Quốc tế) - Cục
diện Tam quốc tái hiện, nhưng sẽ không đối đầu như thời Chiến tranh
Lạnh. TT Donald Trump sẽ sử dụng các công cụ phi bạo lực để điều chỉnh
Trung Quốc.
Henry Kissinger “quân sư” cho TT Donald Trump liên Nga kháng Hoa
Sputnik News ngày 26/7 đưa tin, chính cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry
Kissinger đã “quân sư” cho Tổng thống Donald Trump kế “liên Nga kháng
Hoa”.
5 nguồn tin đã nói với tờ The Daily Beast rằng, khoảng cuối năm 2016
đầu 2017 ông Henry Kissinger đã khuyên tỷ phú Donald Trump hãy cố gắng
tìm cách cải thiện quan hệ Mỹ – Nga để cô lập Trung Quốc đang tìm cách
bành trướng.
Ông Henry Kissinger cũng đưa ra lời khuyên này cho “phò mã” kiêm Cố vấn cấp cao Jared Kushner.
Trong khi đó đội ngũ tham mưu của ông Donald Trump tại Nhà Trắng, Lầu
Năm Góc và Hội đồng An ninh quốc gia cũng đề xuất những chiến lược
tương tự.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger chính là kiến trúc sư của “chiến lược Tam quốc” thời hiện đại.
Đầu thập niên 1970, chính ông đã cố vấn cho Tổng thống Richard Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông để cô lập Liên Xô.
Một nguồn tin nói rằng, Mỹ tin Moscow sẽ nhìn thấy Bắc Kinh như đối
thủ địa chính trị lớn nhất của mình như cách Wasington đang thấy.
Điều này có thể giúp Mỹ tái cấu trúc cục diện vũ đài chính trị quốc tế.
Tuần trước, trong khi truyền thông Mỹ sôi sục chỉ trích ngài Donald
Trump vì cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, thì ông
Kissinger lên tiếng:
“Đó là một cuộc họp cần phải diễn ra. Tôi ủng hộ việc này từ nhiều năm trước.”
Ông nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ ngày nay đang phải đối mặt với thời kỳ thách thức nghiêm trọng;
Donald Trump có thể là một trong những nhân vật lịch sử xuất hiện để kết thúc một thời kỳ và xóa bỏ “những điều cũ kỹ, giả dối”.
Sputnik News lưu ý rằng, thực tiễn tầm nhìn của Nga về quan hệ Moscow với Bắc Kinh không đơn giản như vậy.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin đã thăm Bắc Kinh theo lời mời
của ông Tập Cận Bình. Tại đây, ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung
đang ở “đỉnh cao chưa từng thấy”.
Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ ký kết nhiều văn bản hợp tác kinh
tế, điện hạt nhân, khoa học không gian và nghiên cứu Bắc Cực.
Bắc Kinh và Moscow cũng tăng cường hợp tác và phối hợp chiến lược trước bối cảnh, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp.
Donald Trump xuất hiện để “kết thúc những điều cũ kỹ và giả dối”
Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ có lẽ ngài Donald Trump thừa hiểu rằng “liên Nga kháng Hoa” trong bối cảnh hiện nay là điều bất khả.
Nhưng tránh cho Hoa Kỳ một lúc đương đầu với 2 đối thủ là điều ông
Donald Trump tính đến, và cũng chính là động lực để ông tổ chức cuộc gặp
với Tổng thống Vladimir Putin.
Chỉ một cuộc gặp, truyền thông và chính giới Hoa Kỳ đã dội lên ngài Tổng thống đủ thứ chỉ trích, nói chi đến “liên minh”?
Có điều, một nhà ngoại giao lão luyện như ông Henry Kissinger đã rất
tinh tế, sâu sắc khi đưa ra nhận định, Donald Trump là “nhân vật lịch
sử”, xuất hiện để kết thúc những điều “cũ kỹ và giả dối”.
Ngài Donald Trump không chỉ đang hiệu chỉnh các hành vi lệch chuẩn
của Trung Quốc, mà còn điều chỉnh chính đồng minh và các đối tác khác.
Trong cuộc họp với các lãnh đạo quốc gia thành viên NATO, ông bày tỏ
rõ sự bất mãn và yêu cầu các quốc gia này phải tăng ngân sách quốc phòng
để đảm bảo an ninh cho chính họ.
Mỹ không thể tiếp tục gánh phần lớn chi phí cho việc đảm bảo an ninh châu Âu như sau Thế chiến II.
Các quốc gia châu Âu là thành viên chủ chốt của NATO đã giàu lên rất
nhiều, vẫn sống dưới cái dù an ninh của Mỹ, và không ít người còn lên
tiếng chỉ trích Mỹ.
Quan hệ Mỹ – Nga được cải thiện, có nghĩa là nguy cơ an ninh ở châu Âu sẽ giảm thiểu rất nhiều, NATO cũng bớt lý do để tồn tại.
Tai sao Mỹ phải bỏ tiền che chắn, bảo vệ an ninh cho Đức trước “mối
đe dọa an ninh từ Nga”, trong khi Berlin vẫn ký hợp đồng mua khí đốt với
Moscow?
Ngày 24/7 The New York Times dẫn nguồn tin chính phủ Đức cho biết:
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Valery Gerasimov đã đến Berlin.
Thủ tướng Angerla Merkel đã có cuộc tiếp 2 vị lãnh đạo Nga, trong khi
các quan chức quốc phòng, ngoại giao Đức đã đàm phán với 2 ông về vấn
đề Syria và Ukraine.
Tờ Pravda ngày 12/7 có bài xã luận đáng chú ý: Bắc Kinh đang tìm cách hất cẳng Nga và Mỹ ra khỏi Trung Đông.
Phải chăng những động thái này cho thấy, thực sự cả Washington, Moscow lẫn Berlin đều nhận thức được mối đe dọa từ Trung Quốc?
Tất nhiên, tình thế hiện nay khác thời kỳ Chiến tranh Lạnh rất xa,
nên khó có khả năng xuất hiện cục diện đối đầu trực tiếp giữa các siêu
cường. Thay vào đó, là xử lý vấn đề đối tượng trên cái nền đối tác.
Chính vì vậy, thương mại – kinh tế sẽ là vũ khí của ông Donald Trump hiệu chỉnh Trung Quốc, các đối thủ cũng như đồng minh khác.
Cho nên tuyên bố của Putin về quan hệ Trung – Nga, không có nghĩa là Moscow không nhận thức được mối đe dọa mà Pravda đã chỉ ra.
Sự xuất hiện của Ngoại trưởng, Tổng tham mưu trưởng Nga ở thủ đô nước
Đức hay hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nga cho thấy, Moscow đang âm thầm hợp
tác với Washington để giảm căng thẳng song phương.
Có như vậy, ngài Donald Trump mơi có thể rảnh tay, yên tâm để hiệu chỉnh các hành vi lệch chuẩn từ Trung Quốc.
Các công cụ mà ngài Donald Trump sử dụng đều là những công cụ phi bạo
lực và đang điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ quốc tế, cả đồng minh
lẫn đối tác.
Trong khi đó không ít tiếng nói chỉ trích ông Donald Trump “yếu đuối trước kẻ thù, làm mất lòng đồng minh”.
Đó là những điều “cũ kỹ và giả dối” chính trong lòng nước Mỹ mà ông Donald Trump có sứ mệnh phải kết thúc.
Sau cuộc họp với ngài Donald Trump, các nước thành viên NATO đã đồng ý tăng ngân sách quốc phòng.
Có như vậy, ngài Donald Trump mới có thể điều chuyển bớt lực lượng Mỹ qua các điểm nóng khác, ví dụ như Biển Đông.
(Theo Giáo Dục Việt Nam)
(Editor-in-Chief: Chủ Biên LS Trịnh Quốc Thiên - trinhquocthien@gmail.com Trụ sở: 1701 Pennsylvania Avenue, NW Washington, D.C. 20006, VPU 200. Chủ bút Trịnh Quốc Thiên đã đoạt giải Hạng Nhất đồng hạng về BIÊN KHẢO VĂN HỌC SỬ, VÀO NĂM 2008, LỄ CÔNG BỐ TRAO GIẢI TẠI THÀNH PHỐ SAN JOSÉ CỦA HỘI Y NHA DƯỢC SỸ QUỐC TẾ. Chủ bút Trịnh Quốc Thiên, là chủ kênh "Từ Thủ Ðô" TiVi, https://www.youtube.com/trinhquocthien
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét