19 tháng 6, 2012

(#01) Trận Kampong Trach 1972: Tiểu Đoàn 58 Biệt Động Quân Có Bị Nhụt Chí Và Tiểu Đoàn 94 Biệt Động Quân Có Bị Bỏ Rơi Không?

Tác giả : Đỗ Sơn
Mỗi năm trong cuộc chiến Việt Namđều đáng nhớ cả, vì mỗi năm gồm 365 ngày đó máu của thanh niên Việt cả hai miền Nam – Bắc đổ ra từng ngày. Nhưng năm 1972 có lẽ là năm được nhớ đến nhiều hơn hết vì có trận “Mùa Hè Đỏ Lửa” miền Trung mà máu người Việt hai miền đã đổ ởmức độ khủng khiếp. Tuy nhiên năm 1972 không chỉ khủng khiếp với “Mùa Hè ĐỏLửa” vì vào Mùa Xuân năm ấy thì khủng khiếp đã xảyra trước rồi, ở Kampong Trach trên đất Miên.
Hai lực lượng quân sự Việt Nam, Việt Cộng Hòa và Việt Cộng Sản. Một bên quyết giữ cho vùng IV của Việt Nam Cộng Hòa yên ổn. Một bên quyết mượn đất Miên xâm nhập vào vùng IV phá rối trị an cho bằng được trước khi họ khởi đánh trận “Mùa Hè Đỏ Lửa” ở miền Trung. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu IV, quyết tâm chận đứng âm mưu này.
Trận Kampong Trach là câu trả lời chung cho cả hai bên!
Theo BĐQ Đỗ Như Quyên, dựa vào quân sử Việt Cộng, lực lượng chính của Việt Cộng tham dựtrận Kampong Trach là Công trường 1 gồm Trung đoàn 88, Trung đoàn 95A, Trungđoàn 101D, Trung đoàn 40 Pháo binh, Đoàn 200 Hậu cần, và được tăng phái thêm một trung đoàn của Công trường 9, chưa kể các đơn vị pháo binh, đặc công, vv ... (Đỗ Như Quyên cho biết các sư đoàn Việt Cộng thành lập ở miền Nam đều được ngụy danh là Công trường cho có vẻ ... phi quân sự). Công trường 1 Việt Cộng được thành lập năm 1965 ở rừng núi phía Tây thành phố Huế, năm 1968 bị quân Việt Cộng Hòa đánh thiệt hại nặng phải di chuyển vào Kontum, qua năm 1969 bị thêm một vố nặng nữa bèn được cho qua Takeo, đất Miên, đặc trách lòn quân qua biên giới quấy phá vùng IV Việt Nam Cộng Hòa.
Phía lực lượng Việt Nam Cộng Hòa ban đầu là Liên đoàn 42 Chiến thuật Biệt Động Quân với ba Tiểu đoàn 66 – 93 – 94 chỉ huy bởi Trung tá Trần Kim Đại được tăng phái thêm một Chi đoàn Thiết Giáp thuộc Thiết đoàn 12 Kỵ Binh.
Theo các tiết lộ thời bấy giờ và sau này, binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành nạn nhân trong việc kình chống giữa hai chính phủ Việt – Mỹ. Người Mỹkết án Lực Lượng Đặc Biệt được chính phủ Ngô Đình Diệm xử dụng như lực lượng chính bảo vệ cho chế độ, thi hành những nhiệm vụ đàn áp đối lập; vì vậy họ ngưng tài trợ cho binh chủng này. Và cho dù ông Diệm – ông Nhu đã bị sát hại một cách man rợ, đến năm 1969 thì Lực Lượng Đặc Biệt cũng phải giải tán vì thiếu ngân khoản. Những trại Biệt Kích dọc theo biên giới được cải tuyển sang binh chủng Biệt Động Quân. Ví dụ như ởvùng IV, dọc theo kinh Vĩnh Tế phân chia hai nước Việt – Miên, từ Thất Sơn ChâuĐốc chạy dài sang Hà Tiên Rạch Giá có ba trại Biệt Kích. Trại Ba Xoài cải tuyển thành Tiểu đoàn 94, Trại Vĩnh Gia thành Tiểu đoàn 93, và Trại Tô Châu thành Tiểu đoàn 66. Còn có Tiểu đoàn 85 đóng quân chung với Bộ Chỉ huy Liên đoàn tại Thất Sơn. Các vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên, theo thứ tự trại vừa nêu là Đại úy Triệu Sang, Thiếu tá Hoàng Đình Đốc, Thiếu tá Nguyễn Văn Thanh, và Đại úy Khôi (người viết quên họ). Liên đoàn 42 Chiến thuật Biệt Động Quân là hậu thân của B20 Lực Lượng Đặc Biệt, chỉ huy bốn tiểu đoàn kể trên.
Các trại là các toán A Lực Lượng Đặc Biệt được cải tuyển thành cấp tiểu đoàn BĐQ, các toán B chỉ huy các toán A thành cấp liên đoàn, các toán C chỉ huy một vùng thì trởthành bộ chỉ huy BĐQ Quân khu. Ở Cần Thơ, C4 trở thành Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu IV, dưới sự chỉ huy của Đại tá Phạm Duy Tất.
Liên đoàn trưởng đầu tiên của Liên đoàn 42 Chiến thuật Biệt Động Quân là Trung tá Nguyễn Văn Hòa, Bộ Chỉ huy Liên đoàn đặt tại căn cứ cũ của B20 Lực Lượng Đặc Biệt, gần Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng, Thất Sơn. Liên đoàn 42 Chiến thuật Biệt Động Quân được thành lập vào khoảng cuối năm 1970, trong số 5 sĩ quan theo Trung tá Nguyễn Văn Hòa từ Cần Thơ về Thất Sơn lập Bộ Chỉ huy Liên đoàn có người viết, làm Sĩ quan Hành quân thuộc Ban 3 Liên đoàn. Giữa năm 1971, Trung tá Trần KimĐại về nhận chức Liên đoàn trưởng thay Trung tá Nguyễn Văn Hòa vừa thăng Đại tá. (Lính thường gọi thân mật Trung tá Đại là ... ông Năm Ruộng, Năm là tượng trưng cho quan năm, Ruộng tại vì quan chuyên đóng quân ngoài ruộng, tránh nhà dân hay khu đông đúc).
Khoảng giữa năm 1971, Bộ Tư lệnh tiền phương của Biệt Khu 44 đến đóng chung trong căn cứcủa Liên đoàn 42 Chiến thuật Biệt Động Quân, Chuẩn tướng Tư lệnh Trần Văn Hai thường xuyên có mặt tại căn cứ. Hơn tháng sau đến phiên Đại tá Phạm Duy Tất mang Bộ Chỉ huy nhẹ của mình từ Cần Thơ đến căn cứ. Cho thấy đang có một sựchuẩn bị về một chiến dịch, hay một trận đánh lớn nào đó sắp sửa xảy ra. Vào dịp này, Đại tá Tất gọi người viết vềlàm Sĩ quan Tùy viên, có lẽ nhờ kinh nghiệm đã phải đi bay liên miên với trực thăng của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ trong thời gian đầu tiên Liên đoàn 42 vừa thành lập thiếu hụt sĩ quan Ban 3.
Tới đây xin được phép kể một việc tuy riêng nhưng cũng có dính dấp đến chủ đề bài này. Vài năm trước khi qua đời, Trung tướng Ngô Quang Trưởng có nhắn người viết qua Trung tá Trần Duy Hòe, nguyên Trưởng Phòng 2 Bộ Chỉ huy Biệt Động Quân Quân Khu IV, nếu muốn viết về trận Kampong Trach 1972 thì lên D.C. ông sẽ kể cho mà viết. Vì mải mê công việc, lại quen tật dần dà là cha lỗi hẹn, đến khi bất ngờ nhận tin Tướng Trưởng qua đời, người viết bần thần nhớ lại lời nhắn, tấm thịnh tình của ông, thì hối hận quá trễ. Xuyên qua lời nhắn, Tướng Trưởng còn tỏ lộ sự hãnh diện của ông về trận Kampong Trach. Qua lời nhắn, rõ ràng Tướng Trưởng kết luận sở dĩ ông có thể thoải mái gởi quân vùng IV ra miền Trung tiếp viện cho trận “Mùa Hè Đỏ Lửa” là nhờ ở trận Kampong Trach lực lượng Biệt Động Quân cùng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Phạm Duy Tất đã chận đứng Sư đoàn 1 Việt Cộng có thêm một trung đoàn thuộc Công trường 9 tăng phái vẫn không thể nào xâm nhập quấy phá vùng IV. (Đại tá Tất sau đó thăng cấp Chuẩn tướng ở vùng II-03/1975).
Dĩ nhiên với cấp bậc và chức vụ quá thấp của người viết, chỉ biết đếm con số thiệt hại nhân mạng và phương tiện vật chất thì khó có thể nghĩ đó là một chiến thắng của phía Việt Cộng Hòa. Làm sao một sĩ quan nhí như người viết phân biệt được Kampong Trach chỉ là diện, Hà Tiên mới là điểm! Và các trận này có tầm vóc chiến lược quan trọng vì cái Hiệp định thổ tả Paris 1973! Đó có lẽ cũng là lý do tại sao có sự gợi ý từ Trung tướng Ngô Quang Trưởng như vừa kể.
Gần đây, BĐQĐỗ Như Quyên đã gởi cho Trung tá Trần Duy Hòe một bài viết của KB Điền Đông Phương mang tựa “Kampong Trach: Cuộc Giải Vây Thần Kỳ” đăng trên báo Cánh Thép, ngụ ý chê Tiểu đoàn 58 Biệt Động Quân “bị nhụt chí”, đồng thời trách Chuẩn tướng Phạm Duy Tất đã “bỏ rơi” Tiểu đoàn 94 Biệt Động Quân trong trận này. Đọc bài viết của KB Điền Đông Phương, người viết lại thở dài một lần nữa, hối hận đã không lên D.C. để kịp nghe và kịp viết lại trận Kampong Trach từ Tướng Trưởng.
Bây giờ xin trở lại với thực tế của trận Kampong Trach.
Những tháng trước cái Tết 1972, trực thăng của Đại tá Phạm Duy Tất bay hàng ngày trên khu vực dọc kinh Vĩnh Tế (lúc này Biệt Động Quân còn chịu trách nhiệm toàn vùng biên giới Việt – Miên) đã nhận thấy sự xuất hiện bất bình thường của quân Việt Cộng. Những tốp bộ đội chính quy mặc quân phục màu vàng xuất hiện ngay giữa ban ngày, bắt đầu bị phát giác trong khu vực Thất Sơn hoặc vùng đối diện phía bên Miên, rồi dần dà phát hiện thêm những tốp khác về phía Tây, tức hướng Hà Tiên.Đại khái, họ kéo nhau băng từ Đông sang Tây, trong khu vực dọc hai bên kinh Vĩnh Tế vài cây số. Có lần, một toán Việt Cộng quân số khoảng hơn một trung độiđang đi giữa một cánh đồng vàng rực giữa trưa thì nghe tiếng trực thăng của Đại tá Phạm Duy Tất bay tới. Họ chổng mông quỳ thành một hàng dài trong quân phục cũng màu vàng, có lẽ với hy vọng phía trên cao nhìn lơ mơ xuống thì tưởng là ... bờ ruộng. Nhưng ông Tất và phi hành đoàn đâu có đang bay lơ mơ, chẳng những hai xạ thủ đại liên khai hỏa mà những người còn lại trên phi cơ, trừ hai phi công, cũng đồng loạt bấm cò M16. May mắn tức thời cho toán quân này, đây là một phi vụ C&C nên trực thăng không có gắn ống phóng hỏa tiển.
Trong thời gian này Trung tá Trần Kim Đại đang dẫn Liên đoàn 42 Biệt Động quân gồm ba Tiểuđoàn 66 – 93 – 94 được tăng phái thêm một Chi đoàn của Thiết đoàn 12 Kỵ Binh hành quân ngoại biên trong vùng phía Bắc Kampong Trach. Tháng 3/1972 bất ngờxãy ra một trận “tao ngộ chiến” với bộ đội chính quy Việt Cộng với quân phục kaki vàng, nón cối. Phía ta bị cháy một chiếc M113, theo lời Trung tá Đại kểthì thiệt hại nhân mạng cả hai bên không đáng kể. Trận đánh xảy ra ở một địađiểm cách Kampong Trach 6 cây số về hướng Bắc, cách Tuk Meas 1 cây số về hướng Nam. Theo BĐQ Đỗ Như Quyên, trong trận “tao ngộ chiến” ngày 22/3/1972 chỉ một mình Tiểu đoàn 94 Biệt Động Quân đã phải “tao ngộ” với một lực lượng địch đông và mạnh hơn gấp mấy lần, gồm Trung đoàn 88, Trung đoàn 40 Pháo binh, Đoàn 200 Hậu cần thuộc Công trường 1 Việt Cộng. Trung tá Đại dẫn liên đoàn lội ngược về phía Nam đóng chận tại Kampong Trach (quan Năm Ruộng hạ trại ngoài ruộng, nên phố xá– trường học – nhà cửa trong thị trấn Kampong Trach không hề bị thiệt hại vì trận đánh) đồng thời báo cáo tình hình về Bộ Tư lệnh tiền phương Biệt Khu 44 ở Thất Sơn. Chuẩn tướng Trần Văn Hai quyết định tăng phái nguyên Thiết đoàn 12 KỵBinh cho Trung tá Đại, nhưng ông Đại nêu ra vấn đề lấn cấn về chỉ huy, vì Liên đoàn trưởng Biệt Động Quân và Thiết đoàn trưởng Kỵ Binh có chức vụ ngang nhau.
Tới đây thì Trung tướng Ngô Quang Trưởng, với quyết tâm chận đứng Sư đoàn 1 Việt Cộng ởKampong Trach, ra lệnh đưa cả hai Thiết đoàn 12 và 16 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn Văn Của, Tư lệnh phó Lữ đoàn 4 Kỵ Binh, từ ngã Hà Tiên tiến qua Kampong Trach. Ở Thất Sơn, theo lời kể của Đại tá Phạm Duy Tất, Chuẩn tướng Hai hỏi Đại tá Tất (không phải lệnh) có muốn vào Kampong Trach để “nâng cao tinh thần” của Biệt Động Quân không ? (‘nâng cao tinh thần’ không phải là một nhiệm vụ chính thức). Lý do có vụ “mời mọc” khá lạ của Tướng Hai là vì lúc đó vùng trách nhiệm vừa được Bộ Tư Lệnh Quân Khu IV phân chia lại như sau: Thiết Giáp chịu trách nhiệm vùng từ Châu Đốc tới Hà Tiên, Biệt Động Quân chịu trách nhiệm khu vực từ Mộc Hóa tới Kiến Phong. (Trước đó Biệt Động Quân chịu trách nhiệm tất cả). Được “mời”, Đại tá Tất cũng OK luôn với Tướng Hai. Làm việc cho ông Tất mệt hơn bất cứ ông sếp nào khác, vì cái tật “ghiền” đi bay của ông. Chẳng những bay trực thăng dành cho mình, khi không có ổng đòi bay ké luôn trực thăng của mấy sếp khác, đi bay, đi bay, bay riết tới ... mỏi chim. Vụ đi theo Đại tá Tất vào Kampong Trach đúng là nhiệm vụ của người viết, nhưng vào lúc đó thì có Đại úy Lê Ngọc Thạch nguyên là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 93 “cơm không lành canh không ngọt” với Tiểu đoàn trưởng bèn khăn gói ba lô về Bộ Chỉ huy Thất Sơn. Xui cho Đại úy Thạch, bị ông Tất bắt gặp đang cà nhỏng, bèn được “mời” về văn phòng Chỉ huy trưởng, được “phong” làm Chánh văn phòng ngoài ý muốn. Mỗi ngày nhìn ông Thạch ngồi bàn giấy thở dài thườn thượt lật mớ hồ sơ thiệt hổng khác gì cảnh một võ sĩ bị buộc hành nghề … viết văn. Đại tá Tất bắt Đại uý Thạch theoổng vào Kampong Trach thay vì người viết. Sau hơn 20 niên gặp lại Đại úy Thạchở Quận Cam, ổng vẫn còn ... uất ức, chửi thề rùm beng “Đụ mẹ, lúc đó tao cự nự ổng sao hổng bắt mầy mà bắt tao đi theo, ổng nói tại thấy mầy là con trai một trong gia đình, báo hại tao ‘ăn’ pháo thấy mẹ luôn”. Do vậy bài viết này viết dựa theo lời kể của những vị tham dự trực tiếp trận đánh chớ không do người viết tự kể, vì người viết chỉ theo dõi từ các trung tâm hành quân nằm chung trong căn cứ của Liên đoàn 42 Chiến thuật Biệt Động Quân.
Sau khi Đại tá Phạm Duy Tất (BĐQ) và Đại tá Nguyễn Văn Của (TG) đã vào tới Kampong Trach, Trung tướng Ngô Quang Trưởng chính thức chỉ định ông Tất làm Tư lệnh chiến trường Kampong Trach, ông Của làm Phó. Lúc này đã có trực thăng bị bắn rớt, phi hành đoàn bị kẹt lại ở mặt trận, từ đây tiếp liệu phải thả dù từ cao lắc cao lơthường rớt xuống những chỗ ... nhân gian phe ta không thể ... lượm. Theo nhậnđịnh của Trung tá Trần Kim Đại, tuy trận Kampong Trach không ác liệt bằng các trận ở những vùng khác sau đó, nhưng nó là một trận ác liệt nhất mang tính quyết định đối với Quân Khu IV tính cho tới thời điểm đó. Lần đầu tiên Việt Cộng Sản xuất quân ở cấp sư đoàn +, và chuẩn bị sẵncả ... rừng pháo. Quân Việt Cộng Hòa thiệt hại nhiều nhất vì pháo của Việt Cộng Sản, vì họ pháo rất … sang trọng, pháo xảláng. Đại tá Tất được Tướng Trưởng tăng cường cho một Pháo đội 105 ly cùng mộtĐại đội Công Binh. Theo lời kể của Trung tá Trần Kim Đại, Pháo đội 105 ly của mình bị Việt Cộng pháo banh ta lông, nhưng vẫn còn bắn được nếu chỉ bắn trực xạ. Có một số binh sĩ thì kể rằng họ nghĩ lính Việt Cộng bị cho uống ... thuốcđiên, vì có lần xuất quân thì thấy một nữ binh trẻ măng chạy dẫn đầu cầm loa tay hét to “Các đồng chí tiến lên, chết trẻ hơn chết già, chết hôm nay ... ngày mai khỏi chết”, các đồng chí nam lúp xúp chạy theo đàng sau cô bé, có khi bám mẹ vào thành xe tăng, phía trên lưỡi lê tua tủa đâm xuống.
Chết hôm nay ngày mai khỏi chết? Má ơi! Hết biết luôn!
Thuốc điên? Lính suy nghĩ đâm bang vậy mà thấy cũng có phần hữu lý quá chớ! Nếu tâm lý chung của phần đông nhân loại là “chết hôm nay ngày mai khỏi chết” thì không cần phải ngại chi nạn nhân mãn, chỉ nên lo thế giới sẽ nẩy sinh hàng đống đống người bất cần đời hành động khật khùng gieo tai họa khắp mọi nơi.
Trước khi viết bài này người viết cũng gọi hỏi Đại tá Trần Kim Đại (sau này Trung tá Đại thăng Đại tá ở vùng I), tại sao mình rút quân? Ông Đại trả lời, mình quyết định rút vào lúc Công trường 1 của họ thấy coi bộ không thể vượt qua “hàng rào” của Việt Nam Cộng Hòa ở Kampong Trach, họ phải hạ nồng độ chiến trường, vòng xuống chuẩn bị tấn công khu Xi Măng Hà Tiên. Theo người viết, họ đồng thời dàn pháo - rải quân dầy đặc ở phía Nam Kampong Trạch với mụcđích làm chậm đi cuộc rút quân của hai Thiết đoàn 12 và 16, cùng Liên đoàn 42 Biệt Động Quân, chậm thêm ngày nào tốt ngày đó, vì họ muốn rảnh tay thanh toán khu Xi Măng Hà Tiên.

xin xem #02

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét