(Quan hệ quốc tế) - Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống quân TQ xâm lược ngày 17-2-1979, biết bao xương máu quân dân Việt Nam đã đổ xuống vì mưu đồ của những nước lớn.
Việc Trung Quốc xâm lược Việt
Nam xuất phát từ ý đồ thâu tóm quyền lực để thực hiện sách lược “Cải
cách, mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, đồng thời cũng là lời tuyên cáo đoạn
tuyệt với Khối xã hội Chủ nghĩa của Bắc kinh, tạo lòng tin với người Mỹ
để Washington trợ giúp trong quá trình cải cách.
Ngày
10-5-2010, Trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung
Quốc đã có bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh - Vân Nam. Bài
phát biểu này cũng đã được một số tờ báo của Việt Nam trích dẫn đoạn nói
lên những nhược điểm của Trung Quốc.
Thế nhưng,
trong bài nói chuyện này, tướng Lưu có nhấn mạnh rằng, đối với cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 (Trung Quốc gọi là “Chiến tranh
phản kích tự vệ”), ngay cả nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội
của nước này cũng chưa nhận thức được hết ý nghĩa to lớn của cuộc chiến
đó.
Mở đầu đoạn nói về chiến tranh Trung-Việt
17-2-1979, ông Lưu phát biểu: “…khi ấy có người nói rằng, chúng ta đánh
nhau với người Việt Nam, những người hy sinh hiện nay được coi là liệt
sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là gì? Tôi trả lời:
“Vẫn là liệt sĩ!”.
Viên tướng Trung Quốc cho rằng,
việc nước này tiến hành chiến tranh xâm lược năm 1979 phải nhìn nhận từ
góc độ chính trị, bởi ý nghĩa nó nằm bên ngoài cuộc chiến. “Cuộc chiến
này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng
Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ” - tướng Lưu nhận định.
Sau
khi Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường vào năm 1978, giữa tháng đó ông
ta đi thăm Mỹ, sau khi 2 nước vừa bình thường hóa quan hệ vào ngày
1-1-1979. Và đến tháng 2-1979 thì Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam.
Đối với Đặng Tiểu Bình, cuộc chiến với Việt Nam phải nổ ra.
Đặng Tiểu Bình bên cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong chuyến thăm Washington năm 1979
|
Lí
do thứ nhất là Đặng Tiểu Bình cần thâu tóm quyền lực tuyệt đối để thuận
lợi tiến hành “Cải cách, mở cửa” nên phải nắm quân đội thông qua một
cuộc chiến tranh với nước ngoài được tuyên truyền rầm rộ với vai trò
“chính nghĩa” thuộc về Trung Quốc.
Lí do thứ 2 là
Đặng Tiểu Bình muốn vạch rõ ranh giới với khối Xã hội Chủ nghĩa để “bày
tỏ gan ruột” với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter - người vốn không tin Trung
Quốc có thể làm gì trước Liên Xô, khiến Mỹ thực sự tin tưởng và giúp đỡ
Trung Quốc “Cải cách, mở cửa”.
Tướng Lưu Á Châu
nhận định rằng, Đặng Tiểu Bình gây ra cuộc chiến tranh này chính là vì
người Mỹ, để trả hận cho người Mỹ, mà bằng chứng là ngày hôm trước rời
Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình ra quyết định bắt đầu xâm
lược Việt Nam.
Ông ta cũng phân tích rằng, thực
không phải Trung Quốc đánh Việt Nam vì Mỹ, mà là vì chính bản thân mình,
vì công cuộc “Cải cách, mở cửa” đang bắt đầu triển khai. Trung Quốc
không thể thực hiện được sách lược này mà không có viện trợ của các nước
phương Tây, đứng đầu là Mỹ.
Sau cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, bề ngoài các nước phương Tây bao vây, cô lập Trung
Quốc về ngoại giao nhưng bên trong, Washington ngấm ngầm ồ ạt viện trợ
kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn
cho Trung Quốc phát triển.
Tướng Lưu khẳng định, dù
“Tuần trăng mật” giữa hai nước chỉ kéo dài trong một thập niên (sau sự
kiện Trung Quốc đàn áp học sinh, sinh viên biểu tình trên Quảng trường
Thiên An Môn ngày 4-6-1989) là tan vỡ, nhưng Trung Quốc đã hưởng lợi rất
nhiều.
Đặng Tiểu Bình gặp Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và cựu Tổng thống Nixon
|
“Cuộc
chiến tranh Vệt Nam đã đem lại cho chúng ta những gì? Đó là một lượng
lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc
tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây thực sự là một thành công
vĩ đại.” - ông Lưu Á Châu nhận định.
Viên tướng
này còn cho rằng, ý nghĩa to lớn nhất của cuộc chiến xâm lược Việt Nam
là ở chỗ, nó là yếu tố quyết định thắng lợi của “Cải cách, mở cửa” ở
Trung Quốc!
Kết luận:
Như
vậy có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một âm mưu
lớn, đước chuẩn bị kỹ càng, nhằm thỏa mãn tư tưởng nước lớn, khát vọng
bá quyền và phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc của họ, bất chấp trước đó 2
nước là anh em, đồng chí cùng ý thức hệ.
Máu xương
của quân dân Việt Nam đã phải đổ xuống vì những cái bắt tay, những âm
mưu móc ngoặc chống phá nhau của các nước lớn. Cùng với sự kiện Hoàng
Sa, đây chính là bài học lớn nhất, có giá trị xuyên suốt chiều dài lịch
sử về giữ vững đường lối độc lập, tự chủ trong bảo vệ tổ quốc của dân
tộc ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét