(Quan hệ quốc tế) - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc
Về
bản chất, những mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bộc lộ rõ
rệt từ sau giai đoạn nước ta giải phóng Miền Nam, hoàn toàn thống nhất
đất nước. Tuy nhiên, những mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thập
niên 60 của thế kỷ trước.
Các rạn nứt trong quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968,
khi chúng ta nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ với cả Moscow lẫn Bắc
Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao, đặc biệt
là sau xung đột biên giới Xô-Trung năm 1969.
Ngoài
ra, việc Việt Nam cương quyết tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô để
thống nhất đất nước cũng bất đồng với chủ trương của Bắc Kinh là tiến
hành chiến tranh có giới hạn để đàm phán với Mỹ, thông qua vai trò trung
gian chi phối của Trung Quốc.
Sau thời kỳ “Ngoại
giao bóng bàn” năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của
giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô
đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và
Moscow là “những kẻ thù”.
Giấc mộng cường quốc đã
khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô,
đồng thời ngăn chặn các nước khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ
mật thiết với Liên Xô.
Năm 1975, việc Việt Nam
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hòa bình lập lại trên toàn
bán đảo Đông Dương đã giúp vị thế của nước ta trong khu vực đã được nâng
lên một tầm cao mới, khiến Trung Quốc lo ngại, sợ bị mất ảnh hưởng ở
Đông Nam Á.
Quan điểm “quan hệ tốt đẹp với tất cả
các nước trong khối” được Tổng bí thư Lê Duẩn tiếp tục tái khẳng định
trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1977, với tuyên bố cảm ơn “tất cả các
nước Xã hội Chủ nghĩa anh em đã giúp đỡ Việt Nam giành thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ”.
Thủy
thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên
chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam
Ranh.
|
Trong giai đoạn
1975-1978, Bắc Kinh giảm mạnh viện trợ với lý do cần kinh phí để hỗ trợ
Hoa kiều hồi hương và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên
Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất
cả các khoản trợ giúp của Liên Xô.
Những âm mưu
đầy tham vọng của nước láng giềng xấu bụng nhằm thực hiện sách lược bá
quyền đã buộc Việt Nam phải tiến hành những bước đi vững chắc để bảo vệ
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có xây dựng một mối
quan hệ đoàn kết hữu nghị trên tầm chiến lược với Liên Xô.
Viện
trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ
450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh từ 125
triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979.
Trước khi xảy ra cuộc chiến một
thời gian, ngày 29-6-1978 Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh
tế (Council of Mutual Economic Assistance, viết tắt là COMECON hoặc
CMEA), hay còn gọi là tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa, trong giai đoạn 1949 - 1991.
Ngày 3-11-1978 tại Moscow, đại diện nhà nước Liên bang Xô Viết và Việt Nam đã ký kết Hiệp ước hữu nghị Xô-Việt.
Ngoài
các điều kiện tiêu chuẩn của hiệp ước về hợp tác thương mại và văn hóa,
hiệp ước có được những vấn đề quan trọng về quốc phòng như một hiệp ước
về "phòng thủ chung", có nghĩa là "tham khảo ý kiến chung và hành
động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước."
Trung
Quốc không đạt được mục đích, họ đã hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt
Nam vào tháng 1-1978, đồng thời buộc lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh,
Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước vào tháng 6, khiến quan hệ
Việt-Trung tiếp tục xấu đi.
Ngày 22 tháng 12 năm
1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1
năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt. Đây chính là giai
đoạn Bắc Kinh đang vạch kế hoạch huy động hàng chục vạn quân xâm lược.
Trong
chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12-1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn
được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ chủ
nghĩa bá quyền nước lớn qua tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho
Việt Nam bài học".
Tuy ngày hôm sau báo chí chính
thống của Trung Quốc “giảm nhẹ” thành "phải dạy cho Việt Nam bài học"
nhưng truyền thông thế giới đã ghi nhận điều này và công khai bình luận
về dã tâm của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Trên đây chỉ
là 1 vấn đề thuộc về mảng quan hệ quốc tế, trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam và Trung Quốc, đã có những tác động trực tiếp dẫn tới cuộc
xâm lược của Trung Quốc năm 1979.
(Còn nữa)
- Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét