Soldiers Never Lose
Người dân Mỹ biết taị sao họ tham chiến ở Pearl Harbor năm 1941, ở Triều Tiên năm 1950. Nhưng hình như họ không hiểu tại sao xứ họ lún vào “vũng lầy” chiến tranh Việt Nam từ 1954 đến 1975. Từ chiến trường Việt Nam xa xôi, quan tài liên tiếp trở về. Khi nốt nhạc chiêu hồn còn đang lơ lửng, bên nấm mồ phủ hoa và lá cờ đầy kịch tính, gia đình tử sĩ giật mình “Sự thật ở đâu? Người anh hùng không toàn thây kia nằm xuống cho ai?” Tướng McArthur nói “Old soldiers never die; they just fade away/Người lính già không chết; họ chỉ nhạt dần đi”. Có lẽ phải thêm “Soldiers never lose, but are betrayed/ Người lính không bao giờ thua trận/họ chỉ bị phản bội”.
Cựu quân nhân Việt Mỹ giống nhau một điểm: ồn ào nhận thua trận mà quên rằng:
Chỉ cấp lãnh đạo mới thua trận!
Chỉ cấp lãnh đạo mới phản bội!
Nhưng cấp lãnh đạo chiến tranh Việt Nam là ai?
Lúc người dân Mỹ khám phá ra rằng khi chấp nhận chiến tranh thì phải chấp nhận hy sinh nhưng Hồng Y Spellman chỉ muốn ngườì “hy sinh’ cho ngài, họ bắt đầu biểu tình trưóc nhà thờ St. Patrick và tư dinh của ngài ở New York. Lần đầu tiên tên một hồng y được đặt tên cho cuộc chiến, “Spellman’s War.” Những bài viết cay đắng về ngài khá nhiều. Có một điều người dân Mỹ “cay đắng” về cuộc chiến Việt Nam: đang từ một dân tộc anh hùng kiểu “vì dân diệt bạo”, họ trỏ thành hiếu chiến hiếu sát, trong khi đó, Vatican được tiếng là rao giảng hoà bình. Ý kiến của một cựu chiến binh “Hơn 58,000 lính Mỹ không biết rằng họ chết ở Việt Nam cho Giáo Hội Ki-tô. Không đi lính, thì đi tù 5 năm. Biết vậy, tôi không đăng lính năm 1968. Tôi sẽ đi biểu tình chống chiến tranh và ngồi tù trong danh dự để thách đố nhũng láo khoét của chính phủ về tình hình VN.” (1)
Bức tường lưu niệm ở Washington DC dài 493.5 feet ghi tên các quân nhân Hoa kỳ tử trận ở Việt Nam
Điều đau của quân nhân Mỹ-Việt, từ tướng cho đến quân trong cuộc chiến Việt Nam: đào ngũ thì bị tù, muốn đánh cũng không đuợc, muốn thua cũng không xong, muốn thắng lại càng khó! Chết uổng đời, sống bị phỉ nhổ! Khi siêu quyền lực muốn kéo dài chiến tranh để tiêu thụ võ khí, thì xác người chỉ là con số, Việt Nam là nấm mồ, chôn ai không cần biết.
Trong 28 năm làm hồng y, hồng y Spellman trực tiếp can dự vào cuộc chiến Việt Nam suốt 13 năm - từ 1954 đến 1967. Tuy có tới hơn ba triệu Người Việt-Mỹ chết “Cho Ngài, Do Ngài và Vì Ngài”, mặc dù tên tuổi của ngài hình như còn rất xa lạ với người mình, ngoại trừ một số du học sinh ở Úc, Mỹ… những năm 1960, bật TV lên là thấy ngài.
Nhưng hồng y Spellman là ai?
Truyền thông Hoa Kỳ ghi chép đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp hồng y Spellman (1889-1967). Quan điểm của những tác giả độc lập này khá khách quan, khi chỉ muốn tìm ra “sự thật”, tìm ra “mục tiêu tối thưọng” cuả sự việc. Họ không tìm cách bào chữa/tâng bốc/đạp đổ nhân vật, mà chỉ phân tích mục tiêu cho cho ra lẽ. Tác giả Avro Manhatttan còn cẩn thận viết “Đề cập đến “giáo hội Ki-Tô” cuốn sách của tôi không nhắm đến những tín đồ thuần thành, không biết chút xíu gì về những âm mưu toan tính nói trên, chỉ nói đến giới lãnh đạo cao cấp ở Vatican và những tu sĩ Dòng Tên”.
Bài viết này chỉ nhặt những chi tiết có liên quan xa gần tới chiến tranh Việt Nam, còn những sự việc khác như ngài là người đồng tính (homosexual), chiếm giải quán quân trong việc phát triển giáo hội qua việc xây dựng trường học Công giáo trên toàn thế giới, thành công vượt bực trong kinh doanh “Knights of Malta”, thiết lập Ratlines giúp đám Nazis Đức Quốc Xã chạy trốn, thành tích quậy phá các xứ Trung Mỹ…không liên quan gì đến vận mệnh ngườì Việt cả.
Có thể nói đường hoạn lộ cuả ngài thẳng băng như một cây thước kẻ.
1. Về tôn giáo:
Năm 1911, chủng sinh Spellman/dòng Jesuits (tức dòng Tên), 22 tưổi tu học ở Rome được hân hạnh kết bạn rất thân với Hồng Y Eugenio Pacelli. Hồng y gọi yêu cậu là “Frank hay Franny”. Trong 7 năm, hồng y Pacelli đi khắp thế giới đều mang Frank theo, từ leo núi Alps đến bãi biển Hy Lạp. Tháng 7-1932, Frank đưọc phong làm giám mục giáo phận Boston, thủ đô tiểu bang Massachusetts. Chính hồng y Pacelli, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao, tấn phong cho Frank trong một buổi lễ trọng thể cử hành ở đền thờ Thánh Phêrô/St. Peter’s Basilica ở Vatican, Frank mặc aó lễ màu vàng chói mà hồng y Pacelli mặc năm xưa. Lần đầu tiên một giám mục Hoa Kỳ được hân hạnh này, giáo dân Boston nở nang mặt mũi.
Tháng 3-1939, hồng y Pacelli được bầu làm gíao hòang Pius XII. Đúng tám tuần lễ sau, giáo hoàng Pius XII phong cho Spellman làm tổng giám mục New York, giáo phận giầu có nhất Hoa Kỳ. 20 năm sau, hồng y Spellman biến New York thành giáo phận giầu nhất thế gìới. Cùng năm 1939, Spellman đuợc phong chức tổng tuyên úy quân đội: cái vé tối danh dự đặt giám mục Spellman trên đỉnh mạng lưói siêu quyền lực gồm siêu quí tộc/tài phiệt/chính trị/tình báo/quân sự liên quốc gia có tên Sovereign Military Order of Malta, viết tắt SMOM, hội viên phải được giáo hoàng sắc phong. Nội cái tên không thôi đã nói lên mục đích của SMOM.
Năm 1946, giáo hoàng Pius XII phong Spellman chức hồng y. Không cần mọc cánh, ngài trở thành “thiên thần” giữa Vatican và bộ ngọai giao Mỹ. Ở Mỹ, người ta linh đình chúc tụng ngài là American Pope/Giáo Hoàng Hoa Kỳ. Ở Vatican, Người ta gọi ngài là Cardinal Moneybags/Hồng Y Túi Tiền. Ngôi thánh đường Patrick ngài ngự đuợc gọị chệch đi là “Come-on-wealth Avenue/Đaị lộ Của Cải Nhào Vô” (thay vì “Commonwealth”), trở thành thời thượng. Ngài làm lễ cưới cho Edward Kennedy ở đó.
2. Quyền lực:
Đóng góp tài chánh của hồng y Spellman cho Vatican, tình bạn với Giáo hoàng Pius XII, vị trí chót vót trên đỉnh SMOM, quyền lực Spellman hầu như vô tận không ai dám đụng. Bạn của ngài nằm trong danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ 20. Ngài giới thiệu với giáo hoàng Pius XII hàng loạt các nhà cự phú, biến họ thành quí tộc Hiệp sĩ Malta, không ai dám đụng tới. Hốt tiền chỗ này bỏ chỗ kia khéo léo như một bà chủ hụi, dưới bàn tay Spellman mọi việc trôi êm. Thay vì nộp tiền niên liễm cuả Knights of Malta- Hiệp sĩ Malta vào tổng hành dinh SMOM ở Rome, Spellman chuyển tiền đó vào tài khoản riêng cuả hồng y Nicola Canali (1939-1961) bộ trưỏng bộ ngoại giao Vatican. Vài câu hỏi yếu ớt vang lên, ngài không bận tâm trả lời. Báo nào xa gần hơi “ tiêu cực” về ngài, ngài cho lệnh các cửa hàng sang trọng khu Sak Fifth Avenue rút hết quảng cáo liền một khi. Thương xá Sak Fifth/New York chỉ là một tài sản khiêm nhường của ngài, cũng như tổng giám mục Ngô Đình Thục là chủ thương xá Tax/Saigon.
Hồng y Spellman giúp Vatican 1 triệu đô la tài trợ Công đồng Vatican II nhưng ngài không hơi sức nào bầu bạn với nhũng kẻ nghèo khó. Tháng 3/1949, hai trăm phu đào huyệt nghĩa trang Calgary - rộng 500 mẫu mà ngài là chủ nhân - đòi tăng lương 20% từ 59.40 lên 71.40 $USD (một tuần). Ngài không chấp nhận, ngày mím môi bắt các chủng sinh nhà thờ St. Patrick thay thế, đào huyệt chôn 1020 quan tài xếp lớp (2). Ngài đổ cho cái đám cùng khổ ấy là bọn… cộng sản. Mấy người vợ nghèo khổ của đám phu đào huyệt mếu máo phân trần “Chồng tôi chỉ muốn tăng lương, không biết cộng sản là gì”.
3. Về chính trị:
Hồng y Spellman đìều khiển thế giớí bằng điện thoại. Ngài cho hay trước sẽ không ai viết được tiểu sử ngài, vì sẽ không bao giờ có dấu vết chứng từ. Ngài là cố vấn của năm đời tổng thống Mỹ từ 1933 đến 1967, từ Roosevelt, Truman, Eisenhower, Kennedy đến Johnson. Ngài là bạn thân với tưóng William Donovan - xếp sòng OSS, tiền thân CIA. Donovan chỉ định Allen Dulles nối ngôi CIA, nên hai anh em nhà Dulles, bộ trưởng ngoại giao và giám đốc CIA, cũng dưới tay ngài.
Một trong những người bạn danh giá là đại gia Joseph Kennedy, thân phụ của thượng nghị sĩ trẻ tuổi John Kennedy/tiểu bang nhà, Mass. Năm 1935, taì sản ông Kennedy đã lên tới $180 triệu đô la, khoảng 3 tỷ bây giờ.
Sau thế chiến II, một trong những chiến lược của Vatican trong việc ngăn chặn cộng sản bằng cách ủng hộ các ứng viên phe Dân Chủ Ki-Tô giáo. Đang khi Vatican muốn có một tổng thống Ki-tô ở tòa Bạch Ốc, đúng lúc Joseph Kennedy muốn John Kennedy làm tổng thống. Giáo hoàng Pius XII gưỉ bác sĩ riêng Riccardo Galeazzi đến gặp Spellman và Joseph Kennedy để thương lượng. Có tiền mua chức tổng thống dễ như mua bắp rang.
Những yếu tố trên chín mùi cùng lúc, Spellman dựa vào Vatican dựng lên hai tổng thống Ki-tô dân chủ đầu tiên: John F. Kennedy ở Washington D.C cũng như Ngô Đình Diệm trước đó ở Saigon.
Tài liệu ngoại quốc không có những chi tiết như trong bài viết “Có phải Hoa Thịnh Đốn Đã Đưa Ông Diệm Về Làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hoà VN” cuả Linh mục An-Tôn Trần Văn Kiệm (3). LM là người duy nhất ở gần ông Ngô Đình Diệm trong hơn hai năm ông Diệm ở Mỹ, Theo Linh mục, có ba người đưọc hồng y Spellman bảo trợ, nhận làm con nuôi: hai linh mục Trần Văn Kiệm-Nguyễn Đức Quý và ông Ngô Đình Diệm.
(Ghi chú: ông Ngô Đình Diệm có tới ba vị “cha nuôi” oai quyền một cõi: thượng thư Nguyễn Hữu Bài, Hồng y Spellman và trùm CIA Allen Dulles)
Năm 1951, đang ở New York, Linh mục Trần Văn Kiệm, được điện tín từ Âu châu ra đón tổng giám mục Ngô Đình Thục và em là Ngô Đình Diệm taị phi trường Idlewild (phi trường Kennedy bây giờ). Sau đó Hồng y Spellman gửi ông Diệm trú taị nhà dòng các linh mục Maryknoll, New Jersey. Tuy đuợc Hồng y Spellman giầu có bảo trợ, ông Diệm không đưọc Hồng y cho đồng xu nào. Suốt hai năm, chỉ một mình Linh mục Kiệm thăm viếng, bao biện việc di chuyển, kể cả thuê khách sạn cho ông tiếp khách vì biết ông rất thanh bạch. Cho đến tháng 6/1953, ngày ông từ giã Hoa Kỳ qua Pháp gặp hoàng đế Bảo Đại trước khi về VN nhận chức thủ tướng, Linh mục M Trần Văn Kiệm và năm người bạn còn chạy mua vội cho ông chiếc cà vạt màu xanh.
Tuy vậy, theo linh mục Trần Văn Kiệm, mãi đến giữa năm 1953, chính giới Mỹ chẳng biết gì về ông Ngô. LM T.V.Kiệm viết:
-”Có lần chính khách Mỹ phàn nàn với tôi: linh mục đề cao tư cách lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm, và cả Đức Cha Ngô Đình Thục cũng làm như thế, nhưng chúng tôi cần thêm chứng nhân, vì Đức Cha Thục là anh đề cao em thì có chi là lạ”.
-”Mãi tới gần một tháng sau khi trận Điện Biên phủ nổ lớn ngày 13 tháng 3 năm 1954 (thất thủ ngày 26 tháng 6) (*) và có lẽ cũng vì nghe lời Đức Hồng y Francis Spellman kêu gọi, ngày mùng 7 tháng tư năm 1954 tổng thống Eisenhower mới lên tiếng cảnh giác, khi ông xướng lên chủ thuyết Domino : “Nếu Việt Nam sụp đổ trước sức tấn công Cộng sản quốc tế với Liên Xô và Trung hoa yểm trợ Hà nội, thì mấy nước ở Đông Nam Á sẽ khó mà đứng vững được”.
Hồng Y Spellman Dựng nên Đệ Nhất Cộng Hòa VN
Một chân ở điện Capitol, một chân ở Vatican, hồng y Spellman ảnh hưởng cả tổng thống Mỹ, sai khiến được trùm CIA, hoạch định chính sách cho bộ ngoại giao, nên ngài yên chí sẽ được bầu làm giáo hoàng ở Vatican khi bạn thân ngài là giáo hoàng Pius XII qua đời. Không ngờ, ngày 28-10-1958, người đựợc bầu là Hồng Y Angelo Roncalli, tức Giáo hoàng John XXIII. Hồng y Spellman giận lắm, nhiếc sau lưng ông: “Ông ta đâu xứng làm Giáo Hòang, Ổng đáng đi bán chuối/He’s no Pope. He should be selling bananas”.
Hồng y Spellman có vẻ như lập laị câu nói cuả Cesar “Veni, Vidi, Vici”. Những năm 1950, chính khách Mỹ nói về châu Á còn lọng cọng dở bản đồ, Spellman đã đi qua cả rồi. Năm 1948, ngài đỡ đầu cho linh mục Fulton Green qua Australia đọc diễn văn tại nhà thờ St. Mary’s ở Sydney. Spellman ghé Singapore và Bangkok, bay ngang Angkor Wat. Trên đường trở về Mỹ, trứơc khi bay qua Canton và Hongkong, ngài "tiện chân" ghé Saigon. Tổng giám mục Saigon người Pháp Jean Cassaigne có mời tổng giám mục Vĩnh-Long Ngô Đình Thục trong buổi tiếp đón ngày 25-5-1948: từ buổi “tiện chân” định mệnh này, số phận cuả dòng họ Ngô-Đình đã an bài.
Giới học thuật Mỹ - tôn giáo, chính trị, truyền thông, giáo dục - đồng ý dứt khóat 100% về vai trò của Hồng Y Spellman trong việc dựng lên tổng thống Ngô Đình Diệm. Xin chỉ giới hạn vào bốn tác giả mà sách của họ đã được thử thách với thờì gian. Trong số bốn Người này, hai là linh mục Ki-tô giáo:
- Theo Wilson D Miscamlble, giáo sư môn sử/đaị học Notre Dame/Indiana, trong bài viết “Francis Cardinal Spellman and Spellman’s War” (4), lý do người Mỹ nhúng tay vào chiến tranh VN bắt nguồn từ ChiếnTranh Lạnh kéo dài từ châu Âu. Dướiảnh hưởng vô cùng to lớn của Spellman, chính giới Mỹ đều tin tưởng rằng sự bành trướng của khối Cộng Sản Liên Sô và đồng minh của họ, Bắc VN, là mối đe dọa trực tiếp nước Mỹ.
- “The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman” (5), tác giả John Cooney (cây bút cuả Wall Street Journal) viết: “Nếu không có Spellman ủng hộ Ngô ĐìnhDiệm hồi 1950, chắc chắn không có chính phủ miền Nam Việt Nam.” Cooney dành 18 trang riêng về Spellman và Việt Nam. Tờ Church & State phê bình “dẫn chứng kỹ càng, tất cả người Mỹ nên đọc và học hỏi”
- “An American Requiem/Kinh Cầu Hồn Nước Mỹ”(6), tự truyện, tác giả James Carroll có bố là trung tá tình báo Pentagon: chuyên viên tìm toạ độ để ném bom ở Việt Nam, mẹ lại là bạn thân cuả hồng y Spellman. Ông viết “Chiến tranh VN bắt đầu từ Spellman”, sách-bán-chạy nhất 1960-70, đoạt National Book Award for Non-Fiction (1996), giải thưởng cao quí nhất cuả văn học Mỹ. Carroll dành nguyên chương 8, “Holy War/Cuộc Chiến Thần Thánh” cho chiến tranh Việt Nam.
- Theo linh mục Martin Malachi: Spellman dấn thân vào Việt Nam là theo ý muốn của Giáo Hoàng Pius XII: muốn người Mỹ đưa ông Ngô Đình Diệm lên vì ảnh hưởng của tổng giám mục Ngô Đình Thục (7).
(Ghi chú: Linh mục Malachi, giáo sư Giáo hoàng Học Viện Vatican (Pontifical Biblical Institute) từ 1958 đến 1964, cùng thờì điểm chìến tranh Việt Nam. Ông là phụ tá, thư ký riêng, thông dịch viên cho hồng y Augustin Bea/dòng Jesuit và cho Giáo hoàng John XXIII. Ông ở cùng dinh vơí giáo hoàng John XXIII, được giao phó nhiều việc “nhậy cảm. Là linh mục dòng Jesuits (dòng Tên) trong 25 năm, năm 1965 ông xin chấm dứt ơn kêu goị, nghiã là ra khỏi dòng Jesuits. Ông qua New York, sống lang thang làm bồi bàn, tài xế taxi, rửa chén. Hai năm sau ông bắt đầu kiếm ăn bằng viết sách. Cuốn nổi tiếng nhất: “The Jesuits: The Society of Jesus and the Betrayal of the Roman Catholic Church/ Dòng Jesuit và Sự Phản Bội Của Giáo Hội La Mã”).
(Cả ba cuốn The American Pope, An American Requiem, The Jesuits đều có trên amazon.com.)
Có thể tóm tắt: đưọc các nhân vật tối cao cuả lập pháp, tư pháp, tình báo, taì phiệt và tôn giáo Hoa Kỳ đã nâng đỡ con đường hoạn lộ cuả ông quan Á Châu Ngô Đình Diệm giống như truyện cổ tích Cô Bé Lọ Lem, ngọai trừ đoạn cuối.
1. 1951: taị New York, Hồng Y Spellman giới thiệu ông quan-tự lưu vong-Ngô Đình Diệm với chính giới Mỹ, gồm thượng nghị sĩ Michael Mansfield, thẩm phán tối cao pháp viện William O. Douglas, trùm CIA Allen Dulles, cha con Joseph Kennedy, tất cả là tín đồ công giáo.
2. 1954: CIA gửi Edward Landsdale qua Saigon hóa phép “trưng cầu dân ý” truất phế Baỏ Đaị-ủng hộ thủ tứơng NĐDiệm. Landsdale đề nghị tỷ lệ đắc cử là 70%, ông Diệm không đồng ý, đòi phải đạt được 92.2%, con số cao hơn cả số cử tri ghi danh (8).
3. 1955: Bộ Ngoaị Giao gửi đoàn cố vấn dân sự qua Saigon (giáo sư Wesley Fishel/đại học Michigan cầm đầu) soạn cấu trúc cho an ninh, kinh tế, giáo dục, hành chánh, soạn cả hiến pháp cho Việt Nam Cộng Hòa. Cơ quan USAID/Sở Thông tin Hoa Kỳ phát không tờ Thế Giới Tự Do, lò sản xuất những khẩu hiệu như “tiền đồn chống cộng, lý tưởng tự do, Người quốc gia…”. USAID cũng bao dàn trọn gói luôn tờ The Times bằng tiếng Anh của ông Ngô Đình Nhu.
4. 1955: chính phủ Eisenhower tài trợ 20 triệu đô la cho quĩ [Roman] Catholic Relief Services , “Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo”. Hồng y Spellman cũng đích thân viếng Saigon và tặng $100,000 cho quỹ này, giúp tái định cư người di cư (có tài liệu ghi $10,000). Từ đó mỗi năm, Hoa Kỳ viện trợ khoảng 500 triệu đô la một năm cho Việt Nam Cọng Hòa.
5. Ngoài cố vấn Mỹ chính thức tạị dinh Độc Lập, Spellman còn gàì điệp viên kiểm soát hai anh em ông Diệm-Nhu.
6. Từ đầu năm 1963, Spellman bắt đầu tách rời khỏi Ngô Đình Diệm khi chính phủ Diệm từ chối không cho thêm quân nhân Hoa Kỳ vào Việt Nam.
7. Ngày 7-9-1963 tổng giám mục Ngô Đình Thục rời Việt Nam qua Roma, bước lưu vong đầu tiên, không được giáo hoàng Paul VI tiếp. Ngày 11-9-1963 Ngô Đình Thục bay qua New York cầu cứu, hồng y Spellman lánh mặt đi Miami Beach/Florida dự lễ gắn huy chưong.
8. Ngày 1-11-1963: Spellman bật đèn xanh cho âm mưu dứt điểm con nuôi Ngô Đình Diệm. Từ đó, Spellman không hề nhắc đến tên Thục-Diệm thêm một lần nào nữa.
9. Spellman tiếp tục đìều khiển guồng máy chiến tranh Việt Nam không-Diệm cho đến khi về hưởng nhan thánh Chuá năm 1967.
Hồng Y hay đaị tướng?
Đáng lẽ Hồng y Spellman phải theo nghiệp binh đao. Năm 1943, chỉ trong bốn tháng, ngài vượt 15,000 miles, đến 16 quốc gia vừa là đại diện của Vatican, vừa là tổng tuyên uý quân đội, vừa là đặc sứ cuả tổng thống Roosevelt. Ngài khéo léo luôn để Vatican đứng ngoài, và đứng trên chìến tranh. Ngài đuợc West Point trao tặng huy chương. Ngàì có bằng lái máy bay cả ở Italy lẫn Massachussets.
Fidel Castro mô tả hồng y Spellman là “ Giám mục của Ngũ Giác Đài, của CIA và FBI”. Tổng thống Mỹ còn sợ bị ám sát, Spellman thì không. Trong cuốn “ Vietnam… Why Did We Go? " (9) Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam” tác giả Avro Manhattan chứng minh “ siêu quyền lực” giết tổng thống John Kennedy chính là Hồng y Spellman. Bản dịch tiếng Việt, có trên internet, dịch giả Trần Thanh Lưu (http://sachhiem.net/LICHSU/AVRO/AVRO_01.php).
Hậu thuẫn lớn của hồng y Spellman cho chính quyền Lyndon Johnson không phải ở châu Mỹ La Tinh, mà ở Việt Nam. Dù ở tuổi nào ngài cũng thich làm “anh là lính đa tình”. Ngaì thường xuyên gặp gỡ các ông tướng ở tòa Bạch Ốc, có mặt tại những phiên họp mật của tình báo. Ngài họp với Ngũ Giác Đài, bàn cãi chiến thuật/chiến lược với hàng tướng lãnh. Phiên họp cuối ngài tham dự, tháng 3/1965, tại Carlisle một trường huấn luyện quân sự ở Pensylvania. Ngài cho tiền các giáo hội địa phương, nguồn cung cấp tin tức vô tận. Khi cần ngài hỗ trợ cho CIA và FBI khiến hai cơ quan này khép nép dưới chân ngài. Họ không sao có được mạng lướí rộng lớn, miễn phí và trung thành như giáo dân. Trong khi hồng y Spellman chỉ phán một câu, các giáo hội địa phương xa xôi nghèo nàn mừng mừng tủi tủi, vứt cả tổ tiên ứng hầu thánh ý.
Linh mục William F. Powers viết “Hình như Hồng Y Spellman đến Việt Nam để ban phép lành cho những khẩu đại bác, trong khi giáo hoàng John 23 đang năn nỉ phải cất chúng đi. Ngài sang thăm lính Mỹ ở Việt Nam trong binh phục kaki vàng. Có lần, vừa trở về từ mặt trận VN, “áo anh mùi thuốc súng” ngài lập tức bay đến Washington dùng cơm trưa với tổng thống Johnson, có cả mục sư Billy Graham (đuợc coi như Giáo hoàng Tin Lành ở Mỹ). Tổng thống hỏi ý cả hai ngài bước kế tiếp phải làm gì. Trong khi mục sư Graham còn đang lúng túng giữ yên lặng, HY Spellman không ngần ngaị, nói liền một câu lạnh cẳng “Thả bom chúng! Chỉ việc thả bom chúng!” (**) Và Johnson đã làm theo lời cố vấn cuả ngài. [Thus, when Johnson asked both Spellman and Billy Graham at a luncheon what he should do next in Vietnam, Graham was uncomfortably silent. “Bomb them!” Spellman unhesitatingly ordered. “Just bomb them!”’ And Johnson did] (4). Chúng là ai? Là người Việt. Chưa được đọc bài nào của tác giả Việt về câu nói kinh hãi này. Chỉ mới thấy tác giả Nguyễn Tiến Hưng giận dữ về câu “Sao chúng nó không chết phứt đi cho rồi” cuả ông Henry Kissinger.
Billy Graham (1918-) đâu phải tay mơ. Ông được coi như “giáo hoàng Tin Lành,” cố vấn các tổng thống Mỹ từ đời Eisenhower đến G. Bush. Ông rất oai, quở trách tổng thống Richard Nixon như con cái trong nhà. Có lẽ thấy Spellman ngon lành quá, Graham bắt chưóc y chang khiến ông cũng rất nổi tiếng trong quân sử Hoa kỳ với lá thơ 13 trang: Năm 1969 Graham đến Bangkok gặp gỡ vài “nhà truyền giáo” từ VN qua. Các đaị diện Chúa sau khi làm dấu thánh giá, đề nghị nếu hội nghị hoà bình Paris thất bại, Nixon nên dội bom các đê điều ở Bắc Việt. Không rõ các nhà truyền giáo này kiêm điệp viên hay điệp viên kiêm nhà truyền giáo, họ là người Việt hay người ngoaị quốc, thuộc dòng nào, từ đâu qua Bangkok gặp Graham… rất tiếc bản tin không nói rõ. Trở về Mỹ, Billy hăng hái gửi 13 trang viết tay đề ngày 15-4-1969 cho tổng thống Nixon “dội bom các đê Bắc Việt Nam, chỉ trong một đêm thì kinh tế ở đó tiêu đìều liền hà” (10). Bức thư này đuơc bạch hóa tháng 4/1989.
Tạ ơn Chúa, Alleluia!! “Dội bom đê điều” giết cả triệu dân là tội ác chiến tranh! Người Mỹ phải hành quân đáng mặt nưóc lớn. Họ không quên án lệ Arthur Seyss-Inquart, luật sư ngườì Đức, sĩ quan Phát xít cuả Hitler. Ngày 16-10-1946, toà án quốc tế xử treo cổ ông này và 10 người khác vì phá hủy đê ở Hoà Lan trong thế chiến II. Trưóc khi chết, Seyss-Inquart còn nói kiểu sân khấu: “Hy vọng cuộc hành hình này là thảm kịch cuối cùng cuả thế chiến II mà bài học sẽ là hoà bình và hiểu biết giữa con người.” Tử tội xin “trở laị đạo”, đuợc xưng tội và chiụ đủ các phép bí tích. Kể cũng hay, giết người xong xưng tội là linh mục tha tội ngay, Chúa có tha không tính sau. Có hơi thắc mắc không biết ông có tái sinh làm Ki-tô hữu chưa.
Wilson D. Miscamble kết luận về “sự nghiệp” cuả hồng y Spellman như sau:
Lòng ái quốc mù quáng đã ngăn cản ông tự hỏi một điều rất quan trọng “mục đích của chiến tranh là gì?”Ông cũng không thèm biết đến “phương tiện và hậu quả”.
Ông không hề biết rằng những báo cáo của chính phủ về Việt Nam là lừa gạt.
Ông không bao giờ biết đến nhân mạng và tiền bạc trả cho cuộc chiến tính đến 1967.
Ông cũng không bao giờ phản đối cách nước Mỹ tiến hành cuộc chiến. Ngược lại ông là người cổ võ việc ném bom Bắc Việt Nam.
Cuối cùng, ông không bao giờ tỏ ý hối tiếc về vai trò cuả ông. Sự thiệt hại nhân mạng do việc dội bom cũng không hề dấy lên trong ông bất cứ một tình cảm nào. Đó là điều đáng trách nhất, vì ông là một đấng chủ chăn.
Theo nhà tranh đấu Lê Thị Công Nhân:
“Sự kiện 30-4-75 thì tôi không phải là chứng nhân của sự kiện đó vì tôi sinh ra vào năm 1979 nhưng với những gì mà tôi trực tiếp trải qua, và tôi chịu đựng trên đất nước Việt Nam, tôi thấy đây là 1 sự kiện hết sức đặc biệt và cá nhân tôi nghĩ rằng đây là sự an bài nghiệt ngã của Đức Chúa Trời dành cho dân tộc Việt Nam” (11).
Cứ dâng vạn nỗi đau thương lên cho Chúa, người cũng sẽ im lặng như ngàn năm nay, như khi dân Do Thái cuả Chúa bị tận diệt. Đổ cho Chúa, Việt Cộng mừng vì “Chúa an bài như thế, khỏi tranh đấu nữa”. Hồng y Spellman mừng, Cộng sản quốc tế mừng, tư bản mừng! Cứ làm đi rồi đổ hô cho Chúa. Nhưng một khi bom đạn và tổn thất sinh mạng cân đong đo đếm được thì nguyên nhân/thủ phạm cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Dù không làm kẻ chết sống lại, người mù sáng mắt, nhưng ít ra học được vô số bài học. Nếu không, chắc chắn quá khứ sẽ lập lại thêm lần nữa.
Có khi đang lặng lẽ xảy ra cũng nên!
Trần Thị Vĩnh Tường
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét