23 tháng 6, 2012

Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 01-11-1963

Diễn biến


Nhà thờ Cha Tam, nơi hai anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu trú ẩn trước khi bị hạ sát.

Từ tháng 7 năm 1963 đã có những tin đồn về việc sắp xảy ra đảo chính. Các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam VN vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

Để đối phó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra lệnh thuyên chuyển các tướng lãnh tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Tướng Tôn Thất Đính từ Vùng II chuyển về Vùng .... Tướng Huỳnh Văn Cao đưc đưa về Vùng IV. Tướng Nguyễn Khánh được đưa ra II, tướng Đỗ Cao Trí được đưa ra Vùng I. Những tướng bị nghi ngờ thì được triệu về Sài Gòn giữ những chức vụ không có quân trong tay. Tướng Trần Văn Đôn & DVMinh làm cố vấn quân sự cho Phủ Tổng Thống. Hai lực lượng hùng hậu nhất mà chính quyền tin cậy là Lực lượng Đặc Biệt do trung tá Lê Quang Tung làm tư lệnh và Lữ đoàn Liên minh Phòng vệ Phủ Tổng thống do trung tá Nguyễn Ngọc Khôi làm tư lệnh, được bố phòng chặt chẽ nhằm sẵn sàng đối phó.

Chuẩn bị

Chuẩn bị cho cuộc đảo chính các tướng lĩnh tổ chức đảo chính đưa một số đơn vị quân đội trung thành với chính phủ Ngô Đình Diệm đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để không ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Ngày 29 tháng 10, để vô hiệu hóa Lực lượng Đặc biệt (lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ ..., tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn ... (và cũng là Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng này di chuyển ra khỏi Sài Gòn, truy quét cộng sản ở vùng Hố Bò, Củ Chi. Sáng ngày 31 tháng 10 năm 1963, tướng Tôn Thất Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn Vùng ... Chiến Thuật và cử đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của quân đoàn Vùng IV Chiến Thuật. Chiều 31 tháng 10 năm 1963, đại tá Nguyễn Văn Thiệu Tư lệnh Sư đoàn 5 đã dẫn 2 trung đoàn dưới quyền cùng 1 tiểu đoàn pháo binh và 1 chi đoàn thiết giáp mượn cớ đi hành quân ở Phước Tuy nhưng lại dừng chân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và QL15 đi Vũng Tàu.

Như vậy các tướng lãnh đã chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục tỉnh về thì do đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Phú Lâm. Con đường miền Tây có thiếu tướng Mai Hữu Xuân với quân lực Trung tâm Huấn luyện Quang Trung án ngữ. Con đường từ miền Bắc có đại tá Vĩnh Lộc với chiến đoàn Vạn Kiếp án ngữ.

Khởi động

Sáng ngày 1 tháng 11 năm 1963, được lệnh của các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính loại bỏ Hồ Tấn Quyền khỏi vai trò chỉ huy binh chủng hải quân, Thiếu tá Trương Ngọc Lực, Chỉ huy trưởng Vùng ... Sông Ngòi (dư luận đánh giá là một người hiếu sát) và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang Vận đã lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Cũng trong sáng ngày 1 tháng 11 trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của một các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu. (Khi trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, tư lệnh Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống đến họp ở Bộ Tổng tham mưu thì ông bị còng tay với nhiều sĩ quan cao cấp khác như trung tá Nguyễn Văn Thiện, Chỉ huy trưởng TBinh chủng Thiết giáp và Đại Tá Trần Văn Trung, Tùy viên Quân sự ở Pháp mới về nuớc...

1h30 trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein vào Bộ Tổng Tham Mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam. (Theo Việt Nam nhân chứng của Trần Văn Đôn thì số tiền này được chia cho Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Hữu Có, Đổ Cao Trí, Nguyễn Khánh, Trần Ngọc Tám và Lê Nguyên Khang.) Cũng tại đây, vào thời điểm này tướng Dương Văn Minh đề nghi tất cả tướng lãnh tham dự vào cuộc đảo chính. Hầu hết các tướng lĩnh đều hưởng ứng trừ đại tá Cao Văn Viên, chỉ huy trưởng Lữ đoàn dù và Đại tá Lê Quang Tung, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân là phản đối . Các ông bị bắt ngay sau đó và bị đại úy Nguyễn Văn Nhung sĩ quan tùy viên của tướng Dương Văn Minh đưa sang tạm giam trong phòng “cô lập các sĩ quan chống đối“. (Đêm đó, Nguyễn Văn Nhung đem đại tá Tung và em trai là thiếu tá Lê Quang Triệu, tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt ra nghĩa trang Bắc Việt Tương tế ở sau Bộ Tổng tham mưu trại giết chết cả hai anh em).

Tại Vùng IV Chiến thuật, tướng Huỳnh Văn Cao lúc đầu nhất định không theo đảo chánh. Ông đã cố gắng để liên lạc với đại tá Bùi Dzinh Tư lệnh sư đoàn 9 đóng ở Sa Đéc và đại tá Bùi đình Đạm Tư lệnh Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho đem quân về, nhưng sư đoàn 7 thì bị đại tá Nguyễn Hữu Có đem công điện của trung tướng Đôn về đoạt quyền tư lệnh của đại tá Đạm .Kế tiếp ông Có đã đem quân Sư đoàn 7 ra chặn ở ngã ba Trung Lương và cho rút hết các chiếc phà Mỹ Thuận để ngăn chặn Sư đoàn 9 vượt sông Tiền giang.

Lúc 12 giờ 10', tại dinh Gia Long, khi Tổng thống Ngô Đình Diệm được tin báo về cuộc đảo chính ông và cố vấn Ngô Đình Nhu di chuyển xuống hầm bí mật đào dưới dinh Gia Long. Hầm này có phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách cho tổng thống và cố vấn, và có địa đạo dẫn ra ngoài dinh. Tại đây ông ra lệnh cho các sĩ quan cận vệ liên lạc với các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính yêu cầu đến cứu ứng.

Cao điểm

Vào 1 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, Mai Hữu Xuân chế ngự được đơn vị của Lực Lượng Đặc Biệt đóng tại Tân Sơn Nhất, đồng thời tướng Xuân cũng đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả đường tiến vào Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền Tư lệnh Không quân (đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không quân đang bị giam tại Bộ Tổng tham mưu) cho phi cơ phóng pháo bay lượn trên không phận Sài Gòn để uy hiếp các lực lượng chống đảo chính. Thiếu tá Nguyễn Bá Liên (cháu của Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội), Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy quân lục chiến ra lệnh cho 2 tiểu đoàn dưới quyền vờ đi hành quân ở núi Thị Vải, Bà Rịa rồi bất ngờ chuyển hướng về Sài Gòn chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ Nội vụ, Nha Truyền tin. Quân đảo chính do đại tá Phạm Ngọc Thảo sau hai lần tấn công đã chiếm được Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau khi chiếm Đài Phát thanh, quân đảo chính thông báo danh sách những tướng lĩnh tham gia đảo chính, hầu hết các tướng lĩnh đều có trong danh sách này ngoại trừ: tư lệnh các Quân đoàn II, Quân đoàn I và Quân đoàn IV. Quân đảo chính cũng phát lời hiệu triệu đại ý gồm có lời tuyên bố lý do quân đội phải đứng lên lật đổ chế độ, lời kêu gọi ông Diệm đầu hàng, lời hứa sẵn sàng để cho ông Diệm xuất ngoại và lời hiệu triệu quốc dân đồng bào đoàn kết làm hậu thuẫn cho cuộc đảo chính. Được sự đồng ý của tổng thống Ngô Đình Diệm Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống cử 1 đại đội có thiết giáp yểm trợ, để tái chiếm Đài Phát thanh, nhưng nỗ lực này không thành công. Trong thành Cộng Hòa, Lữ đoàn Phòng vệ Tổng thống phủ dùng đại bác và đại liên chống trả cho đến rạng sáng ngày 2 tháng 11 thì lực lượng này buông súng theo lệnh của tổng thống Diệm, để đại tá Nguyễn Văn Thiệu đem 1 trung đội vào tiếp thu.

Ngô Đình Diệm liên lạc với phe đảo chính và Đại sứ Mỹ

Lúc đầu, ông Diệm vẫn hy vọng rằng cuối cùng cuộc phản loạn này cũng kết thúc như cuộc đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960. Ông đã chủ động gọi tướng Trần Văn Đôn. Cuộc gọi điện được Lý Quý Chung kể kại trong Hồi ký Không Tên như sau:

Ông Diệm:

Tướng lãnh các anh đang làm gì vậy?

Tướng Đôn:

Thưa cụ, chúng tôi đã đề nghị với cụ nhiều lần rằng cụ cần cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân. Bây giờ đã đến lúc quân đội phải đáp lại nguyện vọng của nhân dân. Mong cụ hiểu chúng tôi.

Ông Diệm: :Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau nói chuyện? Chúng ta sẽ bàn về cái mạnh và cái yếu của chế độ, và tìm ra con đường củng cố lại chế độ.

Tướng Đôn:

Có lẽ đã quá trễ để bàn luận việc đó, thưa cụ.

Ông Diệm:

Chưa bao giờ là trễ, do đó tôi mời tất cả các anh đến dinh cùng bàn vấn đề, vạch ra một giải pháp được cả đôi bên chấp nhận.

Tướng Đôn:

Thưa cụ, tôi phải hỏi lại ý kiến những người khác xem sao.


Vào lúc 4 giờ 30 chiều 1 tháng 11 năm 63, ông Diệm van xin gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Cabot Lodge.

“Tại Sài Gòn này có một số tướng lĩnh quân đội không muốn phục tùng sự điều hành, chỉ huy của chính phủ” - Ngô Đình Diệm thử thăm dò.

“Tôi rất muốn biết thái độ của người Mỹ các ngài nhận định về việc này như thế nào?”.

“Xin lỗi, từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe nói về tin tức có liên quan tới đảo chính!” - Lodge giả vờ ngây ngô để tìm cách thoái thác. “Vả lại, hiện đang là 4 giờ 30 phút sáng tại miền Đông nước Mỹ, Washington không thể ngay lập tức trả lời ngài được”.

“Nhưng về phía ngài chí ít cũng có cách nhìn khái quát chứ ạ! Tôi hiện tại chỉ mong được làm theo mọi yêu cầu của người Mỹ các ngài và sẽ cố gắng hết mức. Tôi tin rằng, nhiệm vụ mà nước Mỹ giao cho chúng tôi là tối cao...”.

“Đúng vậy, ngài tổng thống đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh của mình ... Nhưng điều tôi lo lắng nhất hiện nay là an toàn tính mạng của ngài. Nghe nói, nếu các ngài đồng ý chủ động từ chức, thì những kẻ chủ mưu chuyện này sẽ sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện cho anh em ngài rời Việt Nam, không rõ ngài đã nhận được tin này chưa?
”.

Đối thoại tới đây thì Tổng thống Ngô Đình Diệm đã hiểu chính Lodge đã bật đèn xanh cho phe đảo chính.

Đến 6 giờ 30 cùng ngày, ông Diệm gọi lại tướng Đôn, nhưng được tướng Đôn thông báo sự khước từ của phe lãnh đảo chánh. Họ đòi hỏi hai anh em ông Diệm phải rời khỏi nước. Ông Diệm đồng ý nhưng đặt một điều kiện: phe đảo chánh phải chấp nhận cho ông một “đặc ân”.

Ông Diệm:

Tôi là một tổng thống dân cử của quốc gia. Tôi sẵn sàng từ chức công khai, và tôi cũng sẵn sàng rời khỏi nước. Nhưng tôi yêu cầu các ông dành cho tôi các nghi thức danh dự ra đi của một tổng thống.

Tướng Đôn: (Suy nghĩ một lúc)

Thật sự, tôi phải nói rằng chúng tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của cụ về điểm này.

Ông Diệm:

Thôi được. Cảm ơn.


Anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết


Thi hài Ngô Đình Diệm sau khi bị hạ sát.

Qua đài phát thanh, khi biết các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính đều tham gia phe đảo chính, 8h tối ngày 1 tháng 11 tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cùng 2 sỹ quan tùy viên (đại úy Đỗ Thọ và đại úy Bằng) trốn về nhà Mã Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa và cũng là thủ lĩnh là Thanh niên Cộng hòa ở Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, từ nhà Mã Tuyên hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam. Tại đây tổng thống Diệm ra lệnh đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn.

Vào khoảng 7 h sáng ngày 2 tháng 11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe Jeep, hai chiếc thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, đại tá Dương Ngọc Lắm, đại tá Nguyễn Văn Quan, đại úy Nguyễn Văn Nhung và đại úy Dương Hiếu Nghĩa, đại Úy Phan Hòa Hiệp [41] được đưa tới nhà thờ cha Tam để đón hai ông. Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu là người đi trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu kể rằng:

Từ trong nhà thờ Cha Tam có 4 người đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại uy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét