NGÔ ĐÌNH NHU MUỐN THAY THẾ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
LÀM TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỌNG HÒA VÀO NĂM 1963
Nguyễn Kha dịch
Đánh giá của CIA (theo Bản Ghi nhớ FRUS-1963.256)
LÀM TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỌNG HÒA VÀO NĂM 1963
Nguyễn Kha dịch
Đánh giá của CIA (theo Bản Ghi nhớ FRUS-1963.256)
Tháng 8 năm 1963, một số biến động chìm và nổi đã đẩy cuộc khủng hoảng chính trị tại miền Nam Việt Nam vào một khúc quanh mới trầm trọng và phức tạp hơn.
“Nổi” là chiến dịch Nước Lũ của ông Ngô Đình Nhu nhằm tiêu diệt toàn bộ cấp lãnh đạo của phong trào đấu tranh của Phật giáo đồ. Trong đêm 20 rạng ngày 21/8, ông Nhu ra lệnh cho Lực lượng Đặc biệt (của Đại tá Lê Quang Tung) và Cảnh sát Chiến đấu mặc quân phục binh chủng Nhảy Dù (của Giám đốc Cảnh sát Đô thành Trần Văn Tư) ồ ạt và hung bạo tổng tấn công các chùa tại Sài Gòn. Kết quả là chính quyền bắt giam hơn 1,400 tăng Ni và Phật tử.[Xem FRUS 1961-1963, Vietnam, Điện văn 274, trang 613 và 614], và quân đội bị đài VOA cũng như dân chúng miền Nam hiểu lầm nên lên án hành động hung bạo nầy. Sau đêm đó, cuộc đấu tranh của Phật giáo tại Sài Gòn hầu như bị tê liệt, nhường đấu trường cho quần chúng mà tiên phong là lực lượng thanh niên sinh viên học sinh và giới trí thức thủ đô.
“Chìm” là một mặt ông Nhu tiến hành các động thái thỏa hiệp với Hà Nội qua trung gian Đại diện Ba Lan Mieczylaw Maneli trong Ủy hội Quốc tế Kiểm Soát Đình Chiến ICC; mặt khác, trước cả đêm kinh hoàng “Nước Lũ”, ông Nhu đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc phản đảo chánh giả, đặt tên là Bravo 2, dùng Lực lượng Đặc biệt và vài đơn vị trung thành để chống lại cuộc đảo chánh thật (cũng đang trong quá trình hình thành và được ông Nhu ký hiệu là Bravo 1) của các Tướng lãnh để cuối cùng sẽ vừa vô hiệu hóa các Tướng lãnh vừa đưa ông Nhu lên thay thế ông Diệm làm Tổng thống. Đó là cách chuyển giao quyền lực bất chấp Hiến Pháp của chế độ Đệ Nhất Cọng Hòa theo “kiểu Ngô Đình Nhu” ! Như vậy, trong năm 1963, ông Diệm chỉ là một Tổng thống bù nhìn sắp mất chức, và người thực sự “cai trị” Đệ Nhất Cọng Hòa chính là ông em “cố vấn” Ngô Đình Nhu đang “bị vấn đề tâm thần” vậy.
Lẽ dĩ nhiên là các Tướng lãnh và giới chính trị Sài Gòn đã phong phanh biết được âm mưu “cướp ngôi” nầy. Cũng lẽ dĩ nhiên là các cơ quan tình báo nước ngoài của Pháp, Đài Loan, Vatican, … đều có ít nhiều thông tin. Nhưng nhiều dữ kiện và thông tin xác thực nhất là của Mỹ. Và kế hoạch nầy của ông Nhu nghiêm trọng đến nỗi cơ quan CIA tại Sài Gòn phải theo dõi và liên tục thẩm định để báo cáo về Washington.
Dưới đây là phần Việt dịch của Bản Ghi nhớ đề ngày 16 tháng 8 năm 1963 mà Phó Giám đốc Kế hoạch CIA (Richard Helms) gửi cho Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn đông Sự vụ (Roger Hilsman) để lượng giá về tình hình tại Nam Việt Nam, trong đó có đính kèm hai Bản Phụ Đính (Attachment), phân tích khả năng ông Nhu có thể lên thay thế ông Diệm, và từ đó mô tả bộ máy quyền lực hổn loạn của ba anh em nhà Ngô.
Bản Ghi nhớ nầy được lưu lại trong Hồ sơ Lưu trữ FRUS của Bộ Ngoại giao Mỹ [Foreign Relations of the United States, 1961–1963, Volume III, Vietnam, 1963, Document 256], từ trang 569 đến 571.
Bản Ghi Nhớ 256 (Memorandum) có hai Phụ Đính (attachments):
1- “Phụ đính 1” viết về các điều luật và quy tắc của Hiến Pháp khi xảy ra các trường hợp thay thế chức vụ Tổng thống Việt Nam Cọng Hòa, do đó sẽ không được dịch nguyên văn vì chỉ dùng để làm nền tham chiếu cho “Phụ đính 2”, vốn là phần phân tích và lượng giá của CIA tại Sài Gòn, sẽ được dịch toàn bộ.
2- Để đọc 5 Cước chú (footnotes) trong văn bản, xin xem nguyên văn Anh ngữ trong phóng ảnh Bản Ghi Nhớ ở cuối bài dịch.
PHẦN DỊCH BẮT ĐẦU:
256 Bản Ghi nhớ do Phó Giám đốc Kế hoạch CIA (Helms) gửi cho Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn đông Sự vụ (Hilsman) 1
Washington, ngày 16 tháng 8 năm 1963
ĐỀ MỤC: Kính chuyển Những Đánh giá về Tình hình tại Nam Việt Nam.
Đính kèm là những đánh giá do CIA Sài Gòn soạn thảo về tình hình bất ổn định của Chính phủ Việt Nam, và khả năng có một cuộc đảo chánh do cuộc khủng hoảng Phật giáo vẫn tiếp diễn. Những thảo luận trong buổi họp ngày 14 tháng 8 2 dựa trên cơ sở của những phúc trình nầy.
Thừa lệnh Phó Giám đốc (Kế hoạch)
W.E.Colby.
Phụ đính 1 3 [Bàn về các điều 32, 33, 34 và 41, 42 của Hiến Pháp VNCH - không dịch]
Phụ đính 2 4
ĐỀ MỤC: Khả năng Ngô Đình Nhu kế vị Tổng thống Ngô Đình Diệm
1- Những tình huống khi Tổng thống Ngô Đình Diệm rời khỏi chính trường sẽ là những tiền đề cực kỳ quan trọng cho chuyện Ngô Đình Nhu kế vị làm Tổng thống Nam Việt Nam. Những khả năng đó gồm:
a- Từ chức
b- Chết tự nhiên hay chết vì tai nạn
c- Bị ám sát
d- Bị đảo chánh. Có thể bị giết nhưng không hẵn sẽ xảy ra như thế.
b- Chết tự nhiên hay chết vì tai nạn
c- Bị ám sát
d- Bị đảo chánh. Có thể bị giết nhưng không hẵn sẽ xảy ra như thế.
2- Nhu, dĩ nhiên, là một thành viên của Quốc Hội, đơn vị nhà là tỉnh Khánh Hòa. Với sự loại trừ Diệm, Nhu có thể không vi phạm Hiến Pháp bằng cách dẫn điều 34 để từ đó nắm quyền Tổng thống không quá hai tháng, nếu từ đầu ông ta thuyết phục được Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Chủ tịch Quốc Hội Trương Vĩnh Lễ từ nhiệm chức vụ hiện tại và xếp đặt để ông ta lên thay thế Chủ tịch Trương Vĩnh Lễ. Sau đó, Nhu sẽ có thêm hai tháng để chuẩn bị và chiến thắng một cuộc bầu cử toàn quốc để đưa ông ta lên chức vụ Tổng thống một cách hợp pháp.
Trong kịch bản nầy, Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là một yếu tố không lường được. Dù chưa bao giờ được xem như là một người đặc biệt có thế giá, ông ta có lẽ không phải là một người tầm thường (cipher) như Chủ tịch Trương Vĩnh Lễ và ông ta chưa bao giờ có dịp để chứng tỏ khí phách (mettle) của mình. Trong một cuộc khủng hoảng của Chính phủ VN, Thơ có thể lấy sáng kiến tạo ra đủ lực hổ trợ để ngăn chặn tham vọng của Nhu, ngay cả nếu ông ta (Thơ) cuối cùng không đủ sức để duy trì chức Tổng thống [theo hiến định] đủ lâu để hết nhiệm kỳ theo quy định của Hiến Pháp.
Dù rất khó thẩm định xem Nhu có thành công trong ván cờ thí (gambit) nầy hay không, trên lý thuyết, Nhu có thể thành công và tiến hành nước cờ của mình theo đúng luật pháp, ít nhất là theo tinh thần của luật pháp, với điều kiện Diệm từ chức chứ không phải bị đảo chánh. Rõ ràng là Nhu, người thứ nhì sau Diệm, hiện nay là quyền lực chính trị mạnh nhất tại Việt Nam.
3- Hậu quả của khả năng thứ tư, nghĩa là Diệm bi lật đổ bằng bạo lực, thì cơ hội để Nhu lên kế vị sẽ rất thấp dù ông ta dùng phương cách cách hợp hiến hay vi hiến. Mặc dầu có thể thừa nhận rằng Nhu có khả năng ở chức vụ lãnh đạo, trên phương diện kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức, và là động lực đàng sau chương trình Ấp Chiến lược, v.v…ông ta lại có quá nhiều người chống đối trong giới trí thức và giới có học trong quần chúng, kể cả giới quân nhân. Điều không thể tranh cải là cục nợ (liability) lớn nhất của ông Nhu chính là bà Nhu, mà các thành phần quần chúng nói trên cũng đã biểu lộ một thái độ thù nghịch cá nhân gay gắt vì họ cho rằng bà ta đồi bại (vicious), nhiễu sự (meddlesome), loạn óc (neurotic), hay có khi tệ hơn nữa.
Dù sự chống đối vợ chồng Nhu căn cứ trên thuần túy logic hay trên cảm tính bồng bột thì điều nầy cũng không quan trọng vì cái chính là sự chống đối đó hiện hữu, có thật. Sẽ rất khó, nếu không muốn nói là bất khả, để Nhu nắm được quyền bính, dù bằng cách nào, nếu anh ông ta bị đảo chánh lật đổ. Vợ chồng ông Nhu thoát chết là may mắn lắm rồi, vì thật ra đã có ít nhất là một âm mưu muốn ám sát hai vợ chồng ông ta với ông Diệm được giữ lại để chủ trì một chính phủ Việt Nam được tái định hướng.
4- Trong một buổi nói chuyện với một quan sát viên Mỹ vào ngày 25 tháng 6 vừa qua (TDCSDB-3/655,297 và CSDB-3/655,373), 5 Nhu dần dần tự du mình vào một tình trạng tâm thần với xúc động cao độ (highly emotional state of mind). Một trong những tình trạng đó là Nhu đã biểu lộ sự chống đối mãnh liệt ông Diệm và chính phủ của ông ta, (he expressed strong opposition to Diem and his government) đến nỗi ta sẽ thiếu khôn ngoan nếu loại trừ hoàn toàn khả năng Nhu sẽ dư sức thử tiến hành một cuộc đảo chánh chống lại Diệm(Nhu would be capable of attempting a coup d’etat against Diem).
Đây không phải là lần đầu tiên Nhu biểu lộ một cách hung bạo như thế. Trong một buổi nói chuyện hai tháng trước đó mà Đặng Đức Khôi làm thông dịch cho Nhu nói chuyện với hai biên tập viên của báo Time/Life, Nhu trắng trợn nói rằng chế độ hiện tại (mà không bắt buộc với Diệm trong chế độ đó) phải bị tiêu hủy (the present regime must be destroyed). Nhu lập đi lập lại lời nói đó nhiều lần và để nhấn mạnh, ông ta còn thốt ra câu nói bằng tiếng La-tinh “Carthago delenda est” [LND: Lời hiệu triệu “Nước Carthage phải bị tiêu diệt” của Cọng hòa La Mã trong trận chiến tranh Punic vào thế kỷ thứ nhì]. Đã nhiều lần trong quá khứ, Nhu xác định rõ những nhận xét của mình bằng cách nói rằng ông ta xem chế độ Diệm chỉ như một giai đoạn chuyển tiếpvà chỉ như một đứa bé của nhu cầu lịch sử (Diem regime as a transitional stage and the child of historical necessity), nhưng cho cả hai biên tập viên của Time/Life cũng như cho quan sát viên Mỹ hôm 25 tháng 6, Nhu đã không trình bày quan điểm trung gian [chuyển tiếp] đó là gì.
Một cách tổng quát, cơ may Nhu kế vị Tổng thống sẽ giảm thiểu khi cường độ bạo lực thay thế Diệm gia tăng, nhưng Nhu vẫn còn một khả năng lên làm Tổng thống ngay cả trong một tình huống bạo loạn, kể cả khi có thể Diệm bị ám sát, đó là tình huống chính Nhu tổ chức và kiểm soát cuộc bạo loạn nầy.
5- Điểm then chốt của mọi kế hoạch nhằm ngăn cản Nhu lên làm Tổng thống chính là Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, và kế hoạch hay nhất là tạo ra một ủy ban hành động được cả nước ủng hộ, nằm ngoài chính quyền hiện hữu, mà nhiệm vụ là trong trường hợp Diệm ra đi thì yểm trợ Nguyễn Ngọc Thơ lên làm Tổng thống và duy trì quyền lực đó cho ông ta theo đúng quy định của Hiến Pháp.
6- Chúng tôi bi quan về khả năng cải tiến hình ảnh đối nội cũng như đối ngoại cho Nhu bằng bất kỳ phương tiện nào mà chúng tôi có thể hình dung ra. Ông ta đã là đối tượng của vô số lời bình phẩm bất lợi tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài, và chuyện bà Nhu như một cục nợ thì cũng rất quan trọng như đã nhắc đến trên đây. Còn đối với Quân lực Việt Nam Cọng Hòa (ARVN), thì chỉ có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân Đoàn 4, là vị tướng duy nhất nổi tiếng ủng hộ Nhu rõ ràng – nhưng ngay cả điều nầy cũng phải định giá lại vì đó là một điểm cần tranh luận, không biết liệu binh sĩ của hai Sư đoàn mà Cao chỉ huy có trung thành với Cao không.
Do đó, thật khó để nâng tầm vóc của Nhu lên được trước mắt Quân lực VNCH cũng như trước mắt của quần chúng Việt Nam và của thế giới. Như các cấp chỉ huy của Quân đội VNCH đều rõ, ông Diệm luôn luôn tự mình kiểm soát việc bổ nhiệm các chỉ huy cao cấp trong quân đội, và vì vậy mà trong mục nầy, họ không có lý do thôi thúc gì để trung thành sâu đậm với Nhu cả.
7- Quan hệ giữa Nhu và Ngô Đình Cẩn gồm một số điều phức tạp. Từ nhiều năm, hai anh em đã khác nhau trên nhiều vấn đề, và đã khai sinh ra nhiều tổ chức chính trị nội bộ để thường tranh chấp nhau trên những chuyện như bổ nhiệm người vào các vị trí trung cấp và cấp thấp, hoặc những đặc quyền kinh tế béo bở. Bà Nhu lại cũng là một yếu tố vì bà ta và ông Cẩn vốn ghét nhau. Thêm nữa, Cẩn thường biểu lộ sự chê bai về óc phán đoán và tính thực tiển của khả năng lãnh đạo của Nhu. Tuy nhiên, trong một cuộc khủng hoảng mà Nhu nhắm làm Tổng thống, thì sau khi và chỉ sau khi Diệm biến mất, thì chỉ lúc đó, có lẽ Nhu có thể trông cậy vào sự yểm trợ của Cẩn, và Nhu sẽ hăm hở nỗ lực nhờ cậy Cẫn.
Phần lớn quyền lực của Cẩn ở miền Trung là đến từ Sài Gòn, và để duy trì quyền lực nầy trong một khoảng thời gian lâu dài, Cẩn đã cần một sự yểm trợ liên tục. Cẩn sẽ lý luận rằng với Nhu làm Tổng thống ở Sài Gòn, Cẩn sẽ có nhiều cơ may nhận được yểm trợ hơn là với một tập đoàn lãnh đạo khác. Ảnh hưởng của Cẩn trong một cuộc khủng hoảng thật ra độc lập với Sài Gòn vì chính quyền dân sự và quân sự tại các tỉnh [miền Trung], vốn được Cẩn ban cho và lưu giữ, nên họ đương nhiên đứng về phía Cẩn rồi (identification with him). Cẩn nắm giữ thủ hạ không phải vì họ trung thành với Cẩn mà vì họ ý thức được rằng không có Cẩn, họ sẽ rất có thể bị mất chức (without him, they could very likely lose their own positions).
Trong khi suy đoán về quan hệ của Cẩn đối với Nhu, và ứng xử của Cẩn nếu Nhu tiến chiếm quyền lực, kinh nghiệm quá khứ cho thấy trong một cuộc khủng hoảng, không thể luôn luôn trông cậy Cẩn sẽ đóng một vai trò thuần lý (cannot always be counted upon to play a rational role), ngay cả khi có dính líu đến quyền lợi thiết thân của Cẩn. Tuy là một chính trị gia khôn ngoan, Cẩn đã nhiều lần tỏ ra có xu hướng hoảng hốt trong trường hợp khẩn cấp, hay chỉ đơn giản tránh đối diện với tình huống mà Cẩn cho là sẽ gặp những vấn đề khó khăn.
8- Tóm lại, cơ may để Nhu lên làm Tổng thống được ước định như sau:
a- Trong tình huống không phải một cuộc đảo chánh chống lại Diệm, cơ may để Nhu lên làm Tổng thống từ đầu là khá thuận lợi (fair)
b- Trong một cuộc đảo chánh chống lại Diệm, chuyện Nhu lên làm Tổng thống hầu như không thể được (impossible). Không những thế, Nhu và vợ rất có thể trở thành nạn nhân của cuộc đảo chánh.
c- Nếu chính Nhu tự mình chiếm lấy chức Tổng thống, cơ may cũng cố vị thế và duy trì quyền lực trong một thời gian dài là kém (poor)
b- Trong một cuộc đảo chánh chống lại Diệm, chuyện Nhu lên làm Tổng thống hầu như không thể được (impossible). Không những thế, Nhu và vợ rất có thể trở thành nạn nhân của cuộc đảo chánh.
c- Nếu chính Nhu tự mình chiếm lấy chức Tổng thống, cơ may cũng cố vị thế và duy trì quyền lực trong một thời gian dài là kém (poor)
Nguyễn Kha
(Người dịch)
Phóng ảnh chụp lại từ FRUS
[Foreign Relations of the United States, 1961–1963,
Volume III, Vietnam, 1963, Document 256],
từ trang 569 đến 574
[Foreign Relations of the United States, 1961–1963,
Volume III, Vietnam, 1963, Document 256],
từ trang 569 đến 574
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét