(Biển Đảo) - Mới đây, Zhang Xiaojin, con gái của Zhang Yuanpei – cố Tư lệnh hạm đội Nam Hải đã trả lời một cuộc phỏng vấn nói về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
thăng làm Tư lệnh hạm đội Nam Hải.
Zhang Xiaojin nói: Trung Quốc có 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Trong đó, Nam Hải là hạm đội chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển rộng lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên vào năm 1970, cha Xiaojin nói rằng trang thiết bị của Hải quân Trung Quốc cơ bản còn rất lạc hậu, tàu chiến còn rất hạn chế và chủ yếu sắp xếp ở các khu vực quan trọng hơn như Biển Bắc và Hoa Đông. Biển Đông được xếp vào khu vực thứ yếu nên Hạm đội Nam Hải trang bị kém nhất.
Tháng 1/1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa 4 tàu ra vùng biển Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Khoảng 13h ngày 15/1/1974, các tàu Việt Nam chạm chán một tàu đánh cá TrungQuốc gần Island Oasis. Tin báo về, Zhang Yuanpei lập tức báo cáo cho Bắc Kinh. Quân ủy trung ương Trung Quốc quyết định tổ chức lực lượng hải quân ra Hoàng Sa.
Lực lượng Trung Quốc có tàu chống ngầm 271, 274, tàu quét mìn 389, 396 với trọng tải và vũ khí kém hơn tàu của Việt Nam rất nhiều.
Ngày 17/1, Hải quân Nam Việt Nam đổ bộ lên Treasure Island và đảo Robert (Theo Wikipedia tiếng Việt, các đảo này là Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Ảnh). Tình hình nghiêm trọng, Zhang Yuanpei điều thêm tàu quét mìn 396 tới khu vực. Tại thời điểm này, mỗi bên có 4 tàu chiến nhưng tàu của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc trọng tải nhỏ hơn, pháo trên tàu cỡ nòng nhỏ hơn.
Con gái của viên cố Tư lệnh hạm đội Nam Hải cũng nói một cách sai trái rằng: “quân đội đã luôn luôn duy trì sự kiềm chế và đã cố gắng đuổi các tàu chiến miền Nam Việt Nam ra khỏi vùng biển Tây Sa. Nhưng quân đội miền Nam Việt Nam dựa vào tàu chiến lớn đã liên tục khiêu khích”.
10h21, 4 tàu chiến Nam Việt Nam hình thành đội hình chiến đấu cố gắng đổ bộ lên đảo. Các tàu Trung Quốc lập tức chạy nước rút đến cách tàu Việt Nam vài chục mét thực hiện chiến đấu gần.
Zhang Xiaojin khoe: “Phía bên kia đã khai hỏa đầu tiên, nhưng trên thực tế chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng Hải quân khi cha tôi đã ra lệnh cho 4 tàu chiến triển khai đến Tây Sa mang đầy đạn dược và yêu cầu sĩ quan và thủy thủy sẵn sàng cho trận chiến.
Trận hải chiến đã kéo dài gần 1 giờ đồng hồ. Các tàu chiến Nam Việt Nam đã bị đánh mạnh phải rời khỏi vùng chiến sự. Tàu số 10 bị đánh chìm tại trận. Phía Trung Quốc, tàu 271 và tàu 396 bị thương. Tàu 389 quét mìn cũng bị thương nặng trong trận chiến, thân tàu bắt đầu nghiêng, các khoang ngập đầy nước.
Thuyền trưởng tàu 389 cho quay mũi vào vùng nước nông gần đảo để thủy thủ thoát ra, tránh được việc bị chìm tàu. Lúc 11h32, tàu 281 chở quân tiếp viện cũng đến nơi. Ngày 20/1, nhiều tàu quân sự của Trung Quốc liên tục vận chuyển quân đến tăng cường và đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Trên trang mạng Sina, con gái viên cựu Tư lệnh Hạm đội Nam Hải tự hào về chiến thắng của Trung Quốc trong hải chiến Hoàng Sa vì các tàu Trung Quốc trọng tải nhỏ hơn nhưng đã đánh chìm được 1 chiến hạm của Nam Việt Nam. Cô ta so sánh trận chiến như là cuộc đối đầu của David với Goliath.
Tuy vậy, phần mô tả về trận hải chiến quá sơ sài. Nguyên nhân có thể là do chính cha Zhang Xiaojin cũng không trực tiếp ở trận địa cho nên những lời kể của ông ta cho con gái cũng không thể nào cụ thể chi tiết được.
Để có thêm cái nhìn về trận hải chiến này, chúng ta hãy cùng lược lại diễn biến của nó theo Wikipedia:
Lúc 10h22 ngày 19/1, 2 chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của VNCH là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát hạn chế, nên từ HQ-5 không quan sát được HQ-16 và HQ-10. Cũng vì máy liên lạc đã bị Trung Quốc phá sóng nên việc liên lạc từ Soái hạm với các chiến hạm còn lại rất hạn chế.
Sau vài phút chiến đấu, HQ-4 phải rút ra xa vì pháo bị trục trặc kỹ thuật. Trong khi đó, sau 15 phút chiến đấu, HQ-10 bị trúng đạn bốc cháy tại chỗ rồi chìm còn HQ-16 trúng đạn pháo 127mm do HQ-5 bắn nhầm. Viên đạn xuyên thủng hầm máy khiến tàu bị nghiêng 10 độ phải rút lui. Còn HQ-5 sau đó cũng bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127mm và 40mm bị vô hiệu hóa.
Đến khoảng 11h25, do những thiệt hại và nhận được tin một tàu Trung Quốc, loại trang bị dàn phóng hỏa tiễn đối hải ở cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với tốc độ cao, các tàu HQ-5 và HQ-4 rút lui về hướng Đông Nam. Các tàu phía Trung Quốc cũng bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy không đủ sức đuổi theo”.
Kết quả trận đánh sau đó, theo phía VNCH thì phía Trung Quốc bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng tàu 271 và 389, tàu 396 hư hại nặng, tàu 274 trúng đạn phải ủi bãi. Trong khi đó, VNCH bị chìm tàu HQ-10, HQ-16 hư hại nặng, HQ-4 hư hại nhẹ. Tổng cộng có 75 binh sỹ VNCH thiệt mạng trong đó có 63 người chết.
Theo tài liệu Trung Quốc, cả 4 tàu Trung Quốc đều trúng đạn nhưng chỉ hư hại trung bình. Về người, họ thiệt mạng 18 binh sỹ, bị thương 67 người.
Về nhiều mặt, trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là một thất bại của Hải quân VNCH. Đối với đất nước Việt Nam, trận hải chiến này thất bại đã để lại hậu quả tai hại là Trung Quốc đã chiếm đóng trên quần đảo Hoàng Sa gây khó khăn cho Việt Nam trong tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.
(Theo Người Đưa Tin)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét