1.835 ngày giữ chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, thuộc thành phố Đà Nẵng, ông Ngữ chưa một lần "xuống địa bàn".
Quần đảo Hoàng Sa nằm phía Đông của Việt Nam, ngang bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Trong đó đảo Tri Tôn cách Cù Lao Ré, tỉnh Quảng Ngãi 123 hải lý - 228 km. Tổng diện tích của cả quần đảo khoảng 10 km2.
Vùng biển Hoàng Sa có tiềm năng lớn về khoáng sản và hải sản. Quan trọng hơn, với việc án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, đây còn là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không khu vực phía bắc Biển Đông.
Với ngư dân, Hoàng Sa từ nhiều thế hệ là nguồn sống. Mùa biển lặng, ngư dân lợi dụng sức gió để căng buồm ra khơi đánh bắt. Không bắt được hải sản, họ cũng có thể lấy san hô, vỏ ốc về bờ bán cho khách du lịch; tách gân ốc tai tượng bán cho thương lái làm thuốc, chế biến thức ăn.
Nửa đầu thế kỷ XVII, dù phương tiện còn thô sơ, nhưng chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa kiêm quản Đội Bắc Hải, vượt sóng gió ra đảo đo vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền, bảo vệ cương giới nước nhà tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đời vua Minh Mạng, bia chủ quyền được dựng vào năm 1834.
Dưới thời Pháp thuộc, từ 1884 đến 1945, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, Cộng hoà Pháp tiếp tục khẳng định, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Năm 1959, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Quân lực Việt Nam Cộng hoà phát hiện bắt giữ 82 "ngư dân" cùng 5 thuyền đánh cá vũ trang đưa về giam tại Đà Nẵng, sau đó trao trả cho Trung Quốc.
Ngoài việc bố phòng binh lính để canh giữ Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà còn cho nghiên cứu thuỷ văn, khai thác phốt phát, sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào thành một đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam. Ở các hoạt động đối ngoại, Việt Nam Cộng hoà đều khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo trên biển Đông.
Sau nhiều lần phải rút quân khỏi Hoàng Sa, ngày 15/1/1974, Trung Quốc chủ động gây hấn bằng việc tuyến bố lên án chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã "xâm lấn đất đai của Trung Quốc", và khẳng định "tất cả các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ Trung Quốc".
Quân đội nước này được lệnh đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Sáng 19/1/1974, khi người nhái Việt Nam Cộng hoà cùng lính biệt hải
lên các đảo hạ cờ Trung Quốc, nhiều loạt đạn từ phía Trung Quốc vang
lên.
Hai người bị bắn gục.
Hơn 10h, pháo trên tàu của hai phía đồng loạt nã vào nhau ở cự ly
khoảng 100 m. Sự kiện thường được gọi với cái tên "Hải chiến Hoàng Sa"
bắt
đầu.
Trong trận hải chiến này, Hải quân Việt Nam Cộng hoà điều ra Hoàng Sa bốn chiến hạm. Phía Trung Quốc ngoài bốn chiến hạm còn có hai tàu ngầm loại Romeo Class S033 282 và 289. Những chiến hạm của Việt Nam Cộng hoà to lớn hơn, trong đó khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ4) là tàu chiến hiện đại nhất của phía Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên khi giao chiến, các tàu nhỏ của Trung Quốc lại linh hoạt hơn.
Có mặt trong trận hải chiến, cựu thượng sĩ Trần Dục (74 tuổi, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), quản trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ4) Việt Nam Cộng hòa, thuật lại "các tàu cách nhau chỉ khoảng 100m nên cả hai bên đều trúng đạn", "Vũ khí trên của HQ4 khi đó chỉ có hai khẩu 76 ly, một đại bác 20 ly và súng tiểu liên M16".
Trong lúc giao tranh, HQ4 bị trúng đạn, thủng lỗ chỗ. Binh lính vừa chiến đấu, vừa thay phiên nhau tát nước và dùng nệm "vá" vết thương cho tàu khỏi chìm. Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ10) bốc cháy rồi chìm dần. "Hải quân Việt Nam Cộng hoà lúc đó chưa có kinh nghiệm chiến đấu thực địa", ông Dục nói.
Nhiều binh lính Việt Nam Cộng hoà đã hy sinh hoặc bị bắt làm tù binh. Số còn lại phải rút lui về Đà Nẵng. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Ngày 20/1/1974, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Martin - Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, và yêu cầu nước này cho biết sẽ dành cho Việt Nam Cộng hoà sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là quốc gia đã ký kết bảo đảm cho Hiệp định Paris.
Thời điểm này, cuộc chiến của Mỹ ở ba nước Đông Dương đã đến hồi kết. Dù lực lượng hải quân hùng mạnh với hàng không mẫu hạm vẫn túc trực ở biển Đông, phía Mỹ im lặng.
Trong trận hải chiến này, Hải quân Việt Nam Cộng hoà điều ra Hoàng Sa bốn chiến hạm. Phía Trung Quốc ngoài bốn chiến hạm còn có hai tàu ngầm loại Romeo Class S033 282 và 289. Những chiến hạm của Việt Nam Cộng hoà to lớn hơn, trong đó khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ4) là tàu chiến hiện đại nhất của phía Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên khi giao chiến, các tàu nhỏ của Trung Quốc lại linh hoạt hơn.
Có mặt trong trận hải chiến, cựu thượng sĩ Trần Dục (74 tuổi, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), quản trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ4) Việt Nam Cộng hòa, thuật lại "các tàu cách nhau chỉ khoảng 100m nên cả hai bên đều trúng đạn", "Vũ khí trên của HQ4 khi đó chỉ có hai khẩu 76 ly, một đại bác 20 ly và súng tiểu liên M16".
Trong lúc giao tranh, HQ4 bị trúng đạn, thủng lỗ chỗ. Binh lính vừa chiến đấu, vừa thay phiên nhau tát nước và dùng nệm "vá" vết thương cho tàu khỏi chìm. Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ10) bốc cháy rồi chìm dần. "Hải quân Việt Nam Cộng hoà lúc đó chưa có kinh nghiệm chiến đấu thực địa", ông Dục nói.
Nhiều binh lính Việt Nam Cộng hoà đã hy sinh hoặc bị bắt làm tù binh. Số còn lại phải rút lui về Đà Nẵng. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Ngày 20/1/1974, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Martin - Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, và yêu cầu nước này cho biết sẽ dành cho Việt Nam Cộng hoà sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là quốc gia đã ký kết bảo đảm cho Hiệp định Paris.
Thời điểm này, cuộc chiến của Mỹ ở ba nước Đông Dương đã đến hồi kết. Dù lực lượng hải quân hùng mạnh với hàng không mẫu hạm vẫn túc trực ở biển Đông, phía Mỹ im lặng.
Tại cuộc đàm phán về biên giới giữa Hà Nội và Bắc Kinh tháng 10/1977, Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đã bác bỏ vu cáo của phía Trung Quốc đối với việc Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên đề nghị đưa vấn đề hai quần đảo này vào chương trình nghị sự đã bị đối phương từ chối.
Ngày 11/12/1982, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Và kể từ đó, là hơn hai mươi năm của những cán bộ cấp huyện không thể đặt chân lên vùng đất mình quản lý, như ông Ngữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét