Tôn Nữ Hoàng Hoa
Tôi nhận được tập Sưu Khảo Việt Nam và Hoa Kỳ trong Chiến
Tranh Lạnh của Soạn Giả Quân Đội Đại Tá Hà Mai Việt do tác giả gởi tặng.
Như đã được tác giả tâm sự từ hai năm trước là ông sẽ
dành tất cả thì giờ cho cuộc đời còn lại để tìm hiểu về cội nguồn cuộc chiến Việt
Nam mà cá nhân ông cùng rất nhiều đồng đội đã tận tụy góp tay thực hiện trong
khi không thấu hiểu được bản chất và nguyên uỷ của cuộc chiến .
Đồng thời soạn giả cũng hy vọng là tập sưu khảo này để lại
cho thế hệ ngày sau hiểu được rằng vì sao có cuộc chiến Việt Nam. Cũng trong ý
nghĩ đó soạn giả còn mang trong lòng lời nói của thân phu là nên làm một việc
gì để lại cho đời sau như thân phụ của soạn giả là nhà giáo Hà Mai Anh tác giả
cuốn sách Tâm Hồn Cao Thượng mà đến nay vẫn còn được đời sau dùng làm nhân sinh
quan cho cuộc sống
Tôi có ý định muốn viết lời giới thiệu tập sưu khảo này đến
độc giả nhưng ngại với kiến thức thô thiển của mình có thể khó mà gói trọn hết
nội dung tập sưu khảo . Vì lẽ đó bài viết này chỉ là một tấm lòng gởi đến qúi vị
độc giả và nhất là với tâm huyết của Đại tá Hà Mai Việt.
Cuốn sách nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Viết về cuộc
chiến không phải chỉ đơn thuần trên những dữ kiện, mà ở đó còn có máu thịt của
con dân Việt Nam đã thấm vào lòng đất, có nước mắt của những mãnh đời tang chế
từ thế hệ này đến thế kia.. Có kỳ niệm của những người thân, bạn bè. Nói cho
cùng ở đó còn có cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc
Cái thấu đạt của cuộc chiến và những biến chuyễn đi từ khởi
đến chấm dứt nhanh như một chớp mắt nhưng,con người sống hôm nay không thể nào
không quên những cảnh máu rơi thịt đổ và những người chết từ thế hệ này sang đến
thế hệ khác đã cúi đầu ra đi không hề trở lại từ hàng thế kỷ.
Những sự sống, nước mắt và những dòng lệ bi thương mất
mác vẫn tiếp diễn như âm thanh của tiếng kèn đồng lê thê bên những cổ quan tài
vẫn còn hiện hữu.
Dân tộc Việt Nam tự hỏi: Tại sao trên một mảnh đất hiền
lành với sức sống tận tuỵ can đãm của người dân chỉ mơ ước một cuộc sống bình
thường nhưng không bao giờ đạt được.. Trên nỗi niềm bất định , xin mời qúi vị
tìm câu trả lời cho mình qua cuốn sưu khảo VIET NAM VÀ HOA KỲ TRONG CUỘC CHIẾN
TRANH LẠNH
Trang bìa cuốn sách với màu đen tang tóc, nỗi bật lên hai
lá cờ Mỹ và VNCH. Ngay giữa lá cờ là hai chiến binh Mỹ và VNCH kế vai sát cánh
bên nhau.
Sách dày 410 trang bao gồm những tài liệu nghiên cứu của
soạn giả
Trong lới mở đầu soạn giả thắc mắc : cả những người Mỹ và
người Việt còn có ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam? Nhưng với soạn giả và những
ai đã một lần mặc quân phục VNCH thì không thể nào quên được cuộc chiến Việt
Nam.
Cũng cần nhắc lại soạn giả Quân Đội Đại Tá Hà Mai Việt đến
nay đã 85 tuổi
Tôi cũng đồng ý và khâm phục soạn giả về việc này. Là con
dân VNCH từ lúc hồi sinh sau khi bị Pháp đô hộ cho đến lúc bị Mỹ bức tử, ai ai
cũng mang trong đời một định mệnh nghiệt ngã câm nín của cả hai lớp người ra đi
và kẽ ở lại.
Cái câm nín nghiệt ngã đó là do cuộc chiến gây ra và nạn
nhân của cuộc chiến đó đành vứt bỏ mọi tương giao để tự mình làm tù nhân cho
mình, cho dù là kẽ lưu vong hay là những người bị kẹt lại
Cuốn sách dày 410 trang bao gồm lời nói đầu và lời cảm tạ.
Sách có 7 chương , ngoài ra còn có phần phụ lục và phấn Tóm lược Việt Nam và
Hoa Kỳ trong cuộc Chiến Tranh Lạnh
Trong phần phụ lục Việt Nam và Hoa Kỳ Trong Chiến Tranh Lạnh
(VNVHKTCTL) soạn giả nói về những ngày cuối cùng của VNCH. Trong phần tóm lược
của cuốn soạn khảo soạn giả đã đề cập đến những vị Tổng Thống Mỹ có liên quan đến
cuộc chiến VN từ năm 1945 đến năm 1975
Với
TT Truman 1945-1953 Soạn giả cho rằng ông TT này nghĩ là Cộng Sản
Đông Dương có thể chế ngự Đông Nam Á. Vì thế, ngày 3-8-1950 Hoa Kỳ đã thảo luận
với Pháp về việc cung cấp chiến cụ và tài khoản yễm trợ Pháp chống Cộng ở Đông
Dương
Với
TT Eishenhower 1953-1961. Với TT này thì không thích can thiệp vào
chiến tranh Việt Nam mà chỉ muốn viện trợ cho VNCH chống Cộng
Với
TT Kennedy 1961-1963 TT
này thì lại khác đã không những tham chiến mà lại còn đổ quân sang Nam VN và
cho đến năm 1963 Hoa Kỳ nâng tổng số cố vấn tại Nam VN lên đến 12,000 người
Với
TT Johnson,1963-1969 : ông này thì lại muốn thương thuyết vô điếu
kiện với CS Bắc Việt vì ông ta muốn chấm dứt chiến tranh VN nhưng CS Bắc Việt
không đồng ý. Tuy nhiên, lại là người đun nóng cuộc chiến Việt Nam lên cao độ để
cuối cùng đành phải rút lui không ra tranh cử nữa.
Với
TT Nixon 1969-1974 . Trong nhiệm kỳ của TT Nixon, ông muốn kết
thúc Cuộc Chiến VN trong danh dự nên đã dàn dựng Hoà Đảm 1973. Theo soạn giả
hoà đàm này chỉ là một cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Việt Cộng.
Với
TT Ford 1974-1975. Theo soạn giả, VNCH mất cơ hội thương thuyết
tại Hoà Đàm Ba Lê vì TT Thiệu cho rằng "Sách
Lược 4 Không" của ông là thượng sách. Nhưng sau đó thì sách lược 4
không không work và trong thời gian này thì bọn phản chiến ở Mỹ và Đảng Dân chủ
khuynh loát Quốc Hội Hoa Kỳ buột phải bỏ rới VNCH
Trong khi đó TT Thiệu không đưa ra được một sách lược nào
khả thi, do đó cuối cùng TT Thiệu từ chức giao quyền lại cho Phó TT Trần văn
Hương rồi bỏ chạy trước cả triệu quân và 30 triệu con dân VNCH. TT Ford di tản
các giới chức Hoa Kỳ ra khỏi VN an toàn
Xin mời qúi vị cùng tôi rão bước vào tập sưu khảo VIỆT
NAM VÀ HOA KỲ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH
CHƯƠNG
I : CỘI NGUỒN CHIẾN TRANH
Đi vào chương Một của phần sưu khảo soạn giả cho rằng chiến
tranh lạnh là do hai khối Tư Do và Tư Bản
Nguyên nhân bắt đầu là sự khác biệt ý kiến giuã hai vị
lãnh tụ của hai khối tự do và cộng sản trên vấn đề sách lược sau Thế Chiến thứ
hai của Nga và Hoa Kỳ. Khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh là cuộc chiến giữa khối
Tây Âu và Cộng sản Nga qua vấn đề trong hoàn cảnh Văn hoá, chính trị, ngoại
giao, kinh tế khó khăn và đường lối đấu tranh khác biệt.
Trong Chương I, cũng còn nói thêm là hai siêu cường quốc
Nga Mỹ chỉ có khả năng quân sự đủ để triệt hạ nhau nhưng không có khả năng đối
đầu
Cuối thập niên 1940 Đồng Minh đã có 3 hội nghị quan trọng
đó là Tehran, Yalta và Potsdam với 3 ông lãnh tụ: Roosevelt Hoa kỳ. Churchill
Thủ Tướng Anh và Stalin Chủ tịch Nga Sô
Hội nghị Tehran tại Cairo Egypt khai mạc năm 1943 quyết định
hợp tác để chiến thắng Hitler ở Châu Âu
Hội nghị Yalta hoạch
định kế hoạch hậu chiến tại Âu Châu tự do tổng tuyển cử để tiến tới thành lập Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng
Bảo An
Hội nghị Potsdam là hội nghị cuối cùng của Đồng Minh khai
diễn vào giữa tháng 7 đến 2/8/1945 tại Đức
Thế chiến Hai đã được kết thúc vào năm 1945 nhưng đến năm
1949 cuộc chiến tranh lạnh đang đi vào con đường quyết liệt bởi Nga chia cách
Bá Linh bằng một bức tường kiên cố dựng lên vào năm 1948 và đầu năm 1949 để
chia nước Đức ra làm hai: Tây Đức Cộng Hoà và Đông Đức Cộng sản
Một biến cố của năm 1949 là sự xuất hiện của Mao Trach
Đông . Mao gia nhập Liên Minh Chiến Lược cùng với Liên Bang Sô Viết đã làm Hoa
Kỳ bị đe doạ trầm trọng vì phải trực diện với các quốc gia Cộng sản và Lực Lượng
Cách Mạng Chủ Nghĩa Dân Tộc cực đoan tại
Đông Nam Á.
Trên nỗ lực đẩy lui mối đe doạ bởi Nga và các nước Cộng sản.
Hoa Kỳ đã liên quan đến chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, mở đầu cuộc chiến đối
với Nga Sô và Trung Cộng.
Theo Soạn Giả “chính Trung Cộng đã làm thay đổi cán cân
quyền lực giữa hai siêu cường quốc Nga Sô và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh"
Việc Mao gia nhập Liên Minh Chiến Lược cùng Liên bang Sô
Viết và chính điễm này Trung Cộng đã làm cán cân quyền lực giữa hai nước Nga và
Mỹ. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng ra một CHÍNH SÁCH NGĂN CHẬN (Trang 5 )Trong đó
nói đến việc Hoa Kỳ bỏ ra hằng tỷ mỹ kim để tái thiết Tây Âu theo kế hoạch Marshall.
Trong phần ngăn chận này soạn giả đã đế cập đến Chiến Tranh Cao Ly (trang7)
CHƯƠNG
2: nói đến TT Hoa Kỳ Harry S. Truman
Theo soạn giả TT Truman được ngẫu nhiên thay thế TT
Roosevelt vì bạo bịnh qua đời. TT Truman là người quyết định thả bom nguyên tử
Nhật Bản`. Sau quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima Nhật Bản vẫn không nhúc
nhích và ba hôm sau ngày 9/8 một quả bom nguyên tử thứ hai đã được thả xuống
Nagasaki ba ngày sau Nhật Hoàng Hirishito mới xin đầu hàng (trang 10)
Trong CHƯƠNG 2, ngoài phần thả bom nguyên tử nước Nhật,
soạn giả còn đế cập đến việc Pháp trở lại Việt Nam 1945-1954 (trang 10) rồi
Pháp chiếm Nam Việt từ 12-10-1945 đến 5-2-1946
Theo soạn giả từ thế kỷ 18 , Pháp cai trị Đông Dương gồm
Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao nhưng sau Đại Chiến thứ hai bùng nổ tại Âu Châu, Đức
chế ngự Pháp từ năm 1940. Đồng thời Nhật lấn chiếm Đông Nam Á và chính quyền
Pháp bị Nhật hất cẳng ra khỏi Đông Nam Á. Nhưng sau hai quả bom Nguyên Tử Nhật
đầu hàng vô điều kiện. Nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ ý định ngăn chận làn sóng đỏ tràn qua
Đông Nam Á (trang 11)
Trong Chương 2 soạn giả đề cập đến việc Pháp Xâm Nhập Miền
Bắc (trang 13) Cũng trong năm 1945 soạn giả nói đến việc Hồ Chí Minh kêu gọi
các đảng phái Quốc Gia hợp quần gây sức mạnh, yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị
, sau đó Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Độc lập
Sau khi Nhật thất bại , Pháp trở lại Đông Dương nhưng Mỹ
không giúp Pháp lấy lại các thuộc địa của Pháp mà Hoa kỳ chỉ yễm trợ cho Pháp với
mục đích cân bằng lực lượng sau khi Trung Cộng liên minh với Nga (trang 16)
Cũng trong chương 2 này, từ trang 17 đến trang 38, tác giả
đề cập đến QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VN từ trang 17 đến trang 24. Giai đọan hình thành 1950-1952
cùng giai đoạn phát triển 1952-1954 từ trang 24 đến trang 34
Trong phần QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM 1946-1950
Trong chương này soạn giả có nhắc đến những vị tướng lãnh
như Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm (1946), Tôn Thất Đính (1948) đã được huấn luyện
thành Sĩ Quan Vệ Binh (trang 17) . Riêng ba ông Nguyễn văn Thiệu , Dương Văn
Minh và Trần Văn Đôn tất cả đều ở trong Quân Đội Pháp. Mãi đến 1950 các trường Võ
Bị tại địa phuơng của 3 miền Nam, Trung, Bắc đã được thành lập để đào tạo cán bộ
cho các đơn vị Bộ Binh
Ngoài ra, soạn giả còn đề cập đến chiến tranh Cao Ly để
thấy rõ ràng Cộng Sản Quốc Tế đang bành trướng chiến lược Domino và Việt Nam là
cửa ngõ cho chiến lược này.
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Nga và Mỹ đồng ý chia cắt
Đại Hàn làm hai. Bắc Cao Ly (Bắc Hàn do Nga yễm trợ, Nam Cao (Nam Hàn) do Mỹ đở
đâu. Tháng 11 năm 1947 Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức bầu cử để Cao Ly thống nhất
nhưng Cộng sản Bắc Cao không cho tự do bầu cử trong khi Nam Cao vẫn tiến hành
cuộc tự do bầu cử và chính thể Cộng Hoà Hàn Quốc ra đời vào ngày 15-8-1948.
Riêng tại Bắc Cao đến tháng 9 năm 1948 Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên mới
ra đời( Trang 38-39)
Năm 1950 , 90,000 quân Triều tiên do Nga sô yễm trợ vũ
khí vượt vĩ tuyến 38 tràn vào chiếm thành phố SOUL và toàn vùng Nam Cao mở đầu
cho một cuộc chiến tranh nóng trong Chiến Tranh Lạnh giữa Nga và Hoa Kỳ (trang
38)
Trong phần Giai Đoạn Hình Thành về Quân Đội Quốc Gia,
(trang 25)
Dưới thời Pháp thuộc Quốc Gia Việt Nam chưa có Quân Đội
đúng với danh xưng mà chỉ có các tổ chức đãm trách việc an ninh hay tự vệ như Vệ
binh Nam Kỳ, Phụ lực quân Giáo phái mãi đến lúc Pháp trả độc lập cho Việt Nam
thì lúc đó Quân Đội Việt Nam chống Cộng mới ra đời
Trong Phần Giai Đoạn Phát Triễn (1953-1954). Sau khi Điện
Biên Phủ thất thủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Tính đến năm 1953 Quân Đội Quốc
Gia có 198,200 người gồm 151,200 chính qui và 47,000 phụ lục quân
Đến tháng 7-1955 tất cả mọi đơn vị của Quân Đội Quốc Gia
được đặt dưới quyền chỉ huy và kiễm soát của người Việt Nam
Hơn 10 năm sau nhóm sĩ quan thời Pháp đã kể trên đã kết hợp
lại và đảo chánh chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự tán thành của TT Kennedy và
sự tiếp tay ủng hộ của Đại sứ Cabot Lodge
Theo
soạn giả sau cuộc đảo chánh , các tướng lãnh cách mạng đó vội vã nhảy ra nắm chính
quyền giữ những chức vụ lãnh đạo và chỉ huy then chốt của thời Đệ Nhị VNCH.
Nhưng các vị ấy thuộc về tầng lớp của các sĩ quan Pháp hay Liên Hiệp Pháp nên
trình độ văn hoá còn kém, lại thiếu khả năng lãnh đạo và chưa có kinh nghiệm chỉ
huy
CHƯƠNG
III TỔNG THỐNG DWIGHT D. EISENHOWER
Trên thực tế sau 3 năm chiến tranh với Cao Ly Hoa Kỳ đã tổn
thất 50.000 quân và vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới giữa hai miền Nam Bắc Đại Hàn.
Vì thế TT Eisenhower đã phòng ngưa chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nga
sô và Trung Cộng nên ông cho phát triễn Xa Lộ Liên Bang Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn có việc sau khi Stalin mất vào năm 1953 TT
Eisenhower có cơ hội thảo luận với lãnh tụ Sô Viết Nikita Khrushched về việc chấm
dứt thi đua vũ khí nguyên tử, giảm bớt vũ khí nguyên tử.
Năm 1954 TT Eisenhower viện trợ Quốc Gia Việt Nam nhưng
không muốn gửi quân đội Hoa Kỳ sang Việt Nam (trang 45). Ngày 29-4-1954 trong một
buổi họp Hội Đồng An NInh Quốc Gia Hoa Kỳ, TT Eisenhower qui định là sẽ không
can thiệp vào Việt Nam. Trong khi đó Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ ông ông John
Foster Dulles đang có mặt tại Geneve đã điện đàm với TT Eisenhower hầu cứu vãn
Đông Nam Á thoat khỏi ách Cộng sản nhưng TT Eisenhower vẫn không can thiệp
Trong phần HỘI NGHỊ GENEVE Soạn giả đề cập đến việc TT
Eisenhoawer không can thiệp vào chiến tranh VN
vì sự ảnh hưởng của chiến tranh Cao Ly nên Hoa Kỳ chỉ muốn yễm trợ cho
Pháp nhằm chiến thắng Việt Minh tại Đông Dương
Điện Biên Phủ thất thủ. Pháp đầu hàng 8-5-1954, Việt Minh
và Pháp bắt đầu Hội Nghị Geneve, Kết quả chấm dứt cuộc chiến giữa Pháp và Việt
Minh. Chia VN ra làm hai từ vĩ tuyến 17. Miền Bắc thuộc Cộng Sản Cai Trị và miền
Nam thuộc Chính Quyền Quốc Gia
Trong Phần THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, soạn giả cho rằng vào
giữa Hè 1954, thi hành hiệp định Geneve Quốc trưởng bảo Đại đã chỉ định ông Ngô
Đình Diệm giữ chức vụ Thủ Tướng miền Nam Việt Nam để thành lập chính phủ Dân sự
trong một hoàn cách hết sức khó khăn và phức tạp (trang (53)
Sau phần Thủ Tướng Ngô Đình Diệm soạn giả nói đến vấn đề
Di cư và Định Cư cùng những khó khăn như Bình Xuyên và Hoà Hảo( trang 57) và
TRƯNG CẦU DÂN Ý 1955
Khoảng một tuần sau ngày 26-10-1955 Phái Bộ Cố Vấn Hoa Kỳ
tại Việt Nam được thành lập với danh xưng Military Assistance Advisory,Group,
Vietnam (MAAG, Vietnam)
CHƯƠNG
4: TỔNG THỐNG JOHN F. KENNEDY 1961-1963
Trong phần này soạn giả cho rằng TT Kenedy vì không muốn
mất Việt Nam nên đã thoả thuận với Liên sô trung lập Lào.. Trong khi giữa thập
niên 1950 TT Eisenhower cho rằng Lào là mục tiêu tối quan trọng , nếu để mất Lào
thì khó bình định Việt Nam được
Năm 1962 TT Kennedy để Thuỷ Quân Lục Chiến đổ bộ vào Thái
lan để giúp Thái Lan ngăn chận Cộng quân từ phương đông tràn sang
Vào thời điễm này Việt Nam chưa được vững vàng và kế hoạch
ngăn chận Cộng sản tại Đông Nam Á cũng chưa được xác định. Chính vì lẽ đó mà
người ta cho rằng : Đây là khởi điễm sự thất bại của Hoa Kỳ trong kế hoạch ngăn
chận Cộng sản tại Việt Nam trong ba thập niên sau thế chiến (trang 69)
Trong phần LẬP TRƯỜNG CUẢ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM Soạn giả cho biết ngày 9-5-1961 khi phó TT Mỹ
Lyndon Johnson đến VN thăm TT Ngô Đình Diệm ông đề nghị với TT Diệm là Hoa Kỳ sẽ
gởi quân tác chiến Hoa Kỳ qua VN thì đã bị TT Diệm từ chối
Tháng 11-1961 Đại sứ Federick Nolting được lệnh Toà Bach Ốc
gặp TT Diệm lần thứ hai để bàn về việc đưa quân tác chiến Mỹ qua VN nhưng cũng
bị TT Diệm từ chối. TT Diệm đã trả lời rằng: Nếu qúi vị đem quân tác chiến vào VN, tôi phải giãi thích thế nào với đồng
bào tôi một khi mà hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn ghi sâu
trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm dân chúng tin vào những lời
tuyên truyền của Cộng sản nên sự can thiệp
của bất cứ Quân Đội ngoại quốc nào ở Việt Nam cũng sẽ làm bất lợi cho cuộc chiến
đấu của chúng tôi vì mất "chính nghĩa" (trang 70)
Một điễm đáng chú ý là sáng mồng một Têt năm Qúi Mão
(1963) các Đại sứ của của thành viên Ngoại
giao đoàn tại Sai gòn đến Dinh TT VNCH chúc Tết Tổng Thống, có thấy một cành
đào thật lớn có đính danh thiếp ghi hàng chữ : Chủ Tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà Hồ Chí Minh tặng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm".. Cành đào này đã được gởi qua trung gian Uỷ Hội
Quốc Tế Kiễm Soát Đình Chiến do Đại uý Lê Châu Lộc tuỳ viên quân sự của TT Ngô
Đình Diệm nhận đem về.
Mùa Hè năm 1963 , ông Nhu liên lạc với Hà nội qua trung
gian Maneli , đại diện Ba Lan , đảng viên Cộng sản trong Uỷ Hội Quốc Tế Kiễm
Soát Đình chiến Maneli xác nhận là đã hai lần họp với ông Nhu: lần đầu là ngày
25-8-1963 và lần thứ nhì gặp bí mật tại Dinh Gia Long vào ngày 2-9-1963 nhưng tất
cả hai lần theo Maneli kết luận rằng : cả hai miền muốn đạt thoả thuận riêng của
họ có nghĩa là không muốn Moscou, Washington và Bắc Kinh
Trong một buổi họp với 15 Tướng lãnh ông Nhu cho rằng:
Ông đang thương thuyết với Hà nội và ông không sợ Mỹ cắt viện trợ. Còn ông TT
Kennedy cho rằng việc ông Nhu tìm cách hiệp ước với Hà nội là phản bội Hoa Kỳ
Ngày 25-8-1963 Tướng Nguyễn Khách đã mách lại với một
viên chức rằng ông Ngô Đình Nhu đang tìm cách liên lạc với Hà nội với lời quan
ngại là các tướng sẽ chống lại giãi pháp này với Richardson (trưởng phòng CIA tại
Sai gòn)
Richardson lập tức báo cáo về Washington.. Tổng Thống
Kennedy và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ việc ông Nhu tìm cách hiệp ước với Hà Nội có
nghĩa là ông Diệm đã phản bội Hoa Kỳ ( Trang 72)
TT Kennedy cho rằng việc vì tính cách hiệp ước với Hà Nội
là phản bội với Hoa Kỳ nên TT Kennedy đã quyết định "Ông Diệm phải ra
đi". Chính vì sự ngờ vực về đường lối lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, nhóm
CIA tại Sai Gòn đã yễm trợ cho một nhóm tướng lãnh bất đồng ý kiến với TT Diệm
đứng lên đảo chánh nên đã đi đến vụ hạ sát TT Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô
Đình Nhu vào buổi sáng ngày 2-11-1963
Một chi tiết khac là trong khi thãm cách đang diễn ra ,
nhóm Đảo Chánh đang tụ tập tại văn phòng của Đại tướng Lê Văn Tỵ với sự có mặt
của của cựu trung tá Lucien Conein,. Nhóm đảo chánh hớn hở về những dự tính sẽ
được thực hiện thì điện báo cho biết TT Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tự tử
chết . Riêng ông Lucien Conein khi nghe tin thì mặt mày tái nhợt, đứng dậy chửi
mắng thậm tệ vì ông ta không tin là TT Diệm là người Công giáo gốc thuận thành
lại có thể tự sát được. Trước khi bỏ đi Lucien tuyên bố : các người phải chịu trach nhiệm và lãnh mọi hậu quả về cái chết của ông
Diệm (trang 92)
Khi thi hài của TT Diệm và ông Nhu chở vào toà chánh của
Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Xuân chạy vội lên thang lầu, hối hả bước vào văn phòng
Tướng Minh báo cáo : Mission accompli nghĩa là nhiệm vụ đã hoàn tất. Trong khi
đó thiếu tá Nghĩa từ trên thiết vận xa M-113 nhảy xuống đất , tay cầm khẩu
Thompson giơ cao lên trời có buộc một băng vải trắng , có thể đã biểu hiệu cho
một công trạng. Qua ngày hôm sau Nghĩa hối hận đã cạo đầu như một nhà tu . Còn
đại uý Nhung tay cầm con dao đang đẫm máu , hớn hở vung lên trời như đã tạo một
chiến công hiễn hách.
Cũng trong phần nay soạn giả nói đến NHỮNG THÀNH QUẢ CUẢ
CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM
1. Đã định cư được 1 triệu đồng bào di cư từ Bắc vào Nam
2. Chỉ mới 6 năm lập quốc mà VNCH đã bang giao với trên
83 quốc gia trong thế giới tự do.
3. Tổng thồng rất quan tâm đến chương trình Cải cách Điền
Địa cũng như vấn đề Giáo dục và y tế, thiết lập Khu Trù Mật trong sách lược
quân sư hầu cô lập Việt Cộng và an dân theo đường lối nhân vị ( trang 73)
CHƯƠNG
V: TỔNG THỐNG LYDON B. JOHNSON 1963-1969
Trong phần Hoa Kỳ Tham Chiến
Trong chương này soạn giả cũng cho biết sau 9 năm cầm quyền
của TT Diệm, Trung Tướng Dương Văn Minh tự Big Minh cầm đầu nhóm tướng tá đảo
chánh với sự tán thành của ông Cabot Lodge, tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Vào buổi sáng 2-11-1963 Dương Văn Minh ra lệnh cho
"đại uý cận vệ" hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình
Nhu. Sau đó đúng 3 tuần sau TT Kennedy cũng bị ám sát tại Thành phố Dallas Texas
vào ngày 22-11-1963
Phó TT Lyndon B. Johnson thay thế TT Kennedy. TT Johnson
không muốn để mất Nam Việt Nam. Theo TT Johnson
mục đích của Hoa Kỳ tại nam VN là giúp cho dân và chính quyền quốc gia
này chống lại " Nước ngoài điều hướng và Cộng sản âm mưu hổ trợ" nên
tạm ngưng việc rút Cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam về nước.
TIẾP
ĐẾN BIẾN CỐ VỊNH BẮC VIỆT 1964
Vào ngày đầu tháng 8, TT Johnson công bố cho dân chúng
Hoa Kỳ biết rằng. Ngày 2-8-1964 trong nhiệm vụ trinh sát tại hải phận quốc tế vịnh
Bắc Việt khu trục hạm Maddox đã bị 3 phóng ngư lôi Bắc Việt tấn kích. Hai hôm sau ngày 4-8-1964 quân Bắc
Việt lại tấn công chiến hạm Turner Joy và Maddox. TT Johnson xin Quốc Hội cho
phép phản ứng nhằm bảo vệ Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Kết quả Nghị Quyết Bắc
Việt ra đời vào ngày 7 tháng 8 năm 1964. Nghị quyết cho phép TT Johnson toàn
quyền đối phó với mọi khủng hoảng xảy ra trong chiến tranh Việt Nam mà không cần
tham khảo ý kiến của Quốc Hội
Từ đó chiến tranh leo thang. TT Johnson vẫn tiếp tục gởi
quân sang Nam Việt Nam cho đền HỘI NGHỊ HONOLULU 1966. QUA CHIẾN SỰ khe Sanh
1967
Năm 1968 BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN 1968
Khi Clark Clifford trở thành tân Tổng Trưởng Quốc Phòng
Hoa Kỳ , đầu tiên ông nghiên cứu về tình hình Nam Việt Nam và sau đó ông kết luận
rằng:" tại Hoa Thịnh Đốn tôi không
hề thấy một khái niệm nào hay một kế hoạch tổng quát nào có thể đạt được chiến
thắng tại Việt Nam" và từ năm 1968 phong trào phản chiến chống chiến tranh
VN lên cao độ
vào ngày 31 tháng 3 năm 1968 ông Johnson tuyên bố:"
không ra tranh cử để giữ thêm một nhiệm kỳ nữa"
CHƯƠNG
VI: TỔNG THỐNG RICHARD M. NIXON 1969-1973 : VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH
Khi TT Johnson tuyên bố không tranh cử thêm một nhiệm kỳ
nữa tức là đã có vấn đề ? Sau khi TT Nixon lên ngôi ông cho rút quân từng đợt
ra khỏi Việt Nam. Theo sách lược chiến tranh hoá VN của TT Nixon có nghĩa là sẽ
giúp cho VN đầy đủ quân khí quân cụ cũng như trang bị vũ khí hiện đại để VNCH
có khả năng tự vệ sau khi Mỹ rút lui đi tới con đường hoà đàm Paris
Sau khi Hoà Đàm Paris kết thúc ngày 23-tháng 1năm 1973 TT
Nixon tuyên bố là đêm nay Henry Kissinger và Lê Đức Thọ trưởng phái đoàn đàm phán
Bắc Việt ký khán bản thoả thuận ở Paris để chấm dứt chiến tranh và đem lại Hoà
Bình trong danh dự tại Việt Nam và Đông Nam Á
Ngày 9-8-1973 sau vụ water Gate TT Nixon phải từ nhiệm.
Mười một ngày sau đó 20-8-1973 Hoa Kỳ cúp viện trợ VNCH.
Sau khi Hoà đàm Paris ký kết, CS Bắc Việt vẫn đem quân
vào đánh phá Nam VN trong lúc Mỹ đã phủi tay trong danh dự.
CHƯƠNG
VII:: TỔNG THỐNG GERALD R. FORD 1974-1975
CHẤM
DỨT CHIẾN TRANH VÀ DI TẢN
Có thể nói nhiệm kỳ của Tổng Thống này là những ngày
tháng phủi tay của một đại cường quốc đối với một nhược tiểu như đất nước VN.
Nhưng trong phần tổng quát soạn giả đã cho thấy là sau khi bị Mỹ phủi tay qua
danh hiệu CHIẾN TRANH HOÁ VIỆT NAM thì trên nguyên tắc VNCH được tái trang bị
theo bảng cấp số mới cho phù hợp với tình hình khi bị địch gây áp lực chứ không
thể ngồi đó mà chờ "khẩu lệnh" của ông Thiệu để "phối trí hay tử
thủ". Vì thế trong quân ngũ phê phán Tướng Thiệu là làm đến TT mà không biết
hay có biết mà không làm. Do đó, ông Thiệu đã không dùng đến BỘ THAM MƯU QUÂN LỰC.
Đây là một tổ chức đầu não có thẫm quyền với đầy đủ thẫm quyền với chuyên viên
và phương tiện của các Quân Binh Chủng Hải, Lục, Không quân để theo dõi và yễm
trợ các cuộc hành quân trên khắp 4 vùng chiến thuật. Có phải ông Thiệu thường dựa
vào “Tướng Số để giữ vững niếm tin của
mình" hay một câu hỏi khác là có phải ông Thiệu đã có kinh nghiệm phản
loàn nên sợ rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ bị nhóm tướng tá Tổng Tham Mưu đảo
chánh và giết mình chết như đã giết TT Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu
.. Vì sợ hãi như thế nên ông Thiệu cương quyết nắm giữ ngai vàng của mình mà KHÔNG ĐỂ CHO TỔNG THAM MƯU ĐIỀU KHIỂN TRỌNG
TRÁCH VÀ NẮM THỰC QUYỀN?
Cũng
trong chương này, SỰ TAN RÃ CUẢ VÙNG HAI CHIẾN THUẬT, MẶT TRÂN BAN MÊ THUỘT,
CHIÊN DỊCH TÂY NGUYÊN CUẢ CỘNG SẢN BẮC VIỆT, TRIỆT THOÁI TRÊN LIÊN TỈNH LỘ 7B,
VÙNG I CHIẾN THUẬT BIẾN LOẠN, THIẾT GIAP BINH VÙNG 3 CHIẾN THUẬT VÀ
TRANG
SỬ CUỐI CÙNG CUẢ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Soạn
già viết: Cuối tháng 4 ngày 25-4-1975 , tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tự ý từ nhiệm.
chẳng cần xuất hiện trước Quốc Hội và cũng chẳng cần nhận lỗi với ai, chỉ hứa
cuội là sẽ trở lại Quân Đội để chiến đấu. Sau đó ông cùng Đại Tướng Trần Thiện
Khiêm đào thoát khỏi Sài Gòn bằng phương tiện của Hoa Kỳ khiến các Tướng Tá ở lại
càng thêm tuyệt vọng. Nhất là sau khi họ nhận được tin Đại Tướng Cao Văn Viên
đã bay sang Thái Lan vào buổi trưa ngày 28-4-1975. Từ Tổng Thống đến Đại Tướng
Tổng Tham Mưu Trưởng mạnh ai nấy chạy. Họ không cần áp dụng luật pháp nữa . Ông
Thiệu bỏ chạy thì bàn giao cho ông Trần văn Hương , thật là giản dị như vậy
Sách
có rất nhiều chi tiết , dữ liệu ly kỳ nhưng trong giới hạn của trang giấy mà
tôi biết chắc chắn đã quá dài với kiến thức hạn hẹp tôi chỉ viết ra những gì mà
tôi thấy là quan trọng trong khi tâm huyết và sự sưu khảo của soạn giả và công
lao như biển trời. Qúi vị nên đọc để tìm hiểu hơn.
Còn riêng tôi qua cuốn sách VIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRONG CHIẾN
TRANH LẠNH CUẢ SOẠN GIẢ QUÂN ĐỘI ĐẠI TÁ HÀ MAI VIỆT là một cuốn sách đã được
sưu khảo trên 100 cuốn sử liệu có giá trị từ từng giai doạn của từng nhiệm kỳ của
các TT Hoa Kỳ.
Từ 1945-1955: Pháp trở lại Việt Nam và thất trận Điện
Biên Phủ
Từ 1955 đến 1965; Hoa Kỳ Cố Vấn và Yễm trợ VNCH chống Cộng
từ 1965 đến 1969: Hoa Kỳ tham chiến ngăn chận Cộng Quân Cộng
Sản bắc Việt lan tràn
Từ 1969 đến 1973: Bắc kỳ hoà đàm CS Bắc Việt và lui binh
Từ 1973-đến 1975 VIệt Nam Cộng Hoà bị bức tử
Thời gian từ 1969-1973 trên thực tế Hoa Kỳ đã dành thắng
lợi trên kỹ thuật Hoả Tiễn và đầu đạn nguyên tử giữa năm 1968 sau khi Cộng Quân
Bắc Việt thất bại thê thảm trong cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu thân 1968. Từ đó Cuộc
Chiến tranh như kết thúc. Mục đích của Hoa Kỳ hoàn tất không cần trực diện trên
các chiến trường Việt Nam nên điều đình với Bắc Việt một cuộc hoà đàm . Trong
thời gian đó CS Bắc Việt có lợi điễm nên Mỹ đã "đầu hàng " VC trên tất
cả điều kiện ngay cả vấn đề đạo đức để bức tử một đất nước vửa mới hồi sinh
Về phần chúng ta đã gặp phải một số Tương Tá vô liêm sĩ
khi nhận tiền của Mỹ từ vẽ khinh bỉ của Trung Tá Lucien Coein và cho hay là
" các người phải chiu trách nhiệm và lãnh hậu quả về cái chết của ông Diệm và ông Nhu"
Sau khi nhận tiền bên hai xác lạnh của những người yêu nước
thương dân. Sau khi nhóm Tướng phản loàn đã nhận tiền tra cong khi giết TT Diệm và ông Nhu thì ông
Dương văn Minh đã lấy ra 8 triệu ngày 3-11-1963 và ra lệnh cho Công Binh đến sửa
nhà, sửa cửa làm cống xây dàn hoa Lan.
Dân tộc VN bất hạnh ở chỗ không có người tài đức làm lãnh
tụ. Nếu có thì cũng vì sự ham muốn danh lợi từ những kẽ ao ước đời sống vương
giả trong khi nửa cuộc đời đang làm lính vệ binh tôi đòi của bon Pháp đô hộ.
Một câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta trách ai khi Mỹ đã
đi vào con đường Việt Nam Hoá Chiến tranh VN.? Nếu chúng ta có một nhóm lãnh tụ
tài, đức cộng với sự tinh nhuệ chiến đấu của quân nhân Quân Lực VNCH thì chắc
gì chúng ta đã thua.
Không tại ai mà chỉ tại mình khi Mỹ đã cố tình vứt bỏ thì
tại sao các tướng Thiệu lại không cùng Bộ Tổng Tham Mưu cùng các tướng lãnh liều
chết tử thành?
Lại nữa dân tộc Việt sinh ra trên một mãnh đất mở đầu cửa
ngõ tham vọng của các cường Quốc trên thế giới. Một dân tộc từ khi mới được hồi
sinh như một đứa trẻ chịu bao nhiêu đắng cay của cuộc đời đến khi chập chững
lên 9 đã bị giết hại vì tinh thần quốc gia không muốn làm nô lệ cho ngoại bang
Bất hạnh thay nhung kẽ sát nhân đó cũng là con dân Việt
nhưng lại thuộc gìong máu thích làm nô lệ cho ngoại bang để được hưởng bát vàng
trong khi cả một dân tộc phải chết dần chết mòn trên những tham vọng của các đại
cường quốc
Bọn Việt Gian thời nào cũng có. Bọn bán nước cầu vinh thời
nào cũng có như hiện tại cái dân tộc bất hạnh đó đang trên con đường đi vào khiếp
nô lệ triền miên.
Nói cho cùng, con dân Việt Nam đang lưu lạc trên thế giới`đều
nghe tiếng nói chì thầm của tâm thức. Đã hằng triệu triệu tiếng nói vọng lên vỗ
về, an ủi trên trạm nghĩ của dương gian. Những âm thanh ấy sẽ làm thêm dấu ấn thương đau lịch sử của dân
tộc Việt Nam
Chỉ khi chơi vơi trong cuộc sống con người mới thương tiếc
niềm nương tựa. Và chính trong ý thức đoạn tuyệt những biến cố xảy ra trong dĩ
vãng người dân VN mới bắt trở lại được mạch sống đã rồi của một tương giao nghiệt
ngã không thể cắt lìa trong sử sách
Cuốn sưu khảo về nỗi đau thương của dân tộc Việt Nam từ
1945-1975 còn có rất nhiều dữ kiện buồn, chán, hận, thương đau và bi thống
Qúi vị nào muốn có sách VIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRONG CHIẾN
TRANH LẠNH xin liên lạc với tác giả HÀ MAI VIỆT tại số
phone 281-242-7954
Email : vietmha@yahoo.com
Đọc và viết
Tôn Nữ Hoàng Hoa
15-9-2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét