Trích Tuyển Tập Hải Quân:
Trong bài phỏng vấn Đô Đốc Chung Tấn Cang, chúng ta đã thấy được sự khéo léo trong việc đem đoàn tàu ra khơi. Qua đó Đô Đốc Chung Tấn Cang đã nhắc đến vai trò quan trọng của Lực lượng Hậu bị để ngăn bước tiến của địch và giữ an ninh thủy trình. Đó là nhiệm vụ của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, do Hải Quân Đại tá Lê Hữu Dõng, làm Tư-lệnh. Để có một cái nhìn chính xác về Lực Lượng này, chúng tôi đã tìm gặp Đại-tá Dõng, hiện cư ngụ tại Bakersfield. Qua những lần trò chuyện mặt đối mặt, qua điện thoại, thư tín, điện thư, cộng với những thăm hỏi, đối chứng và cả rất nhiều tài liệu của đối phương, chúng tôi cô đọng và thực hiện bài viết này.
Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 Và Trận Hỏa Công Trên Sông Vàm CỏPhan Lạc Tiếp ghi
Được hỏi vể sự thành lập Lực lượng này, các đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ và vùng hoạt động… Đại-tá Dõng đã trả lời:
“…Lúc ấy, tôi đang làm Tư-lệnh-phó Lực Lượng Tuần Thám, phụ tá cho Đô-đốc Nghiêm Văn Phú thì được Đô-đốc Chung Tấn Cang gọi về thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99. Đó là ngày 08 tháng 4 năm 1975. Trong khẩn cấp, các đơn vị sau đây đãđược lấy về, gồm Giang Đoàn 42 Ngăn Chận, Giang Đoàn 59 Tuần Thám, Đại Đội Hải Kích, Địa Phương Quân, một số giang đĩnh lấy ra từ những Giang Đoàn Thủy Bộ,Ngăn Chận và Xung Phong. Kể cả 6 chiếc LCM8 của các căn cứ Yễm Trợ Tiếp Vận. Mấy chiếc chiến đĩnh Zippo phun lửa nữa… Nói chung, đây là một đại đơn vị gồm rất nhiều loại tàu bè, tất cả là 62 chiến đĩnh, một mũi xung kích mạnh mẽ nhất của Hải Quân Miền Nam lúc bấy giờ.
Về nhiệm vụ, do khẩu lệnh mà tôi nhận trực tiếp từ Đô-đốc Chung Tấn Cang, Tư-lệnh Hải Quân thì Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 gồm những trọng trách sau đây:
- Thứnhứt, Lực Lượng sẽ là đơn vị hậu vệ nặng để bảo vệ Chính Phủ rút về miền Tây, khi tình thế xấu. - Thứhai là bảo vệ an ninh thủy trình sông Soài-Rạp và sông Lòng-Tào nếu Hạm Đội phải rời Sài Gòn ra biển.
- Và thứ ba là bảo vệ Bộ Tư-Lệnh Hải Quân, nếu có đảo chánh xẩy ra.
Do đó vùng hoạt động của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 không nhấtđịnh.”
Một cách tổng quát, hầu như ai đã có chút quan tâm đến thời cuộc, đều biết rằng ngày 20 tháng 4, mặt trận Xuân-Lộc vỡ, Sài-Gòn đã thực sựbị đe dọa. Với nhiệm vụ được nêu rõ ở trên, một cách cụ thể, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, đã hoạt động như thế nào. Đã có những đụng độ nào đáng kể. Trước những thắc mắc ấy, Đại-tá Dõng thong thả đáp:
“Sài-Gòn kể từ ngày đó, quả là những ngày hấp hối. Trong nhiệm vụ của tôi, của Lực Lượng Đặc nhiệm 99, chúng tôi phối hợp với các đơn vịbạn để ngăn chận bước tiến của địch ở mặt Tây-Nam Sài-Gòn. Cụ thể là bằng mọi giá phải chận đứng bước tiến của các Công-trường 9, Cộng-trường 7 và Công-trường 5 cùng với tiểu-đoàn Nhái của địch từ các ngả biên giới Miên tràn xuống. Trở ngại của những cách quân này là 2 con sông Vàm-Cỏ-Đông và Vàm-Cỏ-Tây. Mục đích của chúng gồm 2 bước: Thứ nhứt là cắt đứt quốc lộ 4, đểSài-Gòn và miền Lục-tỉnh, Quân-đoàn 4 không thể cứu ứng được cho nhau. Như chúng ta dự trù, khi Quốc lộ 4 bị cắt, chúng ta muốn dời Chính-Phủ về miền Tây, sẽ vô cùng khó khăn. Bước thứ hai, nếu chúng vượt qua và khống chế được 2 con sông Vàm-Cỏ, thì coi như Sài-Gòn đã bị bao vây bốn mặt. Chúng sẽ khóa chặt thủy trình huyềt mạch là sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp, cửa ngõ yết hầu nối Sài-Gòn với cửa biển sẽ bị bít kín. Đa số tàu bè của Hải Quân như những con cá kình mắc cạn, ta sẽ vô phương xoay trở. Nhưng với sự hiện diện của Lực-Lượng Đặc-Nhiệm-99, ý đồ trên của địch đã thất bại.”
Sau này trong cuốn Tổng Hành Dinh trong mùa Xuân Toàn Thắng, chính Võ Nguyên Giáp cũng đã xác nhận sự thất bại này, nguyên văn nơi trang 317 như sau: “Đặcbiệt ở phía Tây-Nam Sài-Gòn, nơi có địa hình sình lầy, trống trải, bộ đội và nhân dân đã phải vượt muôn vàn khó khăn, đánh thông hành lang Tây-Ninh - Kiến-Tường, làm chủ một phần sông Vàm-Cỏ-Tây, mở ra một vùng giải phóng, lót sẵn lương thực, đạn dược, tạo thế thuận lợi cho một bộ phận đoàn 232 tiến công vào Sài-Gòn. Ở hướng tây nam, Bộ-Tư-lệnh quyết tiến công vào thị trấn Thủ-Thừa và thị xã Tân-An, không đánh chiếm Mộc-Hóa như trong kế hoạch cũ. Trậnđánh không thành công vì quân địch đã phòng bị sẵn”. Giáp đã không nói rõ những‘muôn vàn khó khăn’, ‘địch đã phòng bị sẵn…’ là những khó khăn nào, phòng bị như thế nào, sức đối kháng từ đâu tới và bộ đội của Giáp đã có những thiệt hại gì…
Để chứng minh hiệu quả trên, một số những trận chiến ác liệt trong vùng trách nhiệm, đã được Đại-tá Dõng nhớ lại như sau:
“Sáng ngày 16 tháng 4, khi đoàn chiến đĩnh của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 trên đường giải tỏa áp lực địch trên kinh Thủ-Thừa, chúng tôi thấy ởbên kia bờ rạch Cần-Đót, có rất đông người đang tắm. Lấy ống nhòm quan sát, mới hay đó là một đơn vị địch. Tôi cho lệnh đoàn tàu ủi thẳng sang, tấn công. Chúng chấp nhận giao chiến, không chạy. Hai bên cách nhau rất gần, trên dưới 10 thước mà thôi. Sức phản công của chúng rất dữ dội, gồm nhiều loại súng lớn rất ác liệt, như 82 ly không giựt, 12ly8. Phía các chiến đĩnh của chúng ta được một phen đáp ứng ngon lành. Tôi còn nhớ anh Đức, một thủy thủ, bị thương ở mặt và ở đầu, máu tuôn xối xã, nhưng anh Đức chỉ lấy tay vuốt máu trên mặt, đứng thẳng trên nóc chiến đĩnh, ôm khẩu MK19 nã thẳng vào đối phương. Trận chiến kéo dài suốt ngày. Phía ta có các đơn vị Bộ binh và Địa phương quân đến tiếp ứng. Tới 5 giờ chiều địch rút. Trong trận này phía chúng ta thiệt hại nhẹ. Phía địch thiệt hại không dưới một tiểu đoàn. Vũ khí ta thu được gồm 4 khẩu 82ly, 2 khẩu 12ly8, 12 khẩu B40 và rất nhiều súng AK cùng súng trường Nga.”
Vẫn theo lời kể của Đại-tá Dõng:
“ … Kể cũng thật ghê gớm. Vẫn tại Cần-Đót, hôm trước chúng ta giải tỏa, hôm sau địch lại kéo tới, đông hơn. Các chiến đĩnh của ta đụng địch liên tục. Tôi còn nhớ một chiếc Monitor của Giang Đoàn 42 Ngăn Chận bị trúng 82ly không giựt trực xạ, khiến 3 nhân viên và Thiếu tá Phạm Ngọc Lộ, khóa 12, chỉ huy trưởng, bị thương. Máu đầy mặt, nhưng tất cả vẫn ở trong các ổ súng, tiếp tục bắn. Cứ như thế, ta và địch giằng co, ’gặp nhau’ đều đều. Trong khi đó, pháo 122ly của địch hàng ngày câu hàng trăm trái vào Long-An, gây rất nhiều đổ nát, thương vong cho dân chúng. Đạn rơi cả vào nhà thương, khiến những người đã bị thương lại bị thương một lần nữa. Thân nhân của họ vội tản thương khỏi nhà thương. Sư Đoàn 22 Bộ Binh, từ miền Trung di tản về đang được tái trang bị, dưới sự chỉ huy của tướng Phan Đình Niệm, đem một Trung-đoàn ra giải tỏa áp lực địch tại Cầu-Voi, nhưng áp lực địch vẫn rất nặng nề. Ta và địch giằng co nhau nhưng Cầu-Voi vẫn không bị phá, giao thông trên quốc lộ 4 nhiều lúc khó khăn nhưng không hề bị cắt, vì được người Nhái của ta ngày đêm tận tình bảo vệ. Những phen Nhái ta và Nhái địch quần nhau ở chân cầu Long-An đầy cam go, hồi họp. Rồi lợi dụng đêm tối, Nhái của chúng lội ra giữa sông, leo lên các chiến đĩnh của người Nhái ta, nhưng chúng ta đã phát giác kịp thời, tất cảNhái của địch đều bị Nhái của ta hạ sát khi vừa xuất hiện bên mạn chiến đĩnh, chìm mất xác dưới lòng sông. Cũng chính vì thế các chiến đĩnh không bao giờ được neo ngủ, phải luôn luôn di động và dùng lựu đạn ném quanh tàu. Nhiều chi tiết rất khiếp đảm trong việc chống lại người Nhái địch, nói ra không hết. Một thủy thủ đứng gác trên nóc chiến đĩnh bỗng thấy mặt nước khua động, rồi một cáiđầu ló lên, một cách tay bám vào mạn chiến đĩnh, rất nhanh như một phản xạ, một trái lựu đạn được quăng xuống nước, nổ ục, tung một quầng nước lớn đỏ thẫm những máu. Tên Nhái địch buông tay, chìm. Mặt nước lại lững lờ trôi như không có gì xảy ra. Đêm cũng như ngày, có thể nói sự nguy hiểm có mặt ở sát bên mình.”
“…Lúc ấy, tôi đang làm Tư-lệnh-phó Lực Lượng Tuần Thám, phụ tá cho Đô-đốc Nghiêm Văn Phú thì được Đô-đốc Chung Tấn Cang gọi về thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99. Đó là ngày 08 tháng 4 năm 1975. Trong khẩn cấp, các đơn vị sau đây đãđược lấy về, gồm Giang Đoàn 42 Ngăn Chận, Giang Đoàn 59 Tuần Thám, Đại Đội Hải Kích, Địa Phương Quân, một số giang đĩnh lấy ra từ những Giang Đoàn Thủy Bộ,Ngăn Chận và Xung Phong. Kể cả 6 chiếc LCM8 của các căn cứ Yễm Trợ Tiếp Vận. Mấy chiếc chiến đĩnh Zippo phun lửa nữa… Nói chung, đây là một đại đơn vị gồm rất nhiều loại tàu bè, tất cả là 62 chiến đĩnh, một mũi xung kích mạnh mẽ nhất của Hải Quân Miền Nam lúc bấy giờ.
Về nhiệm vụ, do khẩu lệnh mà tôi nhận trực tiếp từ Đô-đốc Chung Tấn Cang, Tư-lệnh Hải Quân thì Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 gồm những trọng trách sau đây:
- Thứnhứt, Lực Lượng sẽ là đơn vị hậu vệ nặng để bảo vệ Chính Phủ rút về miền Tây, khi tình thế xấu. - Thứhai là bảo vệ an ninh thủy trình sông Soài-Rạp và sông Lòng-Tào nếu Hạm Đội phải rời Sài Gòn ra biển.
- Và thứ ba là bảo vệ Bộ Tư-Lệnh Hải Quân, nếu có đảo chánh xẩy ra.
Do đó vùng hoạt động của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 không nhấtđịnh.”
Một cách tổng quát, hầu như ai đã có chút quan tâm đến thời cuộc, đều biết rằng ngày 20 tháng 4, mặt trận Xuân-Lộc vỡ, Sài-Gòn đã thực sựbị đe dọa. Với nhiệm vụ được nêu rõ ở trên, một cách cụ thể, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, đã hoạt động như thế nào. Đã có những đụng độ nào đáng kể. Trước những thắc mắc ấy, Đại-tá Dõng thong thả đáp:
“Sài-Gòn kể từ ngày đó, quả là những ngày hấp hối. Trong nhiệm vụ của tôi, của Lực Lượng Đặc nhiệm 99, chúng tôi phối hợp với các đơn vịbạn để ngăn chận bước tiến của địch ở mặt Tây-Nam Sài-Gòn. Cụ thể là bằng mọi giá phải chận đứng bước tiến của các Công-trường 9, Cộng-trường 7 và Công-trường 5 cùng với tiểu-đoàn Nhái của địch từ các ngả biên giới Miên tràn xuống. Trở ngại của những cách quân này là 2 con sông Vàm-Cỏ-Đông và Vàm-Cỏ-Tây. Mục đích của chúng gồm 2 bước: Thứ nhứt là cắt đứt quốc lộ 4, đểSài-Gòn và miền Lục-tỉnh, Quân-đoàn 4 không thể cứu ứng được cho nhau. Như chúng ta dự trù, khi Quốc lộ 4 bị cắt, chúng ta muốn dời Chính-Phủ về miền Tây, sẽ vô cùng khó khăn. Bước thứ hai, nếu chúng vượt qua và khống chế được 2 con sông Vàm-Cỏ, thì coi như Sài-Gòn đã bị bao vây bốn mặt. Chúng sẽ khóa chặt thủy trình huyềt mạch là sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp, cửa ngõ yết hầu nối Sài-Gòn với cửa biển sẽ bị bít kín. Đa số tàu bè của Hải Quân như những con cá kình mắc cạn, ta sẽ vô phương xoay trở. Nhưng với sự hiện diện của Lực-Lượng Đặc-Nhiệm-99, ý đồ trên của địch đã thất bại.”
Sau này trong cuốn Tổng Hành Dinh trong mùa Xuân Toàn Thắng, chính Võ Nguyên Giáp cũng đã xác nhận sự thất bại này, nguyên văn nơi trang 317 như sau: “Đặcbiệt ở phía Tây-Nam Sài-Gòn, nơi có địa hình sình lầy, trống trải, bộ đội và nhân dân đã phải vượt muôn vàn khó khăn, đánh thông hành lang Tây-Ninh - Kiến-Tường, làm chủ một phần sông Vàm-Cỏ-Tây, mở ra một vùng giải phóng, lót sẵn lương thực, đạn dược, tạo thế thuận lợi cho một bộ phận đoàn 232 tiến công vào Sài-Gòn. Ở hướng tây nam, Bộ-Tư-lệnh quyết tiến công vào thị trấn Thủ-Thừa và thị xã Tân-An, không đánh chiếm Mộc-Hóa như trong kế hoạch cũ. Trậnđánh không thành công vì quân địch đã phòng bị sẵn”. Giáp đã không nói rõ những‘muôn vàn khó khăn’, ‘địch đã phòng bị sẵn…’ là những khó khăn nào, phòng bị như thế nào, sức đối kháng từ đâu tới và bộ đội của Giáp đã có những thiệt hại gì…
Để chứng minh hiệu quả trên, một số những trận chiến ác liệt trong vùng trách nhiệm, đã được Đại-tá Dõng nhớ lại như sau:
“Sáng ngày 16 tháng 4, khi đoàn chiến đĩnh của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 trên đường giải tỏa áp lực địch trên kinh Thủ-Thừa, chúng tôi thấy ởbên kia bờ rạch Cần-Đót, có rất đông người đang tắm. Lấy ống nhòm quan sát, mới hay đó là một đơn vị địch. Tôi cho lệnh đoàn tàu ủi thẳng sang, tấn công. Chúng chấp nhận giao chiến, không chạy. Hai bên cách nhau rất gần, trên dưới 10 thước mà thôi. Sức phản công của chúng rất dữ dội, gồm nhiều loại súng lớn rất ác liệt, như 82 ly không giựt, 12ly8. Phía các chiến đĩnh của chúng ta được một phen đáp ứng ngon lành. Tôi còn nhớ anh Đức, một thủy thủ, bị thương ở mặt và ở đầu, máu tuôn xối xã, nhưng anh Đức chỉ lấy tay vuốt máu trên mặt, đứng thẳng trên nóc chiến đĩnh, ôm khẩu MK19 nã thẳng vào đối phương. Trận chiến kéo dài suốt ngày. Phía ta có các đơn vị Bộ binh và Địa phương quân đến tiếp ứng. Tới 5 giờ chiều địch rút. Trong trận này phía chúng ta thiệt hại nhẹ. Phía địch thiệt hại không dưới một tiểu đoàn. Vũ khí ta thu được gồm 4 khẩu 82ly, 2 khẩu 12ly8, 12 khẩu B40 và rất nhiều súng AK cùng súng trường Nga.”
Vẫn theo lời kể của Đại-tá Dõng:
“ … Kể cũng thật ghê gớm. Vẫn tại Cần-Đót, hôm trước chúng ta giải tỏa, hôm sau địch lại kéo tới, đông hơn. Các chiến đĩnh của ta đụng địch liên tục. Tôi còn nhớ một chiếc Monitor của Giang Đoàn 42 Ngăn Chận bị trúng 82ly không giựt trực xạ, khiến 3 nhân viên và Thiếu tá Phạm Ngọc Lộ, khóa 12, chỉ huy trưởng, bị thương. Máu đầy mặt, nhưng tất cả vẫn ở trong các ổ súng, tiếp tục bắn. Cứ như thế, ta và địch giằng co, ’gặp nhau’ đều đều. Trong khi đó, pháo 122ly của địch hàng ngày câu hàng trăm trái vào Long-An, gây rất nhiều đổ nát, thương vong cho dân chúng. Đạn rơi cả vào nhà thương, khiến những người đã bị thương lại bị thương một lần nữa. Thân nhân của họ vội tản thương khỏi nhà thương. Sư Đoàn 22 Bộ Binh, từ miền Trung di tản về đang được tái trang bị, dưới sự chỉ huy của tướng Phan Đình Niệm, đem một Trung-đoàn ra giải tỏa áp lực địch tại Cầu-Voi, nhưng áp lực địch vẫn rất nặng nề. Ta và địch giằng co nhau nhưng Cầu-Voi vẫn không bị phá, giao thông trên quốc lộ 4 nhiều lúc khó khăn nhưng không hề bị cắt, vì được người Nhái của ta ngày đêm tận tình bảo vệ. Những phen Nhái ta và Nhái địch quần nhau ở chân cầu Long-An đầy cam go, hồi họp. Rồi lợi dụng đêm tối, Nhái của chúng lội ra giữa sông, leo lên các chiến đĩnh của người Nhái ta, nhưng chúng ta đã phát giác kịp thời, tất cảNhái của địch đều bị Nhái của ta hạ sát khi vừa xuất hiện bên mạn chiến đĩnh, chìm mất xác dưới lòng sông. Cũng chính vì thế các chiến đĩnh không bao giờ được neo ngủ, phải luôn luôn di động và dùng lựu đạn ném quanh tàu. Nhiều chi tiết rất khiếp đảm trong việc chống lại người Nhái địch, nói ra không hết. Một thủy thủ đứng gác trên nóc chiến đĩnh bỗng thấy mặt nước khua động, rồi một cáiđầu ló lên, một cách tay bám vào mạn chiến đĩnh, rất nhanh như một phản xạ, một trái lựu đạn được quăng xuống nước, nổ ục, tung một quầng nước lớn đỏ thẫm những máu. Tên Nhái địch buông tay, chìm. Mặt nước lại lững lờ trôi như không có gì xảy ra. Đêm cũng như ngày, có thể nói sự nguy hiểm có mặt ở sát bên mình.”
“Không biết tụi nó tưởng tàu mình bằng giấy bồi, lính của mình là lính gỗ chắc. Hết Nhái của tụi nó bơi ra, lại có cả những ghe gỗ, chởlính, cũng cứ nhào ra, một lúc mấy chiếc. Chúng dùng đủ loại súng bắn vào các chiến đĩnh của ta. Đạn súng nhỏ bắn vào thành chiến đĩnh rào rào như mưa. Chúng ta phản pháo bằng súng thường không xuể. Các ghe chở đầy lính của địch lại túa ra. May mà hai chiếc Zippo vừa nạp đầy nhiên liệu, loại xăng đặc dùng cho bom Napalm, đã sẵn sàng. Hai chiếc Zippo, dưới sự bảo vệ của các chiến đĩnh khác, tiến sát vào bờ, lưỡi lửa phun ra dài cả trăm thước. Trong nháy mắt cả một vùng bờ cây xanh từ gốc tới ngọn cháy rực, gãy đổ, lửa khói bốc cao, khét lẹt. Từng lớp người ở sát bờ sông ngã ra, tràn xuống mặt nước. Các đợt xung phong dại dột củađịch khựng lại, phòng tuyến địch rối loạn. Nhưng quân trên bờ của địch, người ở đâu vẫn đen đặc, kêu thét chạy tán loạn, đặc nghịt. Phòng tuyến của chúng vỡ. Ông Tỉnh-trưởng Trần Vĩnh Huyến chứng kiến cảnh này, lắcđầu. Ta không đủ quân để lên bờ thu chiến lợi phẩm. Nhưng thiệt hại của chúng không dưới một tiểu đoàn. Sau trận ‘hỏa công’ này, mặt trận hai con sông Vàm-Cỏtrở nên yên tĩnh. Có lẽ nhờ thế chúng đã không thể nào vượt qua 2 con sông Vàm-Cỏ, để áp đảo Sài-Gòn. Nhìn mấy chiếc ghe cháy xám, trôi lềnh bènh, đúng là những chiếc thuyền ma, lòng vừa giận, vừa thương, vừa hú vía…”.
Loại Zippo phun lửa
Lau mồ hôi và thở một hơi dài, Đại-tá Dõng lại tiếp:
“Mấy ngày sau, mặt sông có những xác người trôi đen đặc. Mùi tử khí bay nồng nặc. Nghĩ lại cuộc chiến thật đau lòng…” Vẫn lời củaĐại-tá Dõng: ”Đó là một trong những cuộc tao ngộ chiến, mà sau này đọc tài liệu của họ tôi mới biết. Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đã cản đường tiến của đoàn 232, tương đương với 1 Quân Đoàn, do tướng Lê Đức Anh chỉ huy, nằm ém quân bất độngở ngã ba sông Vàm-Cỏ, đợi sẵn khi có thể là vượt sông, tiến vào Sài-Gòn. Tạiđó, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 lúc nào cũng có 6 chiến đĩnh hiện diện. Vậy mà chúng nín khe, suốt mười mấy ngày không một tiếng súng bắn ra. Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Mọi việc đã nhạt nhòa như không có thực. Nhưng giả thử Cộng quân không bịcản đường, chúng qua được sông Vàm-Cỏ, nằm sẵn ở 2 bên sông Lòng-Tào và Soài-Rạp, khi đoàn tàu thuyền trong đêm 29 rạng 30 tháng 4, chở đầy quân, dân,đàn bà và trẻ con túa ra biển, những điều gì đã phải xẩy ra. Với hỏa lực của mấy sư đoàn địch trên bờ và mấy trăm cổ hải pháo trên các chiến hạm cùng thi nhau nhả đạn, hai con sông Lòng-Tào và Soài-Rạp chắc chắn sẽ là hai con sông kinh hoàng ngập máu, sẽ tàn khóc và rùng rợn nhiều lần hơn Đại Lộ Kinh Hoàng trong mùa hè Đỏ Lửa 1972”.
(Người viết thoát khỏi Sài-Gòn trên Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, một con tàu hư hỏng, chỉ còn một máy, do HQ Thiếu tá Nguyễn Văn Tánh làm Hạm-trưởng. Trên tàu chở theo 5000 người. Trong đó có vợ và 4 con của Đại tá Dõng thoát đi vào phút chót cùng với gia đình Trung-tá Tòng, mà Đại-tá Dõng không hay. Đại-tá Dõng nhiều ngày sau mới gặp lại gia đình tại khu Liều Vải, Orote Point, ở Guam. Khi Cộng sản đã vào Dinh Độc-Lập, ông Minh đã tuyên bố đầu hàng, con tàu HQ 502 chết máy, vẫn chưa ra khỏi cửa sông Soài-Rạp, và vẫn tiếp tục vớt thêm người từcác ghe dân táp vào tàu.. Có nghĩa là cho đến trưa ngày 30 tháng 4, địch chưa hiện diện trên khúc sông này, sông Soài-Rạp vẫn còn an ninh. Được như thế tất nhiên không phải là môt sự tình cờ. Đó là công lao to lớn cụ thể của đơn vị hậu bị, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, và do sự khéo léo dự trù của Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tham Mưu và sự hợp tác của tất cả Thủy Thủ Đoàn mọi cấp bậc. Nếu không, thí dụ chỉ một trái B40 bắn vào HQ502, tàu bốc cháy, 5500 người trên tàu sẽ là nạn nhân trong một lò lửa… Chỉ mới nghĩ thế, tôi đã thấy rùng mình.)
Được hỏi “Khi đoàn chiến hạm ra đi, Đại-tá có được thông báo không”.
(Người viết thoát khỏi Sài-Gòn trên Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, một con tàu hư hỏng, chỉ còn một máy, do HQ Thiếu tá Nguyễn Văn Tánh làm Hạm-trưởng. Trên tàu chở theo 5000 người. Trong đó có vợ và 4 con của Đại tá Dõng thoát đi vào phút chót cùng với gia đình Trung-tá Tòng, mà Đại-tá Dõng không hay. Đại-tá Dõng nhiều ngày sau mới gặp lại gia đình tại khu Liều Vải, Orote Point, ở Guam. Khi Cộng sản đã vào Dinh Độc-Lập, ông Minh đã tuyên bố đầu hàng, con tàu HQ 502 chết máy, vẫn chưa ra khỏi cửa sông Soài-Rạp, và vẫn tiếp tục vớt thêm người từcác ghe dân táp vào tàu.. Có nghĩa là cho đến trưa ngày 30 tháng 4, địch chưa hiện diện trên khúc sông này, sông Soài-Rạp vẫn còn an ninh. Được như thế tất nhiên không phải là môt sự tình cờ. Đó là công lao to lớn cụ thể của đơn vị hậu bị, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, và do sự khéo léo dự trù của Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tham Mưu và sự hợp tác của tất cả Thủy Thủ Đoàn mọi cấp bậc. Nếu không, thí dụ chỉ một trái B40 bắn vào HQ502, tàu bốc cháy, 5500 người trên tàu sẽ là nạn nhân trong một lò lửa… Chỉ mới nghĩ thế, tôi đã thấy rùng mình.)
Được hỏi “Khi đoàn chiến hạm ra đi, Đại-tá có được thông báo không”.
Đại-tá Dõng đáp:
“Có chứ. Trước khi hạm đội khởi hành. Đô-đốc Cang có hỏi tôi là an ninh thủy trình sông Lòng-Tào và sông Soài-Rạp ra sao. Tôi xác nhận là an ninh tốt. Rồi trong đêm 29 tháng 4, Đô-đốc Cang đã 2 lần nhờ Đại-tá Cổ Tấn Tinh Châu, Chỉ-huy-trưởng Đặc Khu Rừng Sát và Trung-tá Dương Hồng Võ tìm tôi, kêu tôi hãy mau rời vùng hoạt động, ra khơi với đoàn tàu.”
Một thắc mắc được nêu lên. Đại-tá đã ra đi bằng cách nào. Và Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 vào phút chót ra sao. Và chẳng may ông kẹt lại, ông sẽnghĩ gì, phản ứng ra sao… Đại-tá Dõng cười và tiếp:
Một thắc mắc được nêu lên. Đại-tá đã ra đi bằng cách nào. Và Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 vào phút chót ra sao. Và chẳng may ông kẹt lại, ông sẽnghĩ gì, phản ứng ra sao… Đại-tá Dõng cười và tiếp:
“Lúc đoàn tàu ra khơi, tôi còn lênh đênh trên ngã ba sông Vàm-Cỏ. Vẫn cố giữ sự hiện diện của mình ở đây để cản đường tiến của địch, nhưnhiệm vụ đã được thượng cấp giao phó. Nếu chẳng may mà kẹt lại thì cũng đành vậy, rồi liệu sau. Có điều lúc ấy, đâu đã rõ tình hình ra sao. Đại-tướng Minhđâu đã đầu hàng. Trên bờ thì khác, chứ trên sông nước, mình vẫn còn bảnh lắm…Rồi như chúng ta đều biết, hôm sau, 30 tháng 4, trước khi ông Minh ra lệnh đầu hàng mấy phút, tôi trở lại Long-An, nhà Ba tôi, đón hai đứa con tôi. Cho đến 16 giờ hôm ấy, 30 tháng 4, tất cả chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đều có mặt tại ngã ba sông Soài-Rạp. Bên cạnh tôi có Đại-úy Hải CHT/GĐ59 Tuần Thám, tôi đích thân ra lệnh giải tán Lực Lượng. Tôi đã nghẹn lời có nói một câu ngắn rằng: ‘Hẹn gặp lại anh em…’
Qua lời kể của Đại-tá Dõng, ta thấy trận chiến kinh khiếp như thế, đạn bắn vào tàu như mưa, là người chỉ huy và trực tiếp xông pha cùng với đoàn viên các cấp, một câu hỏi đùa: “Chắc ông có bùa Miên, nên đạn đã tránh ông”. Đại-tá Dõng cười đáp:
Qua lời kể của Đại-tá Dõng, ta thấy trận chiến kinh khiếp như thế, đạn bắn vào tàu như mưa, là người chỉ huy và trực tiếp xông pha cùng với đoàn viên các cấp, một câu hỏi đùa: “Chắc ông có bùa Miên, nên đạn đã tránh ông”. Đại-tá Dõng cười đáp:
“Đâu có. Nhiều lần tôi đã bị thương. Nhưng lần đi trận cuối, và bị thương lần cuối là ngày 17 tháng 4 năm 1975, tại Long-An. Nhẹ thôi. Cũng không biết mình bị bắn lúc nào. Một mảnh đạn nhỏ ghim vào ngực bên trái. Hồi 9 giờ 15, hay tin tôi bị thương, Đô-đốc Phú đã phóng PBR lên tại mặt trận thăm tôi, hỏi tôi có chịu đựng được không. Lúc đó vì đang đụng nặng, tôi đã vui vẽ đáp là không có gì, chỉ biết là bị thương ở ngực thôi, và bị rát quá, máu ra chút đỉnh thôi. Khi mặt trận đã vãn, tôi về đến nhà, nên nhớ là nhà tôi ởLong-An, Bác-sĩ Truyền đã cứu chữa cho tôi ngay, lấy viên đạn ra. May là viênđạn không vào sâu bên trong. Tôi có báo cáo cho Đô-đốc Cang, nhưng Trung-tá Vĩnh Giang, bạn cùng khóa nghe tin, liền thông báo cho các bạn là tôi bị thương nặng, sắp chết. Vết thương này, cả tháng sau, khi đã ra khỏi trại Indiantown Gap, mới thực sự bình phục.”
Vẫn lời Đại-tá Dõng:
Vẫn lời Đại-tá Dõng:
“Sau khi giải tán Lực Lượng 99, tôi và Đô-đốc Phú dự định dùng 2 chiếc PCF để ra đi, cuối cùng HQ 402 đi qua. Anh em trên tàu thấy chúng tôi trên LCM8, nên kêu gọi, tôi lên HQ402, sau tôi mời Đô-đốc Phú lên. Trên HQ402, tôi và ông sau 2 ngày nhịn đói, ăn chung một đĩa cơm do Thượng-sĩ Võ Văn Hiếu đưa lên. Rồi ông từ giã tôi lên Soái Hạm, ông không nói gì, nhưng ánh mắt ông nhìn tôi như nói lên tất cả. Tánh ông thế. Qua Mỹ, hình như ông không liên lạc với ai. Ông có gọi thăm tôi tất cả 5 lần. Ông buồn, mới mất, chẳng để lại một nhắn gửi gì”.
Đại-tá Dõng nói thêm:
“Có một chuyện ít ai biết là chiều ngày 29 tháng 4, tôi vàĐô-đốc Phú ngồi trên một PBR đậu tại bến đò Long-An. Cầu Long-An, thị xã Long-An chưa lọt vào tay địch. Tại đây chúng tôi đã làm được 2 việc như sau: Thứ nhứt là khi ra lệnh cho Liên Đoàn Đặc Nhiệm ở Gò-Dầu-Hạ, Thiếu-tá Sơn có hỏi tôi, có ông Quân-trưởng Gò-Dầu-Hạ xin tháp tùng, có cho đi không. Tôi đáp chở hết và đánh đắm tất cả các chiến đĩnh hư hỏng, đi vận tốc tối đa ra sông Soài-Rạp. Sơn hỏi ‘Lệnh của ai’. Tôi đáp có ‘một sao’ ngồi đây. Đô-đốc Phú cười. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy ông cười. Và đoàn giang đĩnh Gò-Dầu-Hạ đã ra đến Soài-Rạp an toàn trưa ngày 30 tháng 4. Nếu Liên Đoàn Đặc Nhiệm ởTuyên-Nhơn của Thiếu-tá Lê Anh Tuấn lên máy liên lạc với tôi, tôi cũng sẽ bảo đi như Gò-Dầu-Hạ. Tiếc thay! Thứ hai là, cho đến phút chót, chúng tôi vẫn giữ đuợc trật tự, an ninh trên tất cả chiến đĩnh thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 và cho Đại Đội Tuần Giang và Giang Cảnh Long-An tháp tùng ra sông Soài-Rạp. Tiếc rằng Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu và Ông Tỉnh-trưởng Long-An từ chối không ra đi, ở lại. Một điều nữa là cho đến giờ này tôi rất yên lòng là suốt thời gian đụng nhiều trận nặng, trước những đợt tấn công ào ạt biển người của địch, như đã mô tả ởtrên, nhưng chỉ có mấy anh em bị thương (khoảng 5 người) mà không mất mát người nào, cho đến khi tôi lên HQ402, giã từ nhiệm vụ Chỉ huy Lực Lượng Đặc Nhiệm 99.”
Lên HQ402, một con tàu hư hỏng với trên 2000 người trên tàu. Chính Đại-tá Dõng đã nhọc công lái HQ402 ra biển, chỉ huy con tàu ấy, cho đến khi tất cả số người trên tàu được chuyển sang tàu khác. HQ402 được lệnh đánh chìm. (Hoàn cảnh của HQ402 đã được Bà Diệp Mỹ Linh kể lại rất chi tiết trong cuốn HQVNCH Ra Khơi, nơi trang 261, 262).
Một Chút Riêng Tư
Lên HQ402, một con tàu hư hỏng với trên 2000 người trên tàu. Chính Đại-tá Dõng đã nhọc công lái HQ402 ra biển, chỉ huy con tàu ấy, cho đến khi tất cả số người trên tàu được chuyển sang tàu khác. HQ402 được lệnh đánh chìm. (Hoàn cảnh của HQ402 đã được Bà Diệp Mỹ Linh kể lại rất chi tiết trong cuốn HQVNCH Ra Khơi, nơi trang 261, 262).
Một Chút Riêng Tư
Hải Quân là một quân chủng, nhưng trên thực tế lúc đông nhất chỉ trên Bốn Chục Ngàn người. Với những sĩ quan cấp tá, thì hầu như ai cũng biết nhau. Biết khá kỹ về khả năng, tính tình của nhau. Ông này điềm tĩnh, uyên thâm, hợp với vai trò tham mưu. Ông kia trầm tĩnh, chịu sóng, thích đi tàu. Ông khác thì ồn ào, xông xáo chỉ thích hợp với các đơn vị trong sông… Nhưng trường hợp của Đại-tá Dõng thì hơi khác. Tuy xuất thân khóa 8, khóa đầu tiên được giảng dạy bằng việt ngữ của trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ra trường năm 1960, nhưng ông đã may mắn trải qua những thời gian đi biển, đi sông, đã từng giữ các chức vụ Hạm-trưởng, đã đi du học, đã làm Hạm-trưởng vượt Thái-Bình-Dương,đem tàu từ Mỹ về nước. Đặc biệt chỉ 4 năm sau khi ra trường, ông đã được chỉ định làm Chỉ-huy-trưởng Hải Đoàn 22 Xung Phong, một đơn vị khét tiếng với những chiến công trong sông. Và cuộc chiến trong sông hầu như rất thích hợp với ông. Ông liên tiếp tạo được nhiều thành tích, khiến ông vừa từ giã Hải Đoàn này, lại tiếp tục Chỉ huy Giang Đoàn khác. Cùng lúc với cuộc chiến bùng lên, Hải Quân bành trướng mau lẹ, ông là vị sĩ quan khóa 8 đeo lon Đại-tá sớm nhất, vượt qua nhiều khóa đàn anh. Chúng tôi có hỏi: “Yếu tố nào đã khiến ông ra gia nhập Hải Quân. Và lúc vào Hải Quân ông có nghĩ rằng, mới ngoài 30 tuổi, ông đã đeo lon tới Quan Năm tàu thủy không… Ông cười và đáp:
“Trong một buổi tối, ngồi chơi tại bến Bạch-Đằng, nhìn những thủy thủ lên xuống chiến hạm, thấy những con tàu xám uy nghi, tôi xúc động và tìm cách vào Hải Quân qua người bạn thân là Đại-tá Nguyễn Ngọc Rắc. Lúc vào trường còn đội nón như Hạ-sĩ-quan, vành nón đen bóng, chỉ mong sớm mãn khóa đểcó cái vành vàng trên nón là thích rồi. Ra trường, đơn vị đầu tiên của tôi là HQ330, Hạm-trưởng là Hải-Quân Trung-úy Lê Triệu Đẩu, cũng là Sĩ quanĐại-Đội-trưởng Khóa 8. Lúc ấy lên cấp khó khăn, từ Hạm-trưởng, Hạm-phó, Cơ-khí-trưởng…ai cũng là Trung-úy cả. Tôi cũng chỉ mong đến lúc có 2 vạch trên vai như mọi người thôi. Ai dè cuộc đời đưa đẩy…”
Dù sao cuộc chiến cũ cũng đã nhạt nhòa, có điều gì được coi là vui, là đáng nhắc lại. Đại-tá Dõng đáp:
“Quê tôi là Long-An, cùng quê với ông Huỳnh Duy Thiệp. Tôi sinh năm 1936. Qua đây thấp thoáng gần 30 năm. Cuộc đời chẳng còn mấy chốc. Tôi cũng mới nghĩ hưu. Tụi nhỏ 6 đứa đều đã nên người, 5 đứa đã có gia đình. Sao mà nhớ lại những ngày tháng cũ, vẫn cứ bồi hồi. Kỷ niệm vui nhất là vào khoảng tháng 4 năm 1964, tôi được ân thưởng một Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng doĐại-tướng Lê Văn Tỵ ký. Đó là kết quả sau cuộc hành quân tại Lương-Hòa-Thượng, sông Vàm-Cỏ-Đông. Hải Đoàn được tăng phái một Đại Đội Biệt Động Quân. Chỉ-huy-trưởng Hải-đoàn lúc đó là HQ Đại-úy Huỳnh Duy Thiệp. Ông đã ủy nhiệm cho tôi ‘làm ăn’, với câu dặn dò: ‘Ê, đ.m. Đây là chuyến thử lửa đầu tiên của mày đó nha mậy’, rồi ông cười hề hề coi như chuyện nhỏ. Tôi cố gắng và thi hành tốt đẹp chuyến hành quân này. Từ đó, ông hoàn toàn tín nhiệm tôi 100%, dù cuộc hành quân trên kết quả rất khiêm nhường: tịch thu 1 CKC và 40 quả lựu đạn. Tôiđi sát ông. Tôi có thể nói rằng cấp bậc Đại-Tá mà tôi có được, một phần không ngỏ là do vị CHT Huỳnh Duy Thiệp tạo nên. Do những kinh nghiệm của ông mà tôi tiếp nhận được, cũng như những tư cách chỉ huy, rất bình tĩnh khi đụng trận, nhất là những quyết định bất ngờ, dứt khoát mà chỉ những người có thiên tư vềchiến trận mới có được. Những bài học máu xương trong sông tôi đã học được từông. Ông đã bắt cái cầu qua sông để tôi tự vạch rừng, làm đường mà tiến. (Phải không anh Thiệp).” Đại-tá Dõng đã nói rất thiết tha với tất cả sự chân thành.
Ngưng một lát rồi ông êm ả nó:
“Đối với người trên tôi đã học được là từ anh Thiệp. Nhưng như chúng ta đều biết, ở trong quân trường, có bài học nào dạy chúng ta tác chiến trong sông đâu. Trên thế giới, nói đến Hải Quân là nói đến những con tàu lớn hoạt động trên các đại dương, nói đến trận Eo Đối-Mã, trận tấn công Trân-Châu-Cảng của Hải Quân Nhựt. Nói đén những luồng nước, những tai ương, bấc trắc của thời tiết… Có chiến trường nào đầy sông rạch như châu thổ Cửu-Long-Giang. Một vựa lúa của miền Nam, một vùng đất sình lầy chằng chịt những kinh rạch như mạng nhện. Chính nơi này, nói không ngoa, là vùng đất mà suốt cuộc chiến ngày đêm, mùa nắng cũng như mùa mưa, những người lính Hải-quân chúng ta lầm lủi, đối đầu với địch. Chúng ta đã có những chiến công hào hùng, nhưng cũng đầy gian lao khốn khổ. Từ U-Minh, Đồng-Tháp, Gò-Quao, Tuyên-Nhơn, Năm-Căn, Tam-Giác-Sắt.. khắp vùng sông nước mịt mùng đó, chúng ta đã gian khổ đi qua, và không thiếu bạn bè ta đã nằm xuống. Có người đem được xác về. Có người sau một tiếng mìn bung nước, mất tăm. Những kinh nghiệm máu xương đó, với tôi, tôi đã học được từ những người lính dưới quyền. Nhiều người đã chỉ cho tôi những lắt léo, nguy nan cần phải tránh. Nhiều người mà sự can trường, lòng dũng cảm khiến tôi phải kính cẩn cúi đầu. Cấp bậc của tôi, tôi đã mang trên vai, nhưmột vinh dự, đồng thời còn là một ân nghĩa từ tất cả những ai mà tôi đã có dịp cùng nhau chiến đấu tạo nên.
Nhớ lại, viết ra không thể hết. Một số những gương anh dũng tôi đã ghi lại dưới đây. Trong đó không thiếu những điều gần như huyền bí, lạ lùng, không thể nào giải thích, nhưng hoàn toàn có thực. Bây giờ cuộc chiến đã phai tàn. Tôi xin mượn những dòng này để tạ ơn những đóng góp của các chiến hữu một thời xa xưa. Cũng xin thắp một tuần hương gửi tới anh linh những ai đã ngã xuống trên vùng sông nước quê nhà.
Cũng xin gởi lời chào thân quý tới tất cả bè bạn áo trắng bốn phương, cũng như còn ở nơi quê cũ. Và nếu những tiết lộ trên đây về cuộc chiến, có lọt tới gia đình nạn nhân ở phía bên kia, tôi cũng cầu xin cho anh linh những người đã chết được êm đềm siêu thoát.
Các anh, dưới áp lực này, hay lý do kia mà phải lao đầu vào vùng lửa đạn. Các anh chẳng thể nào lùi. Còn chúng tôi ở miền Nam, chúng tôi cũng đâu có thể làm khác.Định mệnh hay vận nước chẳng may khiến chúng ta gặp nhau nơi trận địa. Chúng ta cùng khốn khổ như nhau. Gần 30 năm đã qua, biết ra thì hầu như đã trễ. Tôi đã ghi lại những điều trung thực, hầu để thế hệ sau có thêm tài liệu để hiểu thêm về nỗi đau đớn của một cuộc tương tàn mà người Việt Nam dù Nam hay Bắc, đã không làm chủ được. Chúng ta đều có nỗi đau chung.”
Lê Hữu Dõng, kể Phan Lạc Tiếp, ghi (Trích Tuyển Tâp Hài Quân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét