Trước kia khi còn
làm việc tại Phủ Tổng thống, tôi luôn luôn giữ lòng quí mến đối với Tổng thống
Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao
dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là hình
ảnh một người mẹ, một người vợ hiề n đảm đang hơn là một vị Đệ nhất Phu nhân
sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà là điển hình của
mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đình được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục
Khổng Mạnh (tuy bà là người Công giáo) mà chúng ta thường thấy trong xã hội miền
Nam thời thập niên 40.
Ở bà Thiệu luôn
luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử
của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức
khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào bà.
Điều đặc biệt là
bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên hệ đến viBc làm của Tổng
thống Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần
duy nhứt tôi nghe bà than phiền với Tổng thống Thiệu bằng lời lẽ rất ôn tồn về
một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên
cạnh..
Bà Trần Thiện
Khiêm thì trái lại, năng động hơn. Về mặt giao tế, bà Khiêm là biểu tượng cho
mẫu người đàn bà sang trọng với vẻ đẹp quí phái của một mệnh phụ phu nhân trong
xã hội thượng lưu và quyền thế của Sài-gòn. Nếu chỉ thấy bề ngoài, người đời
nghĩ là bà có đời sống hưởng thụ vật chất với tiệc tùng linh đình như các bà
trọc phú đương thời khác. Thực tế hoàn toàn khác hẳn. Trong gia đình, tất cả mọi
người, anh chị em con cháu đều bB ràng buộc chặt chẽ vào khuôn khổ lễ giáo có
truyền thống Á Đông. Có thể nói bà kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt của đại gia
đình khá khắt khe. Bà cũng rất khắt khe với chính bản thân bà và sống nép mình
vào khuôn khổ đó. Có lẽ do ở bản tính hướng thiện và thủ cựu nên bà thường hay
đi chùa và hay giúp đỡ người nghèo khó, thế cô. Mọi nhân viên làm việc xung
quanh đều được bà tận tình hỏi han giúp đỡ.
Điểm đặc biệt là
trong một chừng mực nào đó, bà có chia sẻ với Đại tướng về một số sự việc. Cho
nên thỉnh thoảng bà phát biểu công khai với chúng tôi, một số người tín cẩn
trong gia đình, những cảm nghĩ của bà về vài vấn đề của thời cuộc. Mấy lúc sau
này, đã có vài lần bà biểu lộ s chống đối mạnh mẽ đối với Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu. Có một hôm bà bảo tôi theo bà vào dinh Độc Lập để yêu cầu Tổng thống
Thiệu từ chức! Cũng may là chỉ được Tổng thống Phu nhân tiếp, nếu không thì số
phận tôi không biết đã đi về đâu!
Ngoài tính năng động ra, trong vài trường hợp cấp thiết, bà là người chủ động. Do đó mà vào trung tuần tháng Tư, mấy ngày sau khi Thủ tướng từ chức, bà Trần Thiện Khiêm cho người đến nhà tìm tướng Charles Timmes. Bà cho tôi biết tướng Timmes có viết cho bà lời nhắn trên một tấm thiệp nhỏ là xin đừng gọi điện thoại vì nhà không có điện thoại (?!). Trung tướng hồi hưu Charles Timmes là sĩ quan chỉ huy toán cố vấn Mỹ đầu tiên có mặt ở Việt Nam từ năm 1961. Ông đã từng nh3y dù trong trận đổ bộ Normandie hồi đệ II thế chiến. Sau một thời gian ở Việt Nam ông được tuyển dụng và trở thành một viên chức cao cấp với nhiều thế lực của cơ quan tình báo Mỹ ở Việt Nam. Tướng Timmes quen biết và tiếp cận với hầu hết các tướng lãnh kể cả Đại tướng Dương Văn Minh, Tướng Nguyễn Cao Kỳ... Nhiệm vụ của ông là “gần gũi và tìm hiểu tinh thần các tướng lãnh, nên ai cũng là bạn của ông ta” theo như nhận xét của Đại tướng Trần Thiện Khiêm cho tôi biết sau này. Sau lần tiếp xúc đó, bà Trần Thiện Khiêm lại cho người đi mời Tướng Timmes đến nhà dùng cơm tối vào ngày 17 tháng Tư. Khi Đại tướng đi làm về biết được chuyện này, tôi nhận thấy ông có vẻ không hài lòng. Trong bữa ăn hôm đó, từ ph=C 3ng ăn gia đình gần nhà bếp tôi để ý thấy bà Khiêm có biểu lộ sự xúc động nhưng không có điều gì phải òa lên khóc như Frank Snepp, một chuyên viên phân tích tình báo cao cấp của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, đã diễn tả trong sách của ông ta, cuốn Decent Interval trang 377. Cũng theo Frank Snepp thì nhân cơ hội hiếm có này Tướng Timmes muốn thăm dò Đại tướng Khiêm về việc từ chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Vào thời gian có
quá nhiều xáo trộn chánh trị dồn dập, tin tức hàng đầu vẫn là câu hỏi bao giờ
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Những người quan tâm đến thời cuộc đều biết
vào lúc đó Tòa Đại sứ và cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để loại Tổng
thống Thiệu hầu dựng lên một khuôn mặt ôn hòa hơn. Đại tướng Dương Văn Minh là
người hùng của cuộc Cách mạng 1 tháng 11. Một nhân vật được nhiều cảm tình của
một số đông dân chúng miền Nam có chủ trương mềm dẻo đối với những đòi hỏi của
Cộng sản đang được tòa Đại sứ Mỹ đánh giá là một ứng cử viên của tình thế mới.
(còn tiếp)
Cũng theo Frank
Snepp thì nhân cơ hội hiếm có này Tướng Timmes muốn thăm dò Đại tướng Khiêm về
việc từ chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Vào thời gian có
quá nhiều xáo trộn chánh trị dồn dập, tin tức hàng đầu vẫn là câu hỏi bao giờ
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Những người quan tâm đến thời cuộc đều biết
vào lúc đó Tòa Đại sứ và cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để loại Tổng
thE1ng Thiệu hầu dựng lên một khuôn mặt ôn hòa hơn. Đại tướng Dương Văn Minh là
người hùng của cuộc Cách mạng 1 tháng 11. Một nhân vật được nhiều cảm tình của
một số đông dân chúng miền Nam có chủ trương mềm dẻo đối với những đòi hỏi của
Cộng sản đang được tòa Đại sứ Mỹ đánh giá là một ứng cử viên của tình thế mới.
·
Buổi trưa ngày
21 tháng Tư, Đại tướng Khiêm được Tổng thống Thiệu triệu tập vào dinh Độc Lập
họp cùng với Phó Tổng thống Trần Văn Hương trong gần một giờ đồng hồ. Tôi theo
Đại tướng vào dinh Độc Lập cho tới lúc ra về. Tôi biết đây là một buổi họp rất
quan trọng nhưng hoàn toàn không đoán ra chuyện gì. Mãi khi về tới nhà, Đại
tướng Khiêm bước xuống xe tại bậc tam cấp, ông không đi thẳng vào nhà mà dừng
lại chờ tôi bước tới rồi nói với nét mặt vui hơn mọi khi: “Chiều nay mặc đồ đẹp,
vào dinh Độc Lập nghe Tổng thống Thiệu đọc diễn văn từ
chức!”.
Đó là vào khoảng
gần 1 giờ trưa ngày 21 tháng Tư, tôi là người đầu tiên nhận được nguồn tin vô
cùng quan trọng mà “cả thế giới” đang chờ đợi.
Mẫu tin quan trọng nầy sẽ có giá trị rất lớn trong sự thăng tiến nghế nghiệp truyền thông của một phóng viên quốc tế nếu họ nhận được tin đó trước vài tiếng đồng hồ. Một thoáng suy nghĩ giữa lợi lộc và chữ tín, nhưng cũng vì lương tâm chức nghiệp nên nguồn tin đã được giữ kín cho đến 7 giờ 30 tối hôm đó.
Sau này khi đọc
c ác tài liệu và sách vở thì người đầu tiên biết được tin từ chức không phải là
tôi. Tòa Đại sứ Mỹ đã biết trước tôi! Trong lúc Tổng thống Thiệu thông báo việc
từ chức của ông cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương và Đại tướng Trần Thiện Khiêm
thì tại tòa Đại sứ Mỹ, hệ thống điện tử đã ghi âm rõ những gì Tổng thống Thiệu
nói như Frank Snepp đã ghi trong sách của ông, trang 394. Chuyện nghe lén này dư
luận cũng đặt ra nhiều giả thiết là người Mỹ bắt đầu nghe lén từ lúc nào và bằng
cách nào, đặt máy ở đâu. Đó là câu hỏi không nằm trong bài viết
này.
Tôi có mặt tại
phòng Khánh Tiết trong dinh Độc Lập vào lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn
văn từ chức trước một cử tọa rất đông đAo gồm các nhà lập pháp của hai viện Quốc
hội với đầy đủ các viên chức Chánh phủ và các cơ quan truyền thông. Ngay hôm đó
Tổng thống Thiệu tuyên bố bàn giao chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lại cho
Phó Tổng thống Trần Văn Hương theo như Hiến Pháp đã qui định…
Ngay sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, Ngoại trưởng Kissinger liền gởi cho ông Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài-gòn một điện văn. Tiến sĩ Kissinger ỵêu cầu ông đại sứ chuyển lời bày tỏ lòng “kính trọng” của ông đối với vị cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và đề nghị muốn giúp Tổng thống Thiệu rời khỏi Việt Nam. (Decent Interval trang 396 )
Cũng trong chiều
hướng đó, sáng sớm hôm sau là ngày 22 tháng Tư, tướng Charles Timmes vội vã đến
tư dinh Đại tướng
Khiêm xin được
tiếp kiến. Đại tướng đã tiếp ông hơn nửa tiếng đồng hồ. Rồi ngay chiều hôm đó
Đại tướng Khiêm vào dinh Độc Lập gặp Tổng thống Thiệu.
Chúng ta khó biết Đại tướng Khiêm nói gì với cựu Tổng thống Thiệu nhưng sẽ không loại bỏ những gì Tướng Timmes muốn đề nghị lên ông Thiệu là nên ra đi khỏi nước.Sau này ở hải ngoại Đại tướng Trần Thiện Khiêm có cho tôi biết là ngay sau khi Tổng thống Thiệu từ chức “cụ Hương muốn Tổng thống Thiệu và dượng Tư” đi đường biển qua Singapore. Tiết lộ này trùng hợp với việc Thủ tướng Lý Quang Diệu đã yêu cầu ông Hoàng Đức Nhã qua Singapore gặp ông để thông báo là giới chức Mỹ muốn Tổng thống Thiệu phải đi lưu vong ở Singapore hoặc một thủ đô n o của các quốc gia vùng Đông Nam Á. (Decent Interval trang 383)
Tuy đã từ chức
song cựu Tổng thống Thiệu vẫn còn ở trong dinh Độc Lập và còn áp đặt nhiều ảnh
hưởng khiến cho Tân Tổng thống Trần Văn Hương gặp nhiều khó khăn trong đường lối
thương nghị với Cộng sản theo như Oliver Todd ghi lại trong cuốn sách Cruel
April trang 327.
Để thấy ảnh
hưởng của cựu Tổng thống Thiệu đối với Tân Tổng thống Trần Văn Hượng, tôi ghi ra
đây giờ giấc làm việc của hai vị cựu và tân Tổng thống với sự có mặt của Đại
tướng Khiêm. Đây là ghi nhận từ phía văn phòng Đại tướng Khiêm. Phần thời gian
làm việc riêng giữa cựu Tổng thống Thiệu với Tổng thống Hương thì có lẽ các quí
vị sĩ quan tùy viên của cựu Tổng thống Thiệu xác nhận=2 0và bổ túc thêm. Các vị
ấy là Chánh tùy viên Đại tá Nguyễn Văn Đức, các sĩ quan tùy viên: Đại ủy Nguyễn
Xuân Tám, Hải quân Đại úy Trần Anh Tuấn.
Chương trình này
tôi có ghi vào sổ tay như sau:
·
Ngày 22 tháng
Tư, Đại tướng Khiêm:
16:00 giờ vào dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu. 18:00 giờ qua cánh phải, tại văn phòng của Tổng Thống, gặp Tổng thống Hương.
·
Ngày 23 tháng
Tư, Đại tướng Khiêm:
16:30 giờ vào dinh Độc Lập gặp Tổng thống Hương khoảng 20 phút rồi qua cánh trái dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu. Sau đó Tổng thống Hương, cựu Tổng thống Thiệu và Đại tướng họp cho đến 20:00 giờ.
·
Ngày 24 tháng
Tư, Đại tướng Khiêm:Lúc 15:00 giờ vào dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu, sau
đó qua văn=2 0phòng Tổng thống Hương, rồi cùng họp với cựu Tổng thống Thiệu và
Tổng thống Hương.
Lời tác giả:
Miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị khống chế nặng nề bởi Hoa Kỳ về mọi lãnh vực
trong suốt thời gian dài chiến tranh. Bởi hậu quả của cuộc chiến mà tất cả chúng
ta, nhân dân miền Nam Việt Nam, ai ai cũng đã chuốc lấy biết bao mất mát đau
thương; nên việc ra đi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước hiểm họa đất nước
suy vong đã làm dư luận búa rìu khắc khe kết án là điều không tránh khỏi. Tính
cho đến nay cũng đã hơn ba thập niên, chúng ta đã có đủ thời giờ để chiêm nghiệm
về số phận đau thương của một đất nước nhỏ bé trong suốt mấy chặng đường dài
tang thương của lịch sử dân tộc Việt. Tổ tiên, ông cha20chúng ta đã từng sống
nhục nhã dưới “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây.” Đồng
bào trong nước nay phải oằn vai gánh nặng những hệ luỵ của một chủ thuyết ngoại
lai trong hơn 30 năm qua; cho nên với những ngày dài lưu vong và những đau
thương của đất nước, liệu đã đến lúc “ những gì của César trả lại cho César ”
chưa, những gì của lịch sử đã trả lại cho lịch sử chưa. Và với thế hệ trẻ cũng
như nhà cầm quyền Việt Nam đương thời qua đó sẽ rút tỉa được những bài học gì
cho tương lai của dân tộc, đất nước.
*****
Kỳ 4
·
Ngày 25 tháng
Tư, Đại tướng Khiêm:
Lúc: 09:00 giờ
sáng vào dinh gặp Tổng thống Hương, cựu Tổng thống Thiệu và Đại sứ Ph p
Jean-Marie Mérillon của nước Pháp.
Ngoài ra theo
Frank Sneep, Đại tướng Dương Văn Minh ( lúc nầy Đại Tướng Minh chưa có vai trò
gì trong chánh quyền ) cũng đã góp một phần lớn vào sức ép buộc cựu Tổng thống
Thiệu phải rời khỏi nước. Tướng Minh cho rằng sự có mặt của ông Thiệu làm cản
trở tiến trình hòa bình do ông chủ trương nên ông yêu cầu tướng Timmes phải bằng
mọi cách thúc bách cựu Tổng thống Thiệu sớm ra đi. Khi biết được điều này, Đại
sứ Martin rất lâý làm phấn khởi; trước hết ông không muốn bị mang tai tiếng về
việc ra đi của ông Thiệu, ông muốn cho dư luận tin rằng đó là sức ép từ các thế
lực địa phương – không phải từ phía tòa Đại sứ Mỹ. ( Decent Interval, trang
434)Một tiết lộ khác của Oliver Todd, trong cuốn Cruel April, lC3 cuối cùng Tổng
thống Trần Văn Hương phải quyết định triệu hồi Đại sứ Martin vào dinh Độc Lập.
Cụ Hương nêu ra nhiều lý do và nhấn mạnh với ông Martin là nếu còn có sự hiện
diện của ông Thiệu ở Sài Gòn thì chánh quyền do ông lãnh đạo khó tiến hành các
cuộc hòa đàm với phía bên kia. Tổng Thống Hương yêu cầu nước Mỹ nhận ông Thiệu
sang sống lưu vong. Ông Đại sứ hứa là chánh quyền Mỹ sẵn sàng chấp nhận ông
Thiệu sang sinh sống ở Hoa Kỳ.
Nay nhìn lại các hoạt động của tướng Timmes và dựa vào các văn kiện của các Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, chúng ta thấy rõ ràng đã có áp lực mạnh mẽ từ Hoa Thịnh Đốn buộc ông Thiệu phải đi ra khỏi nước theo kế hoạch của họ ngay sau khi ông từ chức.
Văn kiện đầu
tiên được gởi đi từ Hoa Thinh Đốn, đúng 12 tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống
Thiệu từ chức, là:
Buổi sáng ngày 22 tháng 4, năm 1975, thừa lệnh Tổng thống Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp của chánh phủ này đã gởi điện văn ủy quyền cho tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cấp một số parole documents (giấy tạm cư) cho phái đoàn cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Cruel April, trang 327)Giấy tạm cư này có phát cho chúng tôi; ngày phái đoàn rời Việt Nam là ngày 25 tháng 4, 1975 mà trên parole documents do tòa Đại sứ Mỹ Sài Gòn cấp, lại đề ngày April 22, 1975
Chuẩn bị ra
đi
Tại tư dinh Đại
tướng Trần Thiện Khiêm:
Buổi sáng ngày 25 tháng Tư, tôi thức dậy trễ vì đêm rồi Đại úy Mùi, sĩ quan tùy viên của Đại tướng và tôi xem tivi, nói chuyện rất khuya. Ăn mặc vội vàng rồi như thường lệ tôi đến phòng trực của Sĩ quan Tùy viên. Đây là một phòng nhỏ, chỉ kê có một bàn viết ngay cửa ra vào tư dinh của Đại tướng. Trung tá Đặng Văn Châu là Chánh Văn phòng đã có mặt tại đó. Ông vừa được chỉ định thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Hồng. Tôi quan sát thấy ông có vẻ bận rộn hơn những ngày thường.Lúc này vào khoảng 8 giờ rưởi. Bên ngoài trời có nắng đẹp. Tiếng người hối thúc nhau và tiếng ồn ào của đA 7 loại xe cộ chạy trên đường Võ Tánh trước cửa tư dinh Đại tướng trong thời gian gần đây càng dồn dập, hối thúc hơn.
Từ khi tiễn bà
Trần Thiện Khiêm đi Đài Bắc, sau giờ làm việc tôi không về nhà bên vợ như thường
lệ, theo lời dặn của bà là phải dành ưu tiên lo an ninh cho Đại tướng; do đó
không lúc nào tôi rời ông trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc đi ra ngoài cũng như
lúc ở nhà. Ngay khi ngủ ban đêm, để bảo đảm an ninh tối đa cho Đại tướng, Đại úy
Mùi và tôi quyết định trải chiếu ngủ tại phòng ăn, ngay dưới chân cầu thang dẫn
lên phòng ngủ của Đại tướng ở trên lầu. Phòng làm việc của Đại tướng cũng ở trên
đó, đặt cạnh phòng ngủ.Trung tá Châu cho biết là chỉ thị của Đại tướng muốn tôi
ra n gân hàng quốc gia đổi 3 triệu đồng bạc Việt Nam để lấy tiền Mỹ kim bằng bạc
mặt (cash). Trung tá Châu còn lo xa và muốn cho việc đổi tiền được mau lẹ nên đã
gọi điện thoại đến các cơ quan liên hệ trước vì tôi là người lạ mới về làm việc
tại tư dinh chỉ mới hơn ba tuần lễ.
Tài xế đưa tôi
đến thẳng văn phòng ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Người đầu tiên tôi gặp là ông
Nguyễn văn Thân, bí thư của ông Bộ trưởng. Anh Thân hiện định cư ở thành phố San
Jose, miền bắc California.Cũng may anh Thân và tôi đã quen nhau từ trước. Anh là
người vui tánh, lanh lẹ và cởi m . Tôi cho anh biết ngay là Đại tướng Cố vấn cần
mỹ kim, bằng tiền mặt, để dùng cho công tác đặc biệt. Anh bảo tôi chờ để anh
trình lên ông Bộ trưởng. Anh và tôi ngồi nói chuyện thời sự khoảng 20 phút thì
văn thư làm xong.
Tôi cám ơn anh
Thân rồi xuống phòng phía dưới lầu gặp ông Phạm Văn Phàng, Chánh sự vụ Sở Công
văn, để lấy văn thư đến Bộ Tài chánh. Trong văn thư ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng
Nguyễn Long Châu gởi ông Tổng Trưởng Tài chánh yêu cầu thỏa mãn nhu cầu của Đại
Tướng. Bản văn nầy mang số 899 P Th T/HCPC/5, hiện tôi còn giữ.
Lúc đó vào khoảng 10 giờ hơn.Tôi vội vã rời Phủ Thủ tướng đến thẳng Bộ Tài chánh. Khi đến Bộ Tài chánh thì được giới chức tại đó cho biết là ông Tổng trưởng ang họp và buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm. Tôi hơi thắc mắc về câu nói “buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm” nhưng tôi vẫn cứ chờ. Sau đó tôi có nhắc đây là yêu cầu của Đại tướng và có ai có thẩm quyền ở đây không ngoài ông Tổng trưởng. Họ trả lời không dứt khoát và yêu cầu tôi cứ chờ. Chờ mãi đến giờ trưa vì đói nên tôi cùng tài xế và anh hiệu thính viên truyền tin ra chợ cũ, đến tiệm Thanh Xuân ăn hủ tiếu. Tôi không ngờ đó là bữa ăn cuối cùng mà mãi cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ hương vị hủ tiếu Thanh Xuân của khu chợ cũ năm nào. Sau khi ăn xong, chúng tôi trở lại Bộ Tài chánh. Ông Tổng trưởng vẫn còn đang họp! Lúc đó thì đã xế trưa. Tổng trưởng Tài chánh lúc bấy giờ là ông Lê Quang20Trường thuộc Nội các Nguyễn Bá Cẩn. Tôi đành phải kiên nhẫn chờ mặc dầu tôi nghi ngờ về việc “họp” của ông Tổng trưởng. Tôi có ý nghĩ không tốt về vị Tổng trưởng này lúc đó. Về sau, được biết sau tháng 4/1975, Tổng trưởng Lê Quang Trường cũng bị bắt và bị đưa đi “ học tập cải tạo ” như bao người khác. Tôi hối hận vì đã nghi oan cho ông.
Trong lúc tôi
vắng mặt tại tư dinh, Đại tướng Trần Thiện Khiêm đã tiếp tướng Timmes lúc 11 giờ
50 trưa và sau đó tiếp ông Polgar vào lúc 1 giờ.Ông Thomas Polgar là Trưởng chi
nhánh tình báo Hoa Kỳ tại Sài-gòn. Ông chỉ huy và điều hành một cơ quan tình báo
rất hùng hậu gồm hàng ngàn nhân viên. Ngoài hoạt động điều nghiên, thu thập tin
tức địch, họ còn có mặt ở mọi nơi, le n lỏi vào mọi ngành, mọi cấp của chánh
quyền Việt Nam Cộng Hòa. Polgar là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong mọi
sinh hoạt chánh trị và quân sự ở Sài Gòn. Tôi vừa về tới thì thấy ông này vừa ra
về.
Lúc đang chờ tại
văn phòng ông Tổng trưởng Tài chánh thì anh tài xế bất chợt xô cửa bước vào, cho
biết lịnh của Đại tướng là phải trở về nhà gấp.Trước khi trở về bộ Tổng Tham
mưu, tôi cho xe chạy vòng qua chợ Trương Minh Giảng, về nhà đứa em thứ Tám của
tôi ở trong một đường hẻm nhỏ. Má tôi cũng ở đó. Tôi không gặp được ai ngoài anh
Chứ, người anh thứ Tư của tôi. Tôi cho anh biết một số sự việc và báo là tôi có
thể sẽ đi một mình thôi, không đem ai theo được. Các anh em còn lại chỉ còn=2
0có con đường duy nhất là hãy xuống phi trường Trà Nóc ở Cần Thơ nhờ Hưng lo
liệu. Hưng là em trai kế của tôi, đại úy phi công lái Cessna. Tôi căn dặn thêm
là nói với Hưng, chỉ có con đường cuối cùng là lái phi cơ thẳng qua phi trường
Utapao, Thái Lan.
Trên đường về tư dinh Đại tướng Khiêm, theo thói quen, tài xế thường chạy xe qua đường Trương Quốc Dung – con đường dẫn vào cổng số 5 Bộ Tổng Tham mưu là con đường nhỏ nối liền đại lộ Cách Mạng 1 tháng 11 và đường Võ Tánh. Khi chạy ngang qua nhà anh Nguyễn Thanh Vân thì tôi thấy anh đang đứng ngay trước cổng nhà có vẻ như trông chờ ai. Tôi cho xe dừng lại và cũng vì chỗ thân tình, tôi khuyên là “các anh em” có phương tiện gì thì cứ đi đi. Các anh em mà tôi nhắn ở đây là những bạn h=E 1c cũ ở trường Petrus Ký trước kia, một số là sĩ quan Hải quân và một số bạn dân sự khác gồm có anh Trần Khánh Vân. Lúc đó Vân đang là Tổng cục Trưởng Tổng cục Gia cư. Tôi không biết là vào lúc đó, trong số họ, nhiều người đã đi rồi! Mặc dầu không nói ra nhưng khi Đại tướng Khiêm muốn tôi đích thân đi đổi tiền cũng là một cách gián tiếp cho tôi biết là phải “ sẵn sàng để đi. ” Có một việc bất ngờ xảy ra trước đó hai hôm cũng cho tôi thấy Đại tướng có ngầm ý cho tôi biết là “ phải chuẩn bị.” Thông thường Đại Tướng Khiêm ăn trưa xong là đi thẳng lên lầu nghỉ trưa, ít khi đi dạo phía sau vườn. Trưa ngày 23 tháng Tư, vừa ăn xong, Đại tướng không lên lầu mà lại đi ra phía sau nhà. Tôi đi theo sau20ông. Đại tướng vừa bước ra khỏi cửa sau thì bỗng có chiếc xe Mazda từ ngoài chạy vào. Tài xế thấy ông, giật mình dừng xe lại. Liền sau đó vợ tôi bước xuống. Cô nầy vừa khoanh tay khom mình chưa kịp thưa thì ông đã nạt lớn: “ Sao không đi đi, còn ở đây làm gì! ” Nhà tôi sợ quá, vội vàng leo lên xe. Trong khi xe đang quay đầu chưa kịp chạy thì Đại tướng lại la tiếp: “ Đi liền đi, còn chờ gì nữa!” Bà bà xã tôi và tôi chưa kịp nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, gia đình bên vợ tôi lên máy bay Air Việt Nam đi Pháp. Ba vợ tôi là ông Đinh Văn Re còn ở lại nên tôi mới có dịp gọi điện thoại cho ông vào phút chót, lúc Đại tướng Khiêm sắp sửa lên đường. Khi tôi về đến tư dinh thì thấy mọi người đều lăng xăng trong20bầu không khí khác thường. Thiếu tá Đinh Sơn Thông là em bà Khiêm và cũng là Bí thư của Đại tướng nói với tôi là hãy đi nghỉ ngơi rồi ăn mặc chỉnh tề để chuẩn bị tiếp khách theo lịnh của thượng cấp. Đến đây thì tôi thấy chắc chắn hôm nay là ngày lên đường, nhưng cá nhân tôi thì vẫn chưa có quyết định.
Nghỉ ngơi trong
chốc lát rồi tắm rửa thay thường phục xong, tôi chưa vội khoác áo ngoài. Theo
thông lệ tôi đi một vòng quanh nhà để kiểm soát các quân nhân canh gát và toán
cận vệ rồi trở vào bằng cửa sau.Trước hết phải đi qua nhà bếp. Các anh làm bếp
đang bận rộn nấu ăn, khuôn mặt người nào cũng có vẻ ưu tư, lo lắng; chốc chốc
người nọ nhìn người kia như để gạ hỏi điều gì. Họ thấy tôi ăn mB 7c khác thường
nên càng xầm xì nhiều hơn vì trong suốt thời gian làm việc tại tư dinh Đại tướng
tôi chỉ mặc quân phục. Đặc biệt hôm nay tôi lại thay quần áo thường phục. Để
tránh sự tò mò, tôi nói giã lã vài câu chuyện rồi bước lên nhà trên. (xem tiếp
kỳ 5)
Nhìn qua phòng
khách tôi thấy bàn ăn đang đặt tại đó. Tôi nghĩ bụng, đáng lẽ ra phải dọn tiệc
tại phòng ăn, ai lại dọn lên phòng khách. Phòng ăn rộng rãi và khang trang hơn.
Dĩ nhiên đây là dấu hiệu bất thường. Rồi tôi đi về phía trước nhà.Đến phòng trực
của sĩ quan tùy viên, tôi thấy Thiếu tá Lưu là sĩ quan tùy viên lên ca, thay thế
Đại úy Mùi làm việc ngày hôm trước. Anh đang xem xét giấy tờ và bận rộn lo giải
quyết công việc thường n hựt một cách bình thản coi như không có chuyện gì xảy
ra. Hình ảnh anh Lưu để lại trong tôi một ấn tượng thật tốt đẹp. Sự tận tụy và
tinh thần phục vụ của anh trong giây phút này thật là đáng quí. Tôi tin anh đã
biết rõ mọi chuyện vì anh là người có họ hàng với gia đình Đại tướng.
Một lúc sau ông Trần Thiện Phương là anh ruột của Đại tướng đến. Ông đi thẳng lên lầu gặp Đại tướng trong vòng vài phút rồi vội vã ra về. Sau đó Thiếu tá Đinh Sơn Tuyền là em bà Đại tướng cũng tới. Tôi đến chào ông Tuyền đang ngồi tại hành lang trước nhà với vẻ mặt trầm tư. Tôi trao số tiền 3 triệu đồng bạc lại cho ông. Sau đó Thiếu tá Tuyền chỉ vào thưa chuyện với Đại tướng trong vòng vài phút rồi cũng vội vã ra v=E 1.
Gần xế thì có
lịnh từ Sở An ninh hoàn trả Đại úy Vân và toán cận vệ của anh về phủ Thủ tướng.
Toán quân nhân gác nhà cũng được trả về Liên đoàn An ninh Danh dự. Kể từ giờ
phút này nhà Đại tướng Khiêm coi như bỏ ngõ. Tôi bắt đầu lo lắng.
Lúc này cũng đã hơn 6 giờ chiều.Vì thấy tôi có vẻ đâm chiêu Trung tá Châu cho biết là chiều nay Đại tướng muốn chánh thức mời Tổng thống Thiệu, vài nhân vật trong nội các và ngoại giao đoàn đến dự tiệc để ông chào giã biệt vì từ ngày từ chức Thủ tướng đến nay chưa có dịp tổ chức. Tôi bi=E 1t đó chỉ là lối ngụy trang cho chuyến đi. Tôi chỉ thắc mắc tại sao lại có Tổng thống Thiệu, tôi nghĩ Tổng thống Thiệu đã có kế hoạch ra đi riêng của ông. Trời vừa chập choạng tối thì các món ăn cũng được dọn lên. Hôm đó có chả giò, nem nướng; mấy dĩa chả giò cuốn nhỏ, chiên giòn được bày ra trông rất đẹp mắt. Cách trình bày cũng làm cho thực khách cảm thấy món ăn ngon miệng hơn, nhưng lúc này lòng dạ trăm thứ ngổn ngang thì bụng nào thấy đói.
Gói quà đặc biệt
Tại tòa Đại Sứ Hoa Kỳ...Tòa Đại sứ Mỹ nằm trên đường Thống Nhất, cách dinh Độc Lập vài khoảng đường, “từ đó có thể nhìn thấy các sinh hoạt của dinh Độc Lập.” “ Vào lúc 5 giờ Thomas Polgar gọi chúng tôi bốn người g=E 1m có tướng Timmes, anh Joe Kingsley và một nhân viên khác rồi hỏi chúng tôi là các ông có rành đường phố Sài-Gòn ban đêm không. Chúng tôi đều gật đầu. Thế thì tốt, Polgar tiếp, tôi muốn các ông giúp tôi đưa Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm đi Đài Loan tối nay…”
Đó là theo lời
kể của ông Frank Snepp trong cuốn Decent Interval, trang 434.
·
* * * * Cũng
khoảng thời gian trên tại dinh Độc Lập… Cựu Tổng thống Thiệu đang nghỉ ngơi ở
phòng đọc sách tại lầu 3 bên cánh trái (từ trong dinh nhìn ra). Ông gọi Trung tá
Tôn Thất Ái Chiêu, Sĩ quan Tùy viên thân cận nhất của ông, vào để chỉ thị mấy
việc cần thiết và bảo ông Chiêu đem bộ quần áo của ông về nhà riêng trong Bộ
Tổng Tham mưu. Nhà này cũng nằm chung dãy nhà với Đại tướng Khiêm. Sau đó Tổng
th ống Thiệu gọi các vị sĩ quan thân cận gồm có: Đại tá Võ Văn Cầm, Chánh Văn
phòng; Đại tá Nguyễn Văn Đức, Chánh Tùy viên; Đại tá Nhan Văn Thiệt, Chỉ huy
trưởng Cảnh sát Quốc gia Vùng 4; Đại tá Trần Thanh Điền, Trưởng khối Cận vệ.
Tổng thống Thiệu ra lịnh, “ tất cả mấy chú phải thay thường phục, có mặt tại
dinh lúc 7 giờ. Mỗi chú chỉ được mang theo một túi xách tay nhỏ, tuyệt đối giữ
bí mật, không được thông báo cho gia đình.” Tổng thống Thiệu vừa dứt lời thì Đại
tá Điền thưa, “ Xin Tổng thống cho (Trung tá) Sáng và (Trung tá) Thứ đi theo.”
Thấy ông Thiệu không trả lời, ông Điền lặp lại thì cũng vừa lúc đó Đại tá Đức
khều nhẹ. Điền hiểu ý. Sau nâỳ được biết Tổng thống Thiệu đã có chỉ th choTrung
tá Sáng ở lại với công tác đặc biệt, còn Trung tá Thứ thì ở lại tiếp tục lo an
ninh cho Tổng thống Trần Văn Hương. Riêng Bác sĩ Minh lúc đó không có mặt trong
dinh, Trung tá Chiêu phải gọi vào. Thói thường lịnh vua truyền là như vậy nhưng
lệ làng thì khác. Mấy hôm nay tất cả các vị quan này, vì bị đặt trong tình trạng
báo động nên lúc nào cũng túc trực tại dinh, khi nghe được lịnh trên, ai ai cũng
đều vội vã chạy về nhà hoặc gom góp chút ít đồ đạc, giấy tờ cá nhân, và dĩ nhiên
là có thông báo cho vợ con, rồi trở lại dinh Độc lập ngay.
Tại tư dinh đại
tướng Khiêm…Quang cảnh có vẻ
cần phải quan tâm hơn. Trong nhà bếp, Thượng sĩ Trị, Thượng sĩ Xê đang khóc thút
thít. Anh Tín, một tay đầu bếp nấu ăn rất giỏi đang buồn rầu. Xin nói thêm, các
chị em bà Trần Thiện Khiêm đều là những giai nhân hiền thục, đồng thời là nhũng
người vợ đảm đang, lại thêm có khoa nấu ăn rất khéo. Có một lần tôi nghe một vị
công chức cao cấp kể rằng: “ người ta đồn gia đình bà Khiêm nấu các món ăn ngon
nổi tiếng ở Sài Gòn.”
Trung úy Hồng uống rượu nhiều, đang say ngà ngà. Anh Hồng cứ theo chất vấn Thiếu tá Thông là “sếp” đi đâu. Các anh thường gọi Đại tướng Khiêm là “sếp” với cả tấm lòng kính mến vì họ là những người, phần lớn cuộc đời, đã gắn bó với gia đình này. Dĩ nhiên là anh và các nhân viên phục dịch tại nhà đều cảm nhận việc Đại tướng sắp ra đi nhưng muốn được chánh thức xác nhận. Cuối cùng Thiếu tA 1 Thông phải nói thật là “chúng tôi đưa Thủ tướng ra khỏi nước!” ....
Kỳ
6
Nghe đến đây,
tôi đâm ra lo sợ cho sự an toàn của Đại tướng nhiều hơn vì dưới khía cạnh an
ninh tôi hoàn toàn không tin tưởng bất cứ ai. Tôi để ý từ lâu hai ông Châu và
Thông cũng không có chuẩn bị cho sự an toàn của cá nhân hai ông thì làm sao mà
lo cho Đại tướng được. Hai vị này từ lâu đã trở thành mẫu người công chức – đúng
hơn là những viên chức ngoại giao. Điều đó làm cho tôi lo ngại thêm. Nhưng các
diển tiến sau đó cho biết những gì tôi nhận xét là sai lầm.Kiểm lại các sự việc
đã diễn ra, tôi nghĩ là tôi đã được chọn cùng đi theo phái đoàn. Lúc bà Trần
Thiện Khiêm còn ở nhà, bà cũng có nói xa gần v ới tôi như vậy. Nhưng lúc đó cũng
không có gì là chắc chắn vì tôi thấy trong nhà còn có Thiếu tá Đinh Sơn Tuyền là
ruột thịt trong nhà, là người mà gia đình cần hơn tôi; vì vậy mà tôi chưa chuẩn
bị tinh thần cho đến khi ông Tuyền đến chào từ giã Đại tướng thì thật sự mới
biết là tôi có tên trong danh sách trình lên Tổng thống Trần Văn Hương.
Nhưng riêng cá
nhân tôi thì cũng chưa có quyết định dứt khoát, đi cũng là điều may mà ở lại
cũng không phải là điều gở; nếu đi thì tôi còn gần vợ con mà ở lại thì cũng là
cơ hội cho tôi được lo cho bà Ngoại và Má tôi c9ng nhiều anh em đang có hoàn
cảnh sống khó khăn, họ cần sự có mặt của tôi. (Bây giờ nghĩ lại, mới biết là
mình còn quá ngây thơ).
Khi nghe Thiếu tá Thông nói như vậy thì tôi đi vội về phòng, kiểm soát lại một số giấy tờ. Những gì không cần thiết tôi đem ra sân sau đốt cùng với tập nhựt ký. Lúc đó tôi nghĩ việc tiêu hủy tập nhựt ký của tôi chỉ đơn giản là không muốn các chi tiết ghi chép bị lọt ra ngoài nếu tôi không mang theo được bên mình, đâu có ngờ rằng điều đó đã làm cho tôi ân hận mãi, vì nếu còn giữ được cho đến bây giờ, nó sẽ là những chứng liệu vô cùng hữu ích cho một số các sự việc mà giờ đây vẫn còn trong vòng tranh cãi! Tôi nhét vội hai bộ đồ cùng các giấy tờ tùy thân và cây súng roule au nhỏ vào cái samsonite – đây là loại samsonite dùng đựng hồ sơ nhưng có bề dày khoảng một tấc có thể đựng 2 bộ đồ. Còn cây K54 tôi nhét vào thắt lưng tuy đã có lịnh tuyệt đối không được mang theo vũ khí.
Vì nóng lòng
muốn về chào từ biệt má tôi và anh em lần chót, tôi hỏi Thiếu tá Thông cho tôi
ra ngoài khoảng 15 phút. Ông đồng ý và còn hứa sẽ “ lo bảo đảm an ninh của anh
Tư.” Tôi liền gọi tài xế đem xe ra cổng trước chờ ...
Cũng trong thời
điểm này, tại cơ quan CIA…
“ Khoảng 8 giờ 30, bốn người chúng tôi đi trên ba xe đến Bộ Tổng Tham mưu của Nam Việt Nam nằm bên ngoài Tân Sơn Nhứt. Khiêm có nhà riêng ở đây. Joe và tôi giấu vũ khí dưới chỗ ngồi. Chúng tôi lo sợ một việc không lành có thể tái diễn vụ C3m sát anh em ông Diệm trước đây… trên đường đi nếu có những sĩ quan trẻ Việt Nam chận chúng tôi lại, ra lịnh cho chúng tôi xuống xe và … định hạ thủ. Chúng tôi quyết định phải mang vài đứa theo chúng tôi…” Đó là dự tính của nhóm ông Frank Snepp trước khi đoàn xe lên đường vào nhà Đại tướng Khiêm. (Decent Interval, trang 435)
Tôi vừa bước ra
tới cửa, giật mình thấy có ba chiếc xe Chevrolet to lớn màu đen, mang bản số
ngoại giao, đang đậu ngay trước cổng nhà, sát bức tường phòng thủ của bộ Tổng
Tham Mưu. Đoàn xe hướng đầu về phía cổng chánh.
Tôi liền đổi ý, trở vào nhà thì gặp Đại tướng đang ngồi ở phòng khách. Ông gọi tôi lại và giao cho tôi một gói đồ được gói trong giấy hồng điều thật đẹp. Gói quà có k ích thước bề ngang khoảng 5 tấc, cao độ 3 tấc, dày một tấc. Đại tướng Khiêm dặn, “ Phận, giữ cái này là món quà tặng. Một chút nữa Tổng thống Thiệu tới đi thì đem theo.” Tôi xách gói quà lên để cân sức nặng, không nặng mà cũng không nhẹ. Lúc Đại tướng Khiêm ra lịnh như vậy, qua thái độ và cử chỉ của ông, tôi nghĩ đó là món quà có thể dùng để tặng ông Đại sứ Mỹ, hay là phi hành đoàn, hoặc một nhân vật nào ở Đài Bắc…Trong suốt cuộc hành trình vì là món quà quí nên tôi phải ôm nó trong người mà vẫn không tài nào đoán ra ở trong đó có cái gì cho tới khi đến Đài Bắc. Khi nghe nói “Tổng thống Thiệu tới đi ” thì tôi thấy rõ ràng không còn thời gian nhiều nữa. Tôi vội chạy lên lầu, vào phòng là m việc của Đại tướng, nhấc điện thoai gọi tổng đài Phủ Tổng thống, yêu cầu cho tôi nói chuyện với khối cận vệ. Thật may mắn là Sĩ, em rể của tôi, có mặt tại đó. Sĩ là cận vệ của Tổng thống Thiệu. Tôi bảo Sĩ lên nhà Tổng Tham mưu ngay lập tức có việc cấp bách, không thể nói qua điện thoại được. Lúc này Bộ Tổng Tham mưu có lịnh kiểm soát người ra vào nghiêm nhặt. Tôi phải ra cổng chánh đón Sĩ vào. Tôi và Sĩ đứng nói chuyện ngay trước cửa nhà Đại tướng. Tôi cho biết là tôi sẽ đi nhưng chưa biết đi đâu và căn dặn tất cả anh em Lạc, Phất nếu không đi được thì về Tây Ninh, sống gần gũi, nương tựa nhau. Tôi đưa cho Sĩ địa chỉ nhà của ông bà Đại tướng ở Đài Bắc. Chúng tôi cả hai đều kh=C 3c. Lúc này là vào khoảng 8 giờ 30.
Tại lầu ba dinh
Độc Lập, bên cánh trái…
Vào khoảng 7 giờ 30 tối. Trong phòng ngủ, Tổng thống Thiệu thay đồ bốn túi, bộ đồ nầy may bằng vải gabardine màu nhà binh tại nhà may Huỳnh Hoan. Tiệm may nầy nằm trên con đường nhỏ ở quận Nhứt, hiện nay vẫn còn. Ông đi qua phòng nhỏ cạnh phòng ngủ, nghiêng đầu qua cửa sổ nhìn xuống. Dưới sân, bên cạnh thềm tam cấp một chiếc xe Mercedes màu xanh đậm đang đậu tại đó. Người cầm tay lái là Đại Tá Nhan Văn Thiệt. Ông Thiệt đã từng giữ chức vụ Trưởng khối An ninh Phủ Tổng thống. Khối An ninh là tiền thân của Khối Cận vệ sau này… (Còn tiếp)
Thấy mọi việc đã
sẵn sang, Tổng thống Thiệu vội vã rút trong hộc tủ ra cây Browning đã lAp đầy
đạn, ông khóa chốt an toàn rồi cho vào túi áo.
Xong xuôi ông bấm interphone gọi Sĩ quan Tùy viên trực lúc đó là HQ Đại úy Trần Anh Tuấn. Ông đưa cho Đại úy Tuấn một gói quà nhỏ và ra lịnh, “ Chú mang cái hộp này qua cụ Hương. Nếu không gặp Cụ thì ngày mai đem qua cũng được. Nhớ đừng mở ra.” Có lẽ ông đã gọi thẳng Tổng thống Hương nên biết cụ còn đang bận tiếp Đại sứ Pháp, ông Jean-Marie Mérillon, nên mới dặn Đại úy Tuấn như vậy. Khi ông và Đại úy Tuấn vừa bước ra khỏi phòng thì lúc đó Đại sứ Mérillon cũng vừa từ phòng làm việc của Tổng thống Hương bước ra. Thấy vậy ông Thiệu cùng với Đại úy Tuấn đi qua tận văn phòng, trao cái hộp quà này cho Tổng thống Hương. Trao quà xong, Tổng thống Thiệu và ĐE1i úy Tuấn quay trở về bên cánh trái. Khi tới cầu thang máy, anh cận vệ bấm nút mở cửa cầu thang. Trước khi bước vào, ông Thiệu xoay lại dặn Đại úy Tuấn, “ Tôi đi qua nhà Đại tướng ăn cơm rồi trở về, chú khỏi đi theo.” Ông lanh lẹ bước vào thang máy. bấm nút tầng trệt.
Đại úy Tuấn vì
thấy có nhiều sinh hoạt khác thường, dự đoán là hôm nay ông Thiệu sẽ đi. Muốn để
cho ông yên tâm nên cả buổi chiều anh cố tìm cách lánh mặt và mỗi lần theo ông
đi đâu, anh đi cách xa ông.
Tại tầng trệt,
khi cánh cửa cầu thang mở ra thì Đại tá Điền đã túc trực tại đó. Tổng thống
Thiệu vừa bước xuống bậc tam cấp thì cũng vào lúc hai anh cận vệ xuất hiện, Sanh
và Khình vừa đến để đổi gác, làm ông giật mình. Tổng thống Thiệu và Đại tá Điền
lanh lẹ bước vào xe. Đại tá Điền ngồi bên phải của Tổng thống Thiệu ở băng sau;
Đại tá Điền ngồi vào chỗ ngồi chánh thức của Tổng thống Thiệu – Trần Thanh Điền
muốn làm Lê Lai cứu Chúa! Vừa ngồi vào xe, Tổng thống Thiệu liền hỏi Đại tá
Điền, “ có mấy cây súng? ” Đại tá Điền đáp, “có hai cây: một cây dài, một cây
ngắn.” Đại tá Thiệt lập tức đạp ga cho xe chạy vòng qua sân cỏ, lướt ngang qua
thềm đại sảnh, rồi tiến thẳng ra cổng chánh là đầu đại lộ Thống Nhất.
Trên khán đài danh dự nằm trên đại lộ Thống Nhất này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vào Ngày Quân Lực, đã từng đón nhận “ những chiến sĩ anh hùng của các đơn vị anh hùng ” về đây vBi những vòng hoa chiến thắng trong sự chào đón hân hoan nồng nhiệt của mọi giới đồng bào. Những lời hiệu triệu của vị Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước những đoàn hùng binh chiến thắng đó vẫn còn nghe âm vang đâu đây khi xe ông lướt nhanh qua.
Đại lộ này cũng
đã từng chứng kiến nhiều dòng lịch sử đổi thay của ba trăm năm Sài-Gòn trong
trái tim đồng bào miền Nam. Nay con đường này không còn tên là Thống Nhất
nữa!
Đoàn xe rẽ trái
trên đường Pasteur rồi theo đường Hiền Vương quẹo mặt trên đường Công Lý... tiến
thẳng trên đại lộ Cách Mạng 1-11. Xe vào cổng chánh Bộ Tổng Tham mưu Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa rồi rẽ phải. Lúc xe Tổng thống Thiệu sắp chạy ngang nhà Đại
tướng Khiêm thì tôi nhận ra ngay. Tôi nói với20Sĩ, “xe Tổng thống tới.” Tôi vội
tránh vào đoàn xe ngoại giao, nhưng không kịp nữa. Đèn xe Tổng thống chiếu ánh
sáng màu vàng tím cực mạnh làm tôi chóa mắt. Xe không vào nhà Đại tướng Khiêm mà
chạy thẳng về nhà Tổng thống Thiệu.
Thời giờ đã quá
cấp bách nên tôi khuyên Sĩ hãy về đi.
Trời đã vào đêm, không khí vẫn còn hơi đất nhưng tôi cảm thấy có một cảm giác lành lạnh. Hai người Mỹ đứng bên cạnh xe bên kia đường làm cho tôi vững tâm hơn. ( lúc đó tôi chỉ thấy có 2 người ). Ít ra thì sự có mặt của họ cũng phần nào giúp tôi bớt lo ngại về mặt an ninh. Riêng có một mình tôi thì làm gì được nếu có manh động nào xảy ra. Thật là may mắn, không có tiếng súng nổ, không có tiếng pháo của địch. Trên đưDng Võ Tánh mới đây người người tranh giành, chen lấn nhau chạy giặc, bóp kèn inh ỏi. Giờ này bắt đầu giới nghiêm nên hoàn toàn vắng lặng. Cả một vùng không gian yên lặng nặng nề. Tôi vội vã bước vào nhà.
Tôi chạy thẳng
lên phòng làm việc của Đại tướng một lần nữa. Lúc này Đại Tướng đang ở phòng
ngủ. Tôi lấy điện thoại gọi số 57340 là điện thoại nhà ba vợ tôi ở đường Sư Vạn
Hạnh, khu An Đông. Khi nghe tiếng ông, tôi liền thưa: – “Dạ thưa Ba, một chút
nữa con đi.” – “Dượng Tư đi phải không? ” Ba tôi hỏi lại. – “Dạ, con đi.” Tôi
đáp. Tôi không nói “ dượng Tư đi ” mà chỉ nhấn mạnh hai tiếng “con đi”. Tôi biết
ông hiểu ý tôi muốn nói gì.
Đồng thời tôi xin địa chỉ nhà ở bên20Pháp. Tôi phải chờ hơi lâu. Có lẽ ông không có sẵn địa chỉ thành ra thời gian lúc đó dài lê thê làm tôi đâm ra lo. Một lúc sau ông mới đọc địa chỉ được. Tôi lấy lại bình tĩnh rồi đi mau xuống lầu.
Trong lúc tôi
nói chuyện điện thoại ở trên lầu thì:
“Một chiếc Mercedes màu xanh chạy vào cổng nhà Đại tướng Khiêm. Người có tầm vóc trung bình, tóc bạc, chải gọn ra sau, da mặt bóng láng, trong bộ quần áo xám chỉnh tề, bước xuống đất. Trong bóng đêm, Nguyễn Văn Thiệu giống như người mẫu trong tạp chí Gentleman’s Quarterly hơn là một cựu nguyên thủ quốc gia. Ông ta vội vã bước vào nhà mà không thèm nhìn chúng tôi.”
Tổng thống Thiệu
đã về đến nhà ông, thay đồ lớn (bộ đồ Trung tá Chiêu đem về) rồi mới qua bên nhà
=C 4ại tướng Khiêm như Frank Snepp nói ở trên. (Decent Interval, trang 435) .
Khi Frank Sneep nói da mặt bóng láng có thể làm cho mọi người nghĩ là Tổng thống
Thiệu đang thoa kem. Thực tế, làm việc nhiều năm bên cạnh ông, chúng tôi cũng
ngạc nhiên là ông có làn da mặt sáng bóng một cách tự nhiên, lạ
lùng.
------------------------
Tiểu sử tác giả
Nguyễn Tấn Phận: Sinh quán tại
Cần Thơ, trú quán tại Tây Ninh. – Cựu học sinh Trung học Petrus Ký (Sài Gòn),
trung học Lê Văn Trung (Tây Ninh) và trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ). – Cựu
thiếu tá QLVNCH, Khóa 13 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức.
-Đại đội trinh sát Sư Đoàn 5 Bộ Binh.-Sĩ quan cận vê/ Sĩ quan tùy viên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa – Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Chi khu Hiếu Thiện ( Gò Dầu Hạ) – Đầu tháng 4-1975 được thuyên chuyển về phụ trách an ninh cho Đại Tưóng Trần Thiện Khiêm. – Tháp tùng phái đoàn cựu Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 25-4-1975. – Hiện cư ngụ tại tiểu bang California. Bài viết nầy đã có đăng trong Giai phẩm Xuân Hương quê phát hành tại San Jose, California. Ở đây tác giả có sửa chửa vài điểm để làm rõ thêm các chi tiết của một số sự việc. |
Editor-in-Chief: Chủ Biên LS Trịnh Quốc Thiên - trinhquocthien@gmail.com Trụ sở: 1701 Pennsylvania Avenue, NW Washington, D.C. 20006, VPU 200. Chủ bút Trịnh Quốc Thiên đã đoạt giải Hạng Nhất đồng hạng về BIÊN KHẢO VĂN HỌC SỬ, VÀO NĂM 2008, LỄ CÔNG BỐ TRAO GIẢI TẠI THÀNH PHỐ SAN JOSÉ CỦA HỘI Y NHA DƯỢC SỸ QUỐC TẾ. Chủ bút Trịnh Quốc Thiên, là chủ kênh "Từ Thủ Ðô" TiVi, https://www.youtube.com/trinhquocthien
23 tháng 6, 2012
Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn /Tác giả: Nguyễn Tấn Phận
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét