Ngày
1.11.1963, chế độ Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam bị lật đổ trong một
cuộc đảo chính quân sự. Tổng thống Ngô Đình Diệm, do dân bầu ra trong
một cuộc tuyển cử tự do, đã bị giết chết cùng với cố vấn Ngô Đình Nhu,
em ông.
Ngày
nay, sau 54 năm, những bí mật liên quan đến cuộc chính biến bi thương
và đẫm máu ấy đã lần lượt được đưa ra ánh sáng, cho thấy đồng minh Hoa
Kỳ, dưới chính quyền Kennedy, đã đóng vai trò chủ động từ đầu tới cuối.
Gần
như vào ngày 1 tháng 11 mỗi năm, trang sử đen tối ấy trong quan hệ
Việt – Mỹ lại có người nói tới với một số chi tiết mới hay cái nhìn mới.
Trước
đây hai tuần, nhân nói về sự thiên lệch của bộ phim “The Vietnam War”,
tác giả Phillip McMath đã mở lại trang sử cũ với một bài đăng trên Nhật
báo The Washington Times ra ngày 9.10.2017 tựa đề “Ken Burns, JFK and
the unopened door”, trong đó kể lại những diễn tiến đã dẫn tới vụ 1.11.
1963.
McMath
nói rằng với sự thành công ngày càng hiển nhiên của chế độ tại Niềm Nam
Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng ở
Miền Nam VN đã khởi phát một cuộc chiến tranh du kích ác liệt ở Miền
Nam để chống lại. Và vào mùa hè năm 1963 thì chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ở
Miền Nam VN có vẻ như bị suy sụp.
Dựa
trên tiền đề ấy, tác giả đã dựng ra một kịch bản mới đưa đến cuộc binh
biến ngày 1.11.1963. McMath nói rằng kịch bản ấy do một nhân viên người
Ba-Lan tên Mieczyslaw Maneli trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến
(International Control Commission - ICC) thi hành Hiệp định Genève, khởi
xướng. Ủy hội này gồm có 3 người, ngòai Maneli (Ba-lan), còn có
Ramchundur Goburdhun (Ấn-độ), và một người Canada.
Đến
Sài-gòn vào đầu năm 1963, Maneli đã cùng với Goburdhun thiết lập một
đường dây liên lạc riêng giữa Sài-Gòn và Hà-Nội. Họ đã giúp John Kenneth
Galbraith, đại sứ Mỹ tại Ấn-độ, với sự hậu thuẫn của Thủ tướng Ấn
Nehru, để thực hiện một kế hoạch tìm kiếm hòa bình bằng cách kêu gọi
trung lập hóa Miền Việt Nam – một cuộc ngưng chiến và sau đó thành lập
một chính phủ liên hiệp. Galbraith cho biết Kennedy đã chấp thuận kế
hoạch này và ra lệnh “tiến hành ngay lập tức”.
Galbraith chỉ định Goburdhun tham khảo ý kiến TT Diệm, Maneli ra Hà-Nội vào tháng 3 và nhiều lần sau đó.
Vào
ngày 1 tháng 4, Galbraith gặp Kennedy xin thực hiện gấp đề nghị hòa
bình nhưng bị Thứ trưởng Ngoại giao Averell Harriman và Tổng Tham Mưu
Trưởng Liên Quân HK chống đối. Tuy nhiên, Kennedy khuyến cáo: “Hãy chuẩn
bị nắm lấy thời cơ thuận lợi để giảm bớt sự can dự của chúng ta.”
Sau
đó, Kennedy thay thế Đại sứ Frederick Nolting, người chống truất phế TT
Diệm, bằng Henry Cabot Lodge, thuộc phe cứng rắn ủng hộ một cuộc đảo
chính. Cabot Lodge tới Sài-Gòn ngày 22 tháng 8. Hai ngày sau, Kennedy
ký “Bức Điện văn 24 Tháng 8” tai tiếng gửi cho Lodge ra lệnh thay thế
ông Nhu và đe dọa “có thể cả chính Diệm cũng không thể giữ lại”, nếu ông
không cộng tác.
Sau
đó, ngày 25 tháng 8, Maneli gặp ông Nhu một cách công khai và họp kín
với nhau vào ngày 2 tháng 9. Cuộc họp thứ hai này bị CIA phát hiện và
báo cho Lodge. Và, tin đồn về một “thỏa hiệp bí mật” giữa Diệm-Nhu và
Hồ Chí Minh được loan truyền đi khắp Sài-Gòn.
President John F. Kennedy and Secretary of State Dean Rusk
Được
báo động, ngày 13 tháng 9 Lodge gửi điện cho Ngoại Trưởng Dean Rusk,
hỏi: “chúng ta sẽ đáp lại như thế nào nếu Nhu, trong khi thương thuyết
với Bắc Việt, yêu cầu Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam hay giảm bớt phần lớn lực
lượng quân sự?”
Ngày
16 tháng 9, ông Nhu họp các tướng lãnh QLVNCH, tiết lộ đường dây Maneli
và nhấn mạnh CSBV quan tâm tới việc giao thương giữa hai miền, và cho
biết Maneli “đã sẵn sàng để bay ra Hà-Nội trong thời gian ngắn.”
Và
rồi ngày 18 tháng 9, Joseph Alsop, một nhà báo Mỹ phe diều hâu tới
Sài-Gòn, viết một bài nhan đề “Very Ugly Stuff” trên tờ Washingon Post,
phanh phui vụ hiệp thương của Maneli. Đám cháy đã trở thành một cơn bão
lửa.
Kennedy
bối rối, ngày 21 tháng 9 cử Robert McNamara và Maxwell Taylor bay sang
Sài-Gòn nhận định tình hình. Ngày 2 tháng 10, họ báo cáo rằng cuộc
chiến VN có thể thắng vào năm 1965, với lãnh đạo mới. Không cố vấn tại
mặt trận nào đồng ý như vậy. Nhưng Kennedy đã thuận tai vì ông ta đang
hy vọng điều đó, điều mà ông ta cần cho cuộc tái tranh cử vào năm 1964.
“Làm mất Đông Dương” sẽ là một thảm họa cho cuộc tranh cử để ngồi lại
Bạch Cung.
Và,
Kennedy đã “bật đèn xanh” cho cuộc đảo chính ngày 1.11.1963. “Kịch bản”
trên đây được thuật lại theo cái nhìn của McMath, trong khuôn khổ của
một bài báo, có thể còn thiếu sót, và không giống kịch bản của những
người khác đã viết về thảm kịch này, nhưng, kết quả thì gống nhau: chế
độ cộng hòa non trẻ tại Nam Việt Nam bị chết yểu, TT Ngô Đình Diệm và
người em, Ngô Đình Nhu, bị hạ sát, mà người chịu trách nhiệm nặng nhất
là Tổng thống Hoa Kỳ J. F. Kennedy.
Trang
sử đen tối trên đây cũng vừa được Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn soi sáng vào
mọi mặt trong một tập biên khảo dài 60 trang, trong đó ông mổ xẻ mọi yếu
tố có thể đã tác động vào tình hình Việt Nam trong 30 nhiễu loạn
(1955-1975) để đi đến kết luận:
Cuối
cùng lịch sử còn để lại một bằng chứng vững chắc nhất để chứng minh
hùng hồn là Tổng Thống Diệm và quân dân Miền Nam đã chiến thắng oanh
liệt khi ngăn chặn “làn sóng đỏ” tại Á Châu để bảo vệ “tiền đồn của Thế
Giới Tự Do”. Bằng chứng đó chính là - qua chương trình chiêu hồi vào
1963 - nhiều Việt Cộng đã nhìn thấy hàng ngũ của họ đang tan rã từng
ngày.
Vào
tháng 4-1963 TT Diệm đã đưa ra chính sách chiêu hồi để kêu gọi các cán
binh cộng sản về hồi chánh với chính quyền quốc gia. Tại tỉnh Quảng Ngãi
khoảng 800 cán binh Việt cộng đã bỏ hàng ngũ, xin hồi chánh và được
tiếp đón nhân đạo, đã trở về với đời sống thường dân, hay được chính
quyền Quốc gia trọng dụng tùy khả năng. Trên khắp Miền Nam đã có khoảng
10.000 cán binh Việt cộng đã về hồi chánh vào 1963.
Maggie
Higgins không thể tưởng tượng được khi nhìn thấy các binh cộng sản tiếp
tục buông súng để trở về với hàng ngũ quốc gia như những con chim tìm
về tổ ấm của họ. Ngay cả sau khi Tổng Tống Diệm bị lật đổ, là khoảng
thời gian có những cuộc nổi loạn chống chính quyền Miền Nam tơi bời do
Thích Trí Quang và nhóm Phật giáo quá khích của ông gây ra. Trong những
cơn lốc dữ dội vào 1964 và 1965 con số chiêu hồi tiếp tục gia tăng từng
ngày. Sự kiện thực tế cho thấy đã có tới 27.000 cán binh cộng sản chính
quy và trừ bị đã tung cánh chim tìm về tổ ấm với hàng ngũ quốc gia Miền
Nam.
Chiêu
hồi trở thành một làn sóng tiếp tục gia tăng ngay khi những võ khí của
Nga và Trung Cộng tuôn ào ạt đổ vào, cùng với lực lượng Miền Bắc xâm
lăng Miền Nam. Các lực lượng này theo đường mòn Hồ Chí Minh, từ Miền Bắc
qua Lào để xâm nhập Miên Nam. Những đơn vị khác đã xâm nhập bằng đường
biển đi qua vùng Biển Đông để đưa tiếp liệu và võ khí vào Miền Nam.
Nhưng tất cả những nỗ lực tiến chiếm Miền Nam Việt Nam của cộng sản Bắc
Việt mà tất cả những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy nhất vừa nêu lên ở
trên cho thấy Tổng Tống Diệm và quân dân MN đã chiến thắng oanh liệt
trước những đoàn quân xâm lăng và những lực lượng nằm vùng tại Miền Nam
để bảo vệ nền an ninh vả ổn định nông thôn khắp Miền Nam từ 1954-1963.
Tuy
nhiên giới báo chí truyền thông thiên tả và thiên cộng và những viên
chức chính quyền trong Bộ Ngoại Giao HK thuộc phe bồ câu thì tìm mọi
cách đề đảo ngược tất cả sự thật hiển nhiên mà các viên chức cao cấp
nhất của chính quyền Hoa Kỳ đưa ra trong những hồ sơ còn lưu trữ lại.
Trong lúc đa số báo chí truyền thông chỉ ngồi ở Caravelle, Givral hay
Continental tại Sài Gòn để tưởng tượng ra mà viết; rất ít người tham dự
trong các trận đánh tại chiến trường hay đi về các vùng nông thôn trên 4
vùng chiến thuật mà quan sát và tìm hiểu sự thật. Nhưng dư luận Hoa Kỳ
và thế giới Tây Phương, thay vì tin vào những sự thật do phái bộ quân
sự của Hoa Kỳ và những phúc trình của CIA hay Robert Thompson gửi cho
Tòa Đại Sứ Mỹ để biết tất cả sự thật, dư luận lại tin theo những tin
tức giả dối hay bị bóp méo bởi những nhà truyền thông không có lương tâm
hay những tên ngốc hữu dụng (useful idiots) khuất thân làm công cụ
tuyên truyền không công cho cộng sản, viết ra để hướng dẫn dư luận hoàn
toàn có hại cho Tổng Thống Diệm và cả quân dân Miền Nam. Họ biến những
chiến thắng của Miền Nam thành những thảm bại cho quốc gia của họ.
Quan
sát những thành quả vĩ đại của TT Diệm, có lần Thương Nghị Sĩ Mike
Mansfield đưa ra nhận xét về Tổng Thống Diệm: “the savor of all
Southeast Asia” (vị cứu tinh của khắp vùng Đông Nam Á). Còn Jacob
Javits thì tôn vinh Tổng Thống Diệm: “one of the real heroes of the free
world” (là một trong những vị anh hùng thực sự của thế giới tự do).
Nhưng tại sao một số người Mỹ lại lật đổ TT Diệm để đưa đến thảm bại cho
cả nước Mỹ? Higgins tìm được nguyên do như sau:
“Kẻ
thù cộng sản là thứ lọc lừa trí trá rất tinh vi. Những người Mỹ thay vì
phải học nơi ông Diệm khi đến Việt Nam, họ đã cưỡng ép trói buộc ông
phải làm theo lời cố vấn của họ trong lúc những hiểu biết về kẻ thù cộng
sản của họ rất mù mờ, mù mờ như con tàu đi trong sương đêm vì lạc lối.”
Đó
là tất cả nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm khốc Tổng Thống DIỆM và đưa
luôn miền Nam VIỆT NAM vào tay cộng sản ngày 30.4.1975 khiến TT Johnson
phải thốt lên: “Lật đổ TT Diệm là lỗi lầm to lớn nhất đã làm cho chính
sách ngăn chận (làn sóng đỏ) của Hoa Kỳ tại Á Châu thất bại”. (ngưng
trích)
Lỗi
lầm ấy không chỉ là một thảm họa cho Việt Nam và tai hại cho Hoa Kỳ, mà
còn là một vết đen không thể tẩy sạch trên lương tâm nước Mỹ. TT
Kennedy trả lời thế nào khi nhúng tay vào âm mưu lật đổ chính quyền hợp
pháp của một nước đang là đồng minh gắn bó với mình, sát cánh với mình
chiến đấu chống kẻ thù chung và giết chết tổng thống của nước ấy?
Có
lẽ ông Kennedy đã nhận ra lỗi lầm ghê gớm ấy, tội ác kinh khủng ấy, nên
khi nghe tin về cái chết của anh em ông Diệm, mặt ông ta đã trở nên
“xám ngoét như tro”.
22/11/1963
Cái
chết dữ của TT Kennedy, chỉ sau TT Diệm vài tuần lễ, mà nguyên nhân cho
đến nay còn tranh cãi, phải chăng là một giải thoát cho ông?
Từ
ngày lập quốc, chưa đầy 300 năm, Hoa Kỳ đã là ngọn đuốc soi đường cho
nhân loại – về lý tưởng tự do chính trị, về kinh tế phát triển, về
những phát minh khoa học, y học phục vụ con người, về lòng hào hiệp, và
nhờ hùng mạnh vô song, nước Mỹ đã cứu nhân loại qua hai cuộc Thế Chiến
và đánh bại Cộng sản trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Không có nước Mỹ, bộ
mặt thế giới sẽ khó coi hơn nhiều, và sẽ là một hành tinh khó sống, nhất
là cho những nước nhỏ và yếu.
Dựa vào truyền thống ấy, nước Mỹ đã nợ Việt Nam một “Món Nợ Đạo Đức” khó trả (?).
Ký Thiệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét