Đôi dòng về tác giả Phaolô Cao Văn Luận (1908-1986).
Ông là một giáo sư, linh mục Công giáo, người tham gia sáng lập và là viện trưởng Viện Đại học Huế, là tác giả hồi ký Bên giòng lịch sử 1940-1965.
Ông sinh năm 1908, tại Hà Tĩnh, trong một gia đình Công giáo lâu đời. Thuở nhỏ tu học tại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Khoảng năm 1939, thụ phong linh mục, sau đó được cấp học bổng du học tại Đại học Sorbonne. Từ 1939 đến 1942 ông theo học Triết và Văn chương, đậu cử nhân năm 1942. Sau đó ông học ở trường Á Đông Sinh ngữ và tốt nghiệp ở trường này năm 1945.
Ông tập hợp các tổ chức sinh viên Việt Nam tại Pháp và các Việt kiều thành một hội duy nhất, lấy tên là Hội Liên hiệp những người Đông Dương tại Pháp (Fédération Des Indochinois de France), với vị chủ tịch đầu tiên là Trần Hữu Phương, cùng các hội viên sáng lập như nhà triết học Trần Đức Thảo, nhà sử học Phạm Huy Thông, hai anh em Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Xuân Nhị (em Hoàng Xuân Hãn).
Năm 1947, Cao Văn Luận về nước làm cha xứ tại một họ đạo ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Năm 1949, ông vào Huế dạy triết học tại trường Quốc học.
Ông có mối quan hệ xã hội sâu rộng trong và ngoài nước. Ông có đóng góp lớn cho xã hội qua việc thành lập 2 cơ sở giáo dục đại học tại Huế.
Năm 1957, theo đề xuất của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cao Văn Luận cùng một số trí thức miền Trung vận động thành lập Viện Đại học Huế và giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957 đến năm 1963. Sau đó ông tiếp tục vận động thành lập Đại học Y khoa Huế.
Tháng 8 năm 1963, Cao Văn Luận bị chính quyền Ngô Đình Diệm cách chức viện trưởng vì cho rằng ông không có biện pháp cứng rắn đối phó với sinh viên Phật giáo đấu tranh chống chế độ.
Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963, Cao Văn Luận quay lại làm viện trưởng Đại học Huế trong một thời gian ngắn từ 11/1963- 9/1964, sau đó ông giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn cho đến năm 1975.
Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1986 tại Hoa Kỳ.
Tôi trích đoạn viết về lần đầu tiên nước Pháp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Tiến quân ca được quân nhạc Pháp cử hành.
'' ... Ngày 1 tháng 6 năm 1946, đài phát thanh Pháp Á, và đài phát thanh Pháp loan tin Nam bộ tách
rời và thành lập chính phủ Nam kỳ tự trị, do ông bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Tôi và anh em Việt kiều thấy đau nhói trong tim, ngẩn ngơ trước cái tin khó tin. Điều mong ước của mọi người Việt Nam, sau độc lập, và kèm theo độc lập là thống nhất.
Tôi đã hiểu thế nào là sự nhục nhã của người Việt Nam phải chịu sự chia cắt, người Trung kỳ, Bắc kỳ vào Nam kỳ phải có thông hành. Có lẽ chính sự phản bội và sai lời này của người Pháp làm cho lộ trình của cụ Hồ đã không ghé Ba-Lê ngay như mọi người mong chờ mà ghé Biarritz. Tôi không hiểu có anh em Việt kiều nào có thể ra đón cụ Hồ ở phi trường Biarritz không, nhưng trong số người tôi quen biết thì không có ai đi.
Cụ Hồ ở lại Biarritz khá lâu. Ngày nào anh em Việt kiều cũng đến cho tôi hay một vài tin, phần lớn thuộc loại tin đồn. Một số trong các tin này nhắc đến sự chia xót, đau khổ của cụ Hồ, mô tả cụ như một con người anh hùng gặp vận bỉ, một cụ gì đang than khóc cho số phận đất nước.
Tôi không tin mà cũng chẳng ngờ chi, chỉ chờ đợi được gặp cụ Hồ, chờ đợi tình thế hiện rõ hơn. Trong khoảng thời gian này, một chính phủ mới được thành lập, chính phủ Bidault, thuộc đảng MRP.
Như tôi đã nói trước, đây là một chính phủ thực dân thực sự, mặc dầu trong chính phủ này có một vài Bộ trưởng cộng sản, hay thân cộng sản, như ông Charles Tillon, Bộ trưởng không quân. Tôi hiểu rõ cộng sản Pháp không sẵn sàng trao trả độc lập chân chính và toàn vẹn cho Việt Nam, như nhiều người mong. Cộng sản Pháp và thực dân Pháp vẫn có thể đi đôi với nhau không có chi mâu thuẫn. Sự chờ đợi của tôi và các anh em Việt kiều kéo dài gần cả tháng. Vào ngày 20-6-1946 chúng tôi hay tin cụ Hồ sẽ từ Biarritz lên Ba-Lê đúng sáng 22-6. Hầu hết anh em Việt kiều sinh viên, trí thức Việt Nam ở Ba-Lê đều tụ họp lại với nhau bàn chuyện lập phái đoàn đón rước cụ Hồ. Tôi được chọn cầm đầu phía những người Công giáo Việt Nam ở Pháp và các tu sĩ Việt Nam du học, vì tôi là Chủ tịch hội tu sĩ Việt Nam du học ở Pháp, gồm 30 tu sĩ, linh mục.
Việt kiều ở Ba-Lê lúc bấy giờ khá đông. Tôi được biết ngoài phái đoàn của chúng tôi, còn những phái đoàn Việt kiều khác, trong đó chẳng hạn có phái đoàn Việt kiều thợ thuyền, gồm những người cộng sản hay thân cộng sản, đi riêng.
Lúc chúng tôi đến phi trường Le Bourget thì nơi sân máy bay đậu đã dày đặc người. Phái đoàn Việt kiều của chúng tôi đứng nhập chung vào những phái đoàn Việt kiều khác, có phái đoàn chỉ gồm 15 người, có phái đoàn đến non trăm người. Có lẽ thấy phái đoàn chúng tôi có trật tự, lại gồm mấy linh mục, nên những người tổ chức lễ đón tiếp sắp cho chúng tôi đứng lên đầu.
Tôi nhận thấy chính phủ Pháp lần này đón tiếp cụ Hồ một cách long trọng. Tất cả mặt tiền phòng khách danh dự phi trường đều treo cờ Pháp chen kẽ. Có lính vệ binh và giàn kèn sắp hàng trước chúng tôi. Đứng riêng và xa trước mặt chúng tôi độ trăm thước, có phái đoàn chính phủ Pháp, trong đó tôi thấy vài tướng lãnh, bộ trưởng. Ông Moutet là bộ trưởng Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, hay bộ thuộc địa. Chúng tôi chờ non một tiếng đồng hồ thì nghe lính vệ binh cộng hòa và lính kèn hô chuẩn bị. Họ đứng nghiêm mà mọi người ngẩng mặt nhìn lên trời. Lúc bấy giờ số phi cơ lên xuống phi trường Bourget cũng không nhiều lắm. Chúng tôi nghe tiếng phi cơ nổ lớn dần, rồi một ohi cơ hai động cơ là là hạ cánh trên phi đạo, chậm chạp chạy về sân đậu trước mặt chúng tôi. Dàn kèn trổ bài quốc ca Việt Nam trước, bài Marseillaise sau. Tôi rơm rớm nước mắt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, trong đời tôi, tôi được chứng kiến một quốc trưởng Việt Nam được đón tiếp theo đúng nghi lễ ngoại giao. Cũng là lần đầu tiên tôi nghe bài quốc ca Việt Nam. Nhiều anh em Việt kiều quanh tôi sụt sịt khóc. Có những người Việt Nam sống ở Pháp lâu năm từ 1918 đến nay, hầu như quên tiếng Việt Nam, cũng không cầm được xúc động.Cụ Hồ xuất hiện, đứng yên trên cửa phi cơ. Tôi không hiểu nhờ đâu mà tôi biết được đó là cụ Hồ. Có lẽ nhờ dáng người đặc biệt của cụ, nhờ những mô tả trước đây chăng hoặc là nhờ cụ là người Việt Nam đầu tiên hiện lên trên bậc thang trước cửa phi cơ. Cụ Hồ đưa tay vẫy chào mọi người, rồi chậm rãi bước xuống. Sau cụ là ông Jean Sainteny, rồi đến các nhân vật Việt Nam mà tôi không biết rõ.
Phái đoàn chính phủ Pháp tiến ra tận chân thang máy bay chào đón cụ Hồ. Chúng tôi vẫn đứng yên, tuy nhiên có một vài đại diện Việt kiều ôm bó hoa bước ra, đi về phía cụ Hồ. Ánh mắt cụ Hồ sáng lên, nhìn vào đám Việt kiều, và tiến ngay đến phía mấy đại diện ôm bó hoa. Cụ Hồ có cử chỉ thân mật tự nhiên, cụ ôm bó hoa, và ôm luôn người tặng hoa, mắt chớp chớp như muốn khóc.
Tôi tin là cụ cảm động thật, chớ không phải nhờ tài đóng kịch. Cụ làm cái việc duyệt hàng quân danh dự rất nhanh, cho xong, rồi đi thẳng đến đám Việt kiều. Tôi không hiểu vì đâu mà cụ đến ngay trước mặt tôi trước tiên, rồi tiếp đến các cha bên cạnh. Cụ bận bộ quần áo kaki vàng sẫm màu, cổ cao và thẳng theo lối cổ áo lính Tàu. Cụ bắt tay tôi thật chặt, tươi cười.
Nguyễn Mạnh Hà theo sát sau cụ, giới thiệu một số Việt kiều với cụ. Cụ hẹn sẽ gặp lại tôi và anh em Việt kiều. Lúc nói chuyện với tôi, cụ Hồ có những cử chỉ mà tôi không quên được. Tôi bận áo chùng, ngoài khoác áo lạnh có hàng nút xuống tận chân. Cụ Hồ khi thì đặt tay lên vai tôi, khi mân mê những chiếc nút trước ngực tôi. Cụ nghe tôi nói tiếng Nghệ Tĩnh, cụ cũng nói toàn giọng Nghệ Tĩnh.
Ai mà không cảm động khi nghe tiếng nói quê hương mình, giọng nói làng mạc mình? Và tôi không cần chối là tôi đã cảm động thật tình, mặc dầu những câu chuyện trao đổi ngắn ngủi trên phi trường Bourget sáng 22-6 chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt... "
Ông là một giáo sư, linh mục Công giáo, người tham gia sáng lập và là viện trưởng Viện Đại học Huế, là tác giả hồi ký Bên giòng lịch sử 1940-1965.
Ông sinh năm 1908, tại Hà Tĩnh, trong một gia đình Công giáo lâu đời. Thuở nhỏ tu học tại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Khoảng năm 1939, thụ phong linh mục, sau đó được cấp học bổng du học tại Đại học Sorbonne. Từ 1939 đến 1942 ông theo học Triết và Văn chương, đậu cử nhân năm 1942. Sau đó ông học ở trường Á Đông Sinh ngữ và tốt nghiệp ở trường này năm 1945.
Ông tập hợp các tổ chức sinh viên Việt Nam tại Pháp và các Việt kiều thành một hội duy nhất, lấy tên là Hội Liên hiệp những người Đông Dương tại Pháp (Fédération Des Indochinois de France), với vị chủ tịch đầu tiên là Trần Hữu Phương, cùng các hội viên sáng lập như nhà triết học Trần Đức Thảo, nhà sử học Phạm Huy Thông, hai anh em Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Xuân Nhị (em Hoàng Xuân Hãn).
Năm 1947, Cao Văn Luận về nước làm cha xứ tại một họ đạo ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Năm 1949, ông vào Huế dạy triết học tại trường Quốc học.
Ông có mối quan hệ xã hội sâu rộng trong và ngoài nước. Ông có đóng góp lớn cho xã hội qua việc thành lập 2 cơ sở giáo dục đại học tại Huế.
Năm 1957, theo đề xuất của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cao Văn Luận cùng một số trí thức miền Trung vận động thành lập Viện Đại học Huế và giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957 đến năm 1963. Sau đó ông tiếp tục vận động thành lập Đại học Y khoa Huế.
Tháng 8 năm 1963, Cao Văn Luận bị chính quyền Ngô Đình Diệm cách chức viện trưởng vì cho rằng ông không có biện pháp cứng rắn đối phó với sinh viên Phật giáo đấu tranh chống chế độ.
Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963, Cao Văn Luận quay lại làm viện trưởng Đại học Huế trong một thời gian ngắn từ 11/1963- 9/1964, sau đó ông giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn cho đến năm 1975.
Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1986 tại Hoa Kỳ.
Tôi trích đoạn viết về lần đầu tiên nước Pháp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Tiến quân ca được quân nhạc Pháp cử hành.
'' ... Ngày 1 tháng 6 năm 1946, đài phát thanh Pháp Á, và đài phát thanh Pháp loan tin Nam bộ tách
rời và thành lập chính phủ Nam kỳ tự trị, do ông bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Tôi và anh em Việt kiều thấy đau nhói trong tim, ngẩn ngơ trước cái tin khó tin. Điều mong ước của mọi người Việt Nam, sau độc lập, và kèm theo độc lập là thống nhất.
Tôi đã hiểu thế nào là sự nhục nhã của người Việt Nam phải chịu sự chia cắt, người Trung kỳ, Bắc kỳ vào Nam kỳ phải có thông hành. Có lẽ chính sự phản bội và sai lời này của người Pháp làm cho lộ trình của cụ Hồ đã không ghé Ba-Lê ngay như mọi người mong chờ mà ghé Biarritz. Tôi không hiểu có anh em Việt kiều nào có thể ra đón cụ Hồ ở phi trường Biarritz không, nhưng trong số người tôi quen biết thì không có ai đi.
Cụ Hồ ở lại Biarritz khá lâu. Ngày nào anh em Việt kiều cũng đến cho tôi hay một vài tin, phần lớn thuộc loại tin đồn. Một số trong các tin này nhắc đến sự chia xót, đau khổ của cụ Hồ, mô tả cụ như một con người anh hùng gặp vận bỉ, một cụ gì đang than khóc cho số phận đất nước.
Tôi không tin mà cũng chẳng ngờ chi, chỉ chờ đợi được gặp cụ Hồ, chờ đợi tình thế hiện rõ hơn. Trong khoảng thời gian này, một chính phủ mới được thành lập, chính phủ Bidault, thuộc đảng MRP.
Như tôi đã nói trước, đây là một chính phủ thực dân thực sự, mặc dầu trong chính phủ này có một vài Bộ trưởng cộng sản, hay thân cộng sản, như ông Charles Tillon, Bộ trưởng không quân. Tôi hiểu rõ cộng sản Pháp không sẵn sàng trao trả độc lập chân chính và toàn vẹn cho Việt Nam, như nhiều người mong. Cộng sản Pháp và thực dân Pháp vẫn có thể đi đôi với nhau không có chi mâu thuẫn. Sự chờ đợi của tôi và các anh em Việt kiều kéo dài gần cả tháng. Vào ngày 20-6-1946 chúng tôi hay tin cụ Hồ sẽ từ Biarritz lên Ba-Lê đúng sáng 22-6. Hầu hết anh em Việt kiều sinh viên, trí thức Việt Nam ở Ba-Lê đều tụ họp lại với nhau bàn chuyện lập phái đoàn đón rước cụ Hồ. Tôi được chọn cầm đầu phía những người Công giáo Việt Nam ở Pháp và các tu sĩ Việt Nam du học, vì tôi là Chủ tịch hội tu sĩ Việt Nam du học ở Pháp, gồm 30 tu sĩ, linh mục.
Việt kiều ở Ba-Lê lúc bấy giờ khá đông. Tôi được biết ngoài phái đoàn của chúng tôi, còn những phái đoàn Việt kiều khác, trong đó chẳng hạn có phái đoàn Việt kiều thợ thuyền, gồm những người cộng sản hay thân cộng sản, đi riêng.
Lúc chúng tôi đến phi trường Le Bourget thì nơi sân máy bay đậu đã dày đặc người. Phái đoàn Việt kiều của chúng tôi đứng nhập chung vào những phái đoàn Việt kiều khác, có phái đoàn chỉ gồm 15 người, có phái đoàn đến non trăm người. Có lẽ thấy phái đoàn chúng tôi có trật tự, lại gồm mấy linh mục, nên những người tổ chức lễ đón tiếp sắp cho chúng tôi đứng lên đầu.
Tôi nhận thấy chính phủ Pháp lần này đón tiếp cụ Hồ một cách long trọng. Tất cả mặt tiền phòng khách danh dự phi trường đều treo cờ Pháp chen kẽ. Có lính vệ binh và giàn kèn sắp hàng trước chúng tôi. Đứng riêng và xa trước mặt chúng tôi độ trăm thước, có phái đoàn chính phủ Pháp, trong đó tôi thấy vài tướng lãnh, bộ trưởng. Ông Moutet là bộ trưởng Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, hay bộ thuộc địa. Chúng tôi chờ non một tiếng đồng hồ thì nghe lính vệ binh cộng hòa và lính kèn hô chuẩn bị. Họ đứng nghiêm mà mọi người ngẩng mặt nhìn lên trời. Lúc bấy giờ số phi cơ lên xuống phi trường Bourget cũng không nhiều lắm. Chúng tôi nghe tiếng phi cơ nổ lớn dần, rồi một ohi cơ hai động cơ là là hạ cánh trên phi đạo, chậm chạp chạy về sân đậu trước mặt chúng tôi. Dàn kèn trổ bài quốc ca Việt Nam trước, bài Marseillaise sau. Tôi rơm rớm nước mắt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, trong đời tôi, tôi được chứng kiến một quốc trưởng Việt Nam được đón tiếp theo đúng nghi lễ ngoại giao. Cũng là lần đầu tiên tôi nghe bài quốc ca Việt Nam. Nhiều anh em Việt kiều quanh tôi sụt sịt khóc. Có những người Việt Nam sống ở Pháp lâu năm từ 1918 đến nay, hầu như quên tiếng Việt Nam, cũng không cầm được xúc động.Cụ Hồ xuất hiện, đứng yên trên cửa phi cơ. Tôi không hiểu nhờ đâu mà tôi biết được đó là cụ Hồ. Có lẽ nhờ dáng người đặc biệt của cụ, nhờ những mô tả trước đây chăng hoặc là nhờ cụ là người Việt Nam đầu tiên hiện lên trên bậc thang trước cửa phi cơ. Cụ Hồ đưa tay vẫy chào mọi người, rồi chậm rãi bước xuống. Sau cụ là ông Jean Sainteny, rồi đến các nhân vật Việt Nam mà tôi không biết rõ.
Phái đoàn chính phủ Pháp tiến ra tận chân thang máy bay chào đón cụ Hồ. Chúng tôi vẫn đứng yên, tuy nhiên có một vài đại diện Việt kiều ôm bó hoa bước ra, đi về phía cụ Hồ. Ánh mắt cụ Hồ sáng lên, nhìn vào đám Việt kiều, và tiến ngay đến phía mấy đại diện ôm bó hoa. Cụ Hồ có cử chỉ thân mật tự nhiên, cụ ôm bó hoa, và ôm luôn người tặng hoa, mắt chớp chớp như muốn khóc.
Tôi tin là cụ cảm động thật, chớ không phải nhờ tài đóng kịch. Cụ làm cái việc duyệt hàng quân danh dự rất nhanh, cho xong, rồi đi thẳng đến đám Việt kiều. Tôi không hiểu vì đâu mà cụ đến ngay trước mặt tôi trước tiên, rồi tiếp đến các cha bên cạnh. Cụ bận bộ quần áo kaki vàng sẫm màu, cổ cao và thẳng theo lối cổ áo lính Tàu. Cụ bắt tay tôi thật chặt, tươi cười.
Nguyễn Mạnh Hà theo sát sau cụ, giới thiệu một số Việt kiều với cụ. Cụ hẹn sẽ gặp lại tôi và anh em Việt kiều. Lúc nói chuyện với tôi, cụ Hồ có những cử chỉ mà tôi không quên được. Tôi bận áo chùng, ngoài khoác áo lạnh có hàng nút xuống tận chân. Cụ Hồ khi thì đặt tay lên vai tôi, khi mân mê những chiếc nút trước ngực tôi. Cụ nghe tôi nói tiếng Nghệ Tĩnh, cụ cũng nói toàn giọng Nghệ Tĩnh.
Ai mà không cảm động khi nghe tiếng nói quê hương mình, giọng nói làng mạc mình? Và tôi không cần chối là tôi đã cảm động thật tình, mặc dầu những câu chuyện trao đổi ngắn ngủi trên phi trường Bourget sáng 22-6 chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt... "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét