Việc trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên lệch cả về công và tội của ông.
Tận pháp trừng trị
Tận pháp trừng trị
Vua Gia Long (1762-1820) là vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh, trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
|
Vua Gia Long. |
Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt; chưa kể 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.
Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết... Các quan văn khác của Tây Sơn như: Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về. Riêng Ngô Thì Nhậm bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết.
Chiếu Bộ luật Gia Long
Chiếu Bộ luật Gia Long
Triều đại Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
|
Điều 225 của Bộ luật Gia Long cũng quy định những ai viết câu yêu thư, yêu ngôn đều bị tru di tam tộc -là một hình phạt tàn bạo thời phong kiến. Tru và Di đều mang nghĩa giết sạch, tam tộc là ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ. Hình phạt tru di tam tộc được áp dụng cho những tội phạm khi quân, phản quốc. Khi bị kết án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người phạm tội, từ trẻ đến già đều bị diệt. Họ nhà mẹ và họ nhà vợ, bao gồm cả họ hàng của mẹ kế và vợ lẽ cũng bị tru di. Nếu mẹ kế và những người vợ lẽ của phạm nhân đã qua đời, trước khi kết án, thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án.
Trong lịch sử phong kiến, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có nhiều người với họ khác nhau bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa với phạm nhân cũng bị chết cùng. Những người cùng họ của phạm nhân, may mắn trốn thoát nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì thế có người sau nhiều năm trốn tránh vẫn bị bắt giết.
Cũng theo Bộ luật Gia Long, hình phạt voi giày áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình. Voi sử dụng để hành quyết thường là voi châu Á được huấn luyện thuần thục. Tội phạm thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên cao và quật xuống đất. Người ta điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ...
Vua có lạm sát?
Minh chứng là với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm, nhưng khi đã lấy được thiên hạ năm 1802, vua vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh.
Theo Đại Nam thực lục chính biên, trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: "Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời".
Tiếp đến, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, được coi là Gia Cát Lượng của vua Quang Trung, được vua Gia Long tha mạng và ra chỉ dụ rằng: "Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta".
Năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?”.
Như vậy, vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Tùy theo từng người, từng trường hợp mà vua quyết định tha hay phạt... Vậy gốc rễ khiến vua ra tay cực kỳ tàn bạo với nhà Tây Sơn là bắt nguồn từ đâu? Theo nhiều nhà nghiên cứu hiện đại, cuộc báo thù này có hai mục đích: Thứ nhất, để trả thù cho những việc Tây Sơn gây ra với gia tộc và bản thân Nguyễn Ánh trước kia, vua cho phá lăng mộ các chúa nhà Nguyễn, giết chết người thân...; và thứ hai, dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần Lê -Trịnh) phải quy thuận trước vương triều mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét