(Quan hệ quốc tế) - Tuy miệng tuyên bố là “Chiến tranh phản kích tự vệ”, nhưng Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho “Chiến tranh xâm lược” quy mô lớn ngày 17-2-1979.
Xây dựng và củng cố quyết tâm xâm lược Việt Nam
Bắt
đầu từ năm 1978, song song với việc liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh
thổ của Việt Nam, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc
tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những
quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt - Trung.
Theo
nguồn tin của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA (sau này được các báo
chí Mỹ tiết lộ), thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các
phương án tác chiến, các đơn vị bộ đội đã sẵn sàng mở cuộc tiến công
quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, vấn đề còn lại chỉ là chờ thời cơ.
Châu
Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng
vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham
mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên
giới trên bộ với Việt Nam.
Một đề xuất sơ bộ đề
nghị tiến hành một chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội
địa phương thuộc huyện Trùng Khánh của Việt Nam, nằm sát đường biên giới
với tỉnh Quảng Tây.
Tuy nhiên, sau khi một báo
cáo của tình báo được nêu ra, thì đa số người tham gia cuộc họp đều đồng
ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng
đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.
Đa phần ý kiến cho rằng, cần phải tiến công vào các đơn vị quân đội chính quy của Việt Nam trên một địa bàn rộng lớn.
Mặc
dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra bất cứ quyết định cụ thể nào về
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng nó đã cho thấy dã tâm của Trung
Quốc, âm mưu tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía
Bắc của Việt Nam, đã manh nha từ rất lâu.
Thông báo chiến thắng của Bộ Quốc phòng đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 20-3-1979
|
Ngày
23-11-1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp khác.
Tại đây, một kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô, trong thời
gián khá dài, nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các
thành phố đối diện qua biên giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã
được bàn bạc kỹ lưỡng.
Cuộc họp chỉ định hai quân
khu Quảng Châu (chủ chốt là quân khu tỉnh Quảng Tây) và Quân khu Thành
Đô (chỉ lấy Quân khu tỉnh Vân Nam, thủ phủ ở Côn Minh) sẽ trực tiếp thực
hiện chiến dịch xâm lược này.
Ngoài ra cuộc họp
cũng quyết định điều động một lực lượng dự bị chiến lược, bao gồm 4 Tập
đoàn quân và 1 sư đoàn, lấy từ các khu vực khác là quân khu tỉnh Vũ Hán
và Quân khu Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam.
Xác định quy mô, xây dựng cơ cấu chỉ huy và thời điểm phát động chiến tranh
Theo
bài viết “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment” (tạm dịch:
“Nhìn lại cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979”) của Xiaoming Zhang, vào
ngày 7-12-1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc
họp, ra quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến
biên giới phía nam Trung Quốc để “giáng trả” Việt Nam.
(Xiaoming
Zhang là học giả gốc Trung Quốc, tham gia giảng dạy tại trường Cao đẳng
Không quân (Air War College) thuộc Quân chủng Không Quân Mỹ. Bài viết
này được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế
có uy tín, xuất bản tại Anh).
Chỉ thị của Quân ủy
Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt
trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần, các
đơn vị được ấn định ở phần trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến
đấu từ ngày 10 tháng 1 năm 1979.
Trong cuộc họp vào lễ Giáng sinh năm 1978, Đặng Tiểu
Bình - Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc- đã quyết định không
thành lập Bộ chỉ huy chung mà hai cánh quân sẽ tiến hành chiến đấu độc
lập, không có phối hợp hoặc hiệp đồng.
Đặng Tiểu
Bình cũng chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) làm chỉ huy chiến dịch ở đông
Quảng Tây và Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ
huy ở miền tây Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng), tư
lệnh quân khu tỉnh Vân Nam.
Lo lắng vì không biết
lực lượng tham chiến có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh
hay không, Đặng Tiểu Bình đã cử tổng tham mưu phó Dương Dũng và Chủ
nhiệm Tổng cục Hậu cần Trương Chấn lần lượt đến Vân Nam và Quảng Tây để
thị sát điều kiện chiến đấu.
Qua thị sát, lo ngại
vấn đề binh lính chưa sẵn sàng chiến đấu do chưa tham gia vào bất cứ
cuộc chiến tranh lâu dài nào, Trương đã lập tức đề nghị hoãn cuộc chiến
lại một tháng, quân đội được lệnh tiến hành cuộc chiến tranh vào khoảng
giữa tháng 2-1979.
Ngày 11-2-1979, hai ngày sau khi
Đặng Tiểu Bình hoàn tất chuyến thăm Mỹ-Nhật, cuộc họp Bộ Chính Trị mở
rộng được triệu tập. Đặng Tiểu Bình đã ra mệnh lệnh phát động cuộc tấn
công Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, gửi tới các tư lệnh quân khu
tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.
Sở dĩ Trung Quốc chọn
tháng 2 là bởi thời gian sau đó sẽ là mùa mưa, bất lợi cho việc tiến
hành các chiến dịch quân sự, còn nếu tấn công sớm quá thì quân đội Liên
Xô có thể dễ dàng vượt qua những con sông đang đóng băng dọc biên giới
Trung-Xô.
Gerald Segal (tác giả cuốn Trung Hoa tự
vệ) cho biết, ngay từ đầu, Bắc Kinh đã giới hạn mục đích và chỉ đạo để
giới hạn chiến sự về thời gian lẫn không gian, khiến cuộc chiến không
vượt quá giới hạn của một cuộc xung đột biên giới tay đôi, leo thành
thành chiến tranh toàn diện.
Một người lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh trong chiến tranh xâm lược năm 1979
|
Xác định phương châm chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tác chiến
Đường
lối tiến hành cuộc chiến tranh được Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc
được lựa chọn là “triển khai 2 mũi tấn công lớn từ 2 hướng, tập trung
quân số áp đảo toàn diện để bao vây quân địch từ hai bên sườn, nhằm tiêu
diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt lớn, theo
phương thức đánh nhanh rút gọn”.
Theo kinh nghiệm
chiến đấu của mình và dựa trên các bài bản chiến thuật của Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc, Hứa Thế Hữu đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo cho
cuộc chiến tranh là “ngưu đao sát kê” tức là “dùng dao mổ trâu để cắt
tiết gà”, với nguyên tắc tác chiến gồm ba điểm:
Một là: Tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng phòng thủ sơ hở của quân địch.
Hai
là: Sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan
hàng phòng ngự của địch tại những những cứ điểm then chốt.
Ba là: Các đơn vị xung kích phải dốc sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công theo tất cả các con đường dẫn đến sào huyệt kẻ thù.
Theo
cách này họ Hứa tin rằng, dưới sự chỉ huy của của ông ta, quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc có thể xé nát hệ thống phòng thủ biên giới của
Việt Nam thành từng mảnh, đập tan mọi sự kháng cự, thọc sâu, bao vây,
chia cắt và sau đó tiêu diệt.
Theo tinh thần chỉ
đạo và chiến thuật đó, 2 cánh chủ lực của Trung Quốc đã xây dựng những
kế hoạch tác chiến riêng của họ, trong đó tập trung nhấn mạnh đến việc
tiêu diệt các sư đoàn quân chính quy của Việt Nam dọc biên giới
Trung-Việt.
Họ xác định, chiến tranh có thể chia thành hai giai
đoạn. Trong giai đoạn đầu, hai mũi nhọn tấn công và Cao Bằng và Lào Cai
nhằm bao vây và tiêu diệt các sư đoàn của quân đội Việt Nam tại đó, đồng
thời phát động các cuộc tấn công ở Đồng Đăng để ly gián Hà Nội về mục
tiêu chiến tranh của Trung Quốc.
Sau đó lực lượng
Trung Quốc ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn trong khi các
cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân Việt Nam ở Sa
Pa.
Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu
“Biển người” này, Trung Quốc đã huy động tổng cộng tới 8 Quân đoàn và
Tập đoàn quân tham gia tác chiến trực tiếp, một Tập đoàn quân được sử
dụng làm lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng chi viện cho các hướng.
Đến
giữa tháng 1-1979, hơn một phần tư quân đội thường trực của QGPND đã
được đưa đến biên giới Trung-Việt, với tổng cộng khoảng hơn 320.000, núp
dưới danh nghĩa bộ đội địa phương, cùng với khoảng 30 vạn dân binh và
lực lượng hỗ trợ hậu cần.
Tổ chức huấn luyện cấp tốc và tăng cường giáo dục chính trị
Từ
cuối tháng 12 năm 1978 đến hết tháng Giêng năm 1979 binh lính Trung
Quốc bị cuốn hút vào các hoạt động huấn luyện chiến đấu và diễn tập.
Huấn luyện quân sự được tập trung nhiều vào những kỹ năng cơ bản của
người lính như bắn, ném lựu đạn.
Chỉ một vài đơn vị
cấp phân đội của Trung Quốc có khả năng tiến hành các cuộc huấn luyện
được coi là có ý nghĩa về chiến thuật hoặc diễn tập cấp trung đoàn hoặc
sư đoàn. Nhiều sĩ quan báo cáo rằng họ không thể đảm bảo các binh sĩ của
họ có khả năng tác chiến.
Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, tưởng niệm những người con đất Việt đã hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979
|
Mặc
dầu nhu cầu huấn luyện là cấp bách, nhưng giới chức lãnh đạo quân sự
của nước này vẫn không quên truyền thống quân sự của Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc là sử dụng học thuyết chính trị để nâng cao tinh
thần và cải thiện hiệu năng chiến đấu.
Cỗ máy
tuyên truyền đã được thiết lập để thuyết phục binh lính rằng quyết định
của ban lãnh đạo Trung ương là cần thiết và đúng đắn. Việt Nam từ khi
theo Liên Xô đã thay đổi một cách xấu xa, coi Trung Quốc là kẻ thù và
đang thực thi tham vọng bành trướng khắp Đông Dương.
Các
bài giảng, các cuộc họp được mở liên miên với việc được trưng bày các
bằng chứng, hiện vật, cũng như tranh ảnh, hoặc là ngụy tạo hoặc là bị
xuyên tạc về ý nghĩa, nhằm gia tăng chủ nghĩa yêu nước “Đại bá” và lòng
căm thù Việt Nam.
Đến đây cơ bản Trung Quốc đã
hoàn tất công tác tổ chức một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn đối
với Việt Nam, với sự tham gia của hơn 600.000 quân và hàng ngàn xe tăng,
thiết giáp, hàng vạn khẩu pháo lớn nhỏ, nhưng lại luôn mồm la làng rất
tội nghiệp là Trung Quốc buộc phải tiến hành “Chiến tranh phản kích tự
vệ” với Việt Nam.
Tuy nhiên khi đó, tiếng nói ủng
hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động
chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt
động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư
luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét