6 tháng 10, 2014

Đại Úy OSS Ray Grelecki kể về ngày 2/9/1945

Bối cảnh trước 8/1945:
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh Pháp. Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại xé hòa ước 1884 và tuyên bố Việt Nam độc lập đồng thời chấp thuận cùng Nhật nằm trong khối Đại Đông Á. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập 17/4/1945 gồm những thành phần trí thức yêu nước. Chính phủ thực hiện những chương trình đáng kể trong giai đoạn nắm quyền: sửa đổi hành chánh, hợp nhất hai chính quyền bảo hộ và Nam triều, thay thế công chức Pháp bằng công chức Việt, ra lệnh dạy tiếng Việt tại các trường trung tiểu học, dự định thống nhất luật pháp ba kỳ để tránh lạm quyền về hành chánh và tư pháp, tổ chức đoàn Thanh Niên Tiền Phong, chiến dịch chống nạn đói tại miền Bắc (Việt Sử A/B, nxb Trường Thi, Saigon, 1974).
Sau vụ 2 trái bom nguyên tử Mỹ thả tại Hiroshima và Nagasaki vào đầu 8/1945, miền Bắc Việt Nam rơi vào một lỗ hổng chính trị (political vacuum). Việt Minh lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh(HCM) lợi dụng tình thế và cướp chính phủ Trần Trọng Kim vào 17/8/1945 và sau đó làm cuộc tập họp lớn hơn vào 19/8/1945 tuyên bố cướp chính quyền.
Đại sứ Pháp Jean Sainteny được máy bay Mỹ đưa tới Hà Nội vào 22/8/1945 cùng với một số người trong cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ, trong đó có chỉ huy trưởng Archimedes Patti. Nước Pháp bị kiệt quệ sau vụ quân Đức chiếm đóng. Sainteny phải dựa vào sự giúp đỡ của người Mỹ.
Captain Ray Grelecki kể lại những điều xảy ra khi vừa tới Hà Nội. Những cán bộ Việt Minh đã vui mừng tiếp đón ông một cách thân mật. Đại diện cao cấp OSS ở miền Bắc là Archimedes Patti, trong Nam ông Peter Dewey. Các ông chỉ huy OSS thì được nhận xét là còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm, không hiểu nhiều về tình hình Đông Dương nên đã có những hành động làm lợi cho HCM. Tuy nhiên, sau này khi Patti viết cuốn Why Vietnam và trả lời phỏng vấn ông đã đưa ra cách nhìn khá sáng tỏ mà trước đó ông rất ác cảm với người Pháp.
Phe HCM đã vận động ráo riết, nhất là với Patti, để mong Hoa Kỳ công nhận khi tập đoàn ra mắt chính phủ VNDCCH. Ngày 26/8/1945, một phái đoàn hướng dẫn bởi Võ Nguyên Giáp kéo nhau tới tư thất ông Patti để kéo ông hợp tác bằng cách trỗ cờ và quốc ca Hoa Kỳ. Xin xem những tấm hình được chụp. Hơn nữa, người miền Bắc ngay lúc đó đang ngưỡng mộ Hoa Kỳ, một cường quốc giàu có thắng thế chiến thứ 2, dẹp bọn phát xít Nhật.
Người Mỹ tới Hà Nội 1945 nhìn thấy nạn đói (Uncle Ho Uncle Sam)
(Why Vietnam, page 234)
Đám đông vĩ đại ngày 2/9/1945 tại sân Ba Đình,  có người Mỹ tham dự cùng đứng trên khán đài với CT HCM. 
Có một nhóm nhỏ thuộc OSS đứng dưới cùng đám đông ngày  2/9, trong đó có Patti và Grelecki. Máy bay Mỹ thì lượn qua lại để quan sát. 
Vào 3/1945 khi HCM gặp viên chức OSS Charles Fenn để nhờ giới thiệu gặp tướng Mỹ Claire Chennault để xin hình, ông Fenn đã nghe ngóng tin rằng HCM là cộng sản, nên hỏi HCM có phải là cộng sản không thì Hồ trả lời không, và Hồ cũng từ chối nếu ai nói Hồ chống Pháp.
Tình báo Mỹ đã có những làm việc với HCM sau vụ trung úy phi công Mỹ, Rudolph Shaw, đáp xuống vùng Việt Minh khi máy bay bị hỏng vào 11/11/1944. Trước đó vào 8/1942 khi HCM bị phe Tưởng Giới Thạch bắt giam, ông Gauss là đại sứ tại Chungking đã thông báo Bộ Ngoại Giao để điều tra về HCM.
The American also knew about Ho, and had done so since the autumn of 1942, long before his release from the imprisonment – Người Mỹ cũng đã biết về ông Hồ từ mùa thu năm 1942, thời gian dài trước khi ông ta được thả ra từ trại giam (Britain in Vietnam, Peter Neville, 2007, page 49).
Tổng thống Truman nhận thấy rõ mối đe dọa cộng sản ở Âu Châu và Đông Dương. Hội nghị Potsdam hồi tháng 7 đã cho thấy sự hỗ trợ ngầm của Hoa Kỳ cho Pháp tái chiếm dù chưa hoàn toàn chính thức.
Ngày 2/9/1945, CT HCM đọc những lời của Thomas Jefferson trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ 1776, mà trước đó vài ngày Hồ đã nhờ ông Patti kiểm duyệt xem có nên đọc hay không. 
Khi trên sân khấu khán đài diễn ra màn ca ngợi Mỹ thì dưới đám đông những toán diễn hành trong sắc phục lần lượt lướt qua lướt lại trước mặt vài người Mỹ này. Không những một vài lần mà nhiều lần như vậy, đến mức ông Grelecki phải bực mình. Ông biết Việt Minh nhìn các ông như là biểu tượng đại diện cho Hoa Kỳ nên đặc biệt gây sự chú ý cho người xem phim. 
(Uncle Ho, Uncle Sam)
Grelecki: People were coming from jungle, from country…Here we were symbolically a few American. They went over and over…Who else would they want reviewing the parade? I am American and captain Patti an American. Symbolically I represented my country.
Hội nghị Potsdam xảy ra từ 17/7/1945 -2/8/1945 cho phép Pháp với con số 62 ngàn quân vào Đông Dương. Tướng Anh Douglas Gracey trách nhiệm giải giới tàn quân Nhật tại miền Nam. Sau khi mở cỗng nhà tù cho quân Pháp ra (bị Nhật nhốt) thì sau đó 23/9/1945 đã có một trận tấn công lớn của quân Pháp đối với Việt cộng tại Saigon. Sự kiện này được cho thấy tướng Gracey đã giúp Pháp thực hiện.
Đại Úy Grelecki chỉ là một viên sĩ quan tầm thường như ông đã nói. Kiến thức về cộng sản nói chung thời đó người trẻ như Grelecki và Patti còn giới hạn. Ông kể khi trở về Hoa Kỳ, ông có tới trình diện tại War Department cùng với những tường trình (reports). Một viên chức tại đây gọi ông là “con” (son) với ngụ ý là rất còn non kém – Son, you don’t understand the big picture!
Grelecki được chỉ dẫn và nhìn thấy những tài liệu mà thế giới cộng sản đang rao truyền: kế hoạch của cộng sản về sự tấn chiếm xâm lăng (communist blueprint for conquest), những mạng lưới chằng chịt hăm dọa sẽ tiêu diệt nước Hoa Kỳ (Vast networks throughout the free world threatened to destroy the United States)…
(Uncle Ho Uncle Sam)
Bùi Diễm: It was difficult for us to accept it. We never thought that the French could come back parading on the street of Hanoi – Rất là khó cho chúng tôi chấp nhận việc này. Chúng tôi đã không bao giờ nghĩ rằng người Pháp có thể trở lại với đoàn quân phô trương trên đường phố Hà Nội.

Người dân  ngỡ ngàng đứng trong nhà nhìn ra đoàn quân Pháp trên đường phố Hà Nội (Uncle Ho Uncle Sam)
CT HCM và Võ Nguyên Giáp tiếp về Hà Nội ngay sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. (HCM a Biography, documentary film, 1966, Walter Cronkite)
--------------------------------------------
Sources: Uncle Ho Uncle Sam, documentary film,1998, BBC; Ho Chi Minh A Biography, documentary film, 1966, Walter Cronkite; Britain in Vietnam, 2007, Peter Neville; Why Vietnam, 1980, Archimedes Patti; Việt Sử 12A/B, nxb Trường Thi, 1974, Saigon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét