm. Bạn nói Hitler đã không còn trên đời này bao nhiêu năm rồi, 80 năm. Nhưng công việc của hắn ta vẫn còn sống. Những kẻ đã tiêu diệt người Do Thái, người Nga và người Ba Lan vẫn còn sống. Và một Tổng thống, Tổng thống đương nhiệm của Ukraina ngày nay, đã đứng dậy chào mừng đối tượng nọ trong Quốc hội Canada, dành cho y sự hoan nghênh nhiệt liệt! Lẽ nào chúng ta có thể nói rằng đã nhổ bỏ hoàn toàn, tận gốc rễ hệ tư tưởng này nếu vẫn còn những gì chúng ta đang thấy xảy ra hiện nay? Đây chính là ý nghĩa của việc phi phát-xít hóa theo nhận thức của chúng tôi. Cần loại bỏ những kẻ đưa lý thuyết và thực hành này vào đời sống và ra sức bảo tồn nó - đó chính là phi phát-xít hoá. Đây chính là ý nghĩa của nó. T. Carlson: - Được rồi. Tất nhiên, tôi không bảo vệ chủ nghĩa Quốc xã hay chủ nghĩa tân Quốc xã. Nhưng câu hỏi của tôi là trên bình diện thực tế: Ngài không kiểm soát toàn bộ đất nước, và tôi cho rằng dường như Ngài muốn kiểm soát tất cả. Nhưng làm thế nào Ngài có thể nhổ bỏ được tận gốc hệ tư tưởng, văn hóa, những tình cảm nào đó, lịch sử ở một đất nước mà Ngài không kiểm soát? Làm thế nào để đạt được điều này? Vladimir Putin: - Vậy bạn có biết không, cho dù điều đó đối với bạn có vẻ kỳ quặc đến mức nào, trong các cuộc đàm phán ở Istanbul, chúng tôi dù sao vẫn thoả thuận – mà tất cả đều ở dạng văn bản – rằng chủ nghĩa tân Quốc xã sẽ không được tồn tại ở Ukraina, kể cả nó sẽ bị cấm ở cấp độ lập pháp. Ngài Carlson, chúng tôi đã thoả thuận về điều này. Hóa ra, có thể thực hiện điều này trong quá trình đàm phán. Và ở đây chẳng có gì đáng xấu hổ đối với Ukraina với tư cách là một quốc gia văn minh hiện đại. Chẳng lẽ có Nhà nước nào cho phép quảng bá lối tuyên truyền của bọn Quốc xã? Bởi không có, thật chứ? Thế là xong. T. Carlson: - Sẽ có đàm phán chứ ạ? Và tại sao cho đến nay vẫn chưa có cuộc thương lượng nào như vậy – đàm phán hòa bình – theo nội dung giải quyết xung đột ở Ukraina? Vladimir Putin: - Đã có, đã đạt đến mức độ nhất trí rất cao về quan điểm của tiến trình phức tạp, dù sao chăng nữa vẫn gần như đã hoàn thành. Nhưng sau khi chúng tôi rút quân ra khỏi Kiev, như tôi đã nói, thì phía bên kia, Ukraina, đã vứt bỏ tất cả những thỏa thuận này và chấp nhận tuân theo chỉ thị của các nước phương Tây – của Châu Âu, Hoa Kỳ - là chiến đấu với Nga «đến thắng lợi cuối cùng». Và còn hơn thế nữa: Tổng thống Ukraina đã ban hành đoạ luật cấm đàm phán với Nga. Anh ta đã ký sắc lệnh cấm tất cả không được tiến hành thương lượng với Nga. Nhưng chúng tôi sẽ đàm phán thế nào nếu anh ta cấm bản thân mình và cấm mọi người? Chúng tôi biết rằng anh ta có đưa ra một số ý tưởng nào đó về cấch giải quyết. Nhưng để thoả thuận được điều gì đó, thì cần tiến hành cuộc đối thoại, phải vậy không? Nga-Hoa Kỳ T. Carlson: Đúng, nhưng Ngài sẽ không nói chuyện với Tổng thống Ukraina, Ngài sẽ nói chuyện với Tổng thống Mỹ. Lần gần đây nhất Ngài nói chuyện với ông Joe Biden là khi nào? Vladimir Putin: - Tôi không còn nhớ mình đã nói chuyện với ông ấy khi nào. Tôi không nhớ, bạn có thể tra cứu. T. Carlson: - Ngài không nhớ sao? Vladimir Putin: - Không, mà sao tôi phải nhớ hết mọi thứ chứ nhỉ? Tôi đầy việc phải làm. Chúng tôi có những công việc chính trị nội bộ. T. Carlson: - Nhưng ông ấy đang tài trợ cho cuộc chiến mà Ngài là một bên tiến hành. Vladimir Putin: - Đúng, ông ấy tài trợ, nhưng khi tôi nói chuyện với ông ấy, tất nhiên là trước khi mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, và đương nhiên, lúc đó tôi đã nói với ông ấy - tôi sẽ không đi vào chi tiết, tôi không bao giờ làm vậy - nhưng khi đó tôi đã nói với ông ấy: Tôi cho rằng ông đang mắc sai lầm lớn với quy mô lịch sử khi ủng hộ mọi thứ đang xảy ra ở đó, ở Ukraina, đối chọi với Nga. Tôi đã nói với anh ấy về điều này, nhân tiện, nói không chỉ một lần. Tôi nghĩ như vậy sẽ chính xác - ở đây, trong chuyện này tôi sẽ có giới hạn. T. Carlson: - Thế ông ấy đã nói gì ạ? Vladimir Putin: - Bạn làm ơn về hỏi ông ấy chứ. Đối với bạn điều đó thật dễ mà: bạn là công dân Hoa Kỳ, hãy về hỏi ông ấy. Tôi không tiện bình phẩm về cuộc trò chuyện của chúng tôi. T. Carlson: Nhưng Ngài đã không nói chuyện với ông ấy kể từ sau tháng 2 năm 2022? Vladimir Putin: - Không, chúng tôi không nói chuyện. Nhưng chúng tôi có những liên hệ nhất định. Nhân tiện, bạn nhớ chứ, tôi đã nói với bạn về đề xuất của tôi - hợp tác cùng nhau phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa ấy mà? T. Carlson: - Vâng. Vladimir Putin: - Có thể hỏi mọi người - ơn Chúa, tất cả đều còn sống khỏe. Cả cựu Tổng thống, cả bà Condoleezza Rice đều còn sống khỏe, và theo tôi, ngài Gates, và ngài Burns Giám đốc hiện tại của Cơ quan Tình báo Trung ương, khi đó là đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, theo cái nhìn của tôi, là vị đại sứ rất thành đạt. Họ đều là nhân chứng của những cuộc trò chuyện này. Hãy hỏi họ nhé. Cũng đúng thế với điều này: nếu bạn quan tâm về những gì ngài Tổng thống Biden trả lời tôi, thì hãy hỏi chính ông ấy. Dù sao chăng nữa, ông ấy và tôi đã nói về chủ đề này. T. Carlson: - Tôi rất hiểu điều này, nhưng nhìn từ bên ngoài, đối với người quan sát bên ngoài, có vẻ như tất cả những điều đó có thể dẫn đến tình huống là cả thế giới sẽ đứng trên bờ vực chiến tranh, thậm chí có thể xảy ra những cuộc tấn công hạt nhân. Tại sao Ngài không gọi điện cho ông Biden và nói: Nào ta hãy giải quyết vấn đề bằng cách nào đó? Vladimir Putin: - Giải quyết cái gì? Mọi thứ đều rất đơn giản. Tôi nhắc lại, chúng tôi có liên hệ theo tuyến các cơ quan khác nhau. Tôi sẽ cho bạn biết những gì chúng tôi đang nói về điều này và những gì chúng tôi truyền đạt tới ban lãnh đạo Hoa Kỳ: nếu các vị thực sự muốn chấm dứt hoạt động chiến sự, các vị cần phải ngừng cung cấp vũ khí – tất cả sẽ kết thúc chỉ trong vòng vài tuần, vậy thôi, và khi đó các vị có thể thoả thuận về những điều kiện nào đó, trước khi làm vậy, thì hãy ngừng cung cấp vũ khí. Còn gì đơn giản hơn? Sao tôi phải gọi cho ông ấy? Nói về chuyện gì hay là cầu xin gì? Chẳng lẽ cần trình bày «Ngài định cấp vũ khí như thế cho Ukraina à? Ôi, tôi sợ, tôi sợ lắm, làm ơn đừng giao vũ khí nữa». Có gì để nói đâu? Nỗi lo ngại về chiến tranh toàn cầu T. Carlson: - Liệu Ngài có cho rằng NATO lo ngại tình hình có thể leo thang thành cuộc chiến tranh toàn cầu hoặc thậm chí là xung đột hạt nhân? Vladimir Putin: - Trong mọi trường hợp, họ đang nói về điều đó và họ ra sức hăm dọa cư dân của mình bằng nguy cơ đe doạ tưởng tượng từ phía Nga. Đây là sự thật hiển nhiên. Và những người biết suy nghĩ - không phải người bình thường, mà là những người biết suy nghĩ, những nhà phân tích, những người tham gia thực sự vào chính trị, đơn thuần là những người thông minh - hoàn toàn hiểu rõ rằng đây là sự giả mạo. Mối đe dọa từ Nga đang bị thổi phồng. T. Carlson: - Ý Ngài muốn nói là mối đe dọa về cuộc xâm lược của Nga, chẳng hạn vào Ba Lan hay Latvia phải không? Ngài có khi nào hình dung ra kịch bản, khi Ngài phái đội quân Nga đến Ba Lan? Vladimir Putin: - Chỉ trong một trường hợp: nếu có cuộc tấn công vào Nga từ phía Ba Lan. Tại sao ư? Bởi chúng tôi chẳng có quan tâm lợi ích gì ở Ba Lan hay là Latvia - không ở đâu cả. Chúng tôi làm thế vì cái gì? Đơn giản là chúng tôi không có quan tâm lợi ích nào cả. Toàn những lời đe dọa. T. Carlson: - Tôi nghĩ Ngài biết rõ lập luận là thế này: bao hàm ở chỗ đã xâm nhập vào Ukraina, có yêu sách lãnh thổ trên toàn châu lục. Ngài nói dứt khoát rằng Ngài không có yêu sách lãnh thổ như vậy chứ? Vladimir Putin: - Điều này hoàn toàn bị loại trừ. Chẳng cần phải là một nhà phân tích: để bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh toàn cầu nào đó là trái với tư duy tỉnh táo lành mạnh. Còn cuộc chiến tranh toàn cầu sẽ đưa nhân loại đến bờ vực diệt vong. Quá rõ ràng. Tất nhiên là có phương tiện răn đe kiềm chế. Người ta cứ luôn hăm doạ: ngày mai Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, ngày mai họ sẽ sử dụng thứ đó, không thì ngày kia. Rồi sao? Đó chỉ đơn giản là câu chuyện kinh dị đối với người dân bình thường, nhằm moi thêm tiền từ túi những người đóng thuế ở Hoa Kỳ và những người đóng thuế ở châu Âu bổ sung cho đối đầu với Nga trên vũ đài hoạt động chiến sự ở Ukraina. Mục tiêu là làm nước Nga suy yếu nhiều nhất. T. Carlson: - Hôm qua, một trong những thượng nghị sĩ cấp cao là Chuck Schumer đã nói: chúng ta cần tiếp tục tài trợ cho Ukraina, nếu không cuối cùng lính Mỹ sẽ phải chiến đấu ở Ukraina thay vì người Ukraina. Ngài đánh giá thế nào về lời tuyên bố như vậy? Vladimir Putin: - Đây là sự khiêu khích và là khiêu khích rẻ tiền. Tôi không hiểu tại sao lính Mỹ lại phải chiến đấu ở Ukraina. Ở đó có lính đánh thuê đến từ Hoa Kỳ. Phần lớn lính đánh thuê đến từ Ba Lan, vị trí thứ hai là lính đánh thuê từ Hoa Kỳ, vị trí thứ ba là đến từ Gruzia. Nếu ai đó có nguyện vọng gửi quân chính quy, thì chắc chắn điều này sẽ đẩy nhân loại đến bờ vực của cuộc xung đột toàn cầu rất nghiêm trọng. Rất rõ ràng như vậy. Hoa Kỳ có cần đến điều này không? Để làm gì chứ? Cách xa lãnh thổ quốc gia hàng nghìn km! Các vị chẳng có việc gì để làm nữa hay sao? Chỗ các vị có cả đống vấn đề về biên giới, vấn đề với di dân, vấn đề với nợ quốc gia - hơn 33 nghìn tỷ USD. Chẳng có việc gì để làm nữa nên cần phải chiến đấu ở Ukraina ư? Chẳng lẽ không tốt hơn là đi đến thỏa thuận với Nga? Để đi đến thỏa thuận, đã hiểu rõ tình hình đang phát triển hiện nay, hiểu rằng Nga sẽ chiến đấu đến cùng vì lợi ích quốc gia của mình, và trên thực tế, hiểu được điều này, rồi trở lại với tư duy tỉnh táo, bắt đầu với việc tôn trọng đất nước chúng tôi, tôn trọng lợi ích của Nga và tìm kiếm giải pháp nào đó? Tôi cho rằng như vậy thông minh hơn và hợp lý hơn nhiều. Vụ nổ đường ống dẫn khí «Dòng chảy phương Bắc T. Carlson: - Ai đã phá nổ đường ống dẫn khí «Dòng chảy phương Bắc»? Vladimir Putin: - Tất nhiên là bạn. (Cười). T. Carlson: - Hôm đó tôi bận. Tôi không làm nổ «Dòng chảy phương Bắc». Vladimir Putin: - Cá nhân bạn có thể có bằng chứng ngoại phạm, nhưng CIA thì không có bằng chứng ngoại phạm như vậy. T. Carlson: - Vậy Ngài có bằng chứng cho thấy NATO hay CIA đã làm việc này hay không? Vladimir Putin: - Bạn biết chứ, tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng trong những trường hợp như vậy người ta luôn nói: hãy tìm xem ai quan tâm. Nhưng trong trường hợp này, không chỉ cần tìm người quan tâm mà còn phải tìm người có thể làm được việc đó. Bởi có thể là người quan tâm thì nhiều nhưng không phải ai cũng có thể lặn xuống đáy biển Baltic và thực hiện vụ nổ. Hai thành tố này cần kết nối: ai quan tâm và ai có thể. T. Carlson: - Nhưng tôi không hiểu lắm. Đây là vụ khủng bố công nghiệp lớn nhất trong tòan bộ lịch sử và hơn thế nữa là có lượng phát thải CO2 lớn nhất vào khí quyển. Nhưng nếu tính đến thực tế là Ngài và các cơ quan tình báo của Ngài có bằng chứng, tại sao Ngài không trình ra những bằng chứng đó và giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh tuyên truyền này? Vladimir Putin: - Rất khó để đánh bại Hoa Kỳ trong cuộc chiến tuyên truyền, bởi Hoa Kỳ kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông thế giới và rất nhiều phương tiện truyền thông châu Âu. Người hưởng lợi cuối cùng từ các phương tiện truyền thông lớn nhất châu Âu là các Quỹ của Mỹ. Bạn không biết điều này à? Vì vậy, có thể tham gia công việc này, nhưng như thế sẽ tốn kém hơn cho bản thân. Chúng tôi có thể chỉ đơn giản là tiết lộ các nguồn thông tin của mình, mà kết quả vẫn không đạt tới. Cả thế giới đã rõ chuyện gì đã xảy ra và ngay cả các nhà phân tích Mỹ cũng nói thẳng về điều đó. Thật vậy. T. Carlson: - Đúng, nhưng câu hỏi đặt ra là Ngài từng làm việc ở Đức, điều này ai cũng biết, còn người Đức hiểu rõ rằng các đối tác NATO của họ đã làm chuyện này, tất nhiên, như vậy giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Đức, nhưng tại sao người Đức lại im lặng? Thực tế này làm tôi lúng túng: tại sao người Đức không hề nói gì về vụ này? Vladimir Putin: - Chuyện này cũng làm tôi ngạc nhiên. Nhưng ban lãnh đạo Đức hiện nay không theo chỉ đạo của lợi ích quốc gia mà phục vụ lợi ích của tập thể phương Tây, nếu không thì rất khó giải thích cái logic hành động hay không hành động của họ. Rốt cuộc, không chỉ có «Dòng chảy phương Bắc -1» bị nổ tung. «Dòng chảy phương Bắc -2» bị hư hại nhưng một đường ống vẫn hoạt động và có thể cung cấp khí đốt cho châu Âu nhưng Đức không mở. Chúng tôi thì luôn sẵn sàng, xin mời. Còn thêm một tuyến đường ống khác đi qua Ba Lan, được gọi là Yamal - Châu Âu, cũng là luồng lớn có thể thực hiện. Ba Lan đã đóng nó, nhưng Ba Lan dùng tay moi của người Đức, nhận tiền từ các quỹ Liên châu Âu mà nhà tài trợ chính cho các quỹ liên châu Âu này chính là Đức. Đức đang nuôi sống Ba Lan ở mức độ rõ ràng. Còn Ba Lan cứ nhận và đóng đường ống đến Đức. Để làm gì? Tôi không hiểu. Người Đức cấp vũ khí và đưa tiền cho Ukraina. Nhà tài trợ thứ hai sau Mỹ về hỗ trợ tài chính cho Ukraina là Đức. Có hai tuyến đường ống khí đốt chạy qua lãnh thổ Ukraina. Họ đã chiếm một tuyến và đơn giản là đóng nó lại, người Ukraina đấy. Hãy mở tuyến đường thứ hai và vui lòng nhận khí đốt từ Nga. Họ không mở. Tại sao người Đức không nói: “Nghe này các bạn, chúng tôi sẽ cấp cho các bạn tiền và vũ khí. Xin hãy tháo van ra để khí đốt từ Nga chảy về cho chúng tôi. Chúng tôi mua khí hóa lỏng với giá cắt cổ ở châu Âu, điều này làm tổn thương độ cạnh tranh của chúng tôi và nền kinh tế nói chung xuống đến mức 0. Các bạn muốn chúng tôi đưa tiền cho không? Hãy để chúng tôi tồn tại bình thường, để nền kinh tế của chúng tôi kiếm ra tiền, bởi tiền mà chúng tôi cho các bạn là từ đó”. Không, họ không làm vậy. Tại sao? Hãy họ nhé. (Gõ xuống bàn.) Những gì ở đây và những gì trong đầu họ - đều giống nhau. Những người ở đó rất bất tài. ho nổ đường Thế giới đa cực T. Carlson: - Có lẽ thế giới hiện nay đang chia thành hai bán cầu: một bán cầu có năng lượng rẻ, bán cầu kia thì không. Tôi muốn hỏi Ngài một câu: thế giới hiện nay là đa cực, Ngài có thể mô tả các liên minh, các khối, theo Ngài thì ai đứng về phía nào? Vladimir Putin: - Nghe này, bạn nói thế giới chia thành hai bán cầu. Đầu được chia thành hai bán cầu: một bán cầu chịu trách nhiệm về một lĩnh vực hoạt động, bán cầu kia sáng tạo hơn và v.v… Nhưng dù sao vẫn là một cái đầu. Cần để thế giới là thống nhất, có an ninh chung chứ không phải trông đợi ở “tỷ vàng” này. Và khi đó - chỉ trong trường hợp này - thế giới sẽ ổn định, bền vững và có thể tiên liệu được. Còn chừng nào cái đầu vẫn bị chia làm hai phần thì đó là một căn bệnh, bệnh hiểm nghèo. Thế giới đang trải qua thời kỳ bệnh tật nghiêm trọng này. Nhưng tôi cho rằng có vẻ như ở đây có phần nhờ vào báo chí trung thực, các nhà báo làm việc như những bác sĩ, có lẽ bằng cách nào đó sẽ kết nối được tất cả. T. Carlson: - Tôi xin dẫn cho Ngài một ví dụ. Đồng USD đã kết nối cả thế giới theo nhiều cách. Vậy Ngài có nghĩ là đồng USD sẽ biến mất như là một ngoại tệ dự trữ hay không? Các lệnh trừng phạt đã thay đổi vị thế của đồng USD trên thế giới như thế nào? Vladimir Putin: - Bạn biết đấy, đây là một trong những sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất của ban lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ - sử dụng đồng USD làm công cụ đấu tranh của chính sách đối ngoại. Đồng USD là nền tảng sức mạnh của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ mọi người đều hiểu rất rõ điều này: cho dù in ra bao nhiêu USD, chúng vẫn tiêu tán khắp thế giới. Lạm phát ở Hoa Kỳ ở mức tối thiểu: theo tôi, 3%, khoảng 3,4, hoàn toàn là chấp nhận được đối với Hoa Kỳ. Và tất nhiên là họ in không ngừng. Khoản nợ 33 nghìn tỷ nói lên điều gì? Đây cũng là khí thải. Tuy nhiên, đồng tiền này vẫn là vũ khí chính để duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ trên thế giới. Một khi ban lãnh đạo chính trị quyết định sử dụng đồng USD làm công cụ của cuộc đấu chính trị, thì họ đã giáng đòn tấn công vào chính sức mạnh này của nước Mỹ. Tôi không muốn dùng bất kỳ cách biểu đạt phi văn học nào đó, nhưng đây là sự ngu ngốc và sai lầm to lớn. Hãy xem điều gì đang xảy ra trên thế giới. Ngay cả trong số các đồng minh của Hoa Kỳ cũng đang cắt giảm dần dự trữ bằng USD. Tất cả đều nhìn vào những gì đang diễn ra và bắt đầu tìm cách tự bảo vệ. Nhưng nếu liên quan đến một số nước mà Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp hạn chế như hạn chế thanh toán, đóng băng tài sản và v.v. thì đây là một hồi chuông cảnh báo vang rền và là tín hiệu dành cho toàn thế giới. Chuyện gì đang xảy ra với chúng tôi? Cho đến năm 2022, khoảng 80% thanh toán ngoại thương của Nga là bằng USD và euro. Đồng thời, USD chiếm khoảng 50% các khoản thanh toán của chúng tôi với các nước thứ ba, còn hiện tại, theo tôi thấy, chỉ còn lại 13%. Nhưng không phải chúng tôi cấm sử dụng USD, chúng tôi không cố làm việc này. Hoa Kỳ đã quyết định hạn chế các thanh toán của chúng tôi bằng USD. Tôi cho rằng làm vậy là hoàn toàn vô nghĩa, bạn hiểu chứ, từ góc độ quan điểm lợi ích của chính Hoa Kỳ, của những người đóng thuế ở nước Mỹ. Bởi động thái này giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Hoa Kỳ và làm suy yếu sức mạnh cùng uy tín của nước Mỹ trên thế giới. Nhân tiện cần nói luôn, thanh toán bằng nhân dân tệ xấp xỉ 3%. Bây giờ chúng tôi trả 34% bằng rúp và cũng chừng đó, hơn 34% một chút, bằng nhân dân tệ. Tại sao Hoa Kỳ làm điều này? Tôi chỉ có thể giải thích rằng là do sự kiêu ngạo. Có lẽ họ nghĩ rằng mọi thứ sẽ sụp đổ, nhưng đã chẳng có gì sụp đổ cả. Hơn nữa, hãy nhìn xem, các nước khác, kể cả các quốc gia sản xuất dầu, đang bắt đầu nói và làm như vậy, nhận thanh toán cho việc bán dầu bằng nhân dân tệ. Bạn có hiểu điều gì đang diễn ra không? Ở Hoa Kỳ có ai hiểu được điều này không? Các vị đang làm gì thế? Tự cắt xẻ chính mình... Hãy hỏi tất cả các chuyên gia, bất kỳ người thông minh và biết nghĩ nào ở Hoa Kỳ: đồng USD là cái gì đối với Hoa Kỳ? Chính tay các vị đang giết nó. T. Carlson: - Tôi nghĩ đây là một đánh giá thực sự công bằng. Câu hỏi tiếp theo. Có thể Ngài đã trao đổi quyền lực thuộc địa này lấy quyền lực khác, nhưng nhẹ nhàng hơn? Có lẽ BRICS ngày nay đang ở nguy cơ chịu sự thống lĩnh của một cường quốc thực dân tốt bụng hơn là Trung Quốc? Theo Ngài thì điều này có tốt lành cho chủ quyền không? Ngài có lo ngại về điều này chăng? Vladimir Putin: - Chúng tôi biết rõ những chuyện kinh dị này. Đây là một câu chuyện kinh dị. Chúng tôi với Trung Quốc là hàng xóm của nhau. Hàng xóm cũng như người thân thì không ai được chọn. Chúng tôi với họ có đường biên giới chung dài hàng nghìn km. Đây là điểm thứ nhất. Thứ hai, chúng tôi đã quen cùng tồn tại, cùng sống chung trong chặng dài nhiều thế kỷ. Thứ ba, triết lý đường lối đối ngoại của Trung Quốc là không hiếu chiến, tư tưởng chính sách đối ngoại của Trung Quốc luôn tìm kiếm sự nhân nhượng và chúng tôi thấy điều đó. Điểm tiếp theo là thế này. Người ta luôn nói với chúng tôi, và bây giờ bạn cũng cố gắng trình bày câu chuyện kinh dị này ở dạng nhẹ nhàng, nhưng tuy nhiên nó vẫn là chuyện kinh dị: khối lượng hợp tác với Trung Quốc đang tăng lên. Nhịp độ tăng trưởng hợp tác của Trung Quốc với châu Âu cũng ngày càng lớn và cao hơn nhịp độ tăng trưởng hợp tác với Trung Quốc của Liên bang Nga. Bạn hãy hỏi người châu Âu: họ có sợ không? Có thể họ sợ, tôi không biết, nhưng họ đang cố gắng thâm nhập thị trường Trung Quốc bằng mọi cách, nhất là khi họ đang phải đối mặt với những vấn đề của nền kinh tế. Và các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang thâm nhập phát triển trên thị trường châu Âu. Vậy sao, chẳng lẽ hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc ở Hoa Kỳ là còn ít chăng? Đúng, có những quyết định chính trị đến mức họ đang cố gắng hạn chế hợp tác với Trung Quốc. Ngài Tucker, ngài đang làm điều có hại cho chính mình: bằng cách hạn chế hợp tác với Trung Quốc, ngài đang gây tổn hại cho bản thân. Đây là lĩnh vực nhạy cảm và ở đây không có giải pháp tuyến tính đơn giản nào giống như với đồng USD. Vì vậy, trước khi đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt bất hợp pháp nào - bất hợp pháp theo quan điểm của Hiến chương Liên Hợp Quốc - cần suy nghĩ kỹ lưỡng. Theo tôi, những người đưa ra quyết định đều gặp vấn đề với chuyện này. T. Carlson: - Cách đây một phút Ngài đã nói rằng thế giới ngày nay sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu như không có hai liên minh cạnh tranh đấu đá với nhau. Có thể chính quyền Mỹ hiện tại, như Ngài nói, như Ngài cho là đang chống lại Ngài, nhưng biết đâu, chính quyền kế tiếp ở Hoa Kỳ, Chính phủ sau Joe Biden, sẽ muốn thiết lập quan hệ với Ngài và Ngài cũng sẽ muốn thiết lập liên hệ với họ? Hay là điều đó không đóng vai trò nào? Vladimir Putin: - Bây giờ tôi sẽ nói. Nhưng để kết thúc vấn đề với câu hỏi trước. Chúng tôi có 200 tỷ USD, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cùng với người đồng cấp, người bạn của tôi, với Chủ tịch Tập Cận Bình, rằng năm nay chúng tôi cần đạt kim ngạch thương mại 200 tỷ USD với Trung Quốc. Và chúng tôi đã vượt hơn mức này. Theo dữ liệu của chúng tôi, con số này hiện nay đã là 230 tỷ, còn theo thống kê của Trung Quốc - 240 tỷ USD, nếu vẫn còn tính bằng USD, trong kim ngạch thương mại của chúng tôi với Trung Quốc. Và một điều rất quan trọng: chúng tôi có kim ngạch thương mại cân bằng và bổ sung cho nhau cả trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực năng lượng và lĩnh vực phát triển khoa học. Rất cân đối. Còn về BRICS nói chung, Nga đã trở thành Chủ tịch BRICS trong năm nay, các nước BRICS đang phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng. Hãy nhìn xem, xin Chúa phù hộ để không nhầm, nhưng theo tôi, vào năm 1992, tỷ trọng của các nước G7 trong nền kinh tế thế giới là 47%, còn vào năm 2022, tỷ lệ này đã giảm xuống đâu đó khoảng 30%, tôi nhớ như vậy. Tỷ lệ của các nước BRICS năm 1992 chỉ là 16%, nhưng hiện nay đã vượt quá mức của nhóm G7. Và điều đó không liên quan đến bất kỳ sự kiện nào ở Ukraina. Các xu hướng phát triển của thế giới và nền kinh tế toàn cầu như tôi vừa nói, và đó là tất yếu. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra: khi mặt trời mọc thì không thể ngăn cản được mà cần phải thích nghi với nó. Còn Hoa Kỳ thích nghi như thế nào? Với sự hỗ trợ của vũ lực: trừng phạt, gây sức ép, ném bom, sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này gắn với thói tự mãn kiêu ngạo thái quá. Những người trong giới tinh hoa chính trị của bạn không hiểu rằng thế giới đang thay đổi do hoàn cảnh khách quan và cần đưa ra những quyết định đúng đắn một cách thành thạo, kịp thời, đúng lúc, để duy trì trình độ của mình, thứ lỗi cho tôi chứ ngay cả khi ai đó muốn tầm mức thống lĩnh. Những hành động lỗ mãng như vậy, kể cả trong mối quan hệ với Nga và các nước khác, sẽ dẫn đến kết quả ngược lại. Đây là sự thật hiển nhiên, ngày nay đã trở nên rõ ràng. Bây giờ bạn hỏi tôi: liệu một nhà lãnh đạo khác đến thì có thay đổi gì hay không? Việc không phải ở người lãnh đạo, không phải về tính cách của một con người cụ thể. Ví dụ, tôi đã có quan hệ cá nhân rất tốt với ông Bush. Tôi biết rằng ở Hoa Kỳ, người ta mô tả ông ấy như là một gã nhà quê không biết gì nhiều về mọi thứ. Tôi cam đoan với bạn rằng hoàn toàn không phải như vậy. Tôi cho rằng ông ấy cũng đã mắc rất nhiều sai lầm trong quan hệ với Nga. Tôi đã kể cho bạn nghe về năm 2008 và quyết định ở Bucharest, mở cửa NATO cho Ukraina và v.v...Đó là chuyện xảy ra dưới thời ông ấy, ông ấy đã gây áp lực với người châu Âu. Nhưng nhìn chung, ở cấp độ con người, tôi có mối quan hệ rất thân thiện và tốt lành với Bush. Ông ấy không tệ hơn bất kỳ chính trị gia Mỹ, Nga hay châu Âu nào khác. Tôi đảm bảo với bạn rằng ông ấy hiểu việc mình đang làm, cũng như những người khác. Tôi và ông Trump cũng có quan hệ cá nhân như vậy. Việc không phải ở tính cách của nhà lãnh đạo - mà là ở tâm thế của giới tinh hoa. Nếu chiếm ưu thế trong xã hội Mỹ là ý tưởng thống trị bằng bất cứ giá nào và với sự trợ giúp của vũ lực, thì sẽ chẳng có gì thay đổi – mọi sự sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Còn nếu cuối cùng nhận ra được rằng thế giới đang thay đổi theo bối cảnh khách quan và cần kịp thời thích ứng đúng lúc, sử dụng những ưu thế mà Hoa Kỳ vẫn có ngày nay, thì may chăng sẽ có gì đó đổi thay. Hãy nhìn xem, nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới tính theo sức mua tương đương; về mặt khối lượng, họ đã vượt qua Hoa Kỳ từ lâu. Sau Trung Quốc là Hoa Kỳ và tiếp theo là Ấn Độ - một tỷ rưỡi người, rồi đến Nhật Bản, và Nga ở vị trí thứ năm. Trong năm qua, Nga đã trở thành nền kinh tế số một ở châu Âu, bất chấp mọi lệnh trừng phạt và hạn chế. Theo quan điểm của bạn thì điều này có bình thường không? Các lệnh trừng phạt, hạn chế, không thể thanh toán bằng USD, ngắt kết nối với SWIFT, trừng phạt đối với tàu chở dầu của chúng tôi, hạn chế đối với máy bay – những lệnh trừng phạt trong mọi thứ, ở mọi nơi. Số lượng các biện pháp trừng phạt áp đặt để chống Nga là lớn nhất trong tất cả các loại trừng phạt đang thi hành trên thế giới. Nhưng chúng tôi đã trở thành nền kinh tế dẫn đầu châu Âu chính trong thời gian này. Các công cụ mà Hoa Kỳ đang dùng không có tác dụng. Cần phải suy nghĩ xem nên làm gì. Nếu nhận thức này đến với giới tinh hoa cầm quyền, thì đúng vậy, khi đó nhân vật số 1 của Nhà nước sẽ hành động đoán trước những gì cử tri và những cộng sự đưa ra quyết định ở các cấp khác nhau trông đợi ở nhà lãnh đạo. Khi đó, có thể thay đổi gì đó. Mỹ là đất nước phức tạp T. Carlson: - Ngài mô tả hai hệ thống khác nhau, Ngài nói rằng thủ lĩnh hành động vì lợi ích của cử tri, nhưng đồng thời, một số quyết định nào đó lại do giai cấp thống trị đưa ra. Ngài đã lãnh đạo đất nước nhiều năm, Ngài nghĩ sao, với kinh nghiệm của Ngài thì ai sẽ là người thông qua quyết định ở nước Mỹ? Vladimir Putin: - Tôi không biết. Mỹ là một đất nước phức tạp, một mặt bảo thủ, mặt khác lại thay đổi nhanh chóng. Không dễ để chúng tôi phân xử điều này.. Ai sẽ đưa ra quyết định trong cuộc bầu cử? Chẳng lẽ có thể hiểu được điều này khi mỗi bang đều có luật riêng, mỗi bang tự điều chỉnh và ai đó có thể bị loại khỏi các cuộc bầu cử ở cấp bang. Đó là hệ thống bầu cử hai cấp, hai giai đoạn, đối với chúng tôi rất khó hiểu. Tất nhiên, có hai đảng đang chiếm ưu thế là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Và trong khuôn khổ hệ thống đảng này có các trung tâm ra quyết định và chuẩn bị giải pháp. Tiếp theo, hãy xem, tại sao trong quan hệ với Nga lại thực hiện chính sách gây sức ép, theo tôi là sai lầm, thô thiển, hoàn toàn vô căn cứ như vậy sau khi Liên Xô sụp đổ? Bởi đó là chính sách gây áp lực. Việc mở rộng NATO, hỗ trợ phe ly khai ở Kavkaz, tạo lập hệ thống phòng thủ tên lửa, đều là những yếu tố gây áp lực. Áp lực, áp lực, áp lực... Sau đó lôi kéo Ukraina vào NATO. Tất cả vẫn là áp lực, áp lực. Tại sao? Tôi nghĩ, nói một cách tương đối, trong đó có phần nguyên nhân cũng vì tạo ra năng lực sản xuất dư thừa. Trong cuộc chiến chống Liên Xô, nhiều trung tâm khác nhau đã được thành lập và có các chuyên gia về Liên Xô không biết làm gì khác hơn. Họ cho rằng dường như đang thuyết phục được ban lãnh đạo chính trị: phải tiếp tục dồn ép Nga, cố gắng làm Nga sụp đổ hơn nữa, tạo ra một vài trạng thái gần như Nhà nước trên lãnh thổ này và khuất phục các thực thể này dưới dạng chia rẽ, sử dụng tiềm năng tổng hợp của họ cho cuộc chiến trong tương lai với Trung Quốc. Đây là sai lầm, bao gồm cả tiềm năng dư thừa của những ai từng làm việc đối đầu với Liên Xô. Cần loại bỏ điều này - phải có những lực lượng tươi mới, những con người biết nhìn về tương lai và hiểu được những gì đang diễn ra trên thế giới. Hãy xem Indonesia đang phát triển như thế nào! 600 triệu người. Làm sao thoát khỏi điều này? Chẳng tránh đâu được cả. Chỉ cần xuất phát từ chỗ, Indonesia đang tiến lên tham gia vào Câu lạc bộ của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, bất kể thế nào đi nữa - dù có ai đó thích hay không. Đúng, chúng tôi hiểu và xác định rõ rằng ở Hoa Kỳ, bất kể mọi vấn đề kinh tế, dù sao vẫn có tình hình bình thường và tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng 2,5% GDP, theo cách nhìn ​​​​của tôi, như vậy là rất khá. Nhưng nếu đảm bảo cho tương lai thì cần thay đổi lối tiếp cận tới những gì đang thay đổi. Như tôi đã nói, thế giới dù sao vẫn sẽ thay đổi bất kể các sự kiện ở Ukraina kết thúc thế nào. Thế giới đang thay đổi. Tại chính Hoa Kỳ, các chuyên gia viết rằng Hoa Kỳ đang dần thay đổi vị thế của mình trên thế giới – đó là chính các chuyên gia của bạn viết, tôi đọc thấy. Câu hỏi duy nhất là điều này sẽ diễn ra như thế nào: đau đớn, nhanh chóng hay nhẹ nhàng, dần dần? Và điều này do những người không có tâm thế bài Mỹ viết ra, họ đơn giản chỉ nhìn vào nhịp độ phát triển trên thế giới. Vậy thôi. Để đánh giá các xu thế và thay đổi chính sách, cần có những người biết tư duy, nhìn xa trông rộng về phía trước, có thể phân tích và đề xuất những quyết sách ở cấp lãnh đạo chính trị. T. Carlson: - Cần phải hỏi. Ngài đã nói rõ ràng rằng việc mở rộng NATO là vi phạm lời hứa và là mối đe dọa đối với đất nước của Ngài. Nhưng trước khi đưa quân tới Ukraina, tại một hội nghị về an ninh, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã ủng hộ cố gắng của Tổng thống Ukraina về gia nhập NATO. Ngài có nghĩ rằng điều này cũng kích động chiến sự? Vladimir Putin: - Tôi nhắc lại một lần nữa: chúng tôi đã nhiều lần đề xuất tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề nảy sinh ở Ukraina sau cuộc đảo chính năm 2014 bằng biện pháp hòa bình. Nhưng chẳng ai nghe chúng tôi. Và hơn thế nữa, ban lãnh đạo Ukraina, vốn nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Hoa Kỳ, bất ngờ tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện các thỏa thuận Minsk - họ không thích bất cứ điều gì ở đó - và tiếp tục hoạt động chiến sự trên lãnh thổ này. Song song đó, các cơ cấu quân sự của NATO tăng cường thâm nhập lãnh thổ này dưới vỏ bọc của nhiều trung tâm huấn luyện và tái đào tạo nhân sự. Thực chất là họ bắt đầu tạo lập căn cứ ở đó. Vậy thôi. Ở Ukraina thông qua đạo luật tuyên bố rằng người Nga là một dân tộc không có tước hiệu, đồng thời thông qua luật hạn chế quyền của các quốc gia không có chính danh. Đó là Ukraina, sau khi nhận được tất cả các lãnh thổ vùng đông-nam này như một món quà từ nhân dân Nga, đã bất ngờ tuyên bố rằng người Nga trên lãnh thổ này là một dân tộc không chính danh. Thế là bình thường à? Tổng hoà tất cả những điều này cùng nhau đã dẫn đến quyết định chấm dứt cuộc chiến do những kẻ tân phát-xít phát động ở Ukraina vào năm 2014 bằng con đường vũ trang. Giải quyết xung đột ở Ukraina thông qua đàm phán T. Carlson: - Ngài có nghĩ rằng Zelensky có quyền tự do để tiến hành đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột này không? Vladimir Putin: - Tôi không biết. Tất nhiên là ở đó có những chi tiết, tôi khó đánh giá. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong mọi trường hợp, đã từng có như vậy. Anh ta có người cha đã chiến đấu chống phát-xít Đức trong Thế chiến II, tôi đã từng nói chuyện với anh ta về điều này. Tôi nói: «Volodya, cậu đang làm gì vậy? Tại sao ngày nay cậu lại ủng hộ chủ nghĩa phát-xít mới ở Ukraina khi cha cậu chiến đấu chống chủ nghĩa phát-xít? Ông ấy là người lính tiền tuyến». Tôi sẽ không nói những gì anh ta đáp lại, đây là một chủ đề riêng và tôi cho rằng không chính xác. Nhưng về quyền tự do lựa chọn - tại sao lại không? Anh ta lên nắm quyền dựa trên kỳ vọng của người dân Ukraina rằng anh ta sẽ dẫn dắt Ukraina đến hòa bình. Anh ta cũng đã nói về điều này – nhờ đó mà anh ta đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với ưu thế rất lớn. Nhưng sau khi đã nắm quyền, theo cách nhìn của tôi, anh ta đã hiểu ra hai điều. Thứ nhất, tốt hơn hết là không nên tranh cãi với những người theo chủ nghĩa phát-xít mới và những người theo chủ nghĩa dân tộc, bởi vì những đối tượng này rất hung hãn và rất kích động, có thể chờ đợi mọi điều bất ngờ từ họ. Và thứ hai, phương Tây, do Hoa Kỳ dẫn đầu, ủng hộ các đối tượng trên và sẽ luôn hỗ trợ những ai chống lại Nga – như vậy có lợi và an toàn. Vì thế, anh ta đã giữ lập trường tương ứng, mặc dù đã hứa hẹn với người dân của mình là sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Anh ta đã lừa dối các cử tri của mình. T. Carlson: - Ngài có cho rằng bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, ông ấy có quyền tự do nói chuyện với Chính phủ của Ngài và cố gắng giúp đỡ đất nước của mình bằng cách nào đó hay không? Liệu nói chung ông ấy có thể tự mình làm điều đó? Vladimir Putin: - Tại sao lại không? Anh ta coi mình là nguyên thủ quốc gia, anh ta đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Mặc dù chúng tôi ở Nga cho rằng mọi chuyện xảy ra sau năm 2014, nhưng nguồn gốc ban đầu là cuộc đảo chính, và theo ý này, ngay cả Chính phủ hiện tại cũng có thiếu sót. Nhưng anh ta coi mình là Tổng thống, và với tư cách này, anh ta có sự công nhận của Hoa Kỳ, toàn bộ châu Âu và gần như tất cả phần còn lại của thế giới. Vậy thì tại sao lại không? Anh ta có thể. Chúng tôi đã đàm phán với Ukraina ở Istanbul, chúng tôi đã thoả thuận, anh ta biết về điều đó. Hơn nữa, trưởng phái đoàn đàm phán, theo tôi họ của ông ấy là ông Arakhamia, cho đến nay vẫn lãnh đạo phe đảng cầm quyền, đảng của Tổng thống trong Rada. Ông ấy vẫn đứng đầu phe Tổng thống ở Rada - trong Quốc hội của đất nước, đến nay ông ấy vẫn giữ ghế ở đó. Ông ấy thậm chí còn đặt chữ ký sơ bộ của mình vào văn kiện mà tôi đang kể cho bạn nghe. Nhưng sau đó ông ta công khai tuyên bố với cả thế giới: “Chúng tôi sẵn sàng ký văn bản này nhưng ngài Johnson khi đó là Thủ tướng Anh đã đến, can ngăn chúng tôi và nói rằng tốt hơn hết là chiến đấu với Nga. Họ sẽ cung cấp cho chúng tôi mọi thứ để chúng tôi có thể giành lại những gì đã mất trong cuộc đụng độ với Nga. Và chúng tôi đồng ý với đề xuất này». Hãy nhìn xem, phát ngôn của ông ta được đăng tải rộng rãi. Ông ta đã nói điều này một cách công khai. Vậy họ có thể trở lại với đàm phán hay không? Đây là câu hỏi: họ có muốn hay không? Mà sau đó, Tổng thống Ukraina đã ban hành sắc lệnh cấm thương lượng với chúng tôi. Cứ để anh ta hủy bỏ nghị định này, và thế là xong. Chúng tôi chưa bao giờ từ chối đàm phán. Chúng tôi luôn nghe thấy: liệu Nga có sẵn sàng, đã sẵn sàng chưa? Đúng, chúng tôi không từ chối! Còn họ công nhiên từ chối. Thôi được, hãy để anh ta hủy bỏ sắc lệnh của mình và tiến hành đàm phán. Chúng tôi không bao giờ từ chối. Còn việc họ phục tùng những đòi hỏi hoặc sự thuyết phục của ngài Johnson cựu Thủ tướng Anh, thì tôi cho rằng như vậy thật vô lý và có thể nói là rất đáng buồn. Bởi vì, như ông Arakhamia đã nói, “một năm rưỡi trước, lẽ ra chúng tôi có thể chấm dứt những hoạt động chiến sự này, chấm dứt cuộc chiến này, nhưng người Anh đã thuyết phục chúng tôi và chúng tôi đã từ chối khả năng đó”. Ngài Johnson bây giờ ở đâu? Còn cuộc chiến vẫn tiếp diễn. T. Carlson: - Đây là câu hỏi hay. Tại sao ông ta làm như vậy? Vladimir Putin: - Ai mà biết được, chính tôi cũng không hiểu nổi. Đã có bối cảnh chung. Vì sao đó, mọi người đều ảo tưởng rằng có thể đánh bại nước Nga trên chiến trường - vì kiêu ngạo, thuần tuý vì tình cảm chứ không phải từ trí tuệ lớn. T. Carlson: - Ngài đã mô tả liên hệ giữa Nga và Ukraina, bạn mô tả Nga là đất nước Chính thống giáo, Ngài đã nói như vậy. Điều đó có nghĩa gì đối với Ngài? Ngài là nhà lãnh đạo của một nước theo đạo Cơ đốc, như Ngài tự mô tả. Điều này có ảnh hưởng gì đến Ngài chăng? Vladimir Putin: - Bạn biết đấy, như tôi đã nói, vào năm 988, Quận vương Vladimir đã được rửa tội, bản thân Quận vương được rửa tội theo tấm gương của bà mình, nữ Quận chúa Olga, và sau đó ông rửa tội cho đội của mình, và dần dần, trong vài năm, ông rửa tội cho cả xứ Rus. Đó là một quá trình lâu dài - từ dân ngoại giáo đến tín đồ theo đạo Cơ đốc, phải mất nhiều năm. Nhưng cuối cùng thì đây là Chính thống giáo, Cơ đốc giáo phương Đông, nó đã thẩm thấu sâu vào tiềm thức của nhân dân Nga. Khi Nga mở rộng và tiếp nhận các dân tộc khác theo đạo Hồi, đạo Phật và Do Thái giáo, Nga luôn rất khoan dung với những người theo các tín ngưỡng khác. Đây là sức mạnh của nước Nga. Điều này là hoàn toàn rõ ràng. Và thực tế là trong tất cả các tôn giáo trên thế giới mà tôi vừa nói đến và là những tôn giáo truyền thống của Liên bang Nga, về bản chất, những luận đề chính, những giá trị chính đều rất trùng hợp, nếu không nói là rất giống nhau. Và chính quyền Nga luôn rất thận trọng trong thái độ với văn hóa và tín ngưỡng của những dân tộc đã nhập vào thành phần Đế chế Nga. Theo nhãn quan của tôi, điều này tạo thành nền tảng cho an ninh và sự bền vững ổn định của Nhà nước Nga. Bởi vì tất cả các dân tộc sinh sống ở Nga về cơ bản đều coi đất nước này là Tổ quốc của mình. Ví dụ: nếu mọi người chuyển từ Châu Mỹ Latinh hoặc Châu Âu đến chỗ bạn, hay còn một ví dụ thậm chí rõ ràng và dễ hiểu hơn, là mọi người đến, nhưng họ mang theo quê hương Tổ quốc lịch sử của họ đến chỗ bạn hoặc các nước Châu Âu. Còn những người theo các tôn giáo khác nhau ở Nga đều coi Nga là Tổ quốc, họ không có Tổ quốc nào khác. Chúng tôi ở bên nhau, là một đại gia đình. Và các giá trị truyền thống của chúng tôi rất giống nhau. Khi tôi nói “đây là một gia đình lớn”, nhưng mỗi người trong đó đều có gia đình riêng của mình và đó là nền tảng của xã hội chúng tôi. Và nếu chúng tôi nói rằng Tổ quốc và gia đình cụ thể có mối liên hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau, thì đúng là như vậy. Bởi vì không thể đảm bảo có tương lai bình thường cho con cháu và cho gia đình chúng ta, nếu như chúng ta không mang lại một tương lai bình thường, bền vững cho cả đất nước, cho Tổ quốc. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa yêu nước rất phát triển ở Nga. T. Carlson: - Nếu cho phép, thì tôi xin nói các tôn giáo có khác biệt với nhau. Vấn đề là ở chỗ Cơ đốc giáo là đức tin bất bạo động, Chúa Kitô nói: “hãy đưa nốt cả má bên kia”, “không được giết người” và v.v… Vậy làm sao một nhà thủ lĩnh có thể là một Cơ đốc nhân nếu anh ta phải giết ai đó? Làm thế nào có thể dung hòa điều này trong bản thân mình? Vladimir Putin: - Rất dễ dàng nếu chuyện nói về yêu cầu bảo vệ bản thân và gia đình, quê hương Tổ quốc mình. Chúng tôi không tấn công bất cứ ai. Những sự kiện ở Ukraina bắt đầu từ cái gì? Từ cuộc đảo chính và từ khởi đầu hoạt động chiến sự ở Donbass, mọi chuyện bắt đầu như thế. Và chúng tôi bảo vệ người của mình, bảo vệ bản thân, bảo vệ Tổ quốc và và tương lai của chúng tôi. Còn về tôn giáo nói chung, bạn biết đấy, nó không phải là những biểu hiện bên ngoài, không phải là việc đi nhà thờ mỗi ngày hay đập đầu xuống sàn hành lễ. Tín ngưỡng ở trong trái tim. Và ở chúng tôi có nền văn hóa với định hướng tới con người. Dostoevsky rất nổi tiếng ở phương Tây như một thiên tài về văn hóa, văn học Nga, đã nói rất nhiều về đề tài này, về tâm hồn Nga. Suy cho cùng, xã hội phương Tây thực dụng hơn. Người dân Nga nghĩ nhiều hơn về cái vĩnh hằng, nghĩ nhiều hơn về những giá trị tinh thần đạo đức. Tôi không biết, có thể bạn sẽ không đồng ý với tôi, nhưng dù sao văn hóa phương Tây vẫn thực dụng hơn. Tôi không nói như vậy là xấu, điều đó giúp cho “tỷ vàng” ngày nay có thể đạt được thành công tốt đẹp trong sản xuất, kể cả trong khoa học và v.v… Ở đây không có gì sai, tôi chỉ đơn giản nói rằng chúng ta trông có vẻ giống nhau, nhưng tâm trí chúng ta được xây dựng theo lối ít nhiều có khác nhau. T. Carlson: - Vậy Ngài có cho rằng có điều gì siêu nhiên đang tác động ở đây? Khi Ngài nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới, Ngài có thấy công việc của Chúa Trời hay chăng? Ngài có khi nào tự nhủ rằng ở đây tôi nhìn thấy hành động của một thế lực siêu phàm nào đó hay không? Vladimir Putin: - Không, thành thật mà nói, tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng cộng đồng thế giới phát triển theo những quy luật nội tại của nó và nó luôn là như vốn có. Không có cách nào tránh khỏi điều này; luôn luôn là như vậy trong lịch sử nhân loại. Một số dân tộc và đất nước đã trỗi dậy, nhân lên, trở thành hùng cường hơn, sau đó họ rời bỏ vũ đài quốc tế với phẩm chất mà họ đã quen thuộc. Có lẽ tôi không cần phải dẫn ra những ví dụ này: bắt đầu với những thế lực chinh phục Orda, với Thành Cát Tư Hãn, sau đó với Hãn quốc Kim Trướng, kết thúc với Đế chế La Mã vĩ đại. Trong lịch sử nhân loại, dường như không có gì sánh bằng Đế chế La Mã vĩ đại. Tuy nhiên, tiềm năng của những sắc dân man rợ dần dần được tích lũy, tích lũy và dưới đòn đánh của họ, Đế chế La Mã sụp đổ, vì có nhiều kẻ man rợ hơn nên nhìn chung họ bắt đầu phát triển tốt, như chúng ta quen nói ngày nay, họ đã củng cố về mặt kinh tế. Và chế độ mà Đế chế La Mã vĩ đại áp đặt lên thế giới đã sụp đổ. Qả thực là phải mất một thời gian dài để sụp đổ - 500 năm; quá trình phân rã này của Đế chế La Mã vĩ đại kéo dài 500 năm. Sự khác biệt với tình hình ngày nay là ở chỗ quá trình thay đổi ngày nay diễn ra nhanh hơn nhiều so với thời kỳ của Đế chế La Mã vĩ đại. Đế chế của trí tuệ nhân tạo T. Carlson: - Nhưng khi nào đế chế của AI, đế chế trí tuệ nhân tạo, sẽ bắt đầu? Vladimir Putin: - Bạn đang đẩy tôi vào những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn. Để trả lời, tất nhiên phải là chuyên gia trong lĩnh vực số lượng lớn, trong lĩnh vực củ trí tuệ nhân tạo này. Nhân loại có nhiều mối đe dọa: nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền có thể tạo ra siêu nhân, một dạng con người đặc biệt, một chiến binh hình người, một nhà khoa học hình người, một vận động viên hình người. Bây giờ có tin rằng ở Hoa Kỳ, Elon Musk đã cấy một con chip vào não của người nào đó. T. Carlson: - Ngài nghĩ sao về chuyện này? Vladimir Putin: - Tôi nghĩ không thể ngăn cản nổi Musk, dù thế nào ông ấy vẫn sẽ làm những gì mà tự ông cho là cần thiết. Nhưng cần phải bằng cách nào đó thương lượng với ông ta, cần tìm phương thức nào đó để thuyết phục ông ta. Tôi cho rằng ông ấy là một người thông minh, tức là tôi tin chắc rằng ông ấy là người thông minh, tiến trình đó phải được lên danh sách, tuân thủ những thể lệ quy tắc nào đó. Tất nhiên, nhân loại phải suy nghĩ về những gì sẽ đến với mình trong tương quan với thành quả của những nghiên cứu và công nghệ mới nhất về di truyền học hoặc trí tuệ nhân tạo. Có thể dự đoán đại khái sẽ xảy ra điều gì. Do đó, khi loài người cảm nhận mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân đối với sự tồn tại của mình, tất cả chủ sở hữu vũ khí hạt nhân bắt đầu thương lượng với nhau vì họ hiểu ra rằng việc sử dụng bất cẩn thứ vũ khí này có thể dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ triệt để. Khi hiểu ra rằng sự phát triển không giới hạn và không kiểm soát được của trí tuệ nhân tạo, di truyền học hoặc một số xu hướng hiện đại khác là không thể ngăn cản, thì những nghiên cứu này vẫn sẽ diễn ra, cũng như không thể che giấu được thuốc súng là gì trước nhân loại, nhưng nếu nhân loại cảm thấy mối đe dọa với chính mình, với toàn thể loài người, thì tôi cho rằng có lẽ khi đó sẽ là thời kỳ đi tới sự thống nhất ở cấp độ liên quốc gia về cách chúng ta điều chỉnh tình trạng này như thế nào. Nhà báo Mỹ đang ngồi tù ở Nga T. Carlson: - Cảm ơn Ngài rất nhiều vì đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn. Tôi muốn hỏi thêm một câu hỏi nữa. Evan Gershkovich, 32 tuổi, là nhà báo người Mỹ, anh ta đã ở tù hơn một năm, đây là câu chuyện có tiếng vang lớn ở Hoa Kỳ. Tôi muốn thỉnh cầu Ngài: Ngài có sẵn sàng thực hiện một cử chỉ thiện chí, ân xá phóng thích Evan Gershkovich để chúng tôi có thể đưa anh ấy về Hoa Kỳ được không? Vladimir Putin: - Chúng tôi đã làm rất nhiều cử chỉ thiện chí, nhiều đến nỗi tôi cho rằng dường như chúng tôi đã vượt quá mọi giới hạn. Chưa một ai có lần nào đáp lại những cử chỉ thiện chí của chúng tôi bằng cử chỉ tương tự. Nhưng về nguyên tắc, chúng tôi sẵn sàng nói rằng không loại trừ khả năng chúng tôi có thể làm điều này nếu có sự phản hồi theo hướng gặp nhau từ phía các đối tác của mình. Và khi tôi nói «đối tác», ý tôi trước hết là về đại diện của các cơ quan đặc nhiệm. Họ có liên lạc với nhau và họ đang thảo luận về chủ đề này. Chúng tôi không có điều cấm kỵ nào để không giải quyết vấn đề. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết vấn đề, nhưng có một số điều kiện nhất định, sẽ được thảo luận thông qua các kênh đối tác giữa các cơ quan tình báo. Tôi cho rằng chúng ta có thể thoả thuận về chuyện này. T. Carlson: - Tất nhiên, mọi thứ diễn ra trong nhiều thế kỷ, một nước bắt được điệp viên, giam giữ và sau đó trao đổi anh ta lấy ai đó. Tất nhiên, đây không phải việc của tôi, nhưng tình huống này khác biệt ở chỗ người này chắc chắn không phải là gián điệp, cậu ta đơn thuần chỉ là một đứa trẻ. Và tất nhiên, cậu ta có thể đã vi phạm luật pháp của nước Ngài, nhưng cậu ta không phải là gián điệp và hoàn toàn chắc chắn không làm gián điệp. Có lẽ cậu ta vẫn thuộc hạng mục khác? Có lẽ sẽ không công bằng nếu đổi cậu ta lấy ai đó? Vladimir Putin: - Bạn biết đấy, bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn về thế nào là gián điệp và thế nào không phải là gián điệp, nhưng có những thứ nhất định được xét theo pháp luật. Nếu một người nhận được thông tin mật, làm việc đó một cách bí mật, thì như thế gọi là hoạt động gián điệp. Đây chính xác là những gì anh ta đã làm: anh ta nhận thông tin mật, giấu kín và anh ta đã làm điều đó một cách bí mật. Tôi không biết, có thể anh ta đã bị lôi kéo, ai đó đã có thể lôi kéo anh ta vào việc này, có thể anh ta đã thực hiện mọi việc một cách bất cẩn, tự phát theo ý riêng. Nhưng trên thực tế, điều này được gọi là hoạt động gián điệp. Và mọi chuyện đã được chứng tỏ, bởi anh ta bị bắt quả tang khi nhận thông tin này. Nếu đây là những thứ xa vời nào đó, tự nghĩ ra, thiếu chứng cớ thì đó sẽ là câu chuyện khác. Anh ta đã bị bắt quả tang khi nhận được thông tin mật trên cơ sở bí mật. Vậy thì đây là cái gì? T. Carlson: - Ngài nói rằng cậu ta làm việc cho Chính phủ Mỹ, cho NATO, hay cậu ta chỉ đơn giản là một nhà báo nhận những thông tin lẽ ra không được trao vào tay? Tôi cho rằng dù sao vẫn có sự khác biệt giữa hai thể loại này. Vladimir Putin: - Tôi không biết anh ta làm việc cho ai Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa: nhận thông tin mật trên cơ sở bí mật thì gọi là gián điệp, còn anh ta làm việc phục vụ cho lợi ích của cơ quan tình báo Mỹ, cho một số cơ cấu khác. Tôi không nghĩ anh ta làm việc cho Monaco, khó lòng có chuyện Monaco quan tâm đến chuyện nhận những thông tin này. Đó là các cơ quan tình báo phải thoả thuận với nhau, bạn hiểu không? Ở đó có những sáng chế nhất định, có những người, mà theo quan điểm của chúng tôi, cũng không dính líu đến các cơ quan đặc nhiệm. Bạn hãy nghe này, tôi sẽ kể cho bạn: ngồi tù ở một nước, một quốc gia là đồng minh của Hoa Kỳ, có một người vì lý do yêu nước đã diệt một tên cướp ở một thủ đô Châu Âu. Trong thời gian các sự kiện ở Kavkaz, bạn có biết tên cướp này đã từng làm gì không? Tôi không muốn nói ra, nhưng dù sao thì tôi cũng sẽ kể: anh ta xếp những người lính của chúng tôi bị bắt làm tù binh ra ngoài đường, rồi lái xe cán qua đầu họ. Đây là loại người gì và liệu có phải là con người nữa không? Nhưng có một người yêu nước đã loại bỏ anh ta tại một thủ đô Châu Âu. Anh này chủ động làm việc đó theo ý mình hay không lại là câu chuyện khác. T. Carlson: - Evan Gershkovich không làm điều gì như vậy, đó là chuyện hoàn toàn khác. Vladimir Putin: - Anh ta đã làm việc khác. T. Carlson: - Cậu ấy chỉ đơn thuần là một nhà báo. Vladimir Putin: - Anh ta không chỉ là một nhà báo, tôi nhắc lại một lần nữa. Đó là một nhà báo đã nhận thông tin mật trên cơ sở bí mật. Đúng, đó là câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi chỉ đơn giản đang nói về những người thực tế đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Hoa Kỳ, dù họ đang ngồi tù ở đâu chăng nữa,và đang diễn ra cuộc đối thoại giữa các cơ quan tình báo. Việc này cần được giải quyết một cách yên lặng, bình tĩnh và ở tầm chuyên nghiệp. Có tiếp xúc, cứ để họ làm việc. Tôi không loại trừ khả năng người mà bạn nhắc đến, ông Gershkovich, có thể sẽ được về quê hương. Tại sao lại không? Việc giữ anh ta ít hay nhiều trong nhà tù ở Nga là vô nghĩa. Nhưng hãy cứ để đồng nghiệp của chúng tôi, các sĩ quan đặc nhiệm phía Mỹ cũng suy nghĩ về cách giải quyết những vấn đề đặt ra trước cơ quan tình báo của chúng ta.. Chúng tôi không hề đóng cánh cửa dành cho đàm phán. Hơn thế nữa, những cuộc đàm phán này hiện đang diễn ra và đã có nhiều trường hợp đạt thỏa thuận. Có thể đi đến thỏa thuận bây giờ, nhưng cần thương lượng. T. Carlson: - Tôi hy vọng Ngài sẽ thả cậu ta. Xin cảm ơn Ngài rất nhiều, thưa Tổng thống. Vladimir Putin: Tôi cũng muốn để cuối cùng thì anh ta sẽ được về nhà. Tôi nói điều này hoàn toàn chân thành. Nhưng tôi nhắc lại, cuộc đối thoại vẫn đang tiếp diễn. Chúng ta càng công khai những chuyện như thế này thì việc giải quyết càng phức tạp hơn. Mọi chuyện nên bình tĩnh. T. Carlson: - Thành thật mà nói, với chiến tranh, tôi không biết liệu có hiệu quả hay không. Nếu Ngài cho phép, tôi xin hỏi thêm một câu nữa. Có thể Ngài không muốn trả lời vì lý do chiến lược, nhưng Ngài không lo ngại rằng những gì xảy ra ở Ukraina có thể dẫn đến hệ quả quy mô hơn và đáng sợ hơn nhiều hay sao? Và Ngài đã sẵn sàng đến đâu, liệu Ngài có động lực để gọi điện, chẳng hạn như cho Hoa Kỳ và nói: Nào ta hãy thương lượng hay không? Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán với Ukraina Vladimir Putin: - Bạn nghe này, tôi đã nói rồi: chúng tôi không từ chối đàm phán. Chúng tôi không từ chối, mà đó là phía phương Tây, còn Ukraina ngày nay hiển nhiên là chư hầu của Hoa Kỳ. Điều đó quá rõ ràng. Quả thật, tôi không muốn để điều này nghe giống như lời nguyền rủa hoặc xúc phạm đối với ai đó, nhưng chúng tôi hiểu, đúng vậy, chuyện gì đang xảy ra? Hỗ trợ tài chính - 72 tỷ USD - đã trao, Đức ở vị trí thứ hai, các nước châu Âu khác, hàng chục tỷ USD đổ vào Ukraina. Có lượng lớn vũ khí đang được mang đến. Hãy nói với ban lãnh đạo Ukraina hiện tại: Nghe này, hãy ngồi xuống, đàm phán, hủy bỏ sắc lệnh hoặc nghị định ngu ngốc của các vị và ngồi xuống nói chuyện. Chúng tôi không từ chối. T. Carlson: - Vâng, Ngài đã nói về điều này rồi. Tất nhiên, tôi hiểu rất rõ rằng đây không phải là lời nguyền rủa. Thật ra có thông tin cho rằng Ukraina đã bị ngăn cản ký kết hòa bình theo chỉ thị của cựu Thủ tướng Anh, người hành động theo lệnh từ Washington. Vì thế tôi hỏi, tại sao Ngài không trực tiếp giải quyết những vấn đề này với chính quyền Biden, hiện đang kiểm soát ê-kip Zelensky ở Ukraina? Vladimir Putin: - Nếu chính quyền Zelensky ở Ukraina từ chối đàm phán, tôi cho rằng họ làm theo chỉ thị của Washington. Bây giờ cứ để nếu những người ngồi ở Washington thấy đây là quyết định sai lầm thì hãy từ bỏ, kiếm một lý do tế nhị nào đó không gây khó chịu cho ai và tìm ra giải pháp. Không phải là chúng tôi đã đưa ra những quyết định này, mà là họ đã đưa ra quyết định, vậy thì hãy để họ từ chối. Thế thôi. Nhưng họ đã quyết định sai lầm, giờ đây chúng ta phải tìm lối thoát khỏi quyết định sai lầm đó, cúp đuôi sửa chữa sai lầm của họ? Họ đã thực hiện, hãy cứ để họ sửa chữa. Chúng tôi ủng hộ. T. Carlson: - Tôi muốn đảm bảo rằng tôi hiểu đúng ý Ngài. Tức là Ngài muốn bằng con đường thương lượng đạt được giải pháp cho những gì đang xảy ra hiện nay ở Ukraina, đúng không ạ? Vladimir Putin: - Đúng. Nhưng chúng tôi đã đạt được điều này, chúng tôi đã tạo lập văn kiện lớn ở Istanbul, có chữ ký tắt của người đứng đầu phái đoàn Ukraina. Chữ ký của ông ấy ở trên một đoạn trích từ thỏa thuận này, không phải trên mọi thứ, mà là trên một đoạn trích. Ông ấy ký tên rồi sau đó nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng ký, và chiến tranh lẽ ra đã kết thúc từ lâu rồi, từ một năm rưỡi trước đây. Nhưng ông Johnson đã đến và thuyết phục chúng tôi từ bỏ việc đó, và chúng tôi đã bỏ lỡ cơ hội này». Thì họ đã bỏ lỡ, họ đã phạm sai lầm, cứ để họ trở lại với điều này, thế thôi. Nhưng tại sao chúng tôi lại phải rối rít và sửa chữa lỗi lầm của ai đó? Tôi hiểu, có thể nói rằng đó là sai lầm của chúng tôi khi chúng tôi đẩy mạnh hành động và với sự hỗ trợ của vũ khí quyết định chấm dứt cuộc chiến này, như tôi đã nói, bắt đầu vào năm 2014 ở Donbass. Nhưng tôi sẽ đưa bạn trở lại sâu hơn nữa, tôi đã nói về vấn đề này rồi, bạn và tôi vừa thảo luận. Khi đó, chúng ta trở lại năm 1991, khi người ta hứa với chúng tôi là sẽ không mở rộng NATO, ta hãy trở lại năm 2008, khi cánh cổng gia nhập NATO mở ra, ta hãy trở lại Tuyên ngôn Độc lập của Ukraina, khi nước này tuyên bố là một Nhà nước trung lập. Ta hãy trở lại thực tế là các căn cứ của NATO, căn cứ của Mỹ và của Anh bắt đầu xuất hiện trên lãnh thổ Ukraina, tạo ra những mối đe dọa đối với chúng tôi. Ta hãy trở lại với thực tế là cuộc đảo chính được thực hiện ở Ukraina vào năm 2014. Vô nghĩa phải không? Có thể lăn quả bóng này qua lại bất tận. Nhưng họ đã chấm dứt đàm phán. Sai lầm ư? Đúng. Hãy sửa. Chúng tôi sẵn sàng. Còn gì nữa? T. Carlson - Ngài có cho rằng sẽ quá nhục nhã đối với NATO nếu bây giờ công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với lãnh thổ hai năm trước thuộc về Ukraina hay không? Vladimir Putin: - Tôi đã nói rồi: cứ để họ nghĩ cách làm điều đó một cách xứng đáng. Có những phương án, nhưng nếu có nguyện vọng. Cho đến bây giờ, họ vẫn ồn ào gào thét: phải hạ gục Nga về mặt chiến lược, cần đánh bại trên chiến trường... Nhưng giờ đây, rõ ràng, người ta nhận ra rằng thực hiện điều này hoàn toàn không dễ, nếu như nói chung có thể. Theo nhãn quan của tôi, điều này nhất định là không thể, sẽ không bao giờ diễn ra. Tôi cho rằng, có vẻ bây giờ những người nắm quyền ở phương Tây đã nhận thức được điều này. Nhưng nếu đúng thế và nếu đã nhận thức được như vậy, thì hãy nghĩ xem phải làm gì tiếp theo. Chúng tôi sẵn sàng đi tới cuộc đối thoại này. T. Carlson: - Liệu Ngài đã sẵn sàng nói với NATO, ví dụ như: Xin chúc mừng, các vị đã thắng, nào ta hãy duy trì tình hình như hiện tại, dưới dạng như bây giờ? Vladimir Putin: - Bạn biết đấy, đây là chủ đề đàm phán mà không ai muốn tiến hành với chúng tôi, hay nói chính xác hơn là họ muốn nhưng không biết làm thế nào. Tôi biết họ muốn gì, tôi không chỉ nhìn thấy mà còn biết họ muốn gì, nhưng họ không sao tìm ra cách để làm điều đó. Đã nghĩ, đã đưa đến tình huống mà chúng tôi đang gặp hiện nay. Không phải là chúng tôi đã đưa đến điểm này, mà là các “đối tác” và đối thủ của chúng tôi đã đưa đến. Được thôi, bây giờ cứ để họ nghĩ cách xoay chuyển tình thế theo phía khác. Chúng tôi không từ chối. Sẽ thật nực cười nếu như không đáng buồn đến thế. Cuộc tổng động viên bất tận ở Ukraina, cơn cuồng loạn, những vấn đề nội bộ, tất cả những điều này... Sớm hay muộn cũng sẽ đi đến thỏa thuận. Và bạn biết gì không? Thậm chí nghe ra có vẻ kỳ quặc trong hoàn cảnh hôm nay: dù sao chăng nữa thì quan hệ giữa các dân tộc cũng sẽ được khôi phục. Phải mất một thời gian dài, nhưng sẽ hồi phục. Tôi sẽ cho bạn những ví dụ hoàn toàn lạ thường. Diễn ra cuộc đụng độ trên chiến trường, có một ví dụ cụ thể: Lính Ukraina rơi vào vòng vây - đây là một ví dụ cụ thể từ cuộc sống, từ hoạt động chiến sự, các chiến sĩ của chúng ta hét lên với họ: “Không còn cơ hội đâu, đầu hàng đi! Bước ra sẽ sống, đầu hàng đi!». Và đột nhiên từ chỗ đó họ hét lên bằng tiếng Nga, tiếng Nga chuẩn xác: «Người Nga không đầu hàng!» rồi tất cả đều chết. Cho đến lúc đó họ vẫn cảm thấy mình là người Nga... Theo nghĩa này, những gì đang xảy ra, ở một mức độ nhất định, là thành tố của cuộc nội chiến. Và mọi người ở phương Tây đều nghĩ rằng hoạt động chiến sự đã mãi mãi chia cắt một bộ phận người Nga này với bộ phận kia. Không phải. Sẽ diễn ra cuộc đoàn tụ. Không thể khác được. Tại sao chính quyền Ukraina lại cướp đi Nhà thờ Chính thống giáo Nga? Bởi vì Nhà thờ kết nối không phải lãnh thổ mà là linh hồn, và không ai có thể chia cắt nổi. Chúng ta kết thúc ở đây hay còn gì nữa? T. Carlson: - Đó là tất cả những gì tôi muốn hỏi. Xin cảm ơn Ngài rất nhiều, thưa Tổng thống. HẾT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét