Để “nắn gân” tướng Kỳ, ngay sau Tết nguyên đán 1966, giá gạo
đang từ 5,5 đồng/kg bỗng nhiên tăng lên 6 đồng rồi 7 đồng trong lúc
lương của một lao động chân tay vào khoảng 8 đồng/ngày. Khá nhiều hồi ký
của một số tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại kể lại rằng: Biết là
có bàn tay thao túng của những ông "vua không ngai" Chợ Lớn, tướng Kỳ
lập tức ra tối hậu thư cho họ bằng cách triệu tập 7 người Hoa đứng đầu
ngành mua bán lúa gạo tại miền Nam đến văn phòng.
Sau đó, ông yêu cầu mỗi người ghi tên mình vào một mảnh giấy, bỏ
vào một cái hộp rồi cho biết trong vòng một tuần nếu giá gạo không
xuống, họ sẽ phải trở lại văn phòng ông để bốc thăm. Bốc trúng tên ai,
ông sẽ ra lệnh xử bắn người đó.
Phiên tòa chớp nhoáng
Thế nhưng chuyện "bốc thăm" nếu có thì cũng chỉ là động tác giả của tướng Kỳ nhằm "rung cây nhát khỉ" bởi lẽ trước khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, "Tướng râu kẽm" đã có kết luận chính xác về các hành vi phạm tội của "xì thẩu" này. Tuy nhiên, tin vào thế lực của mình, những ông "vua không ngai" không những không hạ giá gạo, mà còn tăng lên 7,5 đồng/kg.
Ngay sau khi cái tin Tạ Vinh bị bắt loan ra, các "xì thẩu" người Hoa
Chợ Lớn mới hiểu rằng mình đang đùa với lửa. Nhất là ngày 6/3/1966, Tòa
án Quân sự mặt trận Vùng 3 chiến thuật mở phiên xét xử chớp nhoáng rồi
kết án tử hình Tạ Vinh mà không hề có luật sư biện hộ thì các ông "vua
không ngai" ai nấy đều nơm nớp sợ đến lượt mình.
Lập tức, 5 người đứng đầu 5 bang hội người Hoa tổ chức họp khẩn cấp và biện pháp chữa cháy đầu tiên là phải hạ ngay giá gạo. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau buổi họp, gạo đang từ 7,5 đồng/kg xuống còn 4 đồng! Mặt khác, họ tìm cách "chạy" cho Tạ Vinh thoát khỏi pháp trường cát.
Thời điểm ấy, Mã Tuyên, người đứng đầu 5 bang hội người Hoa ở miền Nam và đồng thời cũng là thành viên cao cấp của Tam hoàng Chợ Lớn đang chịu án tù 3 năm vì lúc xảy ra đảo chính, ông ta đã cả gan chứa chấp anh em Diệm, Nhu trong nhà rồi sau đó, đưa cả hai sang ẩn náu tại Nhà thờ cha Tam ở cuối đường Trần Hưng Đạo, chưa kể ông ta còn đàm phán với một số tướng lĩnh nhằm giúp anh em Diệm, Nhu được ra nước ngoài tị nạn chính trị nhưng không ngờ lại bị lật kèo, dẫn đến cái chết của cả Diệm lẫn Nhu.
Dù vậy, Trần Thành - cũng là một chỉ huy cao cấp của Tam hoàng Chợ Lớn vẫn quyết định tham vấn ý kiến Mã Tuyên. Bằng cách đút lót cho viên sĩ quan trưởng trại quân lao Gò Vấp (là nơi giam giữ những quân nhân Việt Nam Cộng hòa đào ngũ, trộm cắp, cướp của giết người…), Trần Thành được phép vào tận buồng giam gặp Mã Tuyên. Trong cuộc trò chuyện, Mã Tuyên nói: "Bây giờ chỉ có Lý Long Thân là giúp được nhưng phải coi chừng. Nó là con dao hai lưỡi".
Sở dĩ có câu nói đó là vì tối ngày 6/11/1963 - năm ngày sau khi cuộc
đảo chính lật đổ anh em Diệm, Nhu xảy ra, biết "Hội đồng quân nhân cách
mạng" đang truy lùng mình nên Mã Tuyên nhanh chân chạy đến nhà Lý Long
Thân. Do đã từng hợp tác với nhau trong nhiều phi vụ làm ăn nên một mặt
họ Lý tỏ vẻ ân cần tiếp đãi, mặt khác khuyên Mã Tuyên hãy lập tức trốn
sang Phnôm Pênh, Campuchia. Ở đó đã có Lý Ban, người của Lý Long Thân và
cũng là thành viên Tam hoàng sẽ tìm cách sắp xếp cho Mã Tuyên đi Hồng
Kông.
Đến 8 giờ tối, Lý Long Thân gọi tài xế lấy chiếc xe hơi hiệu Traction màu đen, dặn đưa Mã Tuyên sang nhà một cơ sở ở Gia Định, đợi sáng sớm sẽ lên Tây Ninh rồi qua Campuchia. Thế nhưng, khi chiếc xe hơi vừa lăn bánh khỏi nhà Lý Long Thân chừng 300 mét thì một toán quân cảnh súng ống trên tay đã chờ sẵn bên lề đường. Vài phút sau đó, Mã Tuyên được đưa thẳng về quân lao Gò Vấp.
Để tránh tiếng phản bạn và tránh sự nghi ngờ trong cộng đồng người Hoa bởi lẽ Mã Tuyên bị bắt, nhưng tài xế chở ông ta lại được thả cho về ngay nên sáng 26-11-1963, Lý Long Thân gửi đơn đến Đô trưởng Sài Gòn xin bảo lãnh cho Mã Tuyên vào Bệnh viện Grall (nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2), chữa bệnh. Chẳng ai biết lá đơn ấy có kèm theo cái gì không nhưng ngày 28, Mã Tuyên được xe của quân lao Gò Vấp đưa vào Bệnh viện Grall.
Hai hôm sau, Lý Long Thân vào Bệnh viện Grall thăm Mã Tuyên nhưng Mã Tuyên cáo ốm, không tiếp. Sau đó, Mã Tuyên ra tòa, nhận cái án 3 năm tù giam vì "xúi giục tư thương gây rối loạn thị trường". Tất cả tài sản của ông ta bị sung công và bị đem ra bán đấu giá. Theo lệnh Trần Thành, Tam hoàng Chợ Lớn góp tiền mua lại số tài sản ấy rồi giao trả cho gia đình Mã Tuyên.
Thế nên, khi tiếp xúc với Lý Long Thân, các "xì thẩu" người Hoa đã chuẩn bị sẵn 200 triệu đồng để nhờ họ Lý cứu Tạ Vinh khỏi chết. Còn nếu nhược bằng không cứu được thì tìm cách thế mạng bằng một tù nhân nào đó, có vóc dáng tương tự như Tạ Vinh, chết thay. Bởi vậy sau này khi Tạ Vinh đã bị xử bắn, dân Sài Gòn vẫn còn đồn um lên rằng người chết không phải là Tạ Vinh!
Nhận 200 triệu của nhóm người Hoa Chợ Lớn, Lý Long Thân liên lạc với trung tá Minh, là người của "Tổng đoàn trừ gian", nhờ Minh dàn xếp cho mình gặp tướng Kỳ. Hôm sau, Minh trả lời rằng ông Kỳ từ chối tiếp xúc với Lý Long Thân, đồng thời khuyên họ Lý đừng nghĩ đến chuyện hối lộ! Số tiền 200 triệu coi như mất trắng, chẳng biết rơi vào tay ai.
Các cuộc vận động của Hội Tam Hoàng
Tin Tạ Vinh bị bắt và sắp bị xử bắn lan đến cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông. Mặc dù Tạ Vinh không phải là thành viên của Hội Tam hoàng nhưng dẫu sao Vinh cũng là người Tiều. Hơn nữa trước sự cầu cứu của Tam hoàng Chợ Lớn, A Dảnh - người cầm đầu Tam hoàng Hồng Công quyết định vào cuộc.
Bằng cách liên lạc với Châu Trần Tọa, sống tại Sài Gòn nhưng là một đảng viên Quốc dân đảng thuộc loại có "số má" ở Đài Loan, Tọa được chính quyền miền Nam Việt Nam cho phép sinh hoạt trong chi bộ Quốc dân đảng Sài Gòn do Trần Y Linh, bí thư Đại sứ quán Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) tại Sài Gòn làm chi bộ trưởng, A Dảnh đề nghị Châu Trần Tọa dùng thế lực của Quốc dân đảng cứu Tạ Vinh. Theo A Dảnh, thời điểm này các chuyến bay thả biệt kích xâm nhập miền Bắc Việt Nam đều do phi công Đài Loan điều khiển, mà đa số phi công lại là đảng viên Quốc dân đảng nên việc dùng họ làm áp lực với tướng Kỳ xem ra khả thi.
Tuy nhiên, có một điều mà ông trùm Tam hoàng Hồng Kông không biết, đó là sau khi Mã Tuyên bị bắt rồi vào tù, Lý Long Thân đã bỏ ra 13 triệu đồng để bảo lãnh cho Châu Trần Tọa giữ chức vụ "mại bản" (compradore - tương tự như giám đốc phụ trách kinh doanh) tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Chức vụ này trước kia thuộc về… Mã Tuyên!
Thế nên sau vài lần hứa hẹn, Châu Trần Tọa trả lời rằng: "Khó lắm! Kế hoạch thả biệt kích do CIA chủ trì, và CIA làm việc thẳng với Tưởng Giới Thạch cũng như với tư lệnh không quân Đài Loan nên việc đem phi công ra để dọa Kỳ là việc không tưởng".
Song song với việc nhờ Châu Trần Tọa, A Dảnh cử một phó tướng của mình là Trương Sinh cấp tốc bay sang Sài Gòn. Nguyên ông này có một đứa con gái, lấy chồng là một sĩ quan Mỹ mà viên sĩ quan ấy lại đang làm việc trong Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Dảnh hy vọng qua ông bố vợ, chàng con rể sẽ tác động đến tướng Kỳ và vào phút 89, ông Kỳ sẽ ân xá cho Tạ Vinh rồi thay vào đó là một cái án tù có thời hạn.
Cùng với những động tác ấy, Tam hoàng Hồng Kông còn vận động cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông ký vào một bản kiến nghị, gửi Tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Đài Bắc, Đài Loan, gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa để phản đối bản án quá nặng. Bản kiến nghị yêu cầu tướng Kỳ phải chấp nhận cho Tạ Vinh được quyền nhờ luật sư biện hộ trước tòa, thậm chí còn đề nghị cho dẫn độ ông ta về Hồng Kông để xét xử với lý do ông ta là người Triều Châu (?!).
Lẽ tất nhiên tướng Kỳ thẳng thừng từ chối. Ông tuyên bố dứt khoát rằng Tạ Vinh phạm tội tại Việt Nam thì luật pháp Việt Nam sẽ xử, và xử ngay theo luật thời chiến chứ không chần chừ theo yêu cầu của nhiều thế lực...
Hành quyết
5 giờ ngày 14/3/1966, Tạ Vinh, Giám đốc Công ty Xuất nhập cảng Sui Hing, bị giải ra pháp trường cát vì các tội lũng đoạn nền kinh tế, đầu cơ tích trữ, chuyển ngân bất hợp pháp và hối lộ. Năm ấy ông ta vừa tròn 34 tuổi.
Trước đó, Tạ Vinh đã làm đơn kháng án, nhưng bị Tòa án Sài Gòn bác
đơn. Một bản tin của Hãng AP đánh đi từ Sài Gòn cho biết, quyết định bác
đơn do đích thân Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo.
Mặc dù được thông báo là cuộc xử tử sẽ diễn ra công khai nhưng người dân không thể đến gần pháp trường ngoại trừ các phóng viên. Cả một tiểu đoàn lính dù đã dựng hàng rào che chắn kín xung quanh. Rất nhiều cảnh sát, quân cảnh liên tục xua đuổi những ai tò mò. Một cảnh sát cho phóng viên Hãng AP biết do lo sợ cộng đồng người Hoa Chợ Lớn - chiếm 30% dân số Sài Gòn sẽ biểu tình nên mọi biện pháp an ninh buộc phải thắt chặt. Cả một khu vực rộng lớn kéo dài từ đầu đường Hàm Nghi - Huỳnh Thúc Kháng - Phạm Ngũ Lão - Trần Hưng Đạo, từ ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đến chợ Bến Thành, đường Lê Lợi bị cô lập hoàn toàn.
Được Tam hoàng Chợ Lớn báo cho biết trước, gia đình Tạ Vinh gồm vợ, 7 đứa con và 3 phụ nữ là họ hàng thân thuộc có mặt từ 4 giờ. Khi chiếc xe bít bùng chở Tạ Vinh đến nơi và khi thấy chồng mình trong bộ quần áo vest, sơ mi trắng, thắt cravat, chân đi giày da, mắt bị bịt kín bằng một mảnh vải đen, vợ Tạ Vinh vừa khóc vừa la hét, cố gắng vượt qua hàng rào kẽm gai nhưng đã bị cảnh sát kéo lại. Quá uất ức, bà ta quay sang chửi rủa đám cảnh sát.
5 giờ 10 phút, bản án được đọc và sau khi đã bị trói chặt vào cây cột dựng ngay phía trước những bao cát, bằng một thứ ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Triều Châu, Tạ Vinh thét lên với các phóng viên: "Tại sao các ông không nói ra sự thật". Phóng viên Hãng AP cho biết, tất cả các nhà báo chỉ nghe rõ câu đó, còn những câu sau thì không ai hiểu.
Đúng 5 giờ 30 phút, đội hành quyết gồm 10 người lính theo lệnh của viên chỉ huy đồng loạt bắn vào ngực Tạ Vinh. Thân hình ông ta nảy lên, co giật nhưng thay vì khuỵu xuống, Tạ Vinh vẫn đứng vững. Đến khi viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết bắn phát súng ân huệ vào thái dương thì ông ta mới chết hẳn, máu đỏ chảy thành dòng trên chiếc sơ mi trắng..
Rất nhanh chóng, xác Tạ Vinh được tháo ra khỏi cột và được đưa lên một chiếc xe có dấu chữ thập đỏ. Sau đó, xe chạy về Bệnh viện Triều Châu (nay là Bệnh viện An Bình) rồi giao cho gia đình ông ta mai táng.
Năm 2008, khi gặp ông Nguyễn Cao Kỳ tại khách sạn Sheraton trên đường Đông Du, quận 1, TP HCM, tôi có hỏi ông về chuyện Tạ Vinh nhưng ông lắc đầu: "Tôi đã viết trong hồi ký. Mà thôi, bỏ qua đi". Tôi hỏi thêm khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, ông có bị áp lực nào không thì ông gật: "Nhiều lắm, thậm chí tôi còn bị cho là sát máu, quân phiệt!".
Vũ Cao
Phiên tòa chớp nhoáng
Thế nhưng chuyện "bốc thăm" nếu có thì cũng chỉ là động tác giả của tướng Kỳ nhằm "rung cây nhát khỉ" bởi lẽ trước khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, "Tướng râu kẽm" đã có kết luận chính xác về các hành vi phạm tội của "xì thẩu" này. Tuy nhiên, tin vào thế lực của mình, những ông "vua không ngai" không những không hạ giá gạo, mà còn tăng lên 7,5 đồng/kg.
Vợ Tạ Vinh lao qua hàng rào kẽm gai để mong được gặp chồng. |
Lập tức, 5 người đứng đầu 5 bang hội người Hoa tổ chức họp khẩn cấp và biện pháp chữa cháy đầu tiên là phải hạ ngay giá gạo. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau buổi họp, gạo đang từ 7,5 đồng/kg xuống còn 4 đồng! Mặt khác, họ tìm cách "chạy" cho Tạ Vinh thoát khỏi pháp trường cát.
Thời điểm ấy, Mã Tuyên, người đứng đầu 5 bang hội người Hoa ở miền Nam và đồng thời cũng là thành viên cao cấp của Tam hoàng Chợ Lớn đang chịu án tù 3 năm vì lúc xảy ra đảo chính, ông ta đã cả gan chứa chấp anh em Diệm, Nhu trong nhà rồi sau đó, đưa cả hai sang ẩn náu tại Nhà thờ cha Tam ở cuối đường Trần Hưng Đạo, chưa kể ông ta còn đàm phán với một số tướng lĩnh nhằm giúp anh em Diệm, Nhu được ra nước ngoài tị nạn chính trị nhưng không ngờ lại bị lật kèo, dẫn đến cái chết của cả Diệm lẫn Nhu.
Dù vậy, Trần Thành - cũng là một chỉ huy cao cấp của Tam hoàng Chợ Lớn vẫn quyết định tham vấn ý kiến Mã Tuyên. Bằng cách đút lót cho viên sĩ quan trưởng trại quân lao Gò Vấp (là nơi giam giữ những quân nhân Việt Nam Cộng hòa đào ngũ, trộm cắp, cướp của giết người…), Trần Thành được phép vào tận buồng giam gặp Mã Tuyên. Trong cuộc trò chuyện, Mã Tuyên nói: "Bây giờ chỉ có Lý Long Thân là giúp được nhưng phải coi chừng. Nó là con dao hai lưỡi".
Mã Tuyên năm 1963 (ảnh trái) và năm 1993. |
Đến 8 giờ tối, Lý Long Thân gọi tài xế lấy chiếc xe hơi hiệu Traction màu đen, dặn đưa Mã Tuyên sang nhà một cơ sở ở Gia Định, đợi sáng sớm sẽ lên Tây Ninh rồi qua Campuchia. Thế nhưng, khi chiếc xe hơi vừa lăn bánh khỏi nhà Lý Long Thân chừng 300 mét thì một toán quân cảnh súng ống trên tay đã chờ sẵn bên lề đường. Vài phút sau đó, Mã Tuyên được đưa thẳng về quân lao Gò Vấp.
Để tránh tiếng phản bạn và tránh sự nghi ngờ trong cộng đồng người Hoa bởi lẽ Mã Tuyên bị bắt, nhưng tài xế chở ông ta lại được thả cho về ngay nên sáng 26-11-1963, Lý Long Thân gửi đơn đến Đô trưởng Sài Gòn xin bảo lãnh cho Mã Tuyên vào Bệnh viện Grall (nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2), chữa bệnh. Chẳng ai biết lá đơn ấy có kèm theo cái gì không nhưng ngày 28, Mã Tuyên được xe của quân lao Gò Vấp đưa vào Bệnh viện Grall.
Hai hôm sau, Lý Long Thân vào Bệnh viện Grall thăm Mã Tuyên nhưng Mã Tuyên cáo ốm, không tiếp. Sau đó, Mã Tuyên ra tòa, nhận cái án 3 năm tù giam vì "xúi giục tư thương gây rối loạn thị trường". Tất cả tài sản của ông ta bị sung công và bị đem ra bán đấu giá. Theo lệnh Trần Thành, Tam hoàng Chợ Lớn góp tiền mua lại số tài sản ấy rồi giao trả cho gia đình Mã Tuyên.
Thế nên, khi tiếp xúc với Lý Long Thân, các "xì thẩu" người Hoa đã chuẩn bị sẵn 200 triệu đồng để nhờ họ Lý cứu Tạ Vinh khỏi chết. Còn nếu nhược bằng không cứu được thì tìm cách thế mạng bằng một tù nhân nào đó, có vóc dáng tương tự như Tạ Vinh, chết thay. Bởi vậy sau này khi Tạ Vinh đã bị xử bắn, dân Sài Gòn vẫn còn đồn um lên rằng người chết không phải là Tạ Vinh!
Nhận 200 triệu của nhóm người Hoa Chợ Lớn, Lý Long Thân liên lạc với trung tá Minh, là người của "Tổng đoàn trừ gian", nhờ Minh dàn xếp cho mình gặp tướng Kỳ. Hôm sau, Minh trả lời rằng ông Kỳ từ chối tiếp xúc với Lý Long Thân, đồng thời khuyên họ Lý đừng nghĩ đến chuyện hối lộ! Số tiền 200 triệu coi như mất trắng, chẳng biết rơi vào tay ai.
Các cuộc vận động của Hội Tam Hoàng
Tin Tạ Vinh bị bắt và sắp bị xử bắn lan đến cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông. Mặc dù Tạ Vinh không phải là thành viên của Hội Tam hoàng nhưng dẫu sao Vinh cũng là người Tiều. Hơn nữa trước sự cầu cứu của Tam hoàng Chợ Lớn, A Dảnh - người cầm đầu Tam hoàng Hồng Công quyết định vào cuộc.
Bằng cách liên lạc với Châu Trần Tọa, sống tại Sài Gòn nhưng là một đảng viên Quốc dân đảng thuộc loại có "số má" ở Đài Loan, Tọa được chính quyền miền Nam Việt Nam cho phép sinh hoạt trong chi bộ Quốc dân đảng Sài Gòn do Trần Y Linh, bí thư Đại sứ quán Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) tại Sài Gòn làm chi bộ trưởng, A Dảnh đề nghị Châu Trần Tọa dùng thế lực của Quốc dân đảng cứu Tạ Vinh. Theo A Dảnh, thời điểm này các chuyến bay thả biệt kích xâm nhập miền Bắc Việt Nam đều do phi công Đài Loan điều khiển, mà đa số phi công lại là đảng viên Quốc dân đảng nên việc dùng họ làm áp lực với tướng Kỳ xem ra khả thi.
Tuy nhiên, có một điều mà ông trùm Tam hoàng Hồng Kông không biết, đó là sau khi Mã Tuyên bị bắt rồi vào tù, Lý Long Thân đã bỏ ra 13 triệu đồng để bảo lãnh cho Châu Trần Tọa giữ chức vụ "mại bản" (compradore - tương tự như giám đốc phụ trách kinh doanh) tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Chức vụ này trước kia thuộc về… Mã Tuyên!
Thế nên sau vài lần hứa hẹn, Châu Trần Tọa trả lời rằng: "Khó lắm! Kế hoạch thả biệt kích do CIA chủ trì, và CIA làm việc thẳng với Tưởng Giới Thạch cũng như với tư lệnh không quân Đài Loan nên việc đem phi công ra để dọa Kỳ là việc không tưởng".
Song song với việc nhờ Châu Trần Tọa, A Dảnh cử một phó tướng của mình là Trương Sinh cấp tốc bay sang Sài Gòn. Nguyên ông này có một đứa con gái, lấy chồng là một sĩ quan Mỹ mà viên sĩ quan ấy lại đang làm việc trong Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Dảnh hy vọng qua ông bố vợ, chàng con rể sẽ tác động đến tướng Kỳ và vào phút 89, ông Kỳ sẽ ân xá cho Tạ Vinh rồi thay vào đó là một cái án tù có thời hạn.
Cùng với những động tác ấy, Tam hoàng Hồng Kông còn vận động cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông ký vào một bản kiến nghị, gửi Tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Đài Bắc, Đài Loan, gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa để phản đối bản án quá nặng. Bản kiến nghị yêu cầu tướng Kỳ phải chấp nhận cho Tạ Vinh được quyền nhờ luật sư biện hộ trước tòa, thậm chí còn đề nghị cho dẫn độ ông ta về Hồng Kông để xét xử với lý do ông ta là người Triều Châu (?!).
Lẽ tất nhiên tướng Kỳ thẳng thừng từ chối. Ông tuyên bố dứt khoát rằng Tạ Vinh phạm tội tại Việt Nam thì luật pháp Việt Nam sẽ xử, và xử ngay theo luật thời chiến chứ không chần chừ theo yêu cầu của nhiều thế lực...
Hành quyết
5 giờ ngày 14/3/1966, Tạ Vinh, Giám đốc Công ty Xuất nhập cảng Sui Hing, bị giải ra pháp trường cát vì các tội lũng đoạn nền kinh tế, đầu cơ tích trữ, chuyển ngân bất hợp pháp và hối lộ. Năm ấy ông ta vừa tròn 34 tuổi.
Hãng thông tấn AP đưa tin về vụ xử bắn Tạ Vinh. |
Mặc dù được thông báo là cuộc xử tử sẽ diễn ra công khai nhưng người dân không thể đến gần pháp trường ngoại trừ các phóng viên. Cả một tiểu đoàn lính dù đã dựng hàng rào che chắn kín xung quanh. Rất nhiều cảnh sát, quân cảnh liên tục xua đuổi những ai tò mò. Một cảnh sát cho phóng viên Hãng AP biết do lo sợ cộng đồng người Hoa Chợ Lớn - chiếm 30% dân số Sài Gòn sẽ biểu tình nên mọi biện pháp an ninh buộc phải thắt chặt. Cả một khu vực rộng lớn kéo dài từ đầu đường Hàm Nghi - Huỳnh Thúc Kháng - Phạm Ngũ Lão - Trần Hưng Đạo, từ ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đến chợ Bến Thành, đường Lê Lợi bị cô lập hoàn toàn.
Được Tam hoàng Chợ Lớn báo cho biết trước, gia đình Tạ Vinh gồm vợ, 7 đứa con và 3 phụ nữ là họ hàng thân thuộc có mặt từ 4 giờ. Khi chiếc xe bít bùng chở Tạ Vinh đến nơi và khi thấy chồng mình trong bộ quần áo vest, sơ mi trắng, thắt cravat, chân đi giày da, mắt bị bịt kín bằng một mảnh vải đen, vợ Tạ Vinh vừa khóc vừa la hét, cố gắng vượt qua hàng rào kẽm gai nhưng đã bị cảnh sát kéo lại. Quá uất ức, bà ta quay sang chửi rủa đám cảnh sát.
5 giờ 10 phút, bản án được đọc và sau khi đã bị trói chặt vào cây cột dựng ngay phía trước những bao cát, bằng một thứ ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Triều Châu, Tạ Vinh thét lên với các phóng viên: "Tại sao các ông không nói ra sự thật". Phóng viên Hãng AP cho biết, tất cả các nhà báo chỉ nghe rõ câu đó, còn những câu sau thì không ai hiểu.
Đúng 5 giờ 30 phút, đội hành quyết gồm 10 người lính theo lệnh của viên chỉ huy đồng loạt bắn vào ngực Tạ Vinh. Thân hình ông ta nảy lên, co giật nhưng thay vì khuỵu xuống, Tạ Vinh vẫn đứng vững. Đến khi viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết bắn phát súng ân huệ vào thái dương thì ông ta mới chết hẳn, máu đỏ chảy thành dòng trên chiếc sơ mi trắng..
Rất nhanh chóng, xác Tạ Vinh được tháo ra khỏi cột và được đưa lên một chiếc xe có dấu chữ thập đỏ. Sau đó, xe chạy về Bệnh viện Triều Châu (nay là Bệnh viện An Bình) rồi giao cho gia đình ông ta mai táng.
Năm 2008, khi gặp ông Nguyễn Cao Kỳ tại khách sạn Sheraton trên đường Đông Du, quận 1, TP HCM, tôi có hỏi ông về chuyện Tạ Vinh nhưng ông lắc đầu: "Tôi đã viết trong hồi ký. Mà thôi, bỏ qua đi". Tôi hỏi thêm khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, ông có bị áp lực nào không thì ông gật: "Nhiều lắm, thậm chí tôi còn bị cho là sát máu, quân phiệt!".
Vũ Cao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét