*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ần của Chiến tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

CIA phát động cuộc lật đổ Ngô Đình Diệm.

Năm 1963, đầu năm, Tài liệu của CIA: “Đến đầu năm 1963, kế hoạch đảo chính đã được xúc tiến, nhưng các tướng lĩnh Sài Gòn vẫn chưa sẵn sàng lắm cho cuộc lật đổ chính quyền của ông Diệm”.

“Khoảng đầu năm 1963, nhân viên CIA hầu như hiện diện ở khắp nơi, trong khi chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ sau vụ binh biến 11.11.1960 đã tỏ ra mất tin tưởng vào Washington, thậm chí ông Nhu còn tỏ vẻ chống đối ra mặt. ( CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì )

* Chú giải : Đầu năm 1963, sau trận Ấp Bắc ngày 2-1, thì Washington đã có kế hoạch loại bỏ ông Ngô Đình Diệm bởi vì ông không thể nào hợp tác thân thiện với người Hoa Kỳ; còn hơn thế nữa, ông chống đối chuyện Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam.

Nhưng muốn lật đổ ông Diệm thì trước tiên phải gây phong trào chống đối trong lòng của dân chúng Việt Nam. Mà muốn dấy nên phong trào chống đối thì phải tấn công vào hai điểm yếu của chế độ Ngô Đình Diệm, đó là phân biệt đối xử với Phật giáo và thái độ quá đáng của bà Ngô Đình Nhu. Tuy nhiên sự khinh ghét cá nhân bà Nhu không đủ khả năng dấy lên một phong trào chống đối. Mà sự bất mãn của tín đồ Phật giáo mới là khối thuốc nổ đang chờ gắn kíp nổ. Nhưng khối thuốc nổ mạnh nhất đang tập trung tại Huế.

Tại Huế có hai nhà sư đang hoạt động mạnh, đó là Thượng tọa Thích Trí Quang và Thượng tọa Thích Thiện Minh. Đã từ lâu các Thượng tọa đã dùng phưong pháp mật đàm rỉ tai tuyên truyền gây bất mãn trong quần chúng về sự ưu đãi cho Thiên Chúa giáo của chế độ.

Nhằm giúp Thích trí Quang có cớ tuyên truyền, các giáo sư Hoa Kỳ đang giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia hành chánh đã đưa cho 2 vị thượng tọa một văn bản bất công của chế độ Ngô Đình Diệm, đó là Dụ số 10.

Dụ số 10 được Bảo Đại ký từ năm 1951, gồm các điều luật quy định thể thức đăng ký thành lập đoàn thể cũng như những thể thức điều hành các đoàn thể trong khuôn khổ của pháp luật. Các giáo phái hay các tổ chức tôn giáo cũng áp dụng theo các điều luật của dụ này, riêng Thiên Chúa giáo thì sẽ có một quy định riêng bởi vì giáo hội Thiên Chúa giáo VN là một chi nhánh của Vatican cho nên chính phủ VN ( Bảo Đại ) cần phải hội ý trước với Vatican.

Lẽ ra sau Dụ số 10 Quốc trưởng Bảo Đại phải ký một đạo dụ khác dành riêng cho Thiên Chúa giáo, hoặc là chung cho cả Phật giáo thì ổn rồi nhưng có lẽ bận nhiều chuyện đại sự ( chiến tranh Đông Dương ) mà các nhà lập pháp của Bảo Đại quên đi. Cho đến khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm chính quyền thì các nhà lập pháp của VNCH cũng vẫn tiếp tục sài Dụ số 10 mà không soạn ra đạo luật khác.

Phải đợi đến khi 10 giáo sư Hoa Kỳ đang giảng dạy tại trường Quốc gia Hành chánh lục lại các văn bản pháp luật của Việt Nam để xem cái nào lỗi thời nên bỏ, cái nào chưa có phải soạn thêm thì mới phát hiện ra có sự bất công trong Dụ số 10.

Nhưng thay vì đưa đề nghị sửa đổi lên Tổng thống Diệm thì họ đưa cho hai nhân vật cực đoan của Phật giáo là Thượng tọa Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh. Hai vị quyết định căn cứ vào sự bất bình đẳng của Dụ số 10 mà làm đề tài chính trong công cuộc đấu tranh trong vụ treo cờ ngày Phật đản 1963.

Năm 1963, ngày 6-5, hai ngày trước lễ Phật đản. Ông Quách Tòng Đức, Đổng lý văn phòng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, gởi đi cho các tỉnh công điện số 9195, nội dung cấm treo cờ tôn giáo ngoài phạm vi khuôn viên của các cơ sở tôn giáo.

Tối hôm đó tại Tổ đình Từ Đàm các Thượng tọa Trí Quang, Thiện Minh, Mật Nguyện, Thiện Siêu, Đôn Hậu, Mật Hiển quyết định sáng hôm sau nhân lễ Phật đản sẽ tập trung tín đồ Phật giáo biểu tình phản đối lệnh cấm treo cờ và Dụ số 10.

* Chú giải : Theo hồi ký của Tướng Tôn Thất Đính thì có chuyện mờ ám trong việc soạn thảo và gởi đi bức công điện cấm treo cờ. Lý luận của Tướng Đính : “Như vậy phải chăng ông Quách Tòng Đức có liên hệ với tình báo Hoa Kỳ, hễ thấy Tổng thống có khẩu lệnh gì sai trái nhất thì thi hành ngay, để tạo ra sự phẩn nộ của nhân dân, của quần chúng? … Lẽ nào lại tự tiện đánh đi một công điện như vậy nếu không được tình báo Mỹ tổ chức? ( Tôn Thất Đính, 20 năm Binh Nghiệp, trang 308 và 309 ).

Sau đảo chánh 1963 thì báo chí đăng tin rằng trước lễ Phật Đản có lễ mừng ngân khánh ( 25 năm làm giám mục ) của Giám mục Ngô Đình Thục nhưng cờ Công giáo treo khắp nơi trong thành phố Huế mà không có ai ngăn cấm. Tuy nhiên đây chỉ là tin đồn thất thiệt có chủ tâm chứ thực sự lễ ngân khánh của Đức cha Thục là vào ngày 28-5, tức là sau lễ Phật đản.

Năm 1963, ngày 8-5, tại Huế. Tín đồ Phật giáo tập trung tại chùa Từ Đàm để cử hành lễ Phật đản và rước xe hoa. Trong đám đông xuất hiện các biểu ngữ với nội dung có ý kích động đấu tranh : “Cờ Phật giáo Quốc tế không thể bị triệt hạ”, “Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng”, “Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng”. “Chúng tôi không từ chối một sự hy sinh nào”.

Tại chùa Từ Đàm Thượng tọa Trí Quang đọc bài diễn văn với lời lẽ gay gắt, có ý công kích chính quyền NĐD phân biệt tôn giáo. Theo thông lệ thì băng ghi âm buổi lễ , trong đó có các bài diễn văn, sẽ được phát lại trên Đài phát thanh Huế vào buổi tối.

Năm 1963, ngày 8-5, lúc 6 giờ chiều. Có tin buổi phát thanh dành cho lễ Phật đản không được phép phát thanh, tín đồ Phật giáo ở Huế, do Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu, kéo nhau tới đài phát thanh để biểu tình. Ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng chỉ thị cho Trưởng ty cảnh sát chuẩn bị, nếu cần thì giải tán đám biểu tình. ( Lời khai của ông Nguyễn Văn Đẳng trước tòa án Quân sự ).

– Lúc 20 giờ 00. Phó tỉnh trưởng Nội an là Thiếu tá Đặng Sĩ nhận được tin đài phát thanh bị Phật tử bao vậy rất đông. Ông Sỹ bèn gọi cho ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng nhưng gọi 5 lần đều không được. Đến 20 giờ 30 ông mới gặp ông Đẳng cùng với các ông Trọng, Vang và Đạm ( người đã lên đồng kêu gọi Tướng Đôn đảo chánh ).

Các ông vừa mới gặp nhau thì có điện thoại của ông quản đốc đài phát thanh kêu cứu. Ông Đẳng ra lệnh cho ông Sỹ đem quân đội tới, ông Sỹ yêu cầu ông Tỉnh trưởng cho ông một văn bản ( Lệnh trưng dụng quân đội ). Ông Đẳng trả lời là tình hình đang gấp, ngày mai sẽ có văn bản điều chỉnh sau. ( Lời khai của ông Đặng Sỹ trước tòa án Quân sự ).

– Khoảng 22 giờ, Thiếu tá Đặng Sỹ tập họp quân số có thể khiển dụng của BCH/ Tỉnh đoàn Bảo an, đựơc 18 người, cấp phát cho họ 15 trái lựu đạn MK.3 ( Lựu đạn bằng giấy, sức công phá tương tự như một viên pháo tống ). Sau đó dẫn lực lượng Bảo an cùng với 1 đại đội khóa sinh C.1 và 5 chiếc thiết giáp V.100 đến đài phát thanh . 4 chiếc thiết giáp V.100 bao vây ở vòng ngoài cùng với đại đội khóa sinh C.1.

Thiếu tá Sỹ đi cùng với 1 chiếc V.100 tiến vào đài nhưng còn cách 50 thước thì không vào được vì dân chúng ngồi đầy dưới đất. Lúc này thì ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng cùng với Thượng tọa Trí Quang và Thượng tọa Thiện Minh đang thương thảo ở bên trong đài phát thanh.

– Lúc 22 giờ 30, theo lời khai của Đặng Sỹ thì ông nghe 2 tiếng nổ lớn ở phía cửa đài phát thanh, ông tưởng rằng Việt Cộng ném chất nổ phá hoại cho nên ông bắn 3 phát súng lục để ra hiệu cho nổ lựu đạn M.K3 để thị uy trấn áp đám đông. Không ngờ sau khi nghe tiếng nổ thì đám đông bỏ chạy tán loạn, để lại trước cửa đài phát thanh 8 xác chết của trẻ em và 17 người bị thương.

* Chú giải : Lật lại vụ án Đặng Sỹ :

Báo chí thời đó phải loan tin theo công bố của chính quyền là do Việt Cộng khủng bố, gây chia rẻ giữa chính quyền và nhân dân. Báo chí thời sau đảo chánh thì loan tin theo ý của phe đảo chánh : Đó là do Thiếu tá Đặng Sỹ giết dân để lập công với Tổng thống Diệm. Báo chí thời Nguyễn Văn Thiệu thì loan tin lật ngựợc lại rằng Đặng Sỹ vô tội, cho nên ông Thiệu thả ông Sỹ ra khỏi nhà tù vào năm 1966 mặc dầu ông bị án chung thân khổ sai. Việc thả ông Sỹ chứng tỏ phiên tòa xử ông vào năm 1964 chỉ là một phiên tòa dõm chỉ nhằm tạo bằng cớ dõm để phỉ nhổ chế độ Ngô Đình Diệm.

Thuở đó không ai thắc mắc về lệnh tha ông Sỹ vì mọi người đều biết là ông bị kết án oan:

– Vụ nổ trước cửa đài phát thanh không phải do lính của lính của ông Sỹ, bởi vì quân của ông Sỹ cách cửa đài ít nhất là 50 mét, không thể ném lưu đạn M.K3 vào tới cửa vì lựu đạn tấn công M.K3 làm bằng giấy nên rất nhẹ ( To cỡ lon coca ), người khỏe lắm và có kỹ thuật ném hay nhất thì cũng chỉ tới 20 mét là tối đa do vì bị sức cản của không khí.

Trong khi đó lựu đạn phòng thủ M.K2 hay M 26 hay M67 nặng gấp 3 nhưng nhỏ hơn 1 nửa cho nên người ném giỏi nhất mới tới được 70 mét. Tuy nhiên ngày đó quân của ông Sỹ không có lựu đạn phòng thủ. Vả lại lựu đạn phòng thủ làm bằng sắt nên khi nổ phải có miểng nhưng trong các xác chết không có miểng và trên tường nhà cũng không có vết của miểng lựu đạn. như vậy vụ nổ là do chất nổ, ông Sỹ không thể chịu trách nhiệm về khối chất nổ đó.

– Người chỉ huy cao cấp nhất tại chỗ đó là ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng chứ không phải là ông Đặng Sỹ cho nên ông Đẳng mới là người phải ra tòa án Quân sự. Nếu tòa có đủ bằng chứng ông Sỹ tự ra lệnh tấn công mà không hỏi ý kiến ông Đẳng thì lúc đó tòa mới bỏ qua tội cho ông Đẳng mà quy tội cho ông Sỹ. Nhưng đằng này ông Đẳng lại ra tòa với tư cách nhân chứng buộc tội ông Sỹ.

Trong khi đó hồi ký của Tướng Trần Văn Đôn cho biết trước đó khoảng 1 năm thì ông Đẳng có dụ Tướng Đôn đứng lên đảo chánh TT Ngô Đình Diệm..

– Tất cả trách nhiệm về cái chết của 8 người và 17 người bị thương được quy vào một mình ông Đặng Sỹ nhưng bản án dành cho ông chỉ là chung thân khổ sai chứ không phải tử hình, trong khi trước đó ông Cẩn mang tội giết 2 người lại bị án tử hình và bắn ngay sau phiên xử. Hơn nữa trước phiên xử Đặng Sỹ lại có đơn của Thượng tọa Thích Trí Quang xin tha tội cho ông ta. Những điều này cũng đủ chứng minh rằng kẻ chủ mưu trong vụ giết người và kẻ ngồi xử án ông Đặng Sỹ là một.

– Ngoài CIA còn có dư luận cho rằng chất nổ do CSVN ném để đổ họa cho ông Diệm. Nhưng ngày nay đã có thừa bằng chứng cho thấy trong khoảng thời gian đó CSVN đang tìm cách bắt tay với ông Diệm, bằng tiếp xúc ngoại giao cũng như tiếp xúc mật; họ đang ủng hộ ông Diệm để hiệp thương.

Sang năm 1964 thì người ta đưa ông Đặng Sỹ ra tòa án Quân sự, nhưng trước tòa Thiếu tá Sỹ tố cáo khi ông bị giam tại Nha An ninh Quân đội người ta đã ép ông phải khai là “đã nhận lệnh của Giám mục Ngô Đình Thục ra tay tàn sát đám biểu tình”. ( Sự thực lúc đó Giám Mục Ngô Đình Thục đã đi La Mã 6 ngày trước ).

Trong khi đó ở bên ngoài tòa án, gia đình của ông Đặng Sĩ đã được cho biết rằng không nên làm ầm ỷ, đây chỉ là dàn cảnh để xoa dịu dân chúng, sẽ không có án tử hình và chỉ vài tháng sau nếu dư luận lắng xuống thì ông sẽ được thả thôi. Quả nhiên hai năm sau ông được thả và được bồi thường thỏa đáng cho nên sau 1975 sang Hoa Kỳ ông cũng không tiết lộ sự thật bởi vì đã có hứa với “người ta”.

Năm 1963, ngày 10-5, Phật giáo biểu tình tại chùa Từ Đàm. Đòi bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo ngoài khuôn viên chùa, đòi bãi bỏ Dụ số 10 của Bảo Đại, đòi bồi thường cho các nạn nhân bị chết tại đài phát thanh Huế.

Ngày 5-6, phía Phật giáo thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, gồm có Thượng tọa Thích Thiện Minh, Thượng tọa Thích Tâm Châu, Thượng tọa Thích Thiện Hoa, Thượng tọa Thích Huyền Quang, Thượng tọa Thích Đức Nghiệp

Ngày 11-6, Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Tổng thống Ngô Đình Diệm gửi thông điệp trấn an dân chúng.

*( Năm mươi năm sau, năm 2003, một phóng viên người Pháp đưa lên Youtube một đoạn phim ông ta quay qua vai nhiều nhà sư và qua lưng 3 người cảnh sát. Vì người quay phim đứng xa cho nên chỉ thấy hình ảnh TQĐ ngồi bất động trên mặt đường, đầu cúi gục, cằm chạm ngực, không có một dấu hiệu nào cho thấy còn tri giác .

Rồi có một nhà sư cầm can xăng đứng sau lưng TQĐ tưới từ cổ áo phía sau lưng xuống tới mông, xong bỏ can xăng xuống đất mà lạy TQĐ 3 lạy; rồi lại cầm can xăng tưới chung quanh đùi và mông của TQĐ, còn dư thì tưới lan ra mặt đường. Phim bị ngắt, sau đó được quay tiếp với cảnh lờ mờ một người đứng sau lưng TQĐ bật quẹt, lửa bùng lên, ba người cảnh sát quay lại sửng sờ.

BÙI ANH TRINH.