28 tháng 10, 2017

Bạch hóa 2.800 trang hồ sơ, và tài liệu mật về vụ ám sát chết TT John F. Kennedy ngày 22/11/1963.

26-10-2017
Hình lúc TT John F. Kennedy bị ám sát bể nát đầu khi đi trên xe tại Dallas, Texas.
Thường Tổng thống đi xe mui kín với kính chống đạn; nhưng lần nầy có ai đó sắp xếp
xe Limousine mui trần, và lộ trình chạy vào đường hẹp, bẻ cua khó khăn thuận tiện cho việc ám sát.

VietPress USA (26/10/2017): Hôm nay Thứ Năm 26/10/2017, cục Lưu Trữ Liên Bang Hoa Kỳ cho bạch hóa, và công bố 2.800 trang tài liệu, và các hồ sơ như: băng thu âm, thu hình, lời khai, v..v... liên quan đến vụ ám sát giết chết Tổng thống John Fitzgerald Kennedy,  vào ngày Thứ Sáu 22/11/1963.

Tuy nhiên, vì có một số tài liệu rất quan trọng, liên quan đến nền an ninh quốc gia nên Tổng thống Donald Trump cho lệnh tạm thời chưa công bố, để tiếp tục cân nhắc xem xét trong vòng 6 tháng.

Các tài liệu liên quan đến CIA, FBI, Bộ Quốc Phòng, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cùng các đơn vị trực thuộc từng được dự định công bố 25 năm sau khi vụ ám sát TT Kennedy xảy ra. Theo Luật thu thập các tài liệu năm ban hành 1992, thì mọi công bố sẽ phải được Tổng thống chấp thuận.

Video 1:  Chiếu chậm cho thấy cảnh lúc TT Kennedy bị ám sát trúng đầu.


TT Trump phổ biến một bản công bố cho phép công khai các hồ sơ mật, vào chiều Thứ Năm hôm nay 26/10/2017, nhưng cho lệnh giữ lại một số hồ sơ tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia, để xem xét trong vòng 180 ngày.

"Các Cơ quan Tham mưu và Cơ quan trực thuộc đã đề nghị tôi rằng: Một số nguồn tin nên tiếp tục giữ lại vì an ninh quốc gia, thi hành pháp luật, và ngoại giao", TT Trump ghi như thế và thêm rằng: "Hôm nay, tôi không có sự lựa chọn nào khác hơn là cho giữ lại để tránh phải đối phó thêm các mối lo ngại không thể đảo ngược... Do đó tôi ra lệnh cho các Cơ quan xem xét lại từng hồ sơ một, trong vòng 180 ngày".

"Sau hạn định đó, tôi sẽ ra lệnh cho công bố các nguồn tin mà các cơ quan không thể chứng minh đạt được tiêu chuẩn pháp định, để tiếp tục hoãn tiết lộ theo Luật", bản công bố của TT Trump nói như trên, và kết luận "Rất thú vị!". 

Các hồ sơ gồm 2.891 thu thập dữ kiện đã được đăng trên Website của Cục Lưu trữ Liên bang Hoa Kỳ (National Archives), và hy vọng sẽ được đưa ra công luận  sau khi xem xét. Hầu hết hồ sơ liên quan đến vụ ám sát TT John F. Kennedy với khoảng 88%; đã được sẵn sàng từ năm 1990 với phần bổ túc 11% của các hồ sơ, đã được công bố là sẽ giữ lại.


Về Vụ Ám Sát TT John F. Kennedy:

Ngày 02/11/1963, Tổng thống Hoa Kỳ trẻ tuổi, đẹp trai, tài cao, đã đồng ý hay làm ngơ cho vụ giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, và bào đệ là Cố vấn Ngô Đình Nhu... thì 20 ngày sau, vào ngày Thứ Sáu 22/11/1963, chính Tổng thống John F. Kennedy thứ 35 của Hoa Kỳ đã bị ám sát, khi ông đang ngồi trên xe mui trần, với vợ ông là Đệ I Phu Nhân Jacqueline Kennedy, đi đến một rạp hát tại Dallas, Texas để đọc bài diễn văn.

Ông bị bắn 2 phát súng trường, nhưng giảo nghiệm tử thi cho thấy phát súng thứ nhất xuyên cổ từ phía trước trổ ra sau gáy. Phát súng thứ nhì lại trúng phía sau đầu vỡ tung hộp sọ ra phía trước thái dương, và ông chết vì phát súng thứ nhì nầy. Phát súng thứ ba đã trúng nhẹ vào Thống đốc Tiểu bang Texas, là ông John B. Connally, cùng với vợ của ông ngồi hàng ghế phía sau tài xế. TT Kennedy và Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy ngồi hàng ghế sau cùng của chiếc xe Limousine mui trần đã mở sẵn.

TT John F. Kennedy thứ 35 là vị Tổng thống theo Công Giáo đầu tiên, thuộc Đảng Dân Chủ. Ông chủ trương chống kỳ thị chủng tộc, bình đẳng nhân quyền cho người Mỹ da đen.

Sau vụ “Vịnh Con Heo” do CIA tài trợ, và huấn luyện người Cuba CS tỵ nạn tại Hoa Kỳ đổ bộ tấn công định ám sát Chủ tịch Fidel Castro của Cuba CS, vào ngày 17/4/1961, thì TT Kennedy không hỗ trợ, và muốn giảm bớt quyền hạn của CIA lúc bấy giờ.

Nhiều người khuyên TT Kennedy không nên đi đến Texas vì không an toàn; nhưng ông vẫn đi để gây quỹ tái tranh cử cho Đảng Dân Chủ. Thường xe của Tổng thống đi là loại mui kín, có kính chống đạn; nhưng chẳng hiểu sao xe được để mui trần và lộ trình xe do an ninh ấn định. Trong kế hoạch, TT Kennedy sẽ đi bằng xe Limousine của Tổng thống từ phi trường Love Field, qua Dallas, đến Dallas Trade Mart để đọc một bài diễn văn.

Một người quay phim nghiệp dư tên là Abraham Zapruder đã bất ngờ quay được đoạn phim lúc TT John F. Kennedy bị ám sát, và quay lên cả cửa sổ thuộc lầu 6 của cao ốc làm kho sách được tên xạ thủ bắn lén đặt súng có ống nhắm ám sát TT Kennedy. Khi Cảnh sát và mật vụ lên phòng đó, thì chỉ thấy có 3 vỏ đạn, còn tên sát thủ đã bỏ chạy. Nhưng cuối cùng Cảnh sát đã bắt được tên sát thủ là LEE HARVEY OSWALD, một người đàn ông liên quan với Liên Bang Sô-Viết, khi hắn đã nổ súng vào một Cảnh sát.

Không lâu trước 11h30 trưa, xe của Tổng thống từ từ tiến đến Kho sách Giáo khoa Texas (tại Dealy Plaza), tới góc đường giữa đường Houston, và đường Elm, thì xe cua một góc 120 độ về phía bên trái vào đường Elm chật hẹp.  Khi xe vượt qua khỏi góc đường, có một vài tiếng súng nổ đã nhằm vào xe của TT Kennedy trong một khoảng thời gian chỉ từ 6 cho đến 24 giây. Xe của Tổng thống giảm tốc độ từ 20 Km/giờ xuống còn 15 km/giờ, vì đường quẹo trái tới 120 độ vào đường hẹp, nên đó là lúc TT Kennedy bị ám sát.

Đặc viên mật vụ Clinton J. Hill lập tức rời chiếc xe hộ tống chạy sau, và nhảy lên cốp sau của xe Tổng thống để lấy thân che cho TT Kennedy.  Lúc đó xe của TT Kennedy tăng tốc chạy thẳng tới bệnh viện Parkland, nơi ông này được đưa vào phòng cấp cứu số 1. Không lâu khoảng 1 giờ 30 phút sau, nhịp tim của TT Kennedy ngừng đập, và Phát ngôn viên Bệnh viện công bố TT Kennedy đã chết!

Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson thuộc Đảng Dân Chủ, làm Phó Tổng thống nên theo Hiến Pháp, ông đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36 ngay trên chuyến bay Air Force One chở thi thể TT John F. Kennedy, rời phi trường Love Field vào lúc hơn 2:00 giờ chiều, bay về Thủ đô Washington DC.


Hai ngày sau, tên sát thủ Lee Harvey Oswald khi bị an ninh giải ra Tòa án để xét xử thì ngay tại cửa vào phòng xử án, trước máy quay phim, Nhiếp ảnh gia, một người đàn ông khác tên là JACK RUBY đã ám sát bắn ngay tim Lee Harvey Oswald. Hắn được chở vào bệnh viện từng đưa TT Kennedy đến cấp cứu, thì hắn cũng đã chết tại dây. Thế là bít hết đầu mối !. 

Video 2: Lee Harvey Oswald was shot and killed by Jack Ruby just 2 days after 
assassination of Kennedy


Ông Patric Nolan là Chuyên gia về giảo nghiệm vũ khí, và đường đạn bắn ra đã tuyên bố rằng: Có ít nhất 3 người cùng bắn, chứ không phải chỉ có Lee Harvey Oswald !".  Ông ta cũng viết trong một cuốn sách rằng: "CIA rogues & killing of the Kennedys !" (CIA đễu giả và giết gia đình Kennedy !).

TT London B. Johnson nói: "I never believed that (Lee Harvey) Oswald acted alone; although I can accept that he pulled trigger !" (Tôi không bao giờ tin rằng chỉ có (Lee Harvey) Oswald đã hành động một mình; mặc dầu tôi có thể chấp nhận rằng hắn đã bóp cò súng !).


Nhiều nhân chứng nói rằng: Dù lúc đó trời nắng ấm không mưa; nhưng họ thấy có một người đàn ông cầm dù đứng ngay gần góc đường khi xe TT Kennedy vừa quẹo vào, khi bị bắn thì người cầm dù đã biến dạng. Người ta nghi rằng phát đạn thứ nhì giết TT Kennedy có thể do cái dù là một loại vũ khí của Gián điệp. Nhiều nhân chứng nói họ đã bị hăm dọa, kể cả viên chức chính phủ và FBI. Xem phân tích trong Video số 3:

Video 3: Diễn tiến và những bằng chứng nghi ngờ vụ ám sát TT John F. Kennedy:



Vào năm 1976, Quốc Hội cho lập Ủy Ban Đặc biệt để điều tra vụ ám sát TT Kennedy; nhưng mãi đến năm 1978, Ủy ban nầy mới bắt đầu hoạt động để điều tra vụ ám sát TT Kennedy, và ám sát Mục sư Martin Luther King Jr.Tiếc rằng sau đó CIA quyết định rút lại hồ sơ, và giữ im lặng cho đến nay. Giám đốc CIA lúc đó là ông Allen Dullas.

70% dân Hoa Kỳ được thăm dò cho hay: Họ tin rằng vụ ám sát TT Kennedy là do một âm mưu; 32% đề nghị cần điều tra và truy tố; 51% cho rằng vụ ám sát có ít nhất là 2 người.

Người ta cũng nghi ngờ các băng đảng tội phạm Mafia tại Mỹ ở Chicago, Miami, hoặc tại New Orleans đã nhúng tay vào vụ giết TT Kennedy, và có sự hợp tác của CIA.

MỜI ĐỌC TIẾP TẠI LINK:
http://www.vietpressusa.us/2017/10/bach-hoa-2800-trang-ho-so-va-tai-lieu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét